Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 30)

3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới hiện có 26 Cán bộ - Công nhân viên, trong đó bao gồm:

- Ban Giám Đốc: 3 ngƣời

- Phòng kế hoạch - Kinh Doanh (Tín dụng): 10 ngƣời - Phòng Kế toán - Ngân quỹ: 9 ngƣời

- Phòng Hành chính – nhân sự: 2 ngƣời - Bảo vệ: 2 ngƣời và 1 nhân viên vệ sinh.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Mới chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của NHNo&PTNT tỉnh An Giang. Tình hình nhân sự ở NHNo&PTNT huyện Chợ Mới cơ bản bố trí cho các phòng ban và các cán bộ phục trách tín dụng đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau.

20

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Chợ Mới Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay điều hành theo phƣơng pháp trực tuyến và phƣơng pháp tham mƣu.

- Phƣơng pháp trực tuyến:

+ Giám đốc tham gia trực tiếp quyết định các khoản tín dụng đối với khách hàng lớn.

+ Kiểm tra trực tiếp một số công việc cán bộ cơ sở.

+ Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động chi nhánh với Giám đốc ngân hàng cấp trên.

- Phƣơng pháp tham mƣu:

+ Thực hiện chế độ phân quyền cho các Phó Giám đốc theo quy chế. + Các phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Phó Giám đốc.

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Giám đốc: Là ngƣời duy nhất trong cơ quan, vừa lãnh đạo cơ quan vừa chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp trên và có những chức năng sau:

- Luôn xác định nhiệm vụ và vai trò của cơ quan để vạch ra những mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho cơ quan.

- Tổ chức điều hành hoạt động cơ quan, thực hiện tốt chƣơng trình mục tiêu đƣợc giaovà kế hoạch đề ra.

- Bảo vệ tính vẹn toàn của cơ quan về mọi mặt. - Làm ổn định các xung đột nội bộ

Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm phụ trách Phòng kế toán ngân quỹ, ký duyệt thu chi tài chính, quản lý kho và tổ chức điều chuyển tiền và quản lý

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng kế hoạch và kinh doanh

21

tài sàn cơ quan. Tổ chức quản lý phòng kế toán ngân quỹ đi vào hoat động có nề nếp.

Phó Giám đốc phụ trách Phòng Tín dụng: Điều hành trong việc cho

vay thu nợ, thu lãi,… đồng thời cũng có vai trò điều hành cả Ngân hàng cấp III về lĩnh vực tín dụng, ký duyệt cho vay theo ủy quyền.

Phòng Tín dụng:

Phòng tín dụng gồm 10nguời: một trƣởng phòng, một phó trƣởng phòng và còn lại là cán bộ tín dụng phụ trách tất cả các địa bàn xã trong Huyện với chức năng nhƣ sau:

- Lập kế hoạch kinh doanh cơ quan.

- Thực hiện các khoản đầu tƣ bằng đồng Việt Nam đối với các thành phần kinh tế và hộ gia đình, chủ yếu cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn.

- Thực hiện quá trình kiểm soát vốn vay của các đơn vị vay vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện đa dạng các loại hình tín dụng: Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; cho vay tôn nền và làm sàn nhà trên cọc giúp các hộ gia đình nghèo - gia đình chính sách có cuộc sống ổn định, bộ mặt nông thôn đƣợc khang trang, sạnh đẹp.

- Tuyên truyền thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dƣới dạng tiền gởi tiết kiệm của dân cƣ và tiền gởi thanh toán của các đơn vị kinh tế. Ngoài ra còn huy động dƣới hình thức phát hành kỳ phiếu có kỳ hạn, không kỳ hạn và kỳ phiếu có mục đích phát hành trái phiếu. Bên cạnh vận động các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ mua bán lớn mở tài khoản tiền để chuyền tiền.

- Tổ chức nghiên cứu hoạt động tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng nhƣ: Cho vay bảo đảm tiền vay dƣới hình thức hình thành từ vốn vay, cho thuê tài chính, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay đi lao động nƣớc ngoài, cho vay sinh viên,…

Phòng Hành chánh nhân sự:

- Nhận công văn đi đến, theo dõi và chuyển cho giám đốc. - Cung cấp đồ dùng hàng ngày cho các phòng ban.

- Chăm lo sức khỏe của cán bộ viên chức làm cho hệ thống hoạt động có hiệu quả.

- Bố trí nhân viên trực an ninh, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của cơ quan.

22

- Quản lý và mua sắm tài sản cho nhu cầu hoạt động. - Quản lý con dấu Ngân hàng.

Phòng kế toán – Ngân quỹ:

- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch kinh doanh của phòng tín dụng) và báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm.

- Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng. - Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay và làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ.

- Phối hợp chặt chẽ với Phòng tín dụng sao kê, báo nợ, lãi đến hạn để phòng tín dụng đôn đốc thu hồi.

- Thực hiện công tác kiểm toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định.

3.3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHỢ MỚI GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Việc nâng cao lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của các ngân hàng nói chung và của Agribank Chợ Mới nói riêng. Chính vì vậy mà việc thƣờng xuyên theo dõi và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động trong thời gian qua và từ đó có phƣơng hƣớng cho hoạt động kì tới là rất quan trọng. Đối với Agribank Chợ Mới, để mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất là vấn đề mà toàn thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng đã và đang rất quan tâm. Trong những năm qua, mặc dù hoạt động kinh doanh của Agribank Chợ Mới gặp không ít khó khăn do những biến động phức tạp, bất ổn của nền kinh tế thế giới và trong khu vực; lạm phát làm giá cả biến động không ngừng; điều kiện thời tiết, dịch bệnh diễn ra bất thƣờng, khó lƣờng trƣớc; sự cạnh tranh gay gắt giữa các chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn,…Thêm vào đó là các chính sách kìm chế lạm phát, sự thay đổi thƣờng xuyên của công cụ lãi suất của nhà nƣớc cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Nhƣng với chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả và nhờ sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Agribank Chợ Mới đã đem lại kết quả kinh doanh khả quan trong thời gian qua. Để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, chúng ta cùng xem xét một vài số liệu phản ánh thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Agribank Chợ Mới qua bảng 3.1 dƣới đây:

23

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6th2013

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 2011/2010 2012/2011 6

th

2013 /6th2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 65.136 84.201 91.468 45.521 40.786 19.065 29,27 7.267 8,63 (4.735) (10,40) - Thu nhập HĐTD 59.474 77.650 84.682 44.314 39.955 18.176 30,56 7.032 9,06 (4.359) (9,84) - Thu nhập khác 5.662 6.551 6.786 1.207 831 889 15,70 235 3,59 (376) (31,15) Tổng chi phí 54.721 72.885 79.503 37.568 33.502 18.164 33,19 6.618 9,08 (4.066) (10,82) - Chi phí HĐTD 43.321 60.731 58.148 33.004 28.663 17.410 40,19 (2.583) (4,25) (4.341) (13,15) - Chi ngoài lãi 11.400 12.154 21.355 4.564 4.839 754 6,61 9.201 75,70 275 6,03 Lợi nhuận 10.415 11.316 11.965 7.953 7.284 901 8,65 649 5,74 (669) (8,41)

Nguồn: Phòng Kế toán – ngân quỹ của NHNo&PTNT Chợ Mới, 2010 – 2012, 6th2013 Giải thích:

24

Giai đoạn 2010 – 2012

Phân tích thu nhập:

Qua bảng 3.1 ta thấy tổng thu nhập của Agribank Chợ Mới tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012, tăng cao nhất vào năm 2011 (29,27%). Trong 3 năm qua ngân hàng không ngừng nổ lực nâng cao khả năng cạnh trạnh của mình bằng cách duy trì và nâng cao thu nhập hàng năm. Tổng thu nhập của NH bao gồm nguồn thu từ hoạt động tín dụng, thu từ hoạt động dịch vụ và thu từ các hoạt động khác. Để phân tích cụ thể hơn tình hình biến động thu nhập của ngân hàng ta đi vào phân tích từng khoản mục thu nhập chủ yếu của NH.

Đầu tiên, ta phân tích thu nhập từ hoạt động tín dụng. Đây là nguồn thu chủ yếu của NH, chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 90%) trong cơ cấu thu nhập bởi hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng.Vì thế khi thu nhập từ HĐTD tăng mạnh đã kéo theo tổng thu nhập của ngân hàng tăng mạnh. Cụ thể, trong năm 2011, khi thu từ HĐTD tăng hơn 30% đã góp phần tăng thu nhập lên đến 29,27%. Thu từ HĐTD tăng mạnh trong năm 2011, chủ yếu là do nguồn thu này luôn có mối liên quan đến lãi suất và có thể nói là chịu ảnh hƣởng từ lãi suất. Năm 2011, lãi suất cho vay của Agribank Chợ Mới tăng khá cao, đỉnh điểm có khi lên đến hơn 20%/năm. Việc lãi suất của ngân hàng tăng cao lên là do nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, các ngân hàng thƣơng mại cạnh tranh huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ phía dân cƣ và tổ chức kinh tế đã góp phần làm cho lãi suất huy động ngày càng leo thang. Việc tăng mạnh lãi suất huy động đã kéo theo lãi suất cho vay tăng cao. Mặc dù nhà nƣớc đã có chính sách trần lãi suất huy động 14%/năm nhằm giúp hạ lãi suất cho vay xuống, nhƣng trên thực tế thì lãi suất cho vay chỉ giảm vào những tháng cuối năm 2011 nên thu nhập không bị ảnh hƣởng nhiều. Bên cạnh đó, Agribank Chợ Mới tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới,… Và Thông tƣ 03/2011/TT-NHNN ngày 8/3/2011 đƣợc đƣa ra để hƣớng dẫn chi tiết việc thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TT ngày 15/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản đƣợc ban hành cũng giúp cho ngân hàng có cơ hội thu đƣợc một khoản thu nhập lớn từ hoạt động cho vay. Việc doanh số cho vay tăng lên cộng với lãi suất cho vay tăng đã dẫn đến thu từ HĐTD tăng mạnh. Sang năm 2012, ngân hàng phải đối mặt với những biến động phức tạp từ nền kinh tế thế giới cũng nhƣ nền kinh tế trong nƣớc. Mặt khác, Chi nhánh chịu ảnh hƣởng từ những đợt hạ trần lãi suất huy động của NHNN (NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành) làm lãi suất cho

25

vay giảm mạnh xuống 5 - 9% so với cuối năm 2011, dẫn đến thu nhập từ HĐTD tăng với tốc độ chậm hơn so với 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản thu từ hoạt động dịch vụ cũng là thế mạnh khác của NH. Đối với chi nhánh, hoạt động dịch vụ chủ yếu đến từ dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc, dịch vụ kiều hối, WU, nghiệp vụ ủy thác và làm đại lý, thu phí phát hành thẻ,...Và đây là nguồn thu có xu hƣớng tăng qua các năm, nhƣng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập. Mặc dù với tỷ trọng nhỏ nhƣng các khoản thu này cũng góp phần làm tăng nguồn thu nhập cho NH. Đạt đƣợc kết quả này là do trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, Agribank Chợ Mới luôn đẩy mạnh phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, vƣơn lên dẫn đầu về các sản phẩm có nhiều tính năng ƣu việt nhƣ: Chuyển tiền (Agri-Pay); Kiều hối, WU, Thẻ; sản phẩm liên kết Ngân hàng - Bảo hiểm, Tiết kiệm học đƣờng; các sản phẩm dịch vụ hƣớng đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn,…Số lƣợng khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank Chợ Mới ngày càng tăng. Chi nhánh tiếp tục khẳng định vị trí Ngân hàng hàng đầu ở huyện về Thẻ, ATM.

Ngoài ra thu nhập từ hoạt động khác (bao gồm thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu điều tiết nội bộ, thu nợ đã xử lý rủi ro, thu nhập bất thƣờng,...) cũng có chiều hƣớng tăng nhanh ở năm 2011, và tốc độ tăng chậm lại vào năm 2012. Vì năm 2011, mặc dù gặp nhiều trắc trở ở sáu tháng đầu năm do tỷ giá USD/VND diễn biến phức tạp, nhƣng trong sáu tháng cuối năm 2011 tỷ giá USD/VND đƣợc duy trì ổn định đã đƣa lại những kết quả tích cực đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh. Trong năm 2012, lĩnh vực kinh doanh ngoại hối gặp nhiều khó khăn làm giảm thu nhập từ hoạt động này giảm gần 50% so với cùng kỳ nhƣng tổng thu từ hoạt động khác vẫn tăng 3,59% nhờ vào nguồn thu nợ đã xử lý rủi ro, thu nhập bất thƣờng tăng mạnh.

Tóm lại, thông qua việc phân tích tình hình thu nhập tại NH ta có thể thấy đƣợc là thu nhập của NH qua 3 năm có xu hƣớng tăng nhƣng vấn đề mà Agribank chi nhánh Chợ Mới gặp phải đó là chƣa có sự cân đối giữa tỷ trọng của các khoản thu mang về trong tổng thu nhập. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác có hƣớng tăng chậm, NH phụ thuộc ngày càng nhiều vào hoạt động tín dụng. Nếu chỉ tập trung vào một nghiệp vụ thì ngân hàng sẽ khó phân tán đƣợc rủi ro khi có những biến cố ngoài mong đợi xảy ra. Vì vậy trong thời gian tới, ngân hàng cần phải xác định lại một cơ cấu hợp lý hơn nhằm cân đối vai trò giữa các nghiệp vụ khác nhau trong ngân hàng đặc biệt là hoạt động dịch vụ - là hoạt động có tính rủi ro thấp. Điều này một mặt sẽ giúp ngân hàng phân tán đƣợc rủi ro, giảm thiểu những tổn thất, mặt khác còn giúp cho các nghiệp vụ khác có cơ hội phát triển hơn nữa. Và

26

việc giao dịch thƣờng xuyên với khách hàng sẽ giúp NH có thêm lợi thế cạnh tranh với các NH khác.

Phân tích chi phí

Để đánh giá chính xác hơn kết quả hoạt động kinh doanh ta cần dựa vào một chỉ tiêu nữa đó là chi phí. Chi phí của chi nhánh đến từ chi phí HĐTD: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay; trả lãi phát hành giấy tờ có giá, và chi phí ngoài lãi bao gồm chi hoạt động dịch vụ, chi hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi nộp thuế, chi dự phòng, chi phí cho nhân viên,… Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì tổng chi phí cũng tăng qua các năm, nhƣng xét về từng bộ phận của chi phí lại có sự biến động không đồng đều qua 3 năm.

Chi phí cho hoạt động tín dụng luôn chiếm trên 75%, bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi và trả lãi tiền vay. Khoản chi trả lãi tiền gửi chủ yếu là chi lãi cho nguồn vốn huy động. Nhƣ đã nói trên, hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2011 đƣợc nâng cao do đó ngân hàng tích cực huy động vốn để đáp ứng kịp nguồn vốn cho vay. Chi phí lãi tăng cao là một dấu hiệu khả quan của việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng nhƣng điều đáng lo ngại là chi phí trả lãi tăng không phản ánh đúng bản chất của nó. Trong những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011, đã diễn ra cuộc đua lãi suất của các ngân hàng,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 30)