Tình hình đào tạo nghề cho lao động

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 41)

Chính sách của Thành phố Cần Thơ về đào tạo nghề cho lao động

Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2002 đã thực hiện đề án: “Quy hoạch đào tạo nghề từ năm 2002 – 2010”. Đề án đẩy mạnh xã hội hóa để phát huy nguồn lực trong và ngoài nƣớc cho các hoạt động đào tạo nghề và dạy nghề, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tiếp thu công nghệ mới cho ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm,… từng bƣớc đào tạo nghề phổ cập cho ngƣời lao động. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nghề dài hạn nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động (Báo cáo của sở LĐTB-XH TPCT, 2010).

Năm 2006 TP Cần Thơ tiếp tục triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động ngoại thành và bộ đội xuất ngũ đến năm 2010. Theo đó, thành phố phấn đấu đƣa tỷ lệ lao động đến tuổi ở ngoại thành đƣợc đào tạo nghề; đồng thời giải quyết việc làm cho 200.000 lao động. Thành phố sẽ khôi phục các làng nghề truyền thống để tạo việc làm tại chỗ; tăng cƣờng mở rộng đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động tại các khu dân cƣ bị giải tỏa, thu hồi đất, khu dân cƣ vƣợt lũ và hộ nghèo (Bộ LĐTB-XH, 2006)

Tóm lại, để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là rất cần thiết, tuy nhiên để trang bị kiến thức về nghề nghiệp và việc làm cho ngƣời lao động, thì không thể thiếu công tác dạy nghề, do đó việc tƣ vấn học nghề và chọn nghề cho ngƣời lao động theo học cần đƣợc xác định là trọng tâm và then chốt trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu cung ứng lao động có tay nghề phù hợp với thị trƣờng tuyển dụng. 42% 21% 37% Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3

32 Tình hình đào tạo nghề cho lao động

Theo báo cáo tổng kết đề án đào tạo nghề năm 2006 – 2010 về triển khai đề án 1956 của Sở LĐ-TB&XH TPCT thì hơn nữa số lao động chƣa học nghề để chuyển đổi ngành nghề còn lớn, đặc biệt là ở các quận, huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh. Mạng lƣới dạy nghề phát triển không đồng đều chỉ tập trung ở các quận huyện nội thành. Chủ yếu là các trung tâm dạy nghề công lập; quy mô dạy nghề nhỏ lẻ, chƣa đáp ứng và thu hút đƣợc nhiều lao động tham gia học nghề. Nhiều cơ sở dạy nghề thiếu thiết bị dạy nghề nhất là dạy thực hành mà đặc biệt là các trung tâm dạy nghề công lập; cơ cấu trình độ, cơ cấu nghề đào tạo chƣa phù hợp. Các cơ sở dạy nghề chƣa bổ sung kịp thời các nghề mới theo yêu cầu của thị trƣờng lao động. Số lƣợng chƣơng trình và khung chƣơng trình dạy nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhiều chƣơng trình, giáo trình dạy nghề chƣa bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh dịch vụ; thiếu học liệu, tài liệu hƣớng dẫn, các cơ sở dạy nghề không trang bị kịp thời thiết bị phục vụ giảng dạy, thiếu mô hình thực hành, dẫn đến giảm hiệu quả dạy nghề. Mặc khác giáo viên dạy nghề thiếu về số lƣợng, hạn chế về chất lƣợng. Thậm chí thiếu cả giáo viện cơ hữu với những nghề chủ yếu phục vụ địa phƣơng. Chƣa đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa giáo viên dạy lý thuyết và thực hành, phƣơng pháp giảng dạy lạc hậu. Chế độ cho giáo viên dạy nghề chƣa thật sự thu hút ngƣời có trình độ cao và có kinh nghiệm tham gia dạy nghề. Bên cạnh đó cán bộ làm công tác quản lý vừa thiếu về số lƣợng và hạn chế trong công tác dạy nghề. Đặc biệt là một số nghề đào tạo không hiệu quả hoặc đào tạo không theo yêu cầu của thị trƣờng cần. Do đó một số lƣợng lớn học viên sau khi học nghề không tìm đƣợc việc làm hay việc làm không đúng nghề mình đã học dẫn đến công việc làm không ổn định và thu nhập thấp.

Theo Lữ Quang Ngời (2009) thì điểm yếu nhất của các trung tâm dạy nghề là đào tạo xong nhƣng không giới thiệu đƣợc việc làm cho học viên nên không thu hút ngƣời đến học nghề. Mặc khác, dù các hỗ trợ đã và đang đƣợc áp dụng tuy nhiên các hỗ trợ này dƣờng nhƣ chƣa đủ để thu hút ngƣời lao động rời bỏ hẳn công việc hằng ngày để tham gia học nghề (Phạm Bảo Dƣơng và Phùng Quang Hải, 2008).

Phần lớn lao động chƣa tiếp xúc với thông tin nghề nghiệp, có đến 60% hộ lao động cho rằng họ chƣa từng nghe gì về việc đào tạo nghề, ngƣợc lại thì chỉ có 40% nghe nói về hoạt động đào tạo nghề tại địa phƣơng mình. Một điều cần đáng quan tâm ở đây có rất nhiều gia đình cho rằng họ không thích học nghề mà muốn đi làm một cái gì đó để kiếm tiền phụ giúp gia đình thay vì phải chi trả tiền cho việc đi học. Chứng tỏ việc tuyên truyền cho ngƣời dân

33

biết các thông tin về việc đào tạo nghề của quận, huyện vẫn chƣa thực hiện tốt và việc đào tạo các ngành nghề vẫn chƣa phổ biến. Một mặt do trình độ ngƣời dân còn thấp nên chƣa nhận thấy đƣợc lợi ích lâu dài của việc học nghề mà học chỉ quan tâm đến cái lợi trƣớc mắt là làm thế nào để nhanh chóng kiếm đƣợc thu nhập.

Tuy nhiên cũng phải nói đến vấn đề, ngƣời dân còn đang sống trong cảnh thiếu trƣớc hụt sau nên việc phải bỏ ra một khoảng thời gian để học nghề đối với họ là không thể và rất khó đƣợc ngƣời lao động chấp nhận vì trong khoảng thời gian học nghề đó ai sẽ là ngƣời giải quyết vấn đề tài chính cho gia đình bên cạnh đó còn phải lo đến việc sau khi học nghề xong sẽ xin việc ở đâu, nơi nào thích hợp, thu nhập nhƣ thế nào. Hàng loạt câu hỏi đƣợc đặt ra với ngƣời lao động vì hiện nay có rất nhiều địa phƣơng chỉ lo đào tạo mà không tìm đầu ra để giải quyết vấn đề lao động thất nghiệp. Đây cũng là một hạn chế rất lớn và là nguyên nhân khiến ngƣời lao động không muốn học, không muốn tham gia và cũng không quan tâm đến việc dạy nghề của địa phƣơng. Qua phân tích thì lực lƣợng lao động nhận định về thông tin tuyên truyền cho việc đào tạo nghề tại địa phƣơng 60% chƣa từng nghe và chỉ có 3% nghe rất nhiều (Nguyễn Thùy Trang, năm 2010).

Nguồn: Nguyễn Thùy Trang, 2010

Hình 3.5 Tiếp cận thông tin đào tạo nghề

Từ kết quả hình cho thấy công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo nghề thời gian qua chƣa đƣợc chú trọng, cũng nhƣ chƣa đƣợc thông báo rộng rãi đến ngƣời lao động, do đó trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền sâu rộng đến ngƣời lao động, nhất là ngành nghề mà nhà tuyển dụng cần.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)