0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phân tích và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NAM NHÃ (Trang 73 -73 )

C ần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm

4.3 Phân tích và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NAM NHÃ

4.3.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tháng 1 2011 – 2013

4.3.1.1 Phân tích doanh thu

Doanh thu được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các chỉ tiêu khác. Trong việc sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt được doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất. Vì vậy doanh thu là chỉ tiêu quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đồng thời doanh thu còn là tác nhân đầu tiên tác động đến lợi nhuận. Thông qua việc phân tích doanh thu ta có thể đánh giá được quy mô, hiệu quả kinh doanh của công ty.

Bảng 4.14 Tình hình doanh thu tháng 1 từ năm 2011 – 2013

Đvt: đồng Chênh lệch Tháng 1 Tháng 1 năm 2012/2011 Tháng 1 năm 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Tổng doanh thu 159.113.311 164.205.934 169.645.477 5.092.623 3,20 5.439.543 3,31 Doanh thu thuần 158.641.636 163.739.818 169.167.909 5.098.182 3,21 5.428.091 3,32 Doanh thu tài chính 357.280 340.107 352.361 -17.173 -4,81 12.254 3,60 Thu nhập khác 114.395 126.009 125.207 11.614 10,15 -802 -0,64

Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013

Dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng doanh thu của công ty tăng dần qua tháng 1 của các năm, doanh thu thuần luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty (hơn 90%), trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác của tháng 1 năm 2011 – 2013 lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều đó cho thấy nguồn thu nhập chính của công ty phần lớn là từ việc bán hàng.

Tháng 1 năm 2012 tổng doanh thu đạt 164.205.934 đồng tăng 5.092.623 đồng so với cùng kỳ năm 2011, tương ứng tăng 3,2%. Sự tăng này chủ yếu là do sự tăng lên từ doanh thu bán hàng.

Đến tháng 1 năm 2013 doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng, tổng doanh thu của công ty lên đến 169.645.477 đồng tăng 5.439.543 đồng, tương ứng tăng 3,31%. Kết quả tăng này chủ yếu là do sự tăng mạnh của doanh thu bán hàng kết hợp với sự tăng của doanh thu tài chính và thu nhập khác.

Để hiểu rõ hơn sự biến động của tình hình doanh thu ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu thành phần của tổng doanh thu.

* Doanh thu thuần

Doanh thu thuần đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của tổng doanh thu do chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng doanh thu.

Tháng 1/2012 doanh thu thuần đạt 163.739.818 đồng, tăng 5.098.182 đồng, tương ứng 3,21%. Nguyên nhân của sự gia tăng doanh thu vào tháng 1/2012 một mặt là do công ty có những chính sách hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác nhờ có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước, vì vậy công ty có thêm nhiều khách hàng theo đó doanh thu cũng tăng lên.

Sang tháng 1/2013 doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng và tăng mạnh hơn so với tháng 1/2012. Tháng 1/2013 doanh thu thuần từ bán hàng tăng 5.428.091 đồng, tương ứng tăng 3,32%. Sự tăng mạnh doanh thu của tháng 1/2013 là do công ty đã hoàn thành vượt chỉ tiêu so với kế hoạch về sản xuất sản phẩm, tuy các yếu tố đầu vào cho sản xuất có tăng hơn so với tháng 1/2012 nhưng bù lại doanh số bán sản phẩm cao hơn tháng 1/2012.

* Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty biến động tăng giảm không ổn định qua tháng 1 năm 2011 – 2013. Vào tháng 1/2012 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty có sự sụt giảm, chỉ đạt 340.107 đồng , giảm 17.173 đồng, tương ứng giảm 4,81% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do sự sụt giảm của lãi tiền gửi, mặt khác là do công ty sử dụng vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, vì vậy số tiền nằm trong tài khoản rất ít. Tháng 1/2013 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là 352.361 đồng, tăng 12.254 đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng tăng 3,6%. Sự tăng này là do vào tháng 1/2013 lãi suất tiền gửi tăng. Tuy nhiên về mặt cơ cấu, tỷ trọng của doanh thu tài chính chiếm quá nhỏ (dưới 0,3%) do đó sự biến động của chỉ tiêu này không làm ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng doanh thu.

Doanh thu khác của công ty cũng biến động qua tháng 1 năm 2011 – 2013. Tháng 1/2012 doanh thu khác đạt 126.009 đồng, tăng 11.614 đồng so với cùng kỳ năm 2011, tương ứng tăng 10,15%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các khoản thu từ bán phế liệu, chi tiết máy móc hư hỏng tăng. Đến tháng 1/2013, khoản mục này giảm 0,64%, tương đương giảm 802 đồng do với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thành phần doanh thu (dưới 0,08%) do đó biến động của khoản mục này hầu như không ảnh hưởng đến sự biến động của tổng doanh thu.

4.3.1.2 Phân tích chi phí

Có thể nói chi phí là một nhân tố rất quan trọng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận vì vậy đây luôn là một trong những bài toán khó mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, đơn vị cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sử dụng các khoản phí. Cũng như doanh thu việc đánh giá chi phí cũng góp phần quan trọng trong việc tái sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.

Bảng 4.15 Tình hình chi phí tháng 1 từ năm 2011 – 2013 Đvt: đồng Chênh lệch Tháng 1 Tháng 1 năm 2012/2011 Tháng 1 năm 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Tổng chi phí 151.741.410 160.423.105 165.723.902 8.681.695 5,72 5.300.797 3,30 Giá vốn hàng bán 123.165.940 131.127.798 137.400.233 7.961.858 6,46 6.272.435 4,78 Chi phí bán hàng 6.511.330 6.973.403 6.913.272 462.073 7,10 -60.131 -0,86 Chi phí quản lý 22.064.140 22.321.904 21.410.397 257.764 1,17 -911.507 -4,08

Đvt: triệu đồng 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2011 2012 2013 Tổng chi phí Giá vốn hàng bán Hình 4.1 Tình hình tổng chi phí tháng 1 từ năm 2011 – 2013

Qua biểu đồ ta thấy tổng chi phí biến động không đều và có xu hướng tăng qua các năm. Tổng chi phí tháng 1/2013 là cao nhất, đạt 165.723.902 đồng. Trong đó giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 80%) trong tổng chi phí. Điều này là hiển nhiên và hoàn toàn có thể lý giải là do doanh thu bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty. Nhìn chung tình hình thực hiện chi phí của công ty có sự biến động tương tự với sự biến động của doanh thu. Chi phí tháng 1/2012 tăng mạnh ở mức 8.681.695 đồng, tương ứng tăng 5,72% so với cùng kỳ năm 2011. Vào tháng 1/2013 lại tăng 5.300.797 đồng, tương ứng tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2012.

Tình hình thực hiện chi phí của công ty được phân tích cụ thể như sau * Giá vốn hàng bán

Qua biểu đồ ta thấy giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của đơn vị. Điều đó cho thấy giá vốn là chi phí quan trọng quyết định lợi nhuận của công ty. Giá vốn hàng bán tháng 1/2012 so với tháng 1/2011 có tỷ lệ 6,46% tương đương 7.961.858 đồng, tỷ lệ tăng này khá cao, đó là do tác động của yếu tố lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu đầu vào gia tăng tác động làm giá vốn hàng bán cũng tăng. Tỷ lệ tháng 1/2013 so với tháng 1/2012 là 4,78%, tức giá trị tăng 6.272.435 đồng. Vì vậy công ty cần có những biện pháp kiểm soát giá vốn một cách hợp lý để không làm chi phí này tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Qua phân tích trên cho thấy công ty vẫn chưa kiểm soát được các chi phí mua nguyên liệu đầu vào nên làm cho giá vốn của tháng 1 từ năm 2011 – 2013 luôn tăng.

Bảng 4.16 Tình hình giá vốn hàng bán tháng 1 từ năm 2011 – 2013 Đvt: đồng Chênh lệch Tháng 1 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Tổng giá vốn hàng bán 123.165.940 131.127.798 137.400.233 7.961.858 6,46 6.272.435 4,78 Nguyên vật liệu 83.521.670 89.472.528 88.653.233 5.950.858 7,12 -819.295 -0,92 Nhân công trực tiếp 22.508.450 24.741.360 29.787.300 2.232.910 9,92 5.045.940 20,39 Chi phí sản xuất chung 17.135.820 16.913.910 18.959.700 -221.910 -1,30 2.045.790 12,10

Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013

Giá vốn hàng bán của đơn vị bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Qua bảng số liệu 4.16 ta thấy tổng giá vốn hàng bán qua các tháng đều tăng, tháng 1 năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 tăng 6,46%, tháng 1 năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng 4,78%. Nguyên nhân là do sự biến động của giá cả thị trường, tác động làm tăng phí xăng dầu, điện, nước do đó ảnh hưởng làm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung đều tăng. Trong tổng giá vốn hàng bán ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tháng 1/2011 có chi phí nguyên vật liệu là 83.521.670 đồng, chiếm tỷ trọng 67,8% trong tổng giá vốn. So với tháng 1/2011 thì cùng kỳ năm 2012 chi phí nguyên vật liệu đã tăng thêm 5.950.858 đồng, tức tăng ở mức 7,12%, trong khi đó mức tăng của doanh thu thuần năm 2012/2011 là 3,21%, vì vậy có thể thấy tốc độ tăng của chi phí nguyên vật liệu là khá nhanh. Đến tháng 1/2013, khoản chi này giảm ở mức 0,92% so với cùng kỳ năm 2012. Chi phí nhân công của tháng 1 qua các năm đều tăng, nguyên nhân một mặt là do tăng số lượng công nhân, mặt khác là mức tiền lương tăng để đảm bảo cuộc sống cho người lao động theo quy định của Nhà nước và để phù hợp với hình hình leo thang của các chi phí. Vào tháng 1/2012, chi phí này đạt 24.741.360 đồng, cao hơn so với cùng kỳ năm 2011 là 2.232.910 đồng, tức ở mức 9,92%. So với cùng kỳ năm 2012 thì vào tháng 1/2013 chi phí này tăng 5.045.940 đồng, tức tăng ở mức 20,39%. Về chi phí sản xuất chung của tháng 1 qua các năm có những biến động không đều. Tháng 1/2012 so với cùng kỳ 2011 giảm 221.910 đồng, tức giảm ở mức 1,3%. Đến tháng 1/2013 khoản phí này tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt giá trị ở mức 18.959.700 đồng.

* Chi phí bán hàng

Bảng 4.17 Tình hình chi phí bán hàng tháng 1 từ năm 2011 – 2013

Đvt: đồng

Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013

Chi phí bán hàng tháng 1/2012 so với tháng 1/2011 có mức tăng khá cao, tỷ lệ tăng là 7,1%, đạt mức giá trị 462.073 đồng, đó là do phải chi tiêu cho các khoản tiền lương, tính trích bảo hiểm, trợ cấp cho nhân viên và chi phí mua ngoài phục vụ cho việc bán hàng. Trong tổng chi phí bán hàng, ta thấy chi phí nhân công là khoản chi cao nhất. Tháng 1/2011, khoản chi này là 2.400.000 đồng, thấp hơn cùng kỳ năm 2012 là 180.000 đồng, với tỷ lệ giảm là 7,5%. Đến tháng 1/2013, chi phí này đạt mức 2.800.000 đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012 là 220.000 đồng, tức đạt mức 8,53%. Nguyên nhân khiến khoản phí này tăng là do có sự can thiệp của Nhà nước về thay đổi của mức lương tối thiểu vùng qua các năm, thêm vào đó là sự gia tăng của các chi phí khác, vì vậy tiền lương nhân công phải tăng để đảm bảo đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc tăng chi phí lương còn kéo theo tăng các khoản trích bảo hiểm cho người lao động. Tháng 1/2012, tính trích bảo hiểm là 516.000 đồng, tăng hơn so với tháng 1/2011 là 60.000 đồng với giá trị tăng là 13,16%. Sang tháng 1/2013, khoản phí này tăng 44.000 đồng so với tháng 1/2012, tức đạt giá trị 560.000 đồng. Ngoài tiền lương và tính trích, chi phí phụ cấp cũng tăng dần qua các năm. Qua mỗi năm khoản phí này tăng thêm 50.000 đồngg so với năm trước. Tháng 1/2012 tăng tỷ lệ 3,57% so với cùng kỳ năm 2011, sang tháng 1/2013 khoản này tăng 3,45% so với tháng 1/2012. Chi phí mua ngoài cũng là khoản phí tác động làm ảnh hưởng đến tổng chi phí bán hàng. Tháng 1/2012, chi phí mua ngoài là 2.427.403 đồng, tăng 172.073 đồng (7,63%) so với tháng 1/2011. Vào thời điểm cùng kỳ năm

Chênh lệch Tháng 1 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Tổng chi phí bán hàng 6.511.330 6.973.403 6.913.272 462.073 7,10 -60.131 -0,86 Tiền lương nhân công 2.400.000 2.580.000 2.800.000 180.000 7,50 220.000 8,53 Tính trích BH 456.000 516.000 560.000 60.000 13,16 44.000 8,53 Chi phụ cấp thêm 1.400.000 1.450.000 1.500.000 50.000 3,57 50.000 3,45 Chi phí mua ngoài 2.255.330 2.427.403 2.053.272 172.073 7,63 -374.131 -15,41

2013, khoản phí này có phần giảm do đơn vị đã chủ động được việc thắt chặt chi tiêu, chi phí này đã giảm 374.131 đồng, tức giảm 15,41% so với tháng 1/2012.

* Chi phí quản lý

Bảng 4.18 Tình hình chi phí quản lý tháng 1 từ năm 2011 – 2013 Đvt: đồng Chênh lệch Tháng 1 Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % Tổng chi phí quản lý 22.064.140 22.321.904 21.410.397 257.764 1,17 -911.507 -4,08 Tiền lương nhân công 16.000.000 16.200.000 15.600.000 200.000 1,25 -600.000 -3,70 Tính trích BH 3.040.000 3.240.000 3.120.000 200.000 6,58 -120.000 -3,70 Chi phí mua ngoài 3.024.140 2.881.904 2.690.397 -142.236 -4,70 -191.507 -6,65

Nguồn: Tài liệu kế toán Công ty TNHH Nam Nhã, 2011, 2012, 2013

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm qua các năm là do sự tăng giảm của các chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để duy trì việc quản lý, điều hành như: chi phí nhân viên, tính trích bảo hiểm, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài. Trong đó chi phí tiền lương là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn 72%. Chi phí tiền lương tháng 1/2012 đạt 16.200.000 đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2011 là 200.000 đồng, tức tăng ở mức 1,25%. Nguyên nhân là do sự điều chỉnh của Nhà nước về mức lương tối thiểu, thêm vào đó là sự gia tăng của nhiều khoản chi phí khác vì vậy đơn vị phải tăng lương để đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Vào tháng 1/2013, do số lượng nhân viên quản lý giảm nên khoản phí này cũng giảm, đạt mức 15.600.000 đồng, tức giảm hơn so với tháng 1/2012 là 600.000 đồng (-3,7%). Do mức tiền lương có biến động nên ảnh hưởng làm tiền tính trích cũng biến động theo. Tháng 1/2012 tính trích bảo hiểm là 3.240.000 đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2011 là 200.000 đồng, tức đạt mức 6,58%. Sang tháng 1/2013, do chi phí tiền lương giảm nên tính trích bảo hiểm cũng giảm ở mức 3,7% tức giảm 120.000 đồng so với tháng 1/2012. Do thắt chặt chi tiêu nên chi phí mua ngoài giảm dần qua các năm. Cụ thể, tháng 1/2012 có giá trị 2.881.904 đồng, đã giảm 142.236 đồng (-4,7%) so với tháng 1/2011. Đến tháng 1/2013, khoản phí này giảm 6,65%, tương đương giảm 191.507 đồng.

4.3.1.3 Phân tích lợi nhuận

Phân tích lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích lợi nhuận để thấy được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NAM NHÃ (Trang 73 -73 )

×