Các hoạt động kinhdoanh chủ yếu của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốntại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vị thuỷ hậu giang (Trang 27)

7 Kết luận (Cần ghi rõ mức đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

3.2.3 Các hoạt động kinhdoanh chủ yếu của ngân hàng

3.2.3.1 Các sản phẩm huy động vốn

a) Tiền gửi của tổ chức kinh tế - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn b) Tiền gửi tiết kiệm - Tiết kiệm không kỳ hạn

- Tiết kiệm có kỳ hạn

- Tiết kiệm an sinh - Tiết kiệm học đường

- Tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo thời gian c) Phát hành giấy tờ có giá

- Giấy tờ có giá ngắn hạn - Giấy tờ có giá dài hạn

3.2.3.2 Các sản phẩm tín dụng

a) Cho vay

b) Cấp tín dụng dự phòng

3.2.3.3 Các sản phẩm dịch vụ

a) Dịch vụ thẻ

b) Dịch vụ chuyển tiền Agripay - Dịch vụ thu Ngân sách Nhà Nước - Dịch vụ chuyển tiền bằng SMS

- Dịch vụ thanh toán hoá đơn, cước điện thoại trả sau

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua tài khoản ATM c) Dịch vụ séc

3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo& PTNTVN CHI NHÁNH HUYỆNVỊ THUỶ - HẬU GIANG

Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, nó cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng đạt mục tiêu hay không và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt mạnh

trong kinh doanh, góp phần làm cho ngân hàng ngày càng phát triển. Trong những năm

gần đây, hoạt động của các NHTM trong nước chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng

hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới. Trước những thách thức và cơ hội,

NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ đã đạt được những kết quả khả quan, điều đó

thể hiện qua tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của chi nhánh đạt được qua các giai đoạn phân tích:

3.3.1 Phân tích tình hình thu nhập

Trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng ta thấy bao gồm có thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập từ lãi cho vay và lãi tiền gửi, còn thu nhập phi lãi thì có thu kinh

doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng, các khoản thu khác. Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập

của NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thuỷ từ năm 2010 đến 2012 liên tục tăng qua 3 năm. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng đó là thu từ lãi. Trong đó thu nhập của ngân hàng tăng

lên chủ yếu là từ lãi cho vay. Đáng chú ý trong năm 2011 thu từ lãi tăng 59,86% so với

năm 2010. Trong năm 2011 NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT -NHNN ấn định lãi suất huy đông không vượt qua 14%/năm trong khi lãi suất cho vay của ngân hàng áp dụng dao động từ 17 đến 19,5%/ năm. Từ đó, chênh lệch lãi suất cao hơn trong năm 2010, thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng lên làm cho doanh thu của ngân hàng cũng tăng theo. Ngoài ra các khoản thu từ dịch vụ như dịch vụ thẻ, thanh toán, chuyển tiền và các khoản thu khác như kinh doanh ngoại hối, lãi dự chi tăng lên nên kéo thu nhập tăng. Nhưng đến năm 2012 thu nhập của ngân hàng tăng chậm so với năm 2011, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Thu nhập năm 2012 tăng chậm là do trong năm 2012 Ngân Hàng Nhà Nước đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể.

Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng nhưng thu ngoài lãi không mang tính rủi ro và cũng góp một phần trong tổng thu nhập của ngân hàng. Một số nguồn thu ngoài lãi như: thu phí thanh toán, thu phí dịch vụ…Nguồn thu này tăng giảm không đều qua các năm trong đó năm 2011 giảm 12,46% so với năm 2010 và tăng trở lại trong năm 2012, thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Điều này

khẳng định chất lượng dịch vụ củaNH ngày càng được nâng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu

của khách hàng, góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đây cũng là tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Bởi các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đưa ra gần như tương đồng, dễ bắt chước, cho nên để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình

thì chất lượng dịch vụ phải tốt, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại,…Từ đó, giúp NH tạo sự

khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành. Ngoài ra, thu ngoài lãi của ngân hàng qua các năm tuy có tăng nhưng không nhiều chủ yếu là do trên địa bàn huyện chủ yếu là hộ nông dân và gia đình, các doanh nghiệp còn ít nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn hạn chế nên doanh thu ngoài lãi của ngân hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của ngân hàng.

Bảng 1: Tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ trong 3 năm 2010- 2012 và sáu tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Thời gian Chênh lệch

Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 20126T 20136T

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Thu nhập 40.728 62.043 73.546 37.604 44.244 21.315 52,34 11.503 18,54 6.640 17,66

1. Thu từ lãi 36.492 58.335 65.917 33.729 39.479 21.843 59,86 7.582 13,00 5.750 17,05

2. Thu ngoài lãi 4.236 3.708 7.629 3.875 4.765 -528 -12,46 3.921 105,74 890 22,97

II. Chi phí 34.527 50.230 66.071 33.985 39.547 15.703 45,48 15.841 31,54 5.562 16,37

1. Chi phí lãi 27.177 40.288 50.333 25.661 28.005 13.111 48,24 10.045 24,93 2.344 9,13

2. Chi phí ngoài lãi 7.350 9.942 15.738 8.324 11.542 2.592 35,27 5.796 58,30 3.218 38,66

III. Lợi nhuận 6.201 11.813 7.475 3.619 4.697 5.612 90,50 -4.338 -36,72 1.078 29,79

3.1.2 Chi phí

Ngoài việc tăng thu nhập của chi nhánh trong giới hạn an toàn thì việc quản lý chi phí cũng rất cần thiết. Giống như thu nhập thì chi phí cũng được chia làm 2 loại là chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí lãi là các khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn và các khoản khác…trên từng loại nợ phải trả cụ

thể. Chi phí ngoài lãi bao gồm: dự phòng tổn thất tín dụng, tiền lương, điện nước, tiếp

khách, bảo hiểm, hoa hồng phí… và các chi phí hoạt động khác.

Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh còn phải dựa vào yếu tố quan trọng đó là chi phí. Chi phí của ngân hàng tăng qua 3 năm, bởi vì tăng thu nhập bao giờ cũng đi đôi với chi phí bỏ ra. Chi phí lãi của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2011 tăng 48,24% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 NHNN quy định khắc khe trong quy định thực hiện trần lãi suất huy động 14%/năm, các ngân hàng huy động vốn khó khăn, cạnh tranh ngầm với nhau rất quyết liệt, cộng thêm giá vàng tăng cao người dân có tâm lý đầu tư vào vàng để có tỷ suất sinh lời cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng, nguồn vốn huy động khan hiếm, ngân hàng đã tập trung đầu tư tìm kiếm khách hàng, quảng cáo thương hiệu, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, đầu tư các dịch vụ đi kèm để cạnh tranh và thu hút nguồn vốn làm cho chi phí tăng cao.

Sang năm 2012 chi phí lãi lại tiếp tục tăng. Nguyên nhân là do lãi suất tăng theo quy mô của nguồn vốn đồng thời trong năm này ngân hàng nhà nước đã 5 lần hạ trần lãi suất huy động. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt, ngân hàng đều đẩy mạnh các hình thức khuyến mãi, tặng thưởng nhằm cạnh tranh trong thu hút vốn, chi phí công tác tìm kiếm khách hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ, cạnh tranh huy động vốn tăng. Bên cạnh đó huy động vốn tiền gửi khó khăn hơn, ngân hàng đã đầu tư mạnh vào kênh huy động vốn bằng giấy tờ có giá nên kéo chi phí của ngân hàng tăng theo.

Chi phí 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng tăng 5.562 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng còn tăng chi về các hoạt động khuyến mại, một phần là do tổ chức các chương trình rút thăm trúng thưởng đã làm cho chi phí huy động vốn tăng.

Chi phí ngoài lãi tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí, nhưng nó cũng thấy được khả năng quản lý chi phí của Ngân hàng. Khoản chi này tăng qua các năm, nhưng có tốc độ chậm lại. Trong năm 2011 chi phí ngoài lãi tăng 35,27% so với năm 2010, nguyên nhân là tăng theo quy mô hoạt động và nhu cầu quản lý của Ngân hàng. Sang năm 2012 chi phí ngoài lãi chỉ tăng với tốc độ 32,37% so với năm 2011, Chi phí ngoài lãi 6 tháng đầu năm 2013 tăng 38,66% so với cùng kỳ năm 2012,

3.1.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Lợi nhuận cũng

là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua phân tích

về thu nhập, chi phí ta thấy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hoạt động khá hiệu quả, thu nhập tăng qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận tăng 90,50% so với năm 2010, là do trong

năm tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn giữ được mức tăng trưởng. Điều này giúp ngân hàng ổn định tính thanh khoản không rơi vào vòng xoáy của cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường và đặc biệt là trong năm ngân hàng đã giảm đáng kể nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở. Điều này góp phần không nhỏ vào việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Tuy nhiên đến năm 2012 lợi nhận của ngân hàng giảm 36,72% so với năm 2011.

Lợi nhuận giảm là do doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu

nhập của ngân hàng. Thêm vào đó trong năm 2012 thì chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào của ngân hàng ngày càng được rút ngắn. Ngoài ra khách hàng của ngân hàng chủ yếu là nông dân các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên được cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị Định 41/2010/NĐ-CP. Đồng thời do việc điều chỉnh hạ lãi suất của các khoản vay cũ về dưới 15%/năm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước vào ngày 15/07/2012 cũng làm cho thu nhập từ việc thu lãi vay của chi nhánh giảm.

Riêng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập và chi phí của ngân hàng tăng lên lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 tăng 29,79% so với 6 tháng đầu năm 2012. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 tăng là do sau hàng loạt các giải pháp hỗ trợ trên thị trường tài chính ngân hàng như việc giảm các loại lãi suất điều hành cũng như lãi suất huy động và cho vay, hoạt động cho vay của các ngân hàng đã dần tăng trở lại.

Nhìn chung kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn này tốt vì đều có lợi nhuận. Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng luôn căn cứ vào tình hình thực tế, bám sát các Nghị quyết của Chính phủ và định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng trong từng thời kỳ. Ban lãnh đạo Ngân hàng đã linh hoạt, chủ động nắm bắt các chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, theo sát thị trường và triển khai kịp thời, có hiệu quả chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Ngoài ra, hoạt động tín dụng có hiệu quả của

ngân hàng không chỉ tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần vào sự phát triển

kinh tế thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng. Tuy nhiên, trong thời gian tới Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động để lợi nhuận đạt được luôn có sự tăng trưởng.

3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜIGIAN SẮP TỚI TRONG THỜIGIAN SẮP TỚI

3.4.1 Thuận lợi

Có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan, tạo điều kiện cho ngân hàng đạt kết quả kinh doanh khả quan, thực hiện tốt nhiệm vụ, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngân hàng đặt tai trung tâm thị trấn Huyện Vị Thuỷ, cùng với việc được đầu tư xây dựng trụ sở mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Hơn nữa, chi nhánh đã hoạt động trên địa bàn một thời gian dài do đó có một lượng khách

hàng truyền thống khá lớn và khá ổn định, tạo mối quan hệ bền vững và sự tín nhiệm của

khách hàng đối với ngân hàng từ đó giúp cho việc phục vụ khách hàng tốt hơn.

Lãi suất cho vay phù hợp, thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước nên đã khuyến khích người dân mạnh dạng vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề.

3.4.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, NH không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định trong quá trình hoạt động.

Khó khăn tiềm tàng của ngân hàng xuất phát từ sự hạn chế của ngân hàng cấp trên và cơ chế quản lý chính sách tiền tệ trong nền kinh tế vĩ mô

Khách hàng chủ yếu là nông dân, các món vay thường nhỏ, đối tượng vay trải rộng nên phát sinh chi phí cao và gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc quản lý khách hàng.

Tình hình kinh tế xã hội, những biến động của thị trường tài chính tạo áp lực lớn trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, sự bất ổn của

nền kinh tế cũng là nguyên nhân làm cho thu nhập của các tổ chức kinh tế cá nhân gặp

nhiều khó khăn nên công tác xử lý nợ khó đòi, nợ xấu vẫn còn hạn chế.

Giá cả không ổn định cũng như sư bất ổn của thị trường nông sản, thuỷ sản,vật liệu xây dựng,.... làm hạn chế chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, ảnh hưởng đến thu nhập, khả năng tích luỹ, vay vốn, trả nợ và đầu tư sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn vì các hộ vay vốn phần lớn là hộ khó khăn, khả năng trả nợ có hạn. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, ngập lũ, dịch bệnh,... ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như khả năng trả nợ của nông dân, điều này dẫn đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng còn hạn chế.

3.4.3 Định hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian sắp tới

Mục tiêu hoạt động của ngân hàng trong năm 2013:

 Tổng nguồn vốn tăng 16%;

 Tổng dư nợ tăng 15%;

 Tỷ lệ trung dài hạn 25%,

 Tỷ lệ nợ xấu tối đa 3%;

 Thu nợ đã xử lý rủi ro đạt 25%

 Quỹ thu nhập đảm bảo đủ lương và không thấp hơn năm 2012.

Với những kết quả đáng khích lệ trong 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu kinh doanh

6 tháng cuối năm 2013 của Agribank chi nhánh Vị Thuỷ

Về nguồn vốn: tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn dân cư đến từng cán bộ, tránh nguồn vốn suy giảm.

Về tín dụng: tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh. Tập trung đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ- CP.

Chương 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

HUYỆN VỊ THUỶ - HẬU GIANG

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THUỶ - HẬU GIANG.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốntại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vị thuỷ hậu giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)