C ần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm
3.5.2 Phân tích chung về hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu 2011– 2013
Lợi nhuận sau thuế
Hình 3.3 Biểu đồ tình hình lợi nhuận sau thuế 2010 – 2012
Năm 2010 hoạt động kinh doanh có lợi nhuận sau thuế là 18.101.634 đồng, thấp hơn lợi nhuận sau thuế so với 2011 là 918.515 đồng. Tuy có tổng doanh thu cao hơn so với năm 2011 nhưng vẫn không bù đắp được khoản gia tăng của giá vốn hàng bán, tỷ trọng giá vốn so với doanh thu của năm 2010 là 81,7%, tốc độ tăng của giá vốn khá nhanh so với doanh thu, vì vậy làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận cuối kỳ. Năm 2012, tổng lợi nhuận trước thuế là 20.300.231 đồng, sau khi nộp thuế TNDN tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 15.225.173 đồng, giảm hơn so với năm 2011 là 19,95% tức giảm 3.794.975 đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do giá vốn hàng bán tăng nhanh ở mức 10,75%, thêm vào đó là sự gia tăng của chi phí bán hàng ở mức 10,53% so với năm 2011, chi phí quản lý có giảm nhưng không nhiều. Chính vì vậy mặc dù doanh thu thuần có tăng nhưng do sự tác động của chi phí đã làm cho lợi nhuận cuối kỳ bị giảm hơn so với năm 2011. Qua kết quả trên cho thấy doanh nghiệp đã phần nào bị ảnh hưởng bởi sự lạm phát của nền kinh tế, kéo theo đó là sự gia tăng của các chi phí đầu vào, mặt khác là do doanh nghiệp chưa đề ra được phương hướng hợp lý để giảm thiểu chi phí, vì vậy lợi nhuận cuối kỳ chưa đạt được tối đa.
3.5.2 Phân tích chung về hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu 2011–2013 2013
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại trong từng kỳ hạch toán của doanh nghiệp làm cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến
kết quả chung của doanh nghiệp. Đồng thời là số liệu quan trọng để cơ quan quản lý kiểm tra, đánh giá về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 3.2: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu 2011 – 2013 Đvt: đồng Chênh lệch 6 tháng đầu Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % A. Tổng doanh thu 860.906.916 898.298.760 914.125.231 37.391.844 4,34 15.826.471 1,76 1. Doanh thu thuần 858.897.983 896.272.505 912.117.909 37.374.522 4,35 15.845.404 1,77
2. Doanh thu tài
chính 1.438.675 1.450.203 1.453.805 11.528 0,80 3.602 0,25 3. Thu nhập khác 570.258 576.052 553.517 5.794 1,02 -22.535 -3,91 B. Tổng chi phí 848.531.351 891.097.743 905.864.057 42.566.392 5,02 14.766.314 1,66 1. Giá vốn hàng bán 679.595.642 721.307.919 731.880.033 41.712.277 6,14 10.572.114 1,47 2. Chi phí bán hàng 36.847.868 35.840.418 37.349.614 -1.007.450 -2,73 1.509.196 4,21 3. Chi phí quản lý 132.087.841 133.949.406 136.634.410 1.861.565 1,41 2.685.004 2,00 4. Chi phí tài chính _ _ _ _ _ _ _ 5. Chi phí khác _ _ _ _ _ _ _
Lợi nhuận trước
thuế 12.375.565 7.201.017 8.261.174 -5.174.548 -41,81 1.060.157 14,72
C. Thuế NDN 3.093.891 1.800.254 2.065.294 -1.293.637 -41,81 265.040 14,72 Lợi nhuận sau
thuế 9.281.674 5.400.763 6.195.880 -3.880.911 -41,81 795.117 14,72
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu (2011 – 2013) Nhìn vào bảng 3.2 kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu 2011 – 2013 ta nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm và đạt cao nhất vào 6 tháng đầu năm 2013 với 914.125.231 đồng. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 đạt 898.298.760 đồng tăng 37.391.844 đồng tương ứng tăng 4,34% so với cùng kỳ năm 2011. Đến cùng kỳ năm 2013 tổng doanh thu tiếp tục tăng 15.826.471 đồng tương ứng tăng 1,76% so với năm 2012.
Đồng thời qua bảng số liệu ta cũng nhận thấy rằng chi phí công ty đã bỏ ra trong 6 tháng đầu 2011 – 2013 cũng biến động không kém doanh thu. Nếu 6 tháng đầu năm 2013 đạt mức doanh thu cao nhất thì chi phí mà công ty bỏ ra cũng nhiều nhất so với cùng kỳ 2011 – 2012. Trong đó giá vốn hàng bán là
731.880.033 đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất so với các khoản phí khác ở mức 80,79%. Đơn vị tính: triệu đồng 12.4 7.2 8.3 0 2 4 6 8 10 12 14 2011 2012 2013
Lợi nhuận trước
thuế
Hình 3.4 Biểu đồ tình hình lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu 2011 – 2013 Lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế của công ty 6 tháng đầu năm 2012 giảm -5.174.548 đồng so với cùng kỳ năm 2011, tương ứng giảm 41,81%. Sang 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận tăng 1.060.157 đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng tăng 14,72%. Nhìn chung tình hình công ty qua 6 tháng đầu 2011 – 2013 chưa tốt, doanh thu qua các năm đều tăng nhưng do chi phí bỏ ra cũng tăng theo nên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị, khiến lợi nhuận không được tăng cao. Công ty cần có những phương hướng cụ thể để góp phần làm giảm chi phí cho những kỳ kinh doanh tiếp theo.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM
2014
3.6.1 Thuận lợi
- Có vị trí nằm trên đường giáp quốc lộ. - Diện tích xưởng sản xuất lớn.
- Máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại, phù hợp cho việc sản xuất.
- Đội ngũ công nhân trẻ, nhiệt tình, quyết tâm gắn bó với đơn vị.
3.6.2 Khó khăn
- Do tác động của giá cả vật tư đầu vào như sắt, thép, xăng dầu, tiền lương ngày càng tăng làm giá thành sản phẩm tăng cao, nhưng giá bán sản
phẩm không thể tăng thêm, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất.
- Hiện nay trong khu vực có nhiều doanh nghiệp, công ty kinh doanh và sản xuất những mặt hàng cơ khí. Do đó, công ty rơi vào tình trạng cạnh tranh quyết liệt.
- Đội ngũ công nhân mới vào nghề, ít kinh nghiệm, chưa nắm bắt kịp thời cách sử dụng các thiết bị, máy móc công nghệ cao.
3.6.3 Định hướng phát triển
Tiếp tục xây dựng và phát triển công ty, giữ vững công ty TNHH Nam Nhã là một đơn vị mạnh trong lĩnh vực cơ khí, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của công ty. Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống là sản xuất máy móc, thiết bị công nghiệp – nông nghiệp. Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, đảm bảo cho công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của công ty TNHH Nam Nhã.
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ
4.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ TY TNHH NAM NHÃ
4.1.1 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, các loại máy móc, thiết bị chủ yếu được sản xuất là máy sấy thức ăn, máy nghiền bột, dây chuyền máy ép viên thức ăn cá. Ngoài ra công ty còn nhận gia công các mặt hàng, chi tiết máy móc cơ khí. Tùy theo yêu cầu của mỗi khách hàng mà mỗi loại máy, thiết bị có công suất, bảo hành và cách sử dụng khác nhau. Do đó, giá thành của máy móc cùng loại cũng khác nhau. Sản phẩm được bộ phận kỹ thuật thiết kế theo đúng yêu cầu của khách hàng và được sản xuất tại phân xưởng. Sản phẩm hoàn thành được bàn giao tại phân xưởng, sau đó vận chuyển về bên mua, chi phí vận chuyển do các bên tự thỏa thuận. Khi xuất thành phẩm, kế toán lập phiếu xuất kho và giao cho khách hàng hóa đơn GTGT. Đối với thành phẩm có giá trị nhỏ, khách hàng có thể thanh toán trước hoặc thanh toán sau khi nhận hàng, chậm nhất là 30 ngày. Đối với thành phẩm có giá trị lớn, khách hàng phải ứng trước 30% giá trị hợp đồng sau khi ký. Sau khi đã nhận được hàng, khách hàng thanh toán thêm 50% giá trị hợp đồng. Còn lại 20% sẽ thanh toán sau quá trình chạy thử, nghiệm thu, chậm nhất là 30 ngày sau khi bên mua ký biên bản nghiệm thu.
4.1.2 Phương thức tiêu thụ sản phẩm
Các phương thức tiêu thụ sản phẩm công ty đang áp dụng:
- Phương thức bán buôn: theo phương thức này, công ty bán trực tiếp cho người mua, do bên mua trực tiếp đến nhận hàng tại kho của công ty bán hoặc tại địa điểm mà đơn vị đã quy định. Thời điểm bán hàng là thời điểm người mua đã ký nhận hàng, còn thời điểm thanh toán tiền bán hàng phụ thuộc vào điều kiện thuận lợi của hợp đồng.
- Phương thức bán lẻ: khách hàng mua hàng tại công ty và thanh toán ngay cho nên sản phẩm, hàng hoá được ghi nhận doanh thu của đơn vị một cách trực tiếp.
- Phương thức bán hàng theo hợp đồng thương mại: theo phương thức này bên bán chuyển hàng đi để giao cho bên mua theo địa chỉ ghi trong hợp đồng. Hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, chỉ khi nào người mua chấp nhận (một phần hay toàn bộ) mới được coi là tiêu thụ.
Phương thức thanh toán:
- Thanh toán bằng tiền mặt: đây là hình thức thanh toán áp dụng khi giá trị thanh toán dưới 20.000.000 đồng. Khách hàng có thể ứng trước 50% giá trị sản phẩm, đến khi nhận hàng thanh toán hết 50% giá trị còn lại. Hay có thể thanh toán toàn bộ giá trị sản phẩm ngay sau khi đã nhận hàng hóa.
- Thanh toán bằng chuyển khoản: áp dụng đối với những hợp đồng có giá trị lớn. Bên mua sẽ ứng trước 30% giá trị hợp đồng sau khi ký, khi nhận hàng sẽ thanh toán thêm 50% giá trị hợp đồng, 20% còn lại sẽ thanh toán sau quá trình chạy thử, nghiệm thu, chậm nhất là 30 ngày sau khi bên mua ký biên bản nghiệm thu. Tuy nhiên hình thức thanh toán này cũng có thể áp dụng theo yêu cầu của bên mua đối với hàng hóa có giá trị thanh toán nhỏ.
4.2 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ
4.2.1 Tài khoản sử dụng và các sổ kế toán áp dụng
Áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ–BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006.
4.2.1.1 Tài khoản kế toán tiêu thụ
TK 511: tài khoản sử dụng để hoạch toán doanh thu.
TK 632: tài khoản sử dụng để hoạch toán giá vốn hàng bán. 4.2.1.2 Tài khoản kế toán xác định kết quả kinh doanh
TK 515: tài khoản sử dụng để hoạch toán doanh thu tài chính. TK 641: tài khoản sử dụng để hoạch toán chi phí bán hàng. TK 642: tài khoản sử dụng để hoạch toán chi phí quản lý. TK 711: tài khoản sử dụng để hoạch toán thu nhập khác. TK 911: tài khoản sử dụng để xác định kết quả kinh doanh.
TK 4212: tài khoản sử dụng để xác định lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
TK 3334: tài khoản sử dụng để xác định thuế TNDN phải nộp. TK 821: tài khoản sử dụng để hoạch toán chi phí thuế TNDN.
Trong kỳ hoạch toán không phát sinh chi phí tài chính (TK 635) và chi phí khác (TK 811), vì vậy hai tài khoản này không được liệt kê vào đây.
- Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có. - Đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán, biên bản nghiệm thu.
4.2.3 Hình thức luân chuyển chứng từ
Tất cả các chứng từ do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến liên quan đến nghiệp vụ hạch toán kế toán đều phải tập trung vào bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để hạch toán ghi sổ kế toán. Quá trình luân chuyển chứng từ như sau:
- Phòng kinh doanh lập bảng chào giá, đặc tính kỹ thuật của thiết bị gửi cho khách hàng. Sau đó hai bên sẽ cùng thỏa thuận lại giá cả cũng như đặc tính kỹ thuật của thiết bị theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng.
- Phòng kinh doanh sẽ nhận đơn đặt hàng của khách, qua quá trình kiểm tra xét duyệt, hai bên cùng tiến hành ký hợp đồng. Hợp đồng được lập thành 2 bản, mỗi bên sẽ giữ một bản. Theo hợp đồng, khách hàng sẽ ứng trước 30% giá trị hợp đồng, phòng kế toán tiến hành lập phiếu thu thành 2 liên, mỗi bên sẽ giữ 1 liên. Trường hợp khách hàng chuyển khoản để thanh toán, công ty sẽ nhận được tin nhắn thông báo của ngân hàng về số tiền khách hàng vừa chuyển trả.
- Sau đó đơn đặt hàng được chuyển cho bộ phận kỹ thuật để thiết kế theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Bộ phận kỹ thuật sẽ thiết kế bản vẽ và chuyển cho bộ phận gia công để tiến hành chế tạo thiết bị.
- Khi thiết bị đã hoàn thành, phòng kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho, phiếu xuất kho được lập thành 2 liên, bộ phận kỹ thuật và phòng kế toán mỗi bên sẽ giữ một liên. Bộ phận kỹ thuật sẽ vận chuyển, lắp đặt và vận hành thiết bị, chi phí vận chuyển sẽ do hai bên tự thoả thuận. Sau khi khách hàng đã nhận hàng theo đúng hợp đồng đã ký, sẽ thanh toán 50% giá trị hợp đồng, phòng kế toán tiến hành ghi sổ và lập phiếu thu thành 2 liên, khách hàng và phòng kế toán mỗi bên sẽ giữ một liên. Trường hợp khách hàng chuyển khoản để thanh toán, công ty sẽ nhận được tin nhắn thông báo của ngân hàng về số tiền khách hàng vừa chuyển trả.
- Sau quá trình chạy thử, các bên tiến hành ký biên bản nghiệm thu. Khách hàng thanh toán 20% giá trị còn lại của hợp đồng. Phòng kế toán ghi sổ, lập phiếu thu thành 2 liên, khách hàng và phòng kế toán mỗi bên sẽ giữ một liên. Trường hợp khách hàng chuyển khoản để thanh toán, công ty sẽ nhận được tin nhắn thông báo của ngân hàng về số tiền khách hàng vừa
chuyển trả. Phòng kế toán lập hóa đơn GTGT thành 3 liên trong đó lưu tại sổ 1 liên, 1 liên giao cho khách hàng và 1 liên lưu nội bộ.
Nhận xét: hình thức luân chuyển chứng từ hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, nhờ đó giúp đơn vị thuận lợi trong công tác quản lý, lưu trữ và kiểm tra chứng từ.
4.2.4 Ghi sổ
4.2.4.1 Sổ nhật ký chung
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Bảng 4.1 Sổ nhật ký chung tháng 01/2013 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 01 năm 2013 Đvt: đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Nợ Có A B C D E 1 2
2/1/2013 PC01 2/1/2013 Thanh toán tiền điện thoại HĐ
2244889 642 2.131.029
2/1/2013 PC01 2/1/2013 Thanh toán tiền điện thoại HĐ
2244889 133 213.103
2/1/2013 PC01 2/1/2013 Thanh toán tiền điện thoại HĐ
2244889 111 2.344.132
6/1/2013 PT01 6/1/2013 Thu nhập khác từ bán phế liệu 111 125.207 6/1/2013 PT01 6/1/2013 Thu nhập khác từ bán phế liệu 711 125.207 7/1/2013 PC02 7/1/2013 Thanh toán tiền điện HĐ
0005941 642 559.368
7/1/2013 PC02 7/1/2013 Thanh toán tiền điện HĐ
0005941 133 55.937
7/1/2013 PC02 7/1/2013 Thanh toán tiền điện HĐ
0005941 111 615.305 9/1/2013 DT01 9/1/2013 Doanh thu bán hàng HĐ 0000148 131 56.856.700