Phân tích tình hình huy động vốn theo đồng tiền

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốntại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vị thuỷ hậu giang (Trang 48)

7 Kết luận (Cần ghi rõ mức đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.4 Phân tích tình hình huy động vốn theo đồng tiền

Như đã trình bày có nhiều cách phân loại tuỳ theo tiêu chí, mục đích huy động vốn khác nhau, và HĐV theo đồng tiền cũng là một cách phân loại để thấy được sự biến động của nguồn nội tệ (VND), cũng như ngoại tệ để NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ đề ra những chiến lược thúc đẩy huy động vốn nội tệ, ngoại tệ theo tình hình biến động của thị trường cũng như chính sách tiền tệ của NHNN. Giống như các NHTM khác, trong hình thức huy động này, HĐV bằng nôi tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với ngoại tệ.

Nội tệ

Tiền gửi bằng nội tệ có chiều hướng gia tăng và duy trì ổn định qua các năm. Cụ thể

năm 2011 tiền gửi nội tệ là 204.071 triệu đồng chiếm 97,57% trên tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2012 tiền gửi này đạt 281.396 triệu đồng chiếm 98,64% tổng vốn huy động. trên tổng vốn huy động của ngân hàng. Tiền gửi nội tệ có xu hướng gia tăng ổn định qua các năm là do đa phần người dân trên địa bàn là nông dân, nên sử dụng đồng nội tệ là chủ yếu, chỉ có một bộ phận nhỏ khách hàng có quan hệ làm ăn cần sử dụng ngoại tệ, cũng như có nhu cầu tiết kiệm bằng ngoại tệ.

Bảng 6: Tình hình huy động vốn theo đồng tiền của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Thời gian Chênh lệch

Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nội tệ 139.774 204.071 281.396 244.662 321.092 64.297 46,00 77.325 37,89 76.430 31,24

Ngoại tệ (*) 3.728 5.076 3.865 3.255 1.787 1.348 36,16 -1.211 -23,86 -1.468 -45,10

Vốn huy động 143.502 209.147 285.261 247.917 322.879 65.645 45,75 76.114 3,39 74.962 30,24

( Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ)

Đến hết 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi nội tệ là 321.092 triệu đồng tăng 31,24% so

với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 99,43%trong tổng vốn huy động. Kênh gửi tiết kiệm bằng

VND tại ngân hàng chiếm ưu thế vì sự an toàn, phù hợp với một số người có tiền nhàn rỗi, chưa biết đầu tư vào đâu.

Ngoài ra, do những tác động tích cực từ các chính sách điều hành vĩ mô của Chính Phủ trong việc kiềm chế lạm phát ổn định tỷ giá trong thời gian qua nên giá trị đồng nội tệ ổn định. Thêm vào đó trong thời gian vừa qua tỷ giá dao động ở mức thấp nếu người dân nắm giữ ngoại tệ sẽ không có lợi nên họ chuyển sang nắm giữ nội tệ. Cộng thêm trong thời gian vừa qua giá vàng trong nước tăng giảm thất thường nên khi đầu tư vào lĩnh vực này rủi ro rất cao nên hiện nay gửi tiền vào ngân hàng vẫn là lựa chọn an toàn, hạn chế rủi ro.

Ngoại tệ

Ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn hoạt động là một

huyện nông thôn, còn hoạt động kinh doanh về xuất nhập khẩu rất ít nên nguồn vốn ngoại tệ

cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũng khá hạn chế. Vì vậy vốn

huy động từ ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động và nguồn ngoại tệ mà ngân hàng huy động được chủ yêu là USD.

Năm 2010 lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ được ngân hàng áp dụng với lãi suất khá cao từ 5.5% đến 6%/năm nên thu hút 1 lượng lớn khách hàng đến gửi tiền. Thực hiện chỉ thị

số 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 với định hướng kiểm soát và hạn chế tín dụng ngoại tệ

tăng trưởng “nóng”.

Vì vậy, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm. Người nắm giữ ngoại tệ cảm thấy không còn có lợi như trước đây khi lãi suất tiết kiệm ngoại tệ giảm mạnh, nên xu hướng chuyển từ việc gửi ngoại tệ sang nội tệ diễn ra đến cuối tháng 6 năm 2013. Điều này làm giảm hẳn tình trạng người dân lựa chọn việc cất trữ tài sản của

mình bằng việc mua ngoại tệ,góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa trong xã hội.

Sáu tháng đầu năm 2013 huy động ngoại tệ giảm mạnh là do trong thời gian này tỷ

giá khá ổn định củng cố niềm tin của người dân khi nắm giữ VND, trong khi chênh lệch lãi

suất tiết kiệm USD và VND đang ở mức khá lớn nên người dân có tiền gửi ngoại tệ chuyển

sang bán ngoại tệ cho ngân hàng để gửi tiết kiệm VNDnhằm hưởng lãi suất cao hơn.

Ngoài ra, hoạt động cho vay của các ngân hàng đã bị siết chặt từ cuối tháng 03/2013 khi mà chỉ có các doanh nghiệp có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân

hàng, trừ các doanh nghiệp cho vay nhập khẩu xăng dầu. Bên cạnh đó việc giảm lãi vay ở

khu vực tiền đồng đã kéo lãi suất vay của hai đồng tiền này lại gần, người vay chủ yếu là doanh nghiệp không còn cân nhắc vay USD để tránh tiền đồng lãi cao hơn.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Vị Thuỷ qua các năm có sự chênh lệch khá lớn về tỷ trọng giữa vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ. Cụ thể là nội tệ luôn chiếm trên 95%/tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng gia tăng qua các năm. Huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hướng giảm dần

người dân trên địa bàn đều là nông dân, nên sử dụng nội tệ là chủ yếu, chỉ có một bộ phận

nhỏ khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh, mua bán cần sử dụng ngoại tệ.

4.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN VỊ THỦY – HẬU GIANG.

Để đánh giá được vốn huy động có vai trò ý nghĩa như thế nào trong hoạt động của ngân hàng cũng như mức ổn định của nguồn vốn này, ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn tại ngân hàng.

Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thuỷ từ năm 2010 –2012, và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2013

Tổng nguồn vốn (1) Triệu 344.294 378.400 425.621 473.756 Vốn huy động (2) Triệu 143.502 209.147 285.261 322.879 Dư nợ (3) Triệu 311.800 355.726 392.473 427.964 TG có KH (4) Triệu 124.273 176.123 243.066 270.741 TG KKH Triệu 19.229 33.024 42.195 52.138 TG TK (5) Triệu 103.998 157.595 220.895 250.111 VHĐ/ Tổng nguồn vốn % 41,68 55,27 67,02 68,15 Dư nợ/ VHĐ Lần 2,17 1,70 1,38 1,33 TG có KH/ VHĐ % 86,60 84,21 85,21 83,85 TG KKH/ VHĐ % 13,40 15,79 14,79 16,15 TG TK/ VHĐ % 72,47 75,35 77,44 77,46

4.3.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Phân tích chỉ tiêu này để thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và qua đó có thể thấy được khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực này.

Qua bảng số liệu ta thấy năm 2010 vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 41,68%, có nghĩa là trong 1 đồng nguồn vốn thì có 0,4168 đồng là vốn huy động phần còn lại ngân hàng phải dựa vào vốn điều chuyển. Một tín hiệu khả quan là chỉ tiêu này liên tục tăng qua các năm trong đó năm 2012 là 67,02% và 6 tháng đầu năm 2013 là 68,15%. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao, ngân hàng giảm tỷ trọng vốn điều chuyển trên tổng vốn huy động, sử dụng nguồn vốn huy động tại chổ sẽ góp phần

tiêu này cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực huy động vốn ngày càng cao, vị thế của ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển.

4.3.2 Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào cho vay. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Năm 2010 chỉ số dư nợ trên vốn huy động bằng 2,17 lần, có nghĩa là 2,17 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, phần còn lại phải sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở làm gia tăng chi phí lãi qua việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển. Trong năm 2011 và 2012, tổng dư nợ vẫn cao hơn so với vốn huy động, tuy nhiên khoảng cách giữa nhu cầu vay vốn khách hàng với khả năng có thể đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của nền kinh tế được thể hiện thông qua tỷ lệ tham gia vốn huy động vào hoạt động tín dụng. Cụ thể, năm 2011 trong 1,7 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, năm 2012 trong 1,38 đồng dư nợ thì có 1 đông vốn huy động tham gia. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này là 1,33 lần, ngân hàng cần phải chú ý tăng cường hoạt động tín dụng để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng. Qua phân tích chỉ tiêu này qua các năm ta thấy khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng ngày càng cao, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu hoạt động

tín dụng hạn chế phần nào tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Giúp việc

sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả.

4.3.3 Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn huy động của ngân hàng trong kinh doanh. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể chủ động trong hoạt động cho vay và cấp tín dụng.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tuy tỷ trọng nguồn vốn huy động tăng giảm qua các năm nhưng đã đượcngân hàng duy trì với một tỷ lệ rất ổn định (trên 80%). Cụ thể, năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 86,60%, năm 2011 là 84,21%, năm 2012 là 85,21% và 6 tháng đầu năm 2013 là 83,85%. Với kết quả này, ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn và thời hạn cho vay vì ngân hàng biết trước khi nào khách hàng đến rút tiền nên hạn chế rủi ro liên quan đến thanh khoản.

4.3.4 Vốn huy động không kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Đây là loại tiền gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà nhằm mục đích hưởng lãi mà

nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn huy

động có kỳ hạn của ngân hàng tăng trong năm 2011 đạt 15,79% và giảm trong năm 2012 đạt tỷ lệ 14,79%. Đến 6 tháng năm 2013 thì tỷ lệ này tăng lên 16,75%. Tuy có biến động trong những năm vùa qua tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng vẫn ở mức thấp.

Bên cạnh việc huy động tiền gửi có kỳ hạn thì ngân hàng nên chú trọng hơn nữa đến

loại tiền gửi không kỳ hạn, tăng dần tỷ lệ tiền gửi này. Vì những lợi ích từ việc thanh toán

áp dụng thanh toán lương cho nhân viên và thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ qua tài khoản ngân hàng. Với nhu cầu ngày càng cao và càng trở nên phổ biến thì trong tương lai ngân hàng có thể tận dụng được nhiều hơn lượng tiền gửi có chi phí huy động thấp.

4.3.5 Tiền gửi tiết kiệm trên tổng vốn huy động.

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của khách hàng có vốn nhàn rỗi gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi. Cho nên khoản tiền này đối với ngân hàng là khoản tiền ổn định, giúp ngân hàng có thể tận dụng tối đa vào hoạt động cho vay và thực hiện các khoản đầu tư khác, mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc không quá nhiều. Vì vậy, tỷ lệ này càng cao thì nguồn vốn của ngân hàng càng ổn định. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy với tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh đều tăng từ 2010 đến năm 2012, và cả 6 tháng đầu năm 2013 nhưng vẫn

chiếm tỷ lệ khá cao và ổn định trong tổng vốn huy động của ngân hàng qua các năm (trên

70% trong tổng vốn huy động của ngân hàng). Với tỷ lệ này rất thuận lợi cho ngân hàng thực hiện các hoạt động như cho vay, cấp tín dụng. Loại tiền gửi này có độ nhạy cảm rất lớn với lãi suất vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường huy động các loại tiền gửi khác nhằm giảm sự phụ thuộc vào loại tiền gửi này, giảm bớt rủi ro về lãi suất cũng như là giảm bớt chi phí huy động vốn của ngân hàng.

Tóm lại, qua phân tích các chỉ số trên ta thấy nguồn vốn của ngân hàng luôn ổn định và quy mô nguồn vốn có sự tăng trưởng qua các năm. Trong đó, vốn huy động của ngân hàng đều tăng qua các năm cả về số lượng mà cả về tỷ trọng. Hơn nữa nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn được ngân hàng duy trì ổn định và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn

vốn huy động của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng luôn ở mức cao (trên 70%).

Cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả và ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng trên địa bàn Huyện.

4.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

4.4.1 Nhân tố khách quan

+ Về chính sách lãi suất:Từ tháng 08/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND

Hình 6: Diễn biến trần lãi suất huy động từ tháng 08/2011 đến tháng 6 năm 2013

Từ tháng 3 năm 2011, NHNN đã thực hiện áp trần lãi suất huy động VND và duy trì ở mức 14%/năm. Cơ chế này nhằm ổn định và định hướng lãi suất thị trường theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hàng loạt ngân hàng vẫn huy động với lãi suất trên 14%. Đến tháng 9 năm 2011 thực hiện chỉ thị 02 của NHNN về chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và Dolla Mỹ của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đến năm 2012, để định hướng thị trường, ngay từ đầu năm, NHNN đã đưa ra lộ trình

giảmtrung bình mỗi quý 1%/năm. Và trước xu hướng giảm nhanh của lạm phát, cơ quan này

đã điều chỉnh nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành, kết hợp với quy định và điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động tối đa bằng VND với tổng mức giảm trong năm 2012 là 6%/năm (5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng với mức giảm 1-2%/lần). Điển hình, thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012 đã quy định

lãi suất tối đa: đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm, đối với

lãi suất tiền gửi từ 1 tháng đến 12 tháng là 9%/năm, đối với lãi suất tiền gửi từ 12 tháng trở

lên là lãi suất theo cung – cầu vốn trên thị trường. Tuy nhiên, qua những lần giảm lãi suất

huy động thì nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn gia tăng và có những thay đổi so với

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốntại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vị thuỷ hậu giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)