Yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nguồn vốn. Đây không chỉ là điều kiện để ngân hàng có thể hoạt động mà còn đóng vai trò quyết định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Bởi Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, là một trung gian tài chính chuyển vốn từ ngƣời thừa sang ngƣời thiếu theo phƣơng thức “đi vay để cho vay”. Vì vậy, một ngân hàng muốn phát triển không những đòi hỏi phải nguồn vốn đủ mạnh mà còn phải có một cơ cấu vốn hợp lý và phù hợp với tình hình phát triển của ngân hàng. Nó làm cơ sở cho việc đầu tƣ và mở rộng quy mô về cơ sở hạ tầng và nhân lực,…
Xét về tổng thể, ta thấy đƣợc rằng tổng nguồn vốn của Agribank Chợ Mới tăng trƣởng tƣơng đối ổn định ở khoảng tăng hơn 15% qua 3 năm 2010 – 2012. Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng luôn luôn xuất hiện các loại nguồn vốn đó là: nguồn vốn huy động, vốn vay, vốn và các quỹ, vốn khác. Trong đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, còn vốn vay từ cấp trên, từ TCTD khác có xu hƣớng tỷ trọng càng ít qua các năm, điều này là một dấu hiệu tích cực.
Bƣớc qua năm 2013, tổng nguồn vốn của NH tiếp tục cho thấy dấu hiệu tăng trƣởng ổn định khi mà qua 6 tháng đầu năm, nguồn vốn của NH đã tăng 15,65% so với cùng thời điểm năm trƣớc, điều đáng mừng hơn là nguồn vốn tăng chính là nhờ những chuyển biến tích cực trong công tác huy động vốn. Và để hiểu rõ hơn ta hãy cùng quan sát bảng, hình và đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể.
Thông qua các bảng tổng kết tài sản và bảng cân đối chi tiết qua 3 năm và 6 tháng đầu năm của chi nhánh cung cấp, ta tổng hợp đƣợc bảng số liệu 4.1 và hình 4.1 dƣới đây, thể hiện tình hình biến động cũng nhƣ tỷ trọng của các nguồn vốn trên tổng nguồn vốn của NH.
33
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6th2013
Đvt: Triệu đồng
Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 2011/2010 2012/2011 6
th
2013 /6th2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 195.007 231.699 297.124 232.476 339.157 36.692 18,82 65.425 28,24 106.681 45,89 - KKH 28.228 34.211 15.714 12.752 19.460 5.983 21,20 (18.497) (54,07) 6.708 52,60 - CKH 166.779 197.488 281.410 219.724 319.697 30.709 18,41 83.922 42,49 99.973 45,50 Vốn vay 213.788 243.474 252.811 276.485 247.298 29.686 13,89 9.337 3,83 (29.187) (10,56) - VĐC 213.432 243.278 252.762 276.363 247.298 29.846 13,98 9.484 3,90 (29.065) (10,52) - Vay TCTD 356 196 49 122 0 (160) (44,94) (147) (75,00) (122) (100,00) Vốn và các quỹ 10.431 11.372 12.113 8.005 7.363 941 9,02 741 6,52 (642) (8,02) Vốn khác 3.372 2.690 3.872 2.513 6.952 (682) (20,23) 1.182 43,94 4.439 176,64 Tổng nguồn vốn 422.598 489.235 565.920 519.479 600.770 66.637 15,77 76.685 15,67 81.291 15,65
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chợ Mới, 2010 – 2012, 6th2013 Giải thích:
KKH : Không kì hạn CKH : Có kì hạn
VĐC : Vốn điều chuyển TCTD : Tổ chức tín dụng
34
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012, 6th2013
4.1.1.1 Phân tích tình hình vốn huy động
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, Agribank Chợ Mới đã áp dụng mọi biện pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong dân cƣ và nền kinh tế. Từ số liệu ở bảng 4.1 và hình 4.1, qua 3 năm tổng vốn huy động của NH tăng liên tục, đáng chú ý là vốn huy động năm 2012 tăng 28,24% so với năm 2011. Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn của qua các năm luôn có xu hƣớng tăng cụ thể năm 2010 là chiếm 46,14% và năm 2012 tỷ trọng này đã tăng lên đến 52,50%. Tổng vốn huy động tiếp tục có xu hƣớng tích cực trong năm 2013, số liệu cho thấy vốn huy động của 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 45,89% so với 6 tháng cùng kỳ.
- Xét tiền gửi có kỳ hạn: Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy nguồn VHĐ từ tiền gửi có kỳ hạn tăng liên tục qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng cao hơn 6 tháng đầu năm 2012. Ngân hàng thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn có kỳ hạn, bởi đây là nguồn vốn ổn định, lãi suất cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng bên cạnh đó ngân hàng có thể chủ động hơn trong kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Để đạt đƣợc kết quả này Ngân hàng đã không ngừng thực hiện phƣơng châm đổi mới toàn diện, sâu sắc trong hoạt động kinh doanh của mình bằng cách đa dạng hóa các hình thức tiền gửi, nhất là tiền gửi tiết kiệm (TGTK) của dân cƣ, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, thực hiện nhiều chính sách lãi suất khác nhau nhằm đảm bảo sinh lời hợp lý cho ngƣời gửi tiền nhƣ: điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với từng loại tiền gửi khác nhau, tặng quà khuyến mãi đối với khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn đồng thời khuyến mại bằng vật chất cho cán bộ tín dụng trong công tác huy động vốn. Ngoài ra, Ngân hàng chú trọng mở tài khoản thanh toán, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thanh toán ngân hàng trong dân cƣ,
0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 46,14 47,36 52,5 44,75 56,45 50,59 49,77 44,67 53,22 41,16 VHĐ Vốn vay Vốn, quỹ Khác Năm Tỷ tr ọ ng
35
khuyến khích ngƣời có tiền gửi vào Ngân hàng. Bên cạnh đó là phong cách, thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở trong giao dịch của cán bộ nhân viên khi khách hàng đến ngân hàng giao dịch.
- Tiền gửi không kỳ hạn (KKH): Đây là loại tiền gửi mà khách hàng không vì mục đích nhận lãi suất tiền gửi mà chủ yếu là để ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán giao dịch với các đối tác hoặc khi khách hàng tạm thời có vốn nhàn rỗi nhƣng chƣa có mục đích sử dụng nên gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi suất không kỳ hạn. Vì thế đây không phải là đối tƣợng huy động chính của ngân hàng. Từ năm 2012 đến nay, loại tiền gửi thanh toán KKH chiếm tỷ trọng cao hơn khoảng 96%/Tiền gửi KKH vì nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức ngày càng tăng và dịch vụ thẻ ATM ngày càng phổ biến. Đối với TGTK KKH tuy có thể rút, gửi linh hoạt nhƣng lãi suất mà khách hàng đƣợc hƣởng từ số tiền tiết kiệm khá thấp và việc hƣởng thêm các dịch vụ tiện ích còn hạn chế đó chính là lý do loại TGTK KKH giảm mạnh trong những năm gần đây.
4.1.1.2 Vốn vay
- Vốn điều chuyển: Cùng với vốn huy động thì nguồn vốn điều chuyển cũng giữ vai trò khá quan trọng trong nguồn vốn của NH (chiếm trên 40% trong tổng nguồn vốn). Nguyên nhân là do Agribank Chợ Mới với vị thế là ngân hàng hoạt động ở nông thôn, đa phần ngƣời dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, mua bán nhỏ,... điều này đã gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh thì hoạt động của NH còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển.
- Còn số dư trên tài khoản vay TCTD khác: liên tục giảm qua các năm, thậm chí tính đến 6 tháng đầu năm 2013, Agribank đã không còn nợ các NH khác. Đây cũng là một nội dung của chính sách hạn chế sử dụng nguồn vốn có chi phí cao. Do đó kể từ năm 2011 NH đã ngƣng vay các TCTD khác mà chỉ tập trung trả nợ dần dần. Sự thay đổi này cho thấy tình hình cân đối vốn của ngân hàng có tiến triển tốt hơn.
4.1.1.3 Vốn và các quỹ
Đây là nguồn vốn đƣợc trích lập dựa trên lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng. Đối với Agribank Chợ Mới nguồn này bao gồm: quỹ khen thƣởng, phúc lợi, chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo,... Qua bảng 4.1 ta nhận thấy vốn và các quỹ của NH không ngừng tăng qua 3 năm. Nguyên nhân của sự biến động là do tình hình lợi nhuận của chi nhánh qua các năm có sự biến động nên đã ảnh hƣởng đến vốn và các quỹ. Bên cạnh đó tỷ giá trên thị trƣờng cũng có nhiều biến
36
động nên việc đánh giá lại của NH cũng ảnh hƣởng đến sự thay đổi của vốn và các quỹ. Theo bảng ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của NH nhƣng nó cũng là yếu tố tài chính quan trọng trong việc điều hoà vốn kịp thời. Chi nhánh cần đánh giá đúng mức vốn này, nó không chỉ là chỉ tiêu sau lợi nhuận mà còn cho nhiều khách hàng yên tâm với lƣợng vốn và quỹ đƣợc trích lập ổn định.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ, 6 tháng đầu năm 2013, lƣợng vốn này đã giảm 8,02%. Sự sụt giảm này là yếu tố tất yếu khi mà lợi nhuận của NH ở thời điểm này giảm so với năm trƣớc. Đồng thời, việc trích lập các quỹ thƣờng diễn ra vào cuối kỳ kế toán.