Thực trạng việc làm của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 54)

đƣợc thực hiện ở quận Ninh Kiều là bồi thƣờng bằng tiền và bồi thƣờng bằng đất ở đổi đất ở của các hộ bị thu hồi đất là phổ biến

Hai là, việc bồi thƣờng bằng tiền với khung giá quy định để tính giá bồi thƣờng cho dân thấp, do đó có sự chênh lệnh khá lớn giữa giá thị trƣờng và giá bồi thƣờng ở thời điểm bồi thƣờng.

Ba là, việc bồi thƣờng bằng tiền, bằng đất đổi đất (đối với đất ở) chƣa đủ để tạo lập cho ngƣời bị thu hồi đất có cuộc sống bằng hoặc khá hơn trƣớc. Vấn đề ép giá, cƣỡng chế, thu hồi đất khi chƣa có nơi tái định cƣ hiện đang là vấn đề bức xúc trong dân.

4.3 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT

4.3.1 Thực trạng việc làm của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất hồi đất

Trên thực tế, đất bị thu hồi để xây dựng các khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia trong thời gian vừa qua ở quận Ninh Kiều chủ yếu là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, các loại đất khác, nhất là đất ở tuy không chiếm tỷ trọng lớn về diện tích, nhƣng chiếm tỷ trọng lớn đối với số hộ bị thu hồi. Đối với mỗi loại đất, mỗi loại hộ

45

(nông dân, không phải nông dân), thu hồi đất có mức ảnh hƣởng khác nhau. Nhƣng tất cả đều ảnh hƣởng đến việc làm của họ.

Đối với hộ sản xuất nông nghiệp: đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế đƣợc. Vì thế, khi mất tƣ liệu sản xuất, ngƣời nông dân mặc nhiên trở thành ngƣời thất nghiệp. Do đó, đại bộ phận trong số họ phải chuyển sang hoạt động trong công nghiệp và dịch vụ, song điều hết sức khó khăn là đa phần những ngƣời nông dân bị thu hồi đất là những ngƣời lao động giản đơn theo kiểu cha truyền con nối, chƣa hề đào tạo nghề. Vì vậy, họ rất khó kiếm đƣợc việc làm tốt, có thu nhập tƣơng đối cao và ổn định trong công nghiệp và dịch vụ.

Đối với đất ở của hộ: các hoạt động kinh doanh của hộ điều diễn ra trên diện tích đó. Đất ở trong trƣờng hợp này không chỉ là nơi sinh sống thƣờng ngày mà còn là địa điểm cho các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, thu hồi đất cũng ảnh hƣởng đến việc làm của hộ.

Từ những nhận thức trên, đề tài đã nghiên cứu ảnh hƣởng của thu hồi đất đến việc làm và giải quyết việc làm của của quận cho các hộ thu hồi đất kể cả đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, nhất là đất ở. Để làm đƣợc điều đó, đề tài đã điều tra các tiêu chí có liên quan ở hai thời điểm: trƣớc khi thu hồi đất và sau khi thu hồi đất.

Bảng 4.6: Giới tính trong độ tuổi lao động

Giới tính Ngƣời Tỷ lệ %

Nam 88 53,7

Nữ 76 46,3

Cộng 164 100

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Đề tài đã điều tra 164 lao động trong 60 hộ gia đình hiện đang sinh sống ở khu tái định cƣ. Kết quả cho thấy tỷ lệ lao động nam hiện chiếm 53,7% và lao động nữ chiếm 46,3%.

Về trình độ chuyên môn của người lao động, kết quả điều tra đƣợc trình bày trong bảng 4.7. Trƣớc khi thu hồi đất, trình độ chuyên môn của ngƣời lao động khá thấp. Số ngƣời không có trình độ chuyên môn chiếm gần 70%, số ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ có hơn 21,4%, số ngƣời có trình độ học nghề là 7,3%, còn lại 1,8% lao động có trình độ khác. Với trình độ chuyên môn trên, cơ hội tự tìm việc làm sau khi bị thu hồi đất là rất khó khăn và hỗ trợ nâng cao trình độ là việc làm cần thiết cho những ngƣời bị

46

thu hồi đất. Sau khi thu hồi đất, từ áp lực của việc làm bị mất do thu hồi đất, từ những điều kiện của ngƣời bị thu hồi đất (có tiền bồi thƣờng, đƣợc sự hỗ trợ của địa phƣơng về đào tạo – tuy ở mức độ rất thấp) nên ngƣời thu hồi đất đã tham gia vào quá trình đào tạo. Vì vậy, trình độ chuyên môn của ngƣời bị thu hồi đất đã tăng lên. Số ngƣời không có trình độ chuyên môn giảm 7,9% xuống còn 61,6% so với trƣớc khi thu hồi đất. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn tăng theo hƣớng tích cực và bền vững nhƣ trình độ đại học tăng 3,6%, trình độ cao đẳng và trung cấp tăng 0,6% so với trƣớc khi thu hồi đất, điều này khẳng định các hộ bị thu hồi đất có xu hƣớng đầu tƣ cho con em học hành tốt hơn.

Bảng 4.7: Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trƣớc và sau thu hồi đất Chất lƣợng lao động Trƣớc thu hồi Sau thu hồi Chênh lệch

(%) Ngƣời % Ngƣời % Đại học 17 10,4 23 14,0 3,6 Cao đẳng 10 6,1 11 6,7 0,6 Trung cấp 8 4,9 9 5,5 0,6 Học nghề 12 7,3 14 8,5 1,2 Trình độ khác 3 1,8 6 3,7 1,3

Không có chuyên môn 114 69,5 101 61,6 (7,9)

Tổng cộng 164 100 164 100

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Về công việc của người lao động, kết quả điều tra chung cho thấy: số ngƣời không có việc làm tăng 9,2%, trong khi đó số lao động làm dịch vụ, buôn bán giảm gần 8%, điều này cho thấy những lao động này chủ yếu làm kinh doanh, buôn bán tại nhà. Khi bị thu hồi đất, đồng nghĩa với việc họ mất chỗ làm ăn, mất việc làm. Bên cạnh đó, khả năng chuyển đổi việc làm của những ngƣời này thấp, do những lao động này hầu hết đã có tuổi, không có động lực tìm việc làm và do đã gắn bó với việc buôn bán tại nhà đã lâu nên họ ngại ra ngoài tìm việc làm. Ngoài ra, ta thấy ngƣời lao động trong nông nghiệp giảm 1,2%, trong khi số ngƣời làm công nhân tăng 1,8% và làm công việc hành chính tăng 0,6%. Sự chuyển dịch nhƣ vậy là theo xu hƣớng tiến bộ. Tuy nhiên, số ngƣời không có việc làm tăng là điều rất đáng lo ngại.

47

Bảng 4.8: Công việc của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất

Nghề nghiệp

Trƣớc thu hồi Sau thu hồi Chênh lệch (%) Ngƣời Tỷ lệ % Ngƣời Tỷ lệ % 1. Nông dân 2 1,2 0 0 (1,2) 2. Công nhân 33 20,1 36 22,0 1,8 3. Làm công việc hành chính 21 12,8 22 13,4 0,6 4. Dịch vụ, buôn bán 36 22,0 23 14,0 (7,9) 5. Làm mƣớn, chạy xe ôm 26 15,9 17 10,4 (5,5) 6. Công việc khác 20 12,2 20 12,2 0,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Đang học đại học, cao đẳng,

trung cấp, học nghề 12 7,3 13 7,9 0,6

8 Già yếu 11 6,7 15 9,1 2,4

9. Thất nghiệp 3 1,8 18 11,0 9,2

Tổng cộng 164 100 164 100

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Về thời gian làm việc của lao động có việc làm, tình trạng việc làm của lao động đƣợc thể hiện qua bảng 4.9 cho thấy trong số những lao động có việc làm, số ngƣời không đủ việc làm chiếm gần 17% (làm thời vụ), có đủ việc làm chiếm 83% .

Bảng 4.9: Tình hình việc làm của ngƣời lao động bị thu hồi đất

Chỉ tiêu Ngƣời Tỷ lệ %

Có đủ việc làm 98 83,1

Không đủ việc làm 20 16,9

Tổng cộng 118 100,0

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Đề tài cũng đã tiến hành điều tra sự di chuyển của lực lƣợng lao động sau khi bị thu hồi đất và thấy diễn biến nhƣ sau: đa số lao động bị thu hồi đất làm việc ngay tại địa phƣơng với tỷ lệ 86,4%, đi làm ngoài thành phố chiếm 13,6%.

48

Bảng 4.10: Nơi làm việc của lao động sau khi bị thu hồi đất

Nơi làm việc Ngƣời Tỷ lệ %

Tại thành phố Cần Thơ 102 86,4

Đi nơi khác 16 13,6

Tổng cộng 118 100

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Để thấy rõ nguyên nhân của những ngƣời bị mất việc làm do thu hồi đất, đã đi tìm việc làm mới nhƣng không tìm đƣợc việc. Để tài đã tiến hành điều tra 14 hộ có tổng số 18 lao động không tìm đƣợc việc làm, kết quả cho thấy các nguyên nhân khá đa dạng và biểu hiện với các mức độ khác nhau. Nhƣng chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân nhƣ: không có việc gì để làm (bao gồm địa phƣơng và gia đình không tạo ra việc làm mới, hoặc sức thu hút thấp không thu hút hết số lao động bị mất việc làm,…); việc làm không phù hợp (có việc làm nhƣng trình độ, sức khỏe, tuổi tác,… của ngƣời mất việc không đáp ứng); có việc làm nhƣng ngƣời lao động không chấp nhận (do lao động vất vả, thu nhập thấp,…). Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 4.11

Nhƣ vậy, về lý do không tìm đƣợc việc làm có hai nguyên nhân chính: một là không có việc để làm, hai là việc làm không phù hợp với khả năng ngƣời lao động. Vì vậy, giúp đỡ ngƣời dân trong việc đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới thích hợp với trình độ và năng lực của ngƣời lao động, để trên cơ sở đó họ có đƣợc thu nhập tốt hơn, ổn định hơn là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng.

Bảng 4.11: Lý do không tìm đƣợc việc làm của ngƣời bị thu hồi đất

Lý do Ngƣời Tỷ lệ %

1. Không có việc để làm 13 72,2

2. Việc làm không phù hợp 4 22,2

3. Ngƣời lao động không chấp nhận 1 5,6

4. Lý do khác 0 0

Tổng cộng 18 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

Từ những phân tích về thực trạng việc làm có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là, đa phần những lao động bị thu hồi đất là những ngƣời lao động giản đơn, chƣa hề đƣợc đào tạo chuyên môn, vì thế họ rất khó tìm đƣợc việc làm mới có thu nhập cao và ổn định hơn.

Hai là, lao động chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, lao động trong nông nghiệp giảm trong khi lao động là công nhân và làm công việc hành chính tăng. Bên cạnh đó, nhóm nghề dịch vụ, buôn bán chịu ảnh hƣởng nhiều nhất từ việc thu hồi đất.

Ba là, số ngƣời không có việc làm sau khi bị thu hồi đất là khá lớn, kể cả thu hồi đất nông nghiệp và đất ở. Lao động không có việc để làm và việc làm không phù hợp là hai nguyên nhân dẫn đến lao động bị thất nghiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 54)