Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
657,36 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
MSSV: LT11070
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THUỶ HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã Số Ngành: 52340201
Tháng 12 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
MSSV: LT11070
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THUỶ HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã Số Ngành: 52340201
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TRẦN THỊ HẠNH PHÚC
Tháng 12 năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành lời cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh đặc
biệt là cô Trần Thị Hạnh Phúc đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm cho em
trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Em chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, các anh chị đang công tác
ở NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Vị Thuỷ, đặc biệt là các anh chị ở phòng kế toán – ngân
quỹ đã nhiệt tình đóng góp ý kiến bổ ích, thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt thời gian thực tập và thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô và Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh,
chị tại NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành
đạt trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Phượng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Phượng
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Hậu Giang, ngày ………tháng ………năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người hướng dẫn: TRẦN THỊ HẠNH PHÚC ............................................................................
Học vị: .........................................................................................................................................................
Chuyên ngành..............................................................................................................................................
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & QTKD – Trường ĐHCT......................................................................
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG.................................................................................
Mã số sinh viên: LT11070...........................................................................................................................
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng .......................................................................................................
Tên đề tài: Phân tích tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thuỷ - Tỉnh Hậu
Giang
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo .................................................................................
.....................................................................................................................................................................
2. Về hình thức ............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................
.....................................................................................................................................................................
4.Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn.................................................................................
.....................................................................................................................................................................
5.Nội dung và các kết quả đạt được ............................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
6 Các nhận xét khác.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
7 Kết luận (Cần ghi rõ mức đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa).............
Cần Thơ, ngày.…. tháng ……năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ………tháng ………năm 2010
Giáo viên phản biện
(ký tên và đóng dấu)
MỤC LỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU ...............................................................................................1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian ........................................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2
1.3.1 Không gian ........................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian ............................................................................................................ 2
1.3.3 Về đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:......................................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ..................................................................... 3
2.1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại ........................................................... 3
2.1.2.1 Khái niệm ....................................................................................................... 3
2.1.2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại............................................. 3
2.1.3 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn................................................... 4
2.1.4 Vốn huy động của ngân hàng........................................................................... 5
2.1.4.1 Huy động vốn tiền gửi.................................................................................... 5
2.1.4.2 Vốn huy động bằng các chứng từ có giá........................................................ 7
2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng .................... 8
2.1.5.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn .............................................................. 8
2.1.5.2 Tỷ lệ phần trăm từng loại tiền gửi................................................................. 8
2.1.5.3 Tổng dư nợ trên vốn huy động....................................................................... 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................. 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 9
Chương 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THUỶ HẬU GIANG……………………………………………………………………….11
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH VỊ THUỶ…………...11
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vi Thuỷ…………..11
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ……..12
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHNo&PTNT CHI NHÁNH VỊ THUỶ..12
3.2.1 Sơ đồ tổ chức………………………………………………………………..12
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận……………………………………13
3.2.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng…………………………..14
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CHI
NHÁNH VỊ THUỶ………………………………………………………………………..15
3.3.1 Phân tích tình hình thu nhập………………………………………………….15
3.1.2 Chi phí………………………………………………………………………..17
3.1.3 Lợi nhuận…………………………………………………………………….17
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG
THỜI GIAN SẮP TỚI…………………………………………………………………….18
3.4.1 Thuận lợi……………………………………………………………………..18
3.4.2 Khó khăn……………………………………………………………………..19
3.4.3 Định hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian sắp tới……………….19
Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
HUYỆN VỊ THUỶ - HẬU GIANG……………………………………………….20
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH VỊ
THUỶ……………………………………………………………………………………..20
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH VỊ
THUỶ……………………………………………………………………………………...24
4.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn………………………………24
4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng………………28
4.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn theo hình thức huy động………………...31
4.2.4 Phân tích tình hình huy động vốn theo đồng tiền……………………………35
4.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỦ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NHNo & PTNT CHI NHÁNH VỊ THỦY………………………………………………...38
4.3.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn………………………………………….38
4.3.2 Dư nợ trên vốn huy động……………………………………………………39
4.3.3 Tiền gửi có kỳ hạn trên tổng vốn huy động………………………………….39
4.3.4 Tiền gửi không kỳ hạn trên tổng vốn huy động……………………………...39
4.3.5 Tiền gửi tiết kiệm trên tổng vốn huy động…………………………………...40
4.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG………………………………………………………………...40
4.4.1 Nhân tố khách quan…………………………………………………………..40
4.4.2 Nhân tố chủ quan…………………………………………………………….42
Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH HUYỆN VỊ THUỶ - HẬU GIANG……………………………………...44
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
NHNo&PTNT HUYỆN VỊ THỦY……………………………………………………….44
5.1.1 Những kết quả đạt được……………………………………………………..44
5.1.2 Những hạn chế……………………………………………………………….44
5.1.3 Nguyên nhân…………………………………………………………………45
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
NHNo&PTNT HUYỆN VỊ THỦY……………………………………………………….45
Chương 6 KẾT LUẬN…………………………………………………………….49
DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ
trong 3 năm 2010- 2012 và sáu tháng đầu năm 2013……………………………………..16
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 –
2012 và sáu tháng đầu năm 2013………………………………………………………….21
Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ trong
3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 …………………………………………….25
Bảng 4: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT Chi nhánh
Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………..28
Bảng 5: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động của NHNo&PTNT Chi nhánh
Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………….32
Bảng 6: Tình hình huy động vốn theo đồng tiền của NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ
trong 3 năm 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013………………………………………36
Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Vị
Thuỷ từ năm 2010 – 2012, và 6 tháng đầu năm 2013…………………………………….38
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Vị Thủy………………………………….12
Hình 2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Vị Thuỷ từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013……………………………………………………………………………..23
Hình 3: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm
2013……………………………………………………………………………………….27
Hình 4: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm
2013………………………………………………………………………………………..31
Hình 5: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng
đầu năm 2013……………………………………………………………………………..35
Hình 6: Diễn biến trần lãi suất huy động từ tháng 08/2011 đến tháng 6 năm 2013………40
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NH: Ngân hàng
NHNN: Ngân hàng Nhà Nước
NHTM: Ngân hàng Thương Mại
NHNo&PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
KBNN: Kho bạc Nhà Nước
TCKT: Tổ chức kinh tế
TCTD: Tổ chức tín dụng
TT: Thông tư
NĐ: Nghị định
CP: Chính phủ
VHĐ: Vốn huy động
TG: Tiền gửi
TT: Thanh toán
TK: Tiết kiệm
GTCG: Giấy tờ có giá
ĐVT: Đơn vị tính
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn chính vì vậy
nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trong những
năm gần đây, NHNN đã có nhiều chính sách để hỗ trợ đối với khu vực nông nghiệp nông
thôn ở đồng bằng sông Cửu Long, vốn ngân hàng tập trung nhiều vào cho vay thu mua lúa,
gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; cho vay thu mua tạm trữ lúa, gạo; cho vay nuôi
trồng và thu mua, chế biến thủy sản…Chính vì những lý do trên phát triển nông nghiệp
nông thôn cần phải có một nguồn vốn lớn để có thể đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
Trong những năm vừa qua bối cảnh kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát
tăng cao, biến động giá vàng, giá ngoại tệ, cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM đặc biệt là
cạnh tranh về lãi suất huy động vốn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy
tín của các ngân hàng song Agribank Việt Nam xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ trước
cộng đồng và toàn xã hội trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo
an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn được đảm
bảo…
Triển khai thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Agribank đã tích cực triển khai hỗ trợ các địa
phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Năm 2013
và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy
vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước,
chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì mục tiêu hoạt động cho “Tam
nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong
và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”,
trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp,
nông thôn.
Hòa mình vào mục tiêu chung Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi
nhánh Vị Thủy, một ngân hàng chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Tỉnh Hậu Giang không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng được vị trí là một trong
những ngân hàng đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. Thông qua hoạt
động huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Trong đó chi nhánh
đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư để đảm bảo nguồn vốn cho vay và đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Chính
vì tầm quan trọng như trên, cho nên tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình huy động vốn tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vị Thủy – Hậu
Giang” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp, từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm nâng
cao khả năng huy động vốn của ngân hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh HuyệnVị Thuỷ qua
3 năm (2010 2012) và 6 tháng đầu năm 2013. Để thấy rõ thực trạng hoạt động huy động
vốn và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Vị Thuỷ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013.
- Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng
qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao khả năng huy động
vốn của ngân hàng trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Nội dung đề tài được thực hiện tại Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang.
1.3.2 Thời gian
- Số liệu được thu thập để phục vụ cho việc nghiên cứu phát sinh trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến tháng 6/2013.
- Thời gian thực tập từ 12/08/2013 đến 12/11/2013.
1.3.3 Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiệp vụ huy động vốn của chi nhánh ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Theo khoản 3 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, luật số: 47/2010/QH12 có
hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2011, được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, ngân hàng
thương mại được định nghĩa như sau “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Theo khoản 12 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: “Hoạt động ngân hàng là
việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi
b) Cấp tín dụng
c) Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
2.1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại
2.1.2.1 Khái niệm
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy
động, tạo lập được dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Thực chất
nguồn vốn của các NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá
trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng mà khách hàng gửi vào ngân hàng với các mục đích
khác nhau. Nói cách khác, khách hàng chuyển quyền sử dụng tiền tệ cho ngân hàng và
ngân hàng trả cho khách hàng một khoản lãi và ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và
phân phối vốn làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phục vụ và
kích thích hoạt động kinh tế phát triển đồng thời chính các hoạt động đó lại quyết định đến
sụa tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại
a. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) bao gồm các giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự
trữ và một số nguồn khác của ngân hàng theo quy định của Ngân Hàng Trung Ương.
Vốn điều lệ: là số vốn ban đầu được ghi trong điều lệ hoạt động của các NHTM khi
đi vào hoạt động. Vốn điều lệ của Ngân hàng là do các chủ sở hữu ngân hàng đóng góp và
phụ thuộc vào hình thức sở hữu ngân hàng, chẳng hạn như NHTM quốc doanh do ngân
sách Nhà nước cấp, các NHTM cổ phần do các cổ đông đóng góp, ngân hàng liên doanh
thì do các bên liên doanh đóng góp, ngân hàng nước ngoài thì do 100% của chủ nước
ngoài bỏ ra… Mức vốn điều lệ và phương thức đóng góp vốn điều lệ của mỗi ngân hàng
được ghi trong điều lệ hoạt động của từng ngân hàng và được ngân hàng trung ương phê
duyệt. (Thái Văn Đại, 2012, trang 4)
Các quỹ dự trữ: Các quỹ của NHTM được hình thành và tạo lập trong quá trình hoạt
động của ngân hàng nhằm sử dụng cho những mục đích nhất định.
Theo điều 139 luật các tổ chức tín dụng năm 2010:
1) Hàng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích từ lợi
nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ dự trữ sau đây:
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được trích hằng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận
sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ Quỹ dự phòng tài chính
+ Các quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật.
2) Tổ chức tín dụng không được dùng các quỹ quy định tại khoản 1 điều này để trả
cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn.
b. Vốn huy động
Vốn huy động là nguồn chủ yếu của các NHTM hoạt động, NHTM huy động vốn
bằng nhiều hình thức (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu) có thể
huy động tiền nhàn rỗi từ dân chúng và các doanh nghiệp. Đặc điểm cơ bản của nguồn vốn
này là ngân hàng chỉ được quyền sử dụng nó trong một thời gian nhất định, còn quyền sở
hữu tiền này thuộc quyền người uỷ thác. Do đó, khi sử dụng thì ngân hàng phải dự trữ lại
một tỷ lệ nhất định để đảm bảo chi trả do yêu cầu rút tiền của khách hàng.
c. Vốn vay: Trong những trường hợp cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc cần thiết
bù đắp những thiếu hụt tạm thời buộc ngân hàng phải vay của các Ngân hàng khác hoặc
ngân hàng trung ương. Nguồn vốn đi vay gồm:
-
Vay tổ chức tín dụng
-
Vay ngân hàng trung ương
-
Nguồn vốn hình thành trong thanh toán
-
Nguồn vốn khác
2.1.3 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận tực tiếp cho ngân hàng
nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không
có hoạt động của ngân hàng thương mại. Một ngân hàng thương mại khi được cấp phép
thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định. Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản
cố định như trụ sở, văn phòng máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn
để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ
ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn,
do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng.(Nguyễn
Minh Kiều, 2007, trang 101)
Đối với NHTM: Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân
hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân
hàng thương mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác,
thông qua nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín
cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng có những biện
pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ
của khách hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của
ngân hàng. (Nguyễn Minh Kiều, 2007, trang 101)
Đối với khách hàng: Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối
với ngân hàng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn
cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi,
tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dung trong tương lai, đồng thời ngân hàng là một nơi
đầu tư an toàn và hiệu quả vì một số khách hàng có nhu cầu đầu tư để sinh lời nhưng họ rất
sợ rủi ro, không biết lựa chọn đầu tư của mình có sinh lời hay không, khi gửi tiền vào ngân
hàng thì họ rất an tâm vì ngân hàng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Mặc khác, nghiệp
vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân
hàng như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn sản
xuất, kinh doanh hoặc cần tiền tiêu dùng.(Nguyễn Minh Kiều, 2007, trang 101- 102)
2.1.4 Vốn huy động
Luật các tổ chức tín dụng có quy định: Ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ
chức và cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn và các loại giấy tờ có giá khác và các loại tiền gửi khác.
Thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại có các hình thức huy động vốn sau
đây:
2.1.4.1 Huy động vốn tiền gửi
Theo khoản 13 điều 4 luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Nhận tiền gửi là hoạt
động nhận tiền của tổ chức cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức
nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo
thỏa thuận”. Tiền gửi huy động của ngân hàng được chia theo nhóm khách hàng.
Tiền gửi của nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế
Tiền gửi của nhóm khách hàng này là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn
vị kinh tế khác. Nhóm khách hàng này thường gửi vào ngân hàng để tiện cho việc kinh
doanh và giao dịch của họ. Hay nói cách khác mục đích gửi tiền của các tổ chức kinh tế là
để thanh toán. Đối với tiền gửi này khách hàng sẽ được ngân hàng cung cấp các dịch vụ
thanh toánqua ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có lúc họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích
sinh lời ở dạng tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, nhóm khách hàng này thường gửi tiền vào ngân
hàng dưới hình thức sau:
+ Tiền gửi thanh toán: (Tiền gửi giao dịch): Là tiền gửi không kỳ hạn mà khi gửi
vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào không cần thông báo trước cho ngân
hàng và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Đây là loại tiền gửi vào với
mục đích nhằm đáp ứng các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao
dịch của mình. Đối với loại tiền gửi này khách hàng chủ yếu không có mục đích nhận lãi
suất tiền gửi mà chủ yếu là để ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng
như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc…Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay các ngan hàng
cuãng thực hiện chi trả khoản lãi suất thấp cho loại tiền gửi này.
Về phía ngân hàng, dù đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc
nào nhưng cũng có lúc chúng tạm thời nhàn rỗi và ngân hàng được quyền sử dụng để đầu
tư tức nó cũng tạo vốn cho ngân hàng. Nhưng đối với bộ phận vốn này rất không ổn định
vì khách hàng có thể gửi và rút ra liên tục nên ngân hàng phải dự trữ lại với số lượng rất
lớn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ví dụ thông tư 13/2010/TT-NHNN và thông tư
19/2010/TT-NHNN có quy định các NHTM chỉ được sử dụng 25% tiền gửi thanh toán của
tổ chức kinh tế để cho vay. (Thái Văn Đại, 2012, trang 6)
+ Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào ngân
hàng có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền theo các kỳ hạn thích hợp. Theo quy định,
người gửi tiền chỉ được rút tiền khi đến hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh,
để thu hút tiền gửi, các ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút trước hạn nhưng
không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn, thông thường là lãi suất
tiền gửi không kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn đem lại cho ngân hàng nguồn vốn rất ổn định vì ngân hàng biết
trước thời điểm mà khách hàng rút tiền. Chính vì vậy, ngân hàng có thể tận dụng tối đa
nguồn tiền này để đầu tư sinh lời mà không cần phải dự trữ lại quá nhiều. Vì vậy, để
khuyến khích khách hàng gửi tiền, các ngân hàng thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác
nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Ngân hàng còn áp dụng lãi suất càng
cao cho loại tiền gửi có kỳ hạn càng dài để thu hút nguồn vốn trung và dài hạn. (Thái Văn
Đại, 2012, trang 6)
Tiền gửi của nhóm khách hàng là cá nhân và hộ gia đình: bao gồm tiền
gửi tiết kiệm và tài khoản tiền gửi các nhân:
-
Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền được cá nhân hộ gia đình gửi vào tài khoản tiết kiệm được xác nhận
bằng thẻ hoặc sổ tiết kiệm, được hưởng lãi suất và bảo hiểm tiền gửi theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đây là hình thức huy động vốn tiền gửi theo kiểu truyền
thống của ngân hàng. Đối với ngân hàng nguồn vốn này tạo cho ngân hàng nguồn vốn ổn
định. Mặc dù món tiền gửi các nhân thường là nhỏ nhưng ngân hàng huy động với số đông
cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh. (Thái
Văn Đại, 2012, trang 7)
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi gửi tiền khách hàng
không thoả thuận trước với ngân hàng về thời điểm rút tiền cụ thể. Ngân hàng sẽ thanh
toán tiền lãi cho khách hàng theo định kỳ hàng tháng hoặc vào ngày rút hết số dư.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút
sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Các
tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thường có các kỳ hạn khác nhau để người gửi tiền lựa chọn:
1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng,…
- Tài khoản tiền gửi cá nhân: Là loại tiền gửi mà từng các nhân mở tài khoản
tại ngân hàng để sử dụng các tiện ích do ngân hàng cung cấp như sử dụng các loại thẻ
ATM và thẻ thanh toán khác. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế được cải thiện, mọi người
hướng đến sử dụng càng nhiều các tiện ích của xã hội cung cấp, và trong đó thì các tiện ích
mà ngân hàng càng được nhiều các nhân quan tâm nhiều hơn. Chẳng hạn như thanh toán
bằng thẻ, dịch vụ trả lương vào tài khoản, thanh toán khấu trừ tự động tiền điện thoại, tiền
điện tiền nước… mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. (Thái Văn Đại, 2012, trang 7)
Hiện nay các ngân hàng đua nhau phát hành thẻ và các dịch vụ tài chính khác cho
các nhân để cung cấp các tiện ích cho khách hàng ngoài mục đích chứng minh mình có sản
phẩm mới, hiện đại, thu được phí thì nó còn giúp ngân hàng huy động được nguônd vốn
nhàn rỗi của cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán của họ. Chính vì lẽ đó mà ở nước ta
càng có nhiều ngân hàng đua nhau đầu tư vào công nghệ thông tin hiện đại để tạo ra nhiều
sản phẩm mới hơn.
Tiền gửi khác: Ngoài hai loại tiền gửi trên, tại các ngân hàng thương mại
còn có các khoản tiền gửi như sau:
+ Tiền gửi vốn chuyên dùng
+ Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác
+ Tiền gửi kho bạc nhà nước
Tóm lại, nguồn vốn huy động từ tiền gửi đối với các ngân hàng thương mại có ý
nghĩa rất lớn trong việc tạo lập nguồn vốn để kinh doanh. Ngân hàng huy động được vốn
cũng có ý nghĩa là ngân hàng có thể tân dụng được nguồn vốn giá rẻ để cho vay và đầu tư.
Ngoài ra, nguồn thông tin từ tiền gửi của khách hàng còn giúp ngân hàng thấu hiểu được
điều kiện kinh tế của người dân, để từ đó có thể đưa ra chiến lược cho vay và cung cấp các
dịch vụ tài chính ngược trở lại cho công chúng một cách hiệu quả.
Ngoài ra, việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng còn có ý nghĩa quan trọng trong
việc ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần ổn định đồng tiền, thúc đẩy kinh tế phát triển.
2.1.4.2 Vốn huy động bằng các chứng từ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong
đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi
và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. (Nguyễn Minh Kiều,
2007, trang 137)
Giấy tờ có giá có thể phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào thời hạn giấy tờ
có giá có thể chia thành 2 loại, tương ứng với thời hạn huy động vốn. Giấy tờ có giá ngắn
hạm và giấy tờ có giá dài hạn. (Nguyễn Minh Kiều, 2007, trang 138)
Giấy tờ có giá ngắn hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng bao gồm kỳ
phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. (Nguyễn
Minh Kiều, 2007, trang 139)
Giấy tờ có giá dài hạn: là giấy tờ có thời hạn từ 12 tháng trở lên kể từ khi phát
hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.(Nguyễn Minh Kiều,
2007, trang 151)
Huy động vốn bằng giấy tờ có giá ngân hàng có thể thu hút vốn lớn vào ngân hàng
với thời gian ngắn. Vì để huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư, đặc biệt là đầu tư trung
dài hạn thì ngân hàng không thể dựa vào nguồn vốn tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình.
Đối với ngân hàng nguồn vốn có được từ việc phát hành các giấy tờ có giá thì rất ổn định
nhưng ngân hàng thường phải trả một mức lãi suất lớn hơn nhiều và ngân hàng chỉ phát
hành các loại giấy tờ có giá khi đã có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể. Đặc biệt là khi phát
hành giấy tờ có giá phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng
2.1.5.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Vốn huy động
Vốn huy động / tổng nguồn vốn (%) =
x 100 (%)
Tổng nguồn vốn
Chỉ số này cho ta biết cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong đó vốn huy động
chiếm bao nhiêu phần trăm. Dựa trên doanh thu, chi phí, tính thanh khoản của mỗi loại
nguồn vốn mà ngân hàng sẽ có chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược huy động
vốn nói riêng.
2.1.5.2 Tỷ lệ phần trăm từng loại tiền gửi
Số dư từng loại tiền gửi
Tỷ trọng % từng loại tiền gửi =
x 100 (%)
Tổng vốn huy động
Chỉ số này cho biết cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Mỗi loại tiền gửi có những
yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản... Dó đó việc xá định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ
giúp ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiều hoá chi phí đầu vào cho ngân
hàng.
3.1.5.3 Tổng dư nợ trên vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ trên tổng =
vốn huy động (lần)
Tổng dư nợ
Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, giúp cho nhà
phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được, chỉ tiêu
này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn
của ngân hàng càng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu
quả trong việc cho vay.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu trực tiếp từ NHNo&PTNT Chi Nhánh Vị Thuỷ từ năm 2010 đến
6/2013. Cụ thể:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Bảng cân đối kế toán.
Ngoài ra, tổng hợp thông tin từ các báo, tạp chí chuyên về Tài Chính - Ngân hàng
như: Tài Chính tiền tệ, thời báo ngân hàng, tạp chí ngân hàng…và từ Website
NHNo&PTNT.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp đánh giá, diễn giải qua các biểu bảng, đồ thị, so
sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối qua các năm để phân tích tình hình nguồn vốn, vốn
huy động qua 3 năm (20102012) và 6 tháng đầu năm 2013.
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước.
y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các
chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế,
từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1 - yo
∆y =
x 100%
yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước.
y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu
kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so
sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc
phục.
Mục tiêu 2: Phương pháp dùng một số chỉ tiêu tài chính như: vốn huy động trên
tổng nguồn vốn, vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động, dư nợ trên nguồn vốn huy
động để phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn tại ngân hàng.
Mục tiêu 3: Từ những phân tích và mô tả ở trên sử dụng các phương pháp suy luận,
tự luận để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng.
Chương 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THUỶ HẬU GIANG
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH HUYỆN VỊ
THUỶ - HẬU GIANG.
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vi Thuỷ
Huyện Vị Thuỷ là một trong 7 đơn vị hành chính của tỉnh Hậu Giang, được tách ra
từ huyện Vị Thanh vào năm 1999. Huyện được xem là cửa ngỏ của kinh tế tỉnh Hậu
Giang, nằm cách trug tâm thành phố Cần Thơ khoảng 50km về hướng Bắc, cách trung tâm
tỉnh Hậu Giang về phía nam khoảng 8km. Có hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường
thuỷ rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng.
Huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Hậu Giang:
Bắc giáp huyện Châu Thành A
Nam giáp huyện Long Mỹ
Tây giáp tỉnh Kiên Giang và thành phố Vị Thanh
Đông giáp huyện Phụng Hiệp.
Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Nàng Mau và 9 xã: Vị Bình, Vị Trung, Vị
Thủy, Vị Đông, Vị Thanh, Vĩnh Tường, Vĩnh Trung, Vĩnh Thuận Tây và Vị Thắng.
Huyện Vị Thủy là huyện cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, Vị Thủy lại là
một huyện thuần nông, đa số người dân sống bằng nghề trồng lúa, với cơ cấu kinh tế là:
nông nghiệp – thương mại, dịch vụ – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Diện tích đất nông
nghiệp chiếm trên 80% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, có nhiều điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó phát triển cây lúa là chủ lực huyện Vị Thủy thuộc vùng lúa nguyên liệu chủ yếu của tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra, cũng rất
thuận lợi cho việc phát triển thủy sản và các loại hoa màu khác.
Về cơ cấu kinh tế: Hiện nay Vị Thuỷ xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Điều này
được thể hiện rỏ trong năm 2010, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương
mại, dịch vụ lần lượt là 13,2% và 41,6%.
Do nằm tiếp giáp với Thành phố Vị Thanh nên Vị Thuỷ được thừa hưởng rất nhiều
lợi ích từ những chính sách đầu tư chung. Trong đó có nhiều công trình, dự án triển khai
tại khu vực vùng vent rung tâm tỉnh hoặc ngang qua địa bàn thành phố như dự án nạo vét
kênh Xáng Xà No; dự án nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 61, xây dựng tuyến đường nối
Vị Thanh – cần thơ…
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị
Thuỷ - Hậu giang
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Vị Thủy được thành
lập theo quyết định số 694/QĐ – Nho – 02 ngày 09/09/1999 của NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT huyện Vị Thủy là chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT Cần THơ,
thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2004 tỉnh Hậu Giang được thành lập thì
NHNo&PTNT huyện Vị Thủy là chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang, trụ
sở đặt tại THị Trấn Nàng Mau.
Đến 17/02/2006 NHNo&PTNT huyện Vị THủy dời trụ sở mới tọa lạc tại số 308,
đường Ngô Quốc Trị , ấp 3, Thị Trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Hiện nay NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thuỷ hoạt động với phương châm “vì sự
thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng” và bám sát mục tiêu ưu
tiên đầu tư cho “tam nông” trước tiên là hộ gia đình sản xuất nông, ngư nghiệp, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông
nghiệp nông thôn. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Trển Nông Thôn chi nhánh Vị Thuỷ
đã tận dụng mọi khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đa
dạng hoá các hình thức huy động vốn và cho vay nhằm thực hiện các chương trình tài trợ
phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thuỷ giờ đây hoạt động ngày càng có hiệu quả và trở thành
ngườ đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp và đặc biệt là hộ sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện. Đồng thời khẳng định vai trò của mình trong quá trình đưa nền kinh tế
huyện nói chung ngày càng phát triển.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN
VỊ THUỶ - HẬU GIANG.
3.2.1 Sơ đồ tổ chức
Giám Đốc
PGĐ phụ trách kinh doanh
PGĐ phụ trách kế toán – ngân quỹ
Phòng tín dụng
Phòng kế toán – ngân quỹ
( Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy )
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Vị Thủy
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Ban giám đốc gồm 3 người: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Ban Giám đốc:
Giám đốc:
Là người điều hành và quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, là người quyết định
cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay.
Là người đại diện cho ngân hàng trong việc quan hệ với cấp trên. Là người chỉ đạo
thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh dựa trên các quyết
định trong phạm vi, quyền hạn của ngân hàng.
Là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, đại diện Ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh cho ngân hàng cấp trên.
Là người điều hành các nghiệp vụ kinh doanh, chịu trách nhiệm cao nhất và quyết
định cho vay cụ thể như sau:
Xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay
không cho vay.
Ký Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, các hồ sơ do ngân hàng và
khách hàng cùng lập.
Quyết định các biện pháp xử lý nợ: gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các
chế tài đối với khách hàng.
Phó Giám đốc:
Là người hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng mà Giám đốc giao phó, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc
đi vắng (nếu có sự ủy quyền của Giám đốc).
Phòng tín dụng: Gồm 12 người cụ thể 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 10
cán bộ phụ trách 9 xã, thị trấn trong toàn huyện, mỗi cán bộ phụ trách 1 xã khác nhau.
Phòng có trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hang lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ
sơ, trình giám đố ký hợp đồng tín dụng. Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị
vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Theo
dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tính dụng từ đó
trình giám đốc có kế hoạch cụ thể.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Gồm 10 người cụ thể 1 trưởng phòng, 6 kế toán
và 3 ngân quỹ
Kế toán: Trực tiếp giao dịch tại đơn vị, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay
cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người được ủy quyền. Quản lý hồ sơ của
khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ thu chi, ủy nhiệm thu, trả lãi tiền gửi, chuyển nợ qua
hạn, kết toán các khoản thu chi trong ngày để xác định vốn huy động của ngân hàng, giúp
ban lãnh đạo có cơ sở để điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch cũng như mọi hoạt động
của chi nhánh.
Ngân quỹ: Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt với sự xác nhận của phòng kế toán,
có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu hằng ngày trong kho. Bảo đảm các
tài sản có giá trị trong kho cũng như giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng, khách hàng
nộp và lĩnh tiền tại ngân quỹ, kết hợp kết toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi
ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hằng ngày
để trình giám đốc.
3.2.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
3.2.3.1 Các sản phẩm huy động vốn
a) Tiền gửi của tổ chức kinh tế
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn
b) Tiền gửi tiết kiệm
- Tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiết kiệm có kỳ hạn
- Tiết kiệm an sinh
- Tiết kiệm học đường
- Tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo thời gian
c) Phát hành giấy tờ có giá
- Giấy tờ có giá ngắn hạn
- Giấy tờ có giá dài hạn
3.2.3.2 Các sản phẩm tín dụng
a) Cho vay
b) Cấp tín dụng dự phòng
3.2.3.3 Các sản phẩm dịch vụ
a) Dịch vụ thẻ
b) Dịch vụ chuyển tiền Agripay
- Dịch vụ thu Ngân sách Nhà Nước
- Dịch vụ chuyển tiền bằng SMS
- Dịch vụ thanh toán hoá đơn, cước điện thoại trả sau
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua tài khoản ATM
c) Dịch vụ séc
d) Dịch vụ kiều hối.
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo& PTNTVN
CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THUỶ - HẬU GIANG
Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực kinh
doanh ngân hàng, nó cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng đạt mục tiêu hay
không và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt mạnh
trong kinh doanh, góp phần làm cho ngân hàng ngày càng phát triển. Trong những năm
gần đây, hoạt động của các NHTM trong nước chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng
hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới. Trước những thách thức và cơ hội,
NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ đã đạt được những kết quả khả quan, điều đó
thể hiện qua tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của chi nhánh đạt được qua các giai
đoạn phân tích:
3.3.1 Phân tích tình hình thu nhập
Trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng ta thấy bao gồm có thu nhập từ lãi và thu
nhập ngoài lãi. Thu nhập từ lãi cho vay và lãi tiền gửi, còn thu nhập phi lãi thì có thu kinh
doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng, các khoản thu khác. Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập
của NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thuỷ từ năm 2010 đến 2012 liên tục tăng qua 3 năm.
Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng đó là thu từ lãi. Trong đó thu nhập của ngân hàng tăng
lên chủ yếu là từ lãi cho vay. Đáng chú ý trong năm 2011 thu từ lãi tăng 59,86% so với
năm 2010. Trong năm 2011 NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT -NHNN ấn định lãi
suất huy đông không vượt qua 14%/năm trong khi lãi suất cho vay của ngân hàng áp dụng
dao động từ 17 đến 19,5%/ năm. Từ đó, chênh lệch lãi suất cao hơn trong năm 2010, thu
nhập từ lãi của ngân hàng tăng lên làm cho doanh thu của ngân hàng cũng tăng theo. Ngoài
ra các khoản thu từ dịch vụ như dịch vụ thẻ, thanh toán, chuyển tiền và các khoản thu khác
như kinh doanh ngoại hối, lãi dự chi tăng lên nên kéo thu nhập tăng. Nhưng đến năm 2012
thu nhập của ngân hàng tăng chậm so với năm 2011, trong đó thu nhập từ hoạt động tín
dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Thu nhập năm 2012 tăng
chậm là do trong năm 2012 Ngân Hàng Nhà Nước đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất
cho vay nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể.
Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng nhưng thu ngoài lãi
không mang tính rủi ro và cũng góp một phần trong tổng thu nhập của ngân hàng. Một số
nguồn thu ngoài lãi như: thu phí thanh toán, thu phí dịch vụ…Nguồn thu này tăng giảm
không đều qua các năm trong đó năm 2011 giảm 12,46% so với năm 2010 và tăng trở lại
trong năm 2012, thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Điều này
khẳng định chất lượng dịch vụ của NH ngày càng được nâng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng, góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đây cũng là tiêu chí đánh giá
khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Bởi các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đưa ra gần
như tương đồng, dễ bắt chước, cho nên để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình
thì chất lượng dịch vụ phải tốt, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại,…Từ đó, giúp NH tạo sự
khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp với các đối thủ cạnh tranh trong
và ngoài ngành. Ngoài ra, thu ngoài lãi của ngân hàng qua các năm tuy có tăng nhưng
không nhiều chủ yếu là do trên địa bàn huyện chủ yếu là hộ nông dân và gia đình, các
doanh nghiệp còn ít nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn hạn chế nên doanh thu
ngoài lãi của ngân hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Bảng 1: Tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ trong 3 năm 2010- 2012
và sáu tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Chênh lệch
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
6T
2012
6T
2013
I. Thu nhập
40.728
62.043
73.546
37.604
1. Thu từ lãi
36.492
58.335
65.917
4.236
3.708
II. Chi phí
34.527
1. Chi phí lãi
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
44.244
21.315
52,34
11.503
18,54
6.640
17,66
33.729
39.479
21.843
59,86
7.582
13,00
5.750
17,05
7.629
3.875
4.765
-528
-12,46
3.921
105,74
890
22,97
50.230
66.071
33.985
39.547
15.703
45,48
15.841
31,54
5.562
16,37
27.177
40.288
50.333
25.661
28.005
13.111
48,24
10.045
24,93
2.344
9,13
2. Chi phí ngoài lãi
7.350
9.942
15.738
8.324
11.542
2.592
35,27
5.796
58,30
3.218
38,66
III. Lợi nhuận
6.201
11.813
7.475
3.619
4.697
5.612
90,50
-4.338
-36,72
1.078
29,79
2. Thu ngoài lãi
( Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Vị Thuỷ )
%
6T2013/6T2012
Số tiền
%
3.1.2 Chi phí
Ngoài việc tăng thu nhập của chi nhánh trong giới hạn an toàn thì việc quản lý chi
phí cũng rất cần thiết. Giống như thu nhập thì chi phí cũng được chia làm 2 loại là chi phí
lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí lãi là các khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các
khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn và các khoản khác…trên từng loại nợ phải trả cụ
thể. Chi phí ngoài lãi bao gồm: dự phòng tổn thất tín dụng, tiền lương, điện nước, tiếp
khách, bảo hiểm, hoa hồng phí… và các chi phí hoạt động khác.
Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt
hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh còn phải
dựa vào yếu tố quan trọng đó là chi phí. Chi phí của ngân hàng tăng qua 3 năm, bởi vì tăng
thu nhập bao giờ cũng đi đôi với chi phí bỏ ra. Chi phí lãi của ngân hàng liên tục tăng qua
các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2011 tăng 48,24% so với năm 2010. Nguyên nhân
là do trong năm 2011 NHNN quy định khắc khe trong quy định thực hiện trần lãi suất huy
động 14%/năm, các ngân hàng huy động vốn khó khăn, cạnh tranh ngầm với nhau rất
quyết liệt, cộng thêm giá vàng tăng cao người dân có tâm lý đầu tư vào vàng để có tỷ suất
sinh lời cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng, nguồn vốn huy động khan hiếm, ngân hàng đã
tập trung đầu tư tìm kiếm khách hàng, quảng cáo thương hiệu, thực hiện nhiều chương
trình khuyến mãi, đầu tư các dịch vụ đi kèm để cạnh tranh và thu hút nguồn vốn làm cho
chi phí tăng cao.
Sang năm 2012 chi phí lãi lại tiếp tục tăng. Nguyên nhân là do lãi suất tăng theo quy
mô của nguồn vốn đồng thời trong năm này ngân hàng nhà nước đã 5 lần hạ trần lãi suất
huy động. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh
gay gắt, ngân hàng đều đẩy mạnh các hình thức khuyến mãi, tặng thưởng nhằm cạnh tranh
trong thu hút vốn, chi phí công tác tìm kiếm khách hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ, cạnh
tranh huy động vốn tăng. Bên cạnh đó huy động vốn tiền gửi khó khăn hơn, ngân hàng đã
đầu tư mạnh vào kênh huy động vốn bằng giấy tờ có giá nên kéo chi phí của ngân hàng
tăng theo.
Chi phí 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng tăng 5.562 triệu đồng so với 6 tháng
đầu năm 2012, ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng còn tăng chi về các hoạt động khuyến mại,
một phần là do tổ chức các chương trình rút thăm trúng thưởng đã làm cho chi phí huy
động vốn tăng.
Chi phí ngoài lãi tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí, nhưng nó cũng
thấy được khả năng quản lý chi phí của Ngân hàng. Khoản chi này tăng qua các năm,
nhưng có tốc độ chậm lại. Trong năm 2011 chi phí ngoài lãi tăng 35,27% so với năm 2010,
nguyên nhân là tăng theo quy mô hoạt động và nhu cầu quản lý của Ngân hàng. Sang năm
2012 chi phí ngoài lãi chỉ tăng với tốc độ 32,37% so với năm 2011, Chi phí ngoài lãi 6
tháng đầu năm 2013 tăng 38,66% so với cùng kỳ năm 2012,
3.1.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Lợi nhuận cũng
là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua phân tích
về thu nhập, chi phí ta thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hoạt động khá hiệu quả,
thu nhập tăng qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận tăng 90,50% so với năm 2010, là do trong
năm tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn giữ
được mức tăng trưởng. Điều này giúp ngân hàng ổn định tính thanh khoản không rơi vào
vòng xoáy của cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường và đặc biệt là trong năm ngân
hàng đã giảm đáng kể nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở. Điều này góp phần
không nhỏ vào việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Tuy nhiên đến năm 2012 lợi nhận của ngân hàng giảm 36,72% so với năm 2011.
Lợi nhuận giảm là do doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập của ngân hàng. Thêm vào đó trong năm 2012 thì chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu
vào của ngân hàng ngày càng được rút ngắn. Ngoài ra khách hàng của ngân hàng chủ yếu
là nông dân các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên được cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị Định
41/2010/NĐ-CP. Đồng thời do việc điều chỉnh hạ lãi suất của các khoản vay cũ về dưới
15%/năm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước vào ngày 15/07/2012 cũng làm cho thu
nhập từ việc thu lãi vay của chi nhánh giảm.
Riêng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập và chi phí của ngân hàng tăng lên
lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 tăng
29,79% so với 6 tháng đầu năm 2012. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 tăng là do sau
hàng loạt các giải pháp hỗ trợ trên thị trường tài chính ngân hàng như việc giảm các loại lãi
suất điều hành cũng như lãi suất huy động và cho vay, hoạt động cho vay của các ngân
hàng đã dần tăng trở lại.
Nhìn chung kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn này tốt vì đều có lợi
nhuận. Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng luôn căn cứ vào tình hình thực tế, bám
sát các Nghị quyết của Chính phủ và định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với
hoạt động ngân hàng trong từng thời kỳ. Ban lãnh đạo Ngân hàng đã linh hoạt, chủ động
nắm bắt các chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, theo sát thị trường và triển khai kịp thời, có
hiệu quả chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Ngoài ra, hoạt động tín dụng có hiệu quả của
ngân hàng không chỉ tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần vào sự phát triển
kinh tế thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng. Tuy nhiên, trong thời gian tới Ngân
hàng cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động để lợi nhuận đạt được luôn có sự tăng trưởng.
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI
3.4.1 Thuận lợi
Có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan, tạo
điều kiện cho ngân hàng đạt kết quả kinh doanh khả quan, thực hiện tốt nhiệm vụ, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngân hàng đặt tai trung tâm thị trấn Huyện Vị Thuỷ, cùng với việc được đầu tư xây
dựng trụ sở mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng.
Hơn nữa, chi nhánh đã hoạt động trên địa bàn một thời gian dài do đó có một lượng khách
hàng truyền thống khá lớn và khá ổn định, tạo mối quan hệ bền vững và sự tín nhiệm của
khách hàng đối với ngân hàng từ đó giúp cho việc phục vụ khách hàng tốt hơn.
Lãi suất cho vay phù hợp, thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định của Ngân
Hàng Nhà Nước nên đã khuyến khích người dân mạnh dạng vay vốn đầu tư vào sản xuất
kinh doanh, phát triển ngành nghề.
3.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, NH không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định
trong quá trình hoạt động.
Khó khăn tiềm tàng của ngân hàng xuất phát từ sự hạn chế của ngân hàng cấp trên
và cơ chế quản lý chính sách tiền tệ trong nền kinh tế vĩ mô
Khách hàng chủ yếu là nông dân, các món vay thường nhỏ, đối tượng vay trải rộng
nên phát sinh chi phí cao và gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc quản lý khách
hàng.
Tình hình kinh tế xã hội, những biến động của thị trường tài chính tạo áp lực lớn
trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, sự bất ổn của
nền kinh tế cũng là nguyên nhân làm cho thu nhập của các tổ chức kinh tế cá nhân gặp
nhiều khó khăn nên công tác xử lý nợ khó đòi, nợ xấu vẫn còn hạn chế.
Giá cả không ổn định cũng như sư bất ổn của thị trường nông sản, thuỷ sản,vật liệu
xây dựng,.... làm hạn chế chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, ảnh hưởng đến
thu nhập, khả năng tích luỹ, vay vốn, trả nợ và đầu tư sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn vì các hộ vay vốn phần lớn là hộ
khó khăn, khả năng trả nợ có hạn. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ
nông dân phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, ngập lũ, dịch bệnh,... ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống cũng như khả năng trả nợ của nông dân, điều này dẫn đến hiệu quả tín dụng
của ngân hàng còn hạn chế.
3.4.3 Định hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian sắp tới
Mục tiêu hoạt động của ngân hàng trong năm 2013:
Tổng nguồn vốn tăng 16%;
Tổng dư nợ tăng 15%;
Tỷ lệ trung dài hạn 25%,
Tỷ lệ nợ xấu tối đa 3%;
Thu nợ đã xử lý rủi ro đạt 25%
Quỹ thu nhập đảm bảo đủ lương và không thấp hơn năm 2012.
Với những kết quả đáng khích lệ trong 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu kinh doanh
6 tháng cuối năm 2013 của Agribank chi nhánh Vị Thuỷ
Về nguồn vốn: tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn dân cư đến từng
cán bộ, tránh nguồn vốn suy giảm.
Về tín dụng: tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát
sinh. Tập trung đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐCP.
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN VỊ THUỶ - HẬU GIANG
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH
HUYỆN VỊ THUỶ - HẬU GIANG.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế việc tạo lập vốn
cho ngân hàng là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHNTM. Vốn
không những giúp cho Ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp
phần vào việc đầu tư sản xất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và cá nhân nói riêng cũng
như sự phát triển của kinh tế địa phương nói chung. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
tăng trưởng vừ tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn
của các thành phần kinh tế và dân cư. Đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Chi nhánh Vị Thủy vốn hoạt động bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển từ hội
sở.
Đối với nguồn vốn huy động ngân hàng được sử dụng sau khi trích lại một phần
theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định, đồng thời trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách
hàng. Đối với vốn điều chuyển từ hội sở NH chỉ sử dụng khi không đáp ứng đủ nhu cầu
cho vay tại chi nhánh.
Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên nguồn vốn hoạt động của chi
nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khó ổn định được thể hiện qua (bảng 2). Dựa vào
bảng ta nhận thấy tổng nguồn vốn có sự tăng trưởng qua các năm, năm 2011 nguồn vốn
đạt 378.400 triệu đồng tăng 9,91% so với năm 2010, sang năm 2012 tổng nguồn vốn đạt
378.400 triệu đồng tăng 12,48% so với năm 2011 và có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu
năm 2013 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 473.756 triệu đồng tăng 25,96% so với cùng
kỳ năm 2012. Trong đó, tỷ trọng vốn huy động có chiều hướng gia tăng cả về số tuyệt đối
lẫn về tỷ trọng, nguồn vốn điều chuyển đang có xu hướng giảm dần qua các năm.
Nguồn vốn tăng qua các năm cho thấy kế hoạch tạo vốn của ngân hàng đạt hiệu
quả tốt, nó còn thể hiện uy tín, tạo được niềm tin ở khách hàng nên lượng tiền gửi vào
ngân hàng ngày càng tăng. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh thực hiện tốt theo sự chỉ
đạo của ngân hàng cấp trên đề ra, đồng thời có chính sách đúng đắn, kịp thời để duy trì
khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới, công tác huy động vốn ngày càng đạt hiệu quả
nên nguồn vốn hàng năm tăng lên liên tục đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân đồng
thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là thành công đáng khích
lệ, vì vậy ngân hàng cần phát huy hơn nữa để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ dân
cư, từ đó có thể đáp ứng cao nhất nhu cầu vốn trên địa bàn.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 – 2012 và sáu tháng
đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Năm
2010
Năm
2011
Vốn huy động
143.502
209.147
285.261 247.917 322.879
65.645
45,75
76.114
Vốn điều chuyển
200.792
169.253
140.360 128.195 150.877
-31.539
-15,71
Tổng nguồn vốn
344.294
378.400
425.621 376.112 473.756
34.106
9,91
6t
2012
6t
2013
Số tiền
%
Số tiền
Số tiền
%
36,39
74.962
30,24
-28.893
-17,07
22.682
17,69
47.221
12,48
97.644
25,96
( Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ )
%
6t2013/6t2012
Vốn huy động:
Vốn huy động của Ngân hàng là nguồn vốn quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng (chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng nguồn vốn). Qua bảng số liệu ta thấy
vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm, đáng chú ý là vốn huy động năm
2011 tăng 45,75% so với năm 2010. Trong đó, tỷ trọng vốn huy động năm 2011 chiếm
55,27% trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng và năm 2012 tỷ trọng này là 67,02%. Có
nhiều nguyên nhân làm cho vốn huy động tăng. Thứ nhất do Huyện Vị Thuỷ đang trên đà
phát triển, thu nhập người dân tăng lên, cụ thể, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là
12 triệu/người/năm thì tại kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân lần 7, tính đến cuối tháng 6 năm
2013 thu nhập bình quân đầu người là 17,013 triệu/người/năm. Thêm vào đó, Agribank là
thương hiệu lâu năm và có uy tín nên là kênh đầu tư an toàn cho nguồn vốn nhàn rỗi của
khách hàng. Thứ hai, các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng
dùng cho các hoạt động thanh toán tiền mua hàng hoá hoặc trả lương cho nhân viên vì độ
an toàn cao, chi phí thấp và thuận tiện trong thanh toán. Ngoài ra Chi nhánh không ngừng
nâng cao uy tín, tạo lòng tin cho khách hàng, tăng cường marketing bằng nhiều hình thức
khuyến mại, tặng phẩm có logo của ngân hàng vào dịp lễ, tết, bốc thăm trúng
thưởng,...Bên cạnh đó, ngân hàng cung cấp các sản phẩm tiền gửi đa dạng về kỳ hạn.
Vốn huy động tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 30,24% so với cùng
kỳ năm 2012. Tình hình vốn huy động có nhiều cải thiện, một phần là do tác động của
chính sách tỷ giá ổn định, giá trị của VND ổn định so với những năm trước. Ngoài ra, việc
ngân hàng nới lỏng trần lãi suất huy động cũng làm cho lượng tiền gửi vào ngân hàng gia
tăng đáng kể.
Vốn điều chuyển:
Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà chi nhánh điều chuyển từ hội sở hay các chi
nhánh khác trong cùng hệ thống khi nguồn vốn huy động được phép sử dụng không đủ đáp
ứng cho nhu cầu cho vay tại chi nhánh. Khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn
đến và vốn điều chuyển có lãi suất cao hơn vốn huy động, do đó các ngân hàng thường đầu
tư mở rộng huy động vốn nhằm hạn chế điều chuyển vốn.
Hiện nay vốn điều chuyển đang chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn
của ngân hàng và có xu hướng giảm trong năm 2011 và năm 2012. Cụ thể, năm 2011 vốn
điều chuyển là 169.253 triệu đồng giảm 15,71% so với năm 2010 và chiếm 44,73%. Sang
năm 2012 vốn điều chuyển là 140.360 triệu đồng giảm 17,07% so với năm 2011 và chiếm
tỷ trọng 32,98%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 vốn điều chuyển là là 150.877 triệu đồng
tăng 17,69% so với 6 tháng đầu năm 2012 tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng 31,85% trên tổng
nguồn vốn của ngân hàng.
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng dần có sự thay đổi theo hướng vốn huy động tăng
dần về số tuyệt đối và tỷ trọng, ngược lại vốn điều chuyển thì giảm dần về tỷ trọng. Do
nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng và duy trì ở mức khá cao, cộng thêm lãi suất vốn
điều chuyển cao hơn lãi suất huy động nên Ngân hàng đã hạn chế vốn điều chuyển. Điều
này cho thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn của ngân hàng không ngừng được nâng cao
góp phần giảm được một phần chi phí từ nguồn vốn này.(Hình 2)
34.08%
41.68%
58.32%
65.92%
Năm 2010
6T/2012
31.85%
44.73%
55.27%
68.15%
Năm 2011
6T/2013
32.98%
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
67.02%
Năm 2012
Hình 2: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH
HUYỆN VỊ THUỶ - HẬU GIANG
Đối với NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ, vốn huy động là một trong hai
nguồn vốn chủ yếu phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó chi nhánh đã tích
cực thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn
vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện nhằm tạo nguồn vốn tín
dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Để có nhận xét cụ thể tình hình huy động vốn của
Ngân hàng trong 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 chúng ta cần tìm hiểu nguồn vốn huy
động được xét theo một số tiêu chí sau:
4.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn
Nguồn vốn huy động của ngân hàng phân theo kỳ hạn phản ánh vốn huy động theo
từng thời kỳ, có thể theo từng kỳ, từng tháng, từng quý hay từng năm. Từ đó ngân hàng có
thể chủ động kiểm soát được nguồn vốn nhằm có kế hoạch đầu tư ở nhiều thời điểm khác
nhau trong năm, tránh hiện tượng thừa hay thiếu vốn. Như vậy ngân hàng mới đảm bảo
được tín thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút tiền. Đa số khách hàng gửi tiền vào
ngân hàng nhằm mục đích sinh lời nên lượng tiền có kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể từng khoản mục tiền gửi như sau:
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra
bất cứ lúc nà. Đồng thời khi gửi tiền khách hàng vẫn được hưởng lãi suất vì vậy góp phần
tăng thêm thu nhập của khách hàng. Khách hàng lựa chọn loại tiền gửi này là nhằm mục
đích thanh toán và sử dụng các dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp.
Tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm, trong đó năm
2011 tăng 36,30% so với năm 2010, sang năm 2012 tăng 27,77% so với năm 2011 và tiếp
tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Tính chất của loại tiền gửi này gắn liền với chất
lượng dịch vụ. Ngân hàng đã chú trọng công tác phát triển dịch vụ như tăng cường quảng
cáo, tiếp thị những tiện ích của sản phẩm, khuyến mãi đến mọi đối tượng khách hàng. Do
vậy mà lượng tiền gửi này tăng liên tục. Do vậy mà dịch vụ trả lương qua tài khoản của
ngân hàng tăng cao, các dịch vụ khác như: dịch vụ thanh toán VnTopUp, VnMart,
ApayBill, Astranfer tạo nhiều điều kiện thuận lợi ngày càng thoả mãn tốt nhu cầu thanh
toán của khách hàng nên được nhiều người sử dụng. Các dịch vụ phát triển đã làm tăng
lượng tài khoản tại ngân hàng, vì vậy mà lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao. Tuy chi
phí thấp nhưng không ổn định nên không chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này để
cho vay.
Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn đang có xu hướng giảm từ năm 2010 đến
năm 2012 so với tổng nguồn vốn huy động nguyên nhân là do trong những năm do tình
hình khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động khó khăn, đồng thời
hoạt động của các doanh nghiệp tại địa bàn Huyện chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ nên lượng
tiền gửi thanh toán thấp. Để có thể thu hút được thêm vốn tiền gửi không kỳ hạn thì ngân
hàng cần phải thoả mãn nhiều hơn nữa nhu cầu về thanh toán của khách hàng nhằm góp
phần làm tăng vốn tiền gửi này trong các năm tiếp theo.
Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 – 2012
và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
6T2013/6T2012
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
19.229
33.024
42.195
32.064
52.138
13.795
71,74
9.171
27,77
20.074
62,61
Có kỳ hạn
124.273
176.123
243.066
215.853
270.741
51.850
41,72
66.943
38,01
54.888
25,43
=12 tháng
15.384
19.213
12.746
9.191
14.585
3.829
24,89
-6.467
-33,66
5.394
58,69
143.502
209.147
285.261
247.917
322.879
65.645
45,75
76.114
36,39
74.962
30,24
Không kỳ hạn
Vốn huy động
6T/2012 6T/2013
Số tiền
%
Số tiền
( Nguồn: Phòng kế toán - ngân quỹ NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ)
%
Số tiền
%
Tiền gửi có kỳ hạn
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn đều tăng qua các
năm, trong đó năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn tăng 41,72% so với năm 2010, năm 2012
nguồn vốn này tiếp tục tăng trong năm 2012 đạt 243.066 triệu đồng tương ứng tăng
38,01% và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 25,43% so với cùng kỳ năm 2012. Ngân hàng thu
hút ngày càng nhiều nguồn vốn có kỳ hạn bởi vì đây là nguồn vốn ổn định, lãi suất cao,
phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng có thể chủ động hơn trong
kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn này để cho vay, đầu tư hoặc tài trợ cho các dự án
nhằm đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
Trong tổng nguồn vốn có kỳ hạn thì nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ
trọng cao không chỉ tăng về số tuyệt đối mà tỷ trọng cũng tăng lên liên tục qua các năm.
Năm 2011 tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng 75,88% và tỷ trọng này giảm xuống
75,02% vào năm 2011, đến năm 2012 tỷ trọng này tăng lên 80,74%. Tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng tăng trong năm 2012 là do lãi suất huy động thay đổi liên tục, trong năm
2012 NHNN đã có 5 lần giảm trần lãi suất huy động tính đến 31/12/2012 trần lãi suất huy
động đã giảm xuống còn 8%, nên tiền gửi có kỳ hạn ngắn là sự lựa chọn phù hợp, để có thể
đễ dàng rút ra khi lãi suất ngân hàng xuống thấp hoặc khi người gửi tiền muốn chuyển
hướng kinh doanh khác.
Ngoài ra trên địa bàn Huyện Vị Thuỷ và các vùng lân cận đa phần người dân hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ, vì thế hình thức tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng, hoặc chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,… vừa nhằm mục đích sinh lời khi nông
nhàn, vừa đảm bảo linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình khi vào mùa vụ là lựa chọn
hàng đầu của người dân. Nắm bắt được nhu cầu này của người dân nên ngân hàng luôn chú
trọng công tác huy động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng để khách hàng có sự lựa chọn phù
hợp với nhu cầu của mình đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để khuyến
khích người dân gửi tiền vào ngân hàng.
Đến cuối tháng 6 năm 2013 tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng của ngân hàng vẫn duy trì
ở mức cao. Là do ảnh hưởng của các đợt giảm trần lãi suất huy động trong những năm vừa
qua. Khách hàng có xu hướng gửi tiền kỳ hạn ngắn để linh động kỳ hạn nguồn vốn. Hơn
nữa hiện nay lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ cao hơn lãi suất kỳ hạn dưới 12
tháng khoản 1-2%. do đó, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng của ngân hàng vẫn duy trì với tỷ
trọng cao.
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
Ngược với sự tăng lên liên tục cả về số tuyệt đối và tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng thì tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại có xu hướng tăng trong năm
2011 và giảm mạnh trong năm 2012. Nguyên nhân tiền gửi này giảm trong năm 2012
NHNN đưa ra nhiều chính sách nhằm hạn chế lạm phát ổn định vĩ mô nền kinh tế trong đó
đối với ngành ngân hàng thì trong năm NHNN đã có 5 lần giảm lãi suất huy động. Do tình
hình lãi suất huy động thay đổi thường xuyên khách hàng không muốn gửi tiền kỳ hạn dài
tại ngân hàng vì họ sợ khi ngân hàng giảm lãi suất thì tiền của họ bị mất giá trong khi gửi
tiền kỳ hạn ngắn có thể linh động được nguồn vốn và họ có thể rút ra khi cần dùng đến.
Đến tháng 6 năm 2013, trong khi lãi suất huy động kỳ hạn ngắn đang ở mức thấp
người dân có xu hướng chuyển sang gửi tiền kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao hơn. Ngoài
ra hiện nay ngân hàng áp dụng nhiều chính sách khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn
dài để hưởng lãi suất cao. Nếu khách hàng cần tiền gấp mà chưa đến hạn thanh toán thì có
thể thế chấp sổ tiết kiệm vay tiền của ngân hàng. Mức lãi suất này rất thấp, chủ yếu là giúp
khách hàng không bị tính lãi không kỳ hạn, do đó khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài cũng
tăng lên.
100%
90%
80%
70%
60%
75.88
75.02
80.74
79.33
Dưới 12 tháng
Không kỳ hạn
Từ 12 tháng trở lên
50%
40%
30%
20%
10.72
9.19
10%
13.40
15.79
4.47
4.52
14.79
16.15
0%
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
6T/2013
Hình 3: Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn trong 3 năm 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
Nhìn chung qua 3 năm tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tạo điều kiện rất thuận lợi cho ngân hàng
trong việc thực hiện các nghiệp vụ cho vay. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động có kỳ hạn và đang có xu hướng gia tăng. Đồng
thời nguồn vốn huy động kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng giảm về tỷ trọng trong năm
2012 và tăng trở lại trong 6 tháng đầu năm 2013 nhưng vẫn ở mức thấp. Sự mất cân đối về
kỳ hạn trong huy động vốn làm cho ngân hàng rất khó trong việc cho vay trung và dài hạn.
Trong thời gian tới với những chính sách bỏ trần lãi suất huy động trên 12 tháng và bỏ trần
lãi suất huy động trên 6 tháng vào tháng 06/2013 của NHNN có thể sẽ có những tác động
tích cực trong việc cân đối kỳ hạn tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc cho vay trung và
dài hạn.
4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Bảng 4: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ trong 3 năm
2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
6T2013/6T2012
6T/2012 6T/2013
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tiền gửi KBNN
5.854
9.043
15.654
17.765
21.365
3.189
54,48
6.611
73,11
3.600
20,26
2. Tiền gửi dân cư
116.328
174.135
239.155
201.442
268.178
57.807
49,69
65.020
37,34
66.736
33,13
3. Tiền gửi TCKT
20.237
25.156
28.876
27.235
31.158
4.919
24,31
3.720
14,79
3.923
14,40
4.Tiền gửi TCTD
1.083
813
1.576
1.475
2.178
270
-24,93
763
93,85
703
47,66
143.502
209.147
285.261
247.917
322.879
65.645
45,75
76.114
36,39
74.962
30,24
Vốn huy động
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ)
Nguồn vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: tền
gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư, tiền gửi kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng.
Trong đó tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là nguồn vốn quan trọng và
thường xuyên chiếm vai trò quan trọng đối với ngân hàng.
Tiền gửi Kho Bạc Nhà Nước.
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình thì Kho Bạc Nhà Nước là khách
hàng lâu năm và quen thuộc của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn huy động mang tính ổn định
không cao. Lượng tiền gửi của Kho Bạc Nhà nước vào ngân hàng là để thực hiện các hoạt
động chi trả qua ngân hàng. Ngoài ra tiền gửi kho bạc nhà nước là khoản tiền mà các tổ
chức cá nhân gửi vào ngân hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí đối với
ngân sách nhà nước.
Tiền gửi này liên tục tăng qua các năm, trong đó năm 2011 tăng 54,48% đến năm
2012 tăng đến 73,11% so với năm 2011. Tính đến tháng 6 năm 2013 tiền gửi của Kho Bạc
Nhà Nước tại Ngân hàng là 21.365 triệu đồng tăng 20,26% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân tiền gửi này tăng qua các năm là do từ năm tháng 7 năm 2010 Ngân hàng
thực hiện thu hộ tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách Nhà Nước cho
khách hàng nộp vào Kho bạc Nhà nước, Cục thuế làm cho lượng tiền gửi này tăng liên tục
qua các năm. Tuy nhiên lượng tiền gửi Kho Bạc Nhà Nước chủ yếu là tiền gửi thanh toán
nên tính ổn định không cao, nên ngân hàng không quá chú trọng vào công tác huy động vốn
này, chủ yếu là thu phí dịch vụ thanh toán.
Tiền gửi dân cư
Tiền gửi dân cư luôn đóng vai trò rất quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn của
ngân hàng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân
hàng. Tiền gửi này liên tục tăng qua các năm, trong đó năm 2011 tăng 49,69% so với năm
2010, năm 2012 tăng 37,34% so với năm 2011. Tiền gửi dân cư tăng trong năm 2011 tăng
so với năm 2010 là do trong năm 2011 lãi suất huy động được ngân hàng giữ ở mức cao
nên đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền.
Sang năm 2012, mặc dù lãi suất huy động giảm liên tục song trước những khó khăn
chung của nền kinh tế thì gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vẫn là sự lựa chọn an toàn trong
khi các lĩnh vực đầu tư khác gặp nhiều biến động và rủi ro cao, trong khi gửi tiền tránh
được trược giá và độ an toàn cao. Ngoài ra, ngoài việc hưởng ngân hàng còn được tận dụng
khá nhiều tiện ích và các ưu đãi của các chương trình khuyến mãi khi gửi tiền vào ngân
hàng nên nguồn vốn huy động từ dân cư tăng.
Và tiền gửi này đang có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 với mức tăng
33,13% so với cùng kỳ năm 2012. Dù lãi suất huy động tiền đồng giảm mạnh về mức tương
đương giai đoạn 2005 – 2006, lượng tiền gửi của dân cư trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn
tăng là do trên cơ sở đánh giá diễn biến của lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối và tỷ
giá, dư địa giảm trần lãi suất huy động của ngân hàng không còn nhiều. Từ những nguyên
nhân trên đã làm cho lượng tiền gửi dân cư của ngân hàng tăng.
Ngoài ra, Chính phủ thời gian gần đây đã không ngừng tăng mức lương cơ bản –
mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động năm 2010 là 730.000
đồng, năm 2011 là 830.000 đồng, từ 01/05/2012 mức lương này là 1.050.000 đồng. Do đó
cũng góp phần tăng thu nhập và tăng lượng tiền nhàn rỗi, khi đó ngân hàng có thể đưa ra
những sản phẩm phù hợp với đối tượng và chính sách ưu đãi thu hứ lượng tiền nhàn rỗi đó
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây lợi ích khi gửi tiền vào ngân hàng cũng được các cá
nhân quan tâm. Chẳng hạn như thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lương qua tài khoản, thanh
toán khấu trừ tự động tiền điện thoại, lãi suất linh hoạt…Hiện nay ngân hàng cũng đã áp
dụng chính sách là khách hàng không phải chịu lãi suất không kỳ hạn khi rút trước hạn tại
ngân hàng… Tất cả những nguyên nhân trên đã góp phần giải thích vì sao nguồn vốn huy
động tù dân cư của ngân hàng ngày càng gia tăng.
Tiền gửi các tổ chức kinh tế
Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng nguồn
vốn của ngân hàng vì đấy là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm
chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là
các doanh nghiệp. Đây là loại tiền gửi mà các tổ chức kinh tế dùng để chi trả lương cho
nhân viên hoặc thanh toán các hợp đồng mua bán hoặc khi có lượng tiền nhàn rỗi khách
hang có thể gửi vào nhằm mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng
cung cấp.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ lệ cao nhưng thấp hơn so với
tiền gửi dân cư và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 24,31% so với năm
2010, năm 2012 tăng 14,79% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi tổ
chức kinh tế là 31.158 triệu đồng tăng 14,40% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của
sự gia tăng nguồn vốn này là do những năm gần đây kinh tế huyện Vị Thuỷ có nhiều
chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế tiếp tục được dịch chuyển theo hướng công nghiệp
hoá, nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân ra đời và đi vào hoạt động. Ngoài ra sự phát triển
và phổ biến hơn của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nên đa số các doanh
nghiệp gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng các dịch vụ tiện ích như thanh toán qua ngân
hàng như chuyển khoản thanh toán tiền hàng, trả lương nhân viên qua thẻ tạo thuận lợi
trong quá trình thanh toán nên lượng tiền gửi tổ chức kinh tế tăng cao.
Tiền gửi tổ chức tín dụng
Đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên trong suốt các
thời kỳ trong năm của chi nhánh vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh
toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn này tăng giảm không đều qua các năm cụ
thể trong năm 2011 giảm 24,93% so với năm 2010, tiền gửi này tăng trở lại trong năm 2012
đạt 1.576 triệu đồng tăng 93,85% so với năm 2011. Tuy tiền gửi của tổ chức tín dụng tại
ngân hàng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng vốn huy động của ngân hàng,
nguyên nhân là do từ tháng 6/2012 NHNN ban hành thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định
các ngân hàng chỉ được phép cho vay lẫn nhau với thời hạn dưới 1 năm, không nhận tiền
gửi của nhau trừ khi tiền gửi đó phục vụ cho mục đích thanh toán có hiệu lực từ ngày
01/09/2012. Vì vậy tiền gửi các tổ chức tín dụng tai ngân hàng có tăng nhưng vẫn ở mức
thấp. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 47,66% so với cùng kỳ năm 2012. Tiền gửi TCTD
tăng là do ngày 01/07/2013, Thống đốc NHNN đã ký ban hành thông tư số 01/2013/TT-
NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tai thông tư số 21/2012/2012. Theo đó, TCTD được
gửi tiền, nhận tiền gửi thanh toán và giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3
tháng tại TCTD vì vậy mà lượng tiền gửi này tăng lên. Tuy tiền gửi của các TCTD khác chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nhưng để thực hiện
được các giao dịch thanh toán qua lại giữa các NH với nhau trên địa bàn thì Chi nhánh
cũng đã có những nỗ lực lớn trong việc tạo ra nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD
khác nhằm gia tăng khoản huy động này.
100%
90%
80%
70%
60%
81.06
83.26
83.84
83.06
2. Tiền gửi dân cư
4.Tiền gửi TCTD
50%
3. Tiền gửi TCKT
40%
1. Tiền gửi KBNN
30%
20%
10%
0%
0.75
14.10
4.08
0.39
12.03
4.32
0.55
10.12
5.49
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
0.67
9.65
6.62
6T/2013
Hình 4: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu
năm 2013
Tóm lại, qua phân tích vốn huy động phân theo đối tượng huy động vốn thì ta thấy
tỷ trọng vốn huy động của tiền gửi dân cư luôn ở mức cao. Thứ hai là tiền gửi của tổ chức
kinh tế và chiếm tỷ trọng thấp nhất là tiền gửi của Kho Bạc Nhà Nước và các tổ chức tín
dụng. Với cơ cấu vốn huy động này thì rất thuận lợi cho ngân hàng trong công tác cho vay
và cấp tín dụng. Tuy nhiên, trong thời gian tới ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đối với 3
đối tượng huy động vốn còn lại vì huy động vốn của các đối tượng này chủ yếu là tiền gửi
thanh toán hoặc tiền gửi có kỳ hạn ngắn giúp ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn lãi
suất thấpđồng thời có thể tăng them thu nhập cho ngân hàng thong qua các dịch vụ kèm
theo.
4.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn theo hình thức huy động
Nguồn vốn ngân hàng huy động được có nhiều hình thức khác nhau tuỳ vào mục
đích mà khách hàng đầu tư cùng với định hướng phát triển nguồn vốn của ngân hàng. Tại
NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thuỷ có 3 hình thức huy động nhằm đáp ứng nhu cầu và định
hướng phát triển của ngân hàng là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá.
Ba hình thức huy động này có tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng khác nhau trong tổng nguồn
vốn huy động của ngân hàng.
Bảng 5: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ trong 3 năm
2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
6T2013/6T2012
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
TG TT
33.176
41.085
51.125
45.352
54.875
7.909
23,84
10.040
24,44
9.523
21,00
TGTK
103.998
157.595
220.895
190.422
250.111
53.597
51,54
63.300
40,17
59.689
31,35
GTCG
6.328
10.467
13.241
12.143
17.893
4.139
65,41
2.774
26,50
5.750
47,35
143.502
209.147
285.261
247.917
322.879
65.645
45,75
76.114
36,39
74.962
30,24
Vốn huy động
6T/2012 6T/2013
Số tiền
%
Số tiền
(Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ)
%
Số tiền
%
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích
chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh
toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử…giúp nhu cầu
thanh toán, chuyển tiền của khách hàng được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng,
thuận tiện. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng thấp trong tổng
nguồn vốn huy động của ngân hàng và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011,
tiền gửi thanh toán tăng 23,84% so với năm 2011, sang năm 2012 tiền gửi này tăng 24,44%
so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tiền gửi thanh toán tăng 21% so với cùng
kỳ năm 2012. Có được kết quả trên là do từ năm 2010 đến nay ngân hàng luôn chú trọng
việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cải tiến nâng cấp chất lượng dịch vụ mang
đến ngày càng nhiều lợi ích cho ngân hàng. Đồng thời, có nhiều sự thay đổi tích cực như:
Nếu trước đây, khách hàng mở tài khoản TGTT chỉ được thực hiện thanh toán tiền
hàng hóa dịch vụ trên số dư tài khoản hiện có. Tuy nhiên để tiện lợi cho khách hàng trong
việc giao dịch thanh toán, trong những năm gần đây khách hàng mở tài khoản TGTT KKH
còn được ngân hàng cấp một hạn mức thấu chi, cho phép khách hàng chi vượt số dư tài
khoản ở một hạn mức nhất định. Tương tự, hình thức cho vay thấu chi này còn được áp
dụng đối với khách hàng mở tài khoản thẻ ATM.
Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng tiền gửi thanh toán trên tổng vốn huy động tỷ trọng
tiền gửi này đang có xu hướng giảm là do khách hàng chủ yếu của ngân hàng vẫn là hộ
nông dân, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên khối
lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng nhỏ. Mặt khác, ngân hàng chưa chú trọng công
tác tuyên truyền giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Nên lượng tiền gửi thanh
toán của ngân hàng có tăng nhưng tỷ trọng giảm.
Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thủy nói riêng và ngành ngân hàng nói chung,
tiền gửi thanh toán cũng là khoản vốn huy động khá hấp dẫn, bởi chi phí cho loại tiền gửi
này thấp. Ngoài ra nó không chỉ giúp người sở hữu thuận lợi trong giao dịch mà còn giúp
Nhà nước quản lý có hiệu quả lượng tiền mặt lưu thông.
Tiền gửi tiết kiệm
Khi xét cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng thì tiền gửi của dân cư chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổn vốn huy động, và tiền gửi của đối tượng này chủ yếu dưới hình
thức tiền gửi tiết kiệm, một loại tiền gửi mà họ có thể đầu tư lượng tiền nhàn rỗi của mình
với kỳ vọng tích luỹ sinh lợi.
Tiền gửi tiết kiệm qua 3 năm 2010 đến 2012 có xu hướng tăng, và luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong đó, lượng tiền gửi này
tăng mạnh trong năm 2011 với tỷ lệ 51,54% so với năm 2010, năm 2012 tiền gửi tiết kiẹm
tăng 40,17% so với năm 2011. Lượng tiền gửi tiết kiệm tăng lên vì đây là đối tượng huy
động chủ yếu nên ngân hàng luôn có chính sách duy trì phương pháp huy động truyền
thống như tăng lãi suất tiền gửi để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng
đến gửi tiền. Nguyên nhân của sự tăng lên này cũng là do trong các năm qua ngân hàng rất
chú trọng công tác huy động vốn khách hàng cá nhân thực hiện nhiều chương trình tiết
kiệm dự thưởng, có nhiều hình thức khuyến mãi đã góp phần nâng cao số dư tiền gửi tiết
kiệm tại ngân hàng. Bên cạnh đó từ năm 2010 đến nay ngân hàng thực hiện hàng loạt các
chương trình huy động vốn như: Trong năm 2011 triển khai chương trình huy động tiền gửi
tiết kiệm dự thưởng “chào mừng 60 năm thành lập ngành ngân hàng” với giải thưởng đặc
biệt trị giá 2kg vàng miếng “AAA” và các giải thưởng là vàng miếng cho các khách hàng
may mắn. Một điểm hấp dẫn đối với tiền gửi tiết kiệm đó là người tiết kiệm có kỳ hạn đó là
có thể dùng sổ tiết kiệm để thế chấp vay vốn khi cần vốn khi chưa đến hạn rút tiền gửi tiết
kiệm. Năm 2012 triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng “Giải vàng Agribank mừng
quốc khánh 2/9”.
Đến hết 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi tiết kiệm đạt 250.111 triệu đồng tăng 31,35%
so với cùng kỳ năm 2012. Lượng tiền gửi tiết kiệm vẫn chảy vào ngân hàng là do trong
những tháng đầu năm 2013 ngân hàng thực hiện nhiều chương trình như chương trình tiết
kiệm dự thưởng “Cùng Agribank Hậu Giang kỷ niệm 25 năm ngày thành lập ngành”. Mặt
khác, trong giai đoạn hiện nay thị trường bất động sản chưa thể khởi sắc, vàng diễn biến
khó lường, việc tích trữ ngoại tệ trong bối cảnh hiện nay được đánh giá là chưa thực sự có
lợi. Do đó, gửi tiết kiệm vẫn là một kênh an toàn đối với những người có tiền nhàn rỗi ngại
rủi ro.
Giấy tờ có giá
Ngoài 2 hình thức huy đông trên thì Chi nhánh còn huy động vốn thông qua phát
hành giấy tờ có giá, nguồn vốn này đóng góp một phần vào nguồn vốn huy động của Chi
nhánh và đang có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Hình thức huy động vốn này của
ngân hàng nhằm tạo nguồn vốn để bù đắp những thiếu hụt tạm thời của ngân hàng và đa
dạng hoá hình thức đầu tư cho khách hàng. Phương thức này có ưu điểm là huy động được
nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn, nhưng nhược điểm là thường phải trả lãi suất cao hơn
lãi suất tiền gửi, ngân hàng không chủ động trong kế hoạch huy động mà phụ thuộc hoàn
toàn vào sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên về chỉ tiêu huy động, thời điểm phát hành và
chấm dứt huy động.
Trong 3 năm qua do nhu cầu hoạt động ngân hàng đã gia tăng phát hành giấy tờ có
giá chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu ngắn hạn. Trong năm 2011 ngân hàng đã huy
động được 17.467 triệu đồng tăng 54,19% so với năm 2010, sang năm 2012 nguồn vốn huy
động theo hình thức này tăng 26,50% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên của
tiền phát hành giấy tờ có giá do nhu cầu về vốn trong những năm qua tăng lên, đồng thời lãi
suất giấy tờ có giá cao hơn lãi suất tiền gửi, cùng với chương trình khuyến mãi hấp dẫn kết
hợp rút thâm trúng thưởng nên thu hút được một lượng vốn đáng kể.
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá đạt
12.893 triệu đồng tăng 47,35% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất
trên thị trường liên tục giảm, tính đến 31/12/2012 trần lãi suất huy động còn 8%/năm và
tiếp tục giảm trong tháng 03 và tháng 06 năm 2013 với mức 7.5%/năm và 7%/năm. Nên
khi ngân hàng phát hành GTCG lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi sẽ thu hút được nhiều
khách hàng hơn.
100%
90%
80%
70%
72.47
60%
75.35
77.44
77.46
TGTK
50%
GTCG
40%
30%
20%
10%
0%
4.41
5.00
4.64
5.5
23.12
19.65
17.92
17.00
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
TGTT
6T/2013
Hình 5: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động trong 3 năm 2010-2012 và 6
tháng đầu năm 2013
Qua phân tích nguồn vốn theo hình thức huy động vốn ta thấy nguồn vốn huy động
từ tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Thứ 2 là tiền gửi thanh toán và giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng thấp nhất. Với cơ cấu nguồn
vốn này ngân hàng rất thuận lợi trong công tác cho vay của ngân hàng.
4.2.4 Phân tích tình hình huy động vốn theo đồng tiền
Như đã trình bày có nhiều cách phân loại tuỳ theo tiêu chí, mục đích huy động vốn
khác nhau, và HĐV theo đồng tiền cũng là một cách phân loại để thấy được sự biến động
của nguồn nội tệ (VND), cũng như ngoại tệ để NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ
đề ra những chiến lược thúc đẩy huy động vốn nội tệ, ngoại tệ theo tình hình biến động của
thị trường cũng như chính sách tiền tệ của NHNN. Giống như các NHTM khác, trong hình
thức huy động này, HĐV bằng nôi tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với ngoại tệ.
Nội tệ
Tiền gửi bằng nội tệ có chiều hướng gia tăng và duy trì ổn định qua các năm. Cụ thể
năm 2011 tiền gửi nội tệ là 204.071 triệu đồng chiếm 97,57% trên tổng nguồn vốn huy
động, sang năm 2012 tiền gửi này đạt 281.396 triệu đồng chiếm 98,64% tổng vốn huy
động. trên tổng vốn huy động của ngân hàng. Tiền gửi nội tệ có xu hướng gia tăng ổn định
qua các năm là do đa phần người dân trên địa bàn là nông dân, nên sử dụng đồng nội tệ là
chủ yếu, chỉ có một bộ phận nhỏ khách hàng có quan hệ làm ăn cần sử dụng ngoại tệ, cũng
như có nhu cầu tiết kiệm bằng ngoại tệ.
Bảng 6: Tình hình huy động vốn theo đồng tiền của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
Nội tệ
Ngoại tệ (*)
Vốn huy động
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
139.774
204.071
281.396
244.662
321.092
64.297 46,00
77.325
3.728
5.076
3.865
3.255
1.787
1.348 36,16
143.502
209.147
285.261
247.917
322.879
65.645 45,75
6T/2012 6T/2013
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
37,89
76.430
31,24
-1.211
-23,86
-1.468
-45,10
76.114
3,39
74.962
30,24
( Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ)
Ghi chú (*): Quy đổi về VND
6T2013/6T2012
Đến hết 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi nội tệ là 321.092 triệu đồng tăng 31,24% so
với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 99,43% trong tổng vốn huy động. Kênh gửi tiết kiệm bằng
VND tại ngân hàng chiếm ưu thế vì sự an toàn, phù hợp với một số người có tiền nhàn rỗi,
chưa biết đầu tư vào đâu.
Ngoài ra, do những tác động tích cực từ các chính sách điều hành vĩ mô của Chính
Phủ trong việc kiềm chế lạm phát ổn định tỷ giá trong thời gian qua nên giá trị đồng nội tệ ổn
định. Thêm vào đó trong thời gian vừa qua tỷ giá dao động ở mức thấp nếu người dân nắm
giữ ngoại tệ sẽ không có lợi nên họ chuyển sang nắm giữ nội tệ. Cộng thêm trong thời gian
vừa qua giá vàng trong nước tăng giảm thất thường nên khi đầu tư vào lĩnh vực này rủi ro rất
cao nên hiện nay gửi tiền vào ngân hàng vẫn là lựa chọn an toàn, hạn chế rủi ro.
Ngoại tệ
Ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn hoạt động là một
huyện nông thôn, còn hoạt động kinh doanh về xuất nhập khẩu rất ít nên nguồn vốn ngoại tệ
cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũng khá hạn chế. Vì vậy vốn
huy động từ ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động và nguồn ngoại tệ mà
ngân hàng huy động được chủ yêu là USD.
Năm 2010 lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ được ngân hàng áp dụng với lãi suất khá
cao từ 5.5% đến 6%/năm nên thu hút 1 lượng lớn khách hàng đến gửi tiền. Thực hiện chỉ thị
số 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 với định hướng kiểm soát và hạn chế tín dụng ngoại tệ
tăng trưởng “nóng”.
Vì vậy, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi
USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm.
Người nắm giữ ngoại tệ cảm thấy không còn có lợi như trước đây khi lãi suất tiết kiệm ngoại
tệ giảm mạnh, nên xu hướng chuyển từ việc gửi ngoại tệ sang nội tệ diễn ra đến cuối tháng 6
năm 2013. Điều này làm giảm hẳn tình trạng người dân lựa chọn việc cất trữ tài sản của
mình bằng việc mua ngoại tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa trong xã hội.
Sáu tháng đầu năm 2013 huy động ngoại tệ giảm mạnh là do trong thời gian này tỷ
giá khá ổn định củng cố niềm tin của người dân khi nắm giữ VND, trong khi chênh lệch lãi
suất tiết kiệm USD và VND đang ở mức khá lớn nên người dân có tiền gửi ngoại tệ chuyển
sang bán ngoại tệ cho ngân hàng để gửi tiết kiệm VND nhằm hưởng lãi suất cao hơn.
Ngoài ra, hoạt động cho vay của các ngân hàng đã bị siết chặt từ cuối tháng 03/2013
khi mà chỉ có các doanh nghiệp có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân
hàng, trừ các doanh nghiệp cho vay nhập khẩu xăng dầu. Bên cạnh đó việc giảm lãi vay ở
khu vực tiền đồng đã kéo lãi suất vay của hai đồng tiền này lại gần, người vay chủ yếu là
doanh nghiệp không còn cân nhắc vay USD để tránh tiền đồng lãi cao hơn.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Vị
Thuỷ qua các năm có sự chênh lệch khá lớn về tỷ trọng giữa vốn huy động bằng nội tệ và
ngoại tệ. Cụ thể là nội tệ luôn chiếm trên 95%/tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng gia
tăng qua các năm. Huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hướng giảm dần
từ năm 2012 đến nay. Với cơ cấu chủ yếu là sử dụng đồng nội tệ như hiện nay là do đa phần
người dân trên địa bàn đều là nông dân, nên sử dụng nội tệ là chủ yếu, chỉ có một bộ phận
nhỏ khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh, mua bán cần sử dụng ngoại tệ.
4.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY – HẬU GIANG.
Để đánh giá được vốn huy động có vai trò ý nghĩa như thế nào trong hoạt động của
ngân hàng cũng như mức ổn định của nguồn vốn này, ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu
đánh giá kết quả huy động vốn tại ngân hàng.
Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT chi
nhánh Vị Thuỷ từ năm 2010 – 2012, và 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6T2013
Tổng nguồn vốn (1)
Triệu
344.294
378.400
425.621
473.756
Vốn huy động (2)
Triệu
143.502
209.147
285.261
322.879
Dư nợ (3)
Triệu
311.800
355.726
392.473
427.964
TG có KH (4)
Triệu
124.273
176.123
243.066
270.741
TG KKH
Triệu
19.229
33.024
42.195
52.138
TG TK (5)
Triệu
103.998
157.595
220.895
250.111
%
41,68
55,27
67,02
68,15
Lần
2,17
1,70
1,38
1,33
TG có KH/ VHĐ
%
86,60
84,21
85,21
83,85
TG KKH/ VHĐ
%
13,40
15,79
14,79
16,15
TG TK/ VHĐ
%
72,47
75,35
77,44
77,46
VHĐ/ Tổng nguồn vốn
Dư nợ/ VHĐ
4.3.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Phân tích chỉ tiêu này để thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng
nguồn vốn của ngân hàng và qua đó có thể thấy được khả năng cạnh tranh của ngân hàng
trên lĩnh vực này.
Qua bảng số liệu ta thấy năm 2010 vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 41,68%, có
nghĩa là trong 1 đồng nguồn vốn thì có 0,4168 đồng là vốn huy động phần còn lại ngân hàng
phải dựa vào vốn điều chuyển. Một tín hiệu khả quan là chỉ tiêu này liên tục tăng qua các
năm trong đó năm 2012 là 67,02% và 6 tháng đầu năm 2013 là 68,15%. Điều này chứng tỏ
công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao, ngân hàng giảm tỷ trọng
vốn điều chuyển trên tổng vốn huy động, sử dụng nguồn vốn huy động tại chổ sẽ góp phần
làm giảm chi phí đầu vào, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Qua chỉ
tiêu này cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn ngày
càng cao, vị thế của ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển.
4.3.2 Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào cho vay. Nó
giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn
hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân
hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu
quả.
Năm 2010 chỉ số dư nợ trên vốn huy động bằng 2,17 lần, có nghĩa là 2,17 đồng dư nợ
thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, phần còn lại phải sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở
làm gia tăng chi phí lãi qua việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển. Trong năm 2011 và 2012,
tổng dư nợ vẫn cao hơn so với vốn huy động, tuy nhiên khoảng cách giữa nhu cầu vay vốn
khách hàng với khả năng có thể đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của nền kinh tế được thể hiện
thông qua tỷ lệ tham gia vốn huy động vào hoạt động tín dụng. Cụ thể, năm 2011 trong 1,7
đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, năm 2012 trong 1,38 đồng dư nợ thì có 1 đông vốn
huy động tham gia. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này là 1,33 lần, ngân hàng cần phải
chú ý tăng cường hoạt động tín dụng để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng. Qua
phân tích chỉ tiêu này qua các năm ta thấy khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng ngày
càng cao, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu hoạt động
tín dụng hạn chế phần nào tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Giúp việc
sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả.
4.3.3 Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn huy động của ngân hàng trong
kinh doanh. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể chủ động
trong hoạt động cho vay và cấp tín dụng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tuy tỷ trọng nguồn vốn huy động tăng giảm qua các năm
nhưng đã được ngân hàng duy trì với một tỷ lệ rất ổn định (trên 80%). Cụ thể, năm 2010 tiền
gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 86,60%, năm 2011 là 84,21%, năm 2012 là 85,21% và 6 tháng
đầu năm 2013 là 83,85%. Với kết quả này, ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn và
thời hạn cho vay vì ngân hàng biết trước khi nào khách hàng đến rút tiền nên hạn chế rủi ro
liên quan đến thanh khoản.
4.3.4 Vốn huy động không kỳ hạn trên tổng vốn huy động
Đây là loại tiền gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà nhằm mục đích hưởng lãi mà
nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn huy
động có kỳ hạn của ngân hàng tăng trong năm 2011 đạt 15,79% và giảm trong năm 2012 đạt
tỷ lệ 14,79%. Đến 6 tháng năm 2013 thì tỷ lệ này tăng lên 16,75%. Tuy có biến động trong
những năm vùa qua tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng vẫn ở mức
thấp.
Bên cạnh việc huy động tiền gửi có kỳ hạn thì ngân hàng nên chú trọng hơn nữa đến
loại tiền gửi không kỳ hạn, tăng dần tỷ lệ tiền gửi này. Vì những lợi ích từ việc thanh toán
qua thẻ đem lại số lượng người sử dụng thẻ ngày càng cao, các doanh nghiệp hiện nay đang
áp dụng thanh toán lương cho nhân viên và thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ qua tài
khoản ngân hàng. Với nhu cầu ngày càng cao và càng trở nên phổ biến thì trong tương lai
ngân hàng có thể tận dụng được nhiều hơn lượng tiền gửi có chi phí huy động thấp.
4.3.5 Tiền gửi tiết kiệm trên tổng vốn huy động.
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của khách hàng có vốn nhàn rỗi gửi vào ngân
hàng nhằm mục đích hưởng lãi. Cho nên khoản tiền này đối với ngân hàng là khoản tiền ổn
định, giúp ngân hàng có thể tận dụng tối đa vào hoạt động cho vay và thực hiện các khoản
đầu tư khác, mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc không quá nhiều. Vì vậy, tỷ lệ này càng cao thì nguồn
vốn của ngân hàng càng ổn định. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy với tỷ trọng tiền gửi tiết
kiệm tại Chi nhánh đều tăng từ 2010 đến năm 2012, và cả 6 tháng đầu năm 2013 nhưng vẫn
chiếm tỷ lệ khá cao và ổn định trong tổng vốn huy động của ngân hàng qua các năm (trên
70% trong tổng vốn huy động của ngân hàng). Với tỷ lệ này rất thuận lợi cho ngân hàng thực
hiện các hoạt động như cho vay, cấp tín dụng. Loại tiền gửi này có độ nhạy cảm rất lớn với
lãi suất vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường huy động các loại tiền gửi khác
nhằm giảm sự phụ thuộc vào loại tiền gửi này, giảm bớt rủi ro về lãi suất cũng như là giảm
bớt chi phí huy động vốn của ngân hàng.
Tóm lại, qua phân tích các chỉ số trên ta thấy nguồn vốn của ngân hàng luôn ổn định
và quy mô nguồn vốn có sự tăng trưởng qua các năm. Trong đó, vốn huy động của ngân
hàng đều tăng qua các năm cả về số lượng mà cả về tỷ trọng. Hơn nữa nguồn vốn huy động
có kỳ hạn luôn được ngân hàng duy trì ổn định và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn
vốn huy động của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng luôn ở mức cao (trên 70%).
Cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả và ngày càng chiếm
được niềm tin của khách hàng trên địa bàn Huyện.
4.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG
4.4.1 Nhân tố khách quan
+ Về chính sách lãi suất: Từ tháng 08/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều
chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND
Hình 6: Diễn biến trần lãi suất huy động từ tháng 08/2011 đến tháng 6 năm 2013
(Nguồn: Huyền thư – Thanh Lan (27/06/2013): “Trần lãi suất tiết kiệm về 7%”)
Từ tháng 3 năm 2011, NHNN đã thực hiện áp trần lãi suất huy động VND và duy trì
ở mức 14%/năm. Cơ chế này nhằm ổn định và định hướng lãi suất thị trường theo mục tiêu
điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hàng loạt ngân hàng vẫn huy động với lãi suất trên
14%. Đến tháng 9 năm 2011 thực hiện chỉ thị 02 của NHNN về chấn chỉnh việc thực hiện
quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và Dolla Mỹ của tổ chức tín dụng và
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đến năm 2012, để định hướng thị trường, ngay từ đầu năm, NHNN đã đưa ra lộ trình
giảm trung bình mỗi quý 1%/năm. Và trước xu hướng giảm nhanh của lạm phát, cơ quan này
đã điều chỉnh nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành, kết hợp với quy định và điều chỉnh
linh hoạt lãi suất huy động tối đa bằng VND với tổng mức giảm trong năm 2012 là 6%/năm
(5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng với
mức giảm 1-2%/lần). Điển hình, thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012 đã quy định
lãi suất tối đa: đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm, đối với
lãi suất tiền gửi từ 1 tháng đến 12 tháng là 9%/năm, đối với lãi suất tiền gửi từ 12 tháng trở
lên là lãi suất theo cung – cầu vốn trên thị trường. Tuy nhiên, qua những lần giảm lãi suất
huy động thì nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn gia tăng và có những thay đổi so với
năm 2011. Theo đó, người gửi tiền tại ngân hàng có xu hướng gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn
nhằm linh động được nguồn vốn nếu có nhu cầu chuyển hướng đầu tư.
Năm 2013 NHNN đã có 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12
tháng. Trong đó ngày 26/03/2013 lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống còn
7,5%/năm. Đặc biệt đến tháng 06 năm 2013 NHNN ban hành thông tư 15/2013/TT-NHNN
về lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là
1,2%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi từ 1 đến dưới 6 tháng là 7%/năm. Lãi suất
gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định theo cơ sở cung cầu vốn thị
trường.
Trong hai năm thực hiện, NHNN cũng đã từng bước nới lỏng quy định trần lãi suất
theo diễn biến trên thị trường tiền tệ, tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng, qua đó
từng bước giảm quy định hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động vốn
với lãi suất thỏa thuận với khách hàng, một phần phù hợp với cơ chế thị trường.
+ Chính sách tỷ giá:
Thành công nổi bật về chính sách tiền tệ của Chính phủ đến nay đó là tỷ giá giữa
đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ chủ chốt nói chung và với Đô là Mỹ (USD) nói riêng là
rất ổn định. Diễn biến tỷ giá nói trên có những tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã
hội. Trước hết, tỷ giá ổn định đã tác động tích cực đến tâm lý của người dân, tâm lý của thị
trường tài chính. Người dân, giới đầu tư tin tưởng vào sự ổn định của đồng Việt Nam , hay
đồng Việt Nam được coi trọng. Điều này làm giảm hẳn tình trạng người dân lựa chọn việc
cất trữ tài sản của mình bằng việc mua ngoại tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa trong
xã hội.
Việc giảm mặt bằng lãi suất và giữ ổn định tỷ giá trong thời gian qua có sự đóng góp
quan trọng của việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, linh hoạt, kiên trì theo
đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán trong năm 2011 và 2012 thấp hơn
nhiều so với mức tăng trưởng cao (trên 30%/năm) của nhiều năm trước đây đã khiến áp lực
lên tỷ giá từ yếu tố tiền tệ giảm đi đáng kể.
Với những điều chỉnh của NHNN đã có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động huy
động vốn của ngân hàng. Tuy lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm nhưng lượng
tiền gửi vào ngân hàng vẫn gia tăng đáng kể.
4.4.2 Nhân tố chủ quan
Các chính sách huy động vốn ngân hàng đang áp dụng
Trong tình hình hiện nay, để tồn tại và phát triển, ngân hàng luôn đặt ra cho mình
những mục tiêu và có những chính sách thiết thực để thực hiện đồng thời kết hợp với những
dự báo, phân tích về thị trường và bản thân chi nhánh trong năm tới. Trọng tâm của chính
sách huy động vốn của NHNN&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ tập trung vào những nội
dung sau:
Linh hoạt trong huy động vốn, phát triển các dịch vụ nhằm thu hút nguồn vốn dựa
trên những đặc điểm cụ thể của ngân hàng và địa bàn hoạt động và các vùng lân cận nhưng
vân tuân thủ những nguyên tắc, quy định, chế độ của NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang và
NHNo&PTNT Việt Nam.
Thực hiện hiệu quả kế hoạch huy động vốn từ NHNo&PTNT Việt Nam và
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hậu Giang giao xuống mỗi năm bao gồm: Tổng lượng vốn
huy động theo kế hoạch, chính sách lãi suất, cơ cấu nguồn vốn huy động… Đồng thời triển
khai thành công các đợt huy động vốn theo các đợt huy động vốn dự thưởng, tặng quà khách
hàng cùng với NHNo&PTNT Chi nhánh Hậu Giang. Từ năm 2010 đến nay
NHNN&PTNTVN Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ thực hiện nhiều chính sách thu hút lượng tiền
gửi từ khách hàng bằng nhiều chương trình khuyến mãi và rút thăm trúng thưởng hấp dẫn.
Năm 2010: Chương trình "cùng Agribank mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà
Nội", chương trình chào mừng chủ thẻ thứ 5 triệu.
Năm 2011: Huy động tiết kiệm dự thưởng "chào mừng Quốc Khánh 2/9", chương
trình Agribank Hậu Giang huy động tiết kiệm dự thưởng "chào mừng 60 năm thành lập
ngành".
Năm 2012: Kỳ phiếu dự thưởng, Agribank Hậu Giang phát hành chứng chỉ tiền gửi
ngắn hạn dự thưởng xuân nhâm thìn
Năm 2013: Nhiều chương trình khuyến mãi đa dạng, phong phú như: phát hành
chứng chỉ tiền gửi dự thưởng năm 2013; tiết kiệm dự thưởng 25 năm thành lập AgribankMay mắn nhân ba, gửi tiền trúng liền… thường xuyên được đơn vị triển khai”
Tích cực tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp, ổn định. Tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ
hạn và không có kỳ hạn của tổ chức kinh tế, đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư trên địa bàn,
duy tì nguồn vốn ổn định và phát triển.
Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động huy
động vốn của ngân hàng. Để cạnh tranh với các đối thủ trên cùng địa bàn, ngân hàng cần
thiết phải hoàn thiện và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên sản phẩm huy
động vốn của NHNN&PTNT Chi nhánh Huyện Vị thuỷ yếu là các sản phẩm truyền thống
như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, các hình thức gửi tiết kiệm, sản phẩm dịch vụ
đơn giản chưa có sản phẩm đặc trưng.
Nhiều sản phẩm huy động mới đưa vào áp dụng như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm
học đường, tiết kiệm an sinh… nhưng mức độ phổ biến đến khách hàng chưa cao.
Hoạt động Marketing
Trong giai đoạn hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy
hoạt động Marketing trong lĩnh vực ngân hàng trở nên hết sức quang trọng.
- Nhờ hệ thống mạng lưới rộng khắp, trải dài ở hầu hết các huyện và thị xã trên toàn
quốc nên công tác tuyên truyền, quảng cáo được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi hơn các
ngân hàng khác trên địa bàn.
- Tuy nhiên hình thức quảng bá khá đơn điệu chỉ treo băng rôn ở chi nhánh.
- Tờ bướm giới thiệu sản phẩm dịch vụ quá chung chung nên khách hàng không biết
được chi tiết về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng hiện có, vì vậy để có thể gửi tiền khách
hàng phải tìm hiểu kỹ hơn làm tốn thời gian của khách hàng và ngân hàng.
Uy tín của ngân hàng
Không thể phủ nhận lãi suất và các chương trình khuyến mại thường thu hút người
gửi tiền, song để lựa chọn một bên là ngân hàng có thương hiệu tốt và một bên lãi suất cao
thì đa số vẫn chọn nơi tin cậy uy tín để gửi gắm tài sản. Trong bối cảnh thị trường nhiều biến
động như hiện nay, mức lãi suất hấp dẫn chưa chắc là điều lý tưởng đối với những người có
tiền nhàn rỗi, muốn gửi tiền tiết kiệm. Một khi người gửi tiền quyết định chọn gửi tiền nhàn
rỗi vào ngân hàng thì tiêu chí đầu tiên cần xem xét là uy tín của Ngân hàng đó chứ không
phải là lãi suất. Nguyên nhân là bởi vì các ngân hàng nhỏ lẻ có thể đưa ra một mức lãi suất
hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro hoặc thủ tục không nhanh gọn khi khách hàng muốn
rút tiền.
Với lợi thế là Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước, có thời gian hoạt động khá lâu trên
địa bàn Huyện nên NHNo&PTNTVN Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ đã và đang được dân cư
cũng như doanh nghiệp trên địa bàn tín nhiệm rất cao. Thực tế cho thấy mặc dù mặt bằng lãi
suất huy đông liên tục giảm sút nhưng lượng vốn huy động tại ngân hàng vẫn gia tăng trong
những năm vừa qua.
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THUỶ - HẬU GIANG
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNTVN
CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY
5.1.1 Những kết quả đạt được
Cơ cấu nguồn vốn chuyển biến theo hướng tăng dần vốn huy động và giảm dần vốn
điều chuyển.
Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm. cụ thể năm 2011 tăng 65.645
triệu đồng tương đương tăng 45,75% so với năm 2010, sang năm 2012 vốn huy động tăng
76.114 triệu đồng tương đương tăng 36,39% so với năm 2011 và có xu hướng tăng trong 6
tháng đầu năm 2013 tăng 30,24% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng nguồn vốn phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dung vốn của ngân hàng, thông
qua chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động. Cụ thể: năm 2010 2,17 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy
động tham gia đến năm 2012 1,38 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia, và 6 tháng
đầu năm 2013 thì 1,33 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia.
Cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng liên
tục qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 65.645 triệu đồng tương đương tăng 41,72% so với
năm 2010, sang năm 2012 tăng 76.114 triệu đồng tương đương tăng 38,01% và tiếp tục tăng
lên trong 6 tháng đầu năm 2013.
5.1.2 Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc
phục:
Trong những năm qua việc huy động vốn của ngân hàng Nông Nghiệp Huyện Vị
Thủy bị mất cân đối về kỳ hạn. Nguồn vốn huy động dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn huy động được, trong khi nguồn vốn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn, điều đó
dẫn đến hạn chế trong cung cấp vốn cho khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn dài hạn.
Chính vì vậy mà ngân hàng phải sử dụng đến vốn điều chuyển để có thể đầu tư, kinh doanh
cho các dự án trung và dài hạn, làm tăng chi phí sử dụng vốn.
Việc huy động vốn của ngân hàng chủ yếu tập trung vào huy động vốn nhàn rỗi trong
dân cư chiếm 80%, trong khi đó tỷ trọng tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ. Đây là
một bất lợi lớn của chi nhánh vì nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế là nguồn vốn có chi phí
thấp giúp ngân hàng giảm chi phí huy động vốn và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ như:
thanh toán, thu tiền ký quỹ, chuyển tiền,… Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần chú
trọng đến hình thức huy động vốn này nhiều hơn.
Các dịch vụ ngân hàng như internet banking, mobile banking, dịch vụ Western
Union… đã được triển khai hoạt động tại NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thuỷ, tuy nhiên mức
độ phổ biến chưa cao do ngân hàng còn tương đối nặng nề về các nghiệp vụ dịch vụ truyền
thống, bên cạnh đó người dân chưa nhận thấy được mức độ tiện lợi của các dịch vụ mới so
với các dịch vụ cũ. Việc sử dụng các dịch vụ cũ chẳng hạn như chuyển nhận kiều hối bằng
giấy chứng minh nhân dân… làm cho công tác giao dịch tốn nhiều thời gian hơn.
5.1.3 Nguyên nhân
Về phía ngân hàng:
- Nhân sự về mảng huy động vốn còn khá mỏng làm ảnh hưởng đến tính chuyên môn
hoá trong công việc vì ngân hàng đã thực hiện giao dịch một cửa do vậy mà thời gian làm
thủ tục huy động vốn chưa rút ngắn như mong muốn, làm giảm khả năng cạnh tranh của
ngân hàng.
- Trình độ, năng lực đa số cán bộ tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính còn ít, do đó khả năng tiếp
cận các chương trình công nghệ mới còn hạn chế.
- Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá tương đồng với các sản phẩm dịch vụ của
các ngân hàng khác chưa tạo được sản phẩm đặc trưng cho ngân hàng mình.
- Chưa có đội ngũ phát triển sản phẩm, tiếp thị chuyên nghiệp nên công tác tuyên
truyền và hướng tiếp cận khách hàng còn hạn chế.
- Hệ thống máy ATM còn rất ít so với nhu cầu sử dụng của khách hàng nên khó có
thể giúp cho người dân thay đổi trong việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
- Hiện nay NHNo&PTNT chi nhánh huyện Vị Thuỷ sử dụng hạch toán thông qua hệ
thống IPCAS, tuy nhiên mạng thường xuyên xảy ra sự cố và tốc độ xử lý của đường truyền
khá chậm làm mất nhiều thời gian, cùng với hệ thống thiết bị chưa đáp ứng được điều kiện
của môi trường làm việc hiện đại, do đó ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của nhân viên. Đồng
thời khả năng luân chuyển hồ sơ giữa các phòng rất chậm nên làm mất nhiều thời gian của
khách hàng.
Về phía khách hàng: Nguyên nhân chính là thói quen dùng tiền mặt trong chi tiêu
hằng ngày vẫn tồn tại và khó thay đổi được của người dân dẫn đến các dịch vụ ngân hàng
còn tương đối xa lạ với người dân.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY
Hiện nay lãi suất của các ngân hàng thương mại chênh lệch không đáng kể. Điều này
cho thấy sự cạnh tranh huy động vốn là rất lớn, các NHTM luôn cố gắng dùng mọi biện pháp
để tăng lượng vốn huy động và việc cạnh tranh bằng lãi suất đã được các NHTM tận dụng
triệt để. Lãi suất của hầu hết các NHTM đều sát hoặc bằng với mức trần mà NHNN quy định
tai các thông tư đã trình bày ở trên. Vì vậy, đối với tình hình thị trường hiện nay việc cạnh
tranh bằng lãi suất không còn hiệu quả so với trước đây. Do vậy với tình hình hiện nay thì
NHNo&PTNT nói chung và đặc biệt là NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thủy nói riêng cần phải
tăng cường thực hiện các giải pháp như: Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại
hình sản phẩm, sử dụng công nghệ hiện đại,… thì mới có thể thu hút được khách hàng.
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Hiện nay với xu thế cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng, các sản
phẩm và dịch vụ gần như không có sự khác biệt. Vì vậy hiện nay ngân hàng cạnh tranh bằng
cách là nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Chất lượng phục vụ càng cao thì lợi thế
cạnh tranh càng lớn.
- Cơ sở vật chất: Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.
- Công nghệ thông tin: Hiện nay khi mà cạnh tranh về lãi suất không còn là yếu tố
quyết định đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thì yếu tố công nghệ là vô cùng quan
trọng. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện công nghệ như: Phần mềm E-banking gồm internet banking
và SMS banking, Mobile-banking cung cấp các tiện ích như tra cứu số dư trực tuyến, chuyển
khoản, thanh toán tiền điện nước… nhằm tao điều kiện cho khách hàng thực hiện các giao
dịch trực tuyến ngay tại nhà.
Cần lắp đặt thêm máy ATM tại khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp để phát triển
các dịch vụ thẻ, thực hiện các dịch vụ như chi trả lương, chuyển tiền...và các dịch vụ nhằm
tăng thêm nguồn thu từ dịch vụ. Muốn cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại, tiện ích
ngân hàng phải đầu tư hơn nữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đa dạng hóa nâng cao chất lượng các
sản phẩm dịch vụ thanh toán, ứng dụng phương tiện thanh toán mới, hiện đại, phát triển các
dịch vụ thanh toán điện tử...
- Chất lượng dịch vụ khách hàng: Ngoài cơ sở vật chất khang trang, sản phẩm dịch
vụ phong phú thì chất lượng phục vụ khách hàng phải luôn được đặt lên hàng đầu.
Khi khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngoài được phục vụ trà nước, báo tạp chí,
ghế chờ… thì ngân hàng cần lắp đặt thêm màng hình LCD phát các chương trình giải trí.
Đặc biệt là nên thiết kế các nội dung, cung cấp thông tin về các chương trình khuyến mãi,
các chương trình tiết kiệm dự thưởng hoặc các thông tin về ngân hàng giúp khách hàng dễ
dàng cập nhật thông tin mới nhất của ngân hàng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Tất cả
những điều này nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng khi giao dịch tại chi nhánh.
Ngoài ra, cần thiết lập Website riêng cho chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Vị Thuỷ,
nhằm cung cấp thông tin về hoạt động ngân hàng, đồng thời quảng bá các sản phẩm dịch vụ
tiện ích mà khách hàng đến giao dịch với ngân hàng nhất là sản phẩm huy động với biểu lãi
suất huy động được cập nhật thường xuyên.
Đa dạng hoá các hình thức huy động
Tăng cường công tác huy động vốn trên địa bàn, đặc biệt là huy động vốn tiền gửi
trung và dài hạn nhằm tạo sự chủ động hơn cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh đối
với các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, khuyến khích khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh
toán,… mặc dù nguồn tiền này không ổn định như tiền gửi có kỳ hạn nhưng bù lại chi phí
huy động thấp.
Hiện nay, cạnh tranh huy động tiết kiệm giữa các ngân hàng đang diễn ra rất gay gắt
không chỉ để đảm bảo nguồn vốn ổn định mà còn là phương thức để giữ chân khách hàng. Vì
thể ngoài việc đưa ra các hình thức khuyến mãi như tặng quà, bốc thăm may mắn, quay số
trúng thưởng… đã rất quen thuộc với khách hàng, do vậy để tiếp tục thu hút khách hàng
ngân hàng cần đưa ra các sản phẩm huy động vốn mới như:
- Phát triển thêm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm online: Hiện nay tại một số ngân không
chỉ dừng lại ở các hình thức huy động TK tại quầy giao dịch, các ngân hàng đang tận dụng
hệ thống công nghệ để đẩy mạnh huy động trực tuyến với việc ban hành các sản phẩm TK
online cho phép khách hàng không phải đến ngân hàng mà chỉ cần nhấp chuột là có thể giao
dịch vào bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu thông quan mạng internet.
+ TK online cho phép người gửi tiền có thể lựa chọn nhiều hình thức TK đa dạng như
TK lĩnh lãi cuối kỳ, TK lĩnh lãi hàng tháng, tiết kiệm không kỳ hạn, TK lãi suất bậc
thang,…Người gửi chỉ phải thực hiện các thao tác đơn giản, có tính bảo mật cao, được chứng
thực bằng các sao kê điện tử, tích hợp với các dịch vụ hỗ trợ như Internet Banking, SMS
Banking để kiểm soát tài sản của mình, cũng như tất toán tự động khi đáo hạn.
+ Hình thức tiết kiệm online sẽ giúp người có tiền không cần phải cất giữ những cuốn
sổ tiết kiệm nữa. Những khoản tiền gửi online đã được chứng thực bằng các sao kê điện tử,
giúp khách hàng dễ dàng kiểm soát tài chính của mình, cũng như thực hiện các thao tác tất
toán tự động khi đáo hạn. Những bản sao kê có chứng thực của ngân hàng cũng có giá trị
tương tự như các loại hình tiết kiệm thông thường giao dịch trực tiếp tại quầy.
- Phát triển thêm hình thức gửi tiền qua ATM (Autobank): Hình thức gửi tiền qua
ngân hàng tự động - Autobank đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ nhiều năm. Dịch vụ
này cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn tự động các giao dịch gửi tiền, rút tiền,
đổi ngoại tệ tại ATM giúp khách hàng có được sự linh hoạt và chủ động khi sử dụng sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng, xóa bỏ hạn chế về thời gian.
ATM của NHNo&PT chỉ dừng lại ở một vài tiện ích đơn lẻ như: rút tiền, chuyển
khoản, truy vấn số dư dẫn đến việc khách hàng chưa được phục vụ một cách tốt nhất và chưa
mặn mà với giao dịch tự động, đồng thời không phát huy được tối đa các tính năng ưu việt
của dịch vụ này.
Với lợi thế mạng lưới hoạt động rộng khắp, nếu ngân hàng áp dụng thêm hình thức
huy động này sẽ thu hút rất nhiều vốn nhàn rỗi, đồng thời tận dụng triệt để lợi thế hiện có của
NHNo&PTNTVN.
Giữ mối quan hệ tốt với khách hàng gửi tiền
Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng cần phải chăm sóc tốt khách hàng để
biến nguồn vốn ngắn hạn thành nguồn vốn dài hạn. Bởi vì hiện nay khách hàng có rất nhiều
sự lựa chọn nên chính ngân hàng phải tự đi tìm khách hàng cho mình. Bởi vậy, nhiệm vụ giữ
mối quan hệ tốt với khách hàng là rất quan trọng.
Đối với khách hàng truyền thống có quan hệ lâu năm với ngân hàng: Giữ tốt mối
quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động tín dụng, tạo mối quan hệ hai chiều gắn bó
thân thiết giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế bởi vì ngoài việc thanh toán vốn vay tại
ngân hàng, họ sử dụng thêm các dịch vụ như: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh
ngân hàng, chi trả lương cho công nhân.
Đối với khách hàng lần đầu đến giao dịch với ngân hàng thì việc tạo ấn tượng đẹp
đầu tiên đối với khách hàng là hết sức cần thiết. Vì vậy khi tạo ấn tượng khởi đầu tốt thì đến
thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên Ngân hàng là rất quan trọng. Do vậy những nhân
viên tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với khách hàng đòi hỏi phải có thái độ phục vụ
chuyên nghiệp, nhiệt tình, vui vẻ, tận tâm với khách hàng để khách hàng có thể cảm nhận
được ngân hàng không chỉ là nơi giao dịch mà còn là người bạn thân thiết. Điều đó sẽ thu hút
và giữ chân được khách hàng đến với ngân hàng.
Ngoài ra Ngân hàng còn chú trọng đến khách hàng là các tổ chức kinh tế như các
doanh nghiệp, xí nghiệp,… mở thẻ ATM miễn phí cho công nhân viên,… bởi vì nhu cầu sử
dụng thẻ của họ rất lớn. Tuy hiện tại thì việc sử dụng số dư trên tài khoản ATM để bổ sung
nguồn vốn hoạt động của chi nhánh không đáng kể. Nhưng đối tượng đó sẽ là nguồn khách
hàng tiềm năng rất lớn đối với ngân hàng trong tương lai. Đồng thời đây cũng là cách quản
bá thương hiệu một cách hiệu quả.
Tăng cường quảng bá hình ảnh Agribank ra công chúng
Quảng bá hình ảnh của ngân hàng qua các chương trình cố dịnh (chương trình vì cộng
đồng, tài trợ, từ thiện,…) tài trợ một số chương trình lâu dài như: tài trợ học bổng cho học
sinh nghèo, tài trợ bếp ăn bệnh viện,… nhằm tạo ấn tượng tốt đối với người dân.
Tạo phong cách làm việc mới mẽ hiệu quả: Xây dụng đội ngũ cán bộ có khả năng
giao tiếp tốt, am hiểu và nắm vững các nghiệp vụ chịu trách nhiệm tư vấn cho khách hàng,
bố trí nhân viên có đầy đủ năng lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng khi cần thiết
nhằm thể hiện phong cách chuyên nghiệp, ân cần và hiệu quả.
Ngân hàng cần cải thiện các tờ bướm giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng,
trên tờ bướm cần đưa ra các biểu phí dịch vụ giúp cho khách hàng dễ dàng tìm hiểu, so sánh
và lựa chọn dịch vụ.
Tóm lại, với những giải pháp trên thì đó mới là từ phía ngân hàng nỗ lực từ phía
ngân hàng là chưa đủ, sự phối hợp giữ các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, trong việc
triển khai các giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa
bàn, góp phần nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng.
Tăng cường phối hợp với các chi nhánh, phòng giao dịch để tận dụng lợi thế mạng
lưới ngày càng mở rộng, tạo tiện lợi tốt nhất cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch tại
ngân hàng.
Chương 6
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế thì
NHNo&PTNTVN Chi nhánh Huyện Vị Thủy đã có những chính sách huy động vốn phù
hợp. Với những sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng mang tính cạnh tranh cao. Mặt khác,
NHNo&PTNTVN Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ với uy tín lâu năm, am hiểu thị trường cũng
như khách hàng có chiến lược huy động vốn phù hợp và một lợi thế nữa của ngân hàng đó là
đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có sự đoàn kết chặt chẽ trong hoạt
động. Tất cả những điều này đã giúp nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các
năm cho thấy ngân hàng đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
Trong tổng nguồn vốn huy động được thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất. Xét về mặt kỳ hạn thì khách hàng chủ yếu lựa chọn kỳ hạn dưới 12 tháng nên nó luôn
chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động được, tiền gửi không kỳ hạn tuy không ổn
định và phải dự trữ nhiều nhưng cần được chú trọng gia tăng nguồn vốn này vì chi phí trả
cho nguồn vốn này thấp và nó giúp ngân hàng mở rộng hoạt động cung cấp các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng như: séc, uỷ nhiệm chi, chuyển tiền qua tài khoản hoặc bằng giấy chứng
minh thư… Vốn huy động đã dần đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân nên giảm
được tỷ trọng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên giúp chi nhánh tiết kiệm được chi phí
khá lớn.
Tuy nhiên nền kinh tế ngày càng phát triển, sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các ngành
kinh doanh trong tỉnh do đó ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn để
nâng cao khả năng cạnh tranh trên lĩnh vực huy động vốn nói riêng và các lĩnh vực dịch vụ
khác của ngân hàng nói chung. Để công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao thì
từng giai đoạn ngân hàng cần thiết lập chiến lược huy động vốn phù hợp với điều kiện kinh
tế của tỉnh. Trên cơ sở đó tạo nền tảng đưa NHNo&PTNT Huyện Vị Thuỷ trở thành ngân
hàng lựa chọn số 1 đối với khách hàng trên địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Minh Kiều, (2007). “Nghiệp Vụ Ngân Hàng Hiện Đại” tái bản lần thứ 2, Nhà
suất bản Thống kê.
2. Ths. Thái Văn Đại, (2012). “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Tủ sách Đại
học Cần Thơ.
3. Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội, số 47/2010/QH12
4. Luận văn đại học (2012): “Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều – Cần Thơ”. Lê Phúc Châu.
5. Luận văn đại học (2012): “Giải pháp mở rộng vốn huy động cho NHTMCP Công thương
chi nhánh KCN Trà Nóc – Thành phố Cần Thơ”. Vũ Mỹ Linh
4. Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt
Nam của các tổ chức tín dụng.
5. Thông tư 19/2012/TT-NHNN sửa đổi bổ sung 1 số điều của thông tư số 30/2011/TTNHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Tổ
chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6. Thông tư 15/2013/TT-NHNN có hiệu lực ngày 28/06/2013 quy định lãi suất tối đa đối với
tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
7. Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 07/09/2011 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức
trần lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và bằng Đô la Mỹ của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Thông tư 14/2011/TT-NHNN ngày 01/06/2011 quy định lãi suất vốn huy động tối đa bằng
đô la Mỹ (USD) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.
9. SBV (01/10/2013). “ Điểm lại quá trình giảm lãi suất giai đoạn 2011-2013”, Gafein.vn
http://gafin.vn/20131001101352768p0c34/diem-lai-qua-trinh-giam-lai-suat-giai-doan20112013.htm
10. Vũ Ca (02/06/2011) Ngân hàng Nhà nước tiếp tục siết trần lãi suất huy động USD đối
với cả tiền gửi của cá nhân lẫn tổ chức.
http://vneconomy.vn/20110602020832163P0C6/tiep-tuc-siet-tran-lai-suat-huy-dong-usd.htm
11. Huyền thư – Thanh Lan (27/06/2013): “Trần lãi suất tiết kiệm về 7%”
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/tran-lai-suat-tiet-kiem-giam-ve-72839264.html
PHỤ LỤC
ĐVT : Triệu đồng
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Vị thuỷ trong 3 năm
2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Thời gian
Chỉ tiêu
I. Thu nhập
1. Thu từ lãi
2. Thu ngoài lãi
II. Chi phí
1. Chi phí lãi
2. Chi phí ngoài lãi
III. Lợi nhuận
Năm 2010
40.728
36.492
4.236
34.527
27.177
7.350
6.201
Năm 2011
62.043
58.335
3.708
50.230
40.288
9.942
11.813
Năm 2012
73.546
65.917
7.629
66.071
50.333
15.738
7.475
6T
2012
37.604
33.729
3.875
33.985
25.661
8.324
3.619
6T
2013
45.244
40.479
4.765
40.547
31.005
9.542
4.697
2. Nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng
đầu năm 2013
Thời gian
Chỉ tiêu
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Tổng nguồn vốn
Năm
2010
143.502
200.792
344.294
Năm
2011
209.147
169.253
378.400
Năm
2012
285.261
140.360
425.621
6t
2012
247.917
128.195
376.112
6t
2013
322.879
150.877
473.756
3. Tình hình cho vay tai NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ trong 3 năm 2010-2012 và 6
tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Nợ xấu
Năm
2010
409.531
357.133
311.800
4.556
Năm
2011
479.915
435.989
355.726
2.787
Thời gian
Năm
2012
517.083
480.336
392.473
3.626
6t
2012
452.632
438.629
362.386
2.811
6t
2013
548.148
512.657
427.964
2.071
[...]... chọn đề tài Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huy n Vị Thủy – Hậu Giang để làm đề tài luận văn tốt nghiệp, từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huy nVị Thuỷ qua 3 năm (2010 2012) và 6 tháng... đầu tư cho “tam nông , trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn Hòa mình vào mục tiêu chung Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Vị Thủy, một ngân hàng chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Hậu Giang không ngừng... thực trạng hoạt động huy động vốn và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huy n Vị Thuỷ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu... phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn tại ngân hàng Mục tiêu 3: Từ những phân tích và mô tả ở trên sử dụng các phương pháp suy luận, tự luận để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng Chương 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUY N VỊ THUỶ HẬU GIANG 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH HUY N VỊ THUỶ - HẬU... chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp nông thôn Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Trển Nông Thôn chi nhánh Vị Thuỷ đã tận dụng mọi khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và cho vay nhằm thực hiện các chương trình tài trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống người dân NHNo&PTNT chi nhánh Vị. .. phát triển kinh tế của vùng Huy n nằm ở phía Tây của tỉnh Hậu Giang: Bắc giáp huy n Châu Thành A Nam giáp huy n Long Mỹ Tây giáp tỉnh Kiên Giang và thành phố Vị Thanh Đông giáp huy n Phụng Hiệp Về hành chánh, huy n bao gồm thị trấn Nàng Mau và 9 xã: Vị Bình, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Đông, Vị Thanh, Vĩnh Tường, Vĩnh Trung, Vĩnh Thuận Tây và Vị Thắng Huy n Vị Thủy là huy n cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang. .. Bảng 4: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………… 28 Bảng 5: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động của NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………….32 Bảng 6: Tình hình huy động vốn theo đồng tiền của NHNo&PTNT Chi nhánh Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 -2012 và 6... nghiệp và cá nhân nói riêng cũng như sự phát triển của kinh tế địa phương nói chung Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừ tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư Đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Vị Thủy vốn hoạt động bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển từ hội sở Đối với nguồn vốn huy động. .. Agribank chi nhánh Vị Thuỷ Về nguồn vốn: tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn dân cư đến từng cán bộ, tránh nguồn vốn suy giảm Về tín dụng: tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh Tập trung đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐCP Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH... Huy n Vị Thuỷ - Hậu giang Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Vị Thủy được thành lập theo quyết định số 694/QĐ – Nho – 02 ngày 09/09/1999 của NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT huy n Vị Thủy là chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT Cần THơ, thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2004 tỉnh Hậu Giang được thành lập thì NHNo&PTNT huy n Vị Thủy là chi nhánh cấp 2 của NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang, trụ sở ... MSSV: LT11070 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUY N VỊ THUỶ HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài – Ngân hàng Mã Số Ngành:... hướng hoạt động ngân hàng thời gian tới……………….19 Chương PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUY N VỊ THUỶ - HẬU GIANG …………………………………………….20... HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUY N VỊ THUỶ - HẬU GIANG ………………………………… 44 5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUY N VỊ