Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốntại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vị thuỷ hậu giang (Trang 41 - 44)

7 Kết luận (Cần ghi rõ mức đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Bảng 4: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thuỷ trong 3 năm 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Thời gian Chênh lệch

Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi KBNN 5.854 9.043 15.654 17.765 21.365 3.189 54,48 6.611 73,11 3.600 20,26

2. Tiền gửi dân cư 116.328 174.135 239.155 201.442 268.178 57.807 49,69 65.020 37,34 66.736 33,13

3. Tiền gửi TCKT 20.237 25.156 28.876 27.235 31.158 4.919 24,31 3.720 14,79 3.923 14,40

4.Tiền gửi TCTD 1.083 813 1.576 1.475 2.178 270 -24,93 763 93,85 703 47,66

Vốn huy động 143.502 209.147 285.261 247.917 322.879 65.645 45,75 76.114 36,39 74.962 30,24

Nguồn vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: tền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư, tiền gửi kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng. Trong đó tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là nguồn vốn quan trọng và thường xuyên chiếm vai trò quan trọng đối với ngân hàng.

Tiền gửi Kho Bạc Nhà Nước.

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình thì Kho Bạc Nhà Nước là khách hàng lâu năm và quen thuộc của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn huy động mang tính ổn định

khôngcao. Lượng tiền gửi của Kho Bạc Nhà nước vào ngân hàng là để thực hiện các hoạt

động chi trả qua ngân hàng. Ngoài ra tiền gửi kho bạc nhà nước là khoản tiền mà các tổ chức cá nhân gửi vào ngân hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí đối với ngân sách nhà nước.

Tiền gửi này liên tục tăng qua các năm, trong đó năm 2011 tăng 54,48% đến năm 2012 tăng đến 73,11% so với năm 2011. Tính đến tháng 6 năm 2013 tiền gửi của Kho Bạc Nhà Nước tại Ngân hàng là 21.365 triệu đồng tăng 20,26% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tiền gửi này tăng qua các năm là do từ năm tháng 7 năm 2010 Ngân hàng thực hiện thu hộ tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách Nhà Nước cho

khách hàng nộp vào Kho bạc Nhà nước, Cục thuế làm cho lượng tiền gửi này tăng liên tục

qua các năm. Tuy nhiên lượng tiền gửi Kho Bạc Nhà Nước chủ yếu là tiền gửi thanh toán nên tính ổn định không cao, nên ngân hàng không quá chú trọng vào công tác huy động vốn này, chủ yếu là thu phí dịch vụ thanh toán.

Tiền gửi dân cư

Tiền gửi dân cư luôn đóng vai trò rất quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tiền gửi này liên tục tăng qua các năm, trong đó năm 2011 tăng 49,69% so với năm 2010, năm 2012 tăng 37,34% so với năm 2011. Tiền gửi dân cư tăng trong năm 2011 tăng so với năm 2010 là do trong năm 2011 lãi suất huy động được ngân hàng giữ ở mức cao nên đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền.

Sang năm 2012, mặc dù lãi suất huy động giảm liên tục song trước những khó khăn chung của nền kinh tế thì gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vẫn là sự lựa chọn an toàn trong

khi các lĩnh vực đầu tư khác gặp nhiều biến động và rủi ro cao, trong khi gửi tiền tránh

được trược giá và độ an toàn cao. Ngoài ra, ngoài việc hưởng ngân hàng còn được tận dụng khá nhiều tiện ích và các ưu đãi của các chương trình khuyến mãi khi gửi tiền vào ngân hàng nên nguồn vốn huy động từ dân cư tăng.

Và tiền gửi này đang có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 với mức tăng 33,13% so với cùng kỳ năm 2012. Dù lãi suất huy động tiền đồng giảm mạnh về mức tương đương giai đoạn 2005 – 2006, lượng tiền gửi của dân cư trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng là do trên cơ sở đánh giá diễn biến của lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá, dư địa giảm trần lãi suất huy động của ngân hàng không còn nhiều. Từ những nguyên nhân trên đã làm cho lượng tiền gửi dân cư của ngân hàng tăng.

Ngoài ra, Chính phủ thời gian gần đây đã không ngừng tăng mức lương cơ bản –

đồng, năm 2011 là 830.000 đồng, từ 01/05/2012 mức lương này là 1.050.000 đồng. Do đó cũng góp phần tăng thu nhập và tăng lượng tiền nhàn rỗi, khi đó ngân hàng có thể đưa ra

những sản phẩm phù hợp với đối tượng và chính sách ưu đãi thu hứ lượng tiền nhàn rỗi đó

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây lợi ích khi gửi tiền vào ngân hàng cũng được các cá nhân quan tâm. Chẳng hạn như thanh toán bằng thẻ, dịch vụ trả lương qua tài khoản, thanh toán khấu trừ tự động tiền điện thoại, lãi suất linh hoạt…Hiện nay ngân hàng cũng đã áp dụng chính sách là khách hàng không phải chịu lãi suất không kỳ hạn khi rút trước hạn tại ngân hàng… Tất cả những nguyên nhân trên đã góp phần giải thích vì sao nguồn vốn huy động tù dân cư của ngân hàng ngày càng gia tăng.

Tiền gửi các tổ chức kinh tế

Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng nguồn

vốn của ngân hàng vì đấy là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm

chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp. Đây là loại tiền gửi mà các tổ chức kinh tế dùng để chi trả lương cho

nhân viên hoặc thanh toán các hợp đồng mua bán hoặc khi có lượng tiền nhàn rỗi khách

hang có thể gửi vào nhằm mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp.

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ lệ cao nhưng thấp hơn so với tiền gửi dân cư và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 24,31% so với năm 2010, năm 2012 tăng 14,79% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi tổ chức kinh tế là 31.158 triệu đồng tăng 14,40% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng nguồn vốn này là do những năm gần đây kinh tế huyện Vị Thuỷ có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế tiếp tục được dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân ra đời và đi vào hoạt động. Ngoài ra sự phát triển

và phổ biến hơn của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nên đa số các doanh

nghiệp gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng các dịch vụ tiện ích như thanh toán qua ngân hàng như chuyển khoản thanh toán tiền hàng, trả lương nhân viên qua thẻ tạo thuận lợi trong quá trình thanh toán nên lượng tiền gửi tổ chức kinh tế tăng cao.

Tiền gửi tổ chức tín dụng

Đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên trong suốt các

thời kỳ trong năm của chi nhánh vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh

toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng.

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn này tăng giảm không đều qua các năm cụ thể trong năm 2011 giảm 24,93% so với năm 2010, tiền gửi này tăng trở lại trong năm 2012 đạt 1.576 triệu đồng tăng 93,85% so với năm 2011. Tuy tiền gửi của tổ chức tín dụng tại ngân hàng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng vốn huy động của ngân hàng, nguyên nhân là do từ tháng 6/2012 NHNN ban hành thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định các ngân hàng chỉ được phép cho vay lẫn nhau với thời hạn dưới 1 năm, không nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền gửi đó phục vụ cho mục đích thanh toán có hiệu lực từ ngày 01/09/2012. Vì vậy tiền gửi các tổ chức tín dụng tai ngân hàng có tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 47,66% so với cùng kỳ năm 2012. Tiền gửi TCTD tăng là do ngày 01/07/2013, Thống đốc NHNN đã ký ban hành thông tư số 01/2013/TT-

NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tai thông tư số 21/2012/2012. Theo đó, TCTD được gửi tiền, nhận tiền gửi thanh toán và giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3

tháng tại TCTD vì vậy mà lượng tiền gửi này tăng lên. Tuy tiền gửi của các TCTD khác chỉ

chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nhưng để thực hiện được các giao dịch thanh toán qua lại giữa các NH với nhau trên địa bàn thì Chi nhánh cũng đã có những nỗ lực lớn trong việc tạo ra nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD khác nhằm gia tăng khoản huy động này.

Hình 4: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Tóm lại, qua phân tích vốn huy động phân theo đối tượng huy động vốn thì ta thấy tỷ trọng vốn huy động của tiền gửi dân cư luôn ở mức cao. Thứ hai là tiền gửi của tổ chức kinh tế và chiếm tỷ trọng thấp nhất là tiền gửi của Kho Bạc Nhà Nước và các tổ chức tín dụng. Với cơ cấu vốn huy động này thì rất thuận lợi cho ngân hàng trong công tác cho vay và cấp tín dụng. Tuy nhiên, trong thời gian tới ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đối với 3 đối tượng huy động vốn còn lại vì huy động vốn của các đối tượng này chủ yếu là tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi có kỳ hạn ngắn giúp ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn lãi suất thấpđồng thời có thể tăng them thu nhập cho ngân hàng thong qua các dịch vụ kèm theo.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốntại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vị thuỷ hậu giang (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)