Dư nợ trên vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốntại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vị thuỷ hậu giang (Trang 52)

7 Kết luận (Cần ghi rõ mức đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.3.2 Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào cho vay. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Năm 2010 chỉ số dư nợ trên vốn huy động bằng 2,17 lần, có nghĩa là 2,17 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, phần còn lại phải sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở làm gia tăng chi phí lãi qua việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển. Trong năm 2011 và 2012, tổng dư nợ vẫn cao hơn so với vốn huy động, tuy nhiên khoảng cách giữa nhu cầu vay vốn khách hàng với khả năng có thể đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của nền kinh tế được thể hiện thông qua tỷ lệ tham gia vốn huy động vào hoạt động tín dụng. Cụ thể, năm 2011 trong 1,7 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, năm 2012 trong 1,38 đồng dư nợ thì có 1 đông vốn huy động tham gia. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này là 1,33 lần, ngân hàng cần phải chú ý tăng cường hoạt động tín dụng để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng. Qua phân tích chỉ tiêu này qua các năm ta thấy khả năng chủ động trong hoạt động tín dụng ngày càng cao, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu hoạt động

tín dụng hạn chế phần nào tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Giúp việc

sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả.

4.3.3 Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn huy động của ngân hàng trong kinh doanh. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể chủ động trong hoạt động cho vay và cấp tín dụng.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tuy tỷ trọng nguồn vốn huy động tăng giảm qua các năm nhưng đã đượcngân hàng duy trì với một tỷ lệ rất ổn định (trên 80%). Cụ thể, năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 86,60%, năm 2011 là 84,21%, năm 2012 là 85,21% và 6 tháng đầu năm 2013 là 83,85%. Với kết quả này, ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn và thời hạn cho vay vì ngân hàng biết trước khi nào khách hàng đến rút tiền nên hạn chế rủi ro liên quan đến thanh khoản.

4.3.4 Vốn huy động không kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Đây là loại tiền gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà nhằm mục đích hưởng lãi mà

nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn huy

động có kỳ hạn của ngân hàng tăng trong năm 2011 đạt 15,79% và giảm trong năm 2012 đạt tỷ lệ 14,79%. Đến 6 tháng năm 2013 thì tỷ lệ này tăng lên 16,75%. Tuy có biến động trong những năm vùa qua tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng vẫn ở mức thấp.

Bên cạnh việc huy động tiền gửi có kỳ hạn thì ngân hàng nên chú trọng hơn nữa đến

loại tiền gửi không kỳ hạn, tăng dần tỷ lệ tiền gửi này. Vì những lợi ích từ việc thanh toán

áp dụng thanh toán lương cho nhân viên và thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ qua tài khoản ngân hàng. Với nhu cầu ngày càng cao và càng trở nên phổ biến thì trong tương lai ngân hàng có thể tận dụng được nhiều hơn lượng tiền gửi có chi phí huy động thấp.

4.3.5 Tiền gửi tiết kiệm trên tổng vốn huy động.

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của khách hàng có vốn nhàn rỗi gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi. Cho nên khoản tiền này đối với ngân hàng là khoản tiền ổn định, giúp ngân hàng có thể tận dụng tối đa vào hoạt động cho vay và thực hiện các khoản đầu tư khác, mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc không quá nhiều. Vì vậy, tỷ lệ này càng cao thì nguồn vốn của ngân hàng càng ổn định. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy với tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh đều tăng từ 2010 đến năm 2012, và cả 6 tháng đầu năm 2013 nhưng vẫn

chiếm tỷ lệ khá cao và ổn định trong tổng vốn huy động của ngân hàng qua các năm (trên

70% trong tổng vốn huy động của ngân hàng). Với tỷ lệ này rất thuận lợi cho ngân hàng thực hiện các hoạt động như cho vay, cấp tín dụng. Loại tiền gửi này có độ nhạy cảm rất lớn với lãi suất vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường huy động các loại tiền gửi khác nhằm giảm sự phụ thuộc vào loại tiền gửi này, giảm bớt rủi ro về lãi suất cũng như là giảm bớt chi phí huy động vốn của ngân hàng.

Tóm lại, qua phân tích các chỉ số trên ta thấy nguồn vốn của ngân hàng luôn ổn định và quy mô nguồn vốn có sự tăng trưởng qua các năm. Trong đó, vốn huy động của ngân hàng đều tăng qua các năm cả về số lượng mà cả về tỷ trọng. Hơn nữa nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn được ngân hàng duy trì ổn định và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn

vốn huy động của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng luôn ở mức cao (trên 70%).

Cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả và ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng trên địa bàn Huyện.

4.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

4.4.1 Nhân tố khách quan

+ Về chính sách lãi suất:Từ tháng 08/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND

Hình 6: Diễn biến trần lãi suất huy động từ tháng 08/2011 đến tháng 6 năm 2013

Từ tháng 3 năm 2011, NHNN đã thực hiện áp trần lãi suất huy động VND và duy trì ở mức 14%/năm. Cơ chế này nhằm ổn định và định hướng lãi suất thị trường theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hàng loạt ngân hàng vẫn huy động với lãi suất trên 14%. Đến tháng 9 năm 2011 thực hiện chỉ thị 02 của NHNN về chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và Dolla Mỹ của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đến năm 2012, để định hướng thị trường, ngay từ đầu năm, NHNN đã đưa ra lộ trình

giảmtrung bình mỗi quý 1%/năm. Và trước xu hướng giảm nhanh của lạm phát, cơ quan này

đã điều chỉnh nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành, kết hợp với quy định và điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động tối đa bằng VND với tổng mức giảm trong năm 2012 là 6%/năm (5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng với mức giảm 1-2%/lần). Điển hình, thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012 đã quy định

lãi suất tối đa: đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm, đối với

lãi suất tiền gửi từ 1 tháng đến 12 tháng là 9%/năm, đối với lãi suất tiền gửi từ 12 tháng trở

lên là lãi suất theo cung – cầu vốn trên thị trường. Tuy nhiên, qua những lần giảm lãi suất

huy động thì nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn gia tăng và có những thay đổi so với năm 2011. Theo đó, người gửi tiền tại ngân hàng có xu hướng gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn nhằm linh động được nguồn vốn nếu có nhu cầu chuyển hướng đầu tư.

Năm 2013 NHNN đã có 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong đó ngày 26/03/2013 lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống còn 7,5%/năm. Đặc biệt đến tháng 06 năm 2013 NHNN ban hành thông tư 15/2013/TT-NHNN về lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là

1,2%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi từ 1 đến dưới 6 tháng là 7%/năm.Lãi suất

gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định theo cơ sở cung cầu vốn thị trường.

Trong hai năm thực hiện, NHNN cũng đã từng bước nới lỏng quy định trần lãi suất theo diễn biến trên thị trường tiền tệ, tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng, qua đó từng bước giảm quy định hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động vốn với lãi suất thỏa thuận với khách hàng, một phần phù hợp với cơ chế thị trường.

+ Chính sách tỷ giá:

Thành công nổi bật về chính sách tiền tệ của Chính phủ đến nay đó là tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ chủ chốt nói chung và với Đô là Mỹ (USD) nói riêng là rất ổn định. Diễn biến tỷ giá nói trên có những tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã

hội. Trước hết, tỷ giá ổn định đã tác động tích cực đến tâm lýcủa người dân, tâm lý của thị

trường tài chính. Người dân, giới đầu tư tin tưởng vào sự ổn định của đồng Việt Nam, hay đồng Việt Nam được coi trọng. Điều này làm giảm hẳn tình trạng người dân lựa chọn việc

cất trữ tài sản của mình bằng việc mua ngoại tệ,góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa trong

xã hội.

Việc giảm mặt bằng lãi suất và giữ ổn định tỷ giá trong thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, linh hoạt, kiên trì theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý. Tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán trong năm 2011 và 2012 thấp hơn

nhiều so với mức tăng trưởng cao (trên 30%/năm) của nhiều năm trước đây đã khiến áp lực lên tỷ giá từ yếu tố tiền tệ giảm đi đáng kể.

Với những điều chỉnh của NHNN đã có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Tuy lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm nhưng lượng

tiềngửi vào ngân hàng vẫn gia tăng đáng kể.

4.4.2 Nhân tố chủ quan

Các chính sách huy động vốn ngân hàng đang áp dụng

Trong tình hình hiện nay, để tồn tại và phát triển, ngân hàng luôn đặt ra cho mình những mục tiêu và có những chính sách thiết thực để thực hiện đồng thời kết hợp với những dự báo, phân tích về thị trường và bản thân chi nhánh trong năm tới. Trọng tâm của chính sách huy động vốn của NHNN&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ tập trung vào những nội dung sau:

Linh hoạt trong huy động vốn, phát triển các dịch vụ nhằm thu hút nguồn vốn dựa trên những đặc điểm cụ thể của ngân hàng và địa bàn hoạt động và các vùng lân cận nhưng vân tuân thủ những nguyên tắc, quy định, chế độ của NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang và NHNo&PTNT Việt Nam.

Thực hiện hiệu quả kế hoạch huy động vốn từ NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hậu Giang giao xuống mỗi năm bao gồm: Tổng lượng vốn huy động theo kế hoạch, chính sách lãi suất, cơ cấu nguồn vốn huy động… Đồng thời triển

khai thành công các đợt huy động vốn theo các đợt huy động vốn dự thưởng, tặng quà khách

hàng cùng với NHNo&PTNT Chi nhánh Hậu Giang. Từ năm 2010 đến nay

NHNN&PTNTVN Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ thực hiện nhiều chính sách thu hút lượng tiền

gửi từ khách hàng bằng nhiều chương trình khuyến mãi và rút thăm trúng thưởng hấp dẫn. Năm 2010: Chương trình "cùng Agribank mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội", chương trình chào mừng chủ thẻ thứ 5 triệu.

Năm 2011: Huy động tiết kiệm dự thưởng "chào mừng Quốc Khánh 2/9", chương trình Agribank Hậu Giang huy động tiết kiệm dự thưởng "chào mừng 60 năm thành lập ngành".

Năm 2012: Kỳ phiếu dự thưởng, Agribank Hậu Giang phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng xuân nhâm thìn

Năm 2013: Nhiều chương trình khuyến mãi đa dạng, phong phú như: phát hành chứng chỉ tiền gửi dự thưởng năm 2013; tiết kiệm dự thưởng 25 năm thành lập Agribank- May mắn nhân ba, gửi tiền trúng liền… thường xuyên được đơn vị triển khai”

Tích cực tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp, ổn định. Tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn của tổ chức kinh tế, đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư trên địa bàn, duy tì nguồn vốn ổn định và phát triển.

Sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động huy

động vốn của ngân hàng. Để cạnh tranh với các đối thủ trên cùng địa bàn, ngân hàng cần thiết phải hoàn thiện và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên sản phẩm huy

động vốn của NHNN&PTNT Chi nhánh Huyện Vị thuỷ yếu là các sản phẩm truyền thống như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, các hình thức gửi tiết kiệm, sản phẩm dịch vụ đơn giản chưa có sản phẩm đặc trưng.

Nhiều sản phẩm huy động mới đưa vào áp dụng như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm học đường, tiết kiệm an sinh… nhưng mức độ phổ biến đến khách hàng chưa cao.

Hoạt động Marketing

Trong giai đoạn hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy

hoạt động Marketing trong lĩnh vực ngân hàng trở nên hết sức quang trọng.

- Nhờ hệ thống mạng lưới rộng khắp, trải dài ở hầu hết các huyện và thị xã trên toàn

quốc nên công tác tuyên truyền, quảng cáo được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi hơn các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Tuy nhiên hình thức quảng bá khá đơn điệu chỉ treo băng rôn ở chi nhánh.

- Tờ bướm giới thiệu sản phẩm dịch vụ quá chung chung nên khách hàng không biết được chi tiết về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng hiện có, vì vậy để có thể gửi tiền khách hàng phải tìm hiểu kỹ hơn làm tốn thời gian của khách hàng và ngân hàng.

Uy tín của ngân hàng

Không thể phủ nhận lãi suất và các chương trình khuyến mại thường thu hút người gửi tiền, song để lựa chọn một bên là ngân hàng có thương hiệu tốt và một bên lãi suất cao

thì đa số vẫn chọn nơi tin cậy uy tín để gửi gắm tài sản.Trong bối cảnh thị trường nhiều biến

động như hiện nay, mức lãi suất hấp dẫn chưa chắc là điều lý tưởng đối với những người có tiền nhàn rỗi, muốn gửi tiền tiết kiệm. Một khi người gửi tiền quyết định chọn gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng thì tiêu chí đầu tiên cần xem xét là uy tín của Ngân hàng đó chứ không phải là lãi suất. Nguyên nhân là bởi vì các ngân hàng nhỏ lẻ có thể đưa ra một mức lãi suất hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro hoặc thủ tục không nhanh gọn khi khách hàng muốn rút tiền.

Với lợi thế là Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước, có thời gian hoạt động khá lâu trên địa bàn Huyện nên NHNo&PTNTVN Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ đã và đang được dân cư cũng như doanh nghiệp trên địa bàn tín nhiệm rất cao. Thực tế cho thấy mặc dù mặt bằng lãi suất huy đông liên tục giảm sút nhưng lượng vốn huy động tại ngân hàng vẫn gia tăng trong những năm vừa qua.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN

VIỆT NAMCHI NHÁNH HUYỆN VỊ THUỶ - HẬU GIANG

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNTVN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốntại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vị thuỷ hậu giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)