Phân tích tình hình biến động về tài sản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 47 - 51)

Bên cạnh nguồn vốn thì phần tài sản hay tài sản Có là thành phần không thể thiếu trong bảng cân đối kế toán của NH. Tài sản chính là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, đƣợc hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Theo quan điểm về quản trị thanh khoản thì mục tiêu của phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản, để thấy đƣợc danh mục đầu tƣ của ngân hàng đã hợp lý và hiệu quả chƣa, có đảm bảo cân đối đƣợc lợi nhuận và rủi ro. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tƣ khác nhau có tỷ suất sinh lời khác nhau cũng nhƣ có mức rủi ro khác nhau.

Do đó, phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận trong tổng tài sản của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng cũng nhƣ đánh giá tình hình thanh khoản của ngân hàng, việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản của ngân hàng nhằm tạo ra một danh mục đầu tƣ hợp lý và hiệu quả nhƣ cân đối giữa dự trữ tiền mặt, đầu tƣ chứng khoán, cho vay và các tài sản có khác nhằm tạo ra cơ sở phân bổ các nguồn sử dụng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hợp lý, đồng thời cũng là cơ sở để đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Giống với nguồn vốn, qui mô tổng tài sản của Chi nhánh cũng tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể, so với năm 2010 tổng tài sản của NH tăng 15,77% trong năm 2011. Đến năm 2012, qui mô tổng tài sản của NH tiếp tục tăng đạt 565.920 triệu đồng, tăng 15,67% so với năm 2011. Không dừng lại ở đó 6 tháng đầu năm 2013, tổng tài sản tăng thêm 15,65% so với cùng kỳ.

Thông qua các bảng tổng kết tài sản và bảng cân đối chi tiết qua 3 năm và 6 tháng đầu năm của chi nhánh cung cấp, ta tổng hợp đƣợc bảng số liệu 4.2 dƣới đây, thể hiện tình hình biến động của các tài sản tại Agribank Chợ Mới.

37

Bảng 4.2: Tình hình tài sản của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6th2013

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chợ Mới, 2010 – 2012, 6th2013 Giải thích:

TSCĐ : Tài sản cố định

Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 2011/2010 2012/2011 6

th

2013 /6th2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền mặt 2.402 14.037 4.044 6.496 10.179 11.635 484,39 (9.993) (71,19) 3.683 56,70 Cho vay (Dƣ nợ) 407.662 460.749 545.730 498.420 573.761 53.087 13,02 84.981 18,44 75.341 15,12 - Ngắn hạn 347.627 412.169 493.051 448.417 520.391 64.542 18,57 80.882 19,62 71.974 16,05 - Trung, dài hạn 60.035 48.580 52.679 50.003 51.449 (11.455) (19,08) 4.099 8,44 1.446 2,89 TSCĐ và TS khác 12.534 14.449 16.146 14.563 16.830 1.915 15,28 1.697 11,74 2.267 15,57 Tổng TS 422.598 489.235 565.920 519.479 600.770 66.637 15,77 76.685 15,67 81.291 15,65

38

Hình 4.2: Dƣ nợ theo thời hạn tại Agribank Chợ Mới từ 2010 –2012, 6th2013 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 347.627 412.169 493.051 448.417 520.391 60.035 48.580 52.679 50.003 51.449 Trung, dài hạn Ngắn hạn Năm 4.1.2.1 Tiền mặt

Từ bảng 4.2, ta thấy lƣợng tiền mặt của NH tăng đột biến trong năm 2011 vì nhƣ đã phân tích ở phần nguồn vốn trong năm 2011 thì tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên đáng kể, đặc biệt là khoản mục TGTK KKH và CKH dƣới 12 tháng. Đồng thời, vấn đề thanh khoản đƣợc các NH đặt lên hàng đầu do nền kinh tế có nhiều biến động khác nhau nhƣ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang kém hiệu quả, các chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát và hơn hết là cuộc chạy đua lãi suất giữa các NH. Chính vì thế để đáp ứng đƣợc nhu cầu rút tiền mặt của ngƣời dân và nhu cầu để thanh toán của các doanh nghiệp nên ngân hàng phải duy trì một lƣợng tiền tƣơng đối lớn tại quỹ. Sang năm 2012, lƣợng tiền dự trữ tại NH đã giảm đáng kể 71,19%, bởi NH nhận thấy nhu cầu tín dụng của ngƣời dân ngày càng tăng cao. Mặt khác, NH đã đẩy mạnh huy động TGTK trên 12 tháng bằng cách áp dụng hàng loạt các chính sách nhƣ tặng thƣởng cho cán bộ nhân viên huy động đạt mức chỉ tiêu đạt ra, triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn,…Tuy nhiên, do những tháng đầu năm 2013 là khoảng thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán nên ngƣời dân có nhu cầu rút tiền sử dụng vào dịp này vì vậy NH phải duy trì một lƣợng ngân quỹ lớn để đáp ứng nhu cầu này dẫn đến ngân quỹ 6 tháng đầu năm thƣờng ở mức cao. Nguyên nhân khiến tiền mặt của NH 6 tháng năm 2013 tăng so với cùng kỳ là do sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng để thu hút tiền gửi, chính vì thế lƣợng tiền gửi vào và rút ra trong ngân hàng dao động liên tục, nên ngân hàng phải duy trì một tiền mặt nhiều hơn để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.

4.1.2.2 Cho vay

Đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng. Vì vậy, đây là khoản mục rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản.

39

Dư nợ ngắn hạn: chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ. Nguyên nhân là do chính sách ƣu tiên cho các khoản vay ngắn hạn của NH. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là vì ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, khả năng thu nợ là rất lớn, đặc biệt đây là nhu cầu thƣờng xuyên của khách hàng. Và đa số khách hàng của NH là những ngƣời sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nhỏ lẻ, chu kì kinh doanh ngắn, đồng vốn quay vòng nhanh.

Khoản mục này có xu hƣớng tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, Agribank Chợ Mới tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn với thời hạn và lãi suất hợp lý, đơn giản thủ tục cho vay, khuyến khích mở rộng mạng lƣới để tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Lãi suất cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn 1- 2%/năm so với mặt bằng lãi suất chung, tạo điều kiện cho ngƣời nông dân giảm chi phí vay vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng tại Ngân hàng.

Dƣ nợ này liên tục tăng trong năm 2012 và hết tháng 6 năm 2013, bởi Chính phủ và NHNN tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho các món vay ngắn hạn, đặc biệt Thống đốc NHNN ký ban hành Thông tƣ số 22/2012/QĐ – TTg, ngày 2/6/2012 hƣớng dẫn thực hiện quyết định số 63/2010/QĐ – TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thuỷ sản, Agribank là một trong năm ngân hàng đƣợc chỉ định thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn các đối tƣợng có nhu cầu. Ngoài ra, Bộ Tài chính ban hành thông tƣ số 65/2012/TT – BTC về hỗ trợ lãi suất cho thƣơng nhân vay ngân hàng để mua lúa tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012, với lãi suất tối đa 14%/năm. Đặc biệt, ngày 2/7, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 812/QĐ-TTg về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu năm 2012. Theo đó, ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ đƣợc hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 10/7/2012 đến ngày 10/10/2012.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn: chiếm phần nhỏ trong tổng dƣ nợ. Đa phần các khoản vay đối với những khách hàng này đƣợc chia làm nhiều đợt để trả, nên thời gian trả thƣờng kéo dài. Năm 2011, khoản dƣ nợ này giảm đáng kể 19,08% do tình hình kinh tế bất ổn trong năm khiến cho NH hạn chế đối với những khoản tín dụng trung và dài hạn, bởi khả năng thu hồi nợ thấp, rủi ro cao. Tuy nhiên, đến năm 2012 và cuối tháng 6 năm 2013 dƣ nợ trung và dài hạn tăng lên vì nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để mua trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng góp phần tăng dƣ nợ của chi nhánh và nhiều hợp đồng chƣa đáo hạn vào năm trƣớc

40

sẽ chuyển dƣ nợ cho năm sau. Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, vƣợt qua khó khăn, NHNN đã điều hành chính sách lãi suất theo hƣớng giảm dần phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Nên doanh số cho vay đã tăng lên, trong khi doanh số thu nợ lại giảm đây là nguyên nhân chính làm dƣ nợ của NH tiếp tục tăng so cùng kỳ năm trƣớc.

4.1.2.3 Tài sản cố định và tài sản có khác

Đây là những tài sản không sinh lời hoặc sinh lời tƣơng đối thấp nhƣng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với NH.

Trong giai đoạn năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, TSCĐ và tài sản khác đều tăng, việc TSCĐ và TS khác tăng qua các năm là do nhu cầu nâng cao công nghệ, thiết bị, NHNo&PTNT Chợ Mới đã thay đổi trang thiết bị máy móc đã lỗi thời thay vào những trang thiết bị hiện đại để kịp thời, và đảm bảo vận dụng hệ thống phần mềm IPCAS trong hoạt động kinh doanh đồng thời ta thấy tốc độ tăng của năm 2012 so với năm 2011 đã giảm xuống điều này chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng dần đi vào ổn định, trang thiết bị máy móc sử dụng cho hoạt động kinh doanh đã đƣợc thay đổi nên dù có tăng nhƣng mức tăng không cao. Ngoài ra, khoản mục này tăng liên tục qua các năm là do NH mở rộng cho vay nên các khoản phải thu từ lãi tăng cao, ngoài ra đi kèm theo đó là các khoản phí phải thu cũng tăng theo.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)