Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 26)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Phƣơng pháp thu thập số liệu là thu thập số liệu trực tiếp từ tài liệu của Agribank Chợ Mới liên quan đến việc phân tích tình hình thanh khoản ở NH trong ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013.

Cụ thể là thu thập số liệu từ các bảng nhƣ: + Bảng cân đối chi tiết;

+ Bảng tổng kết tài sản; + Báo cáo thu nhập – chi phí;

Dƣ nợ Tổng số tiền gửi

Dƣ nợ trung, dài hạn - Nguồn vốn trung, dài hạn =

16

+ Báo cáo nhanh thực hiện các chỉ tiêu, Báo cáo tình hình cho vay, kế hoạch các chỉ tiêu năm, báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 và định hƣớng phát triển năm 2013,…

+ Bên cạnh đó, các nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí và internet,… cũng cung cấp một phần cho quá trình nghiên cứu trong suốt đề tài.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc dùng trong đề tài này là:

Phương pháp thống kê mô tả:

Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thƣờng nhƣ tỷ số, số trung bình,… và về trình bày số liệu (bảng, biểu đồ,…)

Kỹ thuật Phương pháp sử dụng:

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 – y0

Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trƣớc; y1: chỉ tiêu năm sau. ∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này phản ánh biến động về quy mô, khối lƣợng của đối tƣợng phân tích bằng một con số cụ thể tuyệt đối. Nó cho thấy lƣợng tăng giảm tuyệt đối giữa 2 thời kì liên tiếp nhau từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế và đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆y = x 100

Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu qua các năm nhằm xác định xu hƣớng biến động, tìm ra các biện pháp khắc phục chiều hƣớng biến động xấu và định hƣớng phát triển tốt hơn.

Phuơng pháp dự báo: Sử dụng phƣơng pháp cấu trúc vốn dựa trên các nguồn cầu thanh khoản để dự báo nhu cầu thanh khoản trong tƣơng lai nhƣ đã trình bày phƣơng pháp này trong phần phƣơng pháp luận.

y1 – y0

17

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHỢ MỚI

3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ MỚI

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định số 53/HĐBT, cho phép Ngân hàng đƣợc tổ chức thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nƣớc - thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc điều hành vĩ mô các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng của nhà nƣớc và Ngân hàng chuyên doanh - thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Đây là mốc lịch sử của Ngân hàng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Từ chủ trƣơng đúng đắn trên, hệ thống Ngân hàng sắp xếp lại từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh An Giang khẩn trƣơng chuẩn bị thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang. Riêng các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện, thị trở thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, trong đó có chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Mới.

Ngày 14/07/1988, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc) đã ra quyết định số 53/NH-TCCB cho thành lập chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh An Giang và ngày 15/08/1988 chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới chính thức đi vào hoạt động. Ngày 23-05-1990, Hội đồng Nhà nƣớc ban hành Pháp lệnh về Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh An Giang và các chi nhánh trực thuộc đƣợc xem là một Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh. Đã qua 2 lần đổi tên gọi và hiện nay gọi là “Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Mới” là đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Khi mới thành lập chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới chỉ có 1 trụ sở chính tại số 10 Lê Lợi, Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Do kinh tế huyện ngày càng phát triển và địa bàn rộng lớn để tạo điều kiện cho bà con nông dân vay, gởi tiền đƣợc thuận tiện, NHNo&PTNT huyện Chợ Mới đã mở rộng thêm Phòng giao dịch có trụ sở tại thị trấn Mỹ Luông, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện.

18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 01/01/2008, Phòng giao dịch Thị trấn Mỹ Luông tách ra khỏi NHNo&PTNT huyện Chợ Mới, hình thành NHNo&PTNT Mỹ Luông (chi nhánh loại 3), trực thuộc NHNo &PTNT tỉnh An Giang và ngày 01/09/2009 Phòng giao dịch Hòa Bình bàn giao về Chi nhánh Mỹ Luông theo chỉ đạo của Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh. Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới hoạt động rộng, chủ yếu là thực hiện các chƣơng trình tài trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân, Ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong sản xuất, kinh doanh. Đây cũng chính là cơ sở giúp mở rộng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn.

Từ ngày thành lập đến nay Ngân hàng luôn bám sát các định hƣớng của ngành, địa phƣơng và xác định “Nông thôn là thị trƣờng cho vay, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tƣợng đầu tƣ”. Từ đó đề ra định hƣớng hoạt động kinh doanh để theo kịp xu thế phát triển chung của địa phƣơng và cả nƣớc. Với phƣơng châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Do đó, toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ngân hàng luôn nỗ lực nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, tổ chức các khoá huấn luyện nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng để nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ công nhân viên, nghiên cứu cải tiến lề lối tác phong làm việc. Với mục tiêu tín dụng nông nghiệp là chính, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Chợ Mới ngày một đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của ngƣời nông dân, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của ngƣời dân.

3.1.2 Chức năng và hoạt động chính của Ngân hàng

3.1.2.1 Chức năng

NHNo&PTNT huyện Chợ Mới cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác thực hiện một số chức năng chủ yếu sau đây:

- Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực ngành nghề.

- Làm ủy thác, cung ứng các nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của chính phủ, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân.

- Thực hiện ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.

3.1.2.2 Hoạt động chủ yếu của chi nhánh

a) Huy động vốn

- Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của tổ chức kinh tế và cá nhân.

19

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT An Giang

b) Cho vay

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức kinh tế và cá nhân. - Cho vay nhà ở và mục tiêu nhà ở: cho vay để mua mới nhà ở, xây nhà và mua đất thổ cƣ để xây nhà, sửa chữa nhà.

- Cho vay phục vụ dự án sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh.

- Cho vay đầu tƣ máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, phƣơng tiện vận tải, mua sắm, tiêu dùng và phục vụ các nhu cầu đời sống.

- Các loại hình cho vay khác theo quy định NHNo&PTNT An Giang

c) Hoạt động khác

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

- Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu. - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác bao gồm thu, phát tiền mặt, máy ATM, dịch vụ thẻ, đóng thuế, học phí.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới hiện có 26 Cán bộ - Công nhân viên, trong đó bao gồm:

- Ban Giám Đốc: 3 ngƣời

- Phòng kế hoạch - Kinh Doanh (Tín dụng): 10 ngƣời - Phòng Kế toán - Ngân quỹ: 9 ngƣời

- Phòng Hành chính – nhân sự: 2 ngƣời - Bảo vệ: 2 ngƣời và 1 nhân viên vệ sinh.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Mới chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của NHNo&PTNT tỉnh An Giang. Tình hình nhân sự ở NHNo&PTNT huyện Chợ Mới cơ bản bố trí cho các phòng ban và các cán bộ phục trách tín dụng đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau.

20

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Chợ Mới Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay điều hành theo phƣơng pháp trực tuyến và phƣơng pháp tham mƣu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phƣơng pháp trực tuyến:

+ Giám đốc tham gia trực tiếp quyết định các khoản tín dụng đối với khách hàng lớn.

+ Kiểm tra trực tiếp một số công việc cán bộ cơ sở.

+ Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động chi nhánh với Giám đốc ngân hàng cấp trên.

- Phƣơng pháp tham mƣu:

+ Thực hiện chế độ phân quyền cho các Phó Giám đốc theo quy chế. + Các phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Phó Giám đốc.

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Giám đốc: Là ngƣời duy nhất trong cơ quan, vừa lãnh đạo cơ quan vừa chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp trên và có những chức năng sau:

- Luôn xác định nhiệm vụ và vai trò của cơ quan để vạch ra những mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho cơ quan.

- Tổ chức điều hành hoạt động cơ quan, thực hiện tốt chƣơng trình mục tiêu đƣợc giaovà kế hoạch đề ra.

- Bảo vệ tính vẹn toàn của cơ quan về mọi mặt. - Làm ổn định các xung đột nội bộ

Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm phụ trách Phòng kế toán ngân quỹ, ký duyệt thu chi tài chính, quản lý kho và tổ chức điều chuyển tiền và quản lý

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng kế hoạch và kinh doanh

21

tài sàn cơ quan. Tổ chức quản lý phòng kế toán ngân quỹ đi vào hoat động có nề nếp.

Phó Giám đốc phụ trách Phòng Tín dụng: Điều hành trong việc cho

vay thu nợ, thu lãi,… đồng thời cũng có vai trò điều hành cả Ngân hàng cấp III về lĩnh vực tín dụng, ký duyệt cho vay theo ủy quyền.

Phòng Tín dụng:

Phòng tín dụng gồm 10nguời: một trƣởng phòng, một phó trƣởng phòng và còn lại là cán bộ tín dụng phụ trách tất cả các địa bàn xã trong Huyện với chức năng nhƣ sau:

- Lập kế hoạch kinh doanh cơ quan.

- Thực hiện các khoản đầu tƣ bằng đồng Việt Nam đối với các thành phần kinh tế và hộ gia đình, chủ yếu cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn.

- Thực hiện quá trình kiểm soát vốn vay của các đơn vị vay vốn.

- Thực hiện đa dạng các loại hình tín dụng: Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; cho vay tôn nền và làm sàn nhà trên cọc giúp các hộ gia đình nghèo - gia đình chính sách có cuộc sống ổn định, bộ mặt nông thôn đƣợc khang trang, sạnh đẹp.

- Tuyên truyền thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dƣới dạng tiền gởi tiết kiệm của dân cƣ và tiền gởi thanh toán của các đơn vị kinh tế. Ngoài ra còn huy động dƣới hình thức phát hành kỳ phiếu có kỳ hạn, không kỳ hạn và kỳ phiếu có mục đích phát hành trái phiếu. Bên cạnh vận động các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ mua bán lớn mở tài khoản tiền để chuyền tiền.

- Tổ chức nghiên cứu hoạt động tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng nhƣ: Cho vay bảo đảm tiền vay dƣới hình thức hình thành từ vốn vay, cho thuê tài chính, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay đi lao động nƣớc ngoài, cho vay sinh viên,…

Phòng Hành chánh nhân sự:

- Nhận công văn đi đến, theo dõi và chuyển cho giám đốc. - Cung cấp đồ dùng hàng ngày cho các phòng ban.

- Chăm lo sức khỏe của cán bộ viên chức làm cho hệ thống hoạt động có hiệu quả.

- Bố trí nhân viên trực an ninh, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của cơ quan.

22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý và mua sắm tài sản cho nhu cầu hoạt động. - Quản lý con dấu Ngân hàng.

Phòng kế toán – Ngân quỹ:

- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch kinh doanh của phòng tín dụng) và báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm.

- Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng. - Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay và làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ.

- Phối hợp chặt chẽ với Phòng tín dụng sao kê, báo nợ, lãi đến hạn để phòng tín dụng đôn đốc thu hồi.

- Thực hiện công tác kiểm toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định.

3.3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHỢ MỚI GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Việc nâng cao lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của các ngân hàng nói chung và của Agribank Chợ Mới nói riêng. Chính vì vậy mà việc thƣờng xuyên theo dõi và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động trong thời gian qua và từ đó có phƣơng hƣớng cho hoạt động kì tới là rất quan trọng. Đối với Agribank Chợ Mới, để mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất là vấn đề mà toàn thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng đã và đang rất quan tâm. Trong những năm qua, mặc dù hoạt động kinh doanh của Agribank Chợ Mới gặp không ít khó khăn do những biến động phức tạp, bất ổn của nền kinh tế thế giới và trong khu vực; lạm phát làm giá cả biến động không ngừng; điều kiện thời tiết, dịch bệnh diễn ra bất thƣờng, khó lƣờng trƣớc; sự cạnh tranh gay gắt giữa các chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn,…Thêm vào đó là các chính sách kìm chế lạm phát, sự thay đổi thƣờng xuyên của công cụ lãi suất của nhà nƣớc cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Nhƣng với chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả và nhờ sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Agribank Chợ Mới đã đem lại kết quả kinh doanh khả quan trong thời gian

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 26)