0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NAM NHÃ (Trang 86 -86 )

C ần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm

4.3.2 Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh

doanh

4.3.2.1 Nhân tố khách quan

- Yếu tố kinh tế

Chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 đã chủ động định hướng, dẫn dắt thị trường, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với

những diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ. Năm 2013, Chính phủđã đề ra một số

giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đây là những dấu hiệu khả quan bước đầu cho nền kinh tếổn định. Nhờ vào đó mà hoạt động của đơn vị cũng có những bước tiến mới. Giá nguyên liệu đầu vào không còn tăng cao do ảnh hưởng của lạm phát, vì vậy giá vốn hàng bán sẽở mức thấp. Các doanh nghiệp được hỗ trợ vốn, không phải hoạt động cầm chừng, nhờ vào đóđơn vị

có được đầu ra cho sản phẩm, vì vậy góp phần thúc đẩy lợi nhuận tăng cao.

- Yếu tố chính trị xã hội

Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là một trong 15 thị trường mới nổi tiềm năng, mặc dù tỷ lệ lạm phát còn cao nhưng ưu điểm của nền kinh tế

nước ta là lợi thế các ngành sản xuất nhiều công nhân và nông nghiệp. Vì vậy hiện tại Công ty TNHH Nam Nhã đang có môi trường kinh doanh lý tưởng, do hoạt động của đơn vị là chế tạo máy móc công – nông nghiệp, phù hợp với lợi thế của nước ta hiện nay. Đó không những góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà còn thúc đẩy sự phát triển của công ty.

- Yếu tố môi trường và vị trí địa lý

Yếu tố môi trường và vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hiện tại công ty đang có một vị trí địa lý thuận lợi. Nằm trên đường Nhật Tảo, đây là con đường mới mở, giáp quốc lộ và nằm trong dự án mở rộng. Chính vì vậy mà nó góp phần thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa, giảm bớt phần nào chi phí vận chuyển, góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.

- Yếu tố khách hàng

Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà

không có người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được. Vì lẽđó mà hiện nay công ty nên chú ý đầu tưđể phát triển cũng như hoàn thiện sản phẩm, để phù hợp với

yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, điều đó không những góp phần mang lại lợi nhuận mà còn tạo được uy tín thương hiệu, đẩy mạnh sự phát triển của

đơn vị.

- Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, tại Đồng bằng Sông Cửu Long có rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, cụ thể là chế tạo máy công – nông nghiệp, việc có nhiều

đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành không những ảnh hưởng nhiều về mặt cung cầu hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của đơn vị, do

đó công ty phải có những chiến lược cạnh tranh phù hợp nhằm mang lại lợi nhuận chho công ty, tạo được uy tín với khách hàng cũng như vị thế cạnh tranh trên thương trường.

- Nhà cung cấp

Qua phần phân tích chung ta thấy yếu tố giá vốn hàng bán của các năm luôn tăng, đó là do giá cả nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, đơn vị chưa tìm

được nhà cung ứng hợp lý. Tuy nhiên yếu tố nhà cung cấp là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm vì các nguồn lực đầu vào của công ty

được cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh khác. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của công ty phụ thuộc vào nhà cung ứng. Vì vậy công ty nên lựa chọn kỹ càng để

tìm cho mình một nhà cung ứng phù hợp, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, nâng cao lợi nhuận cho công ty.

4.3.2.2 Nhân tố chủ quan

- Năng lực quản lý

Đơn vị hoạt động trong cơ chế thị trường, vì vậy bộ máy quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển công ty. Bên cạnh việc xây dựng chiến lược kinh doanh thì cần phải tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án đã đề ra. Vì vậy công ty nên chú trọng việc xây dựng bộ máy quản

lý sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn

nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách

nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt

hiệu quả cao.

- Nguồn nhân lực

Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạtđộng, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.

tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ

sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của

công ty. Hiện nay, công nhân của phân xưởng đa số là các công nhân trẻ, trình

độ chưa cao, chủ yếu học hỏi nâng cao trình độ trong quá trình làm việc, vì vậy công ty nên cho người lao động tham gia thêm các khóa đào tạo, sao cho phù hợp với nhu cầu của đơn vị. Ngoài ra công tác tổ chức lao động phải hợp

lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, sử dụng người đúng việc sao cho phát huy tốt nhất năng lực sở trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ chức lao động của

doanh nghiệp nhằm đưa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu

quả cao.

- Tình hình tài chính

Đơn vị có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho công ty có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật

tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay tình hình tài chính tại đơn vị tương đối ổn định, chính vì vậy mà nó sẽ là nhân tố hữu hiệu góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty.

- Yếu tố công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong đơn vị là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, làm nền tảng

quan trọng để công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh. Hiện tại trong phân xưởng, công ty đã đầu tư nhiều máy móc công nghệ cao như 1 máy hàn tự động, 3 máy CNC, 1 lò tôi luyện sắt thép…để phục vụ cho việc sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu chế tạo máy móc hiện nay của khách hàng.

4.3.3 Phân tích các chỉ số thanh toán của công ty tháng 1 năm 2011 – 2013

Phân tích chỉ số thanh toán tức là xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp, thể hiện khả năng trả được những món nợ tới hạn theo yêu cầu của chủ nợ. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản

Bảng 4.24 Chỉ số khả năng thanh toán tháng 1 năm 2011 – 2013

Tháng 1 Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản lưu động đồng 126.855.514 100.348.356 100.619.594 Nợ ngắn hạn đồng 76.113.358 49.432.537 78.513.854

Hàng tồn kho đồng 29.192.758 26.962.563 24.266.305

Chỉ số thanh toán hiện hành lần 1,67 2,03 1,28 Chỉ số thanh toán nhanh lần 1,28 1,48 0,97

Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013

4.3.3.1 Chỉ số thanh toán hiện hành

Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi

đến hạn phải trả hay nó còn mang ý nghĩa là mức độ trang trải của tài sản lưu

động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số

này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như tiền mặt, các khoản phải thu…

Qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty tháng 1/2011 là 1,67 lần, điều đó cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn trả. Sang tháng 1/2012, hệ số này lại tăng đến 2,03 lần. Tức là công ty đã đầu tư vào tài sản lưu động khá hợp lý. Tuy nhiên không nên đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động vì nó sẽ làm cho vòng quay vốn chậm lại, hiệu quả sử dụng vốn thấp cụ thể là tài sản lưu động thừa đó không tạo ra thêm được lợi nhuận.

Tháng 1/2013 là tháng doanh nghiệp đầu tư và sử dụng tài sản lưu động hiệu quả nhất, tỷ số thanh toán nợ hiện hành là 1,28 lần. Với sự đầu tư có tính toán đó chẳng những giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, mà còn giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả số vốn đầu tư vào tài sản lưu động.

Qua phân tích trên cho thấy công ty cần phải cân nhắc kỹ trước khi quyết

định đầu tư vốn vào tài sản lưu động để số vốn đó được sử dụng hệu quả tạo ra lợi nhuận cao nhất mà không làm giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của

đơn vị.

4.3.3.2 Chỉ số thanh toán nhanh

Chỉ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động

có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền. Tương tự như hệ số thanh toán hiện hành, hệ số này cần phải được giữ ở mức dao động từ 1 tới 2, nếu hệ số này

quá nhỏ thì công ty không đủ khả năng thanh toán nợ khi cần thiết, ngược lại nếu những tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền lớn gấp nhiều lần nợ ngắn hạn sẽ làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, cũng không tốt cho doanh nghiệp.

Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của công ty tháng 1/2011 là 1,28 lần, tháng 1/2012 hệ số thanh toán nhanh là 1,48 lần, tương đối tốt vì công ty đã đầu tư hợp lý vào tài sản lưu động vừa

đảm bảo khả năng thanh toán mà cũng đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho đơn vị. Tuy nhiên tháng 1/2013 hệ số này lại giảm, chỉ còn 0,97 lần,

điều đó cho thấy trong giai đoạn này công ty đã gặp khó khăn trong vấn đề

thanh toán công nợ khi đến hạn bởi vì do số nợ ngắn hạn phải trả trong giai

đoạn này khá cao so với cùng kỳ 2011 – 2012.

4.3.4 Phân tích các chỉ số hoạt động của công ty tháng 1 năm 2011 – 2013

Phân tích các chỉ số tài hoạt động là cơ sở để đánh giá tình hình hoạt

động của công ty tốt hay xấu. Biết tính toán và sử dụng các chỉ số hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như chính bản thân doanh nghiệp. Sau đây ta tiến hành phân tích một số chỉ số hoạt động của công ty tháng 1 năm 2011 – 2013.

4.3.4.1 Kỳ thu tiền bình quân

Bảng 4.25 Tình hình kỳ thu tiền bình quân tháng 1 năm 2011 – 2013

Đvt: đồng Tháng 1

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Các khoản phải thu bình quân 13.915.210 15.723.632 12.947.520

Doanh thu thuần 158.641.636 163.739.818 169.167.909

Số vòng quay các khoản phải thu (vòng) 11,4 10,4 13,1 Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

= 360/số vòng quay các khoản phải thu 31,6 34,6 27,5

Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013

Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền về do công ty thực hiện chính sách bán chịu và những khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán,…Số vòng quay các khoản phải thu được sử

dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu, khi khách hàng thanh toán tất cả các hoá đơn của họ thì lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hệ số vòng quay các khoản phải thu biến động không đều qua tháng 1 năm 2011 – 2013. Vào tháng 1/2011, số

vòng quay các khoản phải thu là 11,4 vòng. Sang tháng 1/2012 số vòng quay các khoản phải thu là 10,4 lần và tăng lên ở mức 13,1 lần vào cùng kỳ năm 2013. Số vòng quay cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Ta thấy khi số vòng quay các khoản phải thu tăng lên sẽ làm cho thời hạn

thu được tiền của công ty được rút ngắn lại.

Thời hạn thu tiền của công ty tương đối ổn định, trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng, đây là một chiến lược đúng đắn nhằm để cạnh tranh và thu hút khách hàng trong thời điểm nền kinh tếđang khó khăn.

4.3.4.2 Số vòng quay hàng tồn kho

Bảng 4.26 Số vòng quay hàng tồn kho tháng 1 năm 2011 – 2013

Đvt: đồng Tháng 1

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần 158.641.636 163.739.818 169.167.909

Hàng tồn kho 29.192.758 26.962.563 24.266.305

Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 5,43 6,07 6,97

Số ngày tồn kho bình quân (ngày)

= 360/số vòng quay hàng tồn kho 66,3 59,3 51,6

Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn để đánh giá công ty sử

dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho của tháng 1 năm 2011 – 2013 có xu hướng tăng. Tháng 1/2011 số vòng quay hàng tồn kho là 5,43 vòng, nghĩa là trung bình hàng tồn kho được bán ra là 5,43 vòng trong kỳ tương ứng với số ngày tồn kho bình quân là 66,3 ngày. Tháng 1/2012 là 6,07 vòng tương ứng 59,3 ngày. Sang tháng 1/2013 là 6,97 vòng tương ứng 51,6 ngày. Bởi vì số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cho nên với các mặt hàng máy móc thiết bị công nông nghiệp thì số ngày tồn kho bình quân có thể lên đến 1 – 2 năm, mà không hề ảnh hưởng đến chất

lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó những mặt hàng mà công ty sản xuất đều

được làm theo đơn đặt hàng của khách, do vậy số ngày tồn kho thường không cao.

Bảng 4.27 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản tháng 1 năm 2011 – 2013

Đvt: đồng Tháng 1

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần 158.641.636 163.739.818 169.167.909

Toàn bộ tài sản bình quân 273.171.092 212.769.275 241.909.923 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (lần) 0,58 0,77 0,70

Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số

liệu trên cho thấy hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản qua các năm đang tăng

dần. Vào tháng 1/2011, chỉ số này chỉ đạt 0,58 thấp hơn so với cùng kỳ năm

2012 là 0,19. Tháng 1/2012 đạt 0,77, đây là thời điểm có hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản cao nhất so với cùng kỳ 2011 – 2013. Điều này có nghĩa là 1

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NAM NHÃ (Trang 86 -86 )

×