Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
1,85 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN HỒNG NGỌC BÍCH
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
NAM NHÃ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
Tháng 11 – Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN HỒNG NGỌC BÍCH
MSSV: LT11386
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
NAM NHÃ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.s ĐÀM THỊ PHONG BA
Tháng 11 – Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường
Đại học Cần Thơ đã mang lại cho em nhiều kiến thức bổ ích, những kiến thức này
không những giúp em hoàn thành tốt bài luận văn mà nó còn là hành trang cho
em khi bước vào đời.
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban
Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học
tập, nghiên cứu, cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường
Đại học Cần Thơ, đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu. Đặc biệt em
chân thành cảm ơn cô Đàm Thị Phong Ba đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em
nhận ra những sai sót và học hỏi thêm được nhiều điều trong quá trình thực hiện
luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty TNHH Nam Nhã, em
cũng xin cảm ơn các anh, chị phòng kế toán đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong việc
tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tại công ty.
Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực
hiện luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô, đơn vị thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin kính chúc quý thầy cô, Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên trong
Công ty dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
Trần Hồng Ngọc Bích
i
TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
Trần Hồng Ngọc Bích
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
iii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét:…………………………..Học vị:…………………..
Chuyên ngành:………………………………………………………………….
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác:………………………………………………………………
Tên sinh viên: Trần Hồng Ngọc Bích
MSSV: LT11386
Lớp: KT1120L3
Tên đề tài: Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công
ty TNHH Nam Nhã
Cơ sở đào tạo: …………………………………………………………………
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………...
2. Hình thức trình bày:
……………………………………………………………………………………..
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
……………………………………………………………………………………..
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………….
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa,…)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày
tháng
NGƯỜI NHẬN XÉT
iv
năm
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét:…………………………..Học vị:…………………..
Chuyên ngành:………………………………………………………………….
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện
Cơ quan công tác:………………………………………………………………
Tên sinh viên: Trần Hồng Ngọc Bích
MSSV: LT11386
Lớp: KT1120L3
Tên đề tài: Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công
ty TNHH Nam Nhã
Cơ sở đào tạo: …………………………………………………………………
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………...
2. Hình thức trình bày:
……………………………………………………………………………………..
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
……………………………………………………………………………………..
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………….
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa,…)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày
tháng
năm
NGƯỜI NHẬN XÉT
v
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2
1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................2
1.3.2 Phạm vi thời gian....................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2
1.4 Lược khảo tài liệu......................................................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....4
2.1 Phương pháp luận......................................................................................4
2.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh ................................................4
2.1.2 Công tác kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..........4
2.1.3 Khái quát về phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh................27
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................30
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................30
2.2.2 Phương pháp hoạch toán và phân tích ....................................................31
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NAM NHÃ ........................ 36
3.1 Lịch sử hình thành .....................................................................................36
3.2 Cơ cấu tổ chức........................................................................................... 37
3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý .........................................................................37
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban........................................................ 37
3.3 Chức năng kinh doanh và nhiệm vụ của công ty ........................................38
3.3.1 Chức năng kinh doanh ............................................................................38
vi
3.3.2 Nhiệm vụ của công ty .............................................................................38
3.4 Tổ chức công tác kế toán ...........................................................................39
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán .................................................................39
3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán..................................................39
3.4.3 Chính sách kế toán áp dụng ....................................................................40
3.5 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2010 – 2012 và 6 tháng đầu
2013 ................................................................................................................40
3.5.1 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2012 .
........................................................................................................................ 40
3.5.2 Phân tích chung về hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu 2011 – 2013........42
3.6 Thuận lợi, khó khăn định hướng phát triển ................................................44
3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................ 44
3.6.2 Khó khăn ................................................................................................ 44
3.6.3 Định hướng phát triển.............................................................................45
Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ .................................................46
4.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Nam Nhã .....46
4.1.1 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm....................................................................46
4.1.2 Phương thức tiêu thụ sản phẩm............................................................... 46
4.2 Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH
Nam Nhã .........................................................................................................47
4.2.1 Tài khoản sử dụng và các sổ kế toán áp dụng..........................................47
4.2.2 Chứng từ ................................................................................................ 47
4.2.3 Hình thức luân chuyển............................................................................48
4.2.4 Ghi sổ.....................................................................................................49
4.2.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh....................................................57
4.3 Phân tích và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh tại Công ty TNHH Nam Nhã......................................................... 59
vii
4.3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tháng 1 năm 2011 – 2013 .........59
4.3.2 Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ...........72
4.3.3 Phân tích chỉ số thanh toán của công ty tháng 1 năm 2011 – 2013 ..........74
4.3.4 Phân tích chỉ số hoạt động của công ty tháng 1 năm 2011 – 2013 ...........76
4.3.5 Phân tích chỉ số doanh lợi của công ty tháng 1 năm 2011 – 2013............78
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ ................................................................ 81
5.1 Nhận xét chung.......................................................................................... 81
5.1.1 Ưu điểm .................................................................................................81
5.1.2 Tồn tại và nguyên nhân...........................................................................82
5.2 Một số giải pháp........................................................................................ 83
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 88
6.1 Kết luận.....................................................................................................88
6.2 Kiến nghị...................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................90
PHỤ LỤC .......................................................................................................91
viii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 –
2012 ................................................................................................................41
Bảng 3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu 2011 – 2013 ...............43
Bảng 4.1 Sổ nhật ký chung tháng 01/2013....................................................... 50
Bảng 4.2 Sổ cái tài khoản 511 tháng 01/2013 ..................................................52
Bảng 4.3 Sổ cái tài khoản 515 tháng 01/2013 ..................................................52
Bảng 4.4 Sổ cái tài khoản 711 tháng 01/2013 ..................................................53
Bảng 4.5 Sổ cái tài khoản 632 tháng 01/2013 ..................................................53
Bảng 4.6 Sổ cái tài khoản 641 tháng 01/2013 ..................................................54
Bảng 4.7 Sổ cái tài khoản 642 tháng 01/2013 ..................................................54
Bảng 4.8 Sổ cái tài khoản 911 tháng 01/2013 ..................................................55
Bảng 4.9 Sổ cái tài khoản 4212 tháng 01/2013 ................................................55
Bảng 4.10 Sổ cái tài khoản 821 tháng 01/2013 ................................................56
Bảng 4.11 Sổ cái tài khoản 3334 tháng 01/2013 ..............................................56
Bảng 4.12 Sổ chi tiết thành phẩm tháng 01/2013 .............................................57
Bảng 4.13 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01/2013 ....................58
Bảng 4.14 Tình hình doanh thu tháng 1 năm 2011 – 2013 ............................... 59
Bảng 4.15 Tình hình chi phí tháng 1 năm 2011 – 2013....................................61
Bảng 4.16 Tình hình giá vốn hàng bán tháng 1 năm 2011 – 2013 ....................63
Bảng 4.17 Tình hình chi phí bán hàng tháng 1 năm 2011 – 2013.....................64
Bảng 4.18 Tình hình chi phí quản lý tháng 1 năm 2011 – 2013 ....................... 65
Bảng 4.19 Tình hình lợi nhuận tháng 1 năm 2011 – 2013................................ 66
Bảng 4.20 Tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tháng 1 năm 2011
– 2013 .............................................................................................................67
Bảng 4.21 Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tài chính tháng 1 năm 2011 – 2013
........................................................................................................................ 68
ix
Bảng 4.22 Tình hình lợi nhuận từ hoạt động khác tháng 1 năm 2011 – 2013 ...
........................................................................................................................ 69
Bảng 4.23 Kết quả hoạt động kinh doanh so với kế hoạch của tháng 1 năm 2011 –
2013 ................................................................................................................71
Bảng 4.24 Chỉ số khả năng thanh toán tháng 1 năm 2011 – 2013 ....................75
Bảng 4.25 Tình hình kỳ thu tiền bình quân tháng 1 năm 2011 – 2013..............76
Bảng 4.26 Số vòng quay hàng tồn kho tháng 1 năm 2011 – 2013 ....................77
Bảng 4.27 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản tháng 1 năm 2011 – 2013 ...........78
Bảng 4.28 Chỉ số doanh lợi của công ty tháng 1 năm 2011 – 2013 ..................78
x
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 511, 512.................................................7
Hình 2.2 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 632, 641, 642 .........................................10
Hình 2.3 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 515 ........................................................ 12
Hình 2.4 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 635 ........................................................ 13
Hình 2.5 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 711 ........................................................ 15
Hình 2.6 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 811 ........................................................ 16
Hình 2.7 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 821 ........................................................ 18
Hình 2.8 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 911 ........................................................ 20
Hình 2.9 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 421 ........................................................ 22
Hình 2.10 Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh................................ 23
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý........................................................... 37
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ........................................................... 39
Hình 3.3 Biểu đồ tình hình lợi nhuận sau thuế 2010 – 2012............................ 42
Hình 3.4 Biểu đồ tình hình lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu 2011 – 2013.......44
Hình 4.1 Biểu đồ tình hình tổng chi phí tháng 1 từ năm 2011 – 2013 ..............62
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
DN
:
Doanh nghiệp
TSCĐ
:
Tài sản cố định
TK
:
Tài khoản
GTGT
:
Giá trị gia tăng
BHXH
:
Bảo hiểm xã hội
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
HĐ
:
Hóa đơn
STT
:
Số thứ tự
VCSH
:
Vốn chủ sở hữu
TT
:
Thành tiền
ĐVT
:
Đơn vị tính
xii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kinh tế Việt Nam từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã có
nhiều bước tiến mới. Trong sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam trở
thành thị trường lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư.
Đó không những là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước có thể
tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là thách
thức lớn đối với các chủ đầu tư trong việc cạnh tranh để phát triển trên thị
trường. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh
hợp lý nhằm đem lại cho công ty kết quả kinh doanh như mong đợi.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không những
cho biết doanh nghiệp đó giữ vị trí như thế nào trên thị trường mà còn tác
động trực tiếp đến lợi ích của những người đã góp phần vào quá trình kinh
doanh đó. Kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao thì doanh nghiệp mới có thể
đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa
có điều kiện tích luỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống
cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Vì thế việc thực hiện
hệ thống kế toán xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong
việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giúp các
nhà quản lý đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các
quyết định kinh tế phù hợp thì không thể không nói đến công tác kế toán xác
định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì qua đó cung cấp kịp thời
các thông tin kinh tế có độ tin cậy cao góp phần quan trọng trong hệ thống
quản lý kinh doanh của đơn vị. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh là giai đoạn cuối cùng của quá trình kế toán trong doanh nghiệp
nhằm xác định lợi nhuận thông qua việc ghi chép, xử lý, hoạch toán các
nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến doanh thu, chi phí một cách chính xác và
đầy đủ. Nhờ đó giúp các nhà quản lý nắm được tình hình hoạt động của đơn vị
cũng như giúp Nhà nước đưa ra những chính sách quản lý chặt chẽ và phù
hợp.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nên em quyết định chọn đề tài: “Kế toán
xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Nam Nhã”.
Qua quá trình nghiên cứu và tiếp xúc với hoạt động kinh doanh thực tế không
chỉ bổ sung thêm cho em những kiến thức đã được học trên lớp mà còn giúp
em hiểu biết hơn về hoạt động của công ty, những tồn tại và thành quả mà
1
công ty đã đạt được. Từ đó, em sẽ đề ra những giải pháp nhằm giúp công ty
phát huy hơn nữa những mặt mạnh và khắc phục những mặt hạn chế để công
ty không ngừng nâng cao kết quả kinh doanh.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán và phân tích kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Nam Nhã nhằm đề ra một số giải pháp
giúp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013.
- Tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh tại công ty tháng 1/2013.
- Phân tích và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh tháng 1 (2011 – 2013).
- Tìm ra những tồn tại và nguyên nhân để đưa ra một số giải pháp giúp
đơn vị hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Thu thập số liệu hoạch toán phát sinh vào tháng 1 năm 2013.
- Thu thập số liệu phân tích trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Bộ phận kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại
Công ty TNHH Nam Nhã.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ 12.8.2013 đến 18.11.2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công tác tổ chức và thực hiện kế toán xác định kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Nam Nhã.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
Qua tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến “Kế toán xác định và phân tích
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”, bài viết có tham khảo một số tài liệu
đã có kết quả nghiên cứu cụ thể:
1. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trịnh Ngọc Phương Linh, năm
2011: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mía đường Cần
Thơ”. Mục tiêu cụ thể là phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và
các tỷ số tài chính trong thời gian 2008 – 2010 để đề xuất một số biện pháp
nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tác giả phân tích tình
hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các tỷ số tài chính bằng cách sử dụng
phương pháp so sánh, chủ yếu là so sánh số liệu kỳ này và kỳ trước để thấy
được sự biến động về tình hình kinh doanh của công ty. Sau khi phân tích tác
giả tổng hợp các kết quả trên để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Dung, năm 2011:
“Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh
nghiệp tư nhân Ngọc Vân”. Mục tiêu cụ thể là tìm hiểu thực trạng công tác kế
toán xác định kết quả kinh doanh, phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi
nhuận và các nhân tố khác ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong thời gian
2008 – 2010 để đề xuất một số biện pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tác giả phân tích tình
hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nhân tố khác ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh bằng cách so sánh số liệu kỳ này và kỳ trước. Qua đó tổng hợp các
kết quả trên để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và thực hiện
công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất
kinh doanh phụ nhằm mục đích sinh lời. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng bán (bao
gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất
của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động
sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê
hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần – (giá vốn
hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp).
2.1.1.2 Kết quả hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn
hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời. Kết quả hoạt động tài chính là số chênh
lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động tài chính = thu nhập hoạt động tài chính – chi phí hoạt
động tài chính.
2.1.1.3 Kết quả hoạt động khác
Hoạt động khác là hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính
trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, các hoạt động khác như:
thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu được tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế,
thu được khoản nợ khó đòi đã khóa sổ. Kết quả hoạt động khác là số chênh
lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh khác = thu nhập khác – chi phí khác.
2.1.2 Công tác kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh
2.1.2.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm và chi phí kinh doanh
a) Kế toán doanh thu bán hàng
4
* Khái niệm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được,
hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản
phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán.
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nhằm phản ánh tình
hình doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh và tình hình kết chuyển
doanh thu bán hàng thuần trong kỳ kế toán.
Các khoản làm giảm doanh thu bán hàng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế tính trên giá bán của hàng hóa thuộc
nhóm hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế xuất khẩu là thuế được tính trên giá bán hàng đối với số hàng hóa
xuất khẩu.
- Chiết khấu thương mại là số tiền giảm giá cho khách hàng trong trường
hợp người mua mua hàng với số lượng lớn như đã thỏa thuận ghi trên hợp
đồng mua bán.
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm giá trên giá đã thỏa thuận do hàng
bán kém phẩm chất hay không đúng theo quy cách, mẫu mã đã ghi trong hợp
đồng mua bán.
- Hàng bán bị trả lại là trị giá của số hàng đã tiêu thụ nhưng bị khách
hàng trả lại do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng mua bán như hàng bị mất,
kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Bên nợ
+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có) phải nộp Nhà nước.
+ Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại từ TK 531 vào.
+ Kết chuyển số chiết khấu thương mại từ TK 521 vào.
+ Kết chuyển số giảm giá hàng bán từ TK 532 vào.
+ Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911.
- Bên có
+ Doanh thu bán hàng phát sinh.
5
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ
- Bên nợ
+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có) phải nộp Nhà nước.
+ Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại từ TK 531 vào.
+ Kết chuyển số chiết khấu thương mại từ TK 521 vào.
+ Kết chuyển số giảm giá hàng bán từ TK 532 vào.
+ Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911.
- Bên có
+ Doanh thu nội bộ phát sinh.
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại
- Bên nợ
+ Số tiền chiết khấu đã chấp nhận.
- Bên có
+ Cuối kỳ kết chuyển vào TK 511, TK 512.
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại
- Bên nợ
+ Trị giá hàng hóa, thành phẩm bị trả lại.
- Bên có
+ Cuối kỳ kết chuyển vào TK 511, TK 512.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán.
- Bên nợ
+ Các khoản giảm giá hàng bán được chấp thuận.
- Bên có
+ Cuối kỳ kết chuyển vào TK 511, TK 512.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.
6
TK 3332, 3333
TK 511
Thuế TTĐB, thuế nhập khẩu
TK 111, 112
Doanh thu bán hàng hóa, sản
phải nộp
phẩm
TK 3331
TK 521, 531, 532
Thuế GTGT
Kết chuyển chiết khấu, giảm
phải nộp
TK 131
giá, hàng bán bị trả lại
Trao đổi hàng hóa
TK 3387
TK 911
Bán hàng trả chậm, trả góp
Kết chuyển
TK 512
TK 211
Chuyển thành phẩm làm TSCĐ
doanh thu thuần
TK 3331
TK 334
Trả lương bằng thành phẩm
TK 641, 642
Dùng thành phẩm biếu tặng
khách hàng, quản lý DN
Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010
Hình 2.1 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 511, 512
* Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT đầu ra (đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ).
Hóa đơn bán hàng thông thường, bảng kê bán lẻ hàng hóa….
b) Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh
* Khái niệm
7
Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: chi phí giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Giá vốn hàng bán: là trị giá của số sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ
hoàn thành đã tiêu thụ được trong kỳ kế toán.
- Chi phí bán hàng: là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho công tác
bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, thường bao gồm các khoản:
+ Chi phí nhân viên bán hàng gồm tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
cho số nhân viên bán hàng.
+ Chi phí nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, bảo quản sản phẩm.
+ Chi phí về phân bổ công cụ, dụng cụ.
+ Chi phí về khấu hao tài sản cố định dùng cho công tác bán hàng.
+ Chi phí về các dịch vụ mua ngoài phục vụ công tác bán hàng như tiền
thuê nhà kho, thuê tài sản cố định, tiền sửa tài sản cố định, vận chuyển, bốc
vác hàng hóa đưa đi bán, tiền huê hồng đại lý…
+ Các khoản chi phí bằng tiền mặt khác phục vụ cho công tác bán hàng
như chi tiếp khách, công tác phí cho nhân viên bán hàng, chi quảng cáo,
khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp, thường bao gồm các khoản:
+ Chi phí về tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ cho nhân viên
bộ phận quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí về nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho văn phòng như
văn phòng phẩm, các dụng cụ quản lý nhỏ.
+ Chi phí về khấu hao tài sản cố định dùng trong công tác quản lý doanh
nghiệp.
+ Thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế GTGT nộp cho sản phẩm, hàng hóa,
lao vụ, dịch vụ (trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp).
+ Chi phí về các dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho công tác quản lý như
tiền điện nước, điện thoại văn phòng, tiền thuê các tài sản cố định, tiền sửa tài
sản cố định dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp.
+ Các khoản chi phí bằng tiền mặt khác như chi tiếp khách, tổ chức hội
nghị công nhân viên, công tác phí, thù lao cho hội đồng quản trị, chi phí đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ.
8
+ Lãi về nợ vay dùng cho sản xuất kinh doanh.
+ Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc.
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
- Bên nợ
+ Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
+ Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức
bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính
vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
+ Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần
bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
+ Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình
thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình xây dựng, tự chế
hoàn thành.
+ Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho
phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
- Bên có
+ Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
(31/12) (khoản chênh lệch giữa số lập dự phòng năm nay nhỏ hơn số dự phòng
đã lập năm truớc).
+ Kết chuyển giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
sang TK 911.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
- Bên nợ
+ Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
- Bên có
+ Các khoản giảm chi phí bán hàng.
+ Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 hoặc TK 142 lúc cuối kỳ.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
9
- Bên nợ
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
- Bên có
+ Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Kết chuyển chi phí quản lý sang TK 911.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
TK 154
TK 632
TK 159
Chi phí sản xuất, kinh doanh
Chênh lệch dự phòng được hoàn
dở dang
nhập
TK 155
Chênh lệch dự phòng cần lập thêm
Xuất kho thành phẩm
TK 157
Hàng gửi đi bán đã tiêu thụ
TK 911
TK 152, 153, 156, 1381
Hao hụt, mất mát hàng tồn kho Kết chuyển trị giá vốn hàng bán
TK 334, 338
TK 641, 642
Tiền lương phải trả và trích
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi
BH theo quy định
phí quản lý doanh nghiệp
TK 152, 153
Xuất kho vật liệu, công cụ
TK 214
Khấu hao TSCĐ
TK 331, 111, 112
Các khoản chi khác
Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010
Hình 2.2 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 632, 641, 642
10
* Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho thành phẩm.
Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT đầu vào (chi phí sử dụng cho việc sản
xuất, bán hàng và quản lý).
2.1.2.2 Kế toán thu nhập và chi phí hoạt động tài chính
a) Kế toán về thu nhập hoạt động tài chính
* Khái niệm
Kế toán về thu nhập hoạt động tài chính là nhằm phản ánh các khoản thu
nhập về các hoạt động tài chính, ngoài thu nhập về bán hàng và thu nhập khác
của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
- Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư
trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch
vụ, lãi cho thuê tài chính.
- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản.
- Cổ tức, lợi nhuận được chia.
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài
hạn.
- Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng.
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác.
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
- Bên nợ
+ Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có).
+ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính.
- Bên có
+ Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
11
TK 911
TK 515
TK 111, 112
TK 331
Nhận cổ tức, lợi nhuận Chiết khấu thanh toán
được huởng
bằng tiền
TK 221, 222, 223
Kết chuyển
Nhận cổ tức, lợi nhuận
doanh thu tài
bằng cổ phiếu
chính
TK 121, 228
TK 111, 112
Thu lãi tín phiếu, trái phiếu
bổ sung vào vốn mua
Chuyển nhượng chứng khoán có lãi
TK 1112, 1122
Bán ngoại tệ có lãi
TK 131
Số lãi cho vay phải thu
TK 413
Chênh lệch tỷ giá
có lãi
Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010
Hình 2.3 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 515
* Chứng từ sử dụng
Công trái, trái phiếu, tín phiếu, hợp đồng góp vốn…
b) Kế toán chi phí hoạt động tài chính
* Khái niệm
Kế toán chi phí hoạt động tài chính là nhằm phản ánh những khoản chi
phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan
đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp
vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch
bán chứng khoán, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại
tệ,…trong kỳ kế toán.
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 635 – Chi phí tài chính
12
- Bên nợ
+ Các khoản chi phí của hoạt động tài chính.
+ Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn.
+ Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ.
+ Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ.
+ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
+ Chi phí trả lãi tiền vay, lãi mua hàng trả góp, trả chậm.
+ Số tiền chiết khấu thanh toán cho người mua sản phẩm, hàng hoá.
- Bên có
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
+ Cuối kỳ kết chuyển toán bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
TK 121, 221
TK 111, 112
Khoản lỗ về đầu tư vốn
TK 1112, 1122
TK 635
Khoản lỗ bán ngoại tệ
K 131
Trả lãi vay, mua
hàng trả góp,….
Chiết khấu thanh toán cho người mua
TK 341, 342
TK 129, 229
Số dự phòng
Tỷ giá khoản nợ vay có chênh lệch lớn hơn
hoàn nhập
TK 413
TK 911
Chênh lệch tỷ giá lỗ
TK 111, 112, 331
Kết chuyển chi
TK 133
phí tài chính
Chi phí đầu tư vốn
TK 129, 229
Lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính bổ sung
Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010
Hình 2.4 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 635
* Chứng từ sử dụng
Phiếu báo nợ ngân hàng, văn bản góp vốn liên doanh…
13
2.1.2.3 Kế toán thu nhập và chi phí khác
a) Kế toán về thu nhập khác
* Khái niệm
Kế toán các khoản thu nhập khác là nhằm phản ánh tình hình phát sinh
và kết chuyển các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp ngoài thu nhập bán
hàng, thu nhập từ hoạt động tài chính trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.
- Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại.
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa,
sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).
- Thu nhập quà tặng bằng tiền, hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho
doanh nghiệp.
- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay
quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra.
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711 – Thu nhập khác
- Bên nợ
+ Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối
với các khoản thu nhập khác (nếu có) (ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính
theo phương pháp trực tiếp).
+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang TK
911.
- Bên có
+ Các khoản thu nhập khác phát sinh.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
14
TK 911
TK 711
Kết chuyển các khoản thu
TK 111, 112
Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng
nhập khác
Thu khác về thanh lý TSCĐ
TK 3331
Tiền bảo hiểm được bồi thường
Số nợ xóa thu hồi được
Thuế GTGT được hoàn
Thu nhập của những năm trước bị sót
TK 338, 334
Thu tiền phạt trừ vào tiền ký quỹ
TK 331, 338
Số nợ chủ nợ không đòi
TK 3331
Số thuế VAT được giảm
TK 222, 214
Đánh giá lại TSCĐ có giá trị lớn
hơn giá trị còn lại của TSCĐ
Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010
Hình 2.5 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 711
* Chứng từ sử dụng
Biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản kiểm kê….
b) Kế toán chi phí khác
* Khái niệm
Kế toán về chi phí bất thường là nhằm phản ánh các khoản chi phí và các
khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông
thường của doanh nghiệp.
Chi phí khác trong doanh nghiệp là những khoản lỗ do các sự kiện hay
các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra,
cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước.
Chi phí khác trong doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
15
- Giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán.
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng.
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
- Các khoản chi phí do kế toán ghi nhằm, hay bỏ sót khi vào sổ.
- Các khoản chi phí khác.
* Tài khoản sử dụng
Tài khoản 811 – Chi phí khác
- Bên nợ
+ Các khoản chi phí khác phát sinh.
- Bên có
+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản chi phí khác trong kỳ sang TK
911.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
TK 111, 112, 141
TK 811
Chi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro
Kết chuyển chi phí khác
TK 133
Chi phí thanh lý TSCĐ
TK 3388
Tiền phạt do vi phạm
hợp đồng
TK 3338
Số tiền phạt, truy thu thuế
TK 211, 213
TK 214
Giá trị còn lại và ghi giảm
TSCĐ khi thanh lý
TK 3333
TK 511
Thuế xuất khẩu bị truy thu
Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010
Hình 2.6 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 811
* Chứng từ sử dụng
16
TK 911
Biên bản kiểm kê tài sản cố định, biên bản thanh lý và các văn bản quyết
định thanh lý…
2.1.2.4 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Khái niệm
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm phản ánh tình hình
phát sinh và kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện
hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại.
b) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Bên nợ
+ Thuế TNDN phải nộp phát sinh trong năm.
+ Thuế TNDN phải nộp bổ sung của các năm trước.
- Bên có
+ Thuế TNDN thực tế đã nộp trong năm.
+ Thuế TNDN phải nộp giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của
các năm trước.
+ Kết chuyển thuế TNDN hiện hành vào TK 911.
Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Bên nợ
+ Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm.
+ Hoàn nhập chi phí thuế TNDN hoãn lại.
+ Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 lớn hơn số
phát sinh bên nợ TK 8212 vào TK 911.
- Bên có
+ Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa tài khoản
thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn thuế TNDN hoãn lại được
hoàn nhập trong năm).
+ Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế TNDN
hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế TNDN hoãn lại phải
trả phát sinh trong năm).
17
+ Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 nhỏ hơn số
phát sinh bên nợ TK 8212 vào TK 911.
Tài khoản 8212 không có số dư cuối kỳ.
c) Sơ đồ hoạch toán
TK 3334
TK 8211
TK 911
Thuế TNDN phải nộp
Kết chuyển thuế TNDN
Thuế TNDN nộp bổ sung
hiện hành
TK 3334
Thuế TNDN được
TK 911
Kết chuyển thuế TNDN
hoàn trả
hiện hành
TK 8212
Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Kết chuyển chi phí thuế TNDN
hoãn lại
hoãn lại
TK 347
TK 243
Thuế TNDN hoãn lại phải trả lớn Tài sản thuế TNDN hoãn lại phát
hơn thuế TNDN hoãn lại phải trả
sinh lớn hơn tài sản thuế TNDN
được hoàn nhập
hoãn lại được hoàn nhập
TK 243
TK 347
Tài sản thuế TNDN hoãn lại
Thuế TNDN hoãn lại phải trả
được hoàn nhập lớn hơn tài sản
được hoàn nhập lớn hơn thuế
thuế TNDN hoãn lại phát sinh
TNDN hoãn lại phải trả
Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010
Hình 2.7 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 821
d) Chứng từ sử dụng
Bảng tính toán, kết chuyển chi phí và doanh thu, thu nhập của các hoạt
động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Bảng tính toán kết chuyển chênh lệch.
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
2.1.2.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
a) Khái niệm
18
Kế toán xác định kết quả kinh doanh là nhằm xác định kết quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ
hoạch toán.
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết
quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả
hoạt động bất thường.
b) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Bên nợ
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ đã tiêu thụ.
+ Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường.
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Kết chuyển số lãi trước thuế sang TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
- Bên có
+ Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ
trong kỳ.
+ Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường.
+ Trị giá vốn hàng bán trả lại (giá vốn hàng bán bị trả lại đã kết chuyển
vào TK 911).
+ Kết chuyển số thực lỗ trong kỳ sang TK 421 - Lợi nhuận chưa phân
phối.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
19
c) Sơ đồ hoạch toán
TK 632
TK 911
Kết chuyển giá vốn
TK 521
TK 511, 512
Kết chuyển chiết khấu
TK 641
thương mại
Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 531
Kết chuyển hàng bán bị
TK 642
trả lại
Kết chuyển chi phí quản lý
TK 532
TK635
Kết chuyển giảm giá
Kết chuyển chi phí tài chính
hàng bán
TK 811
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển chi phí khác
TK 515
TK 821
Kết chuyển thu nhập tài chính
Kết chuyển chi phí thuế
TK 711
TNDN
Kết chuyển thu nhập khác
TK 421
Kết chuyển lỗ
Kết chuyển lãi
Nguồn:Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010
Hình 2.8 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 911
2.1.2.6 Kế toán phân phối kết quả hoạt động kinh doanh
a) Khái niệm
Phân phối kết quả kinh doanh là nhằm phản ánh kết quả (lãi, lỗ) và tình
hình phân phối kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ kế toán.
Việc phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rõ
ràng, rành mạch và theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính doanh
nghiệp hiện hành.
Kế toán cần phải theo dõi chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng
niên độ kế toán (năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội
20
dung phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp (nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,
trích lập các quỹ, bổ sung ngồn vốn kinh doanh…)
b) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Bên nợ
+ Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
+ Trích lập quỹ.
+ Chia lợi nhuận cho các bên tham gia liên doanh, cho các cổ đông.
+ Bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
+ Nộp lợi nhuận lên cấp trên.
- Bên có
+ Số lợi nhuận thực tế từ hoạt động kinh doanh.
+ Lợi nhuận cấp dưới nộp lên hoặc số lỗ của cấp dưới được cấp trên bù.
+ Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 421 có thể có số dư có hoặc số dư nợ.
+ Số dư có: số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.
+ Số dư nợ: số lỗ hoạt động kinh doanh chưa được xử lý.
- Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp 2
+ TK 4211 - Lợi nhuận năm trước. Phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh, tình hình phân phối và số lợi nhuận chưa phân phối thuộc năm trước.
+ TK 4212 - Lợi nhuận năm nay. Phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh, tình hình phân phối và số lợi nhuận chưa phân phối thuộc năm nay.
Cuối năm (trước khi lập báo cáo tài chính) kế toán kết chuyển số lợi
nhuận năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối cho năm trước.
21
c) Sơ đồ hoạch toán
TK 411, 414, 415, 431
TK 4211
Trích lập quỹ
TK 111, 112,
Số lãi phải chia nhỏ hơn số
Trích lập quỹ bổ sung
lãi tạm chia
Số trích thừa được hoàn quỹ
TK 111, 112
Số lãi phải chia lớn hơn số lãi tạm
chia
TK 4212
Số lãi tạm chia
Chi phí không hợp lý bị xuất toán
TK 336
Số lãi phải nộp cấp trên
Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010
Hình 2.9 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 421
2.1.2.7 Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
a) Ý nghĩa của bảng báo cáo
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bảng báo cáo tài chính
tổng hợp nhằm trình bày kết quả lãi, lỗ của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt
động.
b) Kết cấu và nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
22
Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị báo cáo:……
Mẫu số: B02-DN
Địa chỉ:…………….
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm…
Mã
số
Chỉ tiêu
Stt
1
1
2
2
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
3
01
02
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10 = 01 - 02)
10
4
Giá vốn hàng bán
11
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 - 11)
20
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
-Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
21
22
23
24
25
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25))
30
11
12
13
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
31
32
40
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
15
16
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
51
52
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51 - 52)
60
18
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
6
7
8
9
Đơn vị tính:………
Thuyết
Năm
Năm
minh
nay
trước
4
VI.25
5
VI.27
VI.26
VI.28
VI.30
VI.30
Lập, ngày…tháng….năm…….
Người lập phiếu
Kế toán trưởng
Giám đốc
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên, đóng dấu)
Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010
Hình 2.10 Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
23
6
Nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo
+ Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước.
+ Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến
loại 9.
- Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Số liệu ghi vào cột 6 “Năm trước” của báo cáo kỳ này được căn cứ vào
số liệu ghi ở cột 5 “Năm nay” của báo cáo này năm trước theo từng chỉ tiêu
phù hợp.
+ Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 5 “Năm nay”
của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và cung
cấp dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh có của TK 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu nội bộ”
trong kỳ báo cáo.
Các khoản giảm trừ (Mã số 02):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng
doanh thu trong kỳ, bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT
tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với doanh thu được xác
định kỳ báo cáo.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10):
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và cung
cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo làm căn cứ tính kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02.
Giá vốn hàng bán (Mã số 11):
24
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, giá thành sản xuất của
thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác
được tính vào hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chi tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 632
“Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên nợ của TK 911 “Xác định
kết quả kinh doanh”.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11.
Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21):
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (tổng doanh
thu (-) thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt
động khác) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh nợ TK 515 “Doanh
thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ báo cáo.
Chi phí tài chính (Mã số 22):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả,
chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh…phát sinh trong kỳ báo cáo
của doanh nghiệp.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có TK 635 đối ứng
với bên nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.
Chi phí lãi vay (Mã số 23):
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi
phí tài chính trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK
635.
Chi phí bán hàng (Mã số 24):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng phân bổ cho số hàng hóa,
thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh có của TK 641
“Chi phí bán hàng” và số phát sinh có của TK 1422 “Chi phí chờ kết chuyển”
25
(chi tiết phần chi phí bán hàng), đối ứng với bên nợ của TK 911 trong kỳ báo
cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số
hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh có của TK 642
“Chi phí quản lý doanh nghiệp” và số phát sinh có của TK 1422 “Chi phí chờ
kết chuyển” (chi tiết phần chi phí bán hàng), đối ứng với bên nợ của TK 911
trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30):
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) chi
phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số
hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Mã số 30 = mã số 20 + (mã số 21 - mã số 22) – (mã số 24 + mã số 25).
Thu nhập khác (Mã số 31):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (đã trừ thuế GTGT phải
nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu được căn cứ vào số phát sinh bên nợ TK 711
“Thu nhập khác” đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ báo cáo.
Chi phí khác (Mã số 32):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu được căn cứ vào số phát sinh bên nợ TK 811
“Chi phí khác” đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận khác (Mã số 40):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (đã trừ thuế
GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác trong kỳ báo
cáo.
Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50):
26
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ báo cáo của
doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh
doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên có TK
8211 đối ứng với bên nợ TK 911 trên sổ tài khoản chi tiết TK 8211 hoặc căn
cứ vào tổng phát sinh bên nợ TK 8211 đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ
báo cáo.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên có TK
8212 đối ứng với bên nợ TK 911 trên sổ tài khoản chi tiết TK 8212 hoặc căn
cứ vào tổng phát sinh bên nợ TK 8212 đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ
báo cáo.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của
doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong
kỳ báo cáo.
Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52).
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70):
Chỉ tiêu này được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chuẩn
mực số 30 “Lãi trên cổ phiếu”.
2.1.3 Khái quát về phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.3.1 Khái niệm
* Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá
trình và các kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó,
bằng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra
tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
* Nội dung của phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích kinh doanh phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung
chủ yếu của phân tích kinh doanh là:
27
+ Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng sản phẩm,
doanh thu bán hàng, lợi nhuận, giá thành…
+ Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với
các chỉ tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao
động, tiền vốn, đất đai…
Để thực hiện nội dung trên, phân tích kinh doanh được xác định các đặc
trưng về mặt lượng của các giai đoạn, trong quá trình kinh doanh (số lượng,
kết cấu, quan hệ, tỷ lệ…) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác
định các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình sản xuất
kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh
doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh.
2.1.3.2 Các chỉ số thanh toán
- Chỉ số thanh toán hiện hành: đây là một trong những thước đo khả năng
thanh toán của công ty được sử dụng rộng rãi nhất.
Tài sản lưu động
Chỉ số thanh toán hiện hành =
(2.1)
Nợ ngắn hạn
+ Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính
ngắn hạn (bao gồm chứng khoán thị trường), các khoản phải thu, hàng tồn kho
và tài sản lưu động khác.
+ Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn
hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.
+ Chỉ số thanh toán hiện hành cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có
thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Chỉ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty.
- Chỉ số thanh toán nhanh: cho thấy khả năng thanh toán của một công
ty.
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Chỉ số thanh toán nhanh
(2.2)
=
Nợ ngắn hạn
+ Chỉ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu
động có thể nhanh chóng đổi thành tiền, còn được gọi là tài sản có tính thanh
khoản, bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho.
2.1.3.3 Các chỉ số hoạt động
28
Chỉ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của công ty. Để nâng
cao chỉ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng
hoặc không dùng tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng
chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Chỉ số hoạt động đôi khi còn gọi là
chỉ số hiệu quả hoặc chỉ số luân chuyển.
- Kỳ thu tiền bình quân: là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do
công ty thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán,
khoản trả trước cho người bán.
Các khoản phải thu
(2.3)
Kỳ thu tiền bình quân
=
Doanh thu bình quân ngày
+ Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh
toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ,
lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.
+ Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu
của công ty.
+ Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị
chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu kỳ thu tiền bình quân cao thì sẽ làm giảm sức
cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu.
- Số vòng quay hàng tồn kho: là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng
hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào
Số vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần
=
(2.4)
Hàng tồn kho bình quân
- Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: đo lường một đồng tài sản tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Doanh thu thuần
=
Toàn bộ tài sản bình quân
(2.5)
2.1.3.4 Các chỉ số doanh lợi
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết
quả của mọi hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, nó là chỉ tiêu
cơ bản nhất để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận của hoạt
động kinh doanh chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
29
- Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối đánh giá hoạt động kinh doanh song
bản thân nó mới chỉ biểu hiện một cách đơn giản mối quan hệ so sánh giữa thu
và chi, muốn đưa ra được đánh giá sâu rộng hơn ta phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận hay còn gọi là chỉ tiêu doanh lợi.
- Tỷ suất lợi nhuận là đại lượng tương đối dùng để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh, nó được xác định thông qua sự so sánh giữa chỉ tiêu lợi
nhuận với các chỉ tiêu đặc thù của mọi hoạt động kinh doanh là doanh thu, vốn
và chi phí. Từ đó ta có ba chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được tính toán như sau:
+ Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Lợi nhuận ròng
ROS (%) =
x 100
Doanh thu thuần
(2.6)
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng
doanh thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi
nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
+ Tỷ suất lợi nhuận theo tài sản:
ROA (%) =
Lợi nhuận ròng
x
(2.7)
100
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản có thể mang lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở
hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của
công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện
qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền
hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
+ Tỷ suất lợi nhuận theo vốn:
ROE (%) =
Lợi nhuận ròng
x
100
(2.8)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra có thể thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công
ty nói chung, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
30
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua báo cáo tài chính, bảng cân đối tài
khoản, thuyết minh báo cáo tài chính được cung cấp bởi bộ phận kế toán của
công ty.
2.2.2 Phương pháp hoạch toán và phân tích
Mục tiêu 1: xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phương pháp chứng từ kế toán
+ Là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ
kinh tế.
+ Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của
các đối tượng kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào
các bảng chứng từ kế toán.
+ Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp
pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng
hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phương pháp đối ứng tài khoản
+ Đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận
động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan
hệ biện chứng được phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Mục tiêu 2: phân tích và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh
- Phương pháp so sánh: nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ
tiêu, đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
+ So sánh số tuyệt đối: xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu của kỳ
phân tích và kỳ gốc, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng giảm
của các chỉ tiêu.
Trị số chênh lệch
giữa hai kỳ
=
Trị số chỉ tiêu
kỳ phân tích
Trị số chỉ tiêu
kỳ gốc
-
(2.9)
+ So sánh số tương đối: là tỷ lệ % của kỳ phân tích so với kỳ gốc hoặc
của trị số chênh lệch tuyệt đối và trị số chỉ tiêu kỳ gốc, nhằm phản ánh đặc
điểm chung của các chỉ tiêu có cùng tính chất.
Tỷ lệ % của kỳ
phân tích so với
kỳ gốc
Trị số chênh
lệch giữa hai kỳ
=
x
Trị số chỉ
tiêu kỳ gốc
31
100
(2.10)
- Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Nhân tố khách quan
Yếu tố kinh tế: các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người là
các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ
tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không
đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và ngược lại.
Yếu tố chính trị xã hội: môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền
đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp,
các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động
trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi
trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm
kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các
hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất bằng
cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy
định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp
luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với
người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách
nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân
viên trong doanh nghiệp...). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc
khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng
trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Yếu tố môi trường và vị trí địa lý: các điều kiện tự nhiên như tài
nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu ảnh hưởng tới chi phí sử
dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh
doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do
tính chất mùa vụ do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp trong vùng. Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải,
ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường đều có tác động nhất định đến
chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm. Một môi trường trong
sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của
32
nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá,
giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng
lưới điện quốc gia ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông
tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán của các
doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Yếu tố khách hàng: khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và
được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh
nghiệp sản xuất ra mà không có người hoặc là không được người tiêu dùng
chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được. Mật
độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng của khách hàng ảnh
hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, ảnh
hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của
doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh: mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm
của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm do vậy
ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi doanh nghiệp.
Nhà cung cấp: các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung
cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân.
Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của
doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính
chất của người cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của
doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì
việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung
ứng, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà
cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ
làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu các yếu tố
đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về
số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và
không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
+ Nhân tố chủ quan
Năng lực quản lý: với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của
bộ máy quản trị doanh nghiệp, ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ
máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ
33
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia
nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một
đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nếu bộ
máy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồng
kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng
hoặc là phải kiêm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt
chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao.
Nguồn nhân lực: lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng,
nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của
người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản
phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra công tác tổ chức
phải thỏa hiệp lao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân
trong doanh nghiệp, sử dụng người đúng việc sao cho phát huy tốt nhất năng
lực sở trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công
tác tổ chức lao động của doanh nghiệp nhằm đưa các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp có hiệu quả cao. Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân
lực phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phụ thuộc
vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh đã đề
ra. Tuy nhiên công tác tổ chức lao động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng
cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng người đúng việc, quyền
lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các
nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của
người lao động có như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Tình hình tài chính: doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì
không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng
đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm
giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như
khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không
những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới công
nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng
34
suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng
trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất
kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh
hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử
dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính của doanh
nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh
nghiệp đó.
Yếu tố công nghệ: tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ,
tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế
giới cũng như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả
năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng
suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Mục tiêu 3: đưa các giải pháp giúp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Dựa vào kết quả tìm hiểu thực trạng công tác kế toán và phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để tìm ra những
tồn tại và nguyên nhân nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp giúp đơn vị hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
35
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NAM NHÃ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- Tên giao dịch: Công ty TNHH Nam Nhã.
- Tên nước ngoài: Nam Nha Limited Company.
- Tên viết tắt: NNCO.
- Vốn điều lệ: 2.890.000.000 đồng.
- Trụ sở tại: 151/62B, Trần Hoàng Na, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ.
- Xưởng sản xuất: 200, đường Nhật Tảo, P.Lê Bình, Q.Cái Răng, TP.
Cần Thơ.
- Hình thức doanh nghiệp: công ty TNHH.
- Hình thức sở hữu vốn: vốn tự có.
- Ngành, nghề kinh doanh: sản xuất máy móc, thiết bị công – nông
nghiệp.
- Điện thoại: 07102210848
- Email: namnhaco@gmail.com
- Tài khoản giao dịch:
+ Tên tài khoản: công ty TNHH Nam Nhã.
+ Số tài khoản: 000570406000477
+ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Cần Thơ.
Công ty TNHH Nam Nhã được thành lập vào tháng 01 năm 2008, đến
nay đã đi vào hoạt động hơn 5 năm, do ông Trần Văn Guôn, chức vụ: Giám
đốc, làm đại diện. Cơ sở sản xuất nằm trên đường Nhật Tảo, P.Lê Bình, Q.Cái
Răng với diện tích 1250 m2. Công ty có khoảng 20 công nhân viên. Trong đơn
vị có trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất
như máy hàn tự động, máy tiện CNC, máy khoan…nhằm đáp ứng tốt nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng. Do đó, đã tạo được uy tín với khách hàng
nhiều nơi như Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang…Trong những năm qua,
nhằm đảm bảo sự phát triển của công ty, đảm bảo nghĩa vụ thuế với Nhà nước,
đơn vị đã không ngừng cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của người lao
động, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
của đất nước.
36
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nam Nhã gọn nhẹ, hiệu quả, phù
hợp với quy mô hoạt động của công ty. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty
được tổ chức như sau:
Giám đốc
Phòng kế toán
Phân xưởng
Phòng kinh doanh
quản lý nhân sự
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận gia công
Tổ gò hàn
Tổ tiện
Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH Nam Nhã, 2013
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của công ty, là người chịu
trách nhiệm cao nhất, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty
trước pháp luật.
- Phòng kế toán: quản lý tài chính kế toán của công ty, tham mưu cho
giám đốc công tác tài chính, công tác kế toán tài vụ, công tác kiểm toán nội
bộ, công tác quản lý tài sản, công tác thanh quyết hợp đồng kinh tế, kiểm soát
các chi phí hoạt động, quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức chỉ đạo công
tác kế toán trong toàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
- Phòng kinh doanh - quản lý nhân sự: tổ chức công tác xây dựng kế
hoạch, chiến lược, thống kê tổng hợp sản xuất, điều độ sản xuất kinh doanh, tổ
chức công tác cán bộ, công tác lao động, tiền lương, thực hiện các nhiệm vụ
khác do giám đốc giao.
- Phân xưởng: bao gồm bộ phận kỹ thuật và bộ phận gia công
37
+ Bộ phận kỹ thuật: quản lý, giám sát kỹ thuật và chất lượng thành
phẩm, vật tư, thiết bị, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ, kiểm
định chất lượng thi công, chất lượng công trình.
+ Bộ phận gia công: bao gồm tổ gò hàn và tổ tiện, chuyên sản xuất máy,
dây chuyền thiết bị, gia công thành phẩm theo bản vẽ do bộ phận kỹ thuật thiết
kế.
3.3 CHỨC NĂNG KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
3.3.1 Chức năng kinh doanh
- Chức năng chính của công ty là chuyên sản xuất máy, thiết bị chế biến
thức ăn cá, tôm, thiết bị xử lý chất thải và các máy móc thiết bị cơ khí phục vụ
chăn nuôi, nông nghiệp khác có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng. Qua đó, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa của đất nước.
- Ngành, nghề kinh doanh:
+ Kinh doanh, sản xuất và gia công: máy móc, thiết bị, phụ tùng, công cụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp (chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy
sản, chế biến lương thực), lâm nghiệp, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản.
+ Kinh doanh, sản xuất và gia công các mặt hàng cơ khí, chi tiết máy,
nhôm, kính, sắt, inox.
+ Kinh doanh, xuất nhập khẩu, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, vận hành và sửa
chữa: các loại máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng phục vụ nông nghiệp, công
nghiệp và dân dụng.
+ Dịch vụ tư vấn, đào tạo, dạy nghề và chuyển giao công nghệ nghiệp vụ
kỹ thuật chuyên môn ngành cơ khí, chế tạo, vận hành và sửa chữa các loại
máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và dân dụng.
3.3.2 Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
- Không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất.
- Áp dụng khoa học công nghệ mới vào chế tạo sản phẩm tạo ra được
nhiều mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật và quản lý cho cán bộ công nhân
viên và lãnh đạo của công ty.
- Sử dụng hiệu quả, tài sản, vật tư, vốn lao động hiện có, thực hiện tiết
kiệm chi phí tối ưu, bảo tồn và phát triển nguồn vốn của công ty.
38
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung: phòng kế toán
công ty có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ngay tại đơn
vị.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư, tài
sản và sản xuất
Kế toán bán hàng và
thanh toán
Thủ quỹ
Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH Nam Nhã, 2013
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp:
Dưới sự lãnh đạo của giám đốc, kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức,
giám đốc, thực hiện việc thu chi tài chính.
Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính của
đơn vị.
Tổng hợp các chứng từ đã thực hiện tiến hành kiểm tra phân loại, chỉnh
lý lập chứng từ, ghi sổ.
Lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định.
Tổ chức thực hiện công việc lưu trữ chứng từ ở đơn vị.
- Kế toán vật tư, tài sản và sản xuất: lập sổ theo dõi tình hình xuất, nhập
tồn của nguyên vật liệu, tài sản cố định, tính khấu hao tài sản, tập hợp các chi
phí sản xuất trong kỳ.
- Kế toán bán hàng và thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình bán
hàng hàng tháng, theo dõi công nợ phải thu, công nợ phải trả, các khoản phải
trả công nhân viên và các khoản trích theo lương.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ chuyển tiền, kiểm tiền, xuất tiền khi có chứng từ,
hóa đơn hợp lệ, hàng tháng phải báo cáo tình hình thu, chi, tồn của vốn bằng
tiền cho kế toán trưởng.
39
3.4.3 Chính sách kế toán áp dụng
- Hình thức kế toán sử dụng: nhật ký chung.
- Niên độ kế toán là 01 năm từ 01/1 – 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VND).
- Hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Hoạch toán xuất kho theo phương pháp đích danh.
- Khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng.
- Hoạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hệ thống tài khoản sử dụng: áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết
định 15/2006/QĐ–BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006.
3.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG
NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU 2013
3.5.1 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 –
2012
Phân tích tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 –
2012 sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình kinh doanh trong giai đoạn này
là khả quan hay không.
Qua bảng phân tích ta thấy, tổng doanh thu của năm 2011 bị giảm so với
năm 2010 là 44.995.801 đồng vì trong năm 2011 phần doanh thu tài chính và
thu nhập khác gia tăng không bù đắp được phần doanh thu thuần bị giảm sút.
Khoản doanh thu thuần trong năm 2011 chỉ đạt 1.757.987.181 đồng tức giảm
2,51% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, do tình hình kinh doanh có tiến
triển tốt nên đơn vị có tổng doanh thu đạt 1.907.844.708 đồng tăng so với năm
2010 và 2011. Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần năm 2011 là
79,14% giảm 2,56% so với năm 2010 có tỷ trọng 81,7% đều này là do trong
năm giá cả của sắt, thép biến động bất thường đơn vị chưa chủ động được
trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Tình hình vật giá leo thang tiếp tục
diễn ra đến năm 2012, tỷ trọng là 80,9 % dẫn đến kết quả là lợi nhuận bị giảm
40
Bảng 3.1: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012
Đvt: đồng
Chênh lệch
Năm
Năm 2011/2010
Chỉ tiêu
2010
A. Tổng
doanh thu
1. Doanh
thu thuần
2. Doanh
thu tài
chính
3. Thu
nhập khác
B. Tổng
chi phí
1. Giá vốn
hàng bán
2. Chi phí
bán hàng
3. Chi phí
quản lý
4. Chi phí
tài chính
5. Chi phí
khác
Lợi nhuận
trước thuế
C. Thuế
TNDN
Lợi nhuận
sau thuế
2011
2012
Giá trị
Năm 2012/2011
%
Giá trị
%
1.806.813.038 1.761.817.237 1.907.844.708 -44.995.801
-2,49
146.027.471
8,29
1.803.166.363 1.757.987.181 1.904.100.454 -45.179.182
-2,51
146.113.273
8,31
2.578.919
2.713.515
2.640.103
134.596
5,22
-73.412
-2,71
1.067.756
1.116.541
1.104.151
48.785
4,57
-12.390
-1,11
1.782.677.526 1.736.457.039 1.887.544.477 -46.220.487
-2,59
151.087.438
8,70
1.473.043.225 1.391.293.683 1.540.877.837 -81.749.542
-5,55
149.584.154
10,75
63.059.269
69.375.675
76.681.721
6.316.406
10,02
7.306.046
10,53
246.575.032
275.787.681
269.984.919
29.212.649
11,85
-5.802.762
-2,10
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
24.135.512
25.360.198
20.300.231
1.224.686
5,07
-5.059.967
-19,95
6.033.878
6.340.050
5.075.058
306.172
5,07
-1.264.992
-19,95
18.101.634
19.020.149
15.225.173
918.515
5,07
-3.794.975
-19,95
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012
. Nhìn chung trong 3 năm, tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp đều tăng. Năm 2011 tốc độ tăng của các khoản chi phí này cao
hơn nhiều so với mức độ tăng của doanh thu. Trong đó chi phí bán hàng tăng
6.316.406 đồng, tỷ lệ tăng là 10,02%, chi phí quản lý tăng ở mức cao hơn với
tỷ lệ 11,85% tức 29.212.649 đồng so với năm 2010. Sự gia tăng này sẽ phần
nào làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đến năm 2012, do có sự quản lý
chặt nên chi phí quản lý có biến động giảm, tuy nhiên chi phí bán hàng vẫn
tăng cao, chi phí bán hàng tăng ở mức 10,53% với số tiền 7.306.046 đồng và
chi phí quản lý giảm ở mức 2,10% với số tiền 5.802.762 đồng.
41
Đơn vị tính: triệu đồng
20
18.1
19.02
15.23
15
10
Lợi nhuận sau thuế
5
0
2011
2012
2013
Hình 3.3 Biểu đồ tình hình lợi nhuận sau thuế 2010 – 2012
Năm 2010 hoạt động kinh doanh có lợi nhuận sau thuế là 18.101.634
đồng, thấp hơn lợi nhuận sau thuế so với 2011 là 918.515 đồng. Tuy có tổng
doanh thu cao hơn so với năm 2011 nhưng vẫn không bù đắp được khoản gia
tăng của giá vốn hàng bán, tỷ trọng giá vốn so với doanh thu của năm 2010 là
81,7%, tốc độ tăng của giá vốn khá nhanh so với doanh thu, vì vậy làm ảnh
hưởng nhiều đến lợi nhuận cuối kỳ. Năm 2012, tổng lợi nhuận trước thuế là
20.300.231 đồng, sau khi nộp thuế TNDN tổng lợi nhuận sau thuế của công ty
là 15.225.173 đồng, giảm hơn so với năm 2011 là 19,95% tức giảm 3.794.975
đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do giá vốn hàng bán tăng nhanh ở
mức 10,75%, thêm vào đó là sự gia tăng của chi phí bán hàng ở mức 10,53%
so với năm 2011, chi phí quản lý có giảm nhưng không nhiều. Chính vì vậy
mặc dù doanh thu thuần có tăng nhưng do sự tác động của chi phí đã làm cho
lợi nhuận cuối kỳ bị giảm hơn so với năm 2011. Qua kết quả trên cho thấy
doanh nghiệp đã phần nào bị ảnh hưởng bởi sự lạm phát của nền kinh tế, kéo
theo đó là sự gia tăng của các chi phí đầu vào, mặt khác là do doanh nghiệp
chưa đề ra được phương hướng hợp lý để giảm thiểu chi phí, vì vậy lợi nhuận
cuối kỳ chưa đạt được tối đa.
3.5.2 Phân tích chung về hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu 2011–
2013
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do
chức năng kinh doanh đem lại trong từng kỳ hạch toán của doanh nghiệp làm
cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động,
phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến
42
kết quả chung của doanh nghiệp. Đồng thời là số liệu quan trọng để cơ quan
quản lý kiểm tra, đánh giá về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 3.2: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu 2011 –
2013
Đvt: đồng
Chênh lệch
6 tháng đầu
Năm 2012/2011
Chỉ tiêu
2011
A. Tổng doanh
thu
1. Doanh thu
thuần
2. Doanh thu tài
chính
3. Thu nhập
khác
B. Tổng chi phí
1. Giá vốn hàng
bán
2. Chi phí bán
hàng
3. Chi phí quản
lý
4. Chi phí tài
chính
5. Chi phí khác
Lợi nhuận trước
thuế
C. Thuế NDN
Lợi nhuận sau
thuế
2012
2013
Giá trị
Năm 2013/2012
%
Giá trị
%
860.906.916 898.298.760 914.125.231 37.391.844
4,34 15.826.471
1,76
858.897.983 896.272.505 912.117.909 37.374.522
4,35 15.845.404
1,77
1.438.675
1.450.203
1.453.805
11.528
0,80
3.602
0,25
570.258
576.052
553.517
5.794
1,02
-22.535
-3,91
848.531.351 891.097.743 905.864.057 42.566.392
5,02 14.766.314
1,66
679.595.642 721.307.919 731.880.033 41.712.277
6,14 10.572.114
1,47
36.847.868
35.840.418
37.349.614
-1.007.450
-2,73
1.509.196
4,21
132.087.841 133.949.406 136.634.410
1.861.565
1,41
2.685.004
2,00
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
12.375.565
7.201.017
8.261.174
-5.174.548
-41,81
1.060.157 14,72
3.093.891
1.800.254
2.065.294
-1.293.637
-41,81
265.040 14,72
9.281.674
5.400.763
6.195.880
-3.880.911
-41,81
795.117 14,72
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu (2011 – 2013)
Nhìn vào bảng 3.2 kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu
2011 – 2013 ta nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các
năm và đạt cao nhất vào 6 tháng đầu năm 2013 với 914.125.231 đồng. Tổng
doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 đạt 898.298.760 đồng tăng 37.391.844 đồng
tương ứng tăng 4,34% so với cùng kỳ năm 2011. Đến cùng kỳ năm 2013 tổng
doanh thu tiếp tục tăng 15.826.471 đồng tương ứng tăng 1,76% so với năm
2012.
Đồng thời qua bảng số liệu ta cũng nhận thấy rằng chi phí công ty đã bỏ
ra trong 6 tháng đầu 2011 – 2013 cũng biến động không kém doanh thu. Nếu 6
tháng đầu năm 2013 đạt mức doanh thu cao nhất thì chi phí mà công ty bỏ ra
cũng nhiều nhất so với cùng kỳ 2011 – 2012. Trong đó giá vốn hàng bán là
43
731.880.033 đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất so với các khoản phí khác ở mức
80,79%.
Đơn vị tính: triệu đồng
14
12.4
12
10
8.3
8
7.2
Lợi nhuận trước
thuế
6
4
2
0
2011
2012
2013
Hình 3.4 Biểu đồ tình hình lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu 2011 – 2013
Lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận
trước thuế của công ty 6 tháng đầu năm 2012 giảm -5.174.548 đồng so với
cùng kỳ năm 2011, tương ứng giảm 41,81%. Sang 6 tháng đầu năm 2013 lợi
nhuận tăng 1.060.157 đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng tăng 14,72%.
Nhìn chung tình hình công ty qua 6 tháng đầu 2011 – 2013 chưa tốt, doanh thu
qua các năm đều tăng nhưng do chi phí bỏ ra cũng tăng theo nên làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của đơn vị, khiến lợi nhuận không được tăng cao. Công
ty cần có những phương hướng cụ thể để góp phần làm giảm chi phí cho
những kỳ kinh doanh tiếp theo.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM
2014
3.6.1 Thuận lợi
- Có vị trí nằm trên đường giáp quốc lộ.
- Diện tích xưởng sản xuất lớn.
- Máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại, phù hợp cho việc sản
xuất.
- Đội ngũ công nhân trẻ, nhiệt tình, quyết tâm gắn bó với đơn vị.
3.6.2 Khó khăn
- Do tác động của giá cả vật tư đầu vào như sắt, thép, xăng dầu, tiền
lương ngày càng tăng làm giá thành sản phẩm tăng cao, nhưng giá bán sản
44
phẩm không thể tăng thêm, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản
xuất.
- Hiện nay trong khu vực có nhiều doanh nghiệp, công ty kinh doanh và
sản xuất những mặt hàng cơ khí. Do đó, công ty rơi vào tình trạng cạnh tranh
quyết liệt.
- Đội ngũ công nhân mới vào nghề, ít kinh nghiệm, chưa nắm bắt kịp
thời cách sử dụng các thiết bị, máy móc công nghệ cao.
3.6.3 Định hướng phát triển
Tiếp tục xây dựng và phát triển công ty, giữ vững công ty TNHH Nam
Nhã là một đơn vị mạnh trong lĩnh vực cơ khí, lấy hiệu quả kinh tế làm thước
đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của công ty. Duy trì và phát triển
ngành nghề truyền thống là sản xuất máy móc, thiết bị công nghiệp – nông
nghiệp. Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ,
đảm bảo cho công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các
doanh nghiệp trong nước và trong khu vực. Không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của công
ty TNHH Nam Nhã.
45
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ
4.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TNHH NAM NHÃ
4.1.1 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, các loại máy móc, thiết bị chủ yếu được sản xuất là máy sấy
thức ăn, máy nghiền bột, dây chuyền máy ép viên thức ăn cá. Ngoài ra công ty
còn nhận gia công các mặt hàng, chi tiết máy móc cơ khí. Tùy theo yêu cầu
của mỗi khách hàng mà mỗi loại máy, thiết bị có công suất, bảo hành và cách
sử dụng khác nhau. Do đó, giá thành của máy móc cùng loại cũng khác nhau.
Sản phẩm được bộ phận kỹ thuật thiết kế theo đúng yêu cầu của khách hàng và
được sản xuất tại phân xưởng. Sản phẩm hoàn thành được bàn giao tại phân
xưởng, sau đó vận chuyển về bên mua, chi phí vận chuyển do các bên tự thỏa
thuận. Khi xuất thành phẩm, kế toán lập phiếu xuất kho và giao cho khách
hàng hóa đơn GTGT. Đối với thành phẩm có giá trị nhỏ, khách hàng có thể
thanh toán trước hoặc thanh toán sau khi nhận hàng, chậm nhất là 30 ngày.
Đối với thành phẩm có giá trị lớn, khách hàng phải ứng trước 30% giá trị hợp
đồng sau khi ký. Sau khi đã nhận được hàng, khách hàng thanh toán thêm 50%
giá trị hợp đồng. Còn lại 20% sẽ thanh toán sau quá trình chạy thử, nghiệm
thu, chậm nhất là 30 ngày sau khi bên mua ký biên bản nghiệm thu.
4.1.2 Phương thức tiêu thụ sản phẩm
Các phương thức tiêu thụ sản phẩm công ty đang áp dụng:
- Phương thức bán buôn: theo phương thức này, công ty bán trực tiếp
cho người mua, do bên mua trực tiếp đến nhận hàng tại kho của công ty bán
hoặc tại địa điểm mà đơn vị đã quy định. Thời điểm bán hàng là thời điểm
người mua đã ký nhận hàng, còn thời điểm thanh toán tiền bán hàng phụ thuộc
vào điều kiện thuận lợi của hợp đồng.
- Phương thức bán lẻ: khách hàng mua hàng tại công ty và thanh toán
ngay cho nên sản phẩm, hàng hoá được ghi nhận doanh thu của đơn vị một
cách trực tiếp.
- Phương thức bán hàng theo hợp đồng thương mại: theo phương thức
này bên bán chuyển hàng đi để giao cho bên mua theo địa chỉ ghi trong hợp
đồng. Hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, chỉ khi nào người
mua chấp nhận (một phần hay toàn bộ) mới được coi là tiêu thụ.
46
Phương thức thanh toán:
- Thanh toán bằng tiền mặt: đây là hình thức thanh toán áp dụng khi giá
trị thanh toán dưới 20.000.000 đồng. Khách hàng có thể ứng trước 50% giá trị
sản phẩm, đến khi nhận hàng thanh toán hết 50% giá trị còn lại. Hay có thể
thanh toán toàn bộ giá trị sản phẩm ngay sau khi đã nhận hàng hóa.
- Thanh toán bằng chuyển khoản: áp dụng đối với những hợp đồng có
giá trị lớn. Bên mua sẽ ứng trước 30% giá trị hợp đồng sau khi ký, khi nhận
hàng sẽ thanh toán thêm 50% giá trị hợp đồng, 20% còn lại sẽ thanh toán sau
quá trình chạy thử, nghiệm thu, chậm nhất là 30 ngày sau khi bên mua ký biên
bản nghiệm thu. Tuy nhiên hình thức thanh toán này cũng có thể áp dụng theo
yêu cầu của bên mua đối với hàng hóa có giá trị thanh toán nhỏ.
4.2 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ
4.2.1 Tài khoản sử dụng và các sổ kế toán áp dụng
Áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ–BTC do Bộ
Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006.
4.2.1.1 Tài khoản kế toán tiêu thụ
TK 511: tài khoản sử dụng để hoạch toán doanh thu.
TK 632: tài khoản sử dụng để hoạch toán giá vốn hàng bán.
4.2.1.2 Tài khoản kế toán xác định kết quả kinh doanh
TK 515: tài khoản sử dụng để hoạch toán doanh thu tài chính.
TK 641: tài khoản sử dụng để hoạch toán chi phí bán hàng.
TK 642: tài khoản sử dụng để hoạch toán chi phí quản lý.
TK 711: tài khoản sử dụng để hoạch toán thu nhập khác.
TK 911: tài khoản sử dụng để xác định kết quả kinh doanh.
TK 4212: tài khoản sử dụng để xác định lợi nhuận chưa phân phối năm
nay.
TK 3334: tài khoản sử dụng để xác định thuế TNDN phải nộp.
TK 821: tài khoản sử dụng để hoạch toán chi phí thuế TNDN.
Trong kỳ hoạch toán không phát sinh chi phí tài chính (TK 635) và chi
phí khác (TK 811), vì vậy hai tài khoản này không được liệt kê vào đây.
4.2.2 Chứng từ sử dụng
47
- Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có.
- Đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán, biên bản nghiệm thu.
4.2.3 Hình thức luân chuyển chứng từ
Tất cả các chứng từ do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến
liên quan đến nghiệp vụ hạch toán kế toán đều phải tập trung vào bộ phận kế
toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và
xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để hạch
toán ghi sổ kế toán. Quá trình luân chuyển chứng từ như sau:
- Phòng kinh doanh lập bảng chào giá, đặc tính kỹ thuật của thiết bị gửi
cho khách hàng. Sau đó hai bên sẽ cùng thỏa thuận lại giá cả cũng như đặc
tính kỹ thuật của thiết bị theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng.
- Phòng kinh doanh sẽ nhận đơn đặt hàng của khách, qua quá trình kiểm
tra xét duyệt, hai bên cùng tiến hành ký hợp đồng. Hợp đồng được lập thành 2
bản, mỗi bên sẽ giữ một bản. Theo hợp đồng, khách hàng sẽ ứng trước 30%
giá trị hợp đồng, phòng kế toán tiến hành lập phiếu thu thành 2 liên, mỗi bên
sẽ giữ 1 liên. Trường hợp khách hàng chuyển khoản để thanh toán, công ty sẽ
nhận được tin nhắn thông báo của ngân hàng về số tiền khách hàng vừa
chuyển trả.
- Sau đó đơn đặt hàng được chuyển cho bộ phận kỹ thuật để thiết kế theo
đúng yêu cầu của khách hàng.
- Bộ phận kỹ thuật sẽ thiết kế bản vẽ và chuyển cho bộ phận gia công để
tiến hành chế tạo thiết bị.
- Khi thiết bị đã hoàn thành, phòng kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho,
phiếu xuất kho được lập thành 2 liên, bộ phận kỹ thuật và phòng kế toán mỗi
bên sẽ giữ một liên. Bộ phận kỹ thuật sẽ vận chuyển, lắp đặt và vận hành thiết
bị, chi phí vận chuyển sẽ do hai bên tự thoả thuận. Sau khi khách hàng đã nhận
hàng theo đúng hợp đồng đã ký, sẽ thanh toán 50% giá trị hợp đồng, phòng kế
toán tiến hành ghi sổ và lập phiếu thu thành 2 liên, khách hàng và phòng kế
toán mỗi bên sẽ giữ một liên. Trường hợp khách hàng chuyển khoản để thanh
toán, công ty sẽ nhận được tin nhắn thông báo của ngân hàng về số tiền khách
hàng vừa chuyển trả.
- Sau quá trình chạy thử, các bên tiến hành ký biên bản nghiệm thu.
Khách hàng thanh toán 20% giá trị còn lại của hợp đồng. Phòng kế toán ghi
sổ, lập phiếu thu thành 2 liên, khách hàng và phòng kế toán mỗi bên sẽ giữ
một liên. Trường hợp khách hàng chuyển khoản để thanh toán, công ty sẽ
nhận được tin nhắn thông báo của ngân hàng về số tiền khách hàng vừa
48
chuyển trả. Phòng kế toán lập hóa đơn GTGT thành 3 liên trong đó lưu tại sổ 1
liên, 1 liên giao cho khách hàng và 1 liên lưu nội bộ.
Nhận xét: hình thức luân chuyển chứng từ hợp lý, phù hợp với quy mô
hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, nhờ đó giúp đơn vị thuận lợi
trong công tác quản lý, lưu trữ và kiểm tra chứng từ.
4.2.4 Ghi sổ
4.2.4.1 Sổ nhật ký chung
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào
sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh
và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số
liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
49
Bảng 4.1 Sổ nhật ký chung tháng 01/2013
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 01 năm 2013
Đvt: đồng
Chứng từ
Ngày
tháng ghi
sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
A
B
C
2/1/2013
PC01
2/1/2013
2/1/2013
PC01
2/1/2013
2/1/2013
PC01
2/1/2013
6/1/2013
6/1/2013
PT01
PT01
6/1/2013
6/1/2013
7/1/2013
PC02
7/1/2013
7/1/2013
PC02
7/1/2013
7/1/2013
PC02
7/1/2013
9/1/2013
9/1/2013
9/1/2013
9/1/2013
9/1/2013
DT01
DT01
DT01
XTP01
XTP01
9/1/2013
9/1/2013
9/1/2013
9/1/2013
9/1/2013
9/1/2013
PC05
9/1/2013
9/1/2013
PC05
9/1/2013
9/1/2013
PC05
9/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
11/1/2013
11/1/2013
11/1/2013
11/1/2013
11/1/2013
13/1/2013
DT02
DT02
DT02
XTP02
XTP02
PC12
PC12
DT03
DT03
DT03
XTP03
XTP03
DT04
10/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
11/1/2013
11/1/2013
11/1/2013
11/1/2013
11/1/2013
13/1/2013
D
Thanh toán tiền điện thoại HĐ
2244889
Thanh toán tiền điện thoại HĐ
2244889
Thanh toán tiền điện thoại HĐ
2244889
Thu nhập khác từ bán phế liệu
Thu nhập khác từ bán phế liệu
Thanh toán tiền điện HĐ
0005941
Thanh toán tiền điện HĐ
0005941
Thanh toán tiền điện HĐ
0005941
Doanh thu bán hàng HĐ 0000148
Doanh thu bán hàng HĐ 0000148
Doanh thu bán hàng HĐ 0000148
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán
Thanh toán tiền điện thoại HĐ
2371020
Thanh toán tiền điện thoại HĐ
2371020
Thanh toán tiền điện thoại HĐ
2371020
Doanh thu bán hàng HĐ 0000149
Doanh thu bán hàng HĐ 0000149
Doanh thu bán hàng HĐ 0000149
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán
Chi hỗ trợ tiền xăng
Chi hỗ trợ tiền xăng
Doanh thu bán hàng HĐ 0000150
Doanh thu bán hàng HĐ 0000150
Doanh thu bán hàng HĐ 0000150
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán
Doanh thu bán hàng HĐ 0000151
50
Số
hiệu
TK
đối
ứng
E
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
642
2.131.029
133
213.103
111
2.344.132
111
711
125.207
642
559.368
133
55.937
125.207
111
615.305
131
511
3331
632
155
56.856.700
641
2.053.272
133
205.327
51.687.909
5.168.791
45.950.233
45.950.233
111
131
511
3331
632
155
641
111
131
511
3331
632
155
131
2.258.599
21.450.000
19.500.000
1.950.000
15.250.000
15.250.000
1.500.000
1.500.000
28.358.000
25.780.000
2.578.000
20.200.000
20.200.000
60.170.000
13/1/2013
13/1/2013
13/1/2013
13/1/2013
17/1/2013
17/1/2013
17/1/2013
17/1/2013
17/1/2013
DT04
DT04
XTP04
XTP04
DT05
DT05
DT05
XTP05
XTP05
13/1/2013
13/1/2013
13/1/2013
13/1/2013
17/1/2013
17/1/2013
17/1/2013
17/1/2013
17/1/2013
25/1/2013
HT09
25/1/2013
25/1/2013
HT09
25/1/2013
31/1/2013
HT10
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
HT10
HT10
HT11
HT11
HT11
KCDT
KCDT
KCDT
KCDT
KCDT
KCDT
KCCP
KCCP
KCCP
KCCP
KCCP
KCCP
TNDN
TNDN
KCT
KCT
Doanh thu bán hàng HĐ 0000151
Doanh thu bán hàng HĐ 0000151
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán
Doanh thu bán hàng HĐ 0000152
Doanh thu bán hàng HĐ 0000152
Doanh thu bán hàng HĐ 0000152
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán
Lãi tiền gửi ngân hàng tháng
1/2013
Lãi tiền gửi ngân hàng tháng
1/2013
Tiền lương phải trả tháng 1/2013
Tiền lương phải trả tháng 1/2013
Tiền lương phải trả tháng 1/2013
Tính trích BH
Tính trích BH
Tính trích BH
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển doanh thu tài chính
Kết chuyển doanh thu tài chính
Kết chuyển doanh thu khác
Kết chuyển doanh thu khác
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí quản lý
Kết chuyển chi phí quản lý
Thuế TNDN phải nộp
Thuế TNDN phải nộp
Kết chuyển chi phí thuế
Kết chuyển chi phí thuế
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
31/1/2013
KCLN 31/1/2013 Kết chuyển lợi nhuận
KCLN 31/1/2013 Kết chuyển lợi nhuận
Tổng
511
3331
632
155
131
511
3331
632
155
54.700.000
5.470.000
45.250.000
45.250.000
19.250.000
17.500.000
1.750.000
10.750.000
10.750.000
112
352.361
515
641
642
334
641
352.361
2.800.000
15.600.000
18.400.000
560.000
3.120.000
642
3.680.000
338
511 169.167.909
169.167.909
911
352.361
515
352.361
911
125.207
711
125.207
911
911 137.400.233
137.400.233
632
6.913.272
911
6.913.272
641
911 21.410.397
21.410.397
642
980.394
821
3334
980.394
911
980.394
821
980.394
2.941.181
911
4212
2.941.181
693.031.885 693.031.885
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
Nhận xét:
- Mẫu sổ nhật ký chung là mẫu S03a – DN thực hiện theo đúng Quyết
định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Nội dung đầy đủ, cách ghi sổ chính xác, rõ ràng.
51
4.2.4.2 Sổ cái các tài khoản
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ nhật ký chung. Sau đó, kế toán căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào
sổ cái theo các tài khoản phù hợp.
Bảng 4.2 Sổ cái tài khoản 511 tháng 01/2013
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2013
Đvt: đồng
Số hiệu: TK 511
Chứng từ
Ngày
tháng ghi
sổ
Số
hiệu
A
B
9/1/2013
DT01
10/1/2013 DT02
11/1/2013 DT03
13/1/2013 DT04
17/1/2013 DT05
31/1/2013 KCDT
Ngày
tháng
Diễn giải
C
D
9/1/2013 Doanh thu bán hàng HĐ 0000148
10/1/2013 Doanh thu bán hàng HĐ 0000149
11/1/2013 Doanh thu bán hàng HĐ 0000150
13/1/2013 Doanh thu bán hàng HĐ 0000151
17/1/2013 Doanh thu bán hàng HĐ 0000152
31/1/2013 Kết chuyển doanh thu thuần
Tổng số phát sinh
Số
Số tiền
hiệu
TK
Nợ
Có
đối
ứng
E
1
2
131
51.687.909
131
19.500.000
131
25.780.000
131
54.700.000
131
17.500.000
911 169.167.909
169.167.909 169.167.909
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
Bảng 4.3 Sổ cái tài khoản 515 tháng 01/2013
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2013
Số hiệu: TK 515
Ngày
tháng ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số
Ngày
hiệu
tháng
A
B
C
D
25/1/2013 HT09 25/1/2013 Lãi tiền gửi ngân hàng tháng 1/2013
31/1/2013 KCDT 31/1/2013 Kết chuyển doanh thu tài chính
Tổng số phát sinh
Đvt: đồng
Số hiệu
TK
đối ứng
E
112
911
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
52
Số tiền
Nợ
Có
1
2
352.361
352.361
352.361
352.361
Bảng 4.4 Sổ cái tài khoản 711 tháng 01/2013
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2013
Đvt: đồng
Số hiệu: TK 711
Chứng từ
Ngày
tháng ghi
sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
A
B
C
6/1/2013
PT01
31/1/2013
KCDT
Diễn giải
Số tiền
Số hiệu
TK
đối ứng
Nợ
Có
E
1
2
D
Thu nhập khác từ bán phế
6/1/2013
liệu
Kết chuyển doanh thu tài
31/1/2013
chính
Tổng số phát sinh
111
911
125.207
125.207
125.207 125.207
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
Bảng 4.5 Sổ cái tài khoản 632 tháng 01/2013
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2013
Đvt: đồng
Số hiệu: TK 632
Ngày
tháng ghi
sổ
A
9/1/2013
Chứng từ
Số
hiệu
Diễn giải
Ngày
tháng
Số tiền
Nợ
Có
2
D
Giá vốn hàng bán
E
155
1
45.950.233
10/1/2013 XTP02 10/1/2013 Giá vốn hàng bán
155
15.250.000
11/1/2013 XTP03 11/1/2013 Giá vốn hàng bán
155
20.200.000
13/1/2013 XTP04 13/1/2013 Giá vốn hàng bán
155
45.250.000
17/1/2013 XTP05 17/1/2013 Giá vốn hàng bán
155
10.750.000
31/1/2013
B
C
XTP01 9/1/2013
Số
hiệu
TK
đối
ứng
KCCP
31/1/2013 Kết chuyển giá vốn hàng bán
Tổng số phát sinh
911
137.400.233
137.400.233 137.400.233
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
53
Bảng 4.6 Sổ cái tài khoản 641 tháng 01/2013
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2013
Đvt: đồng
Số hiệu: TK 641
Chứng từ
Ngày
tháng ghi
sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
A
B
C
9/1/2013
PC05
10/1/2013
Diễn giải
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Số tiền
Có
1
2
111
2.053.272
PC12
D
Thanh toán tiền điện thoại HĐ
9/1/2013
2371020
10/1/2013 Chi hỗ trợ tiền xăng
111
1.500.000
31/1/2013
HT10
31/1/2013 Tiền lương phải trả tháng 1/2013
334
2.800.000
31/1/2013
HT11
31/1/2013 Tính trích BH
338
560.000
31/1/2013 KCCP 31/1/2013 Kết chuyển chi phí bán hàng
E
Nợ
911
Tổng số phát sinh
6.913.272
6.913.272
6.913.272
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
Bảng 4.7 Sổ cái tài khoản 642 tháng 01/2013
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2013
Đvt: đồng
Số hiệu: TK 642
Chứng từ
Ngày
tháng ghi
sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
A
B
C
2/1/2013
PC01
7/1/2013
PC02
31/1/2013
HT10
D
Thanh toán tiền điện thoại HĐ
2/1/2013
244889
Thanh toán tiền điện HĐ
7/1/2013
0005941
31/1/2013 Tiền lương phải trả tháng 1/2013
31/1/2013
HT11
31/1/2013 Tính trích BH
Diễn giải
31/1/2013 KCCP 31/1/2013 Kết chuyển chi phí quản lý
Tổng số phát sinh
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Số tiền
Nợ
Có
E
1
2
111
2.131.029
111
559.368
334
15.600.000
338
3.120.000
911
21.410.397
21.410.397
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
54
21.410.397
Bảng 4.8 Sổ cái tài khoản 911 tháng 01/2013
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2013
Đvt: đồng
Số hiệu: TK 911
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Chứng từ
Ngày
tháng ghi
sổ
Số
hiệu
Diễn giải
Ngày
tháng
A
B
C
D
31/1/2013 KCDT 31/1/2013 Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển doanh thu tài
31/1/2013 KCDT 31/1/2013
chính
31/1/2013 KCDT 31/1/2013 Kết chuyển doanh thu khác
Số tiền
Nợ
Có
1
2
169.167.909
E
511
515
352.361
711
125.207
31/1/2013
KCCP
31/1/2013 Kết chuyển giá vốn hàng bán
632
137.400.233
31/1/2013
KCCP
31/1/2013 Kết chuyển chi phí bán hàng
641
6.913.272
31/1/2013
KCCP
31/1/2013 Kết chuyển chi phí quản lý
642
21.410.397
31/1/2013
KCT
31/1/2013 Kết chuyển chi phí thuế
821
980.394
421
2.941.181
31/1/2013 KCLN 31/1/2013 Kết chuyển lợi nhuận
Tổng số phát sinh
169.645.477
169.645.477
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
Bảng 4.9 Sổ cái tài khoản 4212 tháng 01/2013
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2013
Đvt: đồng
Số hiệu: TK 4212
Ngày
tháng ghi
sổ
Chứng từ
Số
hiệu
Diễn giải
Ngày
tháng
A
B
C
D
31/1/2013 KCLN 31/1/2013 Kết chuyển lợi nhuận
Số
hiệu
TK
đối
ứng
E
911
Số tiền
Nợ
1
Có
2
2.941.181
Tổng số phát sinh
2.941.181
Số dư cuối kỳ
2.941.181
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
55
Bảng 4.10 Sổ cái tài khoản 821 tháng 01/2013
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2013
Đvt: đồng
Số hiệu: TK 821
Chứng từ
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Ngày
tháng ghi
sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
A
31/1/2013
B
TNDN
C
31/1/2013
D
Thuế TNDN phải nộp
E
3334
31/1/2013
KCT
31/1/2013
Kết chuyển chi phí thuế
911
Diễn giải
Tổng số phát sinh
Số tiền
Nợ
Có
1
980.394
2
980.394
980.394
980.394
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
Bảng 4.11 Sổ cái tài khoản 3334 tháng 01/2013
SỔ CÁI
Tháng 01 năm 2013
Đvt: đồng
Số hiệu: TK 3334
Chứng từ
Ngày
tháng ghi
sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
A
31/1/2013
B
TNDN
C
31/1/2013
Diễn giải
D
Thuế TNDN phải nộp
Số
hiệu
TK
đối
ứng
E
821
Số tiền
Nợ
Có
1
2
980.394
Tổng số phát sinh
980.394
Số dư cuối kỳ
980.394
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
Nhận xét:
- Mẫu sổ cái là mẫu S03b – DN thực hiện theo đúng Quyết định
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tuy nhiên
đã lược bỏ phần tên tài khoản.
- Nội dung đầy đủ, cách ghi chính xác, rõ ràng.
- Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
4.2.4.3 Sổ chi tiết
56
Sổ, thẻ kế toán chi tiết được ghi các nghiệp vụ phát sinh đồng thời với
việc ghi sổ nhật ký chung. Đối với nghiệp vụ tiêu thụ, đơn vị sử dụng sổ chi
tiết thành phẩm để theo dõi cụ thể tình hình nhập, xuất, tồn của thành phẩm.
Bảng 4.12 Sổ chi tiết thành phẩm tháng 01/2013
SỔ CHI TIẾT THÀNH PHẨM
Tháng 1 năm 2013
Đvt: đồng
Tài khoản: 155
Chứng từ
Số
hiệu
A
NTP
01
XTP
01
NTP
01
XTP
02
NTP
02
XTP
03
NTP
03
XTP
04
NTP
04
XTP
05
Ngày
tháng
Diễn giải
B
C
Số dư đầu kỳ
NK máy ép
viên 200kg/g
XK máy ép
viên 200kg/g
NK ống côn
máy ép
NK ống côn
máy ép
NK lưỡi dao
máy ép
NK lưỡi dao
máy ép
NK máy
nghiền
NK máy
nghiền
NK ống lót
máy ép
XK ống lót
máy ép
7/1/2013
9/1/2013
9/1/2013
10/1/2013
10/1/2013
11/1/2013
12/1/2013
13/1/2013
16/1/2013
17/1/2013
Nhập
Xuất
Tồn
TK
đối
ứng
Đơn
giá
SL
TT
SL
TT
S
L
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
24.266.305
-
-
-
-
1
24.266.305
154
45.950.233
1
45.950.233
-
-
-
-
632
45.950.233
-
-
1
45.950.233
-
-
154
305.000
50
15.250.000
-
-
-
-
632
305.000
-
-
50
15.250.000
-
-
154
40.400
500
20.200.000
-
-
-
-
632
40.400
-
-
500
20.200.000
-
-
154
45.250.000
1
45.250.000
-
-
-
-
632
45.250.000
-
-
1
45.250.000
-
-
154
215.000
50
10.750.000
-
-
-
-
632
215.000
-
-
50
10.750.000
-
-
602
137.400.233
602
137.400.233
1
24.266.305
Cộng
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
Nhận xét:
- Mẫu sổ chi tiết là mẫu S10 – DN thực hiện theo đúng Quyết định
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Nội dung đầy đủ, cách ghi chính xác, rõ ràng.
- Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
4.2.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
57
Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ sở lập báo cáo căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh tháng 1 (2012 –
2013).
Bảng 4.13 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01/2013
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đvt: đồng
Tháng 01 năm 2013
Thuyết
minh
Năm
nay
Năm
trước
4
VI.25
5
169.167.909
-
6
163.739.818
-
169.167.909
163.739.818
137.400.233
131.127.798
31.767.676
32.612.020
352.361
6.913.272
21.410.397
340.107
6.973.403
22.321.904
30
3.796.368
3.656.820
11 Thu nhập khác
12 Chi phí khác
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14
(50 = 30 + 40)
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
17
(60 = 50 - 51 - 52)
31
32
40
125.207
125.207
126.009
126.009
50
3.921.575
3.782.829
980.394
945.707
2.941.181
2.837.122
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
Chỉ tiêu
Stt
Mã
1
2
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
3 vụ
(10 = 01 - 02)
4 Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
5 vụ
(20 = 10 - 11)
6 Doanh thu hoạt động tài chính
7 Chi phí tài chính
-Trong đó: Chi phí lãi vay
8 Chi phí bán hàng
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25))
3
1
2
10
11
VI.27
20
21
22
23
24
25
51
52
VI.26
VI.28
VI.30
VI.30
60
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2013
Nhận xét:
- Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là mẫu B02 – DN thực hiện
theo đúng Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính.
- Nội dung đầy đủ, cách ghi chính xác, rõ ràng.
58
4.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐƯA RA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH NAM NHÃ
4.3.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tháng 1
2011 – 2013
4.3.1.1 Phân tích doanh thu
Doanh thu được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các chỉ tiêu
khác. Trong việc sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng đều đặt ra
mục tiêu cuối cùng là đạt được doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất. Vì
vậy doanh thu là chỉ tiêu quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp. Đồng thời doanh thu còn là tác nhân đầu tiên tác động đến lợi
nhuận. Thông qua việc phân tích doanh thu ta có thể đánh giá được quy mô,
hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bảng 4.14 Tình hình doanh thu tháng 1 từ năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Chênh lệch
Tháng 1 năm
Tháng 1 năm
2012/2011
2013/2012
Tháng 1
Chỉ tiêu
Tổng
doanh thu
Doanh thu
thuần
Doanh thu
tài chính
Thu nhập
khác
2011
2012
2013
Giá trị
159.113.311
164.205.934
169.645.477
5.092.623
158.641.636
163.739.818
169.167.909
357.280
340.107
114.395
126.009
%
Giá trị
%
3,20
5.439.543
3,31
5.098.182
3,21
5.428.091
3,32
352.361
-17.173
-4,81
12.254
3,60
125.207
11.614
10,15
-802
-0,64
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng doanh thu của công ty tăng dần qua
tháng 1 của các năm, doanh thu thuần luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
tổng doanh thu của công ty (hơn 90%), trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài
chính và doanh thu khác của tháng 1 năm 2011 – 2013 lại chiếm tỷ trọng rất
nhỏ. Điều đó cho thấy nguồn thu nhập chính của công ty phần lớn là từ việc
bán hàng.
Tháng 1 năm 2012 tổng doanh thu đạt 164.205.934 đồng tăng 5.092.623
đồng so với cùng kỳ năm 2011, tương ứng tăng 3,2%. Sự tăng này chủ yếu là
do sự tăng lên từ doanh thu bán hàng.
59
Đến tháng 1 năm 2013 doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng, tổng
doanh thu của công ty lên đến 169.645.477 đồng tăng 5.439.543 đồng, tương
ứng tăng 3,31%. Kết quả tăng này chủ yếu là do sự tăng mạnh của doanh thu
bán hàng kết hợp với sự tăng của doanh thu tài chính và thu nhập khác.
Để hiểu rõ hơn sự biến động của tình hình doanh thu ta đi vào phân tích
từng chỉ tiêu thành phần của tổng doanh thu.
* Doanh thu thuần
Doanh thu thuần đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của tổng doanh thu
do chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng doanh thu.
Tháng 1/2012 doanh thu thuần đạt 163.739.818 đồng, tăng 5.098.182
đồng, tương ứng 3,21%. Nguyên nhân của sự gia tăng doanh thu vào tháng
1/2012 một mặt là do công ty có những chính sách hợp lý trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, mặt khác nhờ có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ của
Nhà nước, vì vậy công ty có thêm nhiều khách hàng theo đó doanh thu cũng
tăng lên.
Sang tháng 1/2013 doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng và tăng mạnh
hơn so với tháng 1/2012. Tháng 1/2013 doanh thu thuần từ bán hàng tăng
5.428.091 đồng, tương ứng tăng 3,32%. Sự tăng mạnh doanh thu của tháng
1/2013 là do công ty đã hoàn thành vượt chỉ tiêu so với kế hoạch về sản xuất
sản phẩm, tuy các yếu tố đầu vào cho sản xuất có tăng hơn so với tháng
1/2012 nhưng bù lại doanh số bán sản phẩm cao hơn tháng 1/2012.
* Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty biến động tăng giảm không
ổn định qua tháng 1 năm 2011 – 2013. Vào tháng 1/2012 doanh thu từ hoạt
động tài chính của công ty có sự sụt giảm, chỉ đạt 340.107 đồng , giảm 17.173
đồng, tương ứng giảm 4,81% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân của sự
sụt giảm này chủ yếu là do sự sụt giảm của lãi tiền gửi, mặt khác là do công ty
sử dụng vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, vì
vậy số tiền nằm trong tài khoản rất ít. Tháng 1/2013 doanh thu từ hoạt động tài
chính của công ty là 352.361 đồng, tăng 12.254 đồng so với cùng kỳ năm
2012, tương ứng tăng 3,6%. Sự tăng này là do vào tháng 1/2013 lãi suất tiền
gửi tăng. Tuy nhiên về mặt cơ cấu, tỷ trọng của doanh thu tài chính chiếm quá
nhỏ (dưới 0,3%) do đó sự biến động của chỉ tiêu này không làm ảnh hưởng
nhiều đến sự biến động của tổng doanh thu.
* Doanh thu khác
60
Doanh thu khác của công ty cũng biến động qua tháng 1 năm 2011 –
2013. Tháng 1/2012 doanh thu khác đạt 126.009 đồng, tăng 11.614 đồng so
với cùng kỳ năm 2011, tương ứng tăng 10,15%. Nguyên nhân của sự gia tăng
này là do các khoản thu từ bán phế liệu, chi tiết máy móc hư hỏng tăng. Đến
tháng 1/2013, khoản mục này giảm 0,64%, tương đương giảm 802 đồng do
với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong thành phần doanh thu (dưới 0,08%) do đó biến động của khoản mục này
hầu như không ảnh hưởng đến sự biến động của tổng doanh thu.
4.3.1.2 Phân tích chi phí
Có thể nói chi phí là một nhân tố rất quan trọng mà bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng quan tâm. Chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận vì vậy đây luôn
là một trong những bài toán khó mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, đơn vị
cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí sau mỗi chu kỳ sản
xuất kinh doanh để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sử dụng các khoản
phí. Cũng như doanh thu việc đánh giá chi phí cũng góp phần quan trọng trong
việc tái sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí, giúp doanh
nghiệp tăng lợi nhuận.
Bảng 4.15 Tình hình chi phí tháng 1 từ năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Chênh lệch
Tháng 1
Tháng 1 năm
2012/2011
Chỉ tiêu
2011
Tổng chi
phí
Giá vốn
hàng bán
Chi phí bán
hàng
Chi phí
quản lý
2012
Tháng 1 năm
2013/2012
2013
Giá trị
%
Giá trị
%
151.741.410
160.423.105
165.723.902
8.681.695
5,72
5.300.797
3,30
123.165.940
131.127.798
137.400.233
7.961.858
6,46
6.272.435
4,78
6.511.330
6.973.403
6.913.272
462.073
7,10
-60.131
-0,86
22.064.140
22.321.904
21.410.397
257.764
1,17
-911.507
-4,08
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
61
Đvt: triệu đồng
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
Tổng chi phí
Giá vốn hàng bán
2011
2012
2013
Hình 4.1 Tình hình tổng chi phí tháng 1 từ năm 2011 – 2013
Qua biểu đồ ta thấy tổng chi phí biến động không đều và có xu hướng
tăng qua các năm. Tổng chi phí tháng 1/2013 là cao nhất, đạt 165.723.902
đồng. Trong đó giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 80%) trong
tổng chi phí. Điều này là hiển nhiên và hoàn toàn có thể lý giải là do doanh thu
bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty. Nhìn
chung tình hình thực hiện chi phí của công ty có sự biến động tương tự với sự
biến động của doanh thu. Chi phí tháng 1/2012 tăng mạnh ở mức 8.681.695
đồng, tương ứng tăng 5,72% so với cùng kỳ năm 2011. Vào tháng 1/2013 lại
tăng 5.300.797 đồng, tương ứng tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Tình hình thực hiện chi phí của công ty được phân tích cụ thể như sau
* Giá vốn hàng bán
Qua biểu đồ ta thấy giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí
của đơn vị. Điều đó cho thấy giá vốn là chi phí quan trọng quyết định lợi
nhuận của công ty. Giá vốn hàng bán tháng 1/2012 so với tháng 1/2011 có tỷ
lệ 6,46% tương đương 7.961.858 đồng, tỷ lệ tăng này khá cao, đó là do tác
động của yếu tố lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu đầu vào gia tăng tác động
làm giá vốn hàng bán cũng tăng. Tỷ lệ tháng 1/2013 so với tháng 1/2012 là
4,78%, tức giá trị tăng 6.272.435 đồng. Vì vậy công ty cần có những biện
pháp kiểm soát giá vốn một cách hợp lý để không làm chi phí này tăng cao,
ảnh hưởng đến lợi nhuận. Qua phân tích trên cho thấy công ty vẫn chưa kiểm
soát được các chi phí mua nguyên liệu đầu vào nên làm cho giá vốn của tháng
1 từ năm 2011 – 2013 luôn tăng.
62
Bảng 4.16 Tình hình giá vốn hàng bán tháng 1 từ năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Chênh lệch
Tháng 1
Năm
2012/2011
Chỉ tiêu
Tổng giá vốn
hàng bán
Nguyên vật
liệu
Nhân công
trực tiếp
Chi phí sản
xuất chung
Năm
2013/2012
2011
2012
2013
Giá trị
%
Giá trị
%
123.165.940
131.127.798
137.400.233
7.961.858
6,46
6.272.435
4,78
83.521.670
89.472.528
88.653.233
5.950.858
7,12
-819.295
-0,92
22.508.450
24.741.360
29.787.300
2.232.910
9,92
5.045.940 20,39
17.135.820
16.913.910
18.959.700
-221.910
-1,30
2.045.790 12,10
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Giá vốn hàng bán của đơn vị bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Qua bảng số liệu 4.16 ta
thấy tổng giá vốn hàng bán qua các tháng đều tăng, tháng 1 năm 2012 so với
cùng kỳ năm 2011 tăng 6,46%, tháng 1 năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012
tăng 4,78%. Nguyên nhân là do sự biến động của giá cả thị trường, tác động
làm tăng phí xăng dầu, điện, nước do đó ảnh hưởng làm chi phí nguyên vật
liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung đều tăng. Trong tổng giá vốn
hàng bán ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tháng 1/2011 có chi phí nguyên vật liệu là 83.521.670 đồng, chiếm tỷ trọng
67,8% trong tổng giá vốn. So với tháng 1/2011 thì cùng kỳ năm 2012 chi phí
nguyên vật liệu đã tăng thêm 5.950.858 đồng, tức tăng ở mức 7,12%, trong khi
đó mức tăng của doanh thu thuần năm 2012/2011 là 3,21%, vì vậy có thể thấy
tốc độ tăng của chi phí nguyên vật liệu là khá nhanh. Đến tháng 1/2013, khoản
chi này giảm ở mức 0,92% so với cùng kỳ năm 2012. Chi phí nhân công của
tháng 1 qua các năm đều tăng, nguyên nhân một mặt là do tăng số lượng công
nhân, mặt khác là mức tiền lương tăng để đảm bảo cuộc sống cho người lao
động theo quy định của Nhà nước và để phù hợp với hình hình leo thang của
các chi phí. Vào tháng 1/2012, chi phí này đạt 24.741.360 đồng, cao hơn so
với cùng kỳ năm 2011 là 2.232.910 đồng, tức ở mức 9,92%. So với cùng kỳ
năm 2012 thì vào tháng 1/2013 chi phí này tăng 5.045.940 đồng, tức tăng ở
mức 20,39%. Về chi phí sản xuất chung của tháng 1 qua các năm có những
biến động không đều. Tháng 1/2012 so với cùng kỳ 2011 giảm 221.910 đồng,
tức giảm ở mức 1,3%. Đến tháng 1/2013 khoản phí này tăng 12,1% so với
cùng kỳ năm 2012 và đạt giá trị ở mức 18.959.700 đồng.
63
* Chi phí bán hàng
Bảng 4.17 Tình hình chi phí bán hàng tháng 1 từ năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Chênh lệch
Tháng 1
Năm
2012/2011
Chỉ tiêu
2011
Tổng chi phí
bán hàng
Tiền lương
nhân công
Tính trích
BH
Chi phụ cấp
thêm
Chi phí mua
ngoài
2012
2013
Giá trị
%
Năm
2013/2012
Giá trị
%
6.511.330
6.973.403 6.913.272
462.073
7,10
-60.131
-0,86
2.400.000
2.580.000 2.800.000
180.000
7,50
220.000
8,53
560.000
60.000
13,16
44.000
8,53
1.400.000
1.450.000 1.500.000
50.000
3,57
50.000
3,45
2.255.330
2.427.403 2.053.272
172.073
7,63
-374.131
-15,41
456.000
516.000
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Chi phí bán hàng tháng 1/2012 so với tháng 1/2011 có mức tăng khá cao,
tỷ lệ tăng là 7,1%, đạt mức giá trị 462.073 đồng, đó là do phải chi tiêu cho các
khoản tiền lương, tính trích bảo hiểm, trợ cấp cho nhân viên và chi phí mua
ngoài phục vụ cho việc bán hàng. Trong tổng chi phí bán hàng, ta thấy chi phí
nhân công là khoản chi cao nhất. Tháng 1/2011, khoản chi này là 2.400.000
đồng, thấp hơn cùng kỳ năm 2012 là 180.000 đồng, với tỷ lệ giảm là 7,5%.
Đến tháng 1/2013, chi phí này đạt mức 2.800.000 đồng, tăng hơn so với cùng
kỳ năm 2012 là 220.000 đồng, tức đạt mức 8,53%. Nguyên nhân khiến khoản
phí này tăng là do có sự can thiệp của Nhà nước về thay đổi của mức lương tối
thiểu vùng qua các năm, thêm vào đó là sự gia tăng của các chi phí khác, vì
vậy tiền lương nhân công phải tăng để đảm bảo đầy đủ đời sống vật chất và
tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc tăng chi phí lương còn kéo theo
tăng các khoản trích bảo hiểm cho người lao động. Tháng 1/2012, tính trích
bảo hiểm là 516.000 đồng, tăng hơn so với tháng 1/2011 là 60.000 đồng với
giá trị tăng là 13,16%. Sang tháng 1/2013, khoản phí này tăng 44.000 đồng so
với tháng 1/2012, tức đạt giá trị 560.000 đồng. Ngoài tiền lương và tính trích,
chi phí phụ cấp cũng tăng dần qua các năm. Qua mỗi năm khoản phí này tăng
thêm 50.000 đồngg so với năm trước. Tháng 1/2012 tăng tỷ lệ 3,57% so với
cùng kỳ năm 2011, sang tháng 1/2013 khoản này tăng 3,45% so với tháng
1/2012. Chi phí mua ngoài cũng là khoản phí tác động làm ảnh hưởng đến
tổng chi phí bán hàng. Tháng 1/2012, chi phí mua ngoài là 2.427.403 đồng,
tăng 172.073 đồng (7,63%) so với tháng 1/2011. Vào thời điểm cùng kỳ năm
64
2013, khoản phí này có phần giảm do đơn vị đã chủ động được việc thắt chặt
chi tiêu, chi phí này đã giảm 374.131 đồng, tức giảm 15,41% so với tháng
1/2012.
* Chi phí quản lý
Bảng 4.18 Tình hình chi phí quản lý tháng 1 từ năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Chênh lệch
Tháng 1
Năm
2012/2011
Chỉ tiêu
2011
Tổng chi phí
quản lý
Tiền lương
nhân công
Tính trích
BH
Chi phí mua
ngoài
2012
2013
22.064.140
22.321.904
16.000.000
Năm
2013/2012
Giá trị
%
Giá trị
%
21.410.397
257.764
1,17
-911.507
-4,08
16.200.000
15.600.000
200.000
1,25
-600.000
-3,70
3.040.000
3.240.000
3.120.000
200.000
6,58
-120.000
-3,70
3.024.140
2.881.904
2.690.397
-142.236
-4,70
-191.507
-6,65
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm qua các năm là do sự tăng giảm
của các chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để duy trì việc quản lý, điều hành như: chi
phí nhân viên, tính trích bảo hiểm, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ
mua ngoài. Trong đó chi phí tiền lương là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn
72%. Chi phí tiền lương tháng 1/2012 đạt 16.200.000 đồng, tăng hơn so với
cùng kỳ năm 2011 là 200.000 đồng, tức tăng ở mức 1,25%. Nguyên nhân là do
sự điều chỉnh của Nhà nước về mức lương tối thiểu, thêm vào đó là sự gia tăng
của nhiều khoản chi phí khác vì vậy đơn vị phải tăng lương để đảm bảo đời
sống cho cán bộ công nhân viên. Vào tháng 1/2013, do số lượng nhân viên
quản lý giảm nên khoản phí này cũng giảm, đạt mức 15.600.000 đồng, tức
giảm hơn so với tháng 1/2012 là 600.000 đồng (-3,7%). Do mức tiền lương có
biến động nên ảnh hưởng làm tiền tính trích cũng biến động theo. Tháng
1/2012 tính trích bảo hiểm là 3.240.000 đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm
2011 là 200.000 đồng, tức đạt mức 6,58%. Sang tháng 1/2013, do chi phí tiền
lương giảm nên tính trích bảo hiểm cũng giảm ở mức 3,7% tức giảm 120.000
đồng so với tháng 1/2012. Do thắt chặt chi tiêu nên chi phí mua ngoài giảm
dần qua các năm. Cụ thể, tháng 1/2012 có giá trị 2.881.904 đồng, đã giảm
142.236 đồng (-4,7%) so với tháng 1/2011. Đến tháng 1/2013, khoản phí này
giảm 6,65%, tương đương giảm 191.507 đồng.
65
4.3.1.3 Phân tích lợi nhuận
Phân tích lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Phân tích lợi nhuận để thấy được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng
đến việc tăng, giảm lợi nhuận. Từ đó công ty đề ra những biện pháp phù hợp
với đơn vị nhằm nâng cao lợi nhuận, giúp công ty đạt hiệu quả tối đa trong
kinh doanh. Lợi nhuận trong kỳ của công ty bao gồm lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh chính, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác. Trong đó lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh chính chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lợi nhuận, do
đó có thể thấy được nguồn thu nhập chính của công ty là từ hoạt động kinh
doanh.
Bảng 4.19 Tình hình lợi nhuận tháng 1 năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Chênh lệch
Tháng 1
Năm
2012/2011
Chỉ tiêu
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận
trước thuế
Năm
2013/2012
2011
2012
2013
Giá trị
%
Giá trị
%
6.900.226
3.316.713
3.444.007
-3.583.513
-51,93
127.294
3,84
357.280
340.107
352.361
-17.173
-4,81
12.254
3,60
114.395
126.009
125.207
11.614
10,15
-802
-0,64
7.371.901
3.782.829
3.921.575
-3.589.072
-48,69
138.746
3,67
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của công ty có biến động không
đều qua tháng 1 năm 2011 – 2013. Tháng 1/2011 tổng lợi nhuận trước thuế
của công ty đạt 7.371.901 đồng, cùng kỳ năm 2012 đạt 3.782.829 đồng, giảm
hơn so với cùng kỳ năm 2011 là 3.589.072 đồng, tương ứng giảm 48,69%.
Tháng 1/2013, tổng lợi nhuận trước thuế là 3.921.575 đồng, tăng hơn so với
cùng kỳ năm 2012 là 138.746 đồng, tương ứng tăng 3,67%. Đây là dấu hiệu
chưa tốt cho thấy những biến động bất thường về lợi nhuận, công ty nên xem
xét về tình hình kinh doanh của đơn vị để sớm tìm ra nguyên nhân và biện
pháp khắc phục tình hình trên.
* Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính
66
Bảng 4.20 Tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tháng 1
năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Chênh lệch
Tháng 1
Tháng 1 năm
2012/2011
Chỉ tiêu
Doanh thu
bán hàng
Giá vốn
Lãi gộp
Chi phí bán
hàng
Chi phí
quản lý
Lợi nhuận
Giá trị
%
Tháng 1 năm
2013/2012
2011
2012
2013
Giá trị
158.641.636
163.739.818
169.167.909
5.098.182
3,21 5.428.091
3,32
123.165.940
131.127.798
137.400.233
7.961.858
6,46 6.272.435
4,78
35.475.696
32.612.020
31.767.676
-2.863.676
-8,07
-844.344
-2,59
6.511.330
6.973.403
6.913.272
462.073
7,10
-60.131
-0,86
22.064.140
22.321.904
21.410.397
257.764
1,17
-911.507
-4,08
6.900.226
3.316.713
3.444.007
-3.583.513
-51,93
127.294
3,84
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lãi gộp trừ đi
chi phí hoạt động. Lợi nhuận kinh doanh chính của đơn vị là hoạt động kinh
doanh, mua bán phụ tùng, máy móc, thiết bị. Nhìn chung doanh thu bán hàng
của tháng 1 từ năm 2011 – 2013 đều tăng, tuy nhiên lãi gộp lại giảm, nguyên
nhân là do sự tác động giá vốn hàng bán qua các năm đều tăng. Cụ thể vào
tháng 1/2012 lãi gộp đã giảm 2.863.676 đồng, tức giảm ở mức 8,07% so với
tháng 1/2011. Doanh thu bán hàng tháng 1/2012 cao hơn tháng 1/2011 là
5.098.182 đồng nhưng vẫn không đủ bù đắp khoản tăng của giá vốn hàng bán
là 7.961.858 đồng nên gây ra mức giảm trên. Sang tháng 1/2013, lãi gộp vẫn
tiếp tục giảm nhưng ở mức thấp hơn, tức là giảm ở mức 2,59%, tương đương
giảm số tiền 844.344 đồng so với tháng 1/2012. Đó là do giá cả nguyên liệu
đầu vào không ổn định khiến giá vốn tăng 6.272.435 đồng, đạt mức tỷ lệ tăng
4,78%. Trong khi đó doanh thu bán hàng tăng 5.428.091 đồng, tức tăng ở mức
3,32% vì vậy đã góp phần làm giảm chênh lệch lãi gộp so với tháng 1/2012.
Qua bảng 4.20 ta thấy lợi nhuận tháng 1 từ năm 2011 – 2013 có khuynh
hướng giảm. Cụ thể tháng 1/2012 đã giảm 3.583.513 đồng, tức tỷ lệ giảm là
51,93% so với tháng 1/2011. Kết quả này không chỉ do sự ảnh hưởng lớn của
giá vốn hàng bán mà còn bị ảnh hưởng từ chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Nguyên nhân là do đơn vị chưa thắt chặt được chi tiêu, mặt khác là do ảnh
hưởng của lạm phát làm các chi phí đầu vào tăng cao gây tác động làm giảm
lợi nhuận trong kỳ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý của tháng 1/2012 so
với tháng 1/2011 có tỷ lệ tăng lần lượt là 7,1% và 1,17%, mức tăng này khá
67
%
cao thêm vào đó tại thời điểm tháng 1/2012, giá vốn hàng bán tăng nhanh ở
mức 6,46%. Sự gia tăng của ba khoản này đã tác động làm giảm lợi nhuận
thuần, vì vậy tháng 1/2012 là tháng có lợi nhuận thấp nhất so với cùng kỳ
2011 và 2013. Vào tháng 1/2013 lợi nhuận có tăng nhưng tỷ lệ tăng chưa cao,
chỉ đạt ở mức 3,84%, tức tăng 127.294 đồng, tuy nhiên đây vẫn là dấu hiệu
khả quan. Góp phần làm lợi nhuận tăng là nhờ đơn vị đã phần nào tiết kiệm
được chi phí bán hàng và chi phí quản lý, hai khoản này giảm với tỷ lệ lần lượt
là 0,86% và 4,08%. Đây là bước đầu thực hiện cho mục tiêu tiết kiệm chi phí
của công ty. Tuy nhiên về giá vốn vẫn chưa có sự thay đổi, tháng 1/2013 đã
tăng 4,78%, do sự tác động này đã làm lợi nhuận của công ty trong kỳ kinh
doanh tháng 1/2013 không được tăng cao.
* Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Bảng 4.21 Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tài chính tháng 1 năm 2011
– 2013
Đvt: đồng
Chênh lệch
Tháng 1
Tháng 1 năm
2012/2011
Chỉ tiêu
2011
Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính
Lợi nhuận
2012
2013
Tháng 1 năm
2013/2012
Giá trị
%
Giá trị
%
357.280
340.107
352.361
-17.173
-4,81
12.254
3,60
_
_
_
_
_
_
_
357.280
340.107
352.361
-17.173
-4,81
12.254
3,60
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Lợi nhuận tài chính là khoản chênh lệch từ thu nhập tài chính và chi phí
hoạt động tài chính. Doanh thu tài chính của đơn vị chủ yếu là lãi tiền gửi
ngân hàng do khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản, vì vậy có tỷ lệ tăng
giảm không đồng đều do mức lãi suất luôn biến động qua các năm và số lượng
tiền nằm trong tài khoản. Lợi nhuận tháng 1/2012 là 340.107 đồng, giảm hơn
so với tháng 1/2011 là 17.173 đồng, tương đương tỷ lệ giảm 4,81%. Sang
tháng 1/2013, lợi nhuận có tăng mặc dù không cao, với tỷ lệ 3,6%, số tiền tăng
12.254 đồng. Trong kỳ do không phát sinh các khoản đầu tư tài chính, góp vốn
liên doanh…do đó không phát sinh chi phí hoạt động tài chính.
68
* Lợi nhuận từ hoạt động khác
Bảng 4.22 Tình hình lợi nhuận từ hoạt động khác tháng 1 (2011-2013)
Đvt: đồng
Chênh lệch
Tháng 1 năm
Tháng 1 năm
2012/2011
2013/2012
Tháng 1
Chỉ tiêu
2011
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận
114.395
_
114.395
2012
2013
Giá trị
%
126.009
_
126.009
125.207
_
125.207
11.614
_
11.614
10,15
_
10,15
Giá trị
-802
_
-802
%
-0,64
_
-0,64
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch từ thu nhập khác và chi phí hoạt
động khác. Doanh thu khác của đơn vị là thu nhập từ việc bán phế liệu, bán
các bộ phận cũ của máy móc đã được tháo rời, vì vậy thu nhập từ khoản này
rất ít và đơn vị không phát sinh chi phí khác. Lợi nhuận tháng 1/2012 là
126.009 đồng, tăng hơn so với tháng 1/2011 là 11.614 đồng, với tỷ lệ tăng là
10,15%. Sang tháng 1/2013, lợi nhuận giảm, tỷ lệ 0,64%, với số tiền giảm 802
đồng.
Nhìn chung qua tháng 1 năm 2011 – 2013, tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn có sự tiến
triển vào tháng 1/2013. Qua phân tích chúng ta thấy rằng công ty cần cố gắng
hơn nữa mới có thể khẳng định được thương hiệu, đứng vững và phát triển
trong những năm tiếp theo.
4.3.1.4 Phân tích kết quả kinh doanh chính so với kế hoạch của tháng
1 từ năm 2011 – 2013
Qua bảng 4.23, ta sẽ thấy được kết quả thực hiện kế hoạch, đó là kết quả
so sánh giữa giá trị thực tế trong kỳ đạt được với mức độ kế hoạch đề ra.
- Tháng 1/2011
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận thuần thực hiện được là 6.900.226 đồng,
kế hoạch đề ra là 5.727.000 đồng. Nhìn chung lợi nhuận bán hàng tháng
1/2011 đã hoàn thành cao hơn so với kế hoạch đề ra với mức chênh lệch
1.173.226 đồng, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 120%, tức tăng 20% so với
kế hoạch. Đạt được kết quả trên là do trong kỳ có sự biến động giảm (đều thấp
hơn mức kế hoạch) của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Có thể thấy công ty đã bước đầu hoàn thành được mục tiêu tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên nếu trong kỳ kinh doanh, doanh thu bán hàng cao hơn, hoặc đạt ở
69
mức kế hoạch thì sẽ giúp lợi nhuận tăng cao hơn nữa. Nguyên nhân làm cho
doanh thu bán hàng trong tháng không cao như kế hoạch là do năm 2011 là
một năm kinh tế đầy khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm
chừng, vì vậy ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa, tác động làm doanh thu
không được như mong muốn.
- Tháng 1/2012
Từ số liệu trên ta thấy doanh thu thực tế tháng 1/2012 là 163.739.818
đồng, với kế hoạch đề ra là 162.272.000 đồng, công ty đã đạt doanh thu cao
hơn so với kế hoạch ở mức chênh lệch 1.467.818 đồng. Nguyên nhân là do
năm 2012 đã tích cực trong vấn đề cải thiện chất lượng sản phẩm, thêm vào đó
là giá vốn lại giảm, tác động làm giá thành giảm nhờ vậy mà sản lượng tiêu
thụ tăng làm cho tổng doanh thu kỳ thực hiện cao hơn so với kỳ kế hoạch. Tuy
nhiên do chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng hơn so với mức kế hoạch lần
lượt là 146.403 đồng và 2.621.904 đồng, vì vậy mặc dù doanh thu tăng nhưng
lợi nhuận lại giảm hơn so với kế hoạch là 178.287 đồng, tương đương đã hoàn
thành kế hoạch ở mức 94,9%, tức thực tế đã giảm hơn so với kế hoạch 5,1%.
- Tháng 1/2013
So với kế hoạch đề ra thì vào tháng 1/2013 công ty không hoàn thành tốt
kế hoạch với lợi nhuận thực tế là 3.444.007 đồng, chênh lệch giảm hơn với
mức thực tế là 1.111.993 đồng, tức hoàn thành kế hoạch ở mức 75,6%, nghĩa
là đã giảm hơn so với kế hoạch 24,4%. Có thể nhận định rằng nguyên nhân
dẫn đến kết quả này là do sự gia tăng của giá vốn hàng bán, chênh lệch tăng
hơn so với kế hoạch là 6.143.233 đồng. Vì vậy, mặc dù doanh thu đã tăng hơn
so với kế hoạch là 2.804.909 đồng, tức đã hoàn thành kế hoạch 102%. Thêm
vào đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm lần lượt là 136.728 đồng và
2.089.603 đồng so với kế hoạch nhưng vẫn không bù đắp được khoản tăng của
giá vốn, vì vậy gây tác động làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ kinh
doanh.
70
Bảng 4.23 Kết quả hoạt động kinh doanh chính so với kế hoạch của tháng 1 từ năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011
Kế hoạch
Chênh lệch
2012
Thực tế
Kế hoạch
Năm
2013
Thực tế
Kế hoạch
Thực tế
2011
2012
2013
Doanh thu
bán hàng
159.828.000 158.641.636 162.272.000 163.739.818 166.363.000 169.167.909
-1.186.364
1.467.818
2.804.909
Giá vốn
124.951.000 123.165.940 132.250.000 131.127.798 131.257.000 137.400.233
-1.785.060
-1.122.202
6.143.233
Lãi gộp
Chi phí
bán hàng
Chi phí
quản lý
Lợi nhuận
34.877.000
35.475.696
30.022.000
32.612.020
35.106.000
31.767.676
598.696
6.650.000
6.511.330
6.827.000
6.973.403
7.050.000
6.913.272
-138.670
22.500.000
22.064.140
19.700.000
22.321.904
23.500.000
21.410.397
-435.860
2.621.904 -2.089.603
5.727.000
6.900.226
3.495.000
3.316.713
4.556.000
3.444.007
1.173.226
-178.287 -1.111.993
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
71
2.590.020 -3.338.324
146.403
-136.728
4.3.2 Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh
4.3.2.1 Nhân tố khách quan
- Yếu tố kinh tế
Chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 đã chủ động định
hướng, dẫn dắt thị trường, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với
những diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ. Năm 2013, Chính phủ đã đề ra một số
giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đây là những dấu hiệu
khả quan bước đầu cho nền kinh tế ổn định. Nhờ vào đó mà hoạt động của đơn
vị cũng có những bước tiến mới. Giá nguyên liệu đầu vào không còn tăng cao
do ảnh hưởng của lạm phát, vì vậy giá vốn hàng bán sẽ ở mức thấp. Các doanh
nghiệp được hỗ trợ vốn, không phải hoạt động cầm chừng, nhờ vào đó đơn vị
có được đầu ra cho sản phẩm, vì vậy góp phần thúc đẩy lợi nhuận tăng cao.
- Yếu tố chính trị xã hội
Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là một trong 15 thị trường mới
nổi tiềm năng, mặc dù tỷ lệ lạm phát còn cao nhưng ưu điểm của nền kinh tế
nước ta là lợi thế các ngành sản xuất nhiều công nhân và nông nghiệp. Vì vậy
hiện tại Công ty TNHH Nam Nhã đang có môi trường kinh doanh lý tưởng, do
hoạt động của đơn vị là chế tạo máy móc công – nông nghiệp, phù hợp với lợi
thế của nước ta hiện nay. Đó không những góp phần đẩy mạnh công cuộc
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà còn thúc đẩy sự phát triển của
công ty.
- Yếu tố môi trường và vị trí địa lý
Yếu tố môi trường và vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hiện tại công ty đang có
một vị trí địa lý thuận lợi. Nằm trên đường Nhật Tảo, đây là con đường mới
mở, giáp quốc lộ và nằm trong dự án mở rộng. Chính vì vậy mà nó góp phần
thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa, giảm bớt phần nào chi phí vận chuyển, góp
phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.
- Yếu tố khách hàng
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp
đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà
không có người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì
doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được. Vì lẽ đó mà hiện nay công ty
nên chú ý đầu tư để phát triển cũng như hoàn thiện sản phẩm, để phù hợp với
72
yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, điều đó không những góp phần mang
lại lợi nhuận mà còn tạo được uy tín thương hiệu, đẩy mạnh sự phát triển của
đơn vị.
- Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, tại Đồng bằng Sông Cửu Long có rất nhiều đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực cơ khí, cụ thể là chế tạo máy công – nông nghiệp, việc có nhiều
đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành không những ảnh hưởng nhiều về mặt
cung cầu hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của đơn vị, do
đó công ty phải có những chiến lược cạnh tranh phù hợp nhằm mang lại lợi
nhuận chho công ty, tạo được uy tín với khách hàng cũng như vị thế cạnh
tranh trên thương trường.
- Nhà cung cấp
Qua phần phân tích chung ta thấy yếu tố giá vốn hàng bán của các năm
luôn tăng, đó là do giá cả nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, đơn vị chưa tìm
được nhà cung ứng hợp lý. Tuy nhiên yếu tố nhà cung cấp là một yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm vì các nguồn lực đầu vào của công ty
được cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh khác.
Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của
công ty phụ thuộc vào nhà cung ứng. Vì vậy công ty nên lựa chọn kỹ càng để
tìm cho mình một nhà cung ứng phù hợp, góp phần làm giảm giá thành sản
phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, nâng cao lợi nhuận cho công ty.
4.3.2.2 Nhân tố chủ quan
- Năng lực quản lý
Đơn vị hoạt động trong cơ chế thị trường, vì vậy bộ máy quản trị có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển công ty. Bên cạnh việc
xây dựng chiến lược kinh doanh thì cần phải tổ chức thực hiện các kế hoạch,
phương án đã đề ra. Vì vậy công ty nên chú trọng việc xây dựng bộ máy quản
lý sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn
nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp
hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách
nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt
hiệu quả cao.
- Nguồn nhân lực
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào
mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực
73
tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác
động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ
sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty. Hiện nay, công nhân của phân xưởng đa số là các công nhân trẻ, trình
độ chưa cao, chủ yếu học hỏi nâng cao trình độ trong quá trình làm việc, vì
vậy công ty nên cho người lao động tham gia thêm các khóa đào tạo, sao cho
phù hợp với nhu cầu của đơn vị. Ngoài ra công tác tổ chức lao động phải hợp
lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, sử dụng
người đúng việc sao cho phát huy tốt nhất năng lực sở trường của người lao
động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ chức lao động của
doanh nghiệp nhằm đưa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu
quả cao.
- Tình hình tài chính
Đơn vị có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục và ổn định mà còn
giúp cho công ty có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật
tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm. Hiện nay tình hình tài chính tại đơn vị tương đối ổn định,
chính vì vậy mà nó sẽ là nhân tố hữu hiệu góp phần thúc đẩy sự phát triển của
công ty.
- Yếu tố công nghệ
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong đơn vị là yếu tố vật chất hữu hình quan
trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, làm nền tảng
quan trọng để công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh. Hiện tại trong phân
xưởng, công ty đã đầu tư nhiều máy móc công nghệ cao như 1 máy hàn tự
động, 3 máy CNC, 1 lò tôi luyện sắt thép…để phục vụ cho việc sản xuất sao
cho phù hợp với nhu cầu chế tạo máy móc hiện nay của khách hàng.
4.3.3 Phân tích các chỉ số thanh toán của công ty tháng 1 năm 2011 –
2013
Phân tích chỉ số thanh toán tức là xem xét khả năng trả nợ của doanh
nghiệp, thể hiện khả năng trả được những món nợ tới hạn theo yêu cầu của
chủ nợ. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các
khoản tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản
thu…được gọi chung là tài sản lưu động.
74
Bảng 4.24 Chỉ số khả năng thanh toán tháng 1 năm 2011 – 2013
Tháng 1
Đơn vị
tính
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Tài sản lưu động
đồng
126.855.514
100.348.356
100.619.594
Nợ ngắn hạn
đồng
76.113.358
49.432.537
78.513.854
Hàng tồn kho
đồng
29.192.758
26.962.563
24.266.305
Chỉ tiêu
Chỉ số thanh toán hiện hành
lần
1,67
2,03
1,28
Chỉ số thanh toán nhanh
lần
1,28
1,48
0,97
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
4.3.3.1 Chỉ số thanh toán hiện hành
Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi
đến hạn phải trả hay nó còn mang ý nghĩa là mức độ trang trải của tài sản lưu
động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số
này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính
của doanh nghiệp. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới
hạn là các khoản tiền như tiền mặt, các khoản phải thu…
Qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty tháng
1/2011 là 1,67 lần, điều đó cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các
khoản nợ khi đến hạn trả. Sang tháng 1/2012, hệ số này lại tăng đến 2,03 lần.
Tức là công ty đã đầu tư vào tài sản lưu động khá hợp lý. Tuy nhiên không
nên đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động vì nó sẽ làm cho vòng quay vốn
chậm lại, hiệu quả sử dụng vốn thấp cụ thể là tài sản lưu động thừa đó không
tạo ra thêm được lợi nhuận.
Tháng 1/2013 là tháng doanh nghiệp đầu tư và sử dụng tài sản lưu động
hiệu quả nhất, tỷ số thanh toán nợ hiện hành là 1,28 lần. Với sự đầu tư có tính
toán đó chẳng những giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ
khi đến hạn, mà còn giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả số vốn đầu tư vào
tài sản lưu động.
Qua phân tích trên cho thấy công ty cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết
định đầu tư vốn vào tài sản lưu động để số vốn đó được sử dụng hệu quả tạo ra
lợi nhuận cao nhất mà không làm giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
đơn vị.
4.3.3.2 Chỉ số thanh toán nhanh
Chỉ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động
có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền. Tương tự như hệ số thanh toán hiện
hành, hệ số này cần phải được giữ ở mức dao động từ 1 tới 2, nếu hệ số này
75
quá nhỏ thì công ty không đủ khả năng thanh toán nợ khi cần thiết, ngược lại
nếu những tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền lớn gấp nhiều
lần nợ ngắn hạn sẽ làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, cũng không tốt
cho doanh nghiệp.
Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn
hạn của công ty tháng 1/2011 là 1,28 lần, tháng 1/2012 hệ số thanh toán nhanh
là 1,48 lần, tương đối tốt vì công ty đã đầu tư hợp lý vào tài sản lưu động vừa
đảm bảo khả năng thanh toán mà cũng đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cho đơn vị. Tuy nhiên tháng 1/2013 hệ số này lại giảm, chỉ còn 0,97 lần,
điều đó cho thấy trong giai đoạn này công ty đã gặp khó khăn trong vấn đề
thanh toán công nợ khi đến hạn bởi vì do số nợ ngắn hạn phải trả trong giai
đoạn này khá cao so với cùng kỳ 2011 – 2012.
4.3.4 Phân tích các chỉ số hoạt động của công ty tháng 1 năm 2011 –
2013
Phân tích các chỉ số tài hoạt động là cơ sở để đánh giá tình hình hoạt
động của công ty tốt hay xấu. Biết tính toán và sử dụng các chỉ số hoạt động
có ý nghĩa rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như chính bản thân doanh
nghiệp. Sau đây ta tiến hành phân tích một số chỉ số hoạt động của công ty
tháng 1 năm 2011 – 2013.
4.3.4.1 Kỳ thu tiền bình quân
Bảng 4.25 Tình hình kỳ thu tiền bình quân tháng 1 năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Tháng 1
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
13.915.210
15.723.632
12.947.520
158.641.636
163.739.818
169.167.909
Số vòng quay các khoản phải thu (vòng)
11,4
10,4
13,1
Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
= 360/số vòng quay các khoản phải thu
31,6
34,6
27,5
Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu thuần
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền về do công
ty thực hiện chính sách bán chịu và những khoản tạm ứng chưa thanh toán,
khoản trả trước cho người bán,…Số vòng quay các khoản phải thu được sử
dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu, khi khách hàng
thanh toán tất cả các hoá đơn của họ thì lúc đó các khoản phải thu quay được
một vòng.
76
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hệ số vòng quay các khoản phải thu
biến động không đều qua tháng 1 năm 2011 – 2013. Vào tháng 1/2011, số
vòng quay các khoản phải thu là 11,4 vòng. Sang tháng 1/2012 số vòng quay
các khoản phải thu là 10,4 lần và tăng lên ở mức 13,1 lần vào cùng kỳ năm
2013. Số vòng quay cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công
ty. Ta thấy khi số vòng quay các khoản phải thu tăng lên sẽ làm cho thời hạn
thu được tiền của công ty được rút ngắn lại.
Thời hạn thu tiền của công ty tương đối ổn định, trong khoảng thời gian
từ 1 – 2 tháng, đây là một chiến lược đúng đắn nhằm để cạnh tranh và thu hút
khách hàng trong thời điểm nền kinh tế đang khó khăn.
4.3.4.2 Số vòng quay hàng tồn kho
Bảng 4.26 Số vòng quay hàng tồn kho tháng 1 năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Tháng 1
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
158.641.636
163.739.818
169.167.909
29.192.758
26.962.563
24.266.305
Số vòng quay hàng tồn kho (vòng)
5,43
6,07
6,97
Số ngày tồn kho bình quân (ngày)
= 360/số vòng quay hàng tồn kho
66,3
59,3
51,6
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn để đánh giá công ty sử
dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Nhìn vào bảng số liệu ta
thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho của tháng 1 năm 2011 – 2013 có xu hướng
tăng. Tháng 1/2011 số vòng quay hàng tồn kho là 5,43 vòng, nghĩa là trung
bình hàng tồn kho được bán ra là 5,43 vòng trong kỳ tương ứng với số ngày
tồn kho bình quân là 66,3 ngày. Tháng 1/2012 là 6,07 vòng tương ứng 59,3
ngày. Sang tháng 1/2013 là 6,97 vòng tương ứng 51,6 ngày. Bởi vì số vòng
luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh
cho nên với các mặt hàng máy móc thiết bị công nông nghiệp thì số ngày tồn
kho bình quân có thể lên đến 1 – 2 năm, mà không hề ảnh hưởng đến chất
lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó những mặt hàng mà công ty sản xuất đều
được làm theo đơn đặt hàng của khách, do vậy số ngày tồn kho thường không
cao.
4.3.4.3 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
77
Bảng 4.27 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản tháng 1 năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Tháng 1
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Doanh thu thuần
158.641.636
163.739.818
169.167.909
Toàn bộ tài sản bình quân
273.171.092
212.769.275
241.909.923
0,58
0,77
0,70
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (lần)
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số
liệu trên cho thấy hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản qua các năm đang tăng
dần. Vào tháng 1/2011, chỉ số này chỉ đạt 0,58 thấp hơn so với cùng kỳ năm
2012 là 0,19. Tháng 1/2012 đạt 0,77, đây là thời điểm có hiệu suất sử dụng
toàn bộ tài sản cao nhất so với cùng kỳ 2011 – 2013. Điều này có nghĩa là 1
đồng tài sản sẽ tạo ra được 0,77 đồng doanh thu. Đến tháng 1/3013 chỉ số này
có giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012 nhưng không nhiều, đạt mức 0,7. Tuy
nhiên nhìn chung hiệu suất này vẫn còn rất thấp, chứng tỏ công ty đã sử dụng
tổng tài sản của mình chưa thật sự hiệu quả, vì vậy cần có những
4.3.5 Phân tích chỉ số doanh lợi của công ty tháng 1 năm 2011 – 2013
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ
hoạt động kinh doanh của công ty. Khi công ty hoạt động có hiệu quả thì lợi
nhuận càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm lợi nhuận
thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là có hiệu quả hay
chưa mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với tài sản và vốn
chủ sở hữu mới có thể biết được chính xác hơn hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Bảng 4.28 Chỉ số doanh lợi của công ty tháng 1 năm 2011 – 2013
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
ROS (%)
ROA (%)
ROE (%)
Năm 2011
5.528.926
158.641.636
273.171.092
195.026.364
3,49
2,02
2,84
Tháng 1
Năm 2012
2.837.122
163.739.818
212.769.275
182.258.465
1,73
1,33
1,56
Năm 2013
2.941.181
169.167.909
241.909.923
196.853.502
1,74
1,22
1,49
Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013
78
4.3.5.1 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu cho ta biết được một đồng doanh
thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu của công ty tăng giảm không đều. Cụ thể, tháng 1/2011
là 3,49%, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ mang lại 3,49 đồng lợi nhuận.
Đây là giai đoạn công ty kinh doanh có hiệu quả nhất so với cùng kỳ năm
2012 và 2013. Tháng 1/2012, hoạt động kinh doanh không được khả quan như
trước với lợi nhuận 2.837.122 đồng, tỷ suất lợi nhuận là 1,73%, giảm hơn so
với tỷ suất của tháng 1/2011 là 1,76%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế
giảm 2.691.804 đồng, thêm vào đó doanh thu thuần tăng 5.098.182 đồng so
với tháng 1/2011. Vì vậy tác động làm giảm tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
Đến tháng 1/2013, tỷ suất lợi nhuận có tăng lên, đạt mức 1,74% tức 100 đồng
doanh thu thu về thì công ty chỉ có được 1,74 đồng lợi nhuận. Nhìn chung lợi
nhuận đạt được của công ty qua các năm còn thấp, nguyên nhân là do giá vốn
hàng bán và chi phí quản lý còn cao, vì vậy để hoạt động kinh doanh đạt hiệu
quả cao hơn, công ty nên giảm bớt những chi phí không hợp lý, tìm kiếm nơi
cung cấp nguyên liệu đầu vào có giá hợp lý.
4.3.5.2 Tỷ suất lợi nhuận theo tài sản
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư,
phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuất
kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ
số càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả. Từ bảng số
liệu ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty vẫn còn thấp. Cứ 100
đồng tài sản tạo ra 2,02 đồng lợi nhuận sau thuế vào tháng 1/2011 và 1,33
đồng lợi nhuận sau thuế vào tháng 1/2012. Nhưng tỷ số này lại giảm vào tháng
1/2013, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra chỉ thu vào được 1,22 đồng lợi nhuận sau
thuế. Nguyên nhân là do mức tổng tài sản của công ty tăng giảm không đều.
Tháng 1/2011 là 273.171.092 đồng, tháng 1/2012 là 212.769.275 đồng, tức đã
giảm 60.401.817 đồng, đến tháng 1/2013 chỉ tiêu này tăng trở lại là
241.909.923 đồng, tức là đã tăng hơn tháng 1/2012 mức 29.140.648 đồng. Qua
bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số này vẫn còn ở mức thấp và có xu hướng giảm,
công ty nên có phương thức sử dụng tài sản cho hợp lý để đem lại hiệu quả
hơn trong hoạt động kinh doanh.
4.3.5.3 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn
Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó là tỷ số đo lường khả
năng sinh lời của của vốn chủ sở hữu trong quá trình kinh doanh của đơn vị.
79
Tháng 1/2011 tỷ số này đạt 2,84%, tức là 100 đồng đầu tư vào vốn sẽ tạo ra
2,84 đồng lợi nhuận. Đây là tháng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất so với cùng kỳ
năm 2012 và 2013. Đến tháng 1/2012, tỷ suất này bị giảm và đạt ở mức
1,56%, tương đương 100 đồng vốn sẽ tạo ra 1,56 đồng lợi nhuận. Sang tháng
1/2013, chỉ số này tiếp tục bị giảm, chỉ còn 1,49%. Như vậy có thể thấy tháng
1 từ năm 2011 – 2013, đơn vị đã sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả, tỷ số này có
xu hướng giảm qua các năm vì vậy công ty cần có những biện pháp khắc phục
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tương lai.
80
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG
TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ
5.1 NHẬN XÉT CHUNG
5.1.1 Ưu điểm
Công tác tổ chức bộ máy kế toán:
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nên bộ máy kế
toán gọn nhẹ, tiết kiệm, không bị chồng chéo trong công việc chuyên môn.
- Hầu hết các nhân viên trong bộ phận kế toán của công ty đều đã qua
đào tạo, thành thạo trong công việc, nắm vững chuyên môn và sử dụng thành
thạo máy vi tính góp phần cung cấp thông tin kịp thời về kế toán xác định kết
quả kinh doanh tại công ty.
Hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán và sổ kế toán:
- Lựa chọn áp dụng những chính sách kế toán phù hợp với tình hình hoạt
động kinh doanh của đơn vị.
- Chế độ chứng từ và sổ kế toán được công ty chấp hành nghiêm chỉnh,
theo đúng quyết định 15/2006/QĐ–BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày
20/03/2006. Tất cả những chứng từ kinh doanh đều được lưu giữ tại phòng kế
toán, thuận lợi cho việc bảo quản và kiểm tra.
- Thường xuyên cập nhật các thông tư, quyết định được sửa đổi bổ sung
về việc áp dụng các chế độ kế toán theo yêu cầu của cơ quan Thuế, Bộ Tài
Chính.
- Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán là hình thức nhật ký chung với các
sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, các báo cáo tổng hợp về xác định kết
quả kinh doanh đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đặt ra cho công tác kế
toán, ngoài ra nó còn phù hợp với tổ chức bộ máy kế toán, phù hợp với quy
mô hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Hình thức ghi sổ rõ ràng, có chữ ký, con dấu, đúng theo hướng dẫn của
cơ quan Thuế.
- Lưu đồ luân chuyển chứng từ hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động và
cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, nhờ đó giúp đơn vị thuận lợi trong công tác
quản lý, lưu trữ và kiểm tra chứng từ.
81
- Trong quá trình theo dõi sổ sách và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế
toán còn có lập các bảng theo dõi hàng hóa, thành phẩm trong kỳ, sổ quỹ, sổ
chi phí, sổ chi tiết bán hàng…. Điều này làm cho việc kiểm tra, đối chiếu và
theo dõi các chi phí phát sinh, doanh thu bán hàng của công ty được dễ dàng
nhanh chóng qua đó xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác.
Phân tích kết quả kinh doanh:
- Nhìn chung mức doanh thu của tháng 1/2013 đều tăng hơn so với cùng
kỳ 2011 – 2012. Đó là do sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên của
công ty, bên cạnh đó là những chính sách ưu đãi và sự điều tiết kinh tế hợp lý
của Nhà nước.
- Chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số thanh toán hiện hành tháng 1 năm
2011 – 2013 luôn đạt ở mức phù hợp, đảm bảo tài sản có tính thanh khoản cho
mỗi đồng nợ đến hạn.
- Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của công ty vào tháng 1 năm 2011 –
2013 là hợp lý, chứng tỏ công ty đã có chính sách bán chịu phù hợp, điều này
góp phần làm tăng tính cạnh tranh của đơn vị đối với các doanh nghiệp khác
cùng ngành.
- Qua phân tích ta thấy đơn vị đã sử dụng hàng tồn kho hiệu quả, trong
giai đoạn tháng 1 năm 2011 – 2013, số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong
khoản 51,6 – 66,3 ngày một vòng. Chỉ số này phù hợp với công ty vì sản phẩm
tạo ra là những máy móc thiết bị phục vụ công – nông nghiệp, có thời gian sử
dụng lâu dài, và trong khoản thời gian này thì sản phẩm vẫn đảm bảo sử dụng
tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
5.1.2 Tồn tại và nguyên nhân
Công tác kế toán:
- Hiện tại công tác kế toán vẫn chưa sử dụng phần mềm nên công tác kế
toán chủ yếu thực hiện bằng tay nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của
công ty còn nhỏ, phát sinh chứng từ hàng ngày ít.
- Do kế toán không lập chứng từ ngay lúc phát sinh nghiệp vụ nên một
số chữ ký trên chứng từ bị thiếu như chữ ký người nhận tiền, chữ ký người
nộp tiền.
- Trên sổ kế toán có những phần bị lược bỏ như cột “Đã ghi sổ cái” trên
sổ nhật ký chung và phần “Tên tài khoản” trên sổ cái.
82
- Hàng tháng, tiền lãi ngân hàng chỉ được thông báo bằng tin nhắn qua
điện thoại do đó không có chứng từ gốc kèm theo chứng từ kế toán nguyên
nhân là do đơn vị chỉ đăng ký nhận thông báo bằng tin nhắn.
Kết quả hoạt động kinh doanh:
- Do lực lượng công nhân chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp nên hiện
tại nguồn nhân lực tại công ty là những công nhân trẻ, thiếu kinh nghiệm, trình
độ chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty.
- Vào tháng 1 giai đoạn 2012 – 2013, mức lợi nhuận đạt được đều thấp
hơn so với mức kế hoạch đề ra. Nguyên nhân ảnh hưởng làm giảm mức lợi
nhuận đó là do biến động tăng của chi phí bán hàng, chi phí quản lý vào tháng
1/2012 và biến động tăng của giá vốn hàng bán vào thời điểm tháng 1/2013.
- Qua việc phân tích còn cho thấy tổng chi phí của công ty tăng dần qua
các năm. Trong đó phần giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
chi phí. Đó là do số lượng sản phẩm tiêu thụ của đơn vị tăng cộng với sự tăng
giá của nguyên liệu đầu vào. Công ty chưa tìm được nhà cung cấp nguyên liệu
có giá cả hợp lý. Tốc độ gia tăng của giá vốn tương đối nhanh so với doanh
thu trong cùng kỳ.
- Ngoài ra chi phí quản lý và chi phí bán hàng cũng chiếm tỷ trọng khá
cao trong tổng chi phí. Sự biến động về chi phí này là do sự tăng về số lượng
cán bộ công nhân viên và nhu cầu của công việc đòi hỏi công nhân phải có sức
khỏe tốt, tay nghề giỏi mà đa phần là công nhân mới vào, ít có tay nghề nên
phải qua đào tạo vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí cho việc đào tạo mới phù
hợp được với công việc. Chính vì vậy đã làm cho khoản chi phí này tăng cao
qua 3 năm.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu chưa cao, công ty cần xem xét vì
tỷ trọng chi phí chiếm khá cao, cần có biện pháp kiểm soát chi phí.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản và vốn chủ sở hữu còn thấp, công ty
nên có biện pháp phân bổ, sử dụng và quản lý hợp lý hơn.
- Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản chưa cao, cho thấy việc sử dụng tài
sản của đơn vị chưa hiệu quả và công ty chưa hoạt động hết công suất. Công
ty nên có những chính sách bán hàng hợp lý hoặc mở rộng hoạt động nhằm tạo
ra doanh thu nhiều hơn, đảm bảo cho việc sử dụng tài sản có hiệu quả hơn.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều mong muốn đạt hoạt động
kinh doanh có hiệu quả, hiệu quả của của mỗi kỳ kinh doanh được thể hiện
83
qua lợi nhuận, vì vậy lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà các nhà quản lý
muốn hướng đến. Tuy nhiên để đạt được lợi nhuận như mong muốn, đơn vị
cần có những chính sách hợp lý, phù hợp với công ty và tình hình kinh tế hiệ
tại.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, công ty muốn đứng vững và
phát triển thì hoạt động kinh doanh phải thực sự mang lại hiệu quả. Qua việc
phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp đơn vị thấy rõ những
điểm mạnh cần phát huy và những yếu điểm cần hạn chế và tìm ra biện pháp
khắc phục nhằm mang lại hiệu quả hơn cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Sau đây
là những giải pháp theo cá nhân em sẽ giúp cho đơn vị duy trì và phát triển
những mặt mạnh cũng như khắc phục những tồn tại nhằm góp phần làm tăng
hiệu quả hoạt động của công ty trong những kỳ kinh doanh tiếp theo.
* Giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
Điều quyết định đến chất lượng của tổ chức công tác kế toán vẫn là các
nhân viên kế toán nên việc hoàn thiện đầu tiên là bộ máy kế toán ở công ty.
- Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ của nhân
viên kế toán cả về nghiệp vụ kiến thức về máy vi tính như: bỏ ra chi phí đào
tạo lại, thường xuyên cho kế toán tham dự các lớp huấn luyện mới và tuyển
dụng các nhân viên có trình độ. Ngoài ra có thể vài năm một lần các kế toán
viên đổi phần hành của mình cho người khác qua đó mọi người sẽ có một tầm
nhìn khái quát hơn về kế toán, hiểu sâu sắc từng phần hành của công việc
đồng thời khi quay trở lại công việc cũ họ sẽ làm tốt hơn.
- Hiện tại công ty chưa sử dụng phần mềm, tuy nhiên để công tác kế toán
thêm thuận lợi và phù hợp với nhu cầu phát triển thì đơn vị nên trang bị thêm
phần mềm, không những giảm bớt công việc cho kế toán mà còn giúp công tác
kế toán chính xác hơn.
- Kế toán nên lập chứng từ, ghi sổ ngay lúc phát sinh nghiệp vụ để công
tác kiểm tra, cung cấp các thông tin kinh tế được kịp thời, chính xác, thêm vào
đó nội dung của chứng từ cũng hoàn chỉnh hơn, đúng với quy định của Bộ Tài
Chính.
- Để có chứng từ gốc phục vụ cho việc lập sổ kế toán cũng như tránh
những sai sót trong kế toán, hàng tháng đơn vị nên đăng ký nhận thông báo lãi
tiền gửi từ ngân hàng bằng chứng từ.
- Không nên lược bỏ những phần trên sổ kế toán, để hình thức sổ sách
được đầy đủ, đúng theo quy định của cơ quan Nhà nước.
* Giải pháp để tăng doanh thu
84
Qua phân tích ta thấy, doanh thu bán hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng doanh thu vì vậy để tăng doanh thu phải có những biện pháp thúc đẩy gia
tăng doanh thu bán hàng. Muốn tăng doanh thu bán hàng ta có thể làm tăng số
lượng sản phẩm bán ra hoặc tăng giá bán. Tuy nhiên trong nền kinh tế khó
khăn như hiện nay việc tăng giá bán sẽ phần nào làm giảm sức cạnh tranh của
đơn vị với các doanh nghiệp cùng ngành do đó chỉ có thể áp dụng biện pháp
làm tăng doanh số bán và điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý.
- Để tăng sản lượng bán ra công ty cần đẩy mạnh chiến lược quảng bá,
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, luôn tìm kiếm để mở
rộng thị trường, không những trong nước mà còn ngoài nước.
- Tạo uy tín trong kinh doanh như đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thời
gian giao hàng, phương thức thanh toán, có chính sách bán chịu hợp lý để giữ
khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh của đơn vị.
- Các khoản chiết khấu thương mại thường phát sinh không nhiều do
công ty chỉ áp dụng tiêu thụ trong nước. Nhưng chiết khấu thương mại lại là
một yếu tố kích thích mạnh mẽ việc tiêu thụ sản phẩm, thu hút khách hàng,
tăng nhanh vòng quay của vốn. Vì vậy công ty nên thực hiện chiết khấu cho
những khách hàng là đối tượng tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm của công ty.
- Đối với khách hàng thường xuyên: có thể giảm trị giá hợp đồng theo tỉ
lệ % nào đó nếu khách hàng ký kết với công ty một hợp đồng có giá trị lớn.
Vào cuối quý hoặc cuối năm công ty nên tính toán giá trị giá các hợp đồng của
khách hàng lớn để có ưu đãi phù hợp.
- Đối với khách hàng không thường xuyên: Nếu khách hàng là những
bạn hàng lâu năm của công ty thì cũng nên áp dụng các hình thức ưu đãi như
giảm giá theo một tỷ lệ nhất định nào đó.
- Nếu khách hàng không phải là bạn hàng lâu năm, nhưng lại ký kết một
hợp đồng lớn thì có thể thưởng cho người ký hợp đồng của phía khách hàng
một tỷ lệ hoa hồng nào đó hoặc giảm giá bán trên hợp đồng.
- Công ty nên theo dõi giá cả thị trường nhằm xem xét giá cả đầu ra cho
phù hợp với giá thị trường và dựa trên đó để đề ra mức giá vừa đảm bảo thu
hút khách hàng vừa đảm bảo tỷ suất lợi nhuận.
* Giải pháp để giảm chi phí
Giảm chi phí là một trong những yếu tố tác động góp phần nâng cao lợi
nhuận. Qua việc phân tích cho thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng chi phí do đó việc thực hiện tiết kiệm khoản chi này là việc rất quan
trọng. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng là do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng,
85
vì vậy doanh nghiệp không thể làm giảm giá vốn bằng cách làm gảm sản
lượng tiêu thụ, do đó phải có những biện pháp làm giảm giá vốn nhằm mang
lại lợi nhuận cho công ty.
- Giảm giá thành: giá thành của công ty liên tục tăng, đó là do sự ảnh
hưởng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung, vì vậy để giảm các khoản phí này cần thực hiện:
• Ban hành các định mức phù hợp với điều kiện thực tế về chi phí sản
xuất.
• Xem xét các yếu tố chi phí, tiết kiệm công đoạn nhằm giảm giá thành
sản xuất.
• Chọn nhà phân phối, nhà sản xuất uy tín chất lượng để mua vật liệu đầu
vào dùng cho sản xuất.
- Giảm chi phí hoạt động: để góp phần làm giảm chi phí quản lý công ty
nên có biện pháp thích hợp trong việc điều hành và tăng ca trong sản xuất sao
cho có hiệu quả để giảm chi phí phải trả cho công nhân nhưng vẫn đảm bảo
được hiệu quả sản xuất. Muốn vậy công ty phải giảm thời gian lao động hao
phí đồng thời nâng cao năng suất lao động nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ cuộc
sống vật chất và tinh thần cho công nhân. Để thực hiện được điều đó bộ phận
quản lý phải có kế hoạch sản xuất thật khoa học nhằm giảm số giờ tiêu hao
tránh tình trạng công việc làm ít nhưng lại tăng ca nhiều làm cho công nhân
mệt mỏi và giảm năng suất công việc. Ngoài ra công ty nên xây dựng định
mức sử dụng điện, nước, điện thoại một cách phù hợp và thuận tiện cho việc
quản lý.
* Kiểm soát các khoản thu
- Thực hiện chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh
toán nợ sớm và đầy đủ.
- Đề ra phương thức bán chịu hợp lý để khách hàng có thời gian xoay sở
vốn nhằm đảm bảo các khoản nợ được thanh toán đúng hạn và đầy đủ.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: cần có chính sách dự trữ tiền mặt hợp
lý, bởi vì đây là khoản mục quan trọng trong vốn lưu động. Nếu dự trữ quá
nhiều tiền mặt sẽ làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, nếu dự trữ ít sẽ
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.
* Các giải pháp khác
86
- Công ty nên có kế hoạch kiểm tra định kỳ máy móc, thiết bị phục vụ
sản xuất để tránh việc hư hỏng gây tốn kém cho chi phí sửa chữa và đổi thiết
bị mới.
- Thực hiện chính sách khen thưởng hợp lý đối với những công nhân
viên tích cực, có những ý tưởng hay góp phần làm tăng năng suất công việc
hay tăng lợi nhuận cho công ty.
- Công ty nên tự tổ chức tuyển dụng kết hợp đào tạo, tập huấn cho công
nhân viên để nâng cao trình độ, vừa giảm được chi phí gửi đi học tập, vừa phù
hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị.
87
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng Sông Cửu Long,
Cần Thơ đóng vai trò là một trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng,
đánh bắt và chế biến thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản
của cả nước. Chính vì lẽ đó mà Công ty TNHH Nam Nhã đã được thành lập
và phát triển. Tuy đi vào hoạt động chưa lâu nhưng công ty đã tạo được uy tín
nhờ vào chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy sự phát triển công cuộc công
nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.
Tuy nhiên trong những năm qua do sự phát triển kinh tế của vùng nên có
nhiều doanh nghiệp cơ khí được thành lập, vì vậy công ty phải có những chiến
lược kinh doanh phù hợp để có thể cạnh tranh, phát triển và giữ vững thương
hiệu của công ty. Chính vì vậy mà tổ chức công tác kế toán có vai trò rất quan
trọng. Đóng góp nhiều cho việc nắm bắt thời cơ và ra quyết định là công tác
kế toán xác định kết quả kinh doanh. Ngoài việc giúp ban lãnh đạo có cái nhìn
tổng quát, phân tích chính xác doanh thu, chi phí và lợi nhuận, còn giúp cho
công ty có định hướng phát triển phù hợp.
Trong 3 năm gần đây, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty đều phát triển tốt, tuy lợi nhuận thu được hằng năm chưa tăng cao
nhưng cũng là dấu hiệu đáng mừng vì đó là một thành quả lao động mà ban
lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân viên đã cố gắng nổ lực hoàn thành trong
những năm qua. Mong rằng trong những năm tới, khi nền kinh tế đã thực sự
ổn định, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đi lên, đó không những
mang lại lợi ích cho tập thể ban lãnh đạo, công nhân viên của công ty mà còn
góp phần thúc đẩy phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa cho đất
nước.
6.2 KIẾN NGHỊ
Nhìn chung công tác kế toán hiện nay tại đơn vị tương đối hoàn thiện.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như bộ máy kế toán chủ yếu thực hiện chức
năng thu thập, xử lý, cung cấp thông tin của kế toán tài chính, chưa có bộ phận
phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng như phân tích hoạt động kinh doanh. Thêm
vào đó công tác kế toán trong doanh nghiệp chỉ phục vụ cho việc kiểm tra,
quyết toán thuế, do đó đơn vị chưa quan tâm đến việc xây dựng hệ thống, trình
tự luân chuyển chứng từ để đáp ứng yêu cầu đầy đủ, khách quan, trung thực,
88
kịp thời của chứng từ. Sau đây là một số kiến nghị giúp công ty hoàn thiện tổ
chức bộ máy công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh:
- Xây dựng bộ máy phù hợp với cơ cấu quản lý của đơn vị, chọn nhân sự
kế toán phù hợp theo từng vị trí công tác.
- Xây dựng hệ thống chứng từ giản đơn, rõ ràng, phù hợp với quy định
của chế độ kế toán và yêu cầu quản lý nội bộ.
- Phải coi trọng việc xây dựng, khai thác hệ thống báo cáo nội bộ, thấy
được ý nghĩa của báo cáo kế toán quản trị trên các mặt: cung cấp thông tin cần
thiết để xây dựng kế hoạch, dự án cũng như đánh giá lựa chọn phương án sản
xuất tối ưu.
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý tay nghề
sản xuất của công nhân viên.
- Xây dựng định mức chi phí đồng thời theo dõi việc thực hiện định mức
chi phí.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài Chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp: theo Quyết định số
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hà Nội:
Nhà xuất bản Tài chính.
Công ty TNHH Nam Nhã, 2010. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh từ 2010 – 2012.
Phan Đức Dũng, 2006. Giáo Trình Kế Toán Tài Chính. Đại học Quốc
Gia TP. Hồ Chí Minh.
90
PHỤ LỤC
Nghiệp vụ phát sinh tháng 1/2013:
- Ngày 2/1/2013, phiếu chi 01, thanh toán tiền điện thoại HĐ 2244889
dùng cho quản lý, số tiền 2.344.132 đồng, đã bao gồm thuế GTGT 10%.
- Ngày 6/1/2013, phiếu thu 01, thu nhập khác từ bán phế liệu, số tiền
125.207 đồng.
- Ngày 7/1/2013, phiếu chi 02, thanh toán tiền điện HĐ 0005941 dùng
cho quản lý, số tiền 615.305 đồng, đã bao gồm thuế GTGT 10%.
- Ngày 9/1/2013, hóa đơn GTGT số 0000148 doanh thu bán hàng
51.687.909 đồng, thuế GTGT 10%, phiếu xuất kho 01 giá vốn 45.950.223
đồng, khách hàng chưa thanh toán.
- Ngày 9/1/2013, phiếu chi 05, thanh toán tiền điện thoại HĐ 2371020
dùng cho bán hàng, số tiền 2.258.599 đồng, đã bao gồm thuế GTGT 10%.
- Ngày 10/1/2013, hóa đơn GTGT số 0000149 doanh thu bán hàng
19.500.000 đồng, thuế GTGT 10%, phiếu xuất kho 02 giá vốn 15.250.000
đồng, khách hàng chưa thanh toán.
- Ngày 10/1/2013, phiếu chi 12, chi hỗ trợ tiền xăng dùng cho bán hàng,
số tiền 1.500.000 đồng.
- Ngày 11/1/2013, hóa đơn GTGT số 0000150 doanh thu bán hàng
25.780.000 đồng, thuế GTGT 10%, phiếu xuất kho 03 giá vốn 20.200.000
đồng, khách hàng chưa thanh toán.
- Ngày 13/1/2013, hóa đơn GTGT số 0000151 doanh thu bán hàng
54.700.000 đồng, thuế GTGT 10%, phiếu xuất kho 04 giá vốn 45.250.000
đồng, khách hàng chưa thanh toán.
- Ngày 17/1/2013, hóa đơn GTGT số 0000152 doanh thu bán hàng
17.500.000 đồng, thuế GTGT 10%, phiếu xuất kho 05 giá vốn 10.750.000
đồng, khách hàng chưa thanh toán.
- Ngày 25/1/2013, phiếu hoạch toán 09, lãi tiền gửi ngân hàng tháng
01/2013, số tiền 352.361 đồng.
- Ngày 31/1/2013, phiếu hoạch toán 10, tiền lương phải trả, dùng cho
bán hàng 2.800.000 đồng, dùng cho quản lý 15.600.000 đồng.
- Ngày 31/1/2013, phiếu hoạch toán 11, tính trích bảo hiểm, dùng cho
bán hàng 560.000 đồng, dùng cho quản lý 3.120.000 đồng.
91
Chứng từ phát sinh ngày 17/1/2013
HÓA ĐƠN
Mẫu số: 01GTKT3/001
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ký hiệu: NN/11P
Số: 0000152
Liên 1: Lưu
Ngày 17 tháng 01 năm 2013
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH NAM NHÃ
Mã số thuế:
1800688972
Địa chỉ:
151/62B Trần Hoàng Na, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
Điện thoại:
0710.470607
Số tài khoản:
…………………………………………………………………......
Ngân hàng:
…………………………………………………………………….
Họ tên người mua hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM.
Tên đơn vị: CHI NHÁNH SẢN XUẤT KINH DOANH THỨC ĂN THỦY SẢN.
Mã số thuế: 3 6 0 0 2 2 4 4 2 3 0 3 4
Địa chỉ: 16A3, KCN Trà Nóc 1, P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Số tài
khoản:…………………………………………
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6=4x5
cái
50
350.000
17.500.000
01
Ống lót máy ép
Cộng tiền hàng:
Thuế suất GTGT: 10 %
17.500.000
Tiền thuế GTGT:
1.750.000
Tổng công tiền thanh toán:
19.250.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười chín triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng.
Người mua hàng
Bán hàng qua điện thoại
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(đã ký)
(đã ký và đóng dấu)
Nguyễn Thị Út Lê
92
Trần Văn Guôn
Đơn vị: Công ty TNHH Nam Nhã
Mẫu số: 02 – VT
Địa chỉ: 151/62B Trần Hoàng Na, Cần
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO Số 05
NỢ TK 632
Ngày 17 tháng 01 năm 2013
CÓ TK 155
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Minh Thuấn-Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt
Nam.
Địa chỉ: 16A3, KCN Trà Nóc 1, P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Xuất tại kho: Công ty TNHH Nam Nhã, địa điểm 200, Nhật Tảo, P.Lê Bình, Q.Cái
Răng, TP.Cần Thơ.
Tên, nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
chất vật tư, dụng
cụ, sản phẩm,
hàng hóa
S
T
T
A
B
01
Ống lót máy ép
Số lượng
Mã
số
Đơn vị
tính
C
D
Đơn giá
Thành tiền
2
3
4
50
215.000
10.750.000
Yêu
cầu
Thực
1
cái
Cộng
xuất
50
10.750.000
Tổng cộng số tiền (Viết bằng chữ): Mười triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng.
Số chứng từ gốc kèm
theo:………………………………………………………………
Ngày 17 tháng 01 năm 2013
Người lập phiếu
(đã ký)
Trần Hồng Trang
Người nhận hàng
(đã ký)
Nguyễn Minh Thuấn
93
Thủ kho
Kế toán trưởng
(đã ký)
(đã ký)
Võ Phước Huy
Nguyễn Thị Út Lê
[...]... tính toán, kết chuyển chi phí và doanh thu, thu nhập của các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp Bảng tính toán kết chuyển chênh lệch Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 2.1.2.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh a) Khái niệm 18 Kế toán xác định kết quả kinh doanh là nhằm xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. .. Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ nhằm mục đích sinh lời Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng bán (bao gồm cả sản phẩm,... trạng công tác kế toán và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Nam Nhã nhằm đề ra một số giải pháp giúp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động sản. .. phận kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Nam Nhã 1.3.2 Phạm vi thời gian - Thời gian thực hiện đề tài từ 12.8.2013 đến 18.11.2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Công tác tổ chức và thực hiện kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Nam Nhã 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 Qua tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến Kế toán xác định và phân tích kết. .. doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hoạch toán Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động bất thường b) Tài khoản sử dụng Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh - Bên nợ + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ đã tiêu thụ + Chi phí hoạt động tài chính... TNDN Kết chuyển thu nhập khác TK 421 Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi Nguồn :Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010 Hình 2.8 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 911 2.1.2.6 Kế toán phân phối kết quả hoạt động kinh doanh a) Khái niệm Phân phối kết quả kinh doanh là nhằm phản ánh kết quả (lãi, lỗ) và tình hình phân phối kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Việc phân phối kết quả. .. ra các quyết định kinh tế phù hợp thì không thể không nói đến công tác kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bởi vì qua đó cung cấp kịp thời các thông tin kinh tế có độ tin cậy cao góp phần quan trọng trong hệ thống quản lý kinh doanh của đơn vị Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là giai đoạn cuối cùng của quá trình kế toán trong doanh nghiệp nhằm xác định lợi nhuận... phí quản lý doanh nghiệp) 2.1.1.2 Kết quả hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính Kết quả hoạt động tài chính = thu nhập hoạt động tài chính – chi phí hoạt động tài chính 2.1.1.3 Kết quả hoạt động khác Hoạt. .. thiện tổ chức công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Tác giả phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nhân tố khác ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh bằng cách so sánh số liệu kỳ này và kỳ trước Qua đó tổng hợp các kết quả trên để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và thực hiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty 3 CHƯƠNG 2... bị xuất toán TK 336 Số lãi phải nộp cấp trên Nguồn: Kế toán tài chính 1, Trần Quốc Dũng, 2010 Hình 2.9 Sơ đồ hoạch toán tài khoản 421 2.1.2.7 Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh a) Ý nghĩa của bảng báo cáo Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bảng báo cáo tài chính tổng hợp nhằm trình bày kết quả lãi, lỗ của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động b) Kết cấu và nội dung báo cáo kết quả hoạt động