2.3.4 Phương pháp đánh giá chất lượng nước 32 3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên – Kinh tế - Xã hội làng nghề mây tre đan 3.2 Hiện trạng sản xuất và phát sinh chất thải của làng nghề mây t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-
PHAN ĐÌNH DIỆN
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN XUÂN LAI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH
BẮC NINH ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
MÃ SỐ : 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN DUNG
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Phan Đình Diện
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Dung, Khoa Quản lý đất đai – Học viện nông nghiệp Việt Nam
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa Môi trường - Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình, Phòng Công thương huyện Gia Bình, UBND xã Xuân Lai và một số hộ gia đình thôn Xuân Lai đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình và đồng nghiệp đã khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện
đề tài này
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Phan Đình Diện
Trang 52.3.4 Phương pháp đánh giá chất lượng nước 32
3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên – Kinh tế - Xã hội làng nghề mây tre đan
3.2 Hiện trạng sản xuất và phát sinh chất thải của làng nghề mây tre đan
3.2.6 Các nguồn phát sinh chất thải của làng nghề mây tre đan Xuân Lai 49 3.3 Hiện trạng chất lượng môi trường nước làng nghề mây tre đan Xuân
3.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước cho làng nghề mây tre
3.4.3 Các giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường làng nghề 66
Trang 61 Kết luận 68
Trang 7DANH MỤC BẢNG
2.1 Phân bổ phiếu điều tra các hộ sản xuất tại làng nghề Xuân Lai 27 2.2 Vị trí và ký hiệu các mẫu nước tại làng nghề Mây tre đan Xuân Lai 29
3.1 Số liệu về nhiệt độ không khí, số giờ nắng, độ ẩm không khí, lượng
3.2 Diện tích đất đai thôn Xuân Lai qua các năm từ 2011-2013 37
3.5 Thời gian và quy mô của các cơ sở sản xuất tại làng nghề Xuân Lai 43 3.6 Thống kê các nguyên liệu, nhiên liệu chính sử dụng của làng nghề
3.7 Tình hình sử dụng nguyên, nhiên liệu của các cơ sở sản xuất tại làng
3.10 Lượng chất thải rắn sản xuất của các cơ sở sản xuất tại làng nghề
3.11 Bảng tổng hợp lượng rác thải đã thu gom và xử lý của làng nghề 50
3.14 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại các vị trí nước thải của làng
3.15 Đặc trưng nước thải sản xuất của làng nghề mây tre đan Xuân Lai 56 3.16 Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm theo thời gian của làng nghề
Trang 83.17 Tỷ lệ bệnh tại làng nghề mây tre đan Xuân lai tính trên tổng số dân
Trang 9DANH MỤC HÌNH
2.1 Sơ đồ hướng dòng chảy và vị trí lấy mẫu của làng nghề mây tre đan
3.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của làng nghề Xuân Lai trong giai đoạn
3.6 Biến động của một số thông số chính trong nước mặt làng nghề Xuân Lai 54 3.7 Diễn biến nồng độ các thông số COD, BOD5, TSS trong nước thải
3.8 So sánh nồng độ trung bình một số thông số chất lượng nước ngầm
3.9 Tỷ lệ mắc bệnh của các hộ sản xuất và không sản xuất tại làng nghề
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
KT - XH Kinh tế - xã hội
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Các làng nghề
đã biết tận dụng lao động dư thừa vào lúc nông nhàn để tạo ra nhiều loại hình sản phẩm phi nông nghiệp phong phú, đa dạng, hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt tạo ra lượng lớn hàng hóa Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện mức sống của người dân Sự phát triển hoạt động sản xuất tại các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, phát triển du lịch
Trong suốt thập kỷ qua, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế quốc dân, có nhiều làng nghề truyền thống và làng nghề mới phát triển đã cho thấy sự đổi thay ở các làng nghề Bên cạnh mặt tích cực thì hoạt động sản xuất tại các làng nghề cũng đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, tài nguyên, cảnh quan nông thôn và sức khỏe cộng đồng Vấn đề chất thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người tại các làng nghề đã trở nên bức xúc, thu hút sự quan tâm của
xã hội và đặt ra trách nhiệm phải giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường để phát triển làng nghề một cách bền vững
Tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới Làng nghề tập trung chủ yếu tại khu vực nông thôn, có từ lâu đời với các công cụ sản xuất lạc hậu, không đảm bảo kỹ thuật Bên cạnh đó, việc tập trung vào phát triển sản xuất, tăng thu nhập để cải thiện đời sống và không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường đang tồn tại phổ biến tại các làng nghề ở Bắc Ninh
Xã Xuân Lai nằm cách thành phố Bắc Ninh khoảng 20 km có làng nghề mây tre đan truyền thống Nghề chủ yếu của làng nghề mây tre đan Xuân Lai là giường, trường
kỷ, bàn ghế, dát giường, tranh tre và các sản phẩm mỹ nghệ khác Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là mây, tre, nứa, nhiên liệu Qua phân tích một số chỉ tiêu về môi trường tại làng nghề, các chỉ tiêu này đều vượt quá giới hạn cho phép Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người dân và môi trường của làng nghề
Trang 12Trong thời gian gần đây cho thấy, mức độ ô nhiễm tại các làng nghề không
những không giảm mà ngày càng nghiêm trọng Nguyên nhân chính có thể kể đến là cơ
sở hạ tầng còn kém, quy trình sản xuất còn thủ công, chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung hay công nghệ xử lý còn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức Nên nước
thải phát sinh từ làng nghề gây ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sức khỏe của con người
và môi trường
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng
của hoạt động làng nghề mây tre đan Xuân Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đến
Khảo sát và phỏng vấn các chủ cơ sở sản xuất làng nghề
Tìm hiểu và thu thập thông tin về làng nghề
Lấy mẫu và phân tích mẫu nước đề tài nghiên cứu
Đánh giá đúng ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến chất lượng nước
Đề xuất giải pháp nhằm quản lý chất lượng nước làng nghề đạt hiệu quả
Trang 13
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu làng nghề
1.1.1 Các khái niệm về làng nghề
Khái niệm làng nghề được hiểu theo nhiều cách khác nhau Các nhà nghiên cứu
đã đưa ra nhiều quan niệm về làng nghề, dưới đây là một số quan niệm
Quan niệm thứ nhất: Dựa theo đề tài “Khảo sát một số làng nghề truyền
thống – chính sách và giải pháp” (Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học,1996) thì “Làng nghề là một cộng đồng dân cư, một cộng đồng sản xuất nghề TTCN và nông nghiệp
ở nông thôn” Theo quan niệm này, làng nghề được hiểu khá đơn giản, xúc tích và
ngắn gọn gồm 3 yếu tố: Là một cộng đồng dân cư, nghề sản xuất TTCN và nông nghiệp ở nông thôn
Quan niệm thứ hai: Một số nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm làng nghề kèm
theo tiêu chí cụ thể về lao động và thu nhập Theo đó “Làng nghề là những làng đã từng có 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm” (Đỗ Quang Dũng, 2006)
Hoặc trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đệ trình
tháng 5 năm 2007 quy định “Làng nghề là thôn ấp, bản có trên 35% số hộ hoặc lao động tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn và thu nhập từ ngành nghề nông thôn chiếm trên 50% tổng thu nhập của làng”.Các định nghĩa này đã khắc phục
nhược điểm của quan niệm thứ nhất, quan tâm đến tỷ lệ người làm nghề và thu nhập
từ ngành nghề, nhưng lại cố định tiêu chí xác định làng nghề
Quan niệm thứ ba: Theo Dương Bá Phương (2001), thì “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hoặc một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập” Quan niệm này nêu lên được 2 yếu tố cơ bản cấu thành của làng
nghề là làng và nghề, nêu lên được vấn đề nghề trong làng tách ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập nên phù hợp với điều kiện mới hơn
Quan niệm thứ tư: Theo Đặng Kim Chi (2005), có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế
Trang 14về số lao động và thu nhập so với nghề nông”
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề Nhưng nhìn chung, các ý kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:
Giá trị sản xuất và thu nhập từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng
Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động
Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và do người trong làng tham gia
Như vậy, làng nghề là làng trong đó có phần lớn dân cư sống bằng các nghề phi nông nghiệp và thường cùng một nghề chủ yếu.Thu nhập của người dân trong làng phần lớn từ tiểu thủ công nghiệp Đây trở thành một lĩnh vực hoạt động độc lập, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của dân cư nông thôn
1.1.2 Phân loại làng nghề
Cho đến nay ngành nghề trong nông thôn rất phong phú và đa dạng, có hàng trăm ngành nghề khác nhau Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể phân loại làng nghề theo các tiêu thức sau:
* Theo lịch sử hình thành:
Bao gồm làng nghề truyền thống và làng nghề mới hình thành
Làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống là những làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời với những sản phẩm danh tiếng được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay
Làng nghề mới hình thành:Làng nghề mới hình thành là do yêu cầu phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống trên cơ sở vận dụng các tiềm năng sản xuất của địa phương (chủ yếu là giải quyết vấn đề lao động) Các làng nghề mới hình thành này do còn non kém về các điều kiện sản xuất nên sản phẩm của làng nghề thường là sản phẩm cấp thấp hoặc ở các công đoạn thô
Trang 15* Theo sản phẩm làm ra:
Có thể phân thành làng nghề sản xuất công cụ thủ công, nguyên liệu cho công nghiệp và làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng dân dụng:
Làng nghề sản xuất công cụ thủ công và nguyên liệu cho công nghiệp: Công
cụ thủ công được tạo ra chủ yếu là từ nghề rèn (cầy bừa, cuốc, dao liềm, hái…) và nghề này có hầu hết ở các vùng nông thôn Các làng nghề chuyên sản xuất công cụ này có nguy cơ phải thu hẹp quy mô sản xuất Các loại nguyên liệu như thép cán, thép thỏi…được tạo ra từ việc tái chế các phế liệu được thực hiện ở nhiều làng nghề, ngay cả làng nghề truyền thống
Làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng dân dụng: Như hàng đồ đồng (đồ thờ cúng,
ấm, nồi, thanh la, nạo bạt, các nhạc cụ bằng đồng, tranh khảm bạc…); hàng đồ gốm sứ (bình, lọ hoa, chậu hoa, bát đĩa, ấm chén, đồ chơi…); hàng sơn mài khảm trai (tranh, hộp trang sức…) chất lượng sản phẩm trong các làng nghề thuộc rất nhiều cấp độ khác nhau
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường làng nghề,
Trang 16cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả, gồm 6
nhóm ngành chính (Hình 1.1), mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ Mỗi nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ gây ảnh hưởng khác nhau tới môi trường
Thủ công mỹ nghệ 39%
Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ 20%
Tái chế phế liếu 4%
Dệt nhuộm,
ươm tơ, thuộc
da 17%
Các nghề khác 15%
Vật liệu xây dựng, khai thác đá 5%
Hình 1.1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2008
1.1.3 Tiêu chí xác định làng nghề
Theo thông tư số 116/2008/TT-BNN ngày 18/12/2008 của BNN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 07/7/2008 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, một số tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau:
* Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau:
Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề
* Tiêu chí công nhận làng nghề:
Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
Trang 17Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước
* Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai của tiêu chí công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống
1.2 Cơ sở thực tiễn nghiên cứu làng nghề
1.2.1 Thực trạng hoạt động các làng nghề trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử (1922);
“Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace (1928) Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International - Hội đồng Quốc tế
về nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung
của các quốc gia có nghề thủ công truyền thống(Ngô Trà Mai, 2008)
Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn Thực tế nhiều quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20 - 30 % đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển ngành nghề có tính
truyền thống dựa theo “Luật nghề truyền thống” (Trần Minh Yến, 2003)
Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển làng nghề còn tồn tại những mặt tiêu cực, đặc biệt là làng nghề làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,… Tình
Trang 18trạng ô nhiễm đã xảy ra ở hầu hết các làng nghề trên thế giới và cần thiết phải có các biện pháp quản lý, khắc phục “Việc sử dụng cộng đồng như những nhà quản lý môi trường không chính thức và tính cộng đồng là công cụ bảo vệ môi trường đã được thực hiện thành công ở một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình
thức khác nhau” (Đặng Đình Long, 2005) Cũng theo Đặng Đình Long, các nghiên
cứu của World Bank đã chứng minh rằng, “dựa trên sức ép của cộng đồng, cộng với việc tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý môi trường có thể cải thiện được
lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”
Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý này như: Côlômbia,Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Bănglađét, Malaysia, Inđônêxia… với phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương, cơ sở nào không tuân thủ Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng đồng Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình quân… Cùng với đó, chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của cộng đồng trong nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa phương
Ở Inđônêxia, dưới áp lực của cộng đồng địa phương bằng việc phát đơn kiện các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua đó chính phủ và các cơ quan kiểm soát ô nhiễm làm trung gian đứng ra giải quyết, buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải đền bù cho cộng
đồng và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Đặng Đình Long, 2005)
Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước và cộng đồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi trường Đây là giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội
1.2.2 Thực trạng hoạt động các làng nghề Việt Nam
* Lịch sử hình thành và phát triển
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Nhiều sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc nông nhàn Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song
Trang 19với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước Ví
dụ, như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Thành phố Đà Nẵng) cũng đã
hình thành cách đây hơn 400 năm (Báo cáo môi trường quốc gia, 2008)
Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển Qúa trình công nghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề đã làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng phổ biến Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng,
tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố
và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thông thường tập trung ở những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn
* Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
Hiện nay, do công nghệ sản xuất ở các làng nghề trên địa bàn cả nước còn lạc hậu, quy mô theo hộ cá thể nên không đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để đầu
tư các công trình bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm Đồng thời, hệ thống các văn bản về quản lý môi trường làng nghề chưa cụ thể và phù hợp với đặc điểm sản xuất
Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn diễn ra nghiêm trọng kéo dài
Do các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, vì vậy không phải tất cả các làng nghề đều gây ô nhiễm và mức
độ cũng như dạng ô nhiễm gây ra là không giống nhau
Trang 20Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
BOD5, COD, độ màu, tổng
N, hóa chất, thuốc tẩy, Cr6+
Xỉ than, tơ sợi, vải vụn, cặn
Ô nhiễm nhiệt ( gốm sứ)
- - Bụi, SO2, H2S, hơi kiềm
- Bụi, CO, hơi kim loại, hơi axit, Pb, Zn, HF, HCL, THC
- Bụi, CO, Cl2, HCL, THC
Hơi dung môi
- Ph, BOD5, COD, SS, tổng N, tổng P, độ màu
- - COD, SS, dầu mỡ, CN-, kim loại
- BOD5,COD, tổng P, độ màu, dầu mỡ
- - Bụi giấy, tạp chất từ giấy phế liệu, bao bì hóa chất
- - Xỉ than, rỉ sắt, vụn kim loại nặng (Cr6+, Zn2+…)
- - Nhãn mác, tạp không tái sinh, chi tiết kim loại, cao su
Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005
Trang 21Ô nhiễm không khí:
Đối với các làng nghề, ô nhiễm không khí bao gồm các dạng ô nhiễm do bụi,
do khí độc hại, ô nhiễm mùi và ô nhiễm tiếng ồn Các làng nghề tái chế mọc lên ngày càng nhiều, làm cho vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng
Tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, hàm lượng chất ô nhiễm thường tăng cao cục bộ xung quanh lò nung, có nơi hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn
cho phép từ 3 - 8 lần, hàm lượng SO có nơi vượt đến 6,5 lần (Đặng Kim Chi, 2005)
Trong số các làng nghề thủ công mỹ nghệ, môi trường không khí xung quanh khu vực sản xuất của làng nghề chế tác đá, làng nghề chạm gỗ bị ô nhiễm nghiêm trọng do bụi và tiếng ồn Đặc biệt, trong bụi phát sinh từ hoạt động chế tác đá còn chứa một lượng không nhỏ SiO2 (0,56 - 1,91% tại làng nghề đá Non Nước - Đà Nẵng) rất có hại cho sức khỏe Tại làng nghề sản xuất mây tre đan, không khí thường bị ô nhiễm bởi SO2 (phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan) Ở tỉnh Thái Bình, nơi có 40/210 làng nghề làm mây tre đan, có tới 800 lò sấy lưu huỳnh thải ra lượng khổng lồ khí SO2 từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan Môi trường vi khí hậu ở các làng nghề dệt bị ô nhiễm bởi tiếng ồn do các máy dệt thủ công Mức ồn có nơi vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 4 - 14 dBA (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
Khác với các nhóm làng nghề trên, sản xuất tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ phát sinh ô nhiễm không khí không chỉ do sử dụng nhiên liệu mà còn do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, chất thải rắn tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3, CH4 và các khí ô nhiễm gây mùi tanh
thối rất khó chịu, nhất là ở các cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm (Đặng
Kim Chi, 2005)
Ô nhiễm nước:
Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề những năm gần đây cho thấy, mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng cao hơn trước Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề không giống nhau, phụ thuộc trực tiếp vào loại công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất
Chế biến lương thực, chăn nuôi, giết mổ gia súc, ươm tơ, dệt nhuộm là
Trang 22những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao Trong đó phải kể đến hoạt động sản xuất tinh bột từ sắn và dong giềng với 60 - 72% nước thải (phát sinh từ khâu lọc tách bã và tách bột đen) có pH thấp, mức ô nhiễm BOD5, COD vượt TCVN 5945-
2005 loại B trên 200 lần Dệt nhuộm là loại hình có nhu cầu hóa chất rất lớn Khoảng 85 - 90% lượng hóa chất này hòa tan nước thải Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy độ màu có nơi lên tới 13.000 Pt-Co, hàm lượng COD, BOD5 gấp 2 -
15 lần TCVN, đặc biệt Coliform vượt hàng nghìn lần TCVN Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng có nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hóa chất, axit, muối kim loại,
xianua và các kim loại nặng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
Làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Hà Nội), là một minh chứng của sự ô nhiễm Theo kết quả khảo sát, nhiều chỉ tiêu môi trường tại Thanh Thùy vượt quá tiêu chuẩn cho phép như BOD5 vượt 1,86-7,06 lần, COD vượt 2,46-11,16 lần, NH4 vượt 1,1-7,64 lần, lượng dầu mỡ thải ra môi trường vượt 6,5-11 lần,
Colifom vượt 12-30,6 lần (Đặng Kim Chi, 2013)
Chất thải rắn:
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất Đối với các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, chất thải rắn giàu chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học gây mùi xú uế Với sản lượng 52.000 tấn tinh bột/năm, làng nghề Dương Liễu phát sinh tới 105.768 tấn bã thải, phần không nhỏ cuốn theo nước thải gây bồi lắng hệ thống thu gom, các ao hồ trong khu vực và gây ô nhiễm nghiêm trọng nước mặt, nước dưới đất Ngoài ra, việc đốt than làm nhiên liệu cũng tạo ra
lượng lớn xỉ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
Làng nghề may gia công, da giầy tạo ra chất thải rắn như vải vụn, da vụn gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo với lượng thải lên tới 2 - 5 tấn/ngày (làng nghề Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương: 4 - 5 tấn/ngày) Đây là loại chất thải rất khó phân hủy nên không thể xử lý bằng chôn lấp Từ nhiều năm nay loại chất
Trang 23thải rắn này chưa được thu gom xử lý mà đổ khắp nơi trong làng, gây mất mỹ quan
và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái Các làng nghề tái chế cũng tạo ra lượng chất thải không nhỏ Làng nghề tái chế giấy Dương ổ - Bắc Ninh thải ra 4 - 4,5 tấn chất thải/ngày, làng tái chế nhựa Trung Văn và Triều Khúc thải 1.123 tấn/năm Cho đến
nay các chất thải rắn này vẫn chưa được xử lý triệt để (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
* Hiện trạng quản lý các làng nghề
Cùng với việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề, ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền Nhận thức được vấn đề đó, bảo vệ môi trường làng nghề đã được đề cập tại nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước.Tuy nhiên, do các quy định không xét đến tính đặc thù riêng của làng nghề nên đến nay, tại các làng nghề việc thu phí BVMT đối với chất thải, quản lý chất thải nguy hại,… không được thực hiện
Các văn bản này trên thực tế đã góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, định hướng phát triển bền vững làng nghề.Tuy nhiên, dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng quản lý môi trường làng nghề vẫn đang còn nhiều tồn tại, bất cập chưa được giải quyết ở các mức độ và cấp độ quản lý khác nhau
Một số địa phương có làng nghề cũng đã chú ý đến việc ban hành các văn bản liên quan đến làng nghề nhằm cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ ở địa phương Cho đến nay, những yêu cầu về BVMT tại các làng nghề như đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, các biện pháp giảm thiểu phát sinh khí thải cũng như quy định theo các đặc thù riêng của mỗi loại hình sản xuất làng nghề chưa có văn bản luật nào đề cập tới
Một hạn chế khác là tình trạng chồng chéo trong quản lý Trách nhiệm trong vấn đề BVMT làng nghề giữa các Bộ, ngành và giữa Bộ, ngành với địa phương chưa được cụ thể hoá dẫn đến việc thiếu các hướng dẫn, định hướng và hỗ trợ trong sản xuất tại các làng nghề theo hướng thân thiện môi trường Thiếu sự phối hợp chặt chẽ từ cấp Trung ương tới địa phương nên các giải pháp phòng ngừa, xử lý ô nhiễm cũng như BVMT làng nghề khó thực thi và đạt hiệu quả mong muốn tới cấp cơ sở
Trang 24Ngoài ra, còn phải kể đến một loạt nguyên nhân khác làm vấn đề môi trường
ở làng nghề tiếp tục suy thoái Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường cũng như thanh tra việc thi hành luật tại các làng nghề chưa được thường xuyên và triệt để, xử phạt hành chính các hành vi gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề còn chưa nghiêm, mới chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, chưa áp dụng được các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính Các công cụ giám sát, BVMT làng nghề như công cụ kinh
tế, quan trắc chưa được triển khai mạnh mẽ Các quan trắc môi trường làng nghề của các đề tài, dự án đã góp phần cung cấp số liệu về diễn biến ô nhiễm nhưng lại thường chỉ tiến hành một lần trong giai đoạn nghiên cứu mà ít khi có điều kiện triển khai tiếp sau khi đề tài, dự án kết thúc Trình độ nhận thức về BVMT còn yếu kém
và tính cộng đồng của làng nghề cũng góp phần làm gia tăng mức ô nhiễm Thiếu nhân lực và tài chính cũng là cản trở không nhỏ đối với công tác BVMT làng nghề
1.2.3 Thực trạng môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh
* Phân loại làng nghề Bắc Ninh
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu Đến nay, tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh) Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng
Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước
Trang 25Bảng 1.2: Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh
1 Sản xuất các sản phẩm từ tinh bột 08 Mỳ gạo, bún khô, bánh đa nem
4 Sản xuất đồ gỗ công cụ sản xuất, mộc
11 Sản xuất các sản phẩm từ tre, nứa, lá 07 Thúng, rổ, rá
20 Sản xuất công cụ cầm tay bằng kim
khắc
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh)
Trang 26* Tình tr ạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh
Các chất thải phát sinh tại các làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường nghiêm trọng; gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe người lao động và người dân xung quanh Ô nhiễm tại các làng nghề khảo sát có các đặc điểm sau:
Ô nhiễm tại các làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi của làng nghề Do quy mô sản xuất nhỏ, xen lẫn trong khu dân cư nên đây là dạng ô nhiễm khó kiểm soát Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù hoạt động sản xuất; những tác động của các chất thải cũng khác nhau Đối với loại hình sản xuất giấy tái chế, sản xuất lương thực thực phẩm thì ô nhiễm hữu cơ mang nét đặc trưng điển hình, trong khi làng nghề tái chế kim loại thi ô nhiễm chất vô cơ Qua quá trình tìm hiểu về quy trình công nghệ sản xuất, tình trạng thiết bị, quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề cho thấy các dạng ô nhiễm như sau (xem bảng 1.3):
Bảng 1.3: Các dạng chất thải phát sinh tại một số làng nghề
địa bàn tỉnh Bắc Ninh
TT Công đoạn
sản xuất
Loại chất thải phát sinh Thành phần chất thải
I Làng nghề Châu Khê
Chất thải rắn
Bụi Chất thải vô cơ, phế liệu
các vật liệu bám theo phế liệu, nhiệt
Trang 27TT Công đoạn
sản xuất
Loại chất thải phát sinh Thành phần chất thải
Chất thải rắn Chất thải vô cơ, phế liệu
Chất thải rắn
Bụi, CO, SO2, NO2, hơi kim loại,
Xỉ than, vụn kim loại
III Làng nghề giấy Phú Lâm
Chất thải rắn
Bụi Đinh ghim, nylon…
Nước thải
Hơi kiềm
pH cao
Xỉ than
Chất thải rắn
Bụi Lõi thừa
Chất thải rắn
Bụi gỗ, tiếng ồn Dăm bào, vụn gỗ
4 Dựng thô, vào khung Khí thải Hơi keo cồn, tiếng ồn
5 Làm phẳng, tạo hình Khí thải
Chất thải rắn
Bụi gỗ, tiếng ồn Vụn gỗ
Trang 28TT Công đoạn
sản xuất
Loại chất thải phát sinh Thành phần chất thải
COD, BOD5¸sunfua, NH3
2 Nghiến đốt, cạo tinh Bụi
Chất thải rắn
Bụi
vỏ tinh tre nứa
3 Hun, sấy bằng rơm
trộn đất sét
Bụi Khí thải
4 Gia công sản phẩm Chất thải rắn Đầu tre nứa, sản phẩm hỏng
VI Làng nghề Đại Lâm
Nước thải Chất thải rắn
Bụi than, SO2, NO2, CO COD, BOD, NH3, S2-
Nguồn: Số liệu điều tra của Trung tâm QTTN & MT tỉnh Bắc Ninh
Từ Bảng 1.3 cho thấy, các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh tác động nhiều nhất đến hai thành phần môi trường là: Môi trường không khí và môi trường nước Trong đó, các làng nghề tái chế kim loại, đồ gỗ thường tác động nhiều nhất đến môi trường không khí Tuy nhiên, các làng nghề sản xuất giấy tại Phong Khê, Phú Lâm; làng nghề nấu rượu Đại Lâm; hay làng nghề Mây tre đen Xuân Lai lại gây ô nhiễm môi trường nước một cách nghiêm trọng do đặc tính nguồn thải có chứa nồng độ
Trang 29các chất ô nhiễm hữu cơ cao, chất thải hầu như chưa qua xử lý, xả thải trực tiệp ra môi trường nên áp lực môi trường rất lớn
Ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề hiện đang trở thành vấn đề môi trường nổi cộm cần phải tập trung nghiên cứu và giải quyết của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững các làng nghề
1.2.4 Thực trạng hoạt động các làng nghề mây tre đan
* Tình hình phát triển của làng nghề mây tre đan
Với nguồn tài nguyên tre, nứa phong phú và óc thẩm mỹ, khéo léo, sáng tạo của người dân Việt đã tạo nên một sắc thái văn hóa đặc biệt cho các sản phẩm mây tre đan Theo số liệu điều tra của tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), trong tổng số 2017 làng nghề của cả nước, làng nghề mây tre đan có số lượng lớn nhất với
713 làng nghề, chiếm 35,35% tổng số làng nghề ở Việt Nam
Bên cạnh hình thức tổ chức sản xuất phổ biến là hộ chuyên và hộ đã, đang hình thành nhiều cơ sở (doanh nghiệp, HTX, ) trực tiếp sản xuất và xuất khẩu mây tre đan.Mây tre đan là một trong 31 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu được 157,3 triệu đô la Mỹ Con số này tăng nhanh chóng và đạt 246,7 triệu đô la Mỹ vào năm 2007 Tuy nhiên, đến năm 2008 có sự giảm nhẹ (199,6 triệu đô la Mỹ) và giảm đột ngột vào năm 2009 và 2010, chỉ còn lần lượt 22,1 và 27,4 triệu đô la Mỹ Từ năm 2011 đến năm 2013, sản lượng xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam đã tăng nhanh chóng trở lại, thu được 229,7 triệu đô
la Mỹ tính đến sơ bộ năm 2013 (Tổng cục Thống kê, 2014)
* Quy mô làng nghề mây tre đan
Các làng nghề mây tre đan phần lớn đều có quy mô nhỏ và vừa, nằm xen kẽ với khu dân cư, hình thành chủ yếu trên cơ sở gia đình, kinh nghiệm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Số lượng công nhân không nhiều, khoảng 6 người/hộ sản xuất và thường có nguồn thu nhập không ổn định
* Phân bố làng nghề mây tre đan
Đa số các làng nghề này nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất đang từng bước được cơ khí hóa Một số tỉnh thành phố tập trung với số lượng lớn các làng nghề
Trang 30mây tre đan: Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Ninh… Một số các làng nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ truyền thống rất nổi tiếng như mây tre đan Bằng Sở, Phú Vinh – Hà Nội, mây tre đan Xuân Lai – Bắc Ninh…
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp mây tre đan đang gặp nhiều trở ngại và nguy cơ trong việc phát triển, cạnh tranh từ các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và Inđônesia rất khốc liệt Theo nghiên cứu lĩnh vực Mây tre đan năm 2006 của Oxfam Vietnam, ngành mây tre đan của Việt Nam có rất nhiều lợi thế cạnh tranh như nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí nhân công thấp, lao động có tay nghề tốt, là một nghề truyền thống lâu năm Tuy nhiên, các sản phẩm mây tre đan lại chưa có thương hiệu được thừa nhận trên thị trường quốc tế do còn gặp một số trở ngại, khó khăn như :
Bảng 1.4: Phân bố làng nghề sản xuất mây tre đan
trong 8 vùng kinh tế ở nước ta
Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn, năm 2006
Thứ nhất: Khó khăn về vốn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất và vốn luân chuyển
Thứ hai: Chất lượng mẫu mã sản phẩm chậm được cải tiến, khả năng cạnh tranh thấp
Thứ ba: Cơ sở hạ tầng của các làng nghề còn yếu kém không đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề
Trang 31Thứ tư: Việc phát triển nguồn nhân lực, đưa nghề truyền thống cũng như nghề mới truyền lại cho lớp sau còn gặp nhiều khó khăn về tâm lý, kinh phí
Thứ năm: Thị trường đầu ra của các làng nghề còn nhỏ hẹp, chưa ổn định, chưa được mở rộng đáng kể, nhất là thị trường quốc tế mặc dù nhu cầu của quốc tế
là rất lớn, xuất khẩu phải qua trung gian
Thứ sáu: Nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào chưa ổn định do chủ yếu dựa vào thương nhân trong tỉnh và nơi khác cung cấp
* Quy trình sản xuất mây tre đan
Mặc dù máy móc được sử dụng để chẻ mây tre nhưng về cơ bản các công đoạn sản xuất đều làm thủ công
Quy trình sản xuất chung có thể mô tả như hình sau:
Hình 1.2: Quy trình sản xuất mây tre đan
* Các vấn đề môi trường của làng nghề mây tre đan
Hầu hết các làng nghề mây tre đan ở nước ta hiện nay đều có quy trình sản xuất tương đối đơn giản, chủ yếu bằng thủ công Đặc thù công nghệ sản xuất ở các làng nghề phần lớn là các máy móc thô sơ, lạc hậu, chắp vá Thiết bị phần lớn là đơn giản, không đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường Thường sử dụng các nhiện liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử dụng) để hạ giá thành sản phẩm Tuy lượng chất thải của làng nghề loại này không lớn nhưng chứa nhiều thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước
Trình độ người lao động ở các làng nghề, chủ yếu là lao động thủ công, văn hóa thấp, số lao động chỉ tốt nghiệp cấp I, II chiếm trên 60% Kiến thức tay nghề chưa cao dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên liệu, làm tăng phát thải các chất ô nhiễm
Nhập
Chuốt
Đan, đánh bóng, phun sơn
Sấy lưu huỳnh
Xông lưu huỳnh
Chẻ theo mẫu Mây, tre,
giang
Trang 32Từ công nghệ và quy trình sản xuất nêu trên, các tác động môi trường chính của sản xuất mây tre đan có thể liệt kê như sau:
Giai đoạn ngâm tre, nứa, vầu nguyên liệu: Thực hiện tại các ao làng làm nước chuyển màu đen, bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí
Tẩy trắng nguyên liệu: Thực hiện ở các bể xây tại hộ gia đình, nước thải chứa xút, gia ven, chất hữu cơ không được xử lý xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm đất, nước, mùi hóa chất độc hại
Chẻ nguyên liệu: Gây bụi không khí (bụi tướp nguyên liệu), khói đốt nguyên liệu thừa âm ỉ liên tục
Luộc, nhuộm: Luộc thành phẩm bằng than đá gây ô nhiễm không khí, nước thải sau nhuộm chứa nhiều loại hóa chất và phẩm màu thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nước, đất
Hun, sấy lưu huỳnh: Ô nhiễm không khí do khí lưu huỳnh, nguyên nhân chính của bệnh hô hấp tăng cao
Nhúng keo, phun sơn sản phẩm: Mùi hóa chất, sơn, dung môi gây khó thở cho người lao động và người dân xung quanh; các hóa chất thừa thải ra môi trường gây ô nhiễm nước
Theo kết quả nghiên cứu của TS Vũ Hoàng Hoa và ThS Phan Văn Yên (2014) tại làng nghề mây tre đan thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ,
Hà Nội cho thấy nước mặt trong vùng không thể dùng cho mục đích sinh hoạt do lượng oxy hòa tan trong nước thấp, ô nhiễm sắt, nitơrit, amoniac cao, lượng chất hữu cơ trong nước lớn Kết quả phân tích các mẫu nước giếng khoan cho thấy nước
có hàm lượng sắt tương đối cao, các mẫu nước ngầm có biểu hiện ô nhiễm chất hữu
cơ và vi sinh vật ở mức độ cao
Trang 33làng nghề; Cơ sở sản xuất trong các KCN, CCN và làng nghề phải thực hiện các yêu cầu về BVMT: xử lý nước thải; thu gom và vận chuyển chất thải rắn; quản lý chất thải nguy hại và đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về BVMT, nộp đầy đủ các phí BVMT”
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT: Đến nay, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT đã được xây dựng để áp dụng cho mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không phân biệt nằm trong khu vực nông thôn, làng nghề, khu đô thị, công nghiệp hay các khu vực khác
Các văn bản có liên quan:
Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn
Nghị định số 66/2006/TT-BNN ngày 07/07/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn ;
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 20/12/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hộ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ trong đó có quy định một trong các nội dung được hưởng hỗ trợ
Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2030 Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam
Ngày 2/9/2012 Phó Thủ tường Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ký Quyết định số 1206/QĐ-TT phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm
và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015: Chính phủ đã quyết định dành 5.863
tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trong giai đoạn 2012 – 2015 Trong đó, 2.420 tỷ đồng dành cho dự án khắc phục ô nhiễm ở 47 làng nghề (ngân sách Trung ương chi 1.420 tỷ đồng, ngân sách
Trang 34địa phương đóng góp 700 tỷ đồng, huy động từ các tổ chức, cá nhân 300 tỷ đồng)
Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ phí BVMT đối với nước thải;
Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính – Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện Nghị định số số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ phí BVMT đối với nước thải; Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/09/2007;
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn; Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn; Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-
CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn;
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ TN&MT quy định về quản lý chất thải nguy hại;
Thông tư số 07/2007/ TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ TN&MT hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý
Bên cạnh đó, một số địa phương cũng đã ban hành các quyết định về hoạt động quản lý làng nghề tại địa phương:
- Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020;
Trang 35- Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội ban hành “Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội”
Những văn bản pháp lý trên chính là cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động của các làng nghề từ cấp Trung ương đến địa phương
Trang 36Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng môi trường nước làng nghề mây tre đan Xuân Lai
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Làng nghề mây tre đan Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi thời gian: Từ tháng 06 năm 2013 đến tháng 06 năm 2014
2.2 Nội dung nghiên cứu
Điều tra về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của làng nghề mây tre đan Xuân Lai
Điều tra về hiện trạng sản xuất và phát sinh chất thải của làng nghề mây tre đan Xuân Lai
Đánh giá hiện trạng môi trường nước của làng nghề mây tre đan Xuân Lai
Đề xuất được một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề mây tre đan Xuân Lai
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này sử dụng để thu thập thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho
đề tài nghiên cứu, bao gồm:
Thu thập thông tin, số liệu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của làng nghề mây tre đan Xuân Lai như Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2013,…
Thu thập thông tin về hiện trạng sản xuất của làng nghề mây tre đan Xuân Lai
2.3.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi
Để điều tra thu thập các thông tin về tình hình sản xuất, các vấn đề môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chúng tôi đã tiến hành thiết kế các phiếu điều tra để phỏng vấn hộ gia đình tại làng nghề Xuân Lai, cụ thể:
Trang 37Tiêu chí điều tra: Quá trình điều tra được tiến hành với 02 đối tượng là các hộ sản xuất và hộ không sản xuất Đối với hộ sản xuất phân theo quy mô: Hộ sản xuất lớn, trung bình và nhỏ và theo phân bố của các cơ sở theo không gian làng nghề
Điều tra các hộ sản xuất mây tre đan 30 phiếu: Trong đó xóm ngoài điều tra
15 phiếu, xóm trong 10 phiếu và xóm trại 5 phiếu Số lượng phiếu được phân
bổ theo số lượng các hộ sản xuất của từng xóm Bảng 2.1
Bảng 2.1 Phân bổ phiếu điều tra các hộ sản xuất tại làng nghề Xuân Lai
2.3.3 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu
2.3.3.1 Phương pháp lấy mẫu nước
* Số lượng và vị trí lấy mẫu
Tiến hành quan trắc lấy mẫu nước mặt, nước ngầm, nước thải Trong đó, nước mặt lấy tại 04 vị trí; nước ngầm 02 vị trí và nước thải 03 vị trí Sơ đồ hướng dòng chảy và vị trí lấy mẫu được thể hiện ở (Hình 2.1)
Trong đó mẫu NM1 là mẫu nước ao ngâm tre, nứa chịu tác động trực tiếp của hoạt động sản xuất
NM2 cũng chịu tác động trực tiếp của nước ao ngâm tre và thêm cả nguồn nước sinh hoạt, ao tĩnh không có sự lưu thông nước
NM3 và NM4 chịu tác động của nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt nhưng nước động, có sự hòa trộn và trao đổi nước nước
Với các mẫu nước ngầm NM1 được lấy tại hộ sản xuất, gần khu vực nước
Trang 38mặt bị ô nhiễm bởi các ao ngâm tre, nứa NM2 lấy tại hộ không sản xuất và không gần khu vực nước mặt bị ô nhiễm
Nước thải: NT1 và NT2 là nước thải của các công ty sản xuất tư nhân về mây tre đan, co quy mô lớn NT3 là nước thải tại cống thải chung của làng nghề nơi
mà nước thải sản xuất của nhiều hộ được pha trỗn với nhau, thậm trí có cả sự pha trộn với nước thải sinh hoạt
Hình 2.1: Sơ đồ hướng dòng chảy và vị trí lấy mẫu của làng nghề
mây tre đan Xuân Lai
Vị trí lấy mẫu và ký hiệu các mẫu nước được trình bày trong Bảng 2.2
Trang 39Bảng 2.2: Vị trí và ký hiệu các mẫu nước tại làng nghề Mây tre đan Xuân Lai STT Ký hiệu
xuất mây tre đan
Nước thải
7 NT1 Nước thải từ bể ngâm của công ty xuất nhập khẩu Xuân Lai
8 NT2 Nước thải từ bể ngâm của công ty cổ phần giải pháp Xuân Lai
* Tần suất lấy mẫu:
Các mẫu nước mặt, nước ngầm và nước thải được tiến hành trong vòng 2 năm từ 2013-2014 với 04 lần lấy mẫu (mỗi lần cách nhau 04 tháng) Thời gian lấy mẫu cụ thể được chỉ ra trong Bảng 2.2
Bảng 2.2 Thời gian các đợt lấy mẫu nước tại làng nghề Xuân Lai
Trang 40* Phương pháp lấy mẫu và các chỉ tiêu phân tích
Các mẫu nước được lấy theo thủ tục hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Cụ thể, mẫu nước mặt được lấy theo TCVN 5994-1995; nước ngầm được lấy theo TCVN 6000-1995
Các mẫu được bảo quản lạnh ở nhiệt độ < 4oC và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước
Các chỉ tiêu phân tích gồm: pH, DO, TSS, BOD5, COD, Amoni (NH4+), Nitrit (NO2-), Nitrat, Phốtphat (PO43-), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Chì (Pb),Crom VI(Cr), Asen (As), Clorua (Cl-), Mangan (Mn), Sunfua,Thủy ngân (Hg), Tổng dầu mỡ, Độ cứng, Coliform
2.3.2.2 Các phương pháp phân tích chất lượng nước
Các thông số đo nhanh như: pH, DO được tiến hành đo ngay tại hiện trường bằng các thiết bị đo cầm tay
Các thông số khác được phân tích trong phòng thí nghiệm tại Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bắc Ninh theo các thủ tục quy định của Bộ Tài nguyên
và Môi trường (Bảng 2.3)
Bảng 2.3 : Danh mục các chỉ tiêu và phương pháp phân tích
pH TCVN 6492 - 1999 - Chất lượng nước - Xác định pH
DO TCVN 5499 1995 Chất lượng nước Xác định oxy hoà tan
-Phương pháp Winkler TSS TCVN 6625 - 2000 - Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng
bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh BOD5
TCVN 6001 - 1995 - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ng ày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng
COD TCVN 6491 - 1999 - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học Amoni