TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 36)

3.1.1 Vị trí địa lý

Nguồn: trường Đại học Cần Thơ, 10/2013

Hình 3.1 Bản đồ hành chính TP Cần Thơ

Từ ngày 01/01/2004 TP Cần Thơ đƣợc thành lập trên cơ sở tách từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị Quyết 22/2003/QH11 của Quốc Hội khóa IX và Nghị Định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ, thành phố trực thuộc trung ƣơng duy nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long, một trong năm thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong cả nƣớc

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long (trong vùng trung-hạ lƣu vực sông Hậu), bên bờ tây sông Hậu, nối với đƣờng biển quốc tế theo luồng Định An, cách biển Đông 75km, có quốc lộ 1A thuận tiện giao thông đƣờng bộ nối liền với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km về hƣớng Bắc) và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, có tầm với thuận lợi nhầm mở rộng giao lƣu và ảnh hƣởng kinh tế

27

đến các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh vùng tây nam sông Hậu và Tứ Giác Long Xuyên; mặt khác còn thuận lợi giao thông thủy bộ đến Campuchia.

Diện tích tự nhiên 1.408,95 km2. Thành phố Cần Thơ nằm trong giới hạn 105013’38” – 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” – 10019’38” vĩ độ Bắc.

 Bắc giáp với tỉnh An Giang  Nam giáp với tỉnh Hậu Giang

 Đông giáp với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp qua sông Hậu  Tây giáp với tỉnh Kiên Giang

Thành phố Cần Thơ đƣợc chia ra là 9 đơn vị hành chính, gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh).

Tổng số 76 thị trấn, phƣờng, xã. Trong đó có 6 thị trấn, 35 phƣờng và 35 xã.

3.1.2 Kinh tế - xã hội

Nguồn: niên giám thống kê, 2012

Hình 3.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 (theo giá so sánh 1994)

Trong những năm qua, mặc dù chịu sự ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế và hình hình khó khăn trong nƣớc, nhƣng tình hình kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục đƣợc duy trì ổn định và phát triển. Tổng sản phẩm (GDP) trong năm 2012 đạt 22.012.822 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994) tăng 11,55% so với cùng kỳ, trong đó khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,57%, Công

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 2010 2011 2012 17.292.047 19.734.282 22.012.822 Tỷ đồng

28

nghiệp và xây dựng tăng 9,56%, Dịch vụ tăng 14,95% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu kinh tế nhƣ giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, sản lƣợng lƣơng thực, thu nhân sách, tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội đều có mức tăng trƣởng so với cùng kỳ. GDP 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng trƣởng 8,38% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trƣởng khá cao và hợp lý trong kiều điện sản xuất khó khăn.

Cơ cấu kinh tế của TP Cần Thơ đang chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ là tăng quy mô của tất cả các ngành, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Kết quả chuyển dịch cơ cấu ở ba khu vực giai đoạn 2010 – 2012 đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Nguồn: niên giám thống kê, 2012

Hình 3.3 Cơ cấu tổng sản phẩm của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Trong ba năm qua, TP Cần Thơ đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa và bƣớc đầu gắn sản xuất với thị trƣờng. Tuy nhiên, mức độ ổn định trong quá trình chuyển dịch của cả ba khu vực qua từng năm có sự biến động khá lớn.

Xét trong nội bộ ngành thì kinh tế chuyển dịch theo hƣớng:

Khu vực I: tăng tỷ trọng giá trị thủy sản, dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng giá trị trồng trọt

Khu vực II: tiếp tục tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

Khu vực III: tăng tỷ trọng thƣơng mại, dịch vụ vận tải, tài chính, tín dụng và du lịch. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 10,55 10,96 10,69 44,39 33,49 39,51 45,06 55,56 49,81 KV3 KV2 KV1

29

Bên cạnh những thành tích đạt đƣợc, Cần Thơ với vai trò trung tâm vùng, nhƣng phát triển chƣa xứng tầm. Thành phố có nhiều quy hoạch đƣợc duyệt, nhƣng chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, một dự án mất 2- 3 năm để điều chỉnh, bổ sung gây lãng phí rất lớn. Con ngƣời là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng thời gian qua việc đào tạo nhân lực còn dàn trải, nặng lý thuyết, thiếu thực hành và chƣa huy động hết nguồn lực tri thức (từ các viện, trƣờng đóng trên địa bàn) cho sự phát triển. Thành phố đề ra mục tiêu phát triển theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nhƣng vốn đầu tƣ hạ tầng cơ sở chƣa đạt yêu cầu. Việc phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân còn nhiều khó khăn, huy động nguồn lực xã hội chƣa cao... Do vậy, các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội cần đồng bộ, gắn phát triển kinh tế với an sinh xã hội. Quan trọng là huy động mọi nguồn lực xã hội cho sự phát triển, tập trung đào tạo nhân lực theo địa chỉ, yêu cầu công việc. Đồng thời phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, công nghệ cao.

3.1.3 Dân số và lao động

Thành phố Cần Thơ có dân số trung bình 2012 là 1.220.160 ngƣời tăng bình quân mỗi năm là 0,84% trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong đó lực lƣợng lao động chiếm trên 54% tổng dân số. Trong những năm gần đây, dân số thành thị của Thành phố Cần Thơ có khuynh hƣớng tăng với tốc độ tăng bình quân là 1,14%/năm trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong khi đó, dân số nông thôn mặc dù có tăng nhƣng tốc độ tăng bình quân thấp 0,27%/năm. Dân số thành thị tăng nhanh là do thành phố Cần Thơ trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc trung ƣơng và một số huyện trở thành quận. Thêm vào đó, dƣới tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ nhƣ hiện nay đã thu hút lao động từ nông thôn chuyển dịch ra thành thị để tìm kiếm việc làm.

Về lực lƣợng lao động, trong những năm qua lao động nữ có xu hƣớng tăng nhanh trong khi đó lao động nam có xu hƣớng giảm trong năm 2012, điều này khiến cho tình trạng mất cân bằng giới đang đƣợc thu hẹp lại, lao động nữ đang ngày càng khẳng định bản thân trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, xu hƣớng lao động từ nông thôn chuyển dịch ra thành phố để tìm việc làm dẫn đến lao động khu vực này giảm dần, bình quân hơn 1%/năm. Trong khi đó, lao động ở khu vực thành thị lại tăng rất nhanh hơn 11%/năm. Điều này gây nên những áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trƣờng, hình thành các khu nhà “ổ chuột” và khu nghèo đô thị, gây nên những khó khăn cho công tác quản lý đô thị do sự phức tạp về mặt tổ chức đời sống và sản xuất. Do đó, cần phải tính đến các biện pháp ngăn chặn và hạn chế hiện tƣợng không có lợi này.

30

Bảng 3.1: Dân số và lao động của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 BQ (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng dân số 1.199.817 1.209.192 1.220.160 0,84

1. Phân theo giới tính 1.199.817 100,00 1.209.192 100,00 1.220.160 100,00 0,84

Nam 595.838 49,66 600.968 49,70 606.713 49,72 0,91

Nữ 603.979 50,34 608.224 50,30 613.447 50,28 0,78

2. Phân theo khu vực 1.199.817 100,00 1.209.192 100,00 1.220.160 100,00 0,84

Thành thị 791.055 65,93 799.859 66,15 809.207 66,32 1,14

Nông thôn 408.762 34,07 409.333 33,85 410.953 33,68 0,27

Tổng số lao động 616.602 622.825 663.677 3,78

1. Phân theo giới tính 616.602 100,00 622.825 100,00 663.677 100,00 3,78

Nam 384.765 62,00 387.389 62,00 374.494 56,00 (1,32)

Nữ 231.837 38,00 235.436 38,00 289.183 44,00 12,19

2. Phân theo khu vực 616.602 100,00 622.825 100,00 663.677 100,00 3,78

Thành thị 367.561 60,00 320.312 51,00 432.212 65,00 11,04

Nông thôn 249.041 40,00 302.513 49,00 231.465 35,00 (1,01)

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2012

Cùng với quá trình đô thị hóa, kinh tế của thành phố Cần Thơ lấy công nghiệp và dịch vụ làm trọng tâm để phát triển, số lao động làm việc ở cả ba khu vực đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng lao động ở khu vực I chỉ ở mức thấp, trong khi đó lao động ở khu vực II và III có tốc độ tăng trƣởng cao hơn. Từ đó, có sự chuyển dịch lao động từ khu vực I sang khu vực II và III. Điều này thể hiện xu hƣớng chuyển dịch lao động trong các thành phần kinh tế phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của thành phố trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, tính đến cuối 2011, số lao động trong khu vực I vẫn còn ở mức cao chiếm 42% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Số lao động còn lại trong khu vực II và III tập trung chủ yếu là làm công nghiệp chế biến và thƣơng nghiệp, nhà hàng khách sạn chiếm lần lƣợt là chiếm tỷ trọng 21% và 37% trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Ngoài ra, còn khoảng 220.982 lao động dự

31

trữ phần lớn là học sinh, sinh viên. Đây đƣợc xem sẽ là lực lƣợng lao động kế thừa có chất lƣợng trong tƣơng lai.

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 2011

Hình 3.4 Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2011

3.1.4 Tình hình đào tạo nghề cho lao động

Chính sách của Thành phố Cần Thơ về đào tạo nghề cho lao động

Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2002 đã thực hiện đề án: “Quy hoạch đào tạo nghề từ năm 2002 – 2010”. Đề án đẩy mạnh xã hội hóa để phát huy nguồn lực trong và ngoài nƣớc cho các hoạt động đào tạo nghề và dạy nghề, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tiếp thu công nghệ mới cho ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm,… từng bƣớc đào tạo nghề phổ cập cho ngƣời lao động. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nghề dài hạn nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động (Báo cáo của sở LĐTB-XH TPCT, 2010).

Năm 2006 TP Cần Thơ tiếp tục triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động ngoại thành và bộ đội xuất ngũ đến năm 2010. Theo đó, thành phố phấn đấu đƣa tỷ lệ lao động đến tuổi ở ngoại thành đƣợc đào tạo nghề; đồng thời giải quyết việc làm cho 200.000 lao động. Thành phố sẽ khôi phục các làng nghề truyền thống để tạo việc làm tại chỗ; tăng cƣờng mở rộng đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động tại các khu dân cƣ bị giải tỏa, thu hồi đất, khu dân cƣ vƣợt lũ và hộ nghèo (Bộ LĐTB-XH, 2006)

Tóm lại, để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là rất cần thiết, tuy nhiên để trang bị kiến thức về nghề nghiệp và việc làm cho ngƣời lao động, thì không thể thiếu công tác dạy nghề, do đó việc tƣ vấn học nghề và chọn nghề cho ngƣời lao động theo học cần đƣợc xác định là trọng tâm và then chốt trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu cung ứng lao động có tay nghề phù hợp với thị trƣờng tuyển dụng. 42% 21% 37% Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3

32 Tình hình đào tạo nghề cho lao động

Theo báo cáo tổng kết đề án đào tạo nghề năm 2006 – 2010 về triển khai đề án 1956 của Sở LĐ-TB&XH TPCT thì hơn nữa số lao động chƣa học nghề để chuyển đổi ngành nghề còn lớn, đặc biệt là ở các quận, huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh. Mạng lƣới dạy nghề phát triển không đồng đều chỉ tập trung ở các quận huyện nội thành. Chủ yếu là các trung tâm dạy nghề công lập; quy mô dạy nghề nhỏ lẻ, chƣa đáp ứng và thu hút đƣợc nhiều lao động tham gia học nghề. Nhiều cơ sở dạy nghề thiếu thiết bị dạy nghề nhất là dạy thực hành mà đặc biệt là các trung tâm dạy nghề công lập; cơ cấu trình độ, cơ cấu nghề đào tạo chƣa phù hợp. Các cơ sở dạy nghề chƣa bổ sung kịp thời các nghề mới theo yêu cầu của thị trƣờng lao động. Số lƣợng chƣơng trình và khung chƣơng trình dạy nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhiều chƣơng trình, giáo trình dạy nghề chƣa bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh dịch vụ; thiếu học liệu, tài liệu hƣớng dẫn, các cơ sở dạy nghề không trang bị kịp thời thiết bị phục vụ giảng dạy, thiếu mô hình thực hành, dẫn đến giảm hiệu quả dạy nghề. Mặc khác giáo viên dạy nghề thiếu về số lƣợng, hạn chế về chất lƣợng. Thậm chí thiếu cả giáo viện cơ hữu với những nghề chủ yếu phục vụ địa phƣơng. Chƣa đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa giáo viên dạy lý thuyết và thực hành, phƣơng pháp giảng dạy lạc hậu. Chế độ cho giáo viên dạy nghề chƣa thật sự thu hút ngƣời có trình độ cao và có kinh nghiệm tham gia dạy nghề. Bên cạnh đó cán bộ làm công tác quản lý vừa thiếu về số lƣợng và hạn chế trong công tác dạy nghề. Đặc biệt là một số nghề đào tạo không hiệu quả hoặc đào tạo không theo yêu cầu của thị trƣờng cần. Do đó một số lƣợng lớn học viên sau khi học nghề không tìm đƣợc việc làm hay việc làm không đúng nghề mình đã học dẫn đến công việc làm không ổn định và thu nhập thấp.

Theo Lữ Quang Ngời (2009) thì điểm yếu nhất của các trung tâm dạy nghề là đào tạo xong nhƣng không giới thiệu đƣợc việc làm cho học viên nên không thu hút ngƣời đến học nghề. Mặc khác, dù các hỗ trợ đã và đang đƣợc áp dụng tuy nhiên các hỗ trợ này dƣờng nhƣ chƣa đủ để thu hút ngƣời lao động rời bỏ hẳn công việc hằng ngày để tham gia học nghề (Phạm Bảo Dƣơng và Phùng Quang Hải, 2008).

Phần lớn lao động chƣa tiếp xúc với thông tin nghề nghiệp, có đến 60% hộ lao động cho rằng họ chƣa từng nghe gì về việc đào tạo nghề, ngƣợc lại thì chỉ có 40% nghe nói về hoạt động đào tạo nghề tại địa phƣơng mình. Một điều cần đáng quan tâm ở đây có rất nhiều gia đình cho rằng họ không thích học nghề mà muốn đi làm một cái gì đó để kiếm tiền phụ giúp gia đình thay vì phải chi trả tiền cho việc đi học. Chứng tỏ việc tuyên truyền cho ngƣời dân

33

biết các thông tin về việc đào tạo nghề của quận, huyện vẫn chƣa thực hiện tốt và việc đào tạo các ngành nghề vẫn chƣa phổ biến. Một mặt do trình độ ngƣời dân còn thấp nên chƣa nhận thấy đƣợc lợi ích lâu dài của việc học nghề mà học chỉ quan tâm đến cái lợi trƣớc mắt là làm thế nào để nhanh chóng kiếm đƣợc thu nhập.

Tuy nhiên cũng phải nói đến vấn đề, ngƣời dân còn đang sống trong cảnh thiếu trƣớc hụt sau nên việc phải bỏ ra một khoảng thời gian để học nghề đối với họ là không thể và rất khó đƣợc ngƣời lao động chấp nhận vì trong khoảng thời gian học nghề đó ai sẽ là ngƣời giải quyết vấn đề tài chính cho gia đình bên cạnh đó còn phải lo đến việc sau khi học nghề xong sẽ xin việc ở đâu, nơi nào thích hợp, thu nhập nhƣ thế nào. Hàng loạt câu hỏi đƣợc đặt ra với ngƣời lao động vì hiện nay có rất nhiều địa phƣơng chỉ lo đào tạo mà không tìm đầu ra để giải quyết vấn đề lao động thất nghiệp. Đây cũng là một hạn chế rất lớn và là nguyên nhân khiến ngƣời lao động không muốn học, không muốn tham gia và cũng không quan tâm đến việc dạy nghề của địa

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)