0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phân tích chỉ số doanh lợi của công ty tháng 1 năm 2011– 2013

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NAM NHÃ (Trang 92 -92 )

C ần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm

4.3.5 Phân tích chỉ số doanh lợi của công ty tháng 1 năm 2011– 2013

hoạt động kinh doanh của công ty. Khi công ty hoạt động có hiệu quả thì lợi

nhuận càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm lợi nhuận

thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là có hiệu quả hay chưa mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với tài sản và vốn

chủ sở hữu mới có thể biết được chính xác hơn hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Bảng 4.28 Chỉ số doanh lợi của công ty tháng 1 năm 2011 – 2013

Đvt: đồng Tháng 1

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận sau thuế 5.528.926 2.837.122 2.941.181 Doanh thu thuần 158.641.636 163.739.818 169.167.909 Tổng tài sản 273.171.092 212.769.275 241.909.923 Vốn chủ sở hữu 195.026.364 182.258.465 196.853.502

ROS (%) 3,49 1,73 1,74

ROA (%) 2,02 1,33 1,22

ROE (%) 2,84 1,56 1,49

4.3.5.1 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu cho ta biết được một đồng doanh

thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty tăng giảm không đều. Cụ thể, tháng 1/2011 là 3,49%, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ mang lại 3,49 đồng lợi nhuận.

Đây là giai đoạn công ty kinh doanh có hiệu quả nhất so với cùng kỳ năm

2012 và 2013. Tháng 1/2012, hoạt động kinh doanh không được khả quan như trước với lợi nhuận 2.837.122 đồng, tỷ suất lợi nhuận là 1,73%, giảm hơn so

với tỷ suất của tháng 1/2011 là 1,76%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế

giảm 2.691.804 đồng, thêm vào đó doanh thu thuần tăng 5.098.182 đồng so

với tháng 1/2011. Vì vậy tác động làm giảm tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. Đến tháng 1/2013, tỷ suất lợi nhuận có tăng lên, đạt mức 1,74% tức 100 đồng doanh thu thu về thì công ty chỉ có được 1,74 đồng lợi nhuận. Nhìn chung lợi nhuận đạt được của công ty qua các năm còn thấp, nguyên nhân là do giá vốn hàng bán và chi phí quản lý còn cao, vì vậy để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, công ty nên giảm bớt những chi phí không hợp lý, tìm kiếm nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào có giá hợp lý.

4.3.5.2 Tỷ suất lợi nhuận theo tài sản

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ

số càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả. Từ bảng số

liệu ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty vẫn còn thấp. Cứ 100

đồng tài sản tạo ra 2,02 đồng lợi nhuận sau thuế vào tháng 1/2011 và 1,33

đồng lợi nhuận sau thuế vào tháng 1/2012. Nhưng tỷ số này lại giảm vào tháng 1/2013, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra chỉ thu vào được 1,22 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do mức tổng tài sản của công ty tăng giảm không đều.

Tháng 1/2011 là 273.171.092 đồng, tháng 1/2012 là 212.769.275 đồng, tức đã giảm 60.401.817 đồng, đến tháng 1/2013 chỉ tiêu này tăng trở lại là 241.909.923 đồng, tức là đã tăng hơn tháng 1/2012 mức 29.140.648 đồng. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số này vẫn còn ở mức thấp và có xu hướng giảm, công ty nên có phương thức sử dụng tài sản cho hợp lý để đem lại hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh.

4.3.5.3 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó là tỷ số đo lường khả

Tháng 1/2011 tỷ số này đạt 2,84%, tức là 100 đồng đầu tư vào vốn sẽ tạo ra 2,84 đồng lợi nhuận. Đây là tháng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất so với cùng kỳ năm 2012 và 2013. Đến tháng 1/2012, tỷ suất này bị giảm và đạt ở mức

1,56%, tương đương 100 đồng vốn sẽ tạo ra 1,56 đồng lợi nhuận. Sang tháng 1/2013, chỉ số này tiếp tục bị giảm, chỉ còn 1,49%. Như vậy có thể thấy tháng

1 từ năm 2011 – 2013, đơn vị đã sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả, tỷ số này có

xu hướng giảm qua các năm vì vậy công ty cần có những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tương lai.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ 5.1 NHẬN XÉT CHUNG

5.1.1 Ưu điểm

Công tác tổ chức bộ máy kế toán:

- Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nên bộ máy kế

toán gọn nhẹ, tiết kiệm, không bị chồng chéo trong công việc chuyên môn. - Hầu hết các nhân viên trong bộ phận kế toán của công ty đều đã qua

đào tạo, thành thạo trong công việc, nắm vững chuyên môn và sử dụng thành thạo máy vi tính góp phần cung cấp thông tin kịp thời về kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty.

Hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán và sổ kế toán:

- Lựa chọn áp dụng những chính sách kế toán phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Chế độ chứng từ và sổ kế toán được công ty chấp hành nghiêm chỉnh, theo đúng quyết định 15/2006/QĐ–BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006. Tất cả những chứng từ kinh doanh đều được lưu giữ tại phòng kế

toán, thuận lợi cho việc bảo quản và kiểm tra.

- Thường xuyên cập nhật các thông tư, quyết định được sửa đổi bổ sung

về việc áp dụng các chế độ kế toán theo yêu cầu của cơ quan Thuế, Bộ Tài Chính.

- Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán là hình thức nhật ký chung với các

sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, các báo cáo tổng hợp về xác định kết

quả kinh doanh đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đặt ra cho công tác kế

toán, ngoài ra nó còn phù hợp với tổ chức bộ máy kế toán, phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Hình thức ghi sổ rõ ràng, có chữ ký, con dấu, đúng theo hướng dẫn của cơ quan Thuế.

- Lưu đồ luân chuyển chứng từ hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động và

cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, nhờ đó giúp đơn vị thuận lợi trong công tác

- Trong quá trình theo dõi sổ sách và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế

toán còn có lập các bảng theo dõi hàng hóa, thành phẩm trong kỳ, sổ quỹ, sổ

chi phí, sổ chi tiết bán hàng…. Điều này làm cho việc kiểm tra, đối chiếu và theo dõi các chi phí phát sinh, doanh thu bán hàng của công ty được dễ dàng nhanh chóng qua đó xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác.

Phân tích kết quả kinh doanh:

- Nhìn chung mức doanh thu của tháng 1/2013 đều tăng hơn so với cùng kỳ 2011 – 2012. Đó là do sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên của

công ty, bên cạnh đó là những chính sách ưu đãi và sự điều tiết kinh tế hợp lý

của Nhà nước.

- Chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số thanh toán hiện hành tháng 1 năm 2011 – 2013 luôn đạt ở mức phù hợp, đảm bảo tài sản có tính thanh khoản cho

mỗi đồng nợ đến hạn.

- Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của công ty vào tháng 1 năm 2011 – 2013 là hợp lý, chứng tỏ công ty đã có chính sách bán chịu phù hợp, điều này góp phần làm tăng tính cạnh tranh của đơn vị đối với các doanh nghiệp khác

cùng ngành.

- Qua phân tích ta thấy đơn vị đã sử dụng hàng tồn kho hiệu quả, trong giai đoạn tháng 1 năm 2011 – 2013, số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong

khoản 51,6 – 66,3 ngày một vòng. Chỉ số này phù hợp với công ty vì sản phẩm

tạo ra là những máy móc thiết bị phục vụ công – nông nghiệp, có thời gian sử

dụng lâu dài, và trong khoản thời gian này thì sản phẩm vẫn đảm bảo sử dụng

tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

5.1.2 Tồn tại và nguyên nhân Công tác kế toán: Công tác kế toán:

- Hiện tại công tác kế toán vẫn chưa sử dụng phần mềm nên công tác kế

toán chủ yếu thực hiện bằng tay nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của công ty còn nhỏ, phát sinh chứng từ hàng ngày ít.

- Do kế toán không lập chứng từ ngay lúc phát sinh nghiệp vụ nên một số chữ ký trên chứng từ bị thiếu như chữ ký người nhận tiền, chữ ký người nộp tiền.

- Trên sổ kế toán có những phần bị lược bỏ như cột “Đã ghi sổ cái” trên sổ nhật ký chung và phần “Tên tài khoản” trên sổ cái.

- Hàng tháng, tiền lãi ngân hàng chỉ được thông báo bằng tin nhắn qua

điện thoại do đó không có chứng từ gốc kèm theo chứng từ kế toán nguyên nhân là do đơn vị chỉđăng ký nhận thông báo bằng tin nhắn.

Kết quả hoạt động kinh doanh:

- Do lực lượng công nhân chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp nên hiện tại nguồn nhân lực tại công ty là những công nhân trẻ, thiếu kinh nghiệm, trình

độ chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty.

- Vào tháng 1 giai đoạn 2012 – 2013, mức lợi nhuận đạt được đều thấp hơn so với mức kế hoạch đề ra. Nguyên nhân ảnh hưởng làm giảm mức lợi

nhuận đó là do biến động tăng của chi phí bán hàng, chi phí quản lý vào tháng 1/2012 và biến động tăng của giá vốn hàng bán vào thời điểm tháng 1/2013.

- Qua việc phân tích còn cho thấy tổng chi phí của công ty tăng dần qua các năm. Trong đó phần giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Đó là do số lượng sản phẩm tiêu thụ của đơn vị tăng cộng với sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào. Công ty chưa tìm được nhà cung cấp nguyên liệu có giá cả hợp lý. Tốc độ gia tăng của giá vốn tương đối nhanh so với doanh

thu trong cùng kỳ.

- Ngoài ra chi phí quản lý và chi phí bán hàng cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí. Sự biến động về chi phí này là do sự tăng về số lượng cán bộ công nhân viên và nhu cầu của công việc đòi hỏi công nhân phải có sức khỏe tốt, tay nghề giỏi mà đa phần là công nhân mới vào, ít có tay nghề nên phải qua đào tạo vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí cho việc đào tạo mới phù hợp được với công việc. Chính vì vậy đã làm cho khoản chi phí này tăng cao qua 3 năm.

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu chưa cao, công ty cần xem xét vì tỷ trọng chi phí chiếm khá cao, cần có biện pháp kiểm soát chi phí.

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản và vốn chủ sở hữu còn thấp, công ty

nên có biện pháp phân bổ, sử dụng và quản lý hợp lý hơn.

- Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản chưa cao, cho thấy việc sử dụng tài sản của đơn vị chưa hiệu quả và công ty chưa hoạt động hết công suất. Công ty nên có những chính sách bán hàng hợp lý hoặc mở rộng hoạt động nhằm tạo

ra doanh thu nhiều hơn, đảm bảo cho việc sử dụng tài sản có hiệu quả hơn.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều mong muốn đạt hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hiệu quả của của mỗi kỳ kinh doanh được thể hiện

qua lợi nhuận, vì vậy lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà các nhà quản lý muốn hướng đến. Tuy nhiên để đạt được lợi nhuận như mong muốn, đơn vị

cần có những chính sách hợp lý, phù hợp với công ty và tình hình kinh tế hiệ

tại.

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, công ty muốn đứng vững và phát triển thì hoạt động kinh doanh phải thực sự mang lại hiệu quả. Qua việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp đơn vị thấy rõ những

điểm mạnh cần phát huy và những yếu điểm cần hạn chế và tìm ra biện pháp khắc phục nhằm mang lại hiệu quả hơn cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Sau đây là những giải pháp theo cá nhân em sẽ giúp cho đơn vị duy trì và phát triển những mặt mạnh cũng như khắc phục những tồn tại nhằm góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty trong những kỳ kinh doanh tiếp theo.

* Giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán

Điều quyết định đến chất lượng của tổ chức công tác kế toán vẫn là các nhân viên kế toán nên việc hoàn thiện đầu tiên là bộ máy kế toán ở công ty.

- Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ của nhân

viên kế toán cả về nghiệp vụ kiến thức về máy vi tính như: bỏ ra chi phí đào tạo lại, thường xuyên cho kế toán tham dự các lớp huấn luyện mới và tuyển

dụng các nhân viên có trình độ. Ngoài ra có thể vài năm một lần các kế toán viên đổi phần hành của mình cho người khác qua đó mọi người sẽ có một tầm

nhìn khái quát hơn về kế toán, hiểu sâu sắc từng phần hành của công việc đồng thời khi quay trở lại công việc cũ họ sẽ làm tốt hơn.

- Hiện tại công ty chưa sử dụng phần mềm, tuy nhiên để công tác kế toán

thêm thuận lợi và phù hợp với nhu cầu phát triển thì đơn vị nên trang bị thêm phần mềm, không những giảm bớt công việc cho kế toán mà còn giúp công tác kế toán chính xác hơn.

- Kế toán nên lập chứng từ, ghi sổ ngay lúc phát sinh nghiệp vụ để công tác kiểm tra, cung cấp các thông tin kinh tếđược kịp thời, chính xác, thêm vào

đó nội dung của chứng từ cũng hoàn chỉnh hơn, đúng với quy định của Bộ Tài Chính.

- Để có chứng từ gốc phục vụ cho việc lập sổ kế toán cũng như tránh những sai sót trong kế toán, hàng tháng đơn vị nên đăng ký nhận thông báo lãi tiền gửi từ ngân hàng bằng chứng từ.

- Không nên lược bỏ những phần trên sổ kế toán, để hình thức sổ sách được đầy đủ, đúng theo quy định của cơ quan Nhà nước.

Qua phân tích ta thấy, doanh thu bán hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu vì vậy để tăng doanh thu phải có những biện pháp thúc đẩy gia tăng doanh thu bán hàng. Muốn tăng doanh thu bán hàng ta có thể làm tăng số lượng sản phẩm bán ra hoặc tăng giá bán. Tuy nhiên trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay việc tăng giá bán sẽ phần nào làm giảm sức cạnh tranh của

đơn vị với các doanh nghiệp cùng ngành do đó chỉ có thể áp dụng biện pháp làm tăng doanh số bán và điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý.

- Để tăng sản lượng bán ra công ty cần đẩy mạnh chiến lược quảng bá, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, luôn tìm kiếm để mở

rộng thị trường, không những trong nước mà còn ngoài nước.

- Tạo uy tín trong kinh doanh như đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, có chính sách bán chịu hợp lý để giữ

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NAM NHÃ (Trang 92 -92 )

×