Thực trạng đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 59)

4.3.2.1 Tình hình đào tạo nghề cho lao động

Sau khi bị thu hồi đất, căn cứ vào các quy định của Chính Phủ, quận Ninh Kiều cũng đã cố gắng giúp ngƣời dân trong việc đào tạo nghề, nhất là đối với những lao động trẻ, nhằm giúp họ tìm kiếm đƣợc việc làm mới trong công nghiệp và dịch vụ với thu nhập cao hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc đào tạo nghề cho ngƣời lao động diễn ra không có bài bản, thiếu chiến lƣợc và kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, số lao động mất đất, không có nghề, cần đào tạo thì nhiều, song thực tế đào tạo không đƣợc bao nhiêu và việc làm của ngƣời mất đất về cơ bản vẫn chƣa tiến triển theo hƣớng tiến bộ, chƣa theo mong muốn. Điều này có thể thấy rõ qua kết quả điều tra. Bảng 4.12 cho thấy mức độ đào tạo mà ngƣời lao động nhận đƣợc từ địa phƣơng là rất thấp, các hộ bị thu hồi đất vẫn tự đào tạo là chính. Tuy nhiên, bình quân chỉ có 0,17 lao động/hộ đƣợc đào tạo sau khi bị thu hồi đất.

Bảng 4.12: Tình hình đào tạo nghề cho lao động bị mất đất

ĐVT: ngƣời

Tình hình đào tạo Nhà nƣớc

đào tạo

Gia đình tự đào tạo

Số lao động đƣợc đào tạo nghề 0 10

Số lao động có việc làm sau khi đƣợc đào tạo 0 10

50

4.3.2.2 Lý do người lao động không tham gia các lớp đào tạo nghề của địa phương

Từ bảng 4.12 ta thấy một thực tế là lao động không chấp nhận tham gia các lớp đào tạo nghề của địa phƣơng. Do đó, đề tài đã tiến hành điều tra và xác định đƣợc một số nguyên nhân nhƣ sau:

Về thông tin đào tạo nghề, thông tin đào tạo nghề cho lao động đƣợc chính quyền địa phƣơng tuyên truyền vận động với nhiều hình thức nhƣ: thông báo qua các buổi họp chi hội/tổ (hội nông dân, hội phụ nữ, hội đoàn thanh niên) để thông báo đến từng đối tƣợng lao động. Tuy nhiên, số hộ có chú ý đến vấn đề thông tin đào tạo không nhiều, trong 60 hộ đƣợc phỏng vấn chỉ có 9 hộ có nghe thông tin về đào tạo thông qua đi dự họp chiếm tỷ lệ 15%, số hộ còn lại phần lớn không tham gia các buổi họp hay không quan tâm đến vấn đề này. Mặc khác, do địa bàn nghiên cứu là khu tái định cƣ đang trong giai đoạn hoàn thiện nên các phƣơng tiện đại chúng nhƣ loa phát thanh, internet,…chƣa đƣợc đầu tƣ tốt. Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình tiếp nhận thông tin đào tạo nghề từ địa phƣơng đến ngƣời lao động.

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Hình 4.2 Tiếp nhận thông tin đào tạo nghề từ địa phƣơng

Bên cạnh những lao động không nhận đƣợc thông tin về đào tạo nghề của địa phƣơng, số lao động còn lại mặc dù có nghe qua nhƣng vẫn không tham gia vào quá trình đào tạo nghề do những nguyên nhân sau:

15%

85%

có nghe không có nghe

51

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Hình 4.3 Lý do ngƣời lao động không tham gia đào tạo nghề tại địa phƣơng

Chất lượng dạy nghề thấp, mặc dù có nhu cầu học nghề để nâng cao tay nghề, nhƣng hầu hết lao động đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động chỉ dừng lại ở trình độ sơ cấp (hiểu biết cơ bản). Ngoài ra, ngƣời lao động thông qua ngƣời thân, bạn bè đã từng tiếp xúc với học nghề nên nắm đƣợc một số thông tin về chất lƣợng dạy nghề nhƣ: thời gian dạy quá ngắn nên ngƣời lao động chƣa kịp tiếp thu kiến thức và thành thạo tay nghề, dạy lý thuyết nhiều, trang thiết bị chƣa đầy đủ, giáo viên dạy chủ yếu là truyền đạt lý thuyết suông không có hình ảnh minh họa,… . Bên cạnh đó, các lớp đào tạo nghề ngắn hạn tại địa phƣơng thƣờng dạy mang tính chất cơ bản và dạy lý thuyết nhiều hơn thực hành. Thời gian đào tạo thƣờng khoảng 1 – 3 tháng và học buổi đứng (từ 8h-14h). Thêm vào đó, dụng cụ thực hành không đủ và cũ kỹ lạc hậu và trình độ học vấn trong nhóm khác nhau nên rất khó truyền đạt. Do đó, chất lƣợng dạy nghề thấp là nhận định chung của lao động.

Khó xin được việc làm, đây là vấn đề quan trọng mà ngƣời lao động quan tâm trƣớc khi quyết định học nghề. Điều này một phần là do trình độ học vấn của lao động thấp và việc học nghề chỉ diễn ra trong ngắn hạn nên tay nghề yếu. Ngoài ra, với giấy chứng nhận sơ cấp và không đƣợc giới thiệu việc làm nên ngƣời lao động lo sợ không tìm đƣợc việc làm, nếu xin đƣợc thì trả lƣơng rất thấp không đủ chi phí sinh hoạt nên cũng không mặn mà để làm. Tử đó, lao động cũng không thiết tha với việc học nghề.

Hỗ trợ tiền ăn ít, việc miễn phí tiền học và trợ cấp tiền ăn 10.000đ/ngày hoặc là nhận bộ dụng cụ sau khi học nghề là một cơ hội tốt để ngƣời lao động tiếp cận học nghề. Tuy nhiên, với thời buổi giá cả tăng vọt nhƣ hiện nay thì hỗ

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Chất lƣợng dạy nghề thấp Khó xin đƣợc việc làm Hỗ trợ tiền ăn ít Không tạo thu nhập trong thời gian học nghề Ngành nghề học không phù hợp 44,4 77,8 55,6 77,8 33,3 %

52

trợ trên là quá thấp, đặc biệt đối với lao động có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.

Không tạo ra thu nhập trong thời gian học nghề, nhiều ngƣời là lao động chính trong gia đình, vì vậy khi các lao động này đi học nghề thì gia đình sẽ thiếu lao động chăm lo công việc nhà. Bên cạnh đó, đối tƣợng học trong chƣơng trình đào tạo nghề phần lớn là hộ nghèo nên trong thời gian học nghề thì không có thu nhập dẫn đến thiếu chi tiêu cho gia đình trong thời gian học nghề. Đây là một hạn chế làm cho lao động không đến với các lớp học nghề.

Ngành nghề học không phù hợp, cơ cấu nghề đào tạo chƣa phù hợp, chƣa bổ sung kịp thời các nghề mới theo yêu cầu của thị trƣờng lao động. Số lƣợng chƣơng trình khung và chƣơng trình dạy nghề đã lạc hậu. Một số ngành nghề đã và đang mở trong thời gian qua: may gia dụng, đan đác, chầm nón, sửa xe gắn máy, cắt, uốn tóc,…

Từ kết quả phân tích trên, ta rút ra một số nhận xét sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, mặc dù chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất đã thực hiện trong nhiều năm qua nhƣng thực tế chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân địa phƣơng. Các cơ chế, chính sách về dạy nghề ngắn hạn cho lao động chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, dẫn tới sự chồng chéo, kém hiệu quả và bất cập nhƣ bị giới hạn về đối tƣợng, thời gian đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo thấp. Cùng với đó là công tác tƣ vấn nghề, dự báo của thị trƣờng lao động quá thiếu, không đầy đủ và kịp thời khiến ngƣời lao động lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm kiếm việc làm sau khi học nghề. Nên dẫn đến sự thiếu tin tƣởng của ngƣời dân đối với công tác đào tạo nghề tại địa phƣơng.

Hai là, số lao động đƣợc đào tạo là do chính gia đình tự bỏ kinh phí (phần nhà nƣớc bồi thƣờng thông qua giá bồi thƣờng đất) ra để đi đào tạo, và sau đó ngƣời lao động cũng tự tìm việc làm.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 59)