THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT VÀ GIÁ CẢ BỒI THƢỜNG

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 50)

4.2.1 Thực trạng về thu hồi đất

Đánh giá thực trạng thu hồi đất của các hộ thuộc diện điều tra thông qua các chỉ tiêu diện tích đất thu hồi và tình hình sử dụng đất thu hồi của hộ.

41

Qua kết quả điều tra của 60 hộ cho thấy diện tích đất và cơ cấu loại đất bị thu hồi đƣợc liệt kê trong bảng 4.2

Bảng 4.2: Cơ cấu diện tích đất bị thu hồi

Loại đất Diện tích thu hồi (m2) Tỷ lệ (%)

Đất ở và đất khác 5.538,7 14,2

Đất nông nghiệp 33.369,0 85,8

Tổng 38.907,7 100,0

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Diện tích đất thu hồi: đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 85,8% trong tổng quỹ đất thu hồi, còn lại 14,2% là đất ở và đất khác. Đất khác ở đây là các loại đất nhƣ đất ao, bờ mƣơng và phần còn lại là đất chƣa sử dụng.

Bảng 4.3: Diện tích đất bị thu hồi bình quân phân theo loại hộ

Loại hộ Số hộ Tổng diện tích đất thu hồi (m2)

Diện tích đất thu hồi bình quân trên hộ (m2)

Đất ở và đất khác

Đất nông nghiệp 1. Hộ sản xuất nông nghiệp 2 5.200,0 0,0 2.600,0

2. Hộ phi nông nghiệp 58 33.707,7 95,5 485,7

Tổng cộng 60 38.907,7 92,3 556,2

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Xét về góc độ diện tích đất thu hồi bình quân phân theo loại hộ: so với đất ở, đất nông nghiệp của các hộ điều tra bị thu hồi với lƣợng khá lớn. Đất nông nghiệp bình quân một hộ bị thu hồi là 556,2 m2, trong khi đó đất ở và đất khác chỉ có 92,3m2. Bên cạnh đó, một điểm đáng lƣu ý là ngoài hộ sản xuất nông nghiệp có phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thì hộ phi nông nghiệp mặc dù không sản xuất nông nghiệp nhƣng vẫn có phần đất nông nghiệp bị thu hồi. Nguyên nhân là do những hộ này không có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất (khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở thì hộ phải chịu thêm tiền sử dụng đất), và việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận. Và còn một nguyên nhân khá nhạy cảm là sự không sòng phẳng của những ngƣời làm công tác thu hồi đất đối với ngƣời dân khi đất của ngƣời ta thuộc loại này, nhƣng áp giá loại

42

khác, chẳng hạn đất ở thì tính là đất nông nghiệp, đất loại II thì xếp là loại III, IV...

Về mục đích sử dụng đất thu hồi: đất thu hồi của các hộ điều tra đƣợc sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhƣng chủ yếu thu hồi làm cầu, đƣờng, hẻm giao thông, công trình xử lý nƣớc thải chiếm tỷ trọng lớn 51,67%, và xây dựng khu tái định cƣ chiếm 46,67%. Đây cũng là điều hợp lý bởi vì quận Ninh Kiều đang có tốc độ mở rộng, nâng cấp đô thị cao.

Bảng 4.4: Tỷ lệ hộ bị thu hồi phân theo mục đích sử dụng

Mục đích thu hồi Số hộ Tỷ lệ (%)

1. Làm cầu, đƣờng, hẻm giao thông, công trình xử lý

nƣớc thải 31 51,67

2. Xây dựng khu tái định cƣ 28 46,67

3. Xây dựng khu công nghiệp 0 0,00

4. Mục đích khác 1 1,67

Tổng 60 100,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Sự khác nhau về tỷ lệ đất thu hồi sẽ đặt ra những vấn đề về khả năng giải quyết vấn đề về việc làm. Khi diện tích đất thu hồi vào mục đích xây dựng các khu công nghiệp sẽ tạo ra khả năng thu hút việc làm ở các khu công nghiệp mới hình thành. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ đất thu hồi cho mục đích xây dựng các công trình công cộng nhƣ cầu, đƣờng, công trình xử lý nƣớc thải,… chiếm phần lớn nhƣ trên sẽ khó khăn hơn trong việc tạo việc làm từ nguồn đất đất đai bị thu hồi. Đây là vấn đề cần lƣu ý đối với mỗi loại đất sử dụng để có thể chủ động khai thác ngay từ khi lập các dự án đầu tƣ xây dựng trên phần đất bị thu hồi của địa phƣơng.

Từ phân tích thực trạng thu hồi đất, có thể rút ra một số nhận xét chung nhƣ sau:

Một là, thu hồi đất là một trong những xu hƣớng chủ yếu trong sự biến động đất đai của các hộ điều tra. Thu hồi đất đã làm cho diện tích đất đai của các hộ giảm đi một cách đáng kể. Sự biến động đó sẽ tác động đến thu nhập, đời sống và việc làm của các hộ theo những chiều hƣớng và mức độ khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào loại đất và số lƣợng đất đai bị thu hồi.

Hai là, trong đất bị thu hồi của các hộ điều tra, đất ở và đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Đây là hai loại đất sẽ có ảnh hƣởng đến đời sống và việc

43

làm của các hộ bị thu hồi đất. Mức độ thu hồi của hai loại đất này là khác nhau tùy theo vị trí đất thu hồi và loại hộ bị thu hồi đất xét theo nghề nghiệp của họ trƣớc khi thu hồi.

Ba là, đất đai bị thu hồi đƣợc sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhƣng chủ yếu là xây dựng các công trình công cộng, nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng quận. Sự khác nhau về mục đích sử dụng đất sẽ tạo ra những khả năng khác nhau về giải quyết việc làm, ổn định đời sống của các hộ bị thu hồi đất. Đây là điểm cần lƣu ý giải quyết trên thực tế.

4.2.2 Thực trạng về tình hình bồi thƣờng cho ngƣời dân bị thu hồi đất đất

Theo kết quả điều tra 60 hộ dân thì phƣơng thức bồi thƣờng thiệt hại về đất nông nghiệp và đất ở cho ngƣời dân thông qua hình thức bồi thƣờng bằng tiền, nhƣng đối với đất thổ cƣ có áp dụng thêm hình thức đất đổi đất (bồi thƣờng với giá thấp bán lại với giá thấp trên cùng diện tích đất-trƣờng hợp tái định cƣ tại chỗ). Ngoài ra, mức giá bồi thƣờng cho cùng một loại đất cũng có sự khác nhau tùy vào vị trí của các loại đất bị thu hồi.

Bảng 4.5: Ý kiến của ngƣời dân thuộc diện bị thu hồi đất về giá cả bồi thƣờng ĐVT: % Các chỉ tiêu Tổng cộng (%) Không có ý kiến

Mức giá đền bù so với giá thị trƣờng

Cao hơn Tƣơng đƣơng Thấp hơn một ít Thấp hơn khá nhiều Thất hơn rất nhiều 1.Giá bồi thƣờng về đất ở 100 0,00 0,00 1,67 10,00 31,67 56,67

2.Giá bồi thƣờng cây

cối, hoa màu 100 3,33 0,00 1,67 16,67 35,00 43,33 3.Giá đền bù nhà ở,

công trình xây dựng 100 28,33 0,00 5,00 13,33 23,33 30,00

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Tuy nhiên, dù ở vị trí nào đi nữa với mức giá bồi thƣờng thấp, nếu ngƣời bị thu hồi đất dùng số tiền đó để mua đất ở mới sẽ rất khó khăn. Bởi vì, vùng đất ở bị thu hồi sẽ mọc lên các khu đô thị, khu dân cƣ nên giá đất thị trƣờng tăng lên rất nhanh. Ngoài ra, ngƣời dân bị thu hồi đất sau khi nhận tiền đền bù của nhà nƣớc thì không đủ mua lại một phần nhỏ đất mà họ vừa giao

44

cho nhà nƣớc ngay trên mảnh đất mà họ đã sinh sống, dẫn đến sự bất bình trong dân cƣ. Vì vậy, cần chú ý đến sự biến động này để xác định giá bồi thƣờng đất cho phù hợp.

Kết quả bảng cho thấy đa số ý kiến ngƣời dân cho rằng: Giá bồi thƣờng đất chƣa thỏa đáng chiếm tỷ lệ 98,33%, trong đó có đến 31,67% ý kiến cho rằng giá bồi thƣờng thấp hơn khá nhiều và 56,67% ý kiến cho rằng giá bồi thƣờng là rất thấp so với giá thị trƣờng. Đối với giá bồi thƣờng cây cối, hoa màu thì có đến 95% ý kiến ngƣời dân cho rằng giá bồi thƣờng chƣa thỏa đáng, tƣơng tự đối với giá đền bù nhà ở, vật kiến trúc có hơn 53% ý kiến cho rằng giá bồi thƣờng thấp hơn nhiều và khá nhiều so với giá thị trƣờng.

Kết quả điều tra cũng cho thấy vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với ngƣời dân là quan hệ giao dịch đất đai còn mang nặng tính chất hành chính, nặng về ép buộc, thậm chí cƣỡng chế mà không dựa trên cơ sở thoả thuận. Điều này thể hiện ở giá đất thu hồi không sát giá thị trƣờng, Nhà nƣớc ép giá đối với dân; tính công khai chƣa đƣợc đảm bảo.

Qua phân tích thực trạng bồi thƣờng cho ngƣời dân rút ra một số nhận xét sau:

Một là, phƣơng thức bồi thƣờng về đất cho ngƣời dân khi thu hồi đất đƣợc thực hiện ở quận Ninh Kiều là bồi thƣờng bằng tiền và bồi thƣờng bằng đất ở đổi đất ở của các hộ bị thu hồi đất là phổ biến

Hai là, việc bồi thƣờng bằng tiền với khung giá quy định để tính giá bồi thƣờng cho dân thấp, do đó có sự chênh lệnh khá lớn giữa giá thị trƣờng và giá bồi thƣờng ở thời điểm bồi thƣờng.

Ba là, việc bồi thƣờng bằng tiền, bằng đất đổi đất (đối với đất ở) chƣa đủ để tạo lập cho ngƣời bị thu hồi đất có cuộc sống bằng hoặc khá hơn trƣớc. Vấn đề ép giá, cƣỡng chế, thu hồi đất khi chƣa có nơi tái định cƣ hiện đang là vấn đề bức xúc trong dân.

4.3 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT

4.3.1 Thực trạng việc làm của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất hồi đất

Trên thực tế, đất bị thu hồi để xây dựng các khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia trong thời gian vừa qua ở quận Ninh Kiều chủ yếu là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, các loại đất khác, nhất là đất ở tuy không chiếm tỷ trọng lớn về diện tích, nhƣng chiếm tỷ trọng lớn đối với số hộ bị thu hồi. Đối với mỗi loại đất, mỗi loại hộ

45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(nông dân, không phải nông dân), thu hồi đất có mức ảnh hƣởng khác nhau. Nhƣng tất cả đều ảnh hƣởng đến việc làm của họ.

Đối với hộ sản xuất nông nghiệp: đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế đƣợc. Vì thế, khi mất tƣ liệu sản xuất, ngƣời nông dân mặc nhiên trở thành ngƣời thất nghiệp. Do đó, đại bộ phận trong số họ phải chuyển sang hoạt động trong công nghiệp và dịch vụ, song điều hết sức khó khăn là đa phần những ngƣời nông dân bị thu hồi đất là những ngƣời lao động giản đơn theo kiểu cha truyền con nối, chƣa hề đào tạo nghề. Vì vậy, họ rất khó kiếm đƣợc việc làm tốt, có thu nhập tƣơng đối cao và ổn định trong công nghiệp và dịch vụ.

Đối với đất ở của hộ: các hoạt động kinh doanh của hộ điều diễn ra trên diện tích đó. Đất ở trong trƣờng hợp này không chỉ là nơi sinh sống thƣờng ngày mà còn là địa điểm cho các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, thu hồi đất cũng ảnh hƣởng đến việc làm của hộ.

Từ những nhận thức trên, đề tài đã nghiên cứu ảnh hƣởng của thu hồi đất đến việc làm và giải quyết việc làm của của quận cho các hộ thu hồi đất kể cả đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, nhất là đất ở. Để làm đƣợc điều đó, đề tài đã điều tra các tiêu chí có liên quan ở hai thời điểm: trƣớc khi thu hồi đất và sau khi thu hồi đất.

Bảng 4.6: Giới tính trong độ tuổi lao động

Giới tính Ngƣời Tỷ lệ %

Nam 88 53,7

Nữ 76 46,3

Cộng 164 100

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Đề tài đã điều tra 164 lao động trong 60 hộ gia đình hiện đang sinh sống ở khu tái định cƣ. Kết quả cho thấy tỷ lệ lao động nam hiện chiếm 53,7% và lao động nữ chiếm 46,3%.

Về trình độ chuyên môn của người lao động, kết quả điều tra đƣợc trình bày trong bảng 4.7. Trƣớc khi thu hồi đất, trình độ chuyên môn của ngƣời lao động khá thấp. Số ngƣời không có trình độ chuyên môn chiếm gần 70%, số ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ có hơn 21,4%, số ngƣời có trình độ học nghề là 7,3%, còn lại 1,8% lao động có trình độ khác. Với trình độ chuyên môn trên, cơ hội tự tìm việc làm sau khi bị thu hồi đất là rất khó khăn và hỗ trợ nâng cao trình độ là việc làm cần thiết cho những ngƣời bị

46

thu hồi đất. Sau khi thu hồi đất, từ áp lực của việc làm bị mất do thu hồi đất, từ những điều kiện của ngƣời bị thu hồi đất (có tiền bồi thƣờng, đƣợc sự hỗ trợ của địa phƣơng về đào tạo – tuy ở mức độ rất thấp) nên ngƣời thu hồi đất đã tham gia vào quá trình đào tạo. Vì vậy, trình độ chuyên môn của ngƣời bị thu hồi đất đã tăng lên. Số ngƣời không có trình độ chuyên môn giảm 7,9% xuống còn 61,6% so với trƣớc khi thu hồi đất. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn tăng theo hƣớng tích cực và bền vững nhƣ trình độ đại học tăng 3,6%, trình độ cao đẳng và trung cấp tăng 0,6% so với trƣớc khi thu hồi đất, điều này khẳng định các hộ bị thu hồi đất có xu hƣớng đầu tƣ cho con em học hành tốt hơn.

Bảng 4.7: Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trƣớc và sau thu hồi đất Chất lƣợng lao động Trƣớc thu hồi Sau thu hồi Chênh lệch

(%) Ngƣời % Ngƣời % Đại học 17 10,4 23 14,0 3,6 Cao đẳng 10 6,1 11 6,7 0,6 Trung cấp 8 4,9 9 5,5 0,6 Học nghề 12 7,3 14 8,5 1,2 Trình độ khác 3 1,8 6 3,7 1,3

Không có chuyên môn 114 69,5 101 61,6 (7,9)

Tổng cộng 164 100 164 100

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Về công việc của người lao động, kết quả điều tra chung cho thấy: số ngƣời không có việc làm tăng 9,2%, trong khi đó số lao động làm dịch vụ, buôn bán giảm gần 8%, điều này cho thấy những lao động này chủ yếu làm kinh doanh, buôn bán tại nhà. Khi bị thu hồi đất, đồng nghĩa với việc họ mất chỗ làm ăn, mất việc làm. Bên cạnh đó, khả năng chuyển đổi việc làm của những ngƣời này thấp, do những lao động này hầu hết đã có tuổi, không có động lực tìm việc làm và do đã gắn bó với việc buôn bán tại nhà đã lâu nên họ ngại ra ngoài tìm việc làm. Ngoài ra, ta thấy ngƣời lao động trong nông nghiệp giảm 1,2%, trong khi số ngƣời làm công nhân tăng 1,8% và làm công việc hành chính tăng 0,6%. Sự chuyển dịch nhƣ vậy là theo xu hƣớng tiến bộ. Tuy nhiên, số ngƣời không có việc làm tăng là điều rất đáng lo ngại.

47

Bảng 4.8: Công việc của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất

Nghề nghiệp

Trƣớc thu hồi Sau thu hồi Chênh lệch (%) Ngƣời Tỷ lệ % Ngƣời Tỷ lệ % 1. Nông dân 2 1,2 0 0 (1,2) 2. Công nhân 33 20,1 36 22,0 1,8 3. Làm công việc hành chính 21 12,8 22 13,4 0,6 4. Dịch vụ, buôn bán 36 22,0 23 14,0 (7,9) 5. Làm mƣớn, chạy xe ôm 26 15,9 17 10,4 (5,5) 6. Công việc khác 20 12,2 20 12,2 0,0

7. Đang học đại học, cao đẳng,

trung cấp, học nghề 12 7,3 13 7,9 0,6

8 Già yếu 11 6,7 15 9,1 2,4

9. Thất nghiệp 3 1,8 18 11,0 9,2

Tổng cộng 164 100 164 100

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thời gian làm việc của lao động có việc làm, tình trạng việc làm của lao động đƣợc thể hiện qua bảng 4.9 cho thấy trong số những lao động có việc làm, số ngƣời không đủ việc làm chiếm gần 17% (làm thời vụ), có đủ việc làm chiếm 83% .

Bảng 4.9: Tình hình việc làm của ngƣời lao động bị thu hồi đất

Chỉ tiêu Ngƣời Tỷ lệ %

Có đủ việc làm 98 83,1

Không đủ việc làm 20 16,9

Tổng cộng 118 100,0

Nguồn: theo kết quả điều tra, 10/2013

Đề tài cũng đã tiến hành điều tra sự di chuyển của lực lƣợng lao động sau khi bị thu hồi đất và thấy diễn biến nhƣ sau: đa số lao động bị thu hồi đất làm

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 50)