đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ

122 507 0
đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- LÊ HUYỀN LAN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế học Mã số ngành: 52310101 Tháng 12 - 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- LÊ HUYỀN LAN MSSV: 4104048 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế học Mã số ngành: 52310101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS TS.MAI VĂN NAM Tháng 12 - 2013 LỜI CẢM TẠ Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy hƣớng dẫn, PGS. TS Mai Văn Nam đã tận tình hƣớng dẫn động viên và cung cấp nhiều kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng và đặc biệt trong thời gian thực hiện luận văn này. Xin cám ơn quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi những tài liệu cũng nhƣ kiến thức rất hữu ích trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến UBND phƣờng An Khánh đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, cũng nhƣ cung cấp thông tin, đóng góp những ý kiến quý báu. Tôi xin cảm ơn các hộ gia đình trong khu tái định cƣ Thới Nhựt 2 và khu tái định cƣ thuộc dự án nâng cấp đô thị phƣờng An Khánh đã nhiệt tình cung cấp thông tin thực tế về lao động trong gia đình, đời sống hộ sau khi thu hồi đất và những đóng góp ý kiến thiết thực cho địa phƣơng, sẽ là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng việc làm và đề xuất một số giải pháp cho địa bàn nghiên cứu. Cuối cùng, tôi bày tỏ lời tri ân với gia đình tôi đã tận tình động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện luận văn này. Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013 Lê Huyền Lan i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013 Lê Huyền Lan ii MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 3 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 3 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN ........................................................................... 4 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 6 2.1.1 Khái niệm dự án đầu tƣ xây dựng ............................................................. 6 2.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tƣ xây dựng ....................................................... 7 2.1.3 Cơ sở lý luận về lao động ......................................................................... 8 2.1.4 Cơ sở lý luận về việc làm và thất nghiệp ................................................ 10 2.1.5 Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất 15 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 18 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 18 2.2.2 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................. 20 CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – QUẬN NINH KIỀU ........................................................... 26 3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................... 26 3.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 26 3.1.2 Kinh tế - xã hội ....................................................................................... 27 iii 3.1.3 Dân số và lao động.................................................................................. 29 3.1.4 Tình hình đào tạo nghề cho lao động...................................................... 31 3.2 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – QUẬN NINH KIỀU.................................... 33 3.3 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ............................................................................ 35 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 36 4.1 THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU ... 36 4.1.1 Những dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn TP. Cần Thơ ............... 36 4.1.2 Thực trạng các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ........................................................................................................... 38 4.1.3 Đánh giá tác động của các dự án ............................................................ 39 4.2 THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT VÀ GIÁ CẢ BỒI THƢỜNG ............... 40 4.2.1 Thực trạng về thu hồi đất ........................................................................ 40 4.2.2 Thực trạng về tình hình bồi thƣờng cho ngƣời dân bị thu hồi đất .......... 43 4.3 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT ................................................... 44 4.3.1 Thực trạng việc làm của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất ... 44 4.3.2 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất .......................................................................................................................... 49 4.3.3 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp hiện tại và nhóm tuổi lao động ............. 52 4.3.4 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn của lao động .......... 53 4.3.5 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi (khác biệt) về tình trạng việc làm của ngƣời dân trong vùng dự án........................................................ 55 4.3.6 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc làm của ngƣời lao động sau thu hồi đất .............................................................................................................. 58 4.3.7 Nhận xét chung ....................................................................................... 64 4.4 ĐÁNH GIÁ VỀ KIỆN SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT ......................................................................................................... 65 4.4.1 Các điều kiện tiện ích của khu tái định cƣ so với nơi ở cũ ..................... 65 4.4.2 Đánh giá chung về điều kiện sống ở nơi tái định cƣ .............................. 69 4.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ............................................................................ 70 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP ................................................................................ 72 iv 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ...................................................................... 72 5.1.1 Thuận lợi ................................................................................................. 72 5.1.2 Khó khăn ................................................................................................. 72 5.1.3 Quan điểm để đề xuất giải pháp ............................................................. 73 5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI........................................................................... 75 5.2.1 Đối với tạo việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định lâu dài cho ngƣời dân có đất bị thu hồi ............................................................................................... 75 5.2.2 Đối với công tác đền bù và bồi thƣờng thiệt hại..................................... 77 5.2.3 Đối với công tác tái định cƣ .................................................................... 77 5.2.4 Đối với các đơn vị đƣợc nhận đất ........................................................... 78 5.2.5 Đối với các chính sách xã hội trong công tác thu hồi và giải quyết việc làm ổn định đời sống của ngƣời có đất bị thu hồi. .......................................... 78 5.2.6 Đối với công tác tổ chức và quản lý ....................................................... 78 5.3 TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ............................................................................ 80 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 81 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 81 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 82 6.2.1 Đối với thành phố và quận ...................................................................... 82 6.2.2 Đối với các hộ bị giải tỏa phải di dời chỗ ở ............................................ 83 6.3 TÓM TẮT CHƢƠNG 6 ............................................................................ 84 TÀI TIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 87 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Dân số và lao động của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 .......................................................................................................................... 30 Bảng 4.1: Số lƣợng các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách phân theo ngành – lĩnh vực năm 2013 ........................................................................................ 36 Bảng 4.2: Cơ cấu diện tích đất bị thu hồi ........................................................ 41 Bảng 4.3: Diện tích đất bị thu hồi bình quân phân theo loại hộ ...................... 41 Bảng 4.4: Tỷ lệ hộ bị thu hồi phân theo mục đích sử dụng ............................. 42 Bảng 4.5: Ý kiến của ngƣời dân thuộc diện bị thu hồi đất về giá cả bồi thƣờng .......................................................................................................................... 43 Bảng 4.6: Giới tính trong độ tuổi lao động ...................................................... 45 Bảng 4.7: Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trƣớc và sau thu hồi đất 46 Bảng 4.8: Công việc của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất ............ 47 Bảng 4.9: Tình hình việc làm của ngƣời lao động bị thu hồi đất .................... 47 Bảng 4.10: Nơi làm việc của lao động sau khi bị thu hồi đất ......................... 48 Bảng 4.11: Lý do không tìm đƣợc việc làm của ngƣời bị thu hồi đất ............. 48 Bảng 4.12: Tình hình đào tạo nghề cho lao động bị mất đất ........................... 49 Bảng 4.13: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi của lao động .......... 53 Bảng 4.14: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn của lao động 54 Bảng 4.15: Trung bình và độ lệch chuẩn của ba nhóm việc làm xấu, việc làm không đổi và việc làm tốt hơn ......................................................................... 55 Bảng 4.16: Wilks’ Lambda .............................................................................. 56 Bảng 4.17: Các hệ số chuẩn hóa của hàm phân biệt........................................ 56 Bảng 4.18: Ma trận kết cấu .............................................................................. 57 Bảng 4.19: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy Binary Logistic các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cải thiện việc làm của lao động ...................................... 59 Bảng 4.20: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy Binary Logistic về khả năng việc làm xấu đi của lao động ........................................................................... 62 Bảng 4.21: Điều kiện của khu tái định cƣ so với nơi ở cũ............................... 65 vi Bảng 4.22: Mức độ hài lòng về điều kiện sống so với trƣớc khi bị thu hồi đất .......................................................................................................................... 70 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Bản đồ hành chính TP Cần Thơ........................................................ 26 Hình 3.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 (theo giá so sánh 1994) ........................................................................... 27 Hình 3.3 Cơ cấu tổng sản phẩm của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 .......................................................................................................................... 28 Hình 3.4 Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2011 . 31 Hình 3.5 Tiếp cận thông tin đào tạo nghề ........................................................ 33 Hình 4.1 Cơ cấu vốn đầu tƣ toàn xã hội phân theo ngành – lĩnh vực năm 2013 .......................................................................................................................... 37 Hình 4.2 Tiếp nhận thông tin đào tạo nghề từ địa phƣơng .............................. 50 Hình 4.3 Lý do ngƣời lao động không tham gia đào tạo nghề tại địa phƣơng 51 Hình 4.4 Biểu đồ phân tán của các nhóm diễn tả theo hàm thứ nhất và hàm thứ hai..................................................................................................................... 58 Hình 4.5 Điều kiện giao thông so với nơi ở cũ ................................................ 66 Hình 4.6 Điều kiện nƣớc sạch, điện, môi trƣờng khu tái đinh cƣ so với nơi ở cũ ...................................................................................................................... 67 Hình 4.7 Điều kiện trƣờng học, khám chữa bệnh và mua sắm ở khu tái định cƣ so với nơi ở cũ.................................................................................................. 68 Hình 4.8 Điều kiện an ninh, văn hóa tinh thần và diện tích nhà ở khu tái định cƣ so với nơi ở cũ............................................................................................. 69 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT WB : ngân hàng thế giới ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long TP : thành phố HĐND : hội đồng nhân dân UBND : ủy ban nhân dân LĐTB&XH : lao động thƣơng binh và xã hội XDCB : xây dựng cơ bản CĐNSCP : cân đối ngân sách Chính Phủ Vốn XSKT : nguồn vốn thu từ xổ số kiến thiết CNH - HĐH : công nghiệp hóa, hiện đại hóa viii CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là một thành phần chủ yếu trong vốn đầu tƣ phát triển với nhiệm vụ đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội thông qua thúc đẩy tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện bình đẳng, an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Thông qua nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thành ủy Cần Thơ, Hội đồng nhân dân thành phố đã quyết định ƣu tiên phát triển quận Ninh Kiều thành đô thị trung tâm của TP Cần Thơ. Vì vậy, trong thời gian qua nhu cầu đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn quận Ninh Kiều ngày càng cao và đƣợc chú trọng đúng mức. Việc phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia luôn đi liền đồng thời với việc thu hồi đất, bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp của một bộ phận dân cƣ do đó giải quyết vấn đề việc làm, ổn định và từng bƣớc nâng cao đời sống cho ngƣời bị thu hồi đất là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền của TP Cần Thơ nói chung và của quận Ninh Kiều nói riêng. Điều đó đòi hỏi cần có một hệ thống chính sách đồng bộ để vừa thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, vừa đảm bảo lợi ích của ngƣời bị thu hồi đất. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên trong những năm gần đây, nhiều dự án đầu tƣ xây dựng ở trên địa bàn thành phố đang gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc trong đó nổi lên là vấn đề việc làm cho ngƣời bị thu hồi đất. Bộ phận dân cƣ bị thu hồi đất phải thay đổi điều kiện sinh sống, bị mất việc làm truyền thống, phải chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi chỗ ở. Trong khi đó, các dự án đầu tƣ xây dựng chƣa gắn liền với công tác đào tạo nghề, chƣa chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho ngƣời dân có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp. Điều đó làm cho một bộ phận dân cƣ ở các khu vực này không có khả năng tìm kiếm cho mình một công việc mới. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi đƣợc nghề nghiệp đã và đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Tình trạng này càng đặc biệt khó khăn đối với bộ phận nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Bởi sản xuất nông nghiệp là nguồn sinh sống chủ yếu của ngƣời nông dân. Việc thu hồi đất của nông dân ở một số nơi không gắn liền với giải quyết việc làm, không thu hút họ vào các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ đã đẩy một bộ phận nông dân ra 1 khỏi đời sống kinh tế - xã hội, không gắn liền với tiến trình đổi mới của Cần Thơ cũng nhƣ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đề tài nghiên cứu Đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đƣợc thực hiện dựa trên bằng chứng thực nghiệm để đánh giá đúng thực trạng việc làm và tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến việc làm của bộ phận dân cƣ bị mất đất từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và từng bƣớc nâng cao đời sống cho ngƣời dân có đất bị thu hồi. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá ảnh hƣởng của các dự án đầu tƣ đến việc làm của ngƣời dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Từ đó, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm, ổn định và từng bƣớc nâng cao đời sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Thực trạng các dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Mục tiêu 2: Đánh giá ảnh hƣởng của các dự án đầu tƣ xây dựng đến việc làm của ngƣời dân có đất bị thu hồi trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo việc làm cho ngƣời có đất bị thu hồi để xây dựng các dự án đầu tƣ. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Dựa vào những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đƣa ra nhƣ sau: Câu hỏi 1: Thực trạng dự án, công tác thu hồi đất và bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời dân nhƣ thế nào? Câu hỏi 2: Việc làm của bộ phận dân cƣ trƣớc và sau khi bị mất đất do xây dựng các dự án đầu tƣ? Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc làm của lao động sau thu hồi đất? Câu hỏi 3: Điều kiên sống hiện tại của ngƣời dân nhƣ thế nào? Câu hỏi 4: Giải pháp nhằm đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho ngƣời có đất bị thu hồi để xây dựng các dự án đầu tƣ xây dựng? 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện tại địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12 tháng 8 đến ngày 18 tháng 11 năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Những ngƣời dân có đất bị thu hồi đề triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Dƣơng Ngọc Thành (Chủ nhiệm đề tài) và cộng sự (2012). “Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: lực lƣợng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao là cơ hội cung lao động tốt cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lao động phổ thông, thiếu đào tạo và trình độ thấp là vấn đề trở ngại rất lớn để tăng thu nhập và không thích ứng nổi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh của TPCT. Chƣơng trình dạy nghề trong thời gian qua chƣa thu hút đƣợc lao động nông thôn tự nguyện học nghề do hiệu quả đào tạo chƣa cao và chƣa liên kết đƣợc với các doanh nghiệp nên lao động khó tìm đƣợc việc làm. Các lớp dạy nghề tại địa phƣơng còn rất nhiều khó khăn nhƣ cơ sở vật chất của lớp học không đảm bảo, địa điểm mở lớp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của việc dạy và học, trang thiết bị giảng dạy và thực tập của một số nghề không đầy đủ. Xã hội hoá cho công tác đào tạo nghề chƣa thật sự phát huy, chỉ chủ yếu dựa vào ngân sách là chính. Các yếu tố nhƣ: Tuổi, học vấn, số nhân khẩu, số lao động có việc làm, thu nhập bình quân và chính sách có tác động trực tiếp đến học nghề của lao động. Thị trƣờng lao động thành phố Cần Thơ trong thời gian tới biến động theo hƣớng chuyển dịch theo hƣớng giảm dần lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Lê Du Phong (chủ nhiệm đề tài) và nhóm 36 nhà nghiên cứu trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2006), “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia”; kết quả nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu kiến nghị Chính phủ một số nội dung sau: 73% ngƣời lao động có đất bị thu hồi là chƣa đƣợc đào tạo nghề vì vậy trong dự toán kinh phí bồi thƣờng nên có khoản dành cho việc đào tạo nghề mang tính bắt buộc, nhất là đối với số lao động trẻ tuổi dƣới 35 tuổi và kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nghề, giải quyết việc làm cho những ngƣời có đất 3 bị thu hồi song song với kế hoạch thu hồi đất, đồng thời ở trung ƣơng và từng địa phƣơng cùng nên có quỹ hỗ trợ đào tạo nghề cho những ngƣời có đất bị thu hồi. Quỹ này có thể trích từ địa tô chênh lệnh khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rồi cho thuê; sửa lại giá đền bù cho sát với giá thực tế, với thị trƣờng hơn, nên thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣời dân có đất bị thu hồi; có chính sách đào tạo nghề bắt buộc đối với lao động trẻ trong gia đình có đất bị thu hồi; cần có cơ chế để huy động tất cả các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội cùng tích cực tham gia vào giải quyết việc làm, bảo đảm thu nhập và đời sống của những ngƣời dân có đất bị thu hồi.  Đánh giá chung về tài liệu tham khảo Với kết quả đạt đƣợc từ các nghiên cứu trên, luận văn Đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ tiếp tục kế thừa nội dung nghiên cứu về thực trạng việc làm, đào tạo nghề của lao động trong hộ và đời sống của các hộ gia đình có đất bị thu hồi. Các giải pháp đƣợc đƣa ra từ những nghiên cứu trên cũng đƣợc kế thừa có chọn lọc kết hợp các giải pháp do chính tác giả đề xuất từ thực tế kết quả nghiên cứu đạt đƣợc. Các phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả, tính điểm trung bình, phân tích bảng chéo, phƣơng pháp chuyên gia cũng đƣợc kế thừa từ các nghiên cứu trên. Bên cạnh đó, đề tài Đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ còn sử dụng thêm các phƣơng pháp phân tích nhƣ phân tích biệt số, mô hình hồi quy Binary Logistic theo phƣơng pháp tiếp cận trƣớc – sau nhằm hoàn thiện hơn các đánh giá về việc làm của lao động trong các hộ gia đình trƣớc và sau khi thu hồi đất. 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Tổng thể cấu trúc luận văn gồm 6 chƣơng. Chƣơng 1, với các nội dung giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phần lƣợc khảo tài liệu,… Các chƣơng còn lại đƣợc bố cục nhƣ sau: Chƣơng 2 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả phƣơng pháp tiếp cận trong nghiên cứu cũng nhƣ phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu. Chƣơng 3 Tổng quan về TP Cần Thơ và địa bàn nghiên cứu: mô tả tổng quan về kinh tế - xã hội về vùng nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu Chƣơng 4 Kết quả và thảo luận: tổng hợp, phân tích, giải thích số liệu và thảo luận các kết quả từ những mục tiêu nghiên cứu đề ra. 4 Chƣơng 5 Giải pháp: đề ra các giải pháp nhằm cải thiện việc làm và đời sống của lao động và hộ gia đình sau thu hồi đất Chƣơng 6 Kết luận và kiến nghị: những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu theo các mục tiêu và nôi dung nghiên cứu của chƣơng 4, từ đó đề xuất kiến nghị 5 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm dự án đầu tƣ xây dựng 2.1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư Dự án đầu tƣ đƣợc hiểu là tổng thể các hoạt động và giải pháp để sử dụng hợp lý nguồn lực cho mục đích đầu tƣ. Vì vậy, có thể định nghĩa dự án đầu tƣ nhƣ sau: Dự án đầu tƣ là tập hợp các khâu hữu quan trong quá trình sử dụng nguồn lực (nhân lực – tài lực – vật lực) cho mục tiêu nhất định, trong một thời hạn xác định. Trong đó, bao gồm các hoạt động đặc trƣng: Thiết lập mục tiêu và quy mô – phân tích – tính toán – đánh giá – so sánh và lựa chọn. Trích Điều 5 của “Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng” – ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ thì “dự án đầu tƣ đƣợc hiểu là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao, chất lƣợng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định”. Ngân hàng Thế giới (WB) định nghĩa: “Dự án đầu tƣ (Investment Project – IP) là tổng thể các hoạt động và các chi phí liên quan đƣợc hoạch định một cách có bài bản, nhằm đạt những mục tiêu nhất định, trong một thời hạn xác định”. 2.1.1.2 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tƣ xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ, trong một thời gian nhất định. Tùy theo đặc điểm, tính chất, quy mô công trình mà nội dung dự án có thể thay đổi, tuy nhiên thành phần chính của một dự án luôn bao gồm 2 phần: Phần thuyết minh: thuyết minh về giải pháp thực hiện, sự cần thiết phải đầu tƣ, các kế hoạch, phân tích về vốn và thời gian thực hiện, các hạng mục thành phần của dự án. Phần thiết kế cơ sở: thể hiện các yêu cầu, thông số kỹ thuật, các bản vẽ định hình, định dạng các hạng mục công việc trong dự án và đƣơng nhiên luôn kèm theo bản phân tích, thuyết minh các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật, tính toán giá trị thực hiện dự án. 6 Thông thƣờng đối tƣợng dự án đầu tƣ xây dựng là một công trình xây dựng. Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục công trình hay nhiều hạng mục công trình, nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh có tính đến việc hợp tác sản xuất để làm ra sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng nêu trong dự án đầu tƣ xây dựng. 2.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tƣ xây dựng 2.1.2.1 Phân loại dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc phân loại theo quy mô, tính chất và nguồn vốn đầu tƣ. Nội dung của dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc lập phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án  Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo quy mô, tính chất Là dự án quan trọng hoặc đặc biệt của quốc gia: mang tính quốc phòng hoặc an sinh xã hội… do Quốc hội thông qua chủ trƣơng và cho phép đầu tƣ; các dự án còn lại đƣợc phân thành 3 nhóm A, B, C (Phụ lục 1 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ).  Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo nguồn vốn đầu tư  Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc;  Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc;  Dự án sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp Nhà nƣớc;  Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tƣ nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 2.1.2.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản có những đặc điểm nhƣ sau:  Tính thay đổi: Công việc của dự án đầu tƣ và những thay đổi của nó có xu hƣớng là quá trình, không đƣợc xác định rõ ràng và bất thƣờng.  Có mục tiêu và mục đích hỗn hợp: Trong mỗi dự án thƣờng tồn tại hai loại mục tiêu, mục đích là công khai và bí mật (che dấu).  Mục tiêu công khai có thể là:  Các mục tiêu về nhân sự: Khi dự án đƣợc thực hiện, có thể tuyển chọn đƣợc lực lƣợng lao động có năng lực và trình độ chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng đƣợc các yêu cầu sử dụng công nghệ mới.  Các mục tiêu về kỹ thuật: Dự án nhằm giới thiệu công nghệ mới và các hệ thống thích hợp cho việc quản lý dự án…  Mục tiêu bí mật có thể là: Chủ đầu tƣ mong muốn giảm tối thiểu chi phí; nhà thầu xây dựng mong muốn có lợi nhuận cao, nâng cao uy tín của mình,… 7  Tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trƣng riêng biệt, đƣợc thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về thời gian, địa điểm, không gian, và môi trƣờng luôn thay đổi.  Hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu và điểm kết thúc rõ ràng và thƣờng có một số kỳ hạn có liên quan.  Liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Dự án đầu tƣ thƣờng huy động nhân lực từ những phòng ban khác nhau trong tổ chức và đòi hỏi họ làm thêm ngoài giờ hoặc mƣớn bên ngoài tổ chức; nhiều ngƣời không nắm vững các công việc theo thủ tục sẽ làm mất thời gian và phí tổn nguồn lực; mỗi ngƣời phải làm việc với những ngƣời có trình độ và kỹ năng khác với kinh nghiệm có đƣợc trƣớc đây của mình. 2.1.2.3 Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng Theo quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ, phân trình tự đầu tƣ và xây dựng thì từ thời điểm bắt đầu quyết định thực hiện một dự án cho tới khi dự án thành hiện thực dƣới dạng sản phẩm nhƣ một ngôi nhà hay một con đƣờng,… mà sau đó còn phải duy tu bảo dƣỡng, đƣợc chia thành 3 giai đoạn chính: chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và kết thúc dự án đƣa dự án vào khai thác sử dụng. 2.1.3 Cơ sở lý luận về lao động 2.1.3.1 Khái niệm chung về lao động Trong giáo trình Phân tích lao động xã hội của khoa Kinh tế lao động – Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân viết: “lao động là hoạt động có mục đích của con ngƣời, thông qua hoạt động đó con ngƣời tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích phục vụ nhu cầu của con ngƣời” Khái niệm này nhấn mạnh nhiều vào hoạt động sản xuất vật chất tạo của cải vật chất cho sự phát triển của xã hội. Thực tế, hoạt động lao động của con ngƣời đƣợc thực hiện trên nhiều lĩnh vực hết sức phong phú và đa dạng, nhƣ nhiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa nghệ thuật… Vì vậy, khái niệm này chƣa thể hiện rõ đƣợc hết các hoạt động lao động của con ngƣời. Trong giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lenin viết: “lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con ngƣời nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con ngƣời” Trong bộ luật lao động của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết: “lao động là hoạt động quan trọng nhất của con ngƣời, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội”. Hai khái niệm sau cơ bản giống nhau và khái quát đƣợc một cách toàn diện các hoạt động lao động phong phú của con ngƣời. 8 Hoạt động lao động của con ngƣời có vai trò hết sức quan trọng. Trong lao động sản xuất ra của cải vật chất, con ngƣời luôn tác động vào các vật chất của tự nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con ngƣời. Trong quá trình đó, con ngƣời ngày càng phát hiện đƣợc những đặc tính, những quy luật của thế giới tự nhiên, từ đó họ cũng không ngừng thay đổi phƣơng thức tác động vào thế giới tự nhiên, cải tiến các thao tác và công cụ lao động sao cho hoạt động của họ ngày càng hiệu quả hơn. Nhƣ vậy, con ngƣời và tự nhiên có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau trong quá trình con ngƣời phát triển hƣớng tới một xã hội văn minh và hiện đại. Trong lao động con ngƣời không chỉ nâng cao đƣợc trình độ hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn cả những kiến thức về xã hội và nhân cách đạo đức. Lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển xã hội. 2.1.3.1 Khái niệm về sức lao động Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong con ngƣời. Thể lực, trí lực và tâm lực đó đem ra vận dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần của xã hội. Sức lao động là năng lực tiềm ẩn trong mỗi ngƣời lao động, đánh giá năng lực đó là hết sức phức tạp. Tuy nhiên, ngƣời ta thƣờng dùng ba tiêu chí cơ bản sau để đánh giá: Một là thể lực, con ngƣời có sức khỏe tốt thì mới có khả năng lao động với năng suất cao và học tập đạt kết quả tốt. Ở các nƣớc đang phát triển nói chung, ngƣời lao động thƣờng có thể lực hạn chế do mức sống thấp. Sức khỏe kém dẫn đến năng suất thấp ảnh hƣởng đến thể lực và khả năng học tập, điều đó lại làm cho năng suất lao động thấp,… đó là cái vòng luẩn quẩn cần phải phá bỏ. Muốn phá bỏ cái vòng luẩn quẩn đó thì điều mấu chốt là phải tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động, đảm bảo cho ngƣời dân đƣợc tiếp cận với một nền giáo dục ngày càng cao và sự chăm sóc y tế ngày càng đầy đủ, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng xã hội mới văn minh hiện đại. Hai là tâm lực, tâm lực là nhân cách, là đạo đức và lối sống của con ngƣời, là phƣơng thức cƣ xử của con ngƣời với cộng đồng và xã hội. Hiện nay, tâm lực là yếu tố đƣợc coi trọng hàng đầu vì đạo đức và lối sống là cái gốc của con ngƣời. Con ngƣời có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với cộng đồng thì thông qua rèn luyện có thể nâng cao đƣợc thể lực và trí lực của mình. Ngƣời có tâm lực kém thì chỉ có ảnh hƣởng xấu đối với xã hội. Thể lực càng tốt, trí lực càng cao mà tâm lực không có thì tác hại gây ra cho xã hội càng lớn. Nhƣ Bác Hồ đã nói, ngƣời có tài mà không có đức thì chỉ phá hoại. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động thì phải luôn quan 9 tâm đến việc rèn luyện đạo đức và lối sống, tác phong và nhân cách cho ngƣời lao động. Tạo cho ngƣời lao động phong cách lao động cần cù sáng tạo, biết trân trọng những giá trị của lao động chân chính, biết thƣơng yêu giúp đỡ nhau trong lao động, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đó là điều kiện quan trọng nhất để phát triển nhanh chóng và toàn diện nền kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông thôn nói riêng. Ba là trí lực, trí lực là trình độ văn hoá và chuyên môn của ngƣời lao động, là trình độ hiểu biết của con ngƣời đƣợc áp dụng trong quá trình lao động nhằm đạt năng suất lao động cao. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lƣợng lao động trực tiếp, khi hàm lƣợng chất xám ngày càng cao trong giá trị của sản phẩm thì trình độ văn hoá và chuyên môn của ngƣời lao động có vai trò hết sức quan trọng. Ngƣời lao động có trình độ văn hoá và chuyên môn cao mới có thể tiếp cận và áp dụng có hiệu quả những tiến bộ của khoa học và công nghệ, từ đó sẽ tạo đƣợc hiệu quả cao trong lĩnh vực hoạt động của mình. Nhƣ vậy, để có nguồn lao động có chất lƣợng cao cần phải bồi dƣỡng ngƣời lao động một cách toàn diện cả về thể lực, tâm lực và trí lực. Về cơ bản và lâu dài là phải xây dựng và phát triển một nền giáo dục có chất lƣợng cao và đảm bảo cho toàn dân đều có khả năng đƣợc cung cấp dịch vụ giáo dục tiên tiến. 2.1.4 Cơ sở lý luận về việc làm và thất nghiệp 2.1.4.1 Khái niệm về việc làm Theo bộ Luật lao động của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 thì việc làm đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm”. Trƣớc đây chúng ta coi những ngƣời có việc làm là những ngƣời làm việc trong thành phần kinh tế nhà nƣớc và trong các cơ quan nhà nƣớc. Nhƣng khái niệm việc làm hiện nay đã đƣợc mở rộng, phù hợp với nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng, tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân tham gia vào nhiều hoạt động mang lại thu nhập và tạo việc làm. Điều đó đƣợc thể hiện chủ yếu qua hai góc độ sau: Một là, thị trƣờng việc làm đã đƣợc mở rộng, bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và không bị giới hạn về không gian. Ngƣời lao động đƣợc coi là có việc làm khi lao động trong các đơn vị kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể cũng nhƣ kinh tế tƣ nhân, kinh tế hộ gia đình hoặc có thể hành nghề kinh doanh độc lập,… . Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm này là rất lớn. Hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên ra trƣờng có thể 10 xin việc ở mọi thành phần kinh tế từ kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, kinh tế tƣ nhân và nhiều ngƣời mở hoạt động kinh doanh độc lập. Ngay trong nông thôn, ngƣời nông dân cũng mở mang kinh doanh các ngành nghề hết sức phong phú. Với quan điểm nhƣ trên, Đảng và nhà nƣớc ta đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong việc giải phóng lực lƣợng lao động xã hội, tính năng động của ngƣời lao động đƣợc nâng cao hơn nhiều so với những năm trƣớc đây. Hai là, ngƣời lao động đƣợc tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết, tự do thuê mƣớn lao động theo luật pháp để tạo việc làm cho mình và xã hội. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, Đảng ta luôn khẳng định duy trì nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội cho phát triển kinh tế. Do vậy, mọi tổ chức, cá nhân cũng nhƣ hộ gia đình đều có thể phát huy mọi khả năng và nguồn lực cho phát triển kinh tế, thực hiện liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh với các đối tác kinh tế khác, cả trong và ngoài nƣớc nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho bản thân và xã hội theo quy định của pháp luật. Có hai cách phân loại việc làm:  Phân theo mức độ sử dụng thời gian lao động  Việc làm đầy đủ: là sự thỏa mãn nhu cầu việc làm của bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi ngƣời có khả năng lao động, muốn làm việc thì đều có thể tìm đƣợc việc làm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc xác định số ngƣời có việc làm theo khái niệm này vẫn chƣa phản ánh đƣợc chính xác trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập đến chất lƣợng của công việc làm. Thực tế, nhiều ngƣời lao động đang có việc làm nhƣng chỉ làm nửa ngày hoặc việc có năng suất, thu nhập thấp. Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh : mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập. Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi ngƣời lao động phải sử dụng đủ thời gian lao động theo luật định (8 tiếng/ngày), đồng thời, việc này phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức lƣơng tối thiểu của ngƣời lao động. Vậy những ngƣời làm việc đủ thời gian quy định và có thu nhập lớn hơn mức thu nhập tối thiểu hiện hành là những ngƣời có việc làm đầy đủ.  Thiếu việc làm: là những việc làm không tạo điều kiện cho ngƣời lao động sử dụng hết thời gian lao động của mình, tạo thu nhập cho ngƣời lao động thấp hơn mức lƣơng tối thiểu. Theo quan niệm của tổ chức lao động thế giới, thiếu việc làm đƣợc chia ra làm 2 dạng :  Thiếu việc làm vô hình: là những ngƣời có đầy đủ việc làm, làm đủ thời gian, thậm chí còn quá thời gian qui định nhƣng lại có thu nhập thấp do tay nghề kém, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém khiến năng suất 11 thấp, thƣờng có nhu cầu tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn.  Thiếu việc làm hữu hình: là những ngƣời lao động làm việc với thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việc và luôn sẵn sàng để làm việc.  Thất nghiệp: là hiện tƣợng những ngƣời trong độ tuổi lao động tại thời điểm điều tra ở trong tình trạng không có việc làm nhƣng có nhu cầu làm việc. Vấn đề về thất nghiệp sẽ đƣợc tìm hiểu kỹ hơn trong phần tiếp theo của bài nghiên cứu.  Phân theo vị trí lao động của người lao động  Việc làm chính: là công việc mà ngƣời lao động thực hiện dành nhiều thời gian nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật.  Việc làm phụ: là công việc mà ngƣời lao động thực hiện dành nhiều thời gian sau công việc chính 2.1.4.2 Thất nghiệp Thất nghiệp là hiện tƣợng một bộ phận của lực lƣợng lao động không có việc làm và đang tích cực tìm việc làm. Nhƣ vậy, những ngƣời không có nhu cầu làm việc hoặc không tìm việc làm là những ngƣời không thuộc lực lƣợng lao động. Thất nghiệp là vấn đề bức xúc mà tất cả các quốc gia đều phải đƣơng đầu. Thất nghiệp ảnh hƣởng rộng lớn đến tất cả các vấn đề kinh tế và xã hội. Trƣớc hết, thất nghiệp ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế, làm giảm thu nhập và mức sống của dân cƣ, hạn chế tăng sản lƣợng quốc dân. Thời kỳ thất nghiệp cao là thời kỳ sản lƣợng thực tế nhỏ hơn sản lƣợng tiềm năng, nền kinh tế không đạt đƣợc sản lƣợng tối ƣu. Thiếu việc làm và thu nhập thấp ở nông thôn tác động tiêu cực và lâu dài đến phát triển kinh tế xã hội. Thu nhập thấp làm cho ngƣời dân không đƣợc đảm bảo sự chăm sóc về dinh dƣỡng và y tế, ảnh hƣởng đến sức khoẻ và giống nòi, hạn chế trong việc học tập và rèn luyện nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng lao động từ đó lao động với năng suất thấp, không có khả năng sáng tạo trong việc tự kiếm việc làm lại dẫn tới thu nhập thấp, đó là cái vòng luẩn quẩn khó phá bỏ. Thiếu việc làm và thu nhập thấp còn dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội, ảnh hƣởng tới trật tự an toàn xã hội. Các tệ nạn xã hội phát triển, an ninh sản xuất không bảo đảm lại kìm hãm việc thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển các ngành nghề mới... . Cái vòng luẩn quẩn đó luôn néo giữ nông thôn trong vòng nghèo nàn và lạc hậu. 12  Các loại thất nghiệp  Thất nghiệp tạm thời phát sinh ra do sự di chuyển không ngừng con ngƣời giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Do sự di chuyển mà một số ngƣời tự nguyện thất nghiệp. Trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì mức độ cơ động và linh hoạt của lực lƣợng lao động càng cao. Con ngƣời có thể chuyển từ công việc này sang công việc khác dễ dàng hơn, hoặc chuyển từ vùng này sang lao động và sinh sống ở vùng khác. Vì thế thất nghiệp tạm thời có xu hƣớng ngày càng tăng.  Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với công nhân về chuyên môn kỹ thuật, về chuyên ngành mà ngƣời lao động đƣợc đào tạo so với nhu cầu của xã hội.  Thất nghiệp chu kỳ phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp. Nó gắn với giai đoạn suy thoái và đóng cửa chu kỳ kinh doanh. Trên thế giới, thất nghiệp chu kỳ vẫn diễn ra gắn với các cuộc khủng hoảng kinh tế, khi sản xuất đình trệ và công nhân không có việc làm, bị sa thải hàng loạt. Trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nhiều công nhân không có việc làm lại trở về sống ở nông thôn, tạo thêm sức ép về việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn  Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trƣờng lao động khác biệt ở trạng thái cân bằng, ở một số thị trƣờng thì cầu quá mức (hoặc nhiều việc không có ngƣời làm), trong khi đó ở những thị trƣờng khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp). Gộp lại, tất cả các nhân tố hoạt động để sức ép đối với tiền lƣơng và giá cả trên tất cả các thị trƣờng đều cân bằng. Trong cuốn Kinh tế vĩ mô của Gregory Mankiw viết: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức bình quân mà tỷ lệ thất nghiệp biến động xoay quanh nó.  Thất nghiệp tuyệt đối là những ngƣời trong năm hoàn toàn không có việc làm nhƣng vẫn đang tích cực tìm việc làm, hiện tƣợng thất nghiệp tuyệt đối chủ yếu xảy ra đối với lao động ở thành thị.  Thất nghiệp tƣơng đối (hay còn gọi là bán thất nghiệp) là những ngƣời có việc làm không đủ so với nhu cầu làm việc của họ. Thất nghiệp tƣơng đối là hiện tƣợng xảy ra cả ở nông thôn và thành thị. Ở thành thị, những ngƣời thất nghiệp tƣơng đối thƣờng là những ngƣời lao động chƣa qua đào tạo nên họ không có việc làm ổn định, hoặc họ là những ngƣời kinh doanh nhỏ nhƣng không có khả năng về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên cũng dẫn tới thiếu việc làm. Tuy nhiên, hiện tƣợng thất nghiệp tƣơng đối xảy ra với lao động nông thôn là phổ biến. 13  Ngoài ra, các nhà kinh tế còn đƣa ra khái niệm thất nghiệp giả tạo. Thất nghiệp giả tạo là hiện tƣợng năng suất biên của lao động bằng không. Hay nói cách khác là tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên bằng không. Nghĩa là khi thêm một đơn vị lao động vào quá trình sản xuất hay bớt đi một đơn vị lao động thì sản lƣợng vẫn không thay đổi (trong khi vốn và các yếu tố khác giữ nguyên). Hiện tƣợng này xảy ra phổ biến ở các nƣớc đang phát triển, và xuất hiện ở tất cả các ngành. Tuy nhiên, thất nghiệp giả tạo là hiện tƣợng rất khó lƣợng hoá, việc nghiên cứu về thất nghiệp giả tạo chủ yếu có ý nghĩa trong việc tìm ra các biện pháp bố trí và sử dụng lao động sao cho hợp lý và có hiệu quả hơn. Để đánh giá mức độ thất nghiệp ngƣời ta thƣờng dùng các chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm số ngƣời thất nghiệp so với toàn bộ lực lƣợng lao động: T = (U/ L)*100 (2.1) Trong đó: U là số ngƣời thất nghiệp L là tổng lực lƣợng lao động T là tỷ lệ thất nghiệp  Ảnh hưởng của thất nghiệp Thất nghiệp ảnh hƣởng tới tăng trƣởng kinh tế. Theo Henry Wallace: “Thất nghiệp đồng nghĩa với sự cùng quẫn của con ngƣời ngay trong lòng xã hội giàu có. Đây là nghịch lý lớn nhất của xã hội hiện đại” Thất nghiệp làm cho một bộ phận của lực lƣợng lao động không đƣợc tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần cho xã hội. Vì vậy, thất nghiệp ảnh hƣởng tới mức sản lƣợng của một quốc gia. Hơn nữa, xã hội còn phải mất thêm chi phí trợ cấp cho những ngƣời thất nghiệp nhằm làm giảm bớt khó khăn trong đời sống của họ. Thất nghiệp làm cho những ngƣời thất nghiệp và gia đình họ gặp khó khăn về kinh tế, họ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và y tế, sức khoẻ và trình độ hạn chế sẽ ảnh hƣởng lâu dài đến năng lực làm việc của gia đình họ và từ đó ảnh hƣởng đến xã hội. Thất nghiệp ảnh hƣởng nặng nề đến tâm lý xã hội, con ngƣời đƣợc làm việc trƣớc hết là nhằm tạo ra thu nhập để ổn định cuộc sống. Không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập, cuộc sống khó khăn con ngƣời trở lên cùng quẫn, dẫn đến buồn chán với những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Lao 14 động và việc làm còn thể hiện đƣợc vai trò và vị trí của con ngƣời trong xã hội. Không có việc làm con ngƣời cảm thấy bơ vơ nhƣ bị bỏ rơi gây tâm lý hụt hẫng. Ngoài ra qua lao động con ngƣời luôn thể hiện đƣợc khả năng của mình và không ngừng nâng cao và hoàn thiện khả năng ấy, thông qua lao động con ngƣời cũng không ngừng đƣợc giao tiếp và học hỏi từ đó con ngƣời ngày càng hoàn thiện khả năng lao động cùng nhân cách của họ. Nhƣ vậy, lao động làm cho con ngƣời ngày càng hoàn thiện, vì thế nếu không có việc làm con ngƣời không thể phát triển và họ luôn cảm thấy họ bị bỏ ra ngoài lề xã hội. Không có việc làm không chỉ ảnh hƣởng đến tâm lý của bản thân ngƣời thất nghiêp mà còn ảnh hƣởng đến những ngƣời thân của họ. Từ những khó khăn trong cuộc sống và sự tổn thƣơng về tâm lý làm cho ngƣời thất nghiệp dễ có những hành vi ảnh hƣởng đến sự ổn định và an toàn xã hội. Thất nghiệp ảnh hƣởng đến sự ổn định và an toàn xã hội, ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi nhƣ phá rừng, đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ và xung điện, khai thác vàng bạc, đá quý, thiếc, quặng sắt và than thổ phỉ... một cách tự do và bừa bãi làm huỷ hoại các nguồn tài nguyên và huỷ hoại môi trƣờng. Bên cạnh đó, thất nghiệp, thiếu việc làm và thu nhập thấp còn kéo theo rất nhiều những tệ nạn nhƣ buôn bán và sử dụng chất ma tuý, buôn lậu, mại dâm, trộm cắp... cùng với dòng ngƣời di cƣ tìm việc làm từ thành phố về mang theo những tệ nạn khác làm cho cuộc sống nông thôn không đƣợc bình yên, phá hỏng những thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. 2.1.5 Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất 2.1.5.1 Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do các dự án đầu tư xây dựng Đặc điểm của ngƣời lao động bị thu hồi đất là một yếu tố khiến cho việc giải quyết việc làm trở nên cần thiết. Với những ngƣời lao động bị thu hồi đất, đất đai chính là tƣ liệu sản xuất, đã nơi giúp họ tạo ra đƣợc thu nhập, là điều kiện cần để họ có thể sinh tồn . Ngƣời lao động khi bị thu hồi đất, không còn đất để tham gia vào hoạt động sản xuất cũng tựa nhƣ họ mất đi quyền lợi của chính mình. Ngoài ra, những lao động sau khi bị thu hồi đất họ rất khó chuyển đổi nghề nghiệp. Để kiếm đƣợc việc làm, họ cần phải cạnh tranh với số lƣợng lao động đƣợc đào tạo bởi các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề khá nhiều. Biết 15 đƣợc sự bất lợi của mình thế nhƣng nhiều lao động lại không cố gắng khắc phục những yếu kém, mà trở nên buông xuôi, không muốn nỗ lực trong việc nâng cao trình độ kiến thức với mong muốn tìm đƣợc công việc mới tốt hơn. Ngoài ra, một phần lao động bị thu hồi đất đã quá tuổi để có thể dễ dàng làm quen với công việc mới (khoảng 35 tuổi). Cùng với tâm lý lo sợ rủi ro, thất bại, lối tƣ duy “ăn chắc, mặc bền”, sản xuất nhỏ lẻ manh mún càng làm cho cơ hội tìm việc của họ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ngƣời lao động sống ỷ lại vào những khoản tiền trợ cấp đền bù đất. Phần lớn số tiền đền bù đƣợc ngƣời dân sử dụng vào việc sửa sang, xây dựng nhà ở, mua sắm phƣơng tiện đi lại, việc học tập của con cháu. Tuy nhiên, rất ít gia đình dành tiền đền bù đầu tƣ cho việc học nghề của con cháu, cũng nhƣ số gia đình đầu tƣ vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh không nhiều. Nhiều ngƣời biết ăn tiêu chứ không biết cách tạo việc làm nhƣ thế nào. Một số ngƣời chỉ thích tìm những công việc nhàn hạ, ít bận rộn, không phải chịu nhiều áp lực. Vì vậy, cần có những chính sách tạo việc làm và hỗ trợ cho ngƣời lao động. Ngoài ra, việc thu hồi đất có một số ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống của ngƣời dân nhƣ ô nhiễm môi trƣờng gây bất bình, lo lắng về sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, nó góp phần không nhỏ đến sự du nhập của các tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, mại dâm, cờ bạc... Bởi với những ngƣời lao động bị thu hồi đất sau khi bị mất việc làm trở nên vô công rỗi nghề. Hàng ngày, họ chỉ biết tìm cách để hƣởng thụ khoản tiền lớn đền bù đất mà Nhà nƣớc đã giao cho. Chính vì vậy, họ là những ngƣời dễ bị lôi kéo vào các vấn đề của xã hội, là một trong các tác nhân gây nên những bất ổn của xã hội. Cuối cùng, phần lớn ngƣời dân bị thu hồi đất cảm thấy chƣa thật hài lòng với chính sách đền bù giải tỏa mặt bằng và hỗ trợ chuyển đổi việc làm, nguyên nhân là do việc thu hồi đất kéo dài nhiều đợt dẫn đến việc tiền đền bù nhận đƣợc lẻ tẻ gây khó khăn cho việc đầu tƣ, ổn định, phát triển sản xuất. Nhƣng lý do cơ bản nhất là tồn tại tình trạng thiếu công bằng trong công tác đền bù. 2.1.5.2 Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất Tạo việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Sự phát triển này phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhƣ tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ, trong đó việc sử dụng lao động là một nhân tố quan trọng, nhất là đối với một nƣớc nông nghiệp đang phát triển nhƣ Việt Nam. Hiện nay, chúng ta đang có nhiều dự án phát triển, dẫn đến việc tồn tại một lƣợng lớn ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất không có việc làm. Việc để không một lực lƣợng lớn lao động không sử dụng đến gây lãng 16 phí tổn thất lớn cho xã hội, nhất là đối với một đất nƣớc đang trên đà phát triển nhƣ Việt Nam. Chính vì vậy, tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất là hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với xã hội, doanh nghiệp và bản thân chính ngƣời lao động  Đối với xã hội Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, quốc gia nào cũng muốn thoát ra khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu để chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, nhằm có đƣợc năng suất sản xuất tăng, đời sống của con ngƣời nâng cao, từ đó mới có thể đƣa đƣợc nền kinh tế của xã hội phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tác động không nhỏ đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Khi đất nƣớc càng ngày càng áp dụng nhiều công nghệ khoa học kỹ thuật mới nhằm tạo ra các hoạt động sản xuất mới, máy móc thay thế cho lao động, khi đó tình trạng thất nghiệp sẽ xảy ra. Việc tạo việc làm là một yếu tố cần thiết nhằm giảm tình trạng thất nghiệp, giúp giảm gánh nặng cho xã hội trong việc ổn định cuộc sống cho ngƣời lao động. Đồng thời, tạo việc làm còn giúp cho chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, hạn chế đƣợc những vấn đề tiêu cực do những ngƣời lao động dƣ thừa trong xã hội gây nên, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo và giúp giải quyết đƣợc các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội.  Tác động đối với các doanh nghiệp Bên cạnh đó, tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất còn giúp duy trì sự tồn tại và phát triển cho các doanh nghiệp. Lao động là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất, càng nhiều lao động thì lƣợng sản phẩm đƣợc tạo ra càng tăng, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể phát triển và lớn mạnh. Nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, quá trình sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều lao động hơn máy móc. Đồng thời, dù công nghệ có ngày càng tiến bộ, nhƣng máy móc cũng không thể tự hoạt động, mà phải dựa trên sự điều khiển của con ngƣời. Vì vậy, trên thực tế, đối với các nƣớc đang phát triển, các doanh nghiệp luôn luôn cần tuyển các lao động có tay nghề, trình độ cao. Tuy nhiên, hiện nay, số lƣợng lao động tuy đông, nhƣng không đáp ứng đƣợc đủ yêu cầu do các nhà tuyển dụng đề ra. Do đó, vẫn còn tồn tại việc các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu ngƣời, nhƣng lƣợng lao động dƣ thừa vẫn tiếp tục tăng  Đối với người lao động bị thu hồi đất Tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu đất chính là biện pháp cải thiện giúp ngƣời lao động sớm ổn định đƣợc đời sống cũng nhƣ góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân cũng nhƣ gia đình của lao động. Khi đó, ý thức của 17 ngƣời lao động trong việc nâng cao trình độ, nhận thức tăng lên, biết đầu tƣ nhiều hơn vào đào tạo cho tầng lớp con em. Đồng thời, điều này cũng giúp giảm sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội. Hiện nay, đất nƣớc đang ngày càng phát triển, rất cần đến sự đóng góp không nhỏ của lực lƣợng lao động. Vì vậy, việc tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất là rất cần thiết. Nhà nƣớc cần tạo ra các chính sách giáo dục đào tạo, đặc biệt hƣớng vào đối tƣợng thành niên, bởi đây chính là lực lƣợng nòng cốt, là xƣơng sống để phát triển nền kinh tế hiện nay. Nếu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà không gắn liền với quyền lợi và việc làm của ngƣời lao động bị thu hồi đất thì sẽ tạo ra sự mất ổn định trong xã hội, làm chậm tiến trình công nghiệp hóa. Việc dựa lao động dƣ thừa sau khi bị thu hồi đất, sử dụng đúng chỗ, đúng cách giúp chúng ta có thể tăng năng suất sản xuất, tạo sự đi lên về kinh tế. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.1.1 Số liệu thứ cấp Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo của Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê, sở kế hoạch và đầu tƣ TP Cần Thơ, UBND thành phố Cần Thơ… Thu thập các nghiên cứu có liên quan, các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, các bài báo, bài phát biểu về thực trạng thu hồi đất và đời sống, việc làm, của ngƣời có đất bị thu hồi ở một số địa phƣơng trong thời gian gần đây. Thu thập các văn bản, tài liệu liên quan đến chính sách đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cƣ, giải quyết việc làm của Trung ƣơng, thành phố Cần Thơ và quận Ninh Kiều. 2.2.1.2 Số liệu sơ cấp Thu thập số liệu thông qua soạn bảng câu hỏi nghiên cứu điều tra, kiểm tra chỉnh lý dữ liệu đã thu thập, mã hóa số liệu, nhập số liệu, phân tích số liệu. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua quá trình phỏng vấn từ bảng câu hỏi, phỏng vấn ngƣời dân bị thu hồi đất do thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng. Số mẫu nghiên cứu là 60 hộ gia đình. Phƣơng pháp phân tầng và điều tra mẫu thuận tiện đƣợc sử dụng để chọn mẫu điều tra và khảo sát, bao gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1: vùng nghiên cứu, các dự án đầu tƣ xây dựng, cải tạo nâng cấp đô thị do nhà nƣớc đầu tƣ bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc phục vụ cho nhu cầu công cộng, phúc lợi xã hội và lợi ích quốc gia trên địa bàn quận Ninh Kiều 18 Bƣớc 2: chọn điểm nghiên cứu, sau khi tổng hợp các số liệu thứ cấp về tất cả các dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều và tham khảo ý kiến của cán bộ địa phƣơng, kết quả chọn điểm nghiên cứu là khu tái định cƣ Thới Nhựt 2, khu vực 1, phƣờng An Khánh và khu tái định cƣ của dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ thuộc khu vực 4, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Bƣớc 3: chọn hộ điều tra, tiến hành chọn mẫu thuận tiện các loại hộ nhƣ hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp và hộ phi nông ngiệp dƣới sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của chủ tịch UBND phƣờng An Khánh và tổ trƣởng các khu vực. Về việc phân loại các loại hộ, đối với hộ sản xuất nông nghiệp theo Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 thì hộ sản xuất nông nghiệp trực tiếp đƣợc hiểu là: trƣớc hết hộ phải từ 02 ngƣời trở lên, có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân, nuôi dƣỡng,… . Phải là nhân khẩu nông nghiệp và thƣờng trú tại địa phƣơng. Có thể đƣợc hiểu là họ không phải là cán bộ công chức (vì họ không phải nông dân), viên chức các ngạch khác (sống không bằng sản xuất nông nghiệp). Các hộ này chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là thu nhập chính, bên cạnh đó cũng có hoạt động phi nông nghiệp nhƣng chỉ là kiếm thêm thu nhập lúc nhàn rỗi không chiếm nhiều trong tổng thu nhập của hộ. Đối với các hộ phi nông nghiệp là hộ không dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo rathu nhập chính mà chủ yếu là làm các ngành nghề khác về công nghiệp, thƣơng nghiệp, thủ công nghiệp,… . Họ vẫn có sản xuất nông nghiệp bên cạnh việc làm chính của hộ để kiếm thêm thu nhập chứ không hoàn toàn dựa vào nông nghiệp . Mục đích của việc điều tra các loại hộ khác nhau là nhằm thu thập thông tin về việc làm, điều kiện về nhà ở, sinh hoạt; học hành, khám chữa bệnh, mua sắm và sử dụng dịch vụ của những ngƣời có đất bị thu hồi đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau để xem xét mức độ thích nghi với cuộc sống ở khu tái định cƣ mới, từ đó đề xuất chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cƣ và giải quyết việc làm, khôi phục và ổn định cuộc sống cho phù hợp với từng loại hộ. Bảng câu hỏi sẽ đƣợc phỏng vấn thử và chỉnh sửa để sẵn sàng cho việc phỏng vấn trực tiếp tại các hộ. Cấu trúc bảng hỏi khảo sát gồm 3 phần (nội dung xem phụ lục). Phần 1: Thông tin chung về chủ hộ Phần 2: Thông tin chung về dự án Phần 3: Thông tin về việc làm của lao động trong hộ gia đình trƣớc và sau khi bị thu hồi đất để xây dựng các dự án, thông tin về giá cả bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ, đời sống của ngƣời dân hậu thu hồi đất. 19 Để các mẫu đại diện và phù hợp với mục đích nghiên cứu. Đề tài đã phối hợp với các cán bộ địa phƣơng và những ngƣời chủ chốt trong cộng đồng trong quá trình phỏng vấn. 2.2.2 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu 2.2.2.1 Tiến trình thực hiện - Phỏng vấn thử: thực hiện điều tra thử trên một vài hộ, sau đó hoàn chỉnh bảng hỏi phù hợp với vùng nghiên cứu trƣớc khi điều tra trên diện rộng. - Sửa bảng câu hỏi: nhằm thay đổi một số câu hỏi cho phù hợp với thực tế. - Tiến hành phỏng vấn hộ - Kiểm tra phiếu điều tra: nhằm mục đích phát hiện bổ sung kịp thời các thông tin không chính xác hoặc còn thiếu. Thông tin do ghi chép sai và chỉnh sửa số lƣợng để có đơn vị thống nhất - Mã hóa thông tin: nhằm mục đích chuyển các thông tin thu thập ở phiếu điều tra nhƣ các biến định tính, nội dung trả lời các câu hỏi. - Lập bảng mã hóa: bao gồm tên của các chỉ tiêu, số mã và các đại lƣợng giá trị khác. - Xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu: xây dựng và nhập liệu bằng Excel Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 2.2.2.2 Phương pháp phân tích Phƣơng pháp tiếp cận đƣợc sử dụng để phân tích là phƣơng pháp đánh giá trƣớc – sau (before – after). Theo phƣơng pháp này, đối tƣợng đánh giá đƣợc xem xét ở các thời điểm khác nhau trên một chuỗi thời gian hay đối tƣợng đánh giá ở đây là việc làm của các lao động trong các hộ gia đình trƣớc và sau khi bị thu hồi đất. Để thực hiện nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích sau đây.  Phương pháp thống kê mô tả Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm mô tả thực trạng về đặc điểm của hộ, tình hình kinh tế - xã hội, việc làm của ngƣời dân vùng nghiên cứu dƣới dạng tần số, phần trăm, trung bình,… . Từ đó tổng hợp, xử lý số liệu làm cơ sở nghiên cứu nhằm rút ra những nhận xét và kết luận đúng đắn. 20  Tính điểm trung bình Nhằm đánh giá mức độ hài lòng: năm thang điểm của thang đo Likert đƣợc sử dụng để đánh giá ý kiến của ngƣời tiêu dùng về các vấn đề liên quan và ý nghĩa của từng mức đánh giá giao động trên mức khoảng 0,80 với 5 mức từ: Rất không hài lòng / Rất không thích -> Rất hài lòng / Rất thích. Cụ thể của từng mức độ nhƣ sau: Từ 1,00 - 1,80: rất không hài lòng/ rất không thích Từ 1,81- 2,60: không hài lòng/ không thích Từ 2,60 - 3,40: bình thƣờng/ trung bình Từ 3,41 - 4,20: hài lòng/ thích Từ 4,21 – 5: rất hài lòng/ rất thích  Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation)  Ý nghĩa: Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hay hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lƣợng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Biến cố trong đề tài này sẽ sử dụng phƣơng pháp phân tích Cross – Tabulation hai biến. Thí dụ phân tích chéo giữa hai biến tuổi và nghề nghiệp, nghề nghiệp và trình độ học vấn.  Tiến hành phân tích bảng chéo hai biến Bảng phân tích bảng chéo hai biến còn đƣợc gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến. Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng tùy thuộc vào biến đó đƣợc xem là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thƣờng khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc. Trong phân tích bảng chéo, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định. Ở đây phân phối Chi bình phƣơng cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các biến. Giả thuyết trong kiểm định có nội dung nhƣ sau: H0: không có mối quan hệ giữa các biến (độc lập) H1: có mối quan hệ giữa các biến (phụ thuộc) Giá trị kiểm định trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định giá trị xác suất (P-Value). Nếu mức ý nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa hay nói cách 21 khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có mối quan hệ với nhau. Ngƣợc lại thì các biến không có mối quan hệ với nhau.  Phân tích biệt số Phân tích biệt số là một kỹ thuật phân tích dữ liệu khi biến phụ thuộc (biến tiêu chuẩn) là biến phân loại và biến độc lập (biến dự đoán) là biến định lƣợng (thang đo khoảng cách hay tỷ lệ). Phân tích biệt số đƣợc sử dụng để xem xét có sự khác biệt hay không về việc làm của lao động sau khi thu hồi đất. Trong đó, lao động đƣợc chia thành ba nhóm theo mức độ việc làm xấu đi, không thay đổi và tốt hơn sau khi bị thu hồi đất. Mô hình phân tích biệt số có dạng tuyến tính nhƣ sau: D = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 +…+ bkXk Trong đó: D: biệt số b: hệ số hay trọng số phân biệt X: biến độc lập Các hệ số hay trọng số (b) đƣợc tính toán sao cho các nhóm có giá trị của hàm phân biệt (biệt số D) khác nhau càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ xảy ra khi tỷ lệ của tổng các độ lệch bình phƣơng của biệt số giữa các nhóm so với tổng các độ lệch bình phƣơng của biệt số trong nội bộ các nhóm đạt cực đại. Và bất cứ kết hợp tuyến tính nào của các biến độc lập đều tạo ra những tỷ lệ nhỏ hơn. Các giả định trong phân tích biệt số là: mỗi nhóm là một mẫu của một tổng thể có phân phối chuẩn đa biến và tất cả các tổng thể này có ma trận hiệp phƣơng sai giống nhau (các phƣơng sai bằng nhau).  Mô hình hồi quy Binary Logistic Hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ƣớc lƣợng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có đƣợc. Mô hình hồi quy Binary Logistic đƣợc sử dụng khi phân tích biệt số có ý nghĩa hay việc làm của lao động có sự khác biệt sau khi thu hồi đất. Mô hình hồi quy Binary Logistic nhằm xác định các yếu tố có ảnh hƣởng đến việc làm của lao động. Các biến đƣợc lựa chọn dựa vào kết quả nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất các giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ của Viện nghiên cứu phát 22 triển ĐBSCL thuộc trƣờng Đại học Cần Thơ và Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ. Kết quả chạy mô hình Probit, đề tài đƣa ra chín biến có ý nghĩa bao gồm: tuổi của lao động, giới tính của lao động, số năm học của lao động, số nhân khẩu trong hộ, lao động đang làm việc tạo thu nhập, thu nhập/ngƣời, chính sách đào tạo nghề, cung cấp thông tin việc làm, vay vốn có ảnh hƣởng đến đào tạo nghề và việc làm của lao động nông thôn (Dƣơng Ngọc Thành và cộng sự, 2012). Từ kết quả nghiên cứu trên và qua thực tế điều tra, tham khảo ý kiến của các cán bộ địa phƣơng thì để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến việc làm của lao động sau thu hồi đất đề tài sử dụng hai mô hình hồi quy Binary Logistic nhƣ sau: Mô hình 1: B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4+ B5X5+ B6X6+ B7X7+ B8X8 Trong đó: Y là biến việc làm của hộ dân bị thu hồi đất, nhận giá trị 1 nếu việc làm đƣợc cải thiện và giá trị 0 nếu việc làm không đƣợc cải thiện sau thu hồi đất. Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8 là các biến độc lập (biến giải thích). Cỡ mẫu để chạy hàm này gồm 136 lao động, những quan sát này đã loại bỏ ngƣời già mất sức lao động và học sinh, sinh viên. Tên biến Ký hiệu Diễn giải Tuổi X1 Số năm sinh sống của lao động tính đến thời điểm nghiên cứu (năm) + Giới tính X2 Giới tính của lao động (1=nam, 0=nữ) +/- Trình độ học vấn X3 Số năm đi học của lao động tính đến thời điểm nghiên cứu (năm) + Số nhân khẩu trong hộ X4 Số nhân khẩu hiện tại trong gia đình (ngƣời) +/- Số tiền bồi thƣờng X5 Số tiền bồi thƣờng nhận đƣợc sau khi gia đình bị thu hồi đất (triệu đồng) + Mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đât X6 Mức độ tăng/giảm của thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đất (%) Việc làm trƣớc khi thu hồi đất X7 Tình hình việc làm trƣớc khi thu hồi đất (1=có việc làm, 0=chƣa có việc làm) + Đào tạo nghề X8 Lao động tham gia đào tạo nghề (1=có, 0=không) + 23 Kỳ vọng + Mô hình 2: B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4+ B5X5+ B6X6+ B7X7+ B8X8 + B 9 X9 Trong đó: Y là biến việc làm của hộ dân bị thu hồi đất, nhận giá trị 1 nếu việc làm xấu đi và giá trị 0 nếu việc làm không bị xấu đi sau thu hồi đất. Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9 là các biến độc lập (biến giải thích). Cỡ mẫu để chạy hàm này gồm 136 lao động, những quan sát này đã loại bỏ ngƣời già mất sức lao động và học sinh, sinh viên. Tên biến Ký hiệu Diễn giải Kỳ vọng Tuổi X1 Số năm sinh sống của lao động tính đến thời điểm nghiên cứu (năm) Giới tính X2 Giới tính của lao động (1=nam, 0=nữ) Trình độ học vấn X3 Số năm đi học của lao động tính đến thời điểm nghiên cứu (năm) - Số nhân khẩu trong hộ X4 Số nhân khẩu hiện tại trong gia đình (ngƣời) +/- Số tiền bồi thƣờng X5 Số tiền bồi thƣờng nhận đƣợc sau khi gia đình bị thu hồi đất (triệu đồng) - Mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đât X6 Mức độ tăng/giảm của thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đất (%) Nơi làm việc lúc trƣớc X7 Nơi làm việc lúc trƣớc của lao động (1=tại nhà, 0=nơi khác) + Việc làm trƣớc khi thu hồi đất X8 Tình hình việc làm trƣớc khi thu hồi đất (1=có việc làm, 0=chƣa có việc làm) - Đào tạo nghề X9 Lao động tham gia đào tạo nghề (1=có, 0=không) - +/- - Sau khi tiến hành phân tích hai mô hình hồi quy, tổng hợp kết quả phân tích giúp ta có thể đánh giá đƣợc yếu tố nào có ảnh hƣởng tích cực đến việc làm và yếu tố nào khiến cho tình trạng việc làm của lao động xấu đi. Từ đó, có cái nhìn toàn diện hơn về ảnh hƣởng của các dự án đầu tƣ xây dựng đến việc làm của lao động sau thu hồi đất, góp phần đề ra những giải pháp phù hợp. 24  Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Phƣơng pháp này giúp cho việc nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội thông qua lựa chọn tài liệu, tham khảo ý kiến các chuyên gia, lãnh đạo và cán bộ phụ trách trong lĩnh vực có liên quan, các hộ sản xuất kinh doanh điển hình để nắm bắt đƣợc thực trạng cũng nhƣ giải pháp để giải quyết vấn đề. 25 CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – QUẬN NINH KIỀU 3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Vị trí địa lý Nguồn: trường Đại học Cần Thơ, 10/2013 Hình 3.1 Bản đồ hành chính TP Cần Thơ Từ ngày 01/01/2004 TP Cần Thơ đƣợc thành lập trên cơ sở tách từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị Quyết 22/2003/QH11 của Quốc Hội khóa IX và Nghị Định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ, thành phố trực thuộc trung ƣơng duy nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long, một trong năm thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong cả nƣớc Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long (trong vùng trung-hạ lƣu vực sông Hậu), bên bờ tây sông Hậu, nối với đƣờng biển quốc tế theo luồng Định An, cách biển Đông 75km, có quốc lộ 1A thuận tiện giao thông đƣờng bộ nối liền với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km về hƣớng Bắc) và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, có tầm với thuận lợi nhầm mở rộng giao lƣu và ảnh hƣởng kinh tế 26 đến các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh vùng tây nam sông Hậu và Tứ Giác Long Xuyên; mặt khác còn thuận lợi giao thông thủy bộ đến Campuchia. Diện tích tự nhiên 1.408,95 km2. Thành phố Cần Thơ nằm trong giới hạn 105013’38” – 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” – 10019’38” vĩ độ Bắc.  Bắc giáp với tỉnh An Giang  Nam giáp với tỉnh Hậu Giang  Đông giáp với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp qua sông Hậu  Tây giáp với tỉnh Kiên Giang Thành phố Cần Thơ đƣợc chia ra là 9 đơn vị hành chính, gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh). Tổng số 76 thị trấn, phƣờng, xã. Trong đó có 6 thị trấn, 35 phƣờng và 35 xã. 3.1.2 Kinh tế - xã hội Tỷ đồng 22.012.822 25000000 20000000 19.734.282 17.292.047 15000000 10000000 5000000 0 2010 2011 2012 Nguồn: niên giám thống kê, 2012 Hình 3.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 (theo giá so sánh 1994) Trong những năm qua, mặc dù chịu sự ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế và hình hình khó khăn trong nƣớc, nhƣng tình hình kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục đƣợc duy trì ổn định và phát triển. Tổng sản phẩm (GDP) trong năm 2012 đạt 22.012.822 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994) tăng 11,55% so với cùng kỳ, trong đó khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,57%, Công 27 nghiệp và xây dựng tăng 9,56%, Dịch vụ tăng 14,95% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu kinh tế nhƣ giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, sản lƣợng lƣơng thực, thu nhân sách, tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội đều có mức tăng trƣởng so với cùng kỳ. GDP 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng trƣởng 8,38% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trƣởng khá cao và hợp lý trong kiều điện sản xuất khó khăn. Cơ cấu kinh tế của TP Cần Thơ đang chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ là tăng quy mô của tất cả các ngành, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Kết quả chuyển dịch cơ cấu ở ba khu vực giai đoạn 2010 – 2012 đƣợc thể hiện nhƣ sau: 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 45,06 49,81 55,56 KV3 KV2 44,39 10,55 2010 33,49 39,51 10,96 10,69 2011 KV1 2012 Nguồn: niên giám thống kê, 2012 Hình 3.3 Cơ cấu tổng sản phẩm của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Trong ba năm qua, TP Cần Thơ đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa và bƣớc đầu gắn sản xuất với thị trƣờng. Tuy nhiên, mức độ ổn định trong quá trình chuyển dịch của cả ba khu vực qua từng năm có sự biến động khá lớn. Xét trong nội bộ ngành thì kinh tế chuyển dịch theo hƣớng: Khu vực I: tăng tỷ trọng giá trị thủy sản, dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng giá trị trồng trọt Khu vực II: tiếp tục tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng. Khu vực III: tăng tỷ trọng thƣơng mại, dịch vụ vận tải, tài chính, tín dụng và du lịch. 28 Bên cạnh những thành tích đạt đƣợc, Cần Thơ với vai trò trung tâm vùng, nhƣng phát triển chƣa xứng tầm. Thành phố có nhiều quy hoạch đƣợc duyệt, nhƣng chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, một dự án mất 2- 3 năm để điều chỉnh, bổ sung gây lãng phí rất lớn. Con ngƣời là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng thời gian qua việc đào tạo nhân lực còn dàn trải, nặng lý thuyết, thiếu thực hành và chƣa huy động hết nguồn lực tri thức (từ các viện, trƣờng đóng trên địa bàn) cho sự phát triển. Thành phố đề ra mục tiêu phát triển theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nhƣng vốn đầu tƣ hạ tầng cơ sở chƣa đạt yêu cầu. Việc phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân còn nhiều khó khăn, huy động nguồn lực xã hội chƣa cao... Do vậy, các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội cần đồng bộ, gắn phát triển kinh tế với an sinh xã hội. Quan trọng là huy động mọi nguồn lực xã hội cho sự phát triển, tập trung đào tạo nhân lực theo địa chỉ, yêu cầu công việc. Đồng thời phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, công nghệ cao. 3.1.3 Dân số và lao động Thành phố Cần Thơ có dân số trung bình 2012 là 1.220.160 ngƣời tăng bình quân mỗi năm là 0,84% trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong đó lực lƣợng lao động chiếm trên 54% tổng dân số. Trong những năm gần đây, dân số thành thị của Thành phố Cần Thơ có khuynh hƣớng tăng với tốc độ tăng bình quân là 1,14%/năm trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong khi đó, dân số nông thôn mặc dù có tăng nhƣng tốc độ tăng bình quân thấp 0,27%/năm. Dân số thành thị tăng nhanh là do thành phố Cần Thơ trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc trung ƣơng và một số huyện trở thành quận. Thêm vào đó, dƣới tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ nhƣ hiện nay đã thu hút lao động từ nông thôn chuyển dịch ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Về lực lƣợng lao động, trong những năm qua lao động nữ có xu hƣớng tăng nhanh trong khi đó lao động nam có xu hƣớng giảm trong năm 2012, điều này khiến cho tình trạng mất cân bằng giới đang đƣợc thu hẹp lại, lao động nữ đang ngày càng khẳng định bản thân trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, xu hƣớng lao động từ nông thôn chuyển dịch ra thành phố để tìm việc làm dẫn đến lao động khu vực này giảm dần, bình quân hơn 1%/năm. Trong khi đó, lao động ở khu vực thành thị lại tăng rất nhanh hơn 11%/năm. Điều này gây nên những áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trƣờng, hình thành các khu nhà “ổ chuột” và khu nghèo đô thị, gây nên những khó khăn cho công tác quản lý đô thị do sự phức tạp về mặt tổ chức đời sống và sản xuất. Do đó, cần phải tính đến các biện pháp ngăn chặn và hạn chế hiện tƣợng không có lợi này. 29 Bảng 3.1: Dân số và lao động của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 2010 Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Tổng dân số 1.199.817 1. Phân theo giới tính 2011 Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) 2012 Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) BQ (%) 1.209.192 1.220.160 1.209.192 100,00 1.220.160 100,00 0,84 0,84 1.199.817 100,00 Nam 595.838 49,66 600.968 49,70 606.713 49,72 0,91 Nữ 603.979 50,34 608.224 50,30 613.447 50,28 0,78 1.199.817 100,00 1.209.192 100,00 1.220.160 100,00 0,84 Thành thị 791.055 65,93 799.859 66,15 809.207 66,32 1,14 Nông thôn 408.762 34,07 409.333 33,85 410.953 33,68 0,27 2. Phân theo khu vực Tổng số lao động 616.602 622.825 663.677 3,78 1. Phân theo giới tính 616.602 100,00 622.825 100,00 663.677 100,00 3,78 Nam 384.765 62,00 387.389 62,00 374.494 56,00 (1,32) Nữ 231.837 38,00 235.436 38,00 289.183 44,00 12,19 2. Phân theo khu vực 616.602 100,00 622.825 100,00 663.677 100,00 3,78 Thành thị 367.561 60,00 320.312 51,00 432.212 65,00 11,04 Nông thôn 249.041 40,00 302.513 49,00 231.465 35,00 (1,01) Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2012 Cùng với quá trình đô thị hóa, kinh tế của thành phố Cần Thơ lấy công nghiệp và dịch vụ làm trọng tâm để phát triển, số lao động làm việc ở cả ba khu vực đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng lao động ở khu vực I chỉ ở mức thấp, trong khi đó lao động ở khu vực II và III có tốc độ tăng trƣởng cao hơn. Từ đó, có sự chuyển dịch lao động từ khu vực I sang khu vực II và III. Điều này thể hiện xu hƣớng chuyển dịch lao động trong các thành phần kinh tế phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của thành phố trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, tính đến cuối 2011, số lao động trong khu vực I vẫn còn ở mức cao chiếm 42% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Số lao động còn lại trong khu vực II và III tập trung chủ yếu là làm công nghiệp chế biến và thƣơng nghiệp, nhà hàng khách sạn chiếm lần lƣợt là chiếm tỷ trọng 21% và 37% trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Ngoài ra, còn khoảng 220.982 lao động dự 30 trữ phần lớn là học sinh, sinh viên. Đây đƣợc xem sẽ là lực lƣợng lao động kế thừa có chất lƣợng trong tƣơng lai. 37% 42% Khu vực 1 Khu vực 2 21% Khu vực 3 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 2011 Hình 3.4 Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2011 3.1.4 Tình hình đào tạo nghề cho lao động Chính sách của Thành phố Cần Thơ về đào tạo nghề cho lao động Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2002 đã thực hiện đề án: “Quy hoạch đào tạo nghề từ năm 2002 – 2010”. Đề án đẩy mạnh xã hội hóa để phát huy nguồn lực trong và ngoài nƣớc cho các hoạt động đào tạo nghề và dạy nghề, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tiếp thu công nghệ mới cho ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm,… từng bƣớc đào tạo nghề phổ cập cho ngƣời lao động. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nghề dài hạn nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động (Báo cáo của sở LĐTB-XH TPCT, 2010). Năm 2006 TP Cần Thơ tiếp tục triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động ngoại thành và bộ đội xuất ngũ đến năm 2010. Theo đó, thành phố phấn đấu đƣa tỷ lệ lao động đến tuổi ở ngoại thành đƣợc đào tạo nghề; đồng thời giải quyết việc làm cho 200.000 lao động. Thành phố sẽ khôi phục các làng nghề truyền thống để tạo việc làm tại chỗ; tăng cƣờng mở rộng đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động tại các khu dân cƣ bị giải tỏa, thu hồi đất, khu dân cƣ vƣợt lũ và hộ nghèo (Bộ LĐTB-XH, 2006) Tóm lại, để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là rất cần thiết, tuy nhiên để trang bị kiến thức về nghề nghiệp và việc làm cho ngƣời lao động, thì không thể thiếu công tác dạy nghề, do đó việc tƣ vấn học nghề và chọn nghề cho ngƣời lao động theo học cần đƣợc xác định là trọng tâm và then chốt trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu cung ứng lao động có tay nghề phù hợp với thị trƣờng tuyển dụng. 31 Tình hình đào tạo nghề cho lao động Theo báo cáo tổng kết đề án đào tạo nghề năm 2006 – 2010 về triển khai đề án 1956 của Sở LĐ-TB&XH TPCT thì hơn nữa số lao động chƣa học nghề để chuyển đổi ngành nghề còn lớn, đặc biệt là ở các quận, huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh. Mạng lƣới dạy nghề phát triển không đồng đều chỉ tập trung ở các quận huyện nội thành. Chủ yếu là các trung tâm dạy nghề công lập; quy mô dạy nghề nhỏ lẻ, chƣa đáp ứng và thu hút đƣợc nhiều lao động tham gia học nghề. Nhiều cơ sở dạy nghề thiếu thiết bị dạy nghề nhất là dạy thực hành mà đặc biệt là các trung tâm dạy nghề công lập; cơ cấu trình độ, cơ cấu nghề đào tạo chƣa phù hợp. Các cơ sở dạy nghề chƣa bổ sung kịp thời các nghề mới theo yêu cầu của thị trƣờng lao động. Số lƣợng chƣơng trình và khung chƣơng trình dạy nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhiều chƣơng trình, giáo trình dạy nghề chƣa bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh dịch vụ; thiếu học liệu, tài liệu hƣớng dẫn, các cơ sở dạy nghề không trang bị kịp thời thiết bị phục vụ giảng dạy, thiếu mô hình thực hành, dẫn đến giảm hiệu quả dạy nghề. Mặc khác giáo viên dạy nghề thiếu về số lƣợng, hạn chế về chất lƣợng. Thậm chí thiếu cả giáo viện cơ hữu với những nghề chủ yếu phục vụ địa phƣơng. Chƣa đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa giáo viên dạy lý thuyết và thực hành, phƣơng pháp giảng dạy lạc hậu. Chế độ cho giáo viên dạy nghề chƣa thật sự thu hút ngƣời có trình độ cao và có kinh nghiệm tham gia dạy nghề. Bên cạnh đó cán bộ làm công tác quản lý vừa thiếu về số lƣợng và hạn chế trong công tác dạy nghề. Đặc biệt là một số nghề đào tạo không hiệu quả hoặc đào tạo không theo yêu cầu của thị trƣờng cần. Do đó một số lƣợng lớn học viên sau khi học nghề không tìm đƣợc việc làm hay việc làm không đúng nghề mình đã học dẫn đến công việc làm không ổn định và thu nhập thấp. Theo Lữ Quang Ngời (2009) thì điểm yếu nhất của các trung tâm dạy nghề là đào tạo xong nhƣng không giới thiệu đƣợc việc làm cho học viên nên không thu hút ngƣời đến học nghề. Mặc khác, dù các hỗ trợ đã và đang đƣợc áp dụng tuy nhiên các hỗ trợ này dƣờng nhƣ chƣa đủ để thu hút ngƣời lao động rời bỏ hẳn công việc hằng ngày để tham gia học nghề (Phạm Bảo Dƣơng và Phùng Quang Hải, 2008). Phần lớn lao động chƣa tiếp xúc với thông tin nghề nghiệp, có đến 60% hộ lao động cho rằng họ chƣa từng nghe gì về việc đào tạo nghề, ngƣợc lại thì chỉ có 40% nghe nói về hoạt động đào tạo nghề tại địa phƣơng mình. Một điều cần đáng quan tâm ở đây có rất nhiều gia đình cho rằng họ không thích học nghề mà muốn đi làm một cái gì đó để kiếm tiền phụ giúp gia đình thay vì phải chi trả tiền cho việc đi học. Chứng tỏ việc tuyên truyền cho ngƣời dân 32 biết các thông tin về việc đào tạo nghề của quận, huyện vẫn chƣa thực hiện tốt và việc đào tạo các ngành nghề vẫn chƣa phổ biến. Một mặt do trình độ ngƣời dân còn thấp nên chƣa nhận thấy đƣợc lợi ích lâu dài của việc học nghề mà học chỉ quan tâm đến cái lợi trƣớc mắt là làm thế nào để nhanh chóng kiếm đƣợc thu nhập. Tuy nhiên cũng phải nói đến vấn đề, ngƣời dân còn đang sống trong cảnh thiếu trƣớc hụt sau nên việc phải bỏ ra một khoảng thời gian để học nghề đối với họ là không thể và rất khó đƣợc ngƣời lao động chấp nhận vì trong khoảng thời gian học nghề đó ai sẽ là ngƣời giải quyết vấn đề tài chính cho gia đình bên cạnh đó còn phải lo đến việc sau khi học nghề xong sẽ xin việc ở đâu, nơi nào thích hợp, thu nhập nhƣ thế nào. Hàng loạt câu hỏi đƣợc đặt ra với ngƣời lao động vì hiện nay có rất nhiều địa phƣơng chỉ lo đào tạo mà không tìm đầu ra để giải quyết vấn đề lao động thất nghiệp. Đây cũng là một hạn chế rất lớn và là nguyên nhân khiến ngƣời lao động không muốn học, không muốn tham gia và cũng không quan tâm đến việc dạy nghề của địa phƣơng. Qua phân tích thì lực lƣợng lao động nhận định về thông tin tuyên truyền cho việc đào tạo nghề tại địa phƣơng 60% chƣa từng nghe và chỉ có 3% nghe rất nhiều (Nguyễn Thùy Trang, năm 2010). Tỷ lệ % 60 60 50 40 30 20 10 15 15 3 7 0 Nghe rất nhiều Bình thƣờng Nghe ít Nghe rất Chƣa ít từng nghe Thông tin dạy nghề Nguồn: Nguyễn Thùy Trang, 2010 Hình 3.5 Tiếp cận thông tin đào tạo nghề Từ kết quả hình cho thấy công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề thời gian qua chƣa đƣợc chú trọng, cũng nhƣ chƣa đƣợc thông báo rộng rãi đến ngƣời lao động, do đó trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền sâu rộng đến ngƣời lao động, nhất là ngành nghề mà nhà tuyển dụng cần. 3.2 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – QUẬN NINH KIỀU Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, đƣợc thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ, trên 33 cơ sở 11 phƣờng trung tâm và một xã của Thành phố Cần Thơ (cũ). Ngày 16 tháng 1 năm 2007, phƣờng An Khánh đƣợc sát nhập vào quận Ninh Kiều theo nghị định số 11/2007/NĐ-CP của Chính Phủ. Theo số liệu thống kê vào năm 2012, quận có 13 phƣờng và 71 khu vực với diện tích tự nhiên 2.926,5 ha (đất nông nghiệp là 834,6 ha; đất phi nông nghiệp là 2.091,6 ha và đất chƣa sử dụng là 0,2 ha); dân số là 252.189 ngƣời với mật độ dân số 8.617 ngƣời/km2. Địa giới hành chính của quận Ninh Kiều: phía Đông giáp với tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp với huyện Phong Điền; phía Nam giáp quận Cái Răng; phía Bắc giáp quận Bình Thủy. Quận Ninh Kiều nằm ở : + 1050 39’ 30’’ đến 1050 48’ 36’’ kinh Đông. + 90 58’ 45’’ đến 100 6’ 36’’ vĩ độ Bắc. Quận Ninh Kiều là trung tâm kinh tế trọng điểm của thành phố Cần Thơ. Quận Ninh Kiều có hệ thống giao thông đƣờng thủy, đƣờng bộ quốc gia đi qua, là nơi hội tụ của nhiều tuyến đƣờng giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lƣu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hóa, tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của nhiều tỉnh trong vùng. Quận là trung tâm thƣơng mại của thành phố với hàng loạt chợ và trung tâm mua sắm cao cấp nhƣ: chợ cổ Cần Thơ, chợ Tân An, chợ Hƣng Lợi, chợ An Bình, chợ An Hòa, siêu thị Co.op Mart, siêu thị Metro Cash Hƣng Hợi, siêu thị MaxiMart, siêu thị Vinatex, trung tâm thƣơng mại Cái Khế,… Trong những năm qua, nền kinh tế của quận liên tục có đƣợc những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn ở mức cao năm 2009 là 16,9%, năm 2011 đạt 17,65% và 18% trong năm 2012. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 2.680 đô la Mỹ/ngƣời/năm. Cơ cấu kinh tế theo hƣớng lấy Thƣơng mại – Dịch vụ là trọng tâm, trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của quận. Tạo điều kiện phát triển các trung tâm thƣơng mại đa chức năng, các siêu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ, hình thành các khu phố chuyên doanh. Phát triển ngành dịch vụ theo hƣớng đa dạnh hóa các loại hình, ƣu tiên các dịch vụ du lịch, khu vui chơi, nghĩ dƣỡng, các nhà hàng, khách sạn; đồng thời phát triển mạnh các ngành dịch vụ tài chính, nhân hàng, bƣu chính viễn thông, giao thông vận tải, chuyển giao khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, y tế. Đối với khu vực nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng của ngành 34 này theo hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái. Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ về kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, nơi đứng chân của các cơ quan chính trị đại diện của Trung ƣơng và là thủ phủ của thành phố Cần Thơ. Vì thế, thành phố đã tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều công trình dự án đã hoàn thành đƣa vào khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả; nhiều khu đo thị, tái định cƣ mới đƣợc đầu tƣ xây dựng cùng với việc cải tạo nâng cấp, chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan, trật tự đô thị theo hƣớng văn minh, hiện đại, góp phần phát triển thành phố theo các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng. Tuy nhiên, Ninh Kiều cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cần phải tiếp tục giải quyết nhƣ: cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của quận phát triển chƣa đồng bộ, cần đƣợc đầu tƣ xây dựng và cải tạo lớn. Trong khi đó, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng còn nhiều bất cập; nhiều vấn đề kinh tế xã hội trên địa bàn, không thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Đô thị hóa nhanh, dân số tăng mạnh, đặc biệt là tăng cơ học, nên sức ép về vấn đề lao động và việc làm, trật tự an toàn giao thông, xử lý ô nhiễm môi trƣờng, tệ nạn xã hội gia tăng. 3.3 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 Tác giả đã nêu khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội, dân số, lao động và tình hình đào tạo nghề cho lao động trong những năm qua của thành phố Cần Thơ. Chƣơng 3 cũng bao gồm tổng quan về địa bàn nghiên cứu quận Ninh Kiều với những khó khăn và thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để từng bƣớc trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của thành phố Cần Thơ. 35 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU 4.1.1 Những dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn TP. Cần Thơ Bảng 4.1: Số lƣợng các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách phân theo ngành – lĩnh vực năm 2013 Tổng số Dự kiến hoàn thành trong năm 2013 7 1 5 1 15 6 5 4 9 2 4 3 Ngành giáo dục, đào tạo và dạy nghề 31 10 6 15 Ngành công cộng phúc lợi, cấp thoát nƣớc 12 4 8 0 Ngành văn hóa thể thao du lịch 17 10 2 5 Ngành an ninh quốc phòng 13 2 4 7 Ngành quản lý nhà nƣớc 15 1 4 10 5 1 0 4 124 37 38 49 Ngành – lĩnh vực Ngành giao thông vận tải Ngành nông, lâm, thủy sản, thủy lợi và cấp nƣớc nông thôn Ngành Y tế Ngành khoa học công nghệ Tổng cộng: Dự án Dự án khởi chuyển công mới tiếp năm 2013 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2013 Với mục tiêu xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, mang đặc trƣng sông nƣớc, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trƣớc năm 2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, thể thao của vùng ĐBSCL; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lƣợc về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và của cả nƣớc; đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL. Do đó, phải tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh đô thị hóa. Từ năm 2011, thông qua nguồn vốn ngân sách nhà 36 nƣớc, thành phố đã và đang triển khai 124 dự án các loại với tổng số vốn là 2.324.760 triệu đồng (trong đó vốn ODA là 186.000 triệu đồng chiếm 8%, chƣơng trình mục tiêu quốc gia là 32.048 triệu đồng chiếm 1,38%, trung ƣơng hỗ trợ đầu tƣ chiếm 6,27%, số còn lại từ các nguồn vốn khác chiếm 84,35%). Trong số đó, thành phố Cần Thơ ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ 81 dự án chủ yếu thuộc các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, xây dựng, giáo dục và y tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân thành phố. Về cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội: thông qua hình ta thấy cơ cấu vốn của các dự án đã và đang triển khai chiếm tỷ trọng cao nhất là lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm 31%, tiếp theo đó là hai lĩnh vực lần lƣợt chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn là giao thông vận tải chiếm 25% và thƣơng mại dịch vụ chiếm 19%. Nhìn chung, những dự án về phát triển kinh tế đƣợc chú trọng quan tâm và phát triển nhiều hơn những loại dự án khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng phát triển của thành phố trong giai đoạn tiếp theo. Giao thông vận tải Công nghiệp, xây dựng 4% 1% 0% 5% 25% 5% 5% Nông, lâm, thủy sản, thủy lợi, cấp nƣớc nông thôn Thƣơng mại - dịch vụ Y tế - xã hội Giáo dục, đào tạo và dạy nghề Công cộng phúc lợi, cấp thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải Văn hóa - thể thao và du lịch 19% 5% 31% An ninh quốc phòng - quản lý nhà nƣớc Khoa học công nghệ Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2013 Hình 4.1 Cơ cấu vốn đầu tƣ toàn xã hội phân theo ngành – lĩnh vực năm 2013 Quận Ninh Kiều trong năm 2013 đƣợc phân bổ 97.685 triệu đồng chiếm 17,14% tổng vốn phân bổ theo tiêu chí định mức cho quận, huyện và là địa bàn có mức phân bổ vốn cao nhất so với các quận, huyện khác của thành phố Cần Thơ. Trong đó vốn phân bổ thực hiện theo NQ 05/NQ-HĐND dành 20% 37 nguồn CĐNSCP đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục – Đào tạo và dạy nghề; dành 65% nguồn XSKT đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục; 35% nguồn XSKT còn lại đầu tƣ cho y tế; bố trí vốn thực hiện theo Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 và Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ. 4.1.2 Thực trạng các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Thông qua nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thành ủy Cần Thơ về việc xây dựng và phát triển quận Ninh Kiều thành đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ. Trong những năm qua, thành phố đã tập trung đầu tƣ, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội; khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển. Xây dựng và phát triển quận Ninh Kiều thành đô thị văn minh, hiện đại, là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế - xã hội, là đầu mối đối nội, đối ngoại quan trọng của thành phố. Vì vậy, thời gian qua có nhiều công trình xây dựng cơ bản đƣợc ƣu tiên đầu tƣ và triển khai thực hiện trên địa bàn quận. Bao gồm các công trình có nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc phục vụ cho phúc lợi công cộng và các công trình xây dựng phát triển đô thị có nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác (vốn doanh nghiệp) (xem phụ lục 2). Trong đó những dự án đầu tƣ XDCB điển hình đã và đang thực hiện trong thời gian qua gồm: Những dự án từ vốn ngân sách nhà nƣớc: (1) Trung tâm phòng chống AIDS Cần Thơ (2) Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ (3) Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm (4) Bệnh viện Ung Bƣớu (5) Cải tạo, mở rộng thƣ viện - Trung tâm Đại học tại chức Cần Thơ (6) Trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên Cần Thơ (7) Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Cần Thơ (8) Nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - Tiểu dự án TP. Cần Thơ … Những dự án không thuộc ngân sách nhà nƣớc (1) Chợ An Bình (2) Chợ An Hòa (3) Bệnh viện mắt Sài Gòn – Cần Thơ (4) Khu dịch vụ nghỉ dƣỡng và giải trí tại cồn Cái Khế (5) Trung tâm thƣơng mại, văn phòng và nhà ở cao tầng (6) Trung tâm Văn hóa Thể thao quận Ninh Kiều (7) Bệnh viện chuyên khoa tiêu hóa, gan mật 38 (8) Khu du lịch sinh thái tại khu vực đầu Cồn Khƣơng (9) Khu thƣơng mại, dịch vụ tại phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều … Về tiến độ thực hiện dự án: Mặc dù quận đã có nhiều giải pháp để khơi thông nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ một số dự án trọng điểm, cấp bách, thế nhƣng nhìn tổng thể kết quả triển khai thực hiện của các dự án đều không thực hiện đúng kế hoạch đề ra mà phải điều chỉnh nhiều lần. Có dự án chậm vài tháng, vài năm thậm chí hơn chục năm mà vẫn chƣa hoàn thành gây bức xúc trong nhân dân. Một số dự án “treo” điển hình bị thu hồi trên địa bàn quận trong thời gian qua là khu tái định cƣ phƣờng An Bình, khu đô thị hai bên đƣờng Nguyễn Văn Cừ, khu tái định cƣ tại phƣờng An Khánh, khu dân cƣ Tây Nam quốc lộ 91B. Nguyên nhân bƣớc đầu của các dự án đầu tƣ trên địa bàn quận chậm tiến độ, thứ nhất là ở khâu giải phóng mặt bằng chậm trễ nên nhà thầu không thể thi công đúng thời gian. Khó khăn ở khâu giải phóng mặt bằng là ở giá đền bù, tái định cƣ và tái sản xuất của bà con nhân dân. Thứ hai là do năng lực một số chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn còn hạn chế, chƣa theo kịp với yêu cầu mới về quản lý đầu tƣ, dẫn đến việc khảo sát, lập dự án chƣa chính xác, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Thứ ba là một số dự án, công trình thực hiện theo phƣơng thức nhà thầu cam kết ứng vốn trƣớc thi công, nhƣng do năng lực tài chính không đáp ứng yêu cầu, nên thi công cầm chừng. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các ngành, địa phƣơng đôi lúc còn chƣa đồng bộ và gắn kết trách nhiệm trong việc thẩm định tính khả thi của dự án. Việc triển khai chậm tiến độ các dự án đầu tƣ, dự án “treo” sẽ có ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế của quận; áp lực giải quyết lao động, việc làm, thu nhập, của ngƣời dân trong vùng dự án. 4.1.3 Đánh giá tác động của các dự án Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tƣ thuộc nhiều lĩnh vực trên địa bàn quận đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và của quận Ninh Kiều nói riêng thể hiện một số đặc điểm chủ yếu sau đây: Hình thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Quận Ninh Kiều trở thành trung tâm của thành phố là tất yếu khách quan nhằm đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống ngày càng tăng của khu vực và là hạt nhân lan toả sang các vùng khác. Các hoạt động sản xuất kinh doanh có cùng đặc điểm, tính chất là đƣợc tập trung vào một khu vực tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu tốt hơn, sản xuất với năng suất và hiệu quả cao hơn và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm của đô thị, thị trƣờng lao động phong phú hơn, 39 tính hiệu quả tăng do tập trung mật độ của các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các dự án đầu tƣ góp phần làm cho cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn và cả kinh tế của thành phố đều thay đổi theo hƣớng giảm tỷ trọng trong khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III. Khi các dự án đƣợc tiến hành, hình thành các khu dân cƣ đô thị ở các vùng ngoại vi thì các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng khu vực III . Hình thành nhanh chóng cơ sở hạ tầng. Các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà bắt đầu bằng hệ thống giao thông, tiếp theo đó là hệ thống cấp điện, cấp thoát nƣớc, hệ thống thông tin liên lạc, trƣờng học, bệnh viên, trung tâm thƣơng mai, dịch vụ và cuối cùng là khu ở của dân cƣ. Những dự án này đã và sẽ mang lại cho địa bàn quận và thành phố một diện mạo mới để thành phố từng bƣớc cải thiện diện mạo đô thị, tạo ra nền tảng để thu hút đƣợc nhiều nguồn lực đầu tƣ, nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế thƣơng mại – du lịch – dịch vụ. Ngoài những thành tích và cố gắng đạt đƣợc thì quận cũng có những khó khăn, thách thức và những hạn chế cần phải sớm khắc phục.Tình trạng đầu tƣ dàn trải thiếu tập trung kiểm soát dẫn đến tình trạng thất thoát lớn cho ngân sách nhà nƣớc. Huy hoạch chƣa đồng bộ thiếu liên kết dẫn đến các dự án không phát huy hết hiệu quả. Dự án chậm tiến độ và dự án “treo” còn diễn ra là do đa số chƣa hoàn thiện theo quy hoạch dự án, còn dở dang chủ yếu là do: giải phóng mặt bằng chậm, cơ chế chính sách đối với các chủ đầu tƣ chƣa thông thoáng và kịp thời, sự phối hợp giữa các ngành, địa phƣơng đôi lúc còn chƣa đồng bộ và gắn kết trách nhiệm trong việc thẩm định tính khả thi của dự án. Năng lực tài chính không đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ, nhà thầu. Công tác giải quyết khiếu nại chƣa dứt điểm gây khó khăn cho ngƣời dân trong vùng dự án dù ngƣời dân trong vùng dự án rất đồng tình ủng hộ chủ trƣơng chính sách thực hiện các dự án để tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của quận phát triển, mong muốn của họ là dự án mau chóng hoàn thành để đƣa vào sử dụng giúp cho họ tăng gia sản xuất, có việc làm, tăng thu nhập góp phần ổn định cuộc sống. 4.2 THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT VÀ GIÁ CẢ BỒI THƢỜNG 4.2.1 Thực trạng về thu hồi đất Đánh giá thực trạng thu hồi đất của các hộ thuộc diện điều tra thông qua các chỉ tiêu diện tích đất thu hồi và tình hình sử dụng đất thu hồi của hộ. 40 Qua kết quả điều tra của 60 hộ cho thấy diện tích đất và cơ cấu loại đất bị thu hồi đƣợc liệt kê trong bảng 4.2 Bảng 4.2: Cơ cấu diện tích đất bị thu hồi Diện tích thu hồi (m2) Loại đất Tỷ lệ (%) Đất ở và đất khác 5.538,7 14,2 Đất nông nghiệp 33.369,0 85,8 38.907,7 100,0 Tổng Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Diện tích đất thu hồi: đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 85,8% trong tổng quỹ đất thu hồi, còn lại 14,2% là đất ở và đất khác. Đất khác ở đây là các loại đất nhƣ đất ao, bờ mƣơng và phần còn lại là đất chƣa sử dụng. Bảng 4.3: Diện tích đất bị thu hồi bình quân phân theo loại hộ Số hộ Loại hộ 1. Hộ sản xuất nông nghiệp Tổng diện tích đất thu hồi (m2) Diện tích đất thu hồi bình quân trên hộ (m2) Đất ở và đất khác Đất nông nghiệp 2 5.200,0 0,0 2.600,0 2. Hộ phi nông nghiệp 58 33.707,7 95,5 485,7 Tổng cộng 60 38.907,7 92,3 556,2 Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Xét về góc độ diện tích đất thu hồi bình quân phân theo loại hộ: so với đất ở, đất nông nghiệp của các hộ điều tra bị thu hồi với lƣợng khá lớn. Đất nông nghiệp bình quân một hộ bị thu hồi là 556,2 m2, trong khi đó đất ở và đất khác chỉ có 92,3m2. Bên cạnh đó, một điểm đáng lƣu ý là ngoài hộ sản xuất nông nghiệp có phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thì hộ phi nông nghiệp mặc dù không sản xuất nông nghiệp nhƣng vẫn có phần đất nông nghiệp bị thu hồi. Nguyên nhân là do những hộ này không có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất (khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở thì hộ phải chịu thêm tiền sử dụng đất), và việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận. Và còn một nguyên nhân khá nhạy cảm là sự không sòng phẳng của những ngƣời làm công tác thu hồi đất đối với ngƣời dân khi đất của ngƣời ta thuộc loại này, nhƣng áp giá loại 41 khác, chẳng hạn đất ở thì tính là đất nông nghiệp, đất loại II thì xếp là loại III, IV... Về mục đích sử dụng đất thu hồi: đất thu hồi của các hộ điều tra đƣợc sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhƣng chủ yếu thu hồi làm cầu, đƣờng, hẻm giao thông, công trình xử lý nƣớc thải chiếm tỷ trọng lớn 51,67%, và xây dựng khu tái định cƣ chiếm 46,67%. Đây cũng là điều hợp lý bởi vì quận Ninh Kiều đang có tốc độ mở rộng, nâng cấp đô thị cao. Bảng 4.4: Tỷ lệ hộ bị thu hồi phân theo mục đích sử dụng Mục đích thu hồi Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Làm cầu, đƣờng, hẻm giao thông, công trình xử lý nƣớc thải 31 51,67 2. Xây dựng khu tái định cƣ 28 46,67 3. Xây dựng khu công nghiệp 0 0,00 4. Mục đích khác 1 1,67 60 100,00 Tổng Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Sự khác nhau về tỷ lệ đất thu hồi sẽ đặt ra những vấn đề về khả năng giải quyết vấn đề về việc làm. Khi diện tích đất thu hồi vào mục đích xây dựng các khu công nghiệp sẽ tạo ra khả năng thu hút việc làm ở các khu công nghiệp mới hình thành. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ đất thu hồi cho mục đích xây dựng các công trình công cộng nhƣ cầu, đƣờng, công trình xử lý nƣớc thải,… chiếm phần lớn nhƣ trên sẽ khó khăn hơn trong việc tạo việc làm từ nguồn đất đất đai bị thu hồi. Đây là vấn đề cần lƣu ý đối với mỗi loại đất sử dụng để có thể chủ động khai thác ngay từ khi lập các dự án đầu tƣ xây dựng trên phần đất bị thu hồi của địa phƣơng. Từ phân tích thực trạng thu hồi đất, có thể rút ra một số nhận xét chung nhƣ sau: Một là, thu hồi đất là một trong những xu hƣớng chủ yếu trong sự biến động đất đai của các hộ điều tra. Thu hồi đất đã làm cho diện tích đất đai của các hộ giảm đi một cách đáng kể. Sự biến động đó sẽ tác động đến thu nhập, đời sống và việc làm của các hộ theo những chiều hƣớng và mức độ khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào loại đất và số lƣợng đất đai bị thu hồi. Hai là, trong đất bị thu hồi của các hộ điều tra, đất ở và đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Đây là hai loại đất sẽ có ảnh hƣởng đến đời sống và việc 42 làm của các hộ bị thu hồi đất. Mức độ thu hồi của hai loại đất này là khác nhau tùy theo vị trí đất thu hồi và loại hộ bị thu hồi đất xét theo nghề nghiệp của họ trƣớc khi thu hồi. Ba là, đất đai bị thu hồi đƣợc sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhƣng chủ yếu là xây dựng các công trình công cộng, nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng quận. Sự khác nhau về mục đích sử dụng đất sẽ tạo ra những khả năng khác nhau về giải quyết việc làm, ổn định đời sống của các hộ bị thu hồi đất. Đây là điểm cần lƣu ý giải quyết trên thực tế. 4.2.2 Thực trạng về tình hình bồi thƣờng cho ngƣời dân bị thu hồi đất Theo kết quả điều tra 60 hộ dân thì phƣơng thức bồi thƣờng thiệt hại về đất nông nghiệp và đất ở cho ngƣời dân thông qua hình thức bồi thƣờng bằng tiền, nhƣng đối với đất thổ cƣ có áp dụng thêm hình thức đất đổi đất (bồi thƣờng với giá thấp bán lại với giá thấp trên cùng diện tích đất-trƣờng hợp tái định cƣ tại chỗ). Ngoài ra, mức giá bồi thƣờng cho cùng một loại đất cũng có sự khác nhau tùy vào vị trí của các loại đất bị thu hồi. Bảng 4.5: Ý kiến của ngƣời dân thuộc diện bị thu hồi đất về giá cả bồi thƣờng ĐVT: % Mức giá đền bù so với giá thị trƣờng Tổng cộng (%) Không có ý kiến Cao hơn 1.Giá bồi thƣờng về đất ở 100 0,00 2.Giá bồi thƣờng cây cối, hoa màu 100 3.Giá đền bù nhà ở, công trình xây dựng 100 Các chỉ tiêu Tƣơng đƣơng Thấp hơn một ít Thấp hơn khá nhiều Thất hơn rất nhiều 0,00 1,67 10,00 31,67 56,67 3,33 0,00 1,67 16,67 35,00 43,33 28,33 0,00 5,00 13,33 23,33 30,00 Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Tuy nhiên, dù ở vị trí nào đi nữa với mức giá bồi thƣờng thấp, nếu ngƣời bị thu hồi đất dùng số tiền đó để mua đất ở mới sẽ rất khó khăn. Bởi vì, vùng đất ở bị thu hồi sẽ mọc lên các khu đô thị, khu dân cƣ nên giá đất thị trƣờng tăng lên rất nhanh. Ngoài ra, ngƣời dân bị thu hồi đất sau khi nhận tiền đền bù của nhà nƣớc thì không đủ mua lại một phần nhỏ đất mà họ vừa giao 43 cho nhà nƣớc ngay trên mảnh đất mà họ đã sinh sống, dẫn đến sự bất bình trong dân cƣ. Vì vậy, cần chú ý đến sự biến động này để xác định giá bồi thƣờng đất cho phù hợp. Kết quả bảng cho thấy đa số ý kiến ngƣời dân cho rằng: Giá bồi thƣờng đất chƣa thỏa đáng chiếm tỷ lệ 98,33%, trong đó có đến 31,67% ý kiến cho rằng giá bồi thƣờng thấp hơn khá nhiều và 56,67% ý kiến cho rằng giá bồi thƣờng là rất thấp so với giá thị trƣờng. Đối với giá bồi thƣờng cây cối, hoa màu thì có đến 95% ý kiến ngƣời dân cho rằng giá bồi thƣờng chƣa thỏa đáng, tƣơng tự đối với giá đền bù nhà ở, vật kiến trúc có hơn 53% ý kiến cho rằng giá bồi thƣờng thấp hơn nhiều và khá nhiều so với giá thị trƣờng. Kết quả điều tra cũng cho thấy vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với ngƣời dân là quan hệ giao dịch đất đai còn mang nặng tính chất hành chính, nặng về ép buộc, thậm chí cƣỡng chế mà không dựa trên cơ sở thoả thuận. Điều này thể hiện ở giá đất thu hồi không sát giá thị trƣờng, Nhà nƣớc ép giá đối với dân; tính công khai chƣa đƣợc đảm bảo. Qua phân tích thực trạng bồi thƣờng cho ngƣời dân rút ra một số nhận xét sau: Một là, phƣơng thức bồi thƣờng về đất cho ngƣời dân khi thu hồi đất đƣợc thực hiện ở quận Ninh Kiều là bồi thƣờng bằng tiền và bồi thƣờng bằng đất ở đổi đất ở của các hộ bị thu hồi đất là phổ biến Hai là, việc bồi thƣờng bằng tiền với khung giá quy định để tính giá bồi thƣờng cho dân thấp, do đó có sự chênh lệnh khá lớn giữa giá thị trƣờng và giá bồi thƣờng ở thời điểm bồi thƣờng. Ba là, việc bồi thƣờng bằng tiền, bằng đất đổi đất (đối với đất ở) chƣa đủ để tạo lập cho ngƣời bị thu hồi đất có cuộc sống bằng hoặc khá hơn trƣớc. Vấn đề ép giá, cƣỡng chế, thu hồi đất khi chƣa có nơi tái định cƣ hiện đang là vấn đề bức xúc trong dân. 4.3 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT 4.3.1 Thực trạng việc làm của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất Trên thực tế, đất bị thu hồi để xây dựng các khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia trong thời gian vừa qua ở quận Ninh Kiều chủ yếu là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, các loại đất khác, nhất là đất ở tuy không chiếm tỷ trọng lớn về diện tích, nhƣng chiếm tỷ trọng lớn đối với số hộ bị thu hồi. Đối với mỗi loại đất, mỗi loại hộ 44 (nông dân, không phải nông dân), thu hồi đất có mức ảnh hƣởng khác nhau. Nhƣng tất cả đều ảnh hƣởng đến việc làm của họ. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp: đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế đƣợc. Vì thế, khi mất tƣ liệu sản xuất, ngƣời nông dân mặc nhiên trở thành ngƣời thất nghiệp. Do đó, đại bộ phận trong số họ phải chuyển sang hoạt động trong công nghiệp và dịch vụ, song điều hết sức khó khăn là đa phần những ngƣời nông dân bị thu hồi đất là những ngƣời lao động giản đơn theo kiểu cha truyền con nối, chƣa hề đào tạo nghề. Vì vậy, họ rất khó kiếm đƣợc việc làm tốt, có thu nhập tƣơng đối cao và ổn định trong công nghiệp và dịch vụ. Đối với đất ở của hộ: các hoạt động kinh doanh của hộ điều diễn ra trên diện tích đó. Đất ở trong trƣờng hợp này không chỉ là nơi sinh sống thƣờng ngày mà còn là địa điểm cho các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, thu hồi đất cũng ảnh hƣởng đến việc làm của hộ. Từ những nhận thức trên, đề tài đã nghiên cứu ảnh hƣởng của thu hồi đất đến việc làm và giải quyết việc làm của của quận cho các hộ thu hồi đất kể cả đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, nhất là đất ở. Để làm đƣợc điều đó, đề tài đã điều tra các tiêu chí có liên quan ở hai thời điểm: trƣớc khi thu hồi đất và sau khi thu hồi đất. Bảng 4.6: Giới tính trong độ tuổi lao động Giới tính Ngƣời Tỷ lệ % Nam 88 53,7 Nữ 76 46,3 164 100 Cộng Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Đề tài đã điều tra 164 lao động trong 60 hộ gia đình hiện đang sinh sống ở khu tái định cƣ. Kết quả cho thấy tỷ lệ lao động nam hiện chiếm 53,7% và lao động nữ chiếm 46,3%. Về trình độ chuyên môn của người lao động, kết quả điều tra đƣợc trình bày trong bảng 4.7. Trƣớc khi thu hồi đất, trình độ chuyên môn của ngƣời lao động khá thấp. Số ngƣời không có trình độ chuyên môn chiếm gần 70%, số ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ có hơn 21,4%, số ngƣời có trình độ học nghề là 7,3%, còn lại 1,8% lao động có trình độ khác. Với trình độ chuyên môn trên, cơ hội tự tìm việc làm sau khi bị thu hồi đất là rất khó khăn và hỗ trợ nâng cao trình độ là việc làm cần thiết cho những ngƣời bị 45 thu hồi đất. Sau khi thu hồi đất, từ áp lực của việc làm bị mất do thu hồi đất, từ những điều kiện của ngƣời bị thu hồi đất (có tiền bồi thƣờng, đƣợc sự hỗ trợ của địa phƣơng về đào tạo – tuy ở mức độ rất thấp) nên ngƣời thu hồi đất đã tham gia vào quá trình đào tạo. Vì vậy, trình độ chuyên môn của ngƣời bị thu hồi đất đã tăng lên. Số ngƣời không có trình độ chuyên môn giảm 7,9% xuống còn 61,6% so với trƣớc khi thu hồi đất. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn tăng theo hƣớng tích cực và bền vững nhƣ trình độ đại học tăng 3,6%, trình độ cao đẳng và trung cấp tăng 0,6% so với trƣớc khi thu hồi đất, điều này khẳng định các hộ bị thu hồi đất có xu hƣớng đầu tƣ cho con em học hành tốt hơn. Bảng 4.7: Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trƣớc và sau thu hồi đất Chất lƣợng lao động Trƣớc thu hồi Ngƣời % Sau thu hồi Ngƣời % Chênh lệch (%) Đại học 17 10,4 23 14,0 3,6 Cao đẳng 10 6,1 11 6,7 0,6 Trung cấp 8 4,9 9 5,5 0,6 Học nghề 12 7,3 14 8,5 1,2 3 1,8 6 3,7 1,3 114 69,5 101 61,6 (7,9) 164 100 164 100 Trình độ khác Không có chuyên môn Tổng cộng Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Về công việc của người lao động, kết quả điều tra chung cho thấy: số ngƣời không có việc làm tăng 9,2%, trong khi đó số lao động làm dịch vụ, buôn bán giảm gần 8%, điều này cho thấy những lao động này chủ yếu làm kinh doanh, buôn bán tại nhà. Khi bị thu hồi đất, đồng nghĩa với việc họ mất chỗ làm ăn, mất việc làm. Bên cạnh đó, khả năng chuyển đổi việc làm của những ngƣời này thấp, do những lao động này hầu hết đã có tuổi, không có động lực tìm việc làm và do đã gắn bó với việc buôn bán tại nhà đã lâu nên họ ngại ra ngoài tìm việc làm. Ngoài ra, ta thấy ngƣời lao động trong nông nghiệp giảm 1,2%, trong khi số ngƣời làm công nhân tăng 1,8% và làm công việc hành chính tăng 0,6%. Sự chuyển dịch nhƣ vậy là theo xu hƣớng tiến bộ. Tuy nhiên, số ngƣời không có việc làm tăng là điều rất đáng lo ngại. 46 Bảng 4.8: Công việc của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất Trƣớc thu hồi Nghề nghiệp Sau thu hồi Ngƣời Tỷ lệ % Ngƣời 1. Nông dân 2 1,2 0 0 (1,2) 2. Công nhân 33 20,1 36 22,0 1,8 3. Làm công việc hành chính 21 12,8 22 13,4 0,6 4. Dịch vụ, buôn bán 36 22,0 23 14,0 (7,9) 5. Làm mƣớn, chạy xe ôm 26 15,9 17 10,4 (5,5) 6. Công việc khác 20 12,2 20 12,2 0,0 7. Đang học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề 12 7,3 13 7,9 0,6 8 Già yếu 11 6,7 15 9,1 2,4 3 1,8 18 11,0 9,2 164 100 164 100 9. Thất nghiệp Tổng cộng Tỷ lệ % Chênh lệch (%) Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Về thời gian làm việc của lao động có việc làm, tình trạng việc làm của lao động đƣợc thể hiện qua bảng 4.9 cho thấy trong số những lao động có việc làm, số ngƣời không đủ việc làm chiếm gần 17% (làm thời vụ), có đủ việc làm chiếm 83% . Bảng 4.9: Tình hình việc làm của ngƣời lao động bị thu hồi đất Ngƣời Chỉ tiêu Tỷ lệ % Có đủ việc làm 98 83,1 Không đủ việc làm 20 16,9 118 100,0 Tổng cộng Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Đề tài cũng đã tiến hành điều tra sự di chuyển của lực lƣợng lao động sau khi bị thu hồi đất và thấy diễn biến nhƣ sau: đa số lao động bị thu hồi đất làm việc ngay tại địa phƣơng với tỷ lệ 86,4%, đi làm ngoài thành phố chiếm 13,6%. 47 Bảng 4.10: Nơi làm việc của lao động sau khi bị thu hồi đất Nơi làm việc Ngƣời Tại thành phố Cần Thơ Đi nơi khác Tổng cộng Tỷ lệ % 102 86,4 16 13,6 118 100 Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Để thấy rõ nguyên nhân của những ngƣời bị mất việc làm do thu hồi đất, đã đi tìm việc làm mới nhƣng không tìm đƣợc việc. Để tài đã tiến hành điều tra 14 hộ có tổng số 18 lao động không tìm đƣợc việc làm, kết quả cho thấy các nguyên nhân khá đa dạng và biểu hiện với các mức độ khác nhau. Nhƣng chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân nhƣ: không có việc gì để làm (bao gồm địa phƣơng và gia đình không tạo ra việc làm mới, hoặc sức thu hút thấp không thu hút hết số lao động bị mất việc làm,…); việc làm không phù hợp (có việc làm nhƣng trình độ, sức khỏe, tuổi tác,… của ngƣời mất việc không đáp ứng); có việc làm nhƣng ngƣời lao động không chấp nhận (do lao động vất vả, thu nhập thấp,…). Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 4.11 Nhƣ vậy, về lý do không tìm đƣợc việc làm có hai nguyên nhân chính: một là không có việc để làm, hai là việc làm không phù hợp với khả năng ngƣời lao động. Vì vậy, giúp đỡ ngƣời dân trong việc đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới thích hợp với trình độ và năng lực của ngƣời lao động, để trên cơ sở đó họ có đƣợc thu nhập tốt hơn, ổn định hơn là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng. Bảng 4.11: Lý do không tìm đƣợc việc làm của ngƣời bị thu hồi đất Ngƣời Lý do 1. Không có việc để làm Tỷ lệ % 13 72,2 2. Việc làm không phù hợp 4 22,2 3. Ngƣời lao động không chấp nhận 1 5,6 4. Lý do khác 0 0 18 100 Tổng cộng Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 48 Từ những phân tích về thực trạng việc làm có thể rút ra một số nhận xét sau đây: Một là, đa phần những lao động bị thu hồi đất là những ngƣời lao động giản đơn, chƣa hề đƣợc đào tạo chuyên môn, vì thế họ rất khó tìm đƣợc việc làm mới có thu nhập cao và ổn định hơn. Hai là, lao động chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, lao động trong nông nghiệp giảm trong khi lao động là công nhân và làm công việc hành chính tăng. Bên cạnh đó, nhóm nghề dịch vụ, buôn bán chịu ảnh hƣởng nhiều nhất từ việc thu hồi đất. Ba là, số ngƣời không có việc làm sau khi bị thu hồi đất là khá lớn, kể cả thu hồi đất nông nghiệp và đất ở. Lao động không có việc để làm và việc làm không phù hợp là hai nguyên nhân dẫn đến lao động bị thất nghiệp. 4.3.2 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất 4.3.2.1 Tình hình đào tạo nghề cho lao động Sau khi bị thu hồi đất, căn cứ vào các quy định của Chính Phủ, quận Ninh Kiều cũng đã cố gắng giúp ngƣời dân trong việc đào tạo nghề, nhất là đối với những lao động trẻ, nhằm giúp họ tìm kiếm đƣợc việc làm mới trong công nghiệp và dịch vụ với thu nhập cao hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc đào tạo nghề cho ngƣời lao động diễn ra không có bài bản, thiếu chiến lƣợc và kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, số lao động mất đất, không có nghề, cần đào tạo thì nhiều, song thực tế đào tạo không đƣợc bao nhiêu và việc làm của ngƣời mất đất về cơ bản vẫn chƣa tiến triển theo hƣớng tiến bộ, chƣa theo mong muốn. Điều này có thể thấy rõ qua kết quả điều tra. Bảng 4.12 cho thấy mức độ đào tạo mà ngƣời lao động nhận đƣợc từ địa phƣơng là rất thấp, các hộ bị thu hồi đất vẫn tự đào tạo là chính. Tuy nhiên, bình quân chỉ có 0,17 lao động/hộ đƣợc đào tạo sau khi bị thu hồi đất. Bảng 4.12: Tình hình đào tạo nghề cho lao động bị mất đất ĐVT: ngƣời Tình hình đào tạo Nhà nƣớc đào tạo Gia đình tự đào tạo Số lao động đƣợc đào tạo nghề 0 10 Số lao động có việc làm sau khi đƣợc đào tạo 0 10 Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 49 4.3.2.2 Lý do người lao động không tham gia các lớp đào tạo nghề của địa phương Từ bảng 4.12 ta thấy một thực tế là lao động không chấp nhận tham gia các lớp đào tạo nghề của địa phƣơng. Do đó, đề tài đã tiến hành điều tra và xác định đƣợc một số nguyên nhân nhƣ sau: Về thông tin đào tạo nghề, thông tin đào tạo nghề cho lao động đƣợc chính quyền địa phƣơng tuyên truyền vận động với nhiều hình thức nhƣ: thông báo qua các buổi họp chi hội/tổ (hội nông dân, hội phụ nữ, hội đoàn thanh niên) để thông báo đến từng đối tƣợng lao động. Tuy nhiên, số hộ có chú ý đến vấn đề thông tin đào tạo không nhiều, trong 60 hộ đƣợc phỏng vấn chỉ có 9 hộ có nghe thông tin về đào tạo thông qua đi dự họp chiếm tỷ lệ 15%, số hộ còn lại phần lớn không tham gia các buổi họp hay không quan tâm đến vấn đề này. Mặc khác, do địa bàn nghiên cứu là khu tái định cƣ đang trong giai đoạn hoàn thiện nên các phƣơng tiện đại chúng nhƣ loa phát thanh, internet,…chƣa đƣợc đầu tƣ tốt. Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình tiếp nhận thông tin đào tạo nghề từ địa phƣơng đến ngƣời lao động. 15% có nghe không có nghe 85% Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Hình 4.2 Tiếp nhận thông tin đào tạo nghề từ địa phƣơng Bên cạnh những lao động không nhận đƣợc thông tin về đào tạo nghề của địa phƣơng, số lao động còn lại mặc dù có nghe qua nhƣng vẫn không tham gia vào quá trình đào tạo nghề do những nguyên nhân sau: 50 % 77,8 77,8 80 70 60 50 40 30 20 10 0 55,6 44,4 33,3 Chất lƣợng Khó xin Hỗ trợ tiền Không tạo Ngành dạy nghề đƣợc việc ăn ít thu nhập nghề học thấp làm trong thời không phù gian học hợp nghề Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Hình 4.3 Lý do ngƣời lao động không tham gia đào tạo nghề tại địa phƣơng Chất lượng dạy nghề thấp, mặc dù có nhu cầu học nghề để nâng cao tay nghề, nhƣng hầu hết lao động đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động chỉ dừng lại ở trình độ sơ cấp (hiểu biết cơ bản). Ngoài ra, ngƣời lao động thông qua ngƣời thân, bạn bè đã từng tiếp xúc với học nghề nên nắm đƣợc một số thông tin về chất lƣợng dạy nghề nhƣ: thời gian dạy quá ngắn nên ngƣời lao động chƣa kịp tiếp thu kiến thức và thành thạo tay nghề, dạy lý thuyết nhiều, trang thiết bị chƣa đầy đủ, giáo viên dạy chủ yếu là truyền đạt lý thuyết suông không có hình ảnh minh họa,… . Bên cạnh đó, các lớp đào tạo nghề ngắn hạn tại địa phƣơng thƣờng dạy mang tính chất cơ bản và dạy lý thuyết nhiều hơn thực hành. Thời gian đào tạo thƣờng khoảng 1 – 3 tháng và học buổi đứng (từ 8h-14h). Thêm vào đó, dụng cụ thực hành không đủ và cũ kỹ lạc hậu và trình độ học vấn trong nhóm khác nhau nên rất khó truyền đạt. Do đó, chất lƣợng dạy nghề thấp là nhận định chung của lao động. Khó xin được việc làm, đây là vấn đề quan trọng mà ngƣời lao động quan tâm trƣớc khi quyết định học nghề. Điều này một phần là do trình độ học vấn của lao động thấp và việc học nghề chỉ diễn ra trong ngắn hạn nên tay nghề yếu. Ngoài ra, với giấy chứng nhận sơ cấp và không đƣợc giới thiệu việc làm nên ngƣời lao động lo sợ không tìm đƣợc việc làm, nếu xin đƣợc thì trả lƣơng rất thấp không đủ chi phí sinh hoạt nên cũng không mặn mà để làm. Tử đó, lao động cũng không thiết tha với việc học nghề. Hỗ trợ tiền ăn ít, việc miễn phí tiền học và trợ cấp tiền ăn 10.000đ/ngày hoặc là nhận bộ dụng cụ sau khi học nghề là một cơ hội tốt để ngƣời lao động tiếp cận học nghề. Tuy nhiên, với thời buổi giá cả tăng vọt nhƣ hiện nay thì hỗ 51 trợ trên là quá thấp, đặc biệt đối với lao động có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn. Không tạo ra thu nhập trong thời gian học nghề, nhiều ngƣời là lao động chính trong gia đình, vì vậy khi các lao động này đi học nghề thì gia đình sẽ thiếu lao động chăm lo công việc nhà. Bên cạnh đó, đối tƣợng học trong chƣơng trình đào tạo nghề phần lớn là hộ nghèo nên trong thời gian học nghề thì không có thu nhập dẫn đến thiếu chi tiêu cho gia đình trong thời gian học nghề. Đây là một hạn chế làm cho lao động không đến với các lớp học nghề. Ngành nghề học không phù hợp, cơ cấu nghề đào tạo chƣa phù hợp, chƣa bổ sung kịp thời các nghề mới theo yêu cầu của thị trƣờng lao động. Số lƣợng chƣơng trình khung và chƣơng trình dạy nghề đã lạc hậu. Một số ngành nghề đã và đang mở trong thời gian qua: may gia dụng, đan đác, chầm nón, sửa xe gắn máy, cắt, uốn tóc,… Từ kết quả phân tích trên, ta rút ra một số nhận xét sau: Một là, mặc dù chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất đã thực hiện trong nhiều năm qua nhƣng thực tế chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân địa phƣơng. Các cơ chế, chính sách về dạy nghề ngắn hạn cho lao động chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, dẫn tới sự chồng chéo, kém hiệu quả và bất cập nhƣ bị giới hạn về đối tƣợng, thời gian đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo thấp. Cùng với đó là công tác tƣ vấn nghề, dự báo của thị trƣờng lao động quá thiếu, không đầy đủ và kịp thời khiến ngƣời lao động lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm kiếm việc làm sau khi học nghề. Nên dẫn đến sự thiếu tin tƣởng của ngƣời dân đối với công tác đào tạo nghề tại địa phƣơng. Hai là, số lao động đƣợc đào tạo là do chính gia đình tự bỏ kinh phí (phần nhà nƣớc bồi thƣờng thông qua giá bồi thƣờng đất) ra để đi đào tạo, và sau đó ngƣời lao động cũng tự tìm việc làm. 4.3.3 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp hiện tại và nhóm tuổi lao động Trong phần phân tích này sẽ không phân tích nhóm ăn theo (bao gồm đang học, thất nghiệp và già yếu). Phân tích mối liên hệ giữa hai yếu tố nghề nghiệp và nhóm tuổi của ngƣời lao động. Trong tổng số 118 lao động làm việc trong nhiều lĩnh vực nhƣ: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… Các ngành thu hút lao động tham gia là công nhân có 36 lao động, buôn bán và hành chính lần lƣợt là 23 và 22 lao động trong tổng số 118 lao động. 52 Bảng 4.13: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi của lao động Nhóm tuổi Tổng 15 - 29 Ngành nghề Số LĐ % theo hàng 30 - 44 Số LĐ % theo hàng 45 - 60 Số LĐ % theo hàng Số LĐ % theo hàng Công nhân 8 22,2 24 66,7 4 11,1 36 100,0 Hành chính 9 40,9 11 50,0 2 9,1 22 100,0 Buôn bán nhỏ 1 4,3 9 39,2 13 56,5 23 100,0 Làm mƣớn 5 33,3 6 40,0 4 26,7 15 100,0 Xe ôm 0 0,0 0 0,0 2 100,0 2 100,0 Công việc khác 0 0,0 7 35,0 13 65,0 20 100,0 Tổng 23 19,5 57 48,3 38 32,2 118 100,0 Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Xét mối quan hệ giữa nhóm tuổi và nghề nghiệp của lao động. Kết quả thống kê cho thấy ở các nhóm tuổi khác nhau thì việc làm khác nhau xác định ở mức ý nghĩa 1% (xem phụ lục 4). Xét về mức độ tổng quát ngƣời lao động nằm ở nhóm tuổi từ 30 – 44 tuổi và 45 – 60 chiếm tỷ lệ khá cao gần 81,0%. Cụ thể đối với lao động là công nhân có đến 66,7% lao động có độ tuổi từ 30 – 44, buôn bán có 39,2% lao động nằm trong nhóm 30 – 44 tuổi và 56,5% nằm trong nhóm 45 – 60, ngoài ra xe ôm và các công việc khác là nhóm lao động có số ngƣời trong nhóm tuổi 45 – 60 cao. Hai nhóm ngành nghề còn lại là hành chính và lao động làm thuê thì tập trung chủ yếu vào hai nhóm tuổi 15 – 29 và 30 – 44. Từ đây có thể thấy, nhóm lao động trẻ trải qua quá trình đào tạo do gia đình tự bỏ kinh phí hiện đang làm những công việc có tính ổn định cao nhƣ công nhân, hành chính. Ngƣợc lại, những lao động lớn tuổi sau khi bị mất đất, mất điều kiện sản xuất kinh doanh hiện đang làm những công việc nhƣ buôn bán nhỏ, làm mƣớn, xe ôm để sinh sống, nên đời sống vô cùng khó khăn. Đây là vấn đề đặt ra với các ngành chức năng trong tƣơng lai, cần có biện pháp hỗ trợ cho đối tƣợng lao động này. 4.3.4 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn của lao động Phân tích mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp của lao động đƣợc trình bày trong bảng nhƣ sau: 53 Theo kết quả tổng hợp, trong tổng số 118 lao động đang làm việc có đến 61% lao động có trình độ cấp 3, 28% có trình độ cấp 2 và cấp 1 chỉ chiếm 11% và không có lao động mù chữ. Điều này cho thấy ngƣời lao động bị thu hồi đất có trình độ học vấn tƣơng đối cao, vì địa bàn nghiên cứu là quận Ninh Kiều, quận trung tâm của thành phố Cần Thơ nên trình độ của ngƣời lao động khá cao là điều dễ hiểu. Trình độ học vấn có mối quan hệ chặt chẽ với nghề nghiệp, trình độ khác nhau thì tham gia vào những ngành nghề khác nhau. Điều này qua thống kê đã đƣợc khẳng định với mức ý nghĩa 1% (xem phụ lục 4). Ta thấy lao động là công nhân hay hành chính nhà nƣớc có trình độ học vấn cấp 3 chiếm tỷ lệ rất cao lần lƣợt là 83,3% và 91%. Trong khi các ngành nghề còn lại nhƣ buôn bán nhỏ, làm mƣớn và các công việc khác thì lao động có trình độ cấp 2 lại chiếm phần lớn. Có thể thấy lao động có trình độ học vấn càng cao sẽ có cơ hội chọn lựa những nghề nghiệp ổn định và có thu nhập khá hơn cho bản thân và gia đình. Vì vậy, các chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động sau khi bị thu hồi đất có vai trò thực sự quan trọng trong việc nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của lao động trong tiến trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Bảng 4.14: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn của lao động Học vấn Tổng Cấp 1 Ngành nghề Số LĐ Cấp 2 % theo hàng Số LĐ Cấp 3 % theo hàng Số LĐ % theo hàng Số LĐ % theo hàng Công nhân 2 5,6 4 11,1 30 83,3 36 100,0 Hành chính 1 4,5 1 4,5 20 91,0 22 100,0 Buôn bán nhỏ 3 13,1 11 47,8 9 39,1 23 100,0 Làm mƣớn 3 20,0 8 53,3 4 26,7 15 100,0 Xe ôm 1 50,0 0 0,0 1 50,0 2 100,0 Công việc khác 3 15,0 9 45,0 8 40,0 20 100,0 Tổng 13 11,0 33 28,0 72 61,0 118 100,0 Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 54 4.3.5 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi (khác biệt) về tình trạng việc làm của ngƣời dân trong vùng dự án 4.3.5.1 Ước lượng Bảng 4.15: Trung bình và độ lệch chuẩn của ba nhóm việc làm xấu, việc làm không đổi và việc làm tốt hơn Nhóm 1 Tình trạng việc làm Tuổi của lao động Trung bình Nhóm 2 Độ lệch chuẩn Trung bình Nhóm 3 Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 47,18 9,4 34,51 7,7 28,75 7,8 Trình độ học vấn của lao động 8,18 2,7 11,00 3,9 14,83 1,5 Số nhân khẩu trong hộ 4,53 1,4 5,60 2,7 5,83 1,9 725,12 683,0 503,74 1.284,4 958,00 537,3 -0,51 0,3 0.08 0,2 0,55 0,6 Số tiền bồi thƣờng Mức thu nhập so với lúc trƣớc của lao động Nguồn: kết quả xử lý mẫu điều tra, 10/2013 Nhìn vào trung bình và độ lệch chuẩn của ba nhóm cho thấy dƣờng nhƣ số tiền bồi thƣờng phân chia các nhóm rõ hơn các biến khác. Có sự khác biệt giữa các nhóm về tuổi và trình độ học vấn của lao động. Số tiền bồi thƣờng có độ lệch chuẩn lớn so với khả năng phân biệt các nhóm của nó. Ma trận tƣơng quan trong nội bộ các nhóm chung cho thấy tƣơng quan giữa các biến dự đoán khá thấp, nhƣ vậy có thể nói rằng hiện tƣợng đa cộng tuyến không đáng kể. Mức ý nghĩa tƣơng ứng với các tỷ số F đơn biến cho thấy khi các biến dự đoán đƣợc xem xét riêng rẽ thì chỉ có tuổi, trình độ học vấn và mức thu nhập là có ý nghĩa trong việc phân biệt các nhóm. (Xem phụ lục 4). 4.3.5.2 Xác định mức ý nghĩa Giả thuyết H0: trong tổng thể các trung bình của các hàm phân biệt trong tất cả các nhóm là bằng nhau và cả hai hàm phải đƣợc xem xét cùng một lúc. Trong bảng Wilks’ Lambda, trị số của đại lƣợng Wilk  là 0,306 tƣơng đƣơng với đại lƣợng chi-square là 74,501 với 10 bậc tự do và có mức ý nghĩa quan sát Sig. là 0,000 nhỏ hơn mức 0,05. Do đó, cả hai hàm này cùng một lúc có khả năng phân biệt ba nhóm một cách có ý nghĩa. Tuy nhiên, khi hàm thứ nhất đƣợc lấy ra, Wilk  của hàm thứ hai là 0,931 không có ý nghĩa ở mức 55 0,05. Vì vậy hàm thứ hai không có khả năng phân biệt các nhóm một cách có ý nghĩa. Bảng 4.16: Wilks’ Lambda Test of Function(s) Wilks' Lambda Chi-square df Sig. 1 through 2 0,306 74,501 10 0,000 2 0,931 4,495 4 0,343 Nguồn: kết quả xử lý mẫu điều tra, 10/2013 4.3.5.3 Giải thích Việc giải thích các kết quả đƣợc thực hiện bằng cách xem xét các hệ số chuẩn hóa của hàm phân biệt, các hệ số tƣơng quan kết cấu và biểu đồ phân tán. Bảng 4.17: Các hệ số chuẩn hóa của hàm phân biệt Function Các biến 1 Tuổi của lao động 2 -0,400 0,606 Trình độ học vấn của lao động 0,400 0,619 Số nhân khẩu trong hộ 0,270 0,017 Số tiền bồi thƣờng 0,126 0,635 Mức thu nhập so với lúc trƣớc của lao động 0,743 0,053 Nguồn: kết quả xử lý mẫu điều tra, 10/2013 Tầm quan trọng của các biến đƣợc thể hiện qua độ lớn tuyệt đối của hệ số chuẩn hóa của hàm phân biệt hay các biến có hệ số chuẩn hóa càng lớn thì càng đóng góp nhiều hơn vào khả năng phân biệt của hàm. Các hệ số chuẩn hóa ở bảng 4.17 cho thấy mức thu nhập so với lúc trƣớc của lao động và số nhân khẩu trong hộ có hệ số lớn trong hàm thứ nhất, trong khi hàm thứ hai có hệ số lớn đối với các biến tuổi, trình độ học vấn của lao động và số tiền bồi thƣờng mà mỗi hộ nhận đƣợc sau khi thu hồi đất. Điều này cũng đƣợc thể hiện qua ma trận kết cấu. Ma trận kết cấu để giải thích các hàm, các biến có hệ số lớn trong cùng một hàm đƣợc nhóm chung với nhau. Việc phân nhóm này đƣợc thể hiện bằng các dấu sao (*). Do đó, mức thu nhập so với lúc trƣớc của lao động và tuổi của 56 lao động đƣợc đánh dấu sao ở hàm thứ nhất vì hai biến này có hệ số trong hàm thứ nhất lớn hơn hệ số trong hàm thứ hai. Hai biến này chủ yếu gắn kết với hàm thứ nhất. Mặt khác, số tiền bồi thƣờng, trình độ học vấn của lao động và số nhân khẩu trong hộ gắn kết với hàm thứ hai và cũng đƣợc đánh dấu sao ở hàm thứ hai. Bảng 4.18: Ma trận kết cấu Function Các biến 1 2 0,747* 0,026 Tuổi của lao động -0,556* 0,538 Số tiền bồi thƣờng 0,027 0,600* Trình độ học vấn của lao động 0,450 0,479* Số nhân khẩu trong hộ 0,145 -0,265* Mức thu nhập so với lúc trƣớc của lao động Nguồn: kết quả xử lý mẫu điều tra, 10/2013 Hình 4.4 là một biểu đồ phân tán của các nhóm diễn tả theo hàm thứ nhất và hàm thứ hai. Nhìn vào hình, ta có thể thấy rằng nhóm ba có trị số cao nhất theo hàm thứ nhất và nhóm một là thấp nhất. Vì hàm thứ nhất chủ yếu gắn với mức thu nhập hiện tại so với lúc trƣớc của lao động và tuổi của lao động, nên chúng ta có thể nghĩ rằng ba nhóm có thể đƣợc phân biệt theo hai biến này. Những lao động có mức thu nhập hiện tại so với lúc trƣớc cao và tuổi còn trẻ thƣờng có tình trạng việc làm tốt hơn sau khi bị thu hồi đất. Ngƣợc lại, những lao động có mức thu nhập hiện tại so với lúc trƣớc thấp hơn và lao động càng lớn tuổi thƣờng không cải thiện đƣợc việc làm hay tình trạng việc làm xấu hơn sau khi bị thu hồi đất. Kết luận này đƣợc củng cố thêm qua các trung bình nhóm về mức thu nhập và tuổi của lao động (đƣợc trình bày ở bảng 4.15). Hình 4.4 cũng cho thấy hàm thứ hai có khả năng phân biệt nhóm ba (trị số hàm thứ hai lớn nhất) và nhóm hai (trị số hàm thứ hai nhỏ nhất). Hàm này chủ yếu gắn với trình độ học vấn của lao động, số tiền bồi thƣờng và số nhân khẩu trong hộ. Ngoại trừ biến số nhân khẩu trong hộ có tƣơng quan nghịch với hàm thứ hai trong ma trận kết cấu thì hai biến độ học vấn của lao động và số tiền bồi thƣờng có tƣơng quan thuận với hàm thứ hai trong ma trận kết cấu nên chúng ta sẽ thấy nhóm ba sẽ hơn nhóm hai xét về độ học vấn của lao động và số tiền bồi thƣờng cho mỗi hộ khi thu hồi đất. Quả thật điều này đúng đối với trình độ học vấn và số tiền bồi thƣờng nhƣ các trung bình nhóm của hai biến này trong bảng kết quả thể hiện. Nếu lao động trong các hộ gia đình có trình 57 độ học vấn càng cao và số tiền bồi thƣờng mà hộ nhận đƣợc lớn thì lao động có khả năng cải thiện đƣợc việc làm cao hơn. Nguồn: kết quả xử lý mẫu điều tra, 10/2013 Hình 4.4 Biểu đồ phân tán của các nhóm diễn tả theo hàm thứ nhất và hàm thứ hai 4.3.5.4 Đánh giá mô hình Các kết quả phân biệt dựa vào mẫu phân tích cho thấy có (14+37+8)/68 = 86,76% các quan sát đã đƣợc phân loại đúng. Áp dụng hàm phân biệt này trên mẫu kiểm chứng độc lập thì ta thấy rằng tỷ lệ đúng lại thấp hơn một chút là (12+36+6)/68= 79,41%. Vì ba nhóm có quy mô bằng nhau nên nếu chỉ phân biệt một cách tình cờ thì tỷ lệ đúng kỳ vọng là 1/3 = 33,33%. Vì mức cải thiện kết quả phân biệt chỉ cần 25% là đã có ý nghĩa, cho nên có thể nói rằng phân tích biệt số này là tốt. 4.3.6 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc làm của ngƣời lao động sau thu hồi đất Trong phần phân tích biệt số, đã phân tích đƣợc ba nhóm về tình trạng việc làm của lao động sau khi thu hồi đất với các biến độc lập là biến định lƣợng. Trong phần phân tích tiếp theo sẽ sử dụng mô hình Binary Logistic, với các biến định lƣợng nhƣ trên và thêm vào các biến định tính nhằm phân tích rõ hơn các yếu tố ảnh hƣởng đến việc làm của lao động sau khi thu hồi đất. 58 4.3.6.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cải thiện việc làm của lao động Sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện mô hình Binary Logistic, kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quan có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000 nên an toàn bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số hồi qui của các biến độc lập bằng không. Giá trị của –2 Log likelihood = 40,308 không cao, thể hiện mức độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể. Xác suất dự báo trúng của mô hình là 96,3%. Do đó, mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu khá cao. Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy với mức ý nghĩa 5% thì các biến trình độ học vấn (X3), số nhân khẩu trong hộ (X4), Số tiền bồi thƣờng (X5) và mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đât (X6) là các biến có ý nghĩa. Với mức ý nghĩa 10%, biến đào tạo nghề (X8) là biến có ý nghĩa (có Sig. = 0,075 < 0,100), các biến còn lại không có ý nghĩa trong mô hình do có Sig. lớn. Bảng 4.19: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy Binary Logistic các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cải thiện việc làm của lao động Biến Nhân tố Hệ số (B) Mức ý nghĩa Exp (B) X1 Tuổi 0,020 0,739 1,020 X2 Giới tính 0,269 0,773 1,308 X3 Trình độ học vấn 0,527 0,012 1,693 X4 Số nhân khẩu trong hộ 0,437 0,037 1,547 X5 Số tiền bồi thƣờng 0,001 0,032 1,001 X6 Mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đât 6,439 0,001 625,850 X7 Việc làm trƣớc khi thu hồi đất -0,395 0,873 0,674 X8 Đào tạo nghề 3,350 0,075 28,498 -13,394 0,006 0,000 Hằng số Hệ số Sig. của mô hình 0,000 -2 Log likelihood 40,308 Xác suất dự đoán trúng (%) 96,300 Nguồn: kết quả xử lý mẫu điều tra, 10/2013 Từ kết quả phân tích, phƣơng trình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự cải thiện tình trạng việc làm của ngƣời dân bị thu hồi đất nhƣ sau: 59 -13,394 + 0,527X3 + 0,437X4 + 0,001X5 + 6,439X6 + 3,350X8 Dựa vào phƣơng trình trên cho thấy, các biến trình độ học vấn (X3), số nhân khẩu trong hộ (X4), số tiền bồi thƣờng (X5) và mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đât (X6) và đào tạo nghề (X8) đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc hay nói cách khác khi trình độ học vấn của lao động đƣợc cải thiện, số nhân khẩu trong gia đình nhiều hơn, hộ có số tiền đền bù càng lớn, mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đất càng tăng và lao động có tham gia đào tạo nghề sẽ giúp cải thiện đƣợc việc làm của lao động. Tuy vậy, cụ thể từng biến tác động đến sự cải thiện việc làm lao động trong hộ gia đình bị thu hồi đất đƣợc diễn giải chi tiết nhƣ sau: Ở mức ý nghĩa 5%, hai biến định lƣợng trình độ học vấn (X3), số nhân khẩu trong hộ (X4) có mối quan hệ thuận chiều với biến cải thiện việc làm của lao động (Y). Giá trị của hai biến này càng tăng thì trị số của biến phụ thuộc càng gần 1. Với lý do là trình độ học vấn của ngƣời lao động ảnh hƣởng nhiều đến khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng, thông tin tiến bộ kỹ thuật và vận dụng chúng vào việc tìm kiếm, cải thiện việc làm của bản thân ngƣời lao động. Trong khi đó, số nhân khẩu trong hộ gia đình có đất bị thu hồi càng nhiều thì áp lực tìm kiếm việc làm mới hay việc làm phù hợp hơn của lao động trong hộ càng lớn, nhằm ổn định và tạo thêm thu nhập để lo cho bản thân và chăm sóc các thành viên phụ thuộc trong gia đình, đặc biệt là những lao động lớn tuổi (từ 45 tuổi trở lên) không thể tạo thu nhập từ buôn bán tại nhà nhƣ lúc trƣớc cũng nhƣ không thể kiếm đƣợc việc làm. Điều này hoàn toàn hợp lý trên thực tế. Xem xét tác động biên của trình độ học vấn lên khả năng cải thiện việc làm với xác suất ban đầu là 0,5 thì tác động này bằng 0,13175; còn số nhân khẩu trong hộ có tác động biên là 0,10925. Nghĩa là, với xác suất ban đầu là 50%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng trình độ học vấn của lao động lên một năm đi học thì xác suất cải thiện đƣợc việc làm là 13,175%. Tƣơng tự, ta cũng có thể nói rằng khi số nhân khẩu trong hộ tăng lên một ngƣời thì thì xác suất cải thiện việc làm của lao động là 10,925% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Biến số tiền bồi thƣờng khi thu hồi đất (X5) ở mức ý nghĩa 5% có hệ số 0,001 điều này cho thấy số tiền bồi thƣờng có ảnh hƣởng tích cực đến cải thiện việc làm cho lao động trong hộ, tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng rất thấp. Điều này cũng dễ nhận thấy trên thực tiễn là sau khi bị thu hồi đất, với số tiền bồi thƣờng đƣợc nhận, hộ gia đình sẽ đầu tƣ số tiền này để ổn định chỗ ở trƣớc tiên, tức là xây dựng nhà ở trên phần đất mới. Sau khi có chỗ ở ổn định, thì số 60 thƣờng bồi thƣờng còn lại thƣờng còn rất ít sẽ đƣợc chia cho lao động trong hộ làm vốn kinh doanh, hay đầu tƣ cho con cái học nghề (trung cấp nghề, cao đẳng nghề,..) nhằm tạo thu nhập tốt hơn lúc trƣớc, góp phần cải thiện việc làm. Kết quả phân tích còn cho thấy, mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đất có ảnh hƣởng rất lớn đến sự cải thiện việc làm của lao động sau khi bị thu hồi đất (với hệ số tác động là 6,439, ở mức ý nghĩa α = 0,05). Điều này cho thấy, thu nhập hiện tại so với lúc trƣớc của ngƣời lao động càng cao, thì việc lao động đã cải thiện đƣợc việc làm là điều tất yếu. Với mức ý nghĩa 10%, đào tạo nghề (X8) có tác động cùng chiều và có tác động lớn 3,350 với biến phụ thuộc (Y). Cụ thể, tác động biên của đào tạo nghề lên khả năng cải thiện việc làm với xác suất ban đầu là 0,5 thì tác động này bằng 0,8375. Có nghĩa là khi lao động có đào tạo nghề thì xác suất cải thiện đƣợc việc làm là 83,75% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi so với mức giả định ban đầu là 50%. Điều này cho thấy, khả năng cải thiện đƣợc việc làm sẽ rất cao nếu lao động chịu đầu tƣ vào học nghề cho bản thân. Thực tế điều này hoàn toàn hợp lý khi lao động sau đƣợc gia đình cấp kinh phí cho đi đào tạo nghề, sau khi học nghề xong điều tìm đƣợc công việc thích hợp, một số sau khi trải qua học nghề đã tiếp tục học lên những trình độ cao hơn nhằm tìm kiếm công việc phù hợp hơn trong tƣơng lai. Việc này nhấn mạnh rằng, đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất là một điều vô cùng cần thiết. 4.3.6.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng việc làm xấu đi của lao động Qua phân tích, kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quan có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000 nên an toàn bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số hồi qui của các biến độc lập bằng không. Giá trị của –2 Log likelihood = 37,210 không cao, thể hiện mức độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể. Xác suất dự báo trúng của mô hình là 94,1%. Do đó, mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu khá cao. Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy với mức ý nghĩa 5% thì các biến tuổi (X1), trình độ học vấn (X3), mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đât (X6) và nơi làm việc lúc trƣớc (X7) là các biến có ý nghĩa. Các biến còn lại không có ý nghĩa trong mô hình do có Sig. lớn hơn 0,05. 61 Bảng 4.20: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy Binary Logistic về khả năng việc làm xấu đi của lao động Biến Nhân tố Hệ số (B) Mức ý nghĩa Exp (B) X1 Tuổi 0,115 0,044 1,122 X2 Giới tính 0,801 0,445 2,227 X3 Trình độ học vấn -0,300 0,039 0,741 X4 Số nhân khẩu trong hộ -0,320 0,297 0,726 X5 Số tiền bồi thƣờng 0,000 0,992 1,000 X6 Mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đât -9,986 0,000 0,000 X7 Nơi làm việc lúc trƣớc 2,424 0,048 11,296 X8 Việc làm trƣớc khi thu hồi đất 15,299 0,999 4.408E6 X9 Đào tạo nghề -12,665 0,999 0,000 -19,424 0,998 0,000 Hằng số Hệ số Sig. của mô hình 0,000 -2 Log likelihood 37,210 Xác suất dự đoán trúng (%) 94,100 Nguồn: kết quả xử lý mẫu điều tra, 10/2013 Từ kết quả phân tích, phƣơng trình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự xấu đi của tình trạng việc làm của ngƣời dân bị thu hồi đất nhƣ sau: - 19,424 + 0,115 X1 - 0,300X3 - 9,986X6 + 2,424X7 Dựa vào phƣơng trình trên cho thấy, biến tuổi (X1) và biến nơi làm việc lúc trƣớc (X7) đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc hay nói cách khác khi tuổi càng lớn và lúc trƣớc buôn bán, kinh doanh tại nhà thì lao động càng khó khăn hơn trong việc có đƣợc việc làm ổn định hay tình trạng việc làm xấu đi sau khi bị thu hồi đất. Trái lại, hai biến trình độ học vấn (X3) và mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đất (X6) có tƣơng quan nghịch tới sự thay đổi theo chiều hƣớng xấu đi của việc làm. Tuy vậy, cụ thể từng 62 biến tác động đến sự cải thiện việc làm lao động trong hộ gia đình bị thu hồi đất đƣợc diễn giải chi tiết nhƣ sau: Ở mức ý nghĩa 5%, biến tuổi có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (Y). Giá trị của hai biến này càng tăng thì trị số của biến phụ thuộc càng gần 1. Cụ thể, tác động biên của tuổi tới khả năng việc làm xấu đi xác định với xác suất ban đầu 0,5 thì tác động này bằng 0,02875. Kết quả này cho thấy, khi ngƣời lao động tăng thêm một tuổi thì xác suất tình trạng việc làm xấu đi là 2,88%. Cách lý giải này cũng gắn với giả định các yếu tố khác không đổi. Điều này phản ánh tuổi của lao động càng cao tình trạng việc làm càng xấu đi sau khi thu hồi đất. Khó khăn lớn nhất đối với số lao động lớn tuổi là lao động này rất khó thích nghi với môi trƣờng mới, tuổi lại cao khó đƣợc tuyển vào doanh nghiệp, việc tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề đối với họ là rất khó khăn so với lao động trẻ, nên nguy cơ thất nghiệp toàn phần và kéo dài đối với họ là rất lớn. Các biến trình độ học vấn (X3) và mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đất (X6) có mối tƣơng quan nghịch với biến phụ thuộc, trong đó biến mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đât (X6) có tác động mạnh hơn. Khi trình độ học vấn càng cao, mức thu nhập hiện tại cao hơn càng nhiều so với lúc trƣớc thì tình trạng việc làm càng ít xấu đi. Nói cách khác, nhƣ đã phân tích ở phần các nhân tố ảnh hƣởng đến sự cải thiện việc làm cho thấy, một khi trình độ học vấn càng cao, thu nhập so với trƣớc càng nhiều thì việc làm không những không xấu đi mà việc làm sẽ đƣợc cải thiện tốt hơn. Kết quả phân tích còn cho thấy, nơi làm việc lúc trƣớc khi bị thu hồi đất (X7) có ảnh hƣởng rất lớn đến tình trạng việc làm xấu đi của lao động sau khi bị thu hồi đất (với hệ số tác động là 2,424, mức ý nghĩa α = 0,05). Do X7 là biến giả nên xác suất biến Y nhận giá trị 1 (việc làm xấu đi) là khá lớn nếu X7 bằng 1. Nói khác đi, khả năng việc làm xấu đi nếu lao động lúc trƣớc làm việc tại nhà là khá cao. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lao động làm việc lại nhà thì xác suất để việc làm của lao động xấu đi là 60,6% so với mức giả định ban đầu là 50%. Nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lao động làm việc lại nhà thì việc làm của lao động sẽ xấu đi với xác suất tăng 10,6% so với xác suất cải thiện thu nhập ban đầu. Theo khảo sát thực tế, hầu hết những hộ làm việc tại nhà lúc trƣớc chủ yếu là buôn bán nhỏ nhƣng với lợi thế là nhà mặt tiền đông ngƣời qua lại, nên buôn bán khá tốt. Do vậy, khi thu hồi đất cũng đồng nghĩa với việc hộ bị mất địa điểm kinh doanh thuận lợi, thêm vào đó khi vào khu tái định cƣ thì không thể buôn bán đƣợc hay chỉ buôn bán cầm chừng, hay thậm chí là phải đẩy xe buôn bán tạm ở lề đƣờng đề 63 sinh sống, nên việc làm vô cùng khó khăn. Điều này cho thấy phần nào sự khó khăn của các hộ gia đình khi vào khu tái định cƣ sinh sống. 4.3.7 Nhận xét chung Từ các kết quả phân tích ở trên có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau: Một là, số ngƣời không có việc làm sau khi bị thu hồi đất là khá lớn, kể cả thu hồi đất nông nghiệp và đất ở. Đa phần những lao động bị thu hồi đất là những ngƣời lao động giản đơn, chƣa hề đƣợc đào tạo chuyên môn, vì thế họ rất khó tìm đƣợc việc làm mới có thu nhập cao và ổn định hơn. Hai là, mặc dù chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất đã thực hiện trong nhiều năm qua nhƣng thực tế chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân địa phƣơng. Số lao động có tham gia đào tạo nghề là do chính gia đình tự bỏ kinh phí (phần nhà nƣớc bồi thƣờng thông qua giá bồi thƣờng đất) ra để đi đào tạo, và sau đó ngƣời lao động cũng tự tìm việc làm. Nguyên nhân là do các cơ chế, chính sách về dạy nghề ngắn hạn cho lao động chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, dẫn tới sự chồng chéo, kém hiệu quả và bất cập nhƣ bị giới hạn về đối tƣợng, thời gian đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo thấp. Cùng với đó là công tác tƣ vấn nghề, dự báo của thị trƣờng lao động quá thiếu, không đầy đủ và kịp thời khiến ngƣời lao động lúng túng trong việc lựa chọn nghề, khó có việc làm sau khi học nghề. Nên dẫn đến sự thiếu tin tƣởng của ngƣời dân đối với công tác đào tạo nghề tại địa phƣơng. Thêm vào đó, việc không tạo ra thu nhập trong thời gian học nghề khiến cho lao động không an tâm để đi học nghề, đặc biệt là các lao động chính trong gia đình. Ba là, lao động từ 30 tuổi trở lên chiếm 80,5% trong đó lao động từ 45 tuổi trở lên chiếm 32,2%. Những lao động lớn tuổi sau khi bị mất đất, mất điều kiện sản xuất kinh doanh hiện đang làm những công việc nhƣ buôn bán nhỏ, làm mƣớn, xe ôm để sinh sống, thậm chí là thất nghiệp toàn phần và kéo dài nên đời sống vô cùng khó khăn. Bốn là, trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng giúp lao động cải thiện việc làm sau thu hồi đất. Trình độ học vấn của ngƣời lao động càng cao thì càng nhiều khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng, thông tin tiến bộ kỹ thuật và vận dụng chúng vào việc tìm kiếm, cải thiện việc làm của bản thân ngƣời lao động. Bên cạnh đó, tiền bồi thƣờng và tham gia đào tạo nghề cũng có ảnh hƣởng tích cực trong cải thiện việc làm cho lao động. Năm là, cần đặc biệt quan tâm đến những hộ gia đình trƣớc kia có công việc buôn bán, kinh doanh tại nhà. Vì sau khi thu hồi đất, cũng đồng nghĩa với 64 việc hộ bị mất địa điểm kinh doanh thuận lợi, nên không thể tiếp tục buôn bán, hoặc chỉ buôn bán cầm chừng, đời sống vô cùng khó khăn. 4.4 ĐÁNH GIÁ VỀ KIỆN SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT 4.4.1 Các điều kiện tiện ích của khu tái định cƣ so với nơi ở cũ Qua phỏng vấn ngƣời dân về các mặt giao thông, cung cấp nƣớc sạch, cung cấp điện, môi trƣờng và điều kiện học hành, khám chữa bệnh, tình hình an ninh, và các điều kiện mua sắm, nhà ở nơi tái định cƣ so với nơi ở cũ. Kết quả thu đƣợc ở bảng 4.17 Bảng 4.21: Điều kiện của khu tái định cƣ so với nơi ở cũ ĐVT: Hộ dân Thuận lợi hơn Tƣơng đƣơng Kém hơn 1. Điều kiện giao thông nội bộ 45 10 5 60 2. Điều kiện giao thông công cộng 43 11 6 60 3. Khoảng cách đến nơi làm việc 15 15 30 60 4. Cung cấp nƣớc sạch 50 7 3 60 5. Cung cấp điện 50 6 4 60 6. Môi trƣờng tự nhiên 38 15 7 60 7. Điều kiện trƣờng học 14 23 23 60 8. Điều kiện khám chữa bệnh 16 26 18 60 9. Điều kiện mua sắm 10 26 24 60 10. Điều kiện an ninh 29 6 25 60 11. Điều kiện văn hóa, tinh thần 13 23 24 60 2 9 49 60 21 11 28 60 Các chỉ tiêu 12. Điều kiện sản xuất kinh doanh 13. Diện tích nhà ở Tổng Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Về điều kiện giao thông (bao gồm giao thông nội bộ khu tái định cƣ và giao thông công cộng): các số liệu chung đều có tỷ lệ cao trong đánh giá tình trạng giao thông thuận lợi ở khu tái định cƣ so với chỗ ở cũ. Có 75% số hộ trả lời giao thông nội bộ và 71,7% trả lời giao thông công cộng của khu tái định cƣ thuận lợi hơn trƣớc. Sỡ dĩ có kết quả trên là do địa phƣơng có những quan 65 tâm nhất định đến xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu tái định cƣ, nhất là đƣờng giao thông. Tuy nhiên, mức độ đánh giá về điều kiện giao thông tốt hơn hay xấu hơn nơi ở cũ không chỉ phụ thuộc vào mức độ đầu tƣ của khu tái định cƣ mà còn phụ thuộc vào tình trạng hệ thống giao thông ở nơi ở cũ. % 80 75,0 71,7 Điều kiện giao thông nội bộ 60 40 16,7 18,3 8,3 10,0 20 Điều kiện giao thông công cộng 0 Thuận lợi hơn Tƣơng đƣơng Kém hơn Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Hình 4.5 Điều kiện giao thông so với nơi ở cũ Về khoảng cách đến nơi làm việc, 25% ý kiến cho rằng khoảng cách từ nơi ở mới tới nơi làm việc gần hơn so với chỗ ở cũ, có đến 75% số ý kiến còn lại cho rằng từ nơi ở mới tới chỗ làm việc bằng hoặc xa hơn so với chỗ ở cũ. Về tình hình cung cấp nước sạch ở khu tái định cư, số liệu điều tra cho thấy 83,3% ý kiến đánh giá kiều điện cung cấp nƣớc sạch ở khu tái định cƣ tốt hơn nơi ở cũ. Có 11,7% đánh giá ở mức tƣơng đƣơng và chỉ có 5,0% đánh giá ở mức xấu hơn. Trên thực tế, các khu tái định cƣ là những khu ở tập trung, vì vậy nƣớc sạch là nhu cầu không thể thiếu đối với ngƣời đến định cƣ. Với yêu cầu đó, khi xây dựng khu tái định cƣ quận đã chú ý tới vấn đề này. Về tình hình cung cấp điện ở khu tái định cư, đây cũng là nhu cầu tối cần thiết và cần phải đầu tƣ tổng thể nên địa phƣơng cũng chú trọng đầu tƣ khi xây dựng khu định cƣ. Thực tế, điểm điều tra là nơi đã điện khí hóa từ lâu. Vì vậy, đánh giá về tình hình cung cấp điện cho khu tái định cƣ sẽ rất khắt khe đối với chính ngƣời dân. Kết quả điều tra cho câu trả lời khá tốt chứng tỏ quận Ninh Kiều đã thực sự quan tâm đến vấn đề này. Có 93,3% số hộ cho rằng tình hình cung cấp điện ở khu tái định cƣ tốt hơn và tƣơng đƣơng nơi ở cũ, chỉ có 6,7% ý kiến đánh giá là xấu hơn. Về điều kiện môi trường của khu tái định cư, đây là vấn đề hiện nay đang đƣợc mọi ngƣời quan tâm. Kết quả điều tra cũng cho kết quả đánh giá khả quan. Có tới 88,3% số hộ đƣợc đƣợc điều tra cho rằng điều kiện môi trƣờng ở khu tái định cƣ bằng và tốt hơn, số đánh giá xấu hơn là 11,7%. Đối với vấn đề môi trƣờng ở khu tái định cƣ, ý kiến đánh giá tốt hơn nơi ở cũ có sự 66 đóng góp đáng kể của địa phƣơng. Tuy nhiên, khu tái định cƣ phần lớn mới đƣợc xây dựng, trong điều kiện dân trí hiện tại, việc bảo vệ môi trƣờng đang có là rất quan trọng, bởi vì nếp sinh hoạt cộng đồng của ngƣời dân còn thấp. % 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 83,3 83,3 63,3 Cung cấp nƣớc sạch Cung cấp điện 25,0 11,7 Thuận lợi hơn 10,0 Tƣơng đƣơng 5,0 6,7 11,7 Môi trƣờng tự nhiên Kém hơn Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Hình 4.6 Điều kiện nƣớc sạch, điện, môi trƣờng khu tái định cƣ so với nơi ở cũ Về điều kiện trường học của khu tái định cư, ngày nay khi điều kiện sống đƣợc nâng lên, quan tâm đến giáo dục không chỉ là công việc của các cơ quan mà của từng gia đình. Vì vậy, tạo những điều kiện thuận lợi cho con em những ngƣời tái định cƣ là áp lực của ngƣời tái định cƣ đối với quận Ninh Kiều và ban quản lý dự án các khu tái định cƣ. Trong khu định cƣ đề tài khảo sát, các cơ sở trƣờng lớp nhƣ nhà trẻ, trƣờng tiểu học thƣờng đƣợc bố trí ngay trong khu định cƣ hoặc ở gần khu định cƣ. Chính vì vậy, kết quả phỏng vấn các hộ cũng có sự đánh giá khá tốt. Đa phần các hộ đƣợc điều tra điều cho rằng điều kiện trƣờng học cho con em họ ở khu tái định cƣ bằng và tốt hơn nơi ở cũ chiếm 61,6%, trong đó 23,3% ý kiến đánh giá tốt hơn. Tuy nhiên vẫn có 38,3% đánh giá điều kiện trƣờng học ở khu tái định cƣ là xấu hơn. Về điều kiện khám chữa bệnh, đây cũng là vấn đề đƣợc quận và địa bàn quan tâm trong xây dựng khu tái định cƣ. Vì vậy, các đánh giá về các vấn đề này cũng rất khả quan. Có tới 70% số hộ điều tra cho rằng điều kiện khám chữa bệnh ở khu tái định cƣ bằng và tốt hơn nơi ở cũ, số đánh giá điều kiện khám chữa bệnh xấu hơn chiếm 30%. Về điều kiện mua sắm ở khu tái định cư, hình 4.6 cho thấy có đến 40% số hộ cho rằng điều kiện mua sắm ở khu tái định cƣ kém hơn so với chỗ ở cũ. Kết quả này cho thấy, điều kiện của hộ ở nơi ở cũ càng tốt thì yêu cầu của họ với khu tái định cƣ càng cao. Đây cũng là điều địa phƣơng cần lƣu ý, bên cạnh việc đảm bảo nhu cầu chung, cần xem xét tới các hộ có điều kiện nơi ở cũ tốt 67 đến mức độ nào để đảm bảo quyền lợi cho họ khi thu hồi đất và nhà ở của họ trong xây dựng các khu tái định cƣ. 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 43,3 43,3 38,3 38,3 40,0 30,0 26,7 23,3 Điều kiện khám chữa bệnh Điều kiện mua sắm 16,7 Thuận lợi hơn Điều kiện trƣờng học Tƣơng đƣơng Kém hơn Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Hình 4.7 Điều kiện trƣờng học, khám chữa bệnh và mua sắm ở khu tái định cƣ so với nơi ở cũ Về tình hình an ninh của khu tái định cư, đánh giá về vấn đề này có 48,3% số hộ đƣợc điều tra cho rằng điều kiên am ninh ở khu tái định cƣ tốt hơn chỗ ở cũ. Hiện nay quan niệm của ngƣời dân về tình hình an ninh chủ yếu về tình hình tội phạm nhƣ trộm cấp, nghiện hút, mại dâm,… . Tuy nhiên, cần phải hiểu an ninh theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả những nếp sống đô thị, môi trƣờng nhân dân… Trên thế giới, các quy chế tổ chức an ninh cho các khu ở tập trung rất chặt chẽ. Các ban quản lý đƣợc thành lập, những quy ƣớc, quy chế tiếp khách, giám sát ngƣời lạ, quản lý dân cƣ nội bộ đƣợc xây dựng. Trên thực tế, khu tái định cƣ đƣợc điều tra có ban quản lý, các đội tự quản đã đƣợc thành lập,… Vì vậy, so với điều kiện chung tình hình an ninh trong các khu tái định cƣ đã đƣợc đảm bảo. Kết quả đánh giá của ngƣời dân với kết quả nhƣ trên là phù hợp. Về điều kiện văn hóa tinh thần, kết quả điều tra cho thấy 60% số hộ cho rằng đời sống văn hóa ở khu tái định cƣ bằng và tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, số ngƣời có ý kiến đánh giá là xấu hơn vẫn còn khá cao chiếm 40%. Sự đánh giá nhƣ trên là điều dễ hiểu và phù hợp với thực tế bởi ngoài các điều kiện văn hóa tinh thần nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các điều kiện về giáo dục đang đƣợc đáp ứng khá tốt thì các điều kiện sinh hoạt cộng đồng nhƣ nhà văn hóa, sân chơi vẫn đang đƣợc khẩn trƣơng xây dựng và sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể để phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí của ngƣời dân. 68 Về diện tích nhà ở tại khu tái định cư, có tới 46,7% số hộ cho rằng diện tích mới của họ tại nơi tái định cƣ hẹp hơn diện tích nhà ở cũ, do các hộ này nằm ở các vùng ven, diện tích đất ở khá rộng, nay chỉ đƣợc đền bù diện tích từ 60 – 90m2, nên họ đánh giá hẹp cũng là hợp lý. Ngƣợc lại, có 35% ý kiến của hộ cho rằng diện tích mới của họ tại nơi tái định cƣ rộng hơn diện tích nhà ở cũ, bởi lúc trƣớc những hộ này có diện tích đất nhỏ, dƣới 50m2, chủ yếu sống tạm bợ để làm ăn buôn bán nay diện tích nơi ở mới rộng rãi hơn nên họ đánh giá tốt hơn là điều dễ hiểu. Về điều kiện sản xuất kinh doanh tại khu tái định cư so với khu ở cũ, theo kết quả điều tra có đến 81,7% ý kiến cho rằng điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn hơn khi vào khu tái định cƣ, và chỉ có 18,3% cho rằng nơi ở mới thuận lợi hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Về vấn đề này đã phân tích rất rõ ở trên. Vì vậy, chính quyền địa phƣơng cần nỗ lực giúp đỡ các hộ gia đình trong khu tái định cƣ để họ ổn định đời sống và tiếp tục có phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh tốt hơn trong tƣơng tai. 50 48,3 35 40 30 46,7 41,740,0 38,3 21,7 Điều kiện an ninh Điều kiện văn hóa, tinh thần 18,3 20 Diện tích nhà ở 10,0 10 0 Thuận lợi hơn Tƣơng đƣơng Kém hơn Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Hình 4.8 Điều kiện an ninh, văn hóa tinh thần và diện tích nhà ở ở khu tái định cƣ so với nơi ở cũ Tóm lại, đa phần ngƣời dân biểu thị sự hài lòng về các điều kiện tiện ích của khu tái định cƣ. Tuy nhiên, điều họ phàn nàn là điều kiện mua sắm, điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn và diện tích nhà ở họ đƣợc nhận ở khu tái định cƣ là hơi hẹp, điều này có ảnh hƣởng không tốt đến sinh hoạt của các hộ gia đình. 4.4.2 Đánh giá chung về điều kiện sống ở nơi tái định cƣ Đây là chỉ tiêu tổng hợp của các chỉ tiêu đƣợc đánh giá trong đề tài thể hiện qua các điều kiện về cơ sở hạ tầng, nhà ở, điều kiện mua sắm, học hành, khám chữa bệnh thuận tiện, môi trƣờng sống, điều kiện an ninh trật tự, tiện 69 nghi sinh hoạt, … với 5 cấp độ là rất hài lòng, hài lòng, tạm hài lòng, không hài lòng và thất vọng đƣợc đánh giá qua bảng 4.14 cho thấy khoảng 68,3% số hộ có ý kiến đánh giá từ tạm hài lòng trở lên về chất lƣợng cuộc sống nơi ở mới trong khu tái định cƣ. Chứng tỏ rằng, cuộc sống ở nơi tái định cƣ của ngƣời dân có xu hƣớng lạc quan với việc cải thiện điều kiện sống của họ. Trong khi đó, còn gần 32% ý kiến của hộ tỏ ra không hài lòng và thất vọng. Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự quan tâm, hỗ trợ đến những hộ gia đình này nhiều hơn. Bảng 4.22: Mức độ hài lòng về kiều kiện sống so với trƣớc khi bị thu hồi đất Mức độ hài lòng Hộ Tỷ lệ % Rất hài lòng 2 6,7 Hài lòng 4 3,3 Tạm hài lòng 35 58,3 Không hài lòng 13 21,7 6 10,0 60 100,0 Thất vọng Tổng cộng Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 Nhìn chung các điều kiện sống của phần lớn các hộ có đất bị thu hồi hiện tại khá hơn trƣớc khi bị thu hồi đất. Đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên điều họ phàn nàn là diện tích nhà họ đƣợc nhận ở các khu tái định cƣ hơi hẹp, điều này có ảnh hƣởng không tốt đến sinh hoạt của các hộ gia đình. Cần lƣu ý rằng, đề tài không hỏi về chất lƣợng các công trình đầu tƣ ở các khu tái định cƣ, nhƣng thực tế đang quan tâm nhiều đến vấn đề này. Ngoài ra, điều kiện sản xuất kinh doanh nơi tái định cƣ cũng không đƣợc thuận lợi, đây là một trở ngại không hề nhỏ đối với những hộ trƣớc đây có nhà ở mặt tiền và làm ăn buôn bán tại nhà. 4.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 Trong phần thực trạng các dự án trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong năm 2013 có tổng cộng 124 dự án đã và đang triển khai thực hiện từ nguồn vốn ngân sách, trong đó có 49 dự án đƣợc khởi công mới trong năm 2013. Đối với riêng quận Ninh Kiều hiện có khoảng 48 dự án đã và đang thực hiện từ vốn ngân sách nhà nƣớc trong năm 2013 trong đó có nhiều dự án đầu tƣ xây dựng với nguồn vốn phân bổ 97.685 triệu đồng chiếm 17,14% tổng vốn phân bổ cao nhất so với các quận, huyện khác của thành phố Cần Thơ. 70 Đất ở và đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong thu hồi đất. Mục đích thu hồi đất chủ yếu là làm cầu, đƣờng, hẻm giao thông, công trình xử lý nƣớc thải chiếm gần 52% và xây dựng khu tái định cƣ chiếm gần 47%. Mức giá bồi thƣờng có sự khác nhau tùy vào vị trí của các loại đất bị thu hồi, tuy nhiên theo ý kiến của ngƣời dân thì mức giá bồi thƣờng là thấp và mang tính cƣỡng chế. Về việc làm của ngƣời lao động: số ngƣời không có việc làm sau khi bị thu hồi đất là khá lớn, đa phần là lao động giản đơn chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn. Tuổi tác và trình độ học vấn có ảnh hƣởng rệt đến việc làm của lao động. Kết quả phân tích biệt số và Binary Logistic cũng cho thấy trình độ học vấn, số tiền bồi thƣờng, công tác đào tạo nghề, số nhân khẩu trong hộ, mức thu nhập hiện tại so với trƣớc khi thu hồi đất đều có quan hệ cùng chiều đến khả năng cải thiện việc làm. Trong khi tuổi và nơi làm việc lúc trƣớc cũng có quan hệ cùng chiều đến tình trạng việc làm xấu đi của lao động. Ngƣời lao động không chấp nhận tham gia đào tạo nghề của địa phƣơng mà chủ yếu đƣợc gia đình đầu tƣ cho học nghề. Kết quả đánh giá điều kiện sống sau khi bị thu hồi đất của ngƣời dân cũng cho thấy đa phần ngƣời dân hài lòng với các điều kiện tiện ích của khu tái định cƣ ngoại trừ diện tích nhà ở nhỏ và điều kiện sản xuất kinh doanh tại khu tái định cƣ khó khăn. 71 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 5.1.1 Thuận lợi Các dự án đầu tƣ góp phần làm cho cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận Ninh Kiều và cả thành phố Cần Thơ đều thay đổi theo hƣớng tích cực giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III. Cơ sở hạ tầng đƣợc hoàn thiện và từng bƣớc hiện đại mang đến diện mạo mới cho thành phố, tạo nền tảng để thu hút nhiều nguồn lực đầu tƣ, nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế thƣơng mại – du lịch – dịch vụ. Dƣới áp lực mất việc làm do thu hồi đất, trình độ chuyên môn của ngƣời lao động đƣợc cải thiện dù còn ở mức thấp. Sự chuyển dịch lao động theo xu hƣớng tiến bộ, lao động trong nông nghiệp giảm, lao động công nhân và làm công việc hành chính tăng lên. Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn các hộ có đất bị thu hồi hiện tại khá hơn so với trƣớc khi bị thu hồi đất. Đa phần ngƣời dân biểu thị sự hài lòng về các điều kiện tiện ích của khu tái định cƣ. 5.1.2 Khó khăn Giá đền bù chƣa hợp lý, thấp hơn nhiều so với giá thị trƣờng trong thời điểm thu hồi. Nguyên nhân là do khung giá đất của UBND công bố không theo kịp thời gian và diễn biến giá đất trên thị trƣờng. Thêm vào đó là khi có thông tin triển khai thực hiện dự án thì giá đất trên thị trƣờng tại khu vực thu hồi đất sẽ tăng nhanh và cao hơn nhiều lần so với giá đền bù. Giá đất thấp gây không ít khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh những hộ dân ở diện bị thu hồi đất rất ủng hộ và sẵn sàng di dời vì lợi ích chung khi có chủ trƣơng lấy đất. Thì cũng có không ít trƣờng hợp bất bình, phản đối, khiếu nại không chuyển mục đích sử dụng đất do giải quyết chƣa thỏa đáng lợi ích của những ngƣời có đất bị thu hồi. Đó là sự không công bằng giữa các dự án, giữa các loại đất, các loại hộ, giữa giá đền bù thu hồi đất và giá nhà tái định cƣ,… Điều này gây cản trở làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách vừa thiếu về số lƣợng, vừa yếu về chuyên môn và chƣa thực sự vì dân, còn gây quá nhiều phiền hà cho dân. 72 Các cơ chế chính sách về vấn đề quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch thu hồi đất, giá cả bồi thƣờng đối với từng loại đất, chính sách tái định cƣ đối với ngƣời có đất bị thu hồi, chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động có đất bị thu hồi, ... không đồng bộ, còn chung chung, thủ tục hành chính chồng chéo giữa các sở ngành và địa phƣơng với nhau gây nhiều khó khăn đối với chủ đầu tƣ và cả ngƣời dân trong vùng dự án. Chƣa có sự đầu tƣ thoả đáng trong công tác đào tạo nghề cho ngƣời bị thu hồi đất. Ngƣời dân mất đất nhƣ đã phân tích tự đào tạo, tự tìm việc là chính. Chƣa có sự đồng bộ về các điều kiện sống nơi tái định cƣ. Tái định cƣ chƣa gắn với yêu cầu nghề nghiệp của ngƣời dân. Dẫn đến ngƣời dân không thể làm ăn buôn bán tại nhà nhƣ trƣớc đây. 5.1.3 Quan điểm để đề xuất giải pháp Nhƣ phần trên đã trình bày, trong những năm sắp tới việc thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh Kiều cũng nhƣ thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn và rộng khắp hơn trong quá trình CNH-HĐH phát triển nhƣ hiện nay, do đó số ngƣời cần bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống do bị thu hồi đất cũng sẽ lớn hơn hiện nay rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta phải đứng trên quan điểm nào để giải quyết vấn đề này. Đây là vấn đề phức tạp và chắc chẵn là cũng không dễ tìm đƣợc tiếng nói chung. Song trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài đã nghiên cứu và tổng kết đƣợc, tôi cho rằng cần phải dựa trên các quan điểm chủ yếu sau đây: 5.1.3.1 Đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống cho người có đất bị thu hồi Nguồn lực đất đai đã đƣợc chuyển dịch và phân bổ theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do đó quan điểm của tôi là giải quyết việc làm, bảo đảm thu nhập và đời sống cho những ngƣời có đất đai bị thu hồi cũng phải đƣợc thực hiện theo hƣớng ấy, tức là tạo cho họ có việc làm đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao hơn trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, với thu nhập cao hơn, ổn định hơn, đồng thời có cuộc sống đầy đủ hơn, văn minh và hiện đại hơn. Tôi cho rằng đây cần đƣợc xem là quan điểm chủ đạo của Nhà nƣớc ta nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng đối với việc bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống cho ngƣời có đất bị thu hồi. Quan điểm này xuất phát từ lý do sau: trong phần trình bày ở phần thực trạng điều tra, trong số những ngƣời bị thu hồi đất có tới 22% là làm ăn buôn bán nhỏ, 16% làm nghề xe ôm, làm thuê và 12,2% là làm các nghề linh tinh khác, thất nghiệp là 1,8% và nông dân chiếm 1,2% cộng lại là 53,2%. Có thể nói đây là những ngƣời làm nghề dƣờng nhƣ 73 không có đào tạo về chuyên môn, do đó thu nhập thấp và không ổn định. Vì vậy, khi chúng ta đã thu hồi gần nhƣ hết đất của họ (đất ở và đất sản xuất) thì với trình độ chuyên môn thấp hoặc không có, họ không làm sao có thể kiếm đƣợc việc làm có thu nhập cao và ổn định, hậu quả tất yếu là đời sống chắc chắn rồi sẽ gặp khó khăn. Do đó thu hồi đất đƣợc xem cho là thời cơ tốt nhất để chúng ta thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Quan điểm của tôi là phải cố gắng chuyển những ngƣời lao động có đất bị thu hồi (mà đa phần họ làm các nghề không có chuyên môn nhƣ đã trình bày), sang làm trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, trƣớc hết là số lao động trẻ dƣới 30 tuổi (cách làm sẽ trình bày ở phần giải pháp), không nên để họ quay trở về các nghề cũ, nhất là sản xuất nông nghiệp. 5.1.3.2 Đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích: lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân có đất bị thu hồi và lợi ích của các đơn vị thu hồi đất Để có sự phát triển, trong quá trình thu hồi đất, cần có chính sách để đảm bảo lợi ích thoả đáng. Việc thu hồi đất có liên quan đến nhiều mối quan hệ lợi ích. Có thể khái quát lại thành những quan hệ lợi ích sau: lợi ích xã hội, lợi ích của ngƣời dân và lợi ích của các đơn vị thu hồi đất. Về phía xã hội, thu hồi đất sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng phát triển và nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá do đó phát triển kinh tế – xã hội tốt hơn, tăng trƣởng kinh tế cao hơn, đƣa Thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển và quận Ninh Kiều sớm trở thành quận trung tâm của Thành phố. Về phía ngƣời dân bị thu hồi đất. Thu hồi đất vì lợi ích phát triển đất nƣớc nhƣng nó ảnh hƣởng đến lợi ích cơ bản và có thể nói là sống còn của mỗi ngƣời dân có đất bị thu hồi. Họ sẽ không còn ruộng đất để sản xuất, không có việc làm truyền thống mà họ quen thuộc, họ sẽ phải di chuyển đến nơi ở mới làm cho cuộc sống bị xáo trộn. Do đó, nếu không đảm bảo cho họ đƣợc việc làm, có thu nhập thƣờng xuyên và ổn định thì sẽ lâm vào cảnh khó khăn. Chính vì thế, trong quá trình thu hồi đất để phục vụ khu công nghiệp, khu đô thị, giải quyết việc làm, thu nhập, đời sống cho ngƣời dân có đất bị thu hồi là vấn đề đặt ra hàng đầu. Về phía nhà đầu tƣ, có thể đó là Nhà nƣớc với kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, các công trình công cộng và lợi ích quốc gia, có thể đó là chủ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, Công ty liên doanh, Công ty cổ phần, Công ty TNHH…) do mua quyền 74 sử dụng đất của dân nên sẽ có đất để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, phát triển các doanh nghiệp tiến hành sản xuất - kinh doanh, thu lợi nhuận cao hơn khi chƣa vào khu công nghiệp, khu đô thị. Quá trình thu hồi đất diễn ra thành công hay không phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ lợi ích này có đúng đắn hay không, có hài hoà hay không, nhƣng trong đó trƣớc hết phải chú ý đến lợi ích của ngƣời dân. Bởi lẽ, ngƣời dân đang sinh sống yên ổn trên mảnh đất của họ, muốn thu hồi đất đai đó để phục vụ lợi ích chung, phải đảm bảo cuộc sống bình thƣờng cho họ, nếu nhƣ không nói là phải có đƣợc cuộc sống tốt hơn. Vì thế, để thu hồi đƣợc đất, trƣớc hết phải giải quyết đƣợc lợi ích của ngƣời dân. 5.1.3.3 Cần tuân theo nguyên tắc thị trường để thực hiện việc bồi thường Việc đền bù, thu hồi đất, xây dựng các khu tái định cƣ, giải quyết việc làm thu nhập và đời sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi. Điều này thể hiện trƣớc hết ở giá cả đền bù giải toả và giá đất, giá nhà các khu tái định cƣ phải đƣợc hình thành trên nguyên tắc thoả thuận giữa nhà nƣớc với ngƣời dân, giữa các doanh nghiệp với ngƣời dân. Đồng thời, theo nguyên tắc thị trƣờng, cũng đòi hỏi ngƣời lao động phải nâng cao tính chủ động trong việc tìm việc làm, sử dụng tiền đền bù để có thu nhập ổn định và sớm ổn định đời sống của bản thân và gia đình. 5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI 5.2.1 Đối với tạo việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định lâu dài cho ngƣời dân có đất bị thu hồi Thứ nhất, Trong Luật và các Nghị định của Chính phủ cần đặt vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới đối với người có đất bị thu hồi là vấn đề kinh tế, chính trị xã hội hàng đầu mà chính quyền các cấp phải có trách nhiệm giải quyết. Trên cơ sở đó, quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cƣ phải đƣợc tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất để xây dƣng khu công nghiệp, khu đô thị ,... và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cƣ phải đƣợc giải quyết trƣớc khi thu hồi đất của dân cƣ. Cần quy định rõ trách nhiệm của các bên Nhà nƣớc, chủ dự án, các tổ chức đào tạo trong việc tổ chức, bộ máy quản lý, kiểm tra đánh giá nhằm triển khai đào tạo và đảm bảo nguồn lực cho công tác đào tạo. Thứ hai, đối với người lao động độ tuổi từ 45 trở lên, khó có khả năng 75 chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất, quận và thành phố cần dành một phần đất trong hoặc sát với vùng dự án đang thực hiện cấp cho ngƣời dân để tổ chức các hoạt động dịch vụ nhƣ bán hàng tạp hoá, quán ăn, quán nƣớc, sửa chữa xe máy,... phục vụ sinh hoạt cho ngƣời dân và lao động trong vùng dự án. Thứ ba, đối với lực lượng lao động là thanh niên khi thực hiện di dân tái định cƣ hoặc thu hồi đất, cần đánh giá đúng thực trạng lao động, việc làm của những hộ sau khi bị thu hồi đất. Trên cơ sở đó, quận, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp mới có đƣợc kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động sát với yêu cầu của các doanh nghiệp. Điều này tránh cho ngƣời lao động không đủ năng lực nhƣng vẫn theo học để rồi lại hoặc tự bỏ nghề, hoặc bị doanh nghiệp sa thải. Nghiên cứu, tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả tạo việc làm cho ngƣời lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhƣ lập quỹ hỗ trợ dạy nghề từ tiền thu của địa phƣơng cho thuê đất và từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng, sự hỗ trợ của ngân sách và của doanh nghiệp; dành tỷ lệ nhất định đất cho các hộ gia đình trong vùng chuyển đổi đất để làm kinh tế gia đình (dịch vụ), giải quyết việc làm cho số lao động lớn tuổi; tổ chức khu tái định cƣ theo nghề nghiệp để gắn tái định cƣ với tái tạo việc làm; phát triển dịch vụ ngoài khu công nghiệp… . Đối với lao động trẻ nên dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc cho họ, đồng thời có cơ chế buộc các doanh nghiệp đƣợc sử dụng đất thu hồi phải có trách nhiệm tuyển dụng số thanh niên đƣợc đào tạo này vào làm việc. Thứ tư, đối với các tổ chức dạy nghề để thực hiện công tác đào tạo có kết quả tốt, cần khảo sát, nghiên cứu xây dựng chƣơng trình đào tạo, dạy nghề gắn với nhu cầu của sự phát triển của các doanh nghiệp tại địa phƣơng; đồng thời cần tăng cƣờng lực lƣợng nòng cốt để mở rộng màng lƣới dạy nghề, hƣớng dẫn dạy nghề cho các cơ sở tại các phƣờng trong quận, thành phố. Thứ năm, chính quyền địa phương cần chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả. Số tiền đền bù do thu hồi đất chia thành hai phần. Một phần giao cho ngƣời dân xây dựng nhà cửa và chi dùng vào những việc thật cần thiết. Phần còn lại lớn hơn có thể tạm thời gửi vào ngân hàng hoặc mua bảo hiểm trƣớc khi có quyết định buôn bán kinh doanh. Với cách làm này, ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất sẽ nhận đƣợc lãi suất tiền gửi nên tạm thời vẫn có thu nhập ổn định, điều này rất cần thiết đối với lao động hết tuổi, với ngƣời già không còn khả năng lao động. 76 5.2.2 Đối với công tác đền bù và bồi thƣờng thiệt hại Thứ nhất, chính sách đền bù và bồi thường thiệt hại phải đảm bảo tính đủ giá trị quyền sử dụng đất cho người dân có đất bị thu hồi. Giá trị quyền sử dụng đất này phải đƣợc xây dựng trên cơ sở mặt bằng giá cả tính đến lợi ích thoả đáng cho ngƣời dân. Điều 55 và 56 luật đất đai (năm 2003) nói rõ: giá đất do Nhà nƣớc qui định trên cơ sở: đảm bảo "sát với giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng", "Chính phủ qui định phƣơng pháp xác định giá đất; khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian", "Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trên cơ sở phƣơng pháp và khung giá đó xây dựng giá đất cụ thể tại địa phƣơng trình hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trƣớc khi quyết định". Nhƣ thế, trong việc xác định giá quyền sử dụng đất để đền bù thiệt hại cho ngƣời dân, quận Ninh Kiều cần quán triệt đầy đủ quy định này. Thứ hai, áp dụng nguyên tắc thoả thuận thay cho ép giá. Đành rằng việc thu hồi đất là vì mục tiêu phát triển chung mà lợi ích cuối cùng là ngƣời dân đƣợc hƣởng, song đối với những đối tƣợng trực tiếp có đất bị thu hồi phải chịu sự xáo trộn về việc làm, thu nhập và đời sống. Vì thế, để ngƣời dân thực hiện lợi ích chung, chính quyền quận và Thành phố phải đảm bảo lợi ích trƣớc mắt và thiết yếu của họ. Thêm vào đó vấn đề giá cả đất thu hồi phải đƣợc xác lập trên nguyên tắc thoả thuận giá với ngƣời dân. 5.2.3 Đối với công tác tái định cƣ Thứ nhất, việc tổ chức tái định cư trước hết là trách nhiệm của nhà nước. Thành phố phải có trách nhiệm trong việc quy hoạch kế hoạch dài hạn đảm bảo quỹ đất xây dựng các khu tái định cƣ trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất dài hạn để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tốt nhất là nên hình thành các khu đô thị mới để phục vụ tái định cƣ,... . Phải tổ chức, kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo đúng quy hoạch, thiết kế và yêu cầu kỹ thuật đã phê duyệt, chịu trách nhiệm trong việc tạo điều kiện để đảm bảo việc làm, thu nhập và tổ chức đời sống cho ngƣời dân vào các khu tái định cƣ Thứ hai, đảm bảo sự đồng bộ của các khu tái định cư. Trong các khu tái định cƣ nhất thiết phải có trƣờng học, bệnh viện, chợ, nƣớc sạch để đảm bảo cuộc sống bình thƣờng cho ngƣời dân. Các mô hình tái định cƣ phải phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp của dân cƣ. Không thể dồn tất cả mọi đối tƣợng có đất bị thu hồi vào một khu dân cƣ, mà cần có sự bố trí các khu dân cƣ thích 77 hợp với từng nhóm đối tƣợng ngƣời lao động Thứ ba, về quy trình thực hiện, chuyển quy trình Thu hồi đất -> Tái định cư sang Tái định cư -> Thu hồi đất. Chỉ khi nào có đƣợc các khu tái định cƣ đảm bảo điều kiện sinh sống cho ngƣời dân mới thực hiện việc thu hồi đất. Thành phố cần xây dựng Quỹ tái định cƣ để phục vụ cho việc đền bù, giải toả. Nguồn vốn này đƣợc hình thành từ nguồn thu về đất. 5.2.4 Đối với các đơn vị đƣợc nhận đất Đối với các doanh nghiệp, các chủ đầu tƣ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới,... cần đề cao trách nhiệm trƣớc dân Thứ nhất, những gì đã cam kết, đã hứa trƣớc dân phải đƣợc chủ đầu tƣ và doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Xoá bỏ tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây mất lòng tin đối với ngƣời dân. Thứ hai, khi xây dựng phƣơng án đầu tƣ của từng dự án, phải ghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho ngƣời có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để ngƣời dân biết và giám sát quá trình thực hiện. 5.2.5 Đối với các chính sách xã hội trong công tác thu hồi và giải quyết việc làm ổn định đời sống của ngƣời có đất bị thu hồi. Liên quan đến vấn đề này, Thành phố Cần Thơ cần quan tâm tới đời sống ở các khu tái định cƣ. Cần phải quy định và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định đảm bảo điều kiện sinh sống bình thƣờng cho ngƣời dân trong khu tái định cƣ. Thứ nhất, các khu tái định cƣ phải đƣợc đảm bảo về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội nhƣ giao thông, điện, nƣớc sạch; Phải có trƣờng học cho các cháu từ nhà trẻ, mẫu giáo đến phổ thông cơ sở; Phải có bệnh viện và chợ cho dân cƣ ổn định sinh hoạt. Thứ hai, cần thực hiện nguyên tắc, chừng nào các khu tái định cƣ không đảm bảo các điều kiện trên thì chƣa nghiệm thu; và nếu chƣa nghiệm thu khu tái định cƣ thì cũng chƣa thực hiện việc di dời, giải phóng mặt bằng. Thứ ba, cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nƣớc phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc nghiệm thu các khu tái định cƣ nếu không đƣợc xây dựng theo đúng thiết kế, không đồng bộ, hoặc không đảm bảo chất lƣợng. 5.2.6 Đối với công tác tổ chức và quản lý Thứ nhất, quận Ninh Kiều cần nắm rõ thực trạng tình hình lao động, việc làm ở những khu vực có đất bị thu hồi, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo lao động ở địa phương mình. Kế hoạch đào tạo ở các địa phƣơng phải đƣợc soạn 78 thảo cụ thể, chi tiết, trên cơ sở tính toán các loại hình doanh nghiệp thu hút vào thành phố, nhu cầu về cơ cấu, số lƣợng và chất lƣợng nguồn lao động mà các doanh nghiệp cần để đảm bảo tính khả thi trong giải quyết việc làm. Quận cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực tầm dài hạn cho đến 2020 để tạo việc làm cho dân cƣ. Thứ hai, khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, đất đã được thu hồi nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng cũng không triển khai xây dựng dẫn đến dân mất đất không có việc làm, còn doanh nghiệp cũng không thu hút được lao động vào làm việc. Đây là hiện tƣợng khá phổ biến và gây lãng phí lớn, dân rất bất bình. Đặc biệt, phải kiên quyết loại bỏ tình trạng một số ngƣời lợi dụng quy hoạch để lấy đất của nông dân để hoặc là bố trí cho các dự án không khả thi, hoặc đầu cơ đất đai bất động sản, dẫn đến đất nông nghiệp bị bỏ không, trong khi nông dân không có đất sản xuất. Thứ ba, quận và thành phố, mọi cam kết đã hứa với dân cần được thực hiện một cách nghiêm túc. Chính quyền phải cùng dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. Những ngƣời lãnh đạo của quận và thành phố cần trực tiếp đối thoại để giải quyết những vấn đề gay cấn nhất trong việc thu hồi, đền bù, giải toả, cũng nhƣ trong việc giải quyết việc làm, thu nhập và tổ chức đời sống cho ngƣời dân để việc giải phóng mặt bằng đƣợc tiến hành thuận lợi. Trƣớc khi giải phóng mặt bằng, cán bộ Ban đền bù, cán bộ các ban ngành có liên quan của quận và thành phố xuống với dân, động viên, giải thích mọi vƣớng mắc để ngƣời dân chấp thuận nhận tiền đền bù, tạo điều kiện giải phóng mặt bằng nhanh. Sau giải phóng mặt bằng, giải toả, cán bộ công chức các ngành có liên quan cần tiếp tục đến với dân ở khu tái định cƣ, lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng, kiến nghị của ngƣời dân, để có những giải pháp kịp thời phù hợp, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết. Thứ tư, cần nâng cao năng lực công tác và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp. Cán bộ cần nắm đƣợc nghiệp vụ xây dựng và thi hành các văn bản pháp luật quản lý đất đai, xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai rõ ràng, cập nhật, minh bạch, nắm chắc đƣợc chế độ chính sách của nhà nƣớc và những quy định trong việc giải phóng mặt bằng, đền bù để tổ chức thực hiện đảm bảo sự công minh và công bằng, thật sự quan tâm tới tình cảnh của ngƣời dân vì lợi ích của ngƣời dân có đất bị thu hồi. 79 5.3 TÓM TẮT CHƢƠNG 5 Dựa vào kết quả nghiên cứu và kế thừa có chon lọc các giải pháp từ các kết quả nghiên cứu trƣớc đó tác giả đƣa ra các giải pháp góp phần đảm bảo việc làm và đời sống cho ngƣời dân có đất bị thu hồi. Có sáu nhóm giải pháp đƣợc đƣa ra dựa trên ba quan điểm là đảm bảo việc làm, ổn định đời sống và thu nhập cho ngƣời dân, hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan đến quá trình thu hồi đất và tuân thủ theo nguyên tắc thị trƣờng trong thực hiện bồi thƣờng đất. 80 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Một là, việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia là một yêu cầu khách quan, mang tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nó đã, đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới ở thành phố Cần Thơ và đặc biệt là quận Ninh Kiều. Việc làm này có liên quan đến cuộc sống của hàng triệu gia đình. Hai là, giá đất xác định để bồi thƣờng cho ngƣời dân có đất bị thu hồi thấp xa so với giá thị trƣờng ở địa phƣơng đó trong thời điểm thu hồi. Đấy là chƣa kể sự không sòng phẳng của những ngƣời làm công tác thu hồi đất đối với ngƣời dân khi đất của ngƣời ta thuộc loại này, nhƣng áp giá loại khác, chẳng hạn đất ở thì tính là đất nông nghiệp, đất loại II thì xếp là loại III, IV... Ba là, trình độ chuyên môn đƣợc cải thiện nhƣng còn thấp, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn giảm, tỷ lệ thấp nhiệp tăng so với trƣớc khi thu hồi đất. Bốn là, qua phân tích mối quan hệ giữa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp cho ta thấy những lao động lớn tuổi sau khi bị mất đất, mất điều kiện sản xuất kinh doanh cộng thêm trình độ học vấn chủ yếu là cấp 2, hiện đang làm những công việc nhƣ buôn bán nhỏ, làm mƣớn, xe ôm để sinh sống, nên đời sống vô cùng khó khăn. Thêm vào đó,khi trình độ học vấn càng cao thì ngƣời lao động càng có cơ hội lựa chọn những công việc phù hợp hơn. Từ đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho đối tƣợng lao động bị mất đất sản xuất. Năm là, thực tiễn cũng cho thấy kế hoạch thu hồi đất dƣờng nhƣ cũng không gắn gì với kế hoạch đào tạo nghề cho những ngƣời mất đất, chƣa có sự đầu tƣ thoả đáng cho công tác đào tạo nghề cho ngƣời bị thu hồi đất. Ngƣời dân mất đất hầu hết tự đào tạo, tự tìm việc là chính. Chƣa có chính sách hỗ trợ đối với hộ bị mất vị trí thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh bị mất việc làm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sáu là, các điều kiện về giao thông, cung cấp điện, nƣớc sạch sinh hoạt, môi trƣờng tự nhiên, điều kiện tiếp cận các dịch vụ mua sắm, khám chữa bệnh, học hành,... nơi tái định cƣ đƣợc phần lớn ngƣời dân đánh giá tốt hơn nơi ở cũ. 81 Bên cạnh đó, diện tích nhà ở còn nhỏ ảnh hƣởng đến sinh hoạt gia đình và điều kiện sản xuất kinh doanh ở khu tái định cƣ còn gặp nhiều khó khăn. Tóm lại, thu hồi đất, giải quyết thu nhập, đời sống và việc làm cho ngƣời có đất bị thu hồi là những công việc rất phức tạp và cũng rất nhạy cảm, do đó cần phải có các quy định và chính sách hết sức đồng bộ, cụ thể, rõ ràng và minh bạch và nó phải đƣợc công khai cho toàn dân biết để thực hiện và kiểm soát việc thực hiện của các cơ quan có trách nhiệm. Đặc biệt là vấn đề quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch thu hồi đất, giá cả bồi thƣờng đối với từng loại đất, chính sách tái định cƣ đối với ngƣời có đất bị thu hồi, chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động có đất bị thu hồi... .Tuy nhiên, trong thời gian qua việc vận dụng của quận còn chung chung, không đồng bộ, khá tùy tiện. Vì thế trên bình diện chung bao giờ ngƣời dân cũng là ngƣời bị thiệt thòi nhất. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với thành phố và quận Phải vạch kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nghề, giải quyết việc làm cho những ngƣời có đất bị thu hồi song song với kế hoạch thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Trong kế hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị phải có kế hoạch giải quyết việc làm cho những ngƣời có đất bị thu hồi, và trong dự toán kinh phí bồi thƣờng theo tôi nên có khoản dành cho việc đào tạo nghề. Khoản kinh phí này giao cho ai quản lý thì cần nghiên cứu thêm, song theo tôi là không nên giao cho dân,với mong muốn việc đào tạo nghề cho ngƣời dân phải đƣợc tiến hành một cách chính quy, mang tính bắt buộc, nhất là đối với số lao động trẻ tuổi dƣới 30 tuổi. Ngoài nguồn kinh phí đó ra, ở trung ƣơng và từng địa phƣơng cũng nên có quỹ hỗ trợ đào tạo nghề cho những ngƣời có đất bị thu hồi. Quỹ này có thể trích từ địa tô chênh lệch I khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rồi cho thuê. Nên quan tâm nhiều hơn đến hệ thống đào tạo nghề : từ trƣờng lớp, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, lĩnh vực đào tạo, chƣơng trình và nội dung đào tạo. Sao cho mỗi quận, huyện ít ra cũng phải có một trƣờng đào tạo nghề cho thanh niên, khi có kế hoạch thu hồi đất là giao ngay việc đào tạo nghề cho các trƣờng này thực hiện. Có chính sách khuyến khích các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tại chỗ, nhằm đào tạo nghề cho ngƣời có đất bị thu hồi ở địa phƣơng. Từ đó đáp ứng ngay nhu cầu lao động của bản thân họ. 82 Sửa lại giá đền bù cho sát với giá thực tế, với thị trƣờng hơn. Việc thu hồi đất dứt khoát phải để chính quyền các cấp làm, kiên quyết không giao cho các chủ dự án. Có chính sách đào tạo nghề bắt buộc đối với lao động trẻ trong các gia đình có đất bị thu hồi. Có chính sách trả tiền bồi thƣờng cho dân hợp lý, không để họ sử dụng lãng phí hoặc rơi vào các tệ nạn xã hội, bảo đảm cho họ có cuộc sống ổn định lâu dài. Thực hiện việc công khai, minh bạch đối với dân tất cả các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của họ khi thu hồi đất, đền bù, tái định cƣ và giải quyết việc làm. Cần tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ các cấp thực hiện việc thu hồi đất, tái định cƣ và giải quyết việc làm cho ngƣời dân có đất bị thu hồi. Mặt khác, cũng cần chú ý đúng mức đến việc giáo dục, việc đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ cán bộ này để họ làm việc thật sự công minh và không nhũng nhiễu dân. Cần có cơ chế để huy động tất cả các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hội cùng tích cực tham gia vào việc giải quyết việc làm, bảo đảm thu nhập và đời sống của những ngƣời dân có đất bị thu hồi. Làm sao các cơ quan, các đoàn thể có liên quan phải coi đây cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng của họ. 6.2.2 Đối với các hộ bị giải tỏa phải di dời chỗ ở Ngƣời dân cần nỗ lực thích nghi tốt hơn trong môi trƣờng sinh sống mới. Cụ thể ngƣời dân cần: Chú trọng nhất là tự thân ngƣời dân phải nâng cao đƣợc ý thức cải thiện sinh kế của hộ gia đình mình chứ không bị động chờ đợi sự giúp đỡ, hỗ trợ từ chính quyền. Ngƣời dân cần có ý thức nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp chuyên môn để chủ động tìm đƣợc công việc mới phù hợp và có thu nhập cao hơn Ngƣời dân cần nâng cao hiệu quả sử dụng tiền đền bù vào mục đích đầu tƣ nâng cao kỹ năng làm việc và mở rộng công việc làm ăn nhằm cải thiện thu nhập. 83 6.3 TÓM TẮT CHƢƠNG 6 Tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu đƣa ra các kết luận có trong vấn đề nghiên cứu từ đó đƣa ra kiến nghị đối với chính quyền thành phố Cần Thơ và quận Ninh Kiều và với các hộ giải tỏa phải di dời chỗ ở. 84 TÀI TIỆU THAM KHẢO 1. Lê Khƣơng Ninh, 2007. Kinh tế học vĩ mô. Thành phố Cần Thơ: Nhà xuất bản giáo dục. 2. Trần Xuân Cầu, 2002. Phân tích lao động xã hội. Thành phố Hà Nội: Nhã xuất bản lao động Hà Nội. 3. Lê Kinh Vĩnh, 2004. Quản trị dự án đầu tư. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 4. Mai Văn Nam, 2008. Nguyên lý thống kê kinh tế. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. 6. Đại học Cần Thơ. Báo cáo khoa học công nghệ đề tài Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn Thành phố Cần Thơ. Năm 2012. 7. Đại học Kinh tế quốc dân. Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia (Đề tài độc lập cấp nhà nước do Chính phủ giao cho trường Đại học Kinh tế quốc dân). Năm 2005. 8. Trần Nhựt Phƣơng Diễm, 2010. Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề lao động nông thôn vùng ven thành phố cần thơ. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Cần Thơ 9. Phạm Bảo Dƣơng và Phùng Giang Hải, 2008. Nghiên cứu đề xuất chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020: Nghiên cứu một số trường hợp ở miền Bắc Việt Nam. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Viện chính sách và chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn. 10. Nguyễn Thùy Trang, 2010. Các yếu tố tác động đến chuyển dịch lao động ở huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ đề xuất giải pháp. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Cần Thơ 11. Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2013. Niên giám thống kê 2012. 12. Luật đất đai 2003. 13. Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình. 14. Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình. 85 15. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 16. Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ về ban hành quy định cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. 17. Nghị quyết 06 /NQ-HĐND ngày 05/07/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về Quy định một số nội dung ƣu tiên đầu tƣ phát triển quận Ninh Kiều thành đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ. 86 PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ) LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƢ I Dự án quan trọng quốc gia Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội I Nhóm A 1 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính Không kể mức vốn chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. 2 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: sản xuất Không kể mức vốn chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp 3 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai Trên 1.500 tỷ đồng thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. 4 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nƣớc và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, Trên 1.000 tỷ đồng sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dƣợc, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bƣu chính, viễn thông. 5 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, Trên 700 tỷ đồng lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. STT 87 6 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), Trên 500 tỷ đồng kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. II Nhóm B 1 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai Từ 75 đến 1.500 tỷ thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông đồng (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. 2 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II - 1), cấp thoát nƣớc và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, Từ 50 đến 1.000 tỷ sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá đồng dƣợc, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bƣu chính, viễn thông. 3 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành Từ 40 đến 700 tỷ sứ, thuỷ tinh, in, vƣờn quốc gia, khu bảo tồn đồng thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 4 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây Từ 30 đến 500 tỷ dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), đồng kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. III Nhóm C 1 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai Dƣới 75 tỷ đồng thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ). Các trƣờng phổ thông nằm 88 trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. 2 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm III - 1), cấp thoát nƣớc và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, Dƣới 50 tỷ đồng sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dƣợc, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bƣu chính, viễn thông. 3 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, Dƣới 40 tỷ đồng lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. 4 Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), Dƣới 30 tỷ đồng kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Ghi chú: 1. Các dự án nhóm A về đƣờng sắt, đƣờng bộ phải đƣợc phân đoạn theo chiều dài đƣờng, cấp đƣờng, cầu theo hƣớng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. 2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nƣớc phải thực hiện theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. 89 Phụ lục 2 DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU NĂM 2013 VĐT (triệu đồng) Nhóm công trình STT DANH MỤC CÔNG TRÌNH 1 Cải tạo, mua sắm trang thiết bị bệnh viện da liễu TP. Cần Thơ 4.587 B 2 Trung tâm phòng chống AIDS Cần Thơ 45.230 B 3 Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ 853.258 A 4 Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ 500 giƣờng 921.093 A 5 Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm 218.058 B 6 Bệnh viện Ung Bƣớu 2.068.92 8 A 7 Cải tạo bệnh viện Ung Bƣớu 5.038 C 8 Thiết bị thí nghiệm thực hành: Cơ bản, Kỹ thuật điện, Điện công nghiệp, Điện tử-Viễn thông 8.908 C 9 Cải tạo, mở rộng thƣ viện - Trung tâm Đại học tại chức Cần Thơ 4.923 C 10 Trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên Cần Thơ 51.900 B 11 Khối nhà ở sinh viên trƣờng Cao đẳng Cần Thơ 29.229 C 12 Khu giáo dục thể chất Quốc phòng An ninh Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ 8.639 C 13 Hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở sinh viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ 4.823 C 90 Dự kiến hoàn thành 2013 Dự án chuyển tiếp Dự án khởi công mới năm 2013 Dự kiến hoàn thành 2013 Dự án chuyển tiếp Dự án khởi công mới năm 2013 14 Nâng cấp,sữa chữa Trƣờng Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật 6.736 C 15 Hàng rào Trƣờng Trung cấp thể dục thể thao 1.429 C 16 Dự án thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải TP. Cần Thơ 413.887 B 17 Lắp đặt, sữa chữa trụ chữa cháy TP. Cần Thơ 2.361 C 18 Dự án nâng cấp đô thị Thành phố Cần Thơ 1.136.74 8 A 19 Nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - Tiểu dự án TP. Cần Thơ 1.852.27 5 A 34.030 B 20 Lắp đặt hệ thống thùng rác khép kín, xây dựng đƣờng dẫn vào điểm trung chuyển rác và điểm trung chuyển rác đƣờng Trần Phú, phƣờng Cái Khế, quận Ninh Kiều 21 Dự phòng đầu tƣ cho các dự án phục vụ tái định cƣ, khai thác quỹ đất 22 Lợp tole vách trƣớc và sau khán đài trƣờng quay có khán giả 69 C 23 Lợp tole sân khấu trƣờng quay có khán giả 71 C 24 Camera phóng viên thiết bị dựng và khai thác vệ tinh 2.861 C 25 Sửa chữa, thay thế linh kiện máy phát hình 10KW 363 C 26 Cơ sở hạ tầng nội bộ Khu du lịch Cồn Khƣơng 76.300 B 27 Xe thu hình lƣu động và thiết bị truyền dẫn tín hiệu trực tiếp 16.282 C 28 Đầu tƣ bổ sung năng lực in Báo Nhân dân 56.429 B 29 Xây dựng khán đài A và trang thiết bị điền kinh sân vận động Cần Thơ 72.692 30 Trạm vệ tinh của ngân hàng dữ liệu di 880 91 Dự kiến hoàn thành 2013 Dự án chuyển tiếp 9.000 C Dự kiến hoàn thành 2013 Dự án sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam 31 04 Camera thu hình không dây 32 Sửa chữa, cải tạo khu nhà ở tập thể Đoàn Cải Lƣơng Tây Đô 33 Dự án đầu tƣ hệ thống Trung tâm thông tin chỉ huy 14.696 C 320 C 20.006 C Dự kiến hoàn thành 2013 Dự án chuyển tiếp 34 Nhà công vụ Bộ chỉ huy quân sự 8.839 C 35 Lắp đặt 15 vị trí camera trên cầu Cần Thơ và quốc lộ 91B 3.262 C 36 Nhà ở CBCS Sở Cảnh sát PC&CC TP. Cần Thơ 3.800 C 37 Cải tạo trụ sở làm việc Ban Dân Tộc 2.181 C 38 Công trình Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPCT. Hạng mục: cải tạo, sửa chữa khối nhà làm việc, Hội trƣờng, nhà kho lƣu trữ 1.096 C 39 Sửa chữa trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ TPCT 1.766 C 40 Trụ sở làm việc và nhà kho tài sản Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Cần Thơ 14.119 C 41 Nâng cấp cải tạo trụ sở Văn Phòng Ủy ban nhân dân thành phố 2.500 C 42 Sửa chữa hội trƣờng và các phòng làm việc Ban quản lý các khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ tại KCN Trà Nóc 547 C 43 Cải tạo trụ sở làm việc các Ban Đảng Thành Ủy 7.257 C 44 Cải tạo trụ sở làm việc Ban An toàn giao thông 583 C 45 Sửa chữa trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tƣ 2.776 C 92 khởi công mới năm 2013 Dự án khởi công mới năm 2013 Dự án khởi công mới năm 2013 46 Trung tâm Kỹ thuật ứng dụng công nghệ 86.682 B 47 Nâng cấp, mở rộng mạng thông tin diện rộng của các cơ quan Đảng TP. Cần Thơ 3.935 C 48 Hệ thống thông tin phục vụ các đại biểu và các kỳ hợp của HĐND TP. Cần Thơ 1.360 C Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2013 93 Dự kiến hoàn thành 2013 Dự án khởi công mới năm 2013 DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ NGOÀI NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU TÍNH ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2013 STT Quy mô (ha) DANH MỤC CÔNG TRÌNH VĐT (triệu đồng) 1 Trung tâm mua sắm 0,197 220.000 2 Chợ An Bình 0,500 3.500 3 Chợ An Hòa 0,400 5.300 4 Khu ăn uống nghỉ ngơi 1,200 85.000 5 Bệnh viện mắt Sài Gòn-Cần Thơ 1,200 85.000 0,570 270.000 9,400 600.000 7 Cao ốc văn phòng và trung tâm cung cấp xe ô tô Khu dịch vụ nghỉ dƣỡng và giải trí tại cồn Cái Khế 8 Dự án tại TTTM Cái Khế 0,450 113.000 9 Trung tâm thƣơng mại , văn phòng và nhà ở cao tầng 5,200 500.000 10 Cao ốc văn phòng tại 102 CMT8 0,609 120.000 6 11 12 13 14 15 16 17 18 Trung tâm văn hóa thể thao quận Ninh Kiều Bệnh viện chuyên khoa tiêu hóa gan mật Khu cao ốc văn phòng và căn hộ cho thuê tại đƣờng 30/4, phƣờng Xuân Khánh Xây dựng cao ốc văn phòng đa chức năng tại số 84 Mậu Thân Khu du lịch sinh thái tại khu vực đầu Cồn Khƣơng Khu thƣơng mại dịch vụ tại phƣờng An Bình Đầu tƣ xây dựng khai thác chợ An Cƣ Nhà hàng khách sạn và công trình dịch vụ, du lịch Dự án hoàn thành đƣa vào sử dụng 2,100 Dự án triển khai 320.000 có khối lƣợng 150.000 thực hiện 1,150 150.000 0,966 435.855 19,000 345.000 2,500 75.000 4,100 0,479 0,144 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư,2013 94 Loại dự án Dự án có chủ 6.774 trƣơng 2012 Dự án có chủ 30.000 trƣơng 2013 Phụ lục 3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN Hộ gia đình bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Tên ngƣời phỏng vấn : Ngày:…./…./2013. I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ HỘ Q1. Họ và tên: ................................................................................................. Q2. Tuổi: .......................................................................................................... Q3. Giới tính: (1) NAM (2) NỮ Q4. Ông (bà) học hết lớp mấy?: ...................................................................... Số điện thoại: ................................................................................................... Địa chỉ:phƣờng………………………….quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Nghề nghiệp của ông (bà) làm gì? (1). Nông dân (2).Công nhân (4). Nội trợ (5) Lao động nông nghiệp (7) Làm thuê (8) Tiểu thủ công nghiệp (10). Hƣu trí (11).Thất nghiệp II. THÔNG TIN DỰ ÁN (3).Dịch vụ/buôn bán (6) Cán bộ nhà nƣớ (9). Học sinh (12).Nghề khác. Q5. Sự thay đổi điều kiện sản xuất và đời sống sinh hoạt của gia đình có bị ảnh hƣởng bởi dự án không? 1.Có ảnh hƣởng. 2. Không ảnh hƣởng. Q6a. Xin ông (bà) cho biết tình hình dự án mà ông (bà) bị ảnh hƣởng? (1) Dự án đã thực hiện (2) Dự án đang thực hiện (3) Dự án treo Q6b. Năm bắt đầu dự án: ................................................................................. Q7a. Tổng diện tích đất của hộ (m2): ............................................................... Q7b. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ): 1. Có 2. Không Q7c. Tên dự án: .............................................................................................. Q7d. Thời gian dự án triển khai: ...................................................................... Q7e. Quyết định thu hồi đất:Số:………;Thời gian: ........................................ Q7f. Diện tích đất bị thu hồi. Trong đó: Diện tích ruộng ................................... m2/Tổng số ............... m2; Số tiền: ........ Diện tích vƣờn .................................... m2/Tổng số ............... m2; Số tiền: ........ Diện tích phi nông nghiệp .................. m2/Tổng số ............... m2; Số tiền: ........ Diện tích thổ cƣ .................................. m2/Tổng số ............... m2; Số tiền: ........ 95 Diện tích khác ..................................... m2/Tổng số ............... m2; Số tiền: ........ Q7g. Mục đích thu hồi đất 1. Làm cầu, đƣờng giao thông, hoặc công trình xử lý nƣớc thải 2. Xây dựng trƣờng học, bệnh viện các công trình văn hóa khác 3. Xây dựng khu định cƣ hoặc khu đô thị, nhà ở 4. Mục đích khác......................................................................................... Q7h. Hình thức bồi thƣờng khi thu hồi đất Trong đó: Bằng tiền: .....................................................................triệu đồng Bằng nền tái định cƣ:.....................................................m2 Bằng đất:........................................................................m2 A. TRƢỚC DỰ ÁN Q8. Số nhân khẩu hiện tại trong gia đình ông (bà): ……..……ngƣời. Trong đó có bao nhiêu ngƣời lao động chính:………….ngƣời. Q9. Xin cho biết thông tin từng ngƣời lao động của gia đình trƣớc khi bị thu hồi đất? Họ và tên Giới tính Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Công việc chính Công việc làm thêm Nơi làm việc 1 2 3 4 5 6 7 1. 2. 3. 4. 5. 6. Cột 1: ghi họ tên ngƣời lao động Cột 2: nam ghi 1, nữ ghi 0 Cột 3: ghi lớp cụ thể Cột 4: đại học ghi 1; cao đẳng ghi 2;trung cấp ghi 3;học nghề ghi 4; trình độ khác ghi 5; không có trình độ chuyên môn ghi 0 Cột 5, cột 6: nông dân ghi 1; công nhân ghi 2; làm công việc hành chính ghi 3; mở cửa hàng và buôn bán nhỏ ghi 4; làm mƣớn ghi 5; xe ôm ghi 6; đang học đại học, cao đẳng, trung cấp, nghề ghi 7; công việc khác ghi số 8; già yếu không làm việc đƣợc ghi số 9; không có việc làm (thất nghiệp) ghi 0 Cột 7: tại thành phố Cần Thơ ghi 1, tại tỉnh/thành phố khác ghi 2 96 B. SAU DỰ ÁN Q10. Xin ông (bà) cho biết về giá cả nhà nƣớc bồi thƣờng cho gia đình ông bà về đất, nhà và vật kiến trúc, cây cối, hoa màu nhƣ thế nào so với giá cả thị trƣờng? (đánh dấu X vào ô lựa chọn, mỗi dòng chỉ chọn 1 ô) Stt Các chỉ tiêu 1 Đất 2 Nhà và vật kiến trúc khác 3 Cây cối hoa màu Cao hơn giá thị trƣờng Tƣơng đƣơng với giá thi trƣờng Thấp hơn một ít Thấp hơn khá nhiều Thấp hơn rất nhiều 1 2 3 4 5 Tỷ lệ (%) Q11. Xin ông (bà) cho biết sau khi bị thu hồi đất có ở khu tái định cƣ hay không? 1.Có 2.Không Q12. Nếu không có ở trong khu tái định cƣ xin cho biết lý do? 1. Bán lại giá cao hơn giá thị trƣờng 2. Diện tích nhỏ 3. Tốn thời gian cất nhà lại 4. Không thuận lợi cho việc kinh doanh 5. Lý do khác: ......................................................................................................... Q13. Xin ông (bà) cho biết tình hình việc làm và thu nhập của lao động trong gia đình hiện tại sau khi bị thu hồi đất? năm… 97 Họ và tên Giới tính 1 2 Trình độ Tuổi chuyên môn 3 4 Công việc chính 5 Công Tình hình việc làm việc làm thêm 6 7 Nơi làm việc 8 Việc làm đƣợc cải thiện 9 Việc làm xấu đi 10 Tiền lƣơng/ tháng 11 So với trƣớc dự án (%) (khoanh tròn khoảng tăng hay giảm) 12 Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Tăng: 0-20 %; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% Giảm: 0-20%; 20-40%; 40-60%; 60-80%; >80% 1. 2. 3. 4. 5. 6 98 Cột 1: ghi họ tên ngƣời lao động Cột 2: nam ghi 1, nữ ghi 0 Cột 3: ghi tuổi của lao động Cột 4: đại học ghi 1; cao đẳng ghi 2;trung cấp ghi 3;học nghề ghi 4; trình độ khác ghi 5; không có trình độ chuyên môn ghi 0 Cột 5, cột 6: nông dân ghi 1; công nhân ghi 2; làm công việc hành chính ghi 3; mở cửa hàng và buôn bán nhỏ ghi 4; làm mƣớn ghi 5; xe ôm ghi 6; đang học đại học, cao đẳng, trung cấp, nghề ghi 7; công việc khác ghi số 8; già yếu không làm việc đƣợc ghi số 9; không có việc làm (thất nghiệp) ghi 0 Cột 7: có đủ việc làm ghi 1, không đủ việc làm ghi 0 Cột 8: tại thành phố Cần Thơ ghi 1, tại tỉnh/thành phố khác ghi 2 Cột 9: việc làm đƣợc cải thiện ghi 1, không cải thiện ghi 0 Cột 10: việc làm xấu đi ghi 1, không xấu đi ghi 0 Cột 11, 12: ghi thu nhập hiện tại và mức thu thập so với trƣớc dự án Q14. Xin ông (bà) cho biết vị trí đất hoặc nhà ở khu tái định cƣ mà ông (bà) đƣợc nhận so với khu ở cũ có điều kiện sinh sống nhƣ thế nào? (Đánh dâu X vào ô lựa chọn, mỗi dòng chỉ 1 ô) STT Điều kiện ở khu tái định cƣ 1 Điều kiện giao thông nội bộ 2 Điều kiện giao thông công cộng 3 Khoảng cách đến nơi làm việc 4 Cung cấp nƣớc sạch 5 Cung cấp điện 6 Môi trƣờng tự nhiên 7 Điều kiện trƣờng học 8 Điều kiện khám chữa bệnh 9 Điều kiện mua sắm 10 Điều kiện an ninh 11 Điều kiện văn hóa, tinh thần 12 Điều kiện sản xuất kinh doanh 13 Diện tích nhà ở Xấu hơn Tƣơng đƣơng Tốt hơn Q15. Ông (bà) có hài lòng về điều kiện sống của gia đình hiện nay so với trƣớc khi nhà nƣớc giải tỏa? 1. Rất hài lòng 2.Hài lòng 3.Tạm 4. Không hài lòng 5 .Thất vọng Q16. Xin ông (bà) cho biết sau khi bị thu hồi đất thì lao động trong gia đình có tham gia đào nghề hay không? 99 1.Có 2.Không. Q17. Xin cho biết lý do nếu lao động không tham gia đào tạo nghề: 1. Ngành nghề học không phù hợp 2. Thời gian học không hợp lý 3. Chất lƣợng dạy nghề thấp 4. Cơ sở vật chất dạy nghề thiếu, xuống cấp 5. Mức hỗ trợ học nghề thấp không đủ trang trải chi phí 6. Lý do khác: ...................................................................................... Q18. Xin ông (bà) cho biết một số thông tin về đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho lao động của gia đình sau khi bị thu hồi đất? STT Các chỉ tiêu 1 Gia đình bỏ tiền ra đào tạo 2 Gia đình tự lo một phần, nhà nƣớc hỗ trợ một phần (tỷ lệ:…………...) 3 Nhà nƣớc hỗ trợ hoàn toàn 4 Khác:…………………… Số ngƣời đƣợc đào tạo nghề Số ngày đào tạo nghề Số lao động có việc làm sau khi đƣợc đào tạo nghề Số lao động không việc làm sau khi đƣợc đào tạo nghề Tổng số Q19. Nếu nhà nƣớc hỗ trợ thì định mức hỗ trợ nhƣ thế nào? (VD: vay vốn, miễn/giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn,….) .................................................................... Q20. Lao động có việc làm đúng với nghề đã học không? 1. Có 2. Không. Lý do: ................................................................................................. Q21. Theo ông (bà) hiện nay công tác đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất có cần thiết không? 1. Có. Lý do: ........................................................................................................... 2. Không. Lý do: ..................................................................................................... Giải pháp gì để khắc phục .................................................................................. Q22. Xin ông (bà) cho biết những lý do ngƣời lao động bị thu hồi đất không tìm đƣợc việc làm mới 100 1 Không có việc gì để làm 2 Việc làm không phù hợp với trình độ của ngƣời lao động 3 Ngƣời lao động không chấp nhận công việc 4 Lý do khác (xin ghi rõ lý do): .............................................................................. Q23. Mong muốn, kiến nghị của gia đình về chính sách bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất trong thời gian sắp tới. Stt Những kiến nghị về chính sách bồi thƣờng 1 Bồi thƣờng bằng tiền với giá cả bồi thƣờng về đất, vật kiến trúc, cây cối hoa màu sát với giá thị trƣờng, hoặc theo giá thị trƣờng, và bán nền tái định cƣ theo giá thị trƣờng hoặc tự kiếm chỗ ở, đất sản xuất. 2 Giá bồi thƣờng về đất sử dụng không tranh chấp, không lấn chiếm (nhƣng không có sổ đỏ bằng khoán) bằng với giá bồi thƣờng về đất có sổ đỏ. 3 Đổi đất lấy đất có điều kiện sinh lợi hoặc điều kiện sản xuất, sinh hoạt tƣơng đƣơng 4 Có chính sách về đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phƣơng 5 Có chính sách trợ cấp thất nghiệp, bảo trợ xã hội cho nông dân trên 45 tuổi không có trình độ đào tạo và tìm việc mới 6 Có chính sách thỏa đáng về tái định cƣ và hỗ trợ di dời ổn định cuộc sống 7 Chính quyền có chính sách tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cải thiện sinh kế của ngƣời dân Đánh dấu X Kiến nghị của ông (bà), để gia đình ông (bà) có cuộc sống tốt hơn……………… ................................................................................................................................... XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ NHIỆT TÌNH CỘNG TÁC CỦA ÔNG (BÀ)! 101 Phụ lục 4 Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi Kiểm định Chi – bình phƣơng Giá trị Giá trị chi bình phƣơng Số mẫu quan sát Mức độ khác biệt (2 đuôi) Độ tự do 41.148a 10 .000 118 a. 8 quan sát (44,4%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là .39. Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn Kiểm định Chi – bình phƣơng Giá trị Giá trị chi bình phƣơng Số mẫu quan sát 35.698a Mức độ khác biệt (2 đuôi) Độ tự do 10 .000 118 a. 9 quan sát (50,0%) có số kỳ vọng nhỏ hơn 5. Số kỳ vọng nhỏ nhất là .22. 102 Kết quả phân tích biệt số Group Statistics Valid N (listwise) V.LAM VIEC LAM XAU HON VIEC LAM KHONG THAY DOI VIEC LAM TOT HON Total Mean Std. Deviation Unweighted Weighted TUOI 47.1765 9.39571 17 17.000 TDHV 8.1765 2.72110 17 17.000 N.KHAU 4.5294 1.37467 17 17.000 TIEN.BT 7.2512E2 683.04071 17 17.000 MUC.TN -.5059 .33629 17 17.000 TUOI 34.5128 7.66012 39 39.000 TDHV 11.0000 3.92026 39 39.000 N.KHAU 5.5897 2.68248 39 39.000 TIEN.BT 5.0374E2 1284.41571 39 39.000 MUC.TN .0769 .20833 39 39.000 TUOI 28.7500 7.80588 12 12.000 TDHV 14.8333 1.46680 12 12.000 N.KHAU 5.8333 1.89896 12 12.000 TIEN.BT 9.5800E2 537.30269 12 12.000 MUC.TN .5500 .58387 12 12.000 TUOI 36.6618 10.31100 68 68.000 TDHV 10.9706 3.93594 68 68.000 N.KHAU 5.3676 2.31739 68 68.000 TIEN.BT 6.3925E2 1060.76945 68 68.000 MUC.TN .0147 .47951 68 68.000 103 Tests of Equality of Group Means Wilks' Lambda F df1 df2 Sig. TUOI .605 21.183 2 65 .000 TDHV .700 13.956 2 65 .000 N.KHAU .954 1.559 2 65 .218 TIEN.BT .973 .913 2 65 .406 MUC.TN .468 36.954 2 65 .000 Pooled Within-Groups Matrices TUOI Correlation TDHV N.KHAU TIEN.BT TUOI 1.000 -.139 -.198 .039 -.070 TDHV -.139 1.000 -.168 -.089 .068 N.KHAU -.198 -.168 1.000 -.076 -.171 TIEN.BT .039 -.089 -.076 1.000 -.038 MUC.TN -.070 .068 -.171 -.038 1.000 Eigenvalues Function Eigenvalue % of Variance Canonical Correlation Cumulative % 1 2.038a 96.5 96.5 .819 2 .074a 3.5 100.0 .262 a. First 2 canonical discriminant functions were used in the analysis. Wilks’ Lambda Test of Function(s) MUC.TN Wilks' Lambda Chi-square df Sig. 1 through 2 .306 74.501 10 .000 2 .931 4.495 4 .343 104 Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients Function 1 2 TUOI -.400 .606 TDHV .400 .619 N.KHAU .270 .017 TIEN.BT .126 .635 MUC.TN .743 .053 Structure Matrix Function 1 MUC.TN TUOI 2 .747 * .026 -.556 * .538 TIEN.BT .027 .600 * TDHV .450 .479 * N.KHAU .145 -.265 * Pooled within-groups correlations between discriminating variables and standardized canonical discriminant functions Variables ordered by absolute size of correlation within function. *. Largest absolute correlation between each variable and any discriminant function 105 Classification Resultsa,b Predicted Group Membership VIEC LAM V.LAM KHONG VIEC LAM XAU HON THAY DOI TOT HON V.LAM Cases Selected Original Count % VIEC LAM XAU HON 14 3 0 17 V.LAM KHONG THAY DOI 0 37 2 39 VIEC LAM TOT HON 1 3 8 12 VIEC LAM XAU HON 82.4 17.6 .0 100.0 .0 94.9 5.1 100.0 VIEC LAM TOT HON 8.3 25.0 66.7 100.0 VIEC LAM XAU HON 12 5 0 17 V.LAM KHONG THAY DOI 3 36 0 39 VIEC LAM TOT HON 0 6 6 12 VIEC LAM XAU HON 70.6 29.4 .0 100.0 7.7 92.3 .0 100.0 .0 50.0 50.0 100.0 V.LAM KHONG THAY DOI Cases Not Selected Original Count % Total V.LAM KHONG THAY DOI VIEC LAM TOT HON a. 86.8% of selected original grouped cases correctly classified. b. 79.4% of unselected original grouped cases correctly classified. 106 Kết quả chạy hàm hồi quy Binary Logistic về cải thiện việc làm của lao động sau thu hồi đất Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square df Sig. 89.475 8 .000 Block 89.475 8 .000 Model 89.475 8 .000 Step 1 Step Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell Nagelkerke R R Square Square 40.308a 1 .482 .784 a. Estimation terminated at iteration number 8 because parameter estimates changed by less than .001. Classification Tablea Predicted Y1 KHONG CAI CAI THIEN THIEN VIEC LAM VIEC LAM Observed Step 1 Y1 KHONG CAI THIEN VIEC LAM CAI THIEN VIEC LAM Overall Percentage Percentage Correct 111 0 100.0 5 20 80.0 96.3 a. The cut value is .500 107 Variables in the Equation B Step 1a S.E. Wald df Sig. Exp(B) TUOI .020 .060 .111 1 .739 1.020 GTINH .269 .932 .083 1 .773 1.308 TDHVAN .527 .210 6.284 1 .012 1.693 SO.NK .437 .209 4.371 1 .037 1.547 TIEN.BT .001 .000 4.619 1 .032 1.001 MUCTN 6.439 1.934 11.088 1 .001 625.850 COVL -.395 2.469 .026 1 .873 .674 DTNGHE 3.350 1.879 3.178 1 .075 28.498 -13.394 4.857 7.604 1 .006 .000 Constant a. Variable(s) entered on step 1: TUOI, GTINH, TDHVAN, SO.NK, TIEN.BT, MUCTN, COVL, DTNGHE. Kết quả chạy hàm hồi quy Binary Logistic về việc làm xấu đi của lao động sau thu hồi đất Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square Step 1 Step df Sig. 115.745 9 .000 Block 115.745 9 .000 Model 115.745 9 .000 Model Summary Step 1 -2 Log likelihood 37.210a Cox & Snell Nagelkerke R Square R Square .573 .849 108 Classification Tablea Predicted Y1 VIEC LAM KHONG XAU DI Observed Step 1 Y1 VIEC LAM KHONG XAU DI VIEC LAM XAU DI VIEC LAM XAU DI Percentage Correct 99 3 97.1 5 29 85.3 Overall Percentage a. 94.1 The cut value is .500 Variables in the Equation B Step 1a S.E. Wald df Sig. Exp(B) TUOI .115 .057 4.068 1 .044 1.122 GTINH .801 1.048 .583 1 .445 2.227 TDHVAN -.300 .145 4.281 1 .039 .741 SO.NK -.320 .306 1.089 1 .297 .726 TIEN.BT .000 .000 .000 1 .992 1.000 MUCTN -9.986 2.834 12.414 1 .000 .000 NOILV 2.424 1.224 3.921 1 .048 11.296 COVL 15.299 8.595E3 .000 1 .999 4.408E6 DTNGHE -12.665 9.574E3 .000 1 .999 .000 Constant -19.424 8.595E3 .000 1 .998 .000 a. Variable(s) entered on step 1: TUOI, GTINH, TDHVAN, SO.NK, TIEN.BT, MUCTN, NOILV, COVL, DTNGHE. 109 Phụ lục 5 DANH SÁCH CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐƢỢC PHỎNG VẤN STT Địa chỉ Họ và tên 1. Trần Minh Nhựt 2. Quách Văn Thành 3. Nguyễn Thị Sáng 4. Nguyễn Trung Hiếu 5. Phạm Văn Tiến 6. Vũ Xuân Cảnh 7. Nguyễn Thị Kim Tân 8. Tô Tuyết Mai 9. Nguyễn Hữu Nghiệp 10. Nguyễn Văn Thành 11. Vũ Văn Thiện 12. Nguyễn Thị Kim Phƣợng 13. Lê Thị Nguyệt Hà 14. Từ Ngọc Linh 15. Nguyễn Văn Trợ 16. Huỳnh Văn Điệp 17. Trần Bá Lộc 18. Ngô Văn Hóa 19. Phạm Chí Quốc 20. Đào Xuân Thành 21. Võ Thị Hồng Thu Số 129, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 143, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 104, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 100, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 118, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 160, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 21, đƣờng số 11, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 122, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 204, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 2-4, đƣờng số 6, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 30, đƣờng số 4, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 51, đƣờng số 4, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 27, đƣờng số 3, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 167B1, Ngô Thì Nhậm, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 43, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 90, đƣờng số 2, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 83, đƣờng số 2, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 143B1, Ngô Thì Nhậm, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 17, đƣờng 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 13, đƣờng 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Đƣờng số 4, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT 110 Số điện thoại (nếu có) 07103835288 07103898717 0908256944 0948396480 07106543727 01268880266 07103898924 0913911377 01682081518 (gặp Dung) 01225876738 01203899965 01214951399 01283940090 01678811011 07106279446 0907844039 22. Cao Văn Kiếm 23. Trƣơng Thành An 24. Nguyễn Ngọc Đức 25. Châu Hồng Do 26. Nguyễn Quốc Dũng 27. Đỗ Thị Lệ 28. Hoàng Thị Phúc 29. Nguyễn Văn Văn 30. Nguyễn Văn Tín 31. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 32. Mai Ngọc Ẩn 33. Vƣơng Ngọc Sơn 34. Nguyễn Văn Tuấn 35. Đinh Thị Dung 36. Phan Trọng Long 37. Nguyễn Đình Nguyên 38. Ngô Thị Ngại 39. Huỳnh Thị Đầm 40. Nguyễn Văn Phƣớc 41. Hồ Văn Hoàng 42. Nguyễn Thị Kim Lê Số 22, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 35, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 21, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 84, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 198, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 208, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 20, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 162, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT B149, Ngô Thì Nhậm, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 43, đƣờng số 3, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 154, Ngô Thì Nhậm, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 75, Ngô Thì Nhậm, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 33, đƣờng số 3, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 11, đƣờng số 3, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 50B1, Ngô Thì Nhậm, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 17, đƣờng số 8, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Lô F30, đƣờng số 3, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Lô 56-57, đƣờng số 10, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 29, đƣờng số 5, KV I, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 159, Ngô Thì Nhậm, KV I, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 3, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT 111 0944188150 0937314336 01658119099 07103890450 0908677194 0913616543 07103894144 0947222139 01287929594 0939763661 01263658687 07103892912 0989053757 0939000661 0936153892 01207740737 43. Lý Thanh Sơn 44. Trần Thị Thanh 45. Nguyễn Thị Ngọc Điệp 46. Lâm Thúy Nga 47. Phạm Thị Hồng Thanh 48. Mai Thị Thanh Thủy 49. Hồ Thị Chính 50. Võ Thị Hai 51. Nguyễn Thị Nga 52. Nguyễn Thành Sơn 53. Cao Văn Đạt 54. Chung Cẩm Thu 55. Đoàn Thị Phúc 56. Nguyễn Thị Huệ 57. La Tấn Tài 58. Nguyễn Thanh Vũ 59. Trần Thị Tuyết Hoàng 60. Phan Thanh Bình Số 59, đƣờng số 2, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 14, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 29, đƣờng số 11, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 155, Ngô Thì Nhậm, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 61, đƣờng số 2, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 13, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 86, Ngô Thì Nhậm, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 40, đƣờng số 4, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 25, đƣờng số 8, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 20-22, đƣờng số 2, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 27, Phan Huy Chú, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 1, đƣờng số 5, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 11B, đƣờng số 26, KV 4, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 40B1, KV 1, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 233B3, KV 1, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 187B1, KV 1, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 279B1, KV 1, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT Số 76B2, KV 1, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, TPCT 112 0919469945 01667782810 0939877484 0939368296 0902749815 07103895173 0913616705 0903589347 01267651118 [...]... Đánh giá ảnh hƣởng của các dự án đầu tƣ đến việc làm của ngƣời dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Từ đó, đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm, ổn định và từng bƣớc nâng cao đời sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Thực trạng các dự án đầu tƣ xây dựng trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Mục tiêu 2: Đánh giá ảnh hƣởng của các dự án. .. nghiên cứu Đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đƣợc thực hiện dựa trên bằng chứng thực nghiệm để đánh giá đúng thực trạng việc làm và tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến việc làm của bộ phận dân cƣ bị mất đất từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và từng bƣớc nâng cao đời sống cho ngƣời dân có đất bị thu hồi 1.2... ngƣời dân có đất bị thu hồi  Đánh giá chung về tài liệu tham khảo Với kết quả đạt đƣợc từ các nghiên cứu trên, luận văn Đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ tiếp tục kế thừa nội dung nghiên cứu về thực trạng việc làm, đào tạo nghề của lao động trong hộ và đời sống của các hộ gia đình có đất bị thu hồi Các giải... án đầu tƣ xây dựng đến việc làm của ngƣời dân có đất bị thu hồi trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo việc làm cho ngƣời có đất bị thu hồi để xây dựng các dự án đầu tƣ 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Dựa vào những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đƣa ra nhƣ sau: Câu hỏi 1: Thực trạng dự án, công tác thu hồi đất và bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời dân. .. đầu tƣ xây dựng 2.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tƣ xây dựng 2.1.2.1 Phân loại dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc phân loại theo quy mô, tính chất và nguồn vốn đầu tƣ Nội dung của dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc lập phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án  Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo quy mô, tính chất Là dự án quan trọng hoặc đặc biệt của quốc gia: mang tính quốc... ngƣời dân nhƣ thế nào? Câu hỏi 2: Việc làm của bộ phận dân cƣ trƣớc và sau khi bị mất đất do xây dựng các dự án đầu tƣ? Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc làm của lao động sau thu hồi đất? Câu hỏi 3: Điều kiên sống hiện tại của ngƣời dân nhƣ thế nào? Câu hỏi 4: Giải pháp nhằm đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho ngƣời có đất bị thu hồi để xây dựng các dự án đầu tƣ xây dựng? 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1... cứu trên cũng đƣợc kế thừa có chọn lọc kết hợp các giải pháp do chính tác giả đề xuất từ thực tế kết quả nghiên cứu đạt đƣợc Các phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả, tính điểm trung bình, phân tích bảng chéo, phƣơng pháp chuyên gia cũng đƣợc kế thừa từ các nghiên cứu trên Bên cạnh đó, đề tài Đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Ninh. .. đất 2.1.5.1 Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do các dự án đầu tư xây dựng Đặc điểm của ngƣời lao động bị thu hồi đất là một yếu tố khiến cho việc giải quyết việc làm trở nên cần thiết Với những ngƣời lao động bị thu hồi đất, đất đai chính là tƣ liệu sản xuất, đã nơi giúp họ tạo ra đƣợc thu nhập, là điều kiện cần để họ có thể sinh tồn Ngƣời lao động khi bị thu hồi đất, không còn đất để tham gia vào... đƣợc thực hiện tại địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12 tháng 8 đến ngày 18 tháng 11 năm 2013 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Những ngƣời dân có đất bị thu hồi đề triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Dƣơng Ngọc Thành (Chủ nhiệm đề tài) và cộng sự (2012) Đánh giá lực lượng lao... cứu trên và qua thực tế điều tra, tham khảo ý kiến của các cán bộ địa phƣơng thì để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến việc làm của lao động sau thu hồi đất đề tài sử dụng hai mô hình hồi quy Binary Logistic nhƣ sau: Mô hình 1: B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4+ B5X5+ B6X6+ B7X7+ B8X8 Trong đó: Y là biến việc làm của hộ dân bị thu hồi đất, nhận giá trị 1 nếu việc làm đƣợc cải thiện và giá trị 0 nếu việc làm

Ngày đăng: 08/10/2015, 23:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan