1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn – cần thơ

90 88 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ THÖY QUANH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ – 08/3013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ THÖY QUANH MSSV: 4104461 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN TS LƢU TIẾN THUẬN Cần Thơ – 08/3013 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành bài Luận văn tốt nghiệp này em xin chân thành quý thầy cô Trƣờng Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báo trong suốt thời gian vừa qua. Em vô cùng chân thành cám ơn thầy Lƣu Tiến Thuận đã tận tình hƣớng dẫn, giúp em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em đƣợc thực tập tại đơn vị. Em vô cùng cám ơn cô và các anh phòng Kế Hoạch Kinh Doanh đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong đƣợc sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và cơ quan thực tập để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, gặt hái đƣợc nhiều thành công trong việc giảng dạy. Xin kính chúc sức khỏe đến toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Chúc Ngân hàng ngày càng phát triển. Xin trân trọng cám ơn! Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thúy Quanh TRANG CAM KẾT Em xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thúy Quanh NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... MỤC LỤC trang CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 1.3.1 Phạm vị về không gian ................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi về thời gian ..................................................................................... 2 1.3.3 Phạm vi nội dung .......................................................................................... 2 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........ 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 5 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 5 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về NH ........................................................................ 5 2.1.1.1 Khái niệm về NHTM ................................................................................. 5 2.1.1.2 Các hoạt động của NH ............................................................................... 5 2.1.2 Một số vấn đề về phân tích tài chính của NH ............................................... 6 2.1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính ................................................................... 6 2.1.2.2 Mục tiêu và vai trò của phân tích tài chính trong hoạt động của NHTM .. 6 2.1.3 Nội dung phân tích và các tỷ số phân tích tài chính của NH........................ 8 2.1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán của NHTM ............................................... 8 2.1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM ................ 11 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 13 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ..................................................................... 13 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu.................................................................... 14 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ .................. 15 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ .......................................... 15 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................. 15 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ...................... 16 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 16 3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ............................................ 16 3.1.3 Sản phẩm kinh doanh của NH .................................................................... 18 3.1.3.1 Sản phẩm dịch vụ cá nhân ....................................................................... 18 3.1.3.2 Sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp .............................................................. 19 3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NH TRONG THỜI GIAN QUA. ..... 20 3.2.1 Thuận lợi ..................................................................................................... 20 3.2.2 Khó khăn ..................................................................................................... 20 3.3 PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NĂM 2014 ........................................................................................................... 21 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNHÔ MÔN – CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ..... 22 4.1 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NH QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................................ 22 4.1.1 Phân tích tài sản .......................................................................................... 22 4.1.1.1 Phân tích tình hình biến động của tài sản ................................................ 22 4.1.1.2 Phân tích kết cấu tài sản .......................................................................... 25 4.1.1.3 Phân tích nghiệp vụ cho vay .................................................................... 27 4.1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.................................. 42 4.1.2 Phân tích nguồn vốn ................................................................................... 46 4.1.2.1 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn ......................................... 46 4.1.2.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn .................................................................... 50 4.1.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn ............................................................ 52 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ................ 58 4.2.1 Phân tích sơ lƣợc về kết quả hoạt động kinh doanh ................................... 58 4.2.2 Phân tích về thu nhập .................................................................................. 61 4.2.3 Phân tích về chi phí..................................................................................... 63 4.2.4 Phân tích các chỉ số lợi nhuận .................................................................... 65 4.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG ...................... 69 4.3.1 Mặt mạnh .................................................................................................... 69 4.3.2 Hạn chế ....................................................................................................... 69 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TIỀM LỰC TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ ........................................................................... 71 5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CÕN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ......................... 71 5.1.1 Những vấn đề còn tồn tại ............................................................................ 71 5.1.2 Nguyên nhân ............................................................................................... 71 5.2 GIẢI PHÁP .................................................................................................... 72 5.2.1 Giải pháp về huy động vốn ......................................................................... 72 5.2.2 Giải pháp về cho vay .................................................................................. 73 5.2.3 Giải pháp về giảm rủi ro và giảm nợ xấu ................................................... 74 CHƢƠNG 6 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 76 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 76 6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 78 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Tình hình tài sản của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 .............................................................................. 23 Bảng 4.2: Tình hình tài sản của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................... 25 Bảng 4.3: Bảng kết cấu tài sản có của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ...................................................................... 26 Bảng 4.4: Bảng kết cấu tài sản có của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................. 27 Bảng 4.5: Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 .................................................... 28 Bảng 4.6: Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 .............................................. 30 Bảng 4.7: Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ............................... 32 Bảng 4.8: Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ..... 35 Bảng 4.9 : Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ...... 40 Bảng 4.10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013........ 43 Bảng 4.11: Tình hình tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ............................................................... 47 Bảng 4.12: Tình hình tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................... 48 Bảng 4.13: Cơ cấu tài sản nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 .............................................................................. 50 Bảng 4.14: Cơ cấu tài sản nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................... 51 Bảng 4.15: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ............................................................... 53 Bảng 4.16: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................... 57 Bảng 4.17: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ................................................... 59 Bảng 4.18: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 ............................................... 60 Bảng 4.19: Tình hình thu nhập của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ....................................................................... 61 Bảng 4.20: Tình hình thu nhập của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................. 62 Bảng 4.21: Tình hình chi phí của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 .............................................................................. 63 Bảng 4.22: Tình hình chi phí của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................... 64 Bảng 4.23: Chỉ số lợi nhuận của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................... 66 DANH SÁCH HÌNH trang Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ ...... 16 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ...... 31 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 .................................................... 50 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ............................... 61 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nhập của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm từ 2010 – 2012 ................................................ 63 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng chi phí tại NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 .................................................... 65 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà Nƣớc NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TCNN : Tài chính Ngân hàng KT1 : Kế toán 1 NHTM : Ngân hàng thƣơng mại TSCĐ : Tài sản cố định TMDV : Thƣơng mại dịch vụ TG KBNN : Tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc TCKT : Tổ chức kinh tế TGTK : Tiền gửi tiết kiệm KT – QTKD : Kinh tế -Quản trị kinh doanh CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế hiện nay – nền kinh tế thị trƣờng, và theo xu hƣớng hòa nhập chung của toàn cầu, muốn tồn tại trong nền kinh tế phát triển của thế giới, thì mỗi quốc gia không ngừng phấn đấu để đƣa nền kinh tế đất nƣớc mình phát triển so với các quốc gia khác. Hiện nay, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nền kinh tế thị trƣờng của thế giới, thực hiện các chính sách mở cửa nền kinh tế đã tạo đƣợc những thuận lợi trong việc phát triển nền kinh tế đất nƣớc là giao lƣu tiến bộ khoa học kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên việc hội nhập đã tạo ra những khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế, đó là khoảng cách giàu nghèo giữa nƣớc ta và các nƣớc phát triển. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì vấn đề nêu trên càng nhận thấy rõ hơn, để tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng thế giới thì đòi hỏi nền kinh tế của nƣớc ta ngày càng phát triển, trong đó ngành ngân hàng (NH) phải càng phát huy đƣợc vai trò chủ chốt của mình trong nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế thì nền kinh tế của Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã gặp nhiều khó khăn và thách thức. NH phải đứng trƣớc sự cạnh tranh rất lớn về mọi phƣơng diện so với các NH khác trong nƣớc và cũng nhƣ các NH nƣớc ngoài, muốn đứng vững thì các NH Việt Nam phải đảm bảo đƣợc tài chính của mình ổn định, và có thể giải quyết đƣợc mọi tình huống bất lợi có thể xảy ra. Năm 2012 vừa qua NHNN đã áp dụng lãi suất trần huy động vốn với mức lãi suất huy động giảm liên tục, điều này đã ảnh hƣởng không ít đến khả năng huy động vốn cũng nhƣ kết quả kinh doanh của các NH, không những thế mà còn ảnh hƣởng đến trạng thái thanh khoản của các NH khi mà mức lãi suất huy động vốn giảm liên tục. Để khắc phục những vấn đề trên thì ngay từ bây giờ các NH cần phải đánh giá lại tình hình tài chính của mình, từ đó tìm ra những chính sách và biện pháp kịp thời đảm bảo ổn định tài chính, tránh tình trạng vấn đề rủi ro thanh khoản xảy ra khi có sự cố bất lợi. Trong những năm qua NHNo&PTNT Việt Nam đã tích cực khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc để tập trung đầu tƣ tín dụng, theo thống kê của hệ thống NH thì NHNo&PTNT có mức huy động đứng thứ nhất trong toàn hệ thống, điều này cho thấy đƣợc vai trò quan trọng của NH so với nền kinh tế của nƣớc ta. Trong đó phải kể đến NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ đã có đóng góp vào phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ nói chung và của quận Ô Môn nói riêng là không nhỏ, muốn làm đƣợc điều đó thì NH phải đảm bảo nguồn tài chính của mình ổn định và tăng cao theo thời gian để phát huy vai trò chủ chốt của mình trong nền kinh tế. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ” để làm đề tài nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ thực trạng tình hình tài chính của NH. Từ đó tìm ra những mặt mạnh và hạn chế giúp cho nhà quản trị có hƣớng quản lý tốt hơn tình hình tài chính của NH. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tổng quát tình hình hoạt động của NH qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích một cách cụ thể từng khoản mục nhƣ tài sản, nguồn vốn cũng nhƣ kết quả kinh hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Từ kết quả phân tích trên tiến hành nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của NH thông qua các chỉ số. Tìm ra đƣợc các mặt mạnh và hạn chế của NH để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao tiềm lực tài chính của NH trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vị về không gian Đề tài đƣợc thực hiện từ số liệu của phòng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ. 1.3.2 Phạm vi về thời gian - Đề tài sử dụng số liệu thu thập trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Thời gian thực hiện đề tài từ 12/08/2013 đến 18/11/2013 1.3.3 Phạm vi nội dung Vì kiến thức có hạn, thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và phong phú tại NH chƣa nhiều nên luận văn này chủ yếu tập trung đề cập một số vấn đề nhằm: - Phân tích tình hình tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ. - Đƣa ra một số giải pháp để nâng cao tiềm lực tài chính tại NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ.. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Để hoàn thành đƣợc nội dung phân tích của đề tài này, thì ngoài những kiến thức lý thuyết học trên lớp trong thời gian qua và đi thực tế đƣợc tiếp xúc trực tiếp với tình hình hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ hơn 3 tháng qua, ngoài ra còn tham khảo những tài liệu luận văn, tiểu luận có liên quan. Cụ thể nhƣ sau: - Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Quận Ô Môn Thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Lê Văn Phục (Lớp TCNN-09) năm 2013 cho thấy hoạt động tín dụng của NH tăng liên tục từ năm 2010 – 2012, tuy nhiên doanh số cho vay chủ yếu tập trung nhiều ở hộ nông dân, NH chỉ chú trọng tín dụng ngắn hạn nên đã ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NH. - Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hiệu quả tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh quận Ô Môn”. Luận văn tốt nghiệp sinh viên Trần Trung Dũng năm 2013 cho thấy vốn huy động không ngừng tăng trƣởng, hạn chế đƣợc số vốn từ NH cấp trên chuyển về. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn đạt nhiều khả quan, đặc biệt cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay. - Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – chi nhánh Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trần Chí Nguyện năm 2013 cho thấy mặc dù khả năng tài chính của NH có chiều hƣớng suy giảm, nhƣng xét trong điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay thì chứng tỏ NH cũng đã hạn chế tƣơng đối tốt những ảnh hƣởng xấu của nền kinh tế. - Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau”. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Vũ Thị Yến (Lớp KT1-K30) năm 2008 cho thấy công tác huy động vốn của NH tăng dần, nhƣng vốn huy động chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn tại chỗ nên NH đã vay từ NH thêm từ NH cấp trên; quy mô tín dụng mở rộng, nợ xấu giảm dần đã đƣa NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời thành NH chủ đạo trong việc phát triển nông nghiệp của huyện. Riêng đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ ” đã tập trung phân tích về tình hình tài chính của NH thông qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Ngoài ra đề tài còn đƣợc phân tích thông qua các chỉ số tài chính, tập trung đi sâu các khía cạnh để phân tích một cách chi tiết hơn, chân thực hơn về vấn đề cần nghiên cứu, từ đó giúp cho các nhà quản trị NH đƣa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế còn gặp phải, giúp NH hoạt động hiệu quả hơn và nâng cao tìm lực tài chính cho NH mình. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về NH 2.1.1.1 Khái niệm về NHTM (Thái Văn Đại, 2012, trang 2) NH là một loại hình tổ chức tín dụng có thể đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động NH theo quy định của các tổ chức tín dụng năm 2010. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động các loại hình NH thì có thể chia thành: NH thƣơng mại, NH chính sách, NH hợp tác xã… NH thƣơng mại là loại hình NH đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. 2.1.1.2 Các hoạt động của NH (Thái Văn Đại, 2012, trang 2) Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với 3 hoạt động cơ bản là hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng nghiệp vụ thanh toán qua tài khoản. a. Hoạt động nhận tiền gửi (Thái Văn Đại, 2012, trang 2) Hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi cho ngƣời gửi tiền theo thỏa thuận. b. Hoạt động cấp tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, trang 2) Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoảng tiền hoặc cam kết sử dụng một khoảng tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. c. Hoạt động cung ứng nghiệp vụ thanh toán qua tài khoản (Thái Văn Đại, 2012, trang 2) Cung ứng nghiệp vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phƣơng tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán, séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ NH, thƣ tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. 2.1.2 Một số vấn đề về phân tích tài chính của NH 2.1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính (Trần Chí Nguyện, 2013, trang 6) Phân tích tài chính là tập hợp các khái niệm, phƣơng pháp và các công cụ cho phép để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý NH, giúp ngƣời sử dụng các phân tích tài chính đƣa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý là một công cụ kiểm tra hoạt động quản lý trong NH. Phân tích tình hình tài chính NHTM là dùng các chỉ tiêu phân tích tài chính thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.1.2.2 Mục tiêu và vai trò của phân tích tài chính trong hoạt động của NHTM (Thái Văn Đại, 2012, trang 131 - 132) a) Mục tiêu (Thái Văn Đại, 2012, trang 131) Phân tích tài chính của NHTM là dùng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của NHTM sau khi kết thúc một kỳ kinh doanh mà thông thƣờng là một năm. Qua đó để tìm ra các nguyên nhân, nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh và tài chính của NHTM. Từ đó giúp cho các nhà quản trị NH đƣa ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động và để nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM. b) Vai trò của phân tích tài chính trong NHTM (Thái Văn Đại, 2012, trang 131 -132)  Phân tích tài chính là một công cụ để đánh giá hoạt động của NHTM Việc đánh giá tài chính của các NHTM có thể tìm ra đƣợc các nhân tố quyết định sự thành công của NHTM trong thời gian qua. Bằng các chỉ tiêu tài chính nhƣ thu nhập, chi phí, lợi nhuận…của kỳ nghiên cứu, các nhà quản trị NH có thể tìm ra đƣợc quy mô hoạt động, thấy đƣợc chất lƣợng kinh doanh của mình, đánh giá đƣợc tốc độ tăng trƣởng và tính bền vững ổn định của các hoạt động của NH trong thời gian qua. Mục tiêu kinh doanh tiền tệ của NHTM là tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Sự gia tăng lợi nhuận càng cao và rủi ro càng thấp thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động cũng có thể đánh giá tùy theo chiến lƣợc kinh doanh trong từng thời kỳ. Do vậy, qua phân tích tài chính chúng ta cũng có thể thấy đƣợc chiến lƣợc đề ra cho phù hợp hay không để từ đó có thể điều chỉnh kịp thời.  Phân tích tài chính là một công cụ để NH đánh giá lại sự phù hợp của chiến lược kinh doanh Một chiến lƣợc kinh doanh đặt ra bao giờ cũng có thể có những thiếu sót, chƣa phù hợp với môi trƣờng kinh doanh của NHTM. Qua phân tích tình hình tài chính của NH có thể đánh giá lại chiến lƣợc kinh doanh của NH có đúng đắn, có phù hợp với thực tiễn hay chƣa để có những điều chỉnh lại cho phù hợp. Qua phân tích tài chính NHTM sẽ còn đánh giá đƣợc việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh của NH có phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. NH cần thay đổi định hƣớng đầu tƣ hay phải tiếp tục phát triển theo định hƣớng đã chọn.  Phân tích tài chính là một công cụ để xác định mặt mạnh và mặt yếu của NHTM Việc tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt hạn chế để đƣa ra giải pháp khắc phục có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà quản trị NH. Kết quả phân tích tài chính của NHTM là tổng hợp các phép đo và thực trạng kinh doanh của một NHTM. Thông qua phân tích này có thể giúp cho NH có thể đánh giá đƣợc khả năng quản trị của NH, trình độ chuyên môn của cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ và thiết bị hoạt động của NH có thích hợp cho điều kiện phát triển và cạnh tranh của NH hay chƣa. Những mặt nào cần phát huy và những mặt nào cần khắc phục và hoàn thiện thêm. Có thể việc phân tích tài chính hoạt động NHTM giúp cho NH rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn và có những sách lƣợc mới phù hợp với điều kiện và môi trƣờng kinh doanh của NH ở hiện tại và trong tƣơng lai. Đồng thời cũng qua đó có các giải pháp nâng cao chất lƣợng kinh doanh của mình phù hợp với tình hình thực tế.  Phân tích tài chính là một công cụ để kiểm soát sự chính xác của hoạt động kế toán và thống kê trong NH Để phân tích tài chính thì nhà quản trị cần dựa vào những số liệu thu thập đƣợc từ các báo cáo tài chính nhƣ bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Số liệu đƣợc thu thập này là do bộ phận kế toán và thống kê của NH cung cấp, nên qua việc phân tích tài chính của NH, bộ phận phân tích cũng có thể phát hiện ra những sai sót của quá trình thu thập và tổng hợp của bộ phận kế toán và thống kê. 2.1.3 Nội dung phân tích và các tỷ số phân tích tài chính của NH 2.1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán của NHTM (Thái Văn Đại, 2012, trang 133 - 136) a) Khái niệm (Thái Văn Đại, 2012, trang 133) Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Hay nói cách khác, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của NH tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất. Qua bảng cân đối kế toán ngƣời quản trị có thể biết đƣợc tài sản hiện có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính tại NH. Thông qua bảng cân đối kế toán, các nhà phân tích có thể nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý, chất lƣợng kinh doanh cũng nhƣ những dự đoán triển vọng của NH trong tƣơng lai. b) Kết cấu bảng cân đối kế toán (Thái Văn Đại, 2012, trang 133 - 136) Bảng cân đối kế toán của NHTM gồm có 2 phần: phần nội bảng và phần ngoại bảng.  Phần nội bảng Phần nội bảng cân đối kế toán có 2 phần: tài sản và nguồn vốn. Phần tài sản Tài sản là kết quả của việc sử dụng vốn của NHTM. Các tài sản có sinh lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu của NHTM. Tài sản của NHTM bao gồm các khoản muc: - Tiền mặt và kim loại quý. - Tiền gửi tại NHNN - Tiền gửi tại các NH khác. - Cho vay khách hàng. - Dự phòng rủi ro tín dụng. - Góp vốn liên doanh, mua cổ phần. - Đầu tƣ chứng khoán. - Tài sản cố định. - Tài sản khác. Phần nguồn vốn Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NH huy động, tạo lập đƣợc, dùng để đầu tƣ và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn của NH bao gồm các khoản mục: - Tiền gửi của kho bạc. - Tiền vay NHNN. - Tiền gửi của các NH khác. - Tiền vay các NH khác. - Tiền gửi của khách hàng. - Vốn nhận tài trợ ủy thác và đầu tƣ. - Nguồn vốn khác. - Vốn điều lệ. - Các quỹ. - Lợi nhuận chƣa phân phối.  Phần ngoại bảng cân đối kế toán Trong phần này các NH theo dõi các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn nhƣ các nhiệm vụ bảo lãnh và cam kết mua bán có kỳ hạn chứng khoán và ngoại tệ…Những nghiệp vụ này cũng tạo thu nhập của NH và cũng tiềm ẩn rủi ro nhƣng thực tế chƣa phát sinh. c) Phân tích bảng cân đối kế toán NHTM (Thái Văn Đại, 2012, trang 136 - 144)  Phân tích phần tài sản (Thái Văn Đại, 2012, trang 136 - 140 ) Phân tích kết cấu tài sản (Thái Văn Đại, 2012, trang 136 - 137) Sau đây là chỉ số phân tích kết cấu tài sản: Tỷ trọng % từng khoản mục tài sản Số dƣ từng khoản mục tài sản = Tổng tài sản x 100 Ý nghĩa của chỉ số này giúp các nhà phân tích biết đƣợc kết cấu các khoản mục đầu tƣ của NH. Qua đó giúp các nhà quản trị biết đƣợc kết cấu đầu tƣ của NH có hợp lí hay chƣa. Kết cấu hợp lí là đảm bảo tối đa hóa thu nhập và tối thiểu hóa rủi ro cho NH. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tƣ khác nhau sẽ có mức sinh lời và rủi ro khác nhau. Thông qua việc phân tích chỉ tiêu này sẽ giúp NH có những quyết định chính xác các chiến lƣợc đầu tƣ của NHTM từng thời kì nhất định. Phân tích nghiệp vụ cho vay (Thái Văn Đại, 2012, trang 138 - 139) Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các NHTM. Phân tích tín dụng là một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Vì thế, ngoài những thông tin từ bảng kết cấu tài sản, đề tài còn sử dụng các chỉ số sau đây để phân tích: - Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần) Tổng dƣ nợ Tổng dƣ nợ / vốn huy động x 100 = Tổng vốn huy động Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH so với nguồn vốn huy động. - Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) Tổng dƣ nợ Tổng dƣ nợ / tổng tài sản = x 100 Tổng tài sản Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tƣ vào nghiệp vụ của NHTM hay nói cách khác chỉ số này giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của NH. - Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) Nợ xấu / tổng dƣ nợ Nợ xấu = x 100 Tổng dƣ nợ Chỉ số này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của NH. Những NH có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của NH này cao. - Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ (%) Dƣ nợ ngắn hạn / tổng dƣ nợ = Dƣ nợ ngắn hạn x 100 Tổng dƣ nợ Theo thời hạn cho vay có thể chia: Dƣ nợ ngắn hạn là các khoản vay đến 12 tháng. Dƣ nợ trung hạn là các khoản vay trên 12 tháng đến 60 tháng. Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số này giúp nhà phân tích đánh giá đƣợc cơ cấu đầu tƣ nhƣ vậy có hợp lý hay chƣa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. - Hệ số thu nợ (%) Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ = x 100 Doanh số cho vay Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của NH. - Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = x 100 Dƣ nợ bình quân Đây là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển, vốn tín dụng, tốc độ thu hồi nợ của NH nhanh hay chậm.  Phân tích phần nguồn vốn (Thái Văn Đại, 2012, trang 141 – 144) - Tỷ trọng % từng khoản mục nguồn vốn (%) Số dƣ từng khoản mục nguồn vốn Tỷ trọng % từng khoản mục nguồn vốn = x 100 Tổng nguồn vốn Chỉ số này cho nhà phân tích biết đƣợc cơ cấu tài sản nợ của NH, mỗi một khoản mục tài sản nợ để có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau…Do đó, NH cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lƣợc huy động tốt nhất trong từng thời ký nhất định. - Tỷ trọng % từng loại tiền gửi (%) Tỷ trọng % từng loại tiền gửi Số dƣ từng loại tiền gửi = x 100 Tổng vốn huy động Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động của NH. 2.1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM (Thái Văn Đại, 2012, trang 146 – 149) a) Phân tích thu nhập của NHTM (Thái Văn Đại, 2012, trang 146 – 147) - Chỉ số phân tích kết cấu thu nhập (%) Tỷ trọng % từng khoản = Số thu từng khoản mục x 100 mục thu nhập Tổng thu nhập Chỉ số này giúp cho nhà quản trị NH xác định đƣợc cơ cấu của thu nhập để có thể biết đƣợc kết cấu đầu tƣ của NH có hợp lí hay không? Từ đó để nhà quản trị NH đƣa ra quyết định điều chỉnh kết cấu đầu tƣ của NH hợp lý hơn để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. b) Phân tích chi phí của NHTM (Thái Văn Đại, 2012, trang 147) - Chỉ số phân tích kết cấu chi phí (%) Tỷ trọng % từng khoản = mục thu chi phí Số chi cho từng khoản mục x 100 Tổng chi phí Chỉ số này giúp cho nhà quản trị NH xác định đƣợc cơ cấu các khoản chi để có thể hạn chế các khoản chi không hợp lí, tăng cƣờng các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh của NH. c) Phân tích lợi nhuận của NHTM (Thái Văn Đại, 2012, trang 148 – 149) - Lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản = x 100 Tổng tài sản Chỉ số ROA cho nhà quản trị NH thấy đƣợc khả năng trong việc tạo ra thu nhập từ việc đầu tƣ của NHTM. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng vốn đem đi đầu tƣ. - Lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận ròng trên thu nhập Lợi nhuận ròng = x 100 Tổng thu nhập Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý chi phí của NH. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ NH đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của NH. - Tổng thu nhập trên tổng tài sản (%) Tổng thu nhập trên tổng tài sản = Tổng thu nhập x 100 Tổng tài sản Chỉ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản của NH. Chỉ số này cao chứng tỏ NH đã phân bổ tài sản đầu tƣ một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của NH. - Tổng chi phí trên tổng tài sản (%) Tổng chi phí trên tổng tài sản Tổng chi phí = Tổng tài sản x 100 Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tƣ. Chỉ số này cao cho thấy NH kém trong khâu quản lý chi phí của NH và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để nâng cao lợi nhuận của NH trong tƣơng lai. - Hệ số thu nhập lãi ròng (%) (Trần Chí Nguyện, 2013, trang 12) Thu nhập từ lãi - Chi phí trả lãi Hệ số thu nhập lãi ròng (%) = x 100 Tổng tài sản Tỷ lệ này đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NH có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản và theo đuổi các tài sản nợ có chi phí thấp nhất. - Hệ số thu nhập phi lãi ròng (Trần Chí Nguyện, 2013, trang 12) Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi Hệ số thu nhập phi lãi ròng(%)= x 100 Tổng tài sản Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà NH phải chịu (gồm tiền lƣơng, chi phí sửa chữa, khấu hao TSCĐ) và chi cho dự phòng tổn thất tín dụng. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu trực tiếp từ NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể nhƣ sau:  Bảng cân đối kế toán.  Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Bảng báo cáo thống kê về huy động vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu… - Tổng hợp thông tin từ báo chí, tạp chí NH,…và từ website của NHNo&PTNT. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả thông qua biểu bảng thống kê từ những số liệu tìm đƣợc và tiến hành chọn lọc những số liệu cần thiết. Sau đó kết hợp kĩ thuật so sánh (so sánh số tuyệt đối, so sánh số tƣơng đối) nhằm đánh giá chung về tình hình biến động của một mặt nào đó trong quá trình hoạt động của NH. - Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 – y0 Trong đó: y0: trị số kì gốc y1: trị số kì phân tích ∆y: phần chênh lệch tăng/giảm - So sánh bằng số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa hiệu số của kì phân tích và kì gốc với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế: ∆y = y1 – y0 x 100 Y0 Trong đó: y0: trị số kì gốc y1: trị số kì phân tích ∆y: tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu kinh tế. - Sau đó áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp để rút ra kết luận, tìm ra nguyên nhân của những sự biến động trên nhằm đề ra những biện pháp khắc phục. CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tên giao dịch quốc tế: The Bank for Agriculture and Rual Development of O Mon District. Địa chỉ: Quốc lộ 91, khu vực 10, phƣờng Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Tell: (0710). 3861769 Fax: (0710). 3861692 NH Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn đƣợc thành lập vào năm 1988 thông qua quyết định số 53/HĐBT vào ngày 26/03/1988 Hội Đồng Bộ Trƣởng, NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn. Đến ngày 14/11/1990 theo nghị định 400/CP ban hành lệnh về NH. Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn đƣợc xem là NH thƣơng mại Quốc Doanh và đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Ô Môn. Đến tháng 11/1996 Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Ô Môn đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn. Sau nghị định 05/2004/NĐCP chia tách huyện Ô Môn thành quận Ô Môn thì NH đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn. Với chức năng huy động vốn để đầu tƣ tín dụng phát triển kinh tế của địa phƣơng. Tiếp nhận vốn tài trợ, nguồn vốn ủy thác từ NH cấp trên để đầu tƣ và thực hiện các dịch vụ NH. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay NH không ngừng hoàn thiện và góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế quận phát triển. Thông qua NH các nguồn vốn đƣợc sử dụng có hiệu quả, đẩy lùi xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng khơi dậy tiềm năng kinh tế, đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao thể hiện rỏ bộ mặt của nền kinh tế. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức Ban Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Kiểm Tra Viên Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Phòng Hành Chính – Nhân Sự (Nguồn: Phòng Kinh Doanh NHNo&PTNT Ô Môn – Cần Thơ) Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ 3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban a) Ban giám đốc  Giám đốc Là ngƣời đứng đầu, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh của NH, đại diện cho NH trong quan hệ trực thuộc và báo cáo cho NH cấp trên.  Phó giám đốc Hổ trợ và tham mƣu cho Giám đốc trong việc điều hành NH, đƣợc thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền Giám đốc) và báo cáo kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị. Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số công việc do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về quyết định của mình. b) Các phòng nghiệp vụ  Phòng kinh doanh (tín dụng) Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ khách hàng, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ NH, trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ. Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Quản lý hậu giải ngân, giám sát khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay. Thực hiện cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Thẩm định các dự án cho vay, lập báo cáo về tín dụng theo quy định, thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc Giám đốc phân công. Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng. Từ đó trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.  Phòng kế toán, ngân quỹ - Phòng kế toán Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc ngƣời có ủy quyền. Quản lý hồ sơ của khách hàng, hoạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin trong ngày, giao chỉ tiêu tài chính quyết toán khoản tiền lƣơng với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nƣớc. Nhận và kiểm soát kịp thời các giấy tờ theo quy định của hồ sơ kế toán cho vay do cán bộ tín dụng chuyển đến, kiểm soát các chứng từ, hoạch toán đảm bảo hợp lệ, đầy đủ theo đúng quy định về chế độ chứng từ kiểm toán hiện hành. Tổng hợp lƣu sổ tài kiệu về hoạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Hoàn thiện và lƣu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Trực tiếp quản lý cán bộ trực thuộc chi nhánh, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. - Phòng ngân quỹ Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hằng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. Cứ mỗi ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hằng ngày để trình lên ban Giám đốc. Quản lý và sử dụng các nguồn quỹ chuyên dụng: giao khoán quỹ tiền lƣơng cho cán bộ NH.  Kiểm tra viên Phụ trách kiểm tra và kiểm soát tình hình hoạt dộng kinh doanh, kiểm tra sổ kế toán các báo cáo bảng quyết toán tài chính của năm. Giải quyết các đơn thƣ khiếu nại liên quan đến hoạt động của NH.  Phòng hành chính, nhân sự Có chức năng phân phối, bảo vệ hoạt động của NH và khách hàng. Thực hiện công tác quản lý theo dõi các tài sản, công cụ sử dụng chung của chi nhánh. Quản lý xe và các phƣơng tiện đi lại, làm kế hoạch dự trữ, mua sắm các công cụ phƣơng tiện phục vụ cho công tác của chi nhánh. 3.1.3 Sản phẩm kinh doanh của NH 3.1.3.1 Sản phẩm dịch vụ cá nhân  Dịch vụ thẻ Để thực hiện chủ trƣơng của NHNN là thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua Chi nhánh đã đẩy mạnh những hoạt động liên quan đến thanh toán qua thẻ ATM điển hình là việc thành lập Tổ thẻ tại NH. Với sản phẩm thẻ đa dạng từ thẻ ghi nợ E-Partner đến thẻ thanh toán quốc tế Visa, Master, NH cung cấp nhiều dịch vụ giúp khách hàng thực hiện giao dịch từ máy ATM, điện thoại di động cho đến Internet, thẻ lập nghiệp do đơn vị cấp.  Dịch vụ cho vay Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của dân cƣ trên địa bàn quận Ô Môn, Chi nhánh đã có nhiều hình thức cho vay ƣu đãi, ngắn hạn cũng nhƣ trung và dài hạn. Một số nhu cầu của khách hàng mà NH cho vay nhƣ sau: cho vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, cho vay phát triển kinh tế gia đình nhƣ nuôi cá, gia súc, gia cầm, kinh doanh nhỏ lẻ,…Cho vay tiêu dùng nhƣ mua xe ô tô, mua nhà đất,…  Dịch vụ tài khoản Nhằm huy động đƣợc nguồn tiền nhàn rổi từ dân cƣ, đồng thời tạo nguồn tiền cho NH. Chi nhánh đã có nhiều loại hình tiền gửi khác nhau để phục vụ nhu cầu của ngƣời dân. Các loại tài khoản giành cho cá nhân bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, …để đáp ứng nhu cầu tích lũy vốn, tìm kênh đầu tƣ ít rủi ro của ngƣời dân; tài khoản tiền gửi khác.  Kinh doanh ngoại tệ Đáp ứng nhu cầu mua, bán ngoại tệ của cá nhân để thanh toán học phí, viện phí, công tác, du lịch, định cƣ ở nƣớc ngoài, và các nhu cầu thanh toán vãng lai khác của ngƣời dân. 3.1.3.2 Sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp  Dịch vụ cho vay Đối với doanh nghiệp NH cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tƣ phát triển,…trong nhiều lĩnh vực nhƣ thƣơng mại dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp.  Dịch vụ tài khoản Các loại tài khoản dành cho tổ chức và doanh nghiệp bao gồm: tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiền gửi khác.  Dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại Để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời dân, NH đã có nhiều dịch vụ đa dạng trong thƣơng mại quốc tế. - Phát hành, thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thƣ tín dụng xuất khẩu. - Nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu. - Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc. - Dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union. - Chi trả lƣơng cho các doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối.  Dịch vụ khác Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhƣ bảo hiểm ô tô, bảo hiểm tiền gửi; dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ tài chính; và dịch vụ cho thuê tài chính. 3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NH TRONG THỜI GIAN QUA. 3.2.1 Thuận lợi - Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận tiếp tục ổn định và phát triển. - Đƣợc sự chỉ đạo và quan tâm của chính quyền địa phƣơng cùng với sự phối hợp của ban ngành đoàn thể. - Thu hút đƣợc nhiều khách hàng là cá nhân, các doanh nghiệp và công ty lớn làm ăn hiệu quả. - Tập trung huy động vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng và các dịch vụ khác, đặc biệt là cho vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phục vụ cho nền kinh tế. - Trụ sở nằm cạnh quốc lộ và đƣợc đặt ở trung tâm của quận Ô Môn nên có thuận lợi về giao thông, cơ sở vật chất đầy đủ, thái độ của các nhân viên NH vui vẻ và nhiệt tình nên đã tạo đƣợc ấn tƣợng tốt cho khách hàng đến giao dịch. - Chất lƣợng hoạt động ngày càng đƣợc củng cố, các biện pháp kiểm soát chất lƣợng bƣớc đầu đƣợc phát huy tác dụng cho thấy hoạt động tín dụng có chiều hƣớng diễn biến tích cực. Đặc biệt năm 2010, NH đã đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, các thủ tục vay vốn đã và đang đƣợc dơn giản hóa nên đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng đến giao dịch, kết quả hoạt động kinh doanh tăng mạnh nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao. - NH đã trang bị các thiết bị kỷ thuật hiện đại, mạng thông tin nội bộ đƣợc liên kết, thuận lợi cho việc thu thập và xử lý thông tin kịp thời. 3.2.2 Khó khăn - Lãi suất biến động, năm 2012 lãi suất liên tục giảm đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của NH. - Trên địa bàn quận xuất hiện thêm nhiều NH mới nên sức cạnh tranh càng cao hơn. - Trình độ dân trí chƣa đồng đều, ý thức chấp hành các khoản vay của ngƣời dân chƣa cao, dẫn đến việc xử lý món nợ quá hạn kém hiệu quả. - Tình hình xuất khẩu nông – thủy sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc nghề nuôi cá tra xuất khẩu đầy biến động, dẫn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn quận giảm, trong đó có những doanh nghiệp là khách hàng truyền thống của chi nhánh, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của NH. - Công tác chăm sóc khách hàng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. 3.3 PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NĂM 2014 Trong thời gian vừa qua hoạt động của NH đạt đƣợc những kết quả tƣơng đối so với mục tiêu, là tiền đề để thực hiện vào năm 2014. Tuy còn khó khăn thách thức trƣớc mắt nhƣng tập thể cán bộ công nhân viên tiếp tục phấn đấu, tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt quan tâm nguồn vốn trong dân cƣ. Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá thƣơng hiệu, tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa bàn nhằm mở rộng dịch vụ. Tăng trƣởng tín dụng đúng hƣớng. Nhằm giữ vai trò chủ đạo trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ. Thực hiện tích cực các giải pháp điều hành kinh tế của NHNN, góp phần ngăn chặng suy giảm kinh tế, đảm bảo cân đối an toàn và có khả năng sinh lời. Trong năm 2014 chi nhánh cần tập trung những công việc nhƣ sau: - Tập trung huy động vốn trong dân cƣ, chú ý các dự án lớn của quận, nhằm tăng trƣởng nguồn vốn ổn định. - Hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận vốn vay NH. Chú trọng mở rộng tín dụng theo các chƣơng trình trọng điểm nhƣ thu mua lƣơng thực, nông nghiệp nông thôn. Tăng vòng quay vốn tín dụng, tăng doanh thu dịch vụ. Giữ vững tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 70 – 75% trên tổng dƣ nợ. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. Mở rộng tín dụng trong tầm kiểm soát, thực hiện đúng quy trình tín dụng, quan tâm cũng cố và năng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng tận thu các loại nợ, lãi còn tồn đọng. Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan tâm công tác chăm sóc khách hàng. CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NH QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất. Thông qua bảng cân đối kế toán, nhà quản trị có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng nhƣ các mối quan hệ khác. Và thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho ngƣời quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn và nguồn vay nợ để biết đƣợc tình hình tài sản nợ cũng nhƣ khả năng sử dụng tài sản của NH. Từ đó phát hiện đƣợc tình trạng mất cân đối, và có phƣơng hƣớng và biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho NH. 4.1.1 Phân tích tài sản Phân tích tài sản là phân tích tình hình biến động của từng khoản mục, đồng thời ta cũng đi sâu vào phân tích cơ cấu của từng khoản mục trong tổng tài sản, để từ đó hiểu rõ hơn cơ cấu tài sản của NH là có hợp lý hay chƣa. 4.1.1.1 Phân tích tình hình biến động của tài sản Trƣớc tiên là phần phân tích từng khoản mục trong phân phần tài sản, qua đó để biết rõ tình hình tài chính của NH giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 nhằm giúp các nhà quản trị NH có hƣớng điều chỉnh thích hợp hơn khi có sự mất cân đối xảy ra. Bảng 4.1: Tình hình tài sản của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 1. Tiền và kim loại quý 2010 2011 2012 2011/2010 Số tiền (%) 2012/2011 Số tiền (%) 8.984 9.948 10.847 964 10,7 899 9,0 2. Cho vay khách 299.478 hàng 419.269 507.316 119.791 40,0 88.047 21,0 2.291 3. Tài sản cố định 14.093 16.384 18.994 16,3 2.610 15,9 4. Tài sản có khác 121.547 64.519 59.628 (57.028) (46,9) (4.891) (7,6) Tổng tài sản 444.102 510.120 596.785 66.018 14,9 86.665 17,0 a. Tài sản sinh lời 299.478 419.269 507.316 119.791 40,0 88.047 21,0 89.469 (56.773) (38,5) (1.382) (1,5) b. Tài sản không sinh lời 147.624 90.851 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Nhìn chung các khoản mục trong tổng tài sản qua các năm thì ta thấy có sự tăng giảm không liên tục, có khoản mục tăng liên tục và cũng có khoản mục giảm liên tục, đồng thời cũng có khoản mục tăng lên ở năm 2011 và giảm ở năm 2012. Sau đây là đi sâu vào phân tích cụ thể.  Tiền và kim loại quý Từ bảng số liệu trên ta thấy tiền và kim loại quý có sự tăng giảm không liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2011, tiền và kim loại quý của NH là 9.948 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 964 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 10,7%. Đến năm 2012, tiền và kim loại quý của NH là 10.847 triệu đồng, đã tăng hơn với năm 2011 là 899, tƣơng đƣơng tăng 3,1%. Nguyên nhân tiền và kim loại quý tăng lên ở năm 2011 là do trong năm này tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn ổn định, khách hàng giao dịch và thanh toán với NH nhiều nên NH cần phải dự trữ một khoản tiền mặt để phục vụ cho việc thanh toán.  Cho vay khách hàng Nhìn chung cho vay khách hàng đã tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể năm 2011 cho vay đạt 419.269 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 119.791 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 40,0%; nguyên nhân cho vay khách hàng của NH tăng là do năm 2011 nền kinh tế của nƣớc ta nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng đang trong giai đoạn phát triển ổn định, sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả nên nhu cầu vay vốn của ngƣời dân tăng mạnh. Đến năm 2012, cho vay khách hàng đạt 507.316 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 88.047 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 21,0%; trƣớc tình hình đó NH đã có những chính sách ƣu đãi nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và hộ sản xuất vay vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, vì thế dù trong giai đoạn khó khăn nhƣng cho vay khách hàng của NH vẫn tăng hơn so với năm 2011 nhƣng tăng với tốc độ thấp hơn.  Tài sản cố định Từ bảng số liệu trên cho thấy tài sản cố định của NH qua các năm vẫn tăng liên tục. Cụ thể: năm 2011 TSCĐ là 16.384 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 2.291 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 16,3%. Đến năm 2012, TSCĐ của NH là 18.994 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 2.610 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 15,9%. Để trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho công tác giao dịch giữa khách hàng và NH nên TSCĐ của NH tăng liên tục qua các năm.  Tài sản khác Tài sản khác của NH hầu hết là những tài sản không sinh lời gồm có các khoản mục nhƣ: các khoản phải thu, chờ phân bổ, vốn trong thanh toán… Nhìn chung thì tài tài sản khác của NH giảm liên tục qua các năm do ảnh hƣởng chung từ nền kinh tế và cũng phụ thuộc vào hoạt động của NH.  Tổng tài sản Từ việc tăng giảm trên đã ảnh hƣởng đến tình hình biến động của NH, nhìn chung tổng tài sản của NH tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2011 tổng tài sản của NH là 510.120 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 66.018 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 14,9%. Đến năm 2012, tổng tài sản của NH đạt 596.785 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 86.665 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 17,0%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do khoản mục cho vay khách hàng tăng mạnh nên đã làm cho tổng tài sản tăng lên.  Tài sản sinh lời Từ bảng số liệu trên cho thấy khoản mục tài sản sinh lời của NH tăng liên tục qua các năm, tài sản sinh lời của NH chính là khoản mục cho vay khách hàng. Điều này phần nào chứng tỏ qua các năm NH đã tăng dần tài sản sinh lời của mình hơn, góp phần gia tăng lợi nhuận cho NH.  Tài sản không sinh lời Nhìn chung qua các năm thì khoản mục tài sản không sinh lời của NH giảm dần. Cụ thể năm 2011, tài sản không sinh lời của NH là 90.851 triệu đồng, đã giảm hơn so với năm 2010 là 56.773 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 38,5%. Đến năm 2012, tài sản không sinh lời của NH là 89.469 triệu đồng, đã giảm hơn so với năm 2011 là 1.382 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 1,5%. Nguyên nhân có sự giảm về tài sản không sinh lời là do tài sản khác qua các năm giảm mạnh. Đây là dấu hiệu tốt cho NH, cho thấy NH đã dần cắt giảm đi những tài sản không mang về lợi nhuận cho NH. Sau đây là phân tích sự biến động của các khoản mục tài sản giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013: Bảng 4.2: Tình hình tài sản của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền (%) 1. Tiền và kim loại quý 6.344 7.346 1.002 15,8 2. Cho vay khách hàng 346.767 390.806 44.039 12,7 3. Tài sản cố định 17.353 20.565 3.212 18,5 4. Tài sản có khác 71.812 138.381 66.569 92,7 Tổng tài sản 442.276 557.098 114.822 26,0 a. Tài sản sinh lời 346.767 390.806 44.039 12,7 95.509 166.292 70.783 74,1 b. Tài sản không sinh lời (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Từ bảng số liệu trên cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 tổng tài sản của NH đã tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân tăng là do tất cả các khoản mục trong tổng tài sản đều tăng. Trong đó khoản mục các tài sản không sinh lời tăng mạnh nhất. Đây là điều mà NH cần phải quan tâm, vì việc tăng các khoản mục này sẽ dẫn đến giảm các khoản mục đầu tƣ sinh lợi, có thể sẽ giảm lợi nhuận của NH. 4.1.1.2 Phân tích kết cấu tài sản Phân tích kết cấu tài sản là việc xét xem cơ cấu tỷ trọng của từng khoản mục trong NH có hợp lý hay không. Sau đây là bảng số liệu tính toán về cơ cấu của các khoản mục trong tổng tài sản: Bảng 4.3: Bảng kết cấu tài sản có của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng 2010 Khoản mục Giá trị 2011 Tỷ trọng (%) Giá trị 2012 Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2,0 10.847 1,8 82,2 507.316 85,0 1. Tiền và kim loại quý 8.984 2,0 9.948 2. Cho vay khách hàng 299.478 67,4 419.269 3. Tài sản cố định 14.093 3,2 16.384 3,2 18.994 3,0 4. Tài sản có khác 121.547 27,4 64.519 12,6 59.628 10,2 Tổng tài sản có 444.102 100,0 510.120 100,0 596.785 100,0 a. Tài sản sinh lời 299.478 67,4 419.269 82,2 507.316 85,0 b. Tài sản không sinh lời 147.624 32,6 90.851 17,8 15,0 89.469 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Qua các năm 2010 – 2012 cho thấy NH tài sản sinh lời luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tỷ trọng của tài sản không sinh lời và tỷ trọng này tăng theo các năm. Cụ thể: năm 2010 tài sản sinh lời chiếm 67,4%, đã tăng lên đạt 82,2% vào năm 2011, và đến năm 2012 tăng lên đạt 85,0%. Nguyên nhân có sự tăng mạnh về tỷ trọng của tài sản sinh lời là do tỷ trọng của cho vay khách hàng tăng mạnh qua các năm. Tỷ trọng của tài sản sinh lời tăng mạnh đồng nghĩa với việc giảm tỷ trọng của tài sản không sinh lời. Cụ thể: năm 2010 tỷ trọng của tài sản không sinh lời là 32,6%, đã giảm xuống còn 17,8% và năm 2011, đến năm 2012 thì tỷ trọng này chỉ còn 15,0%. Tỷ trọng tài sản không sinh lời thấp cho thấy cơ cấu tài sản của NH là rất hợp lý. Sau đây là bảng cơ cấu tài sản 6 tháng đàu năm 2013: Bảng 4.4: Bảng kết cấu tài sản có của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1. Tiền và kim loại quý 6.344 1,4 7.346 1,3 2. Cho vay khách hàng 346.767 78,4 390.806 70,2 3. Tài sản cố định 17.353 3,9 20.565 3,7 4. Tài sản có khác 71.812 16,3 138.381 18,8 Tổng tài sản có 442.276 100,0 557.098 100,0 a. Tài sản sinh lời 346.767 78,4 390.806 70,2 95.509 21,6 92.910 29,8 b. Tài sản không sinh lời (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Do các khoản mục tài sản không sinh lời đã tăng hơn 6 tháng đầu năm 2012 nên tỷ trọng tài sản sinh lời của NH đã giảm hơn và chỉ đạt ở mức 70,2%. Đây là điều mà NH cần phải xem xét lại để có hƣớng giải quyết nhằm giảm khoản mục tài sản không sinh lời nhằm góp phần tăng lợi nhuận cho NH. Tóm lại: nhìn chung thì tài sản sinh lời của NH luôn chiếm tỷ trọng rất cao (tuy 6 tháng đầu năm 2013 có giảm hơn trƣớc) đã một phần nào cho thấy cơ cấu tài sản của NH là khá hợp lý. 4.1.1.3 Phân tích nghiệp vụ cho vay Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các NHTM, vì thế việc phân tích khoản đầu tƣ tín dụng của NH là nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của NH cũng nhƣ là phân tích tình hình tài chính của NH. Để hiểu rõ hơn về tình hình tín dụng của NH nhƣ thế nào thì chúng ta đi sâu vào phân tích tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NH. Trƣớc tiên là phân tích tổng quát về tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NH đƣợc thể hiện rõ ở bảng sau: Bảng 4.5: Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số cho vay 338.995 474.593 574.258 135.598 40,0 99.665 21,0 Doanh số thu nợ 332.136 441.372 473.151 109.236 32,9 31.779 7,2 Tổng dƣ nợ 180.763 213.984 315.091 18,4 101.107 47,2 33.221 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dƣ nợ của NH tăng liên tục qua các năm. Cụ thể:  Về doanh số cho vay NH là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, đặc biệt ở chỗ là NH kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ, vì thế nếu nhƣ NH đã huy động đƣợc một lƣợng vốn mà muốn kinh doanh hiệu quả thì NH phải biết cách sử dụng nguồn vốn huy động đƣợc nhƣ thế nào để đạt đƣợc tối ƣu nhất, và điều đó đƣợc thể hiện qua nghiệp vụ cho vay. Không những thế, nghiệp vụ cho vay của NH còn cho chúng ta biết đƣợc quy mô hoạt động của NH là lớn hay nhỏ. Qua 3 năm 2010 – 2012 thì doanh số cho vay của NH tăng khá nhanh, cụ thể năm 2010 doanh số cho vay của NH là 338.995 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 474.593 triệu đồng tăng 135.598 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 40,0% so với năm 2010; nguyên nhân doanh số cho vay của NH tăng là do năm 2011 nền kinh tế của nƣớc ta nói chung và của Thành phố Cần Thơ nói riêng đang trong giai đoạn phát triển ổn định, sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả nên nhu cầu vay vốn của ngƣời dân tăng mạnh. Đến năm 2012 doanh số cho vay của NH là 574.258 triệu đồng đã tăng 99.665 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng đƣơng tăng 21,0%; đƣợc biết năm 2012 là năm mà nền kinh tế có nhiều biến động nhất, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trƣớc tình hình đó ngân hàng đã có những chính sách ƣu đãi nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và hộ sản xuất vay vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, vì thế dù trong giai đoạn khó khăn nhƣng doanh số cho vay của NH vẫn tăng hơn so với năm 2011 nhƣng tăng với tốc độ thấp hơn.  Về doanh số thu nợ Doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng không kém so với doanh số cho vay, nếu nhƣ doanh số cho vay nói lên tình hình NH sử dụng nguồn vốn huy động đƣợc để đem cho vay tạo ra lợi nhuận cho NH, thì doanh số thu nợ thể hiện việc NH thu hồi lại khoản cho vay để tái cơ cấu lại nguồn vốn vay, không phải doanh số cho vay càng cao là càng tốt, muốn biết đƣợc NH hoạt động có hiệu quả hay không thể hiện qua doanh số thu nợ của NH có đạt gần bằng so với doanh số cho vay hay không. NH cũng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt vì thế NH cũng giống nhƣ doanh nghiệp ở chỗ điều muốn thu hồi lại đồng vốn mà mình đã đem kinh doanh nhanh chóng để tránh gặp rủi ro. Nhìn chung doanh số thu nợ của NH tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2010 doanh số thu nợ đạt 332.136 triệu đồng, đến năm 2011 doanh số thu nợ đã tăng 109.236 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 32,9% so với năm 2010; nguyên nhân doanh số thu nợ tăng là do năm 2011 nền kinh tế ổn định và phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên công tác thu hồi nợ của NH diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Đến năm 2012 doanh số thu nợ đạt 473.151 triệu đồng, đã tăng 31.779 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng đƣơng tăng 7,2%; nguyên nhân doanh số thu nợ của NH tăng hơn so với năm 2011 nhung với tốc độ nhỏ hơn là do năm 2012 với tình hình chung là nền kinh tế khó khăn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, nhƣng với tinh thần và trách nhiệm thì các cán bộ tín dụng của NH đã cố gắng thu hồi các món vay khi đến hạn.  Về tổng dư nợ Nếu nhƣ doanh số cho vay và doanh số thu nợ thể hiện cho chúng ta biết đƣợc quy mô tín dụng và thực trạng thu hồi các món vay của NH, thì tổng dƣ nợ cho biết tình hình số vốn mà NH đã cho khách hàng vay nhƣng chƣa thu hồi đƣợc tại thời điểm báo cáo tài chính, và nó còn cho ta biết đƣợc kết quả hoạt động tín dụng của NH. Cùng với sự tăng liên tục của doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì tổng dƣ nợ của NH đã tăng liên tục qua ba năm, cụ thể năm 2010 tổng dƣ nợ đạt 180.763 triệu đồng, đến năm 2011 tổng dƣ nợ ở mức 213.984 triệu đồng đã tăng 33.221 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 18,4 %; nguyên nhân tăng tổng dƣ nợ là do trong năm 2011 chủ trƣơng của NH nhằm giúp cho ngƣời dân đƣợc tiếp cận với nguồn vốn vay, và trong địa bàn quận chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên kết quả sản xuất phụ thuộc vào thời vụ nên đã ảnh hƣởng đến tình hình thu nợ của NH. Đến năm 2012, tổng dƣ nợ của NH đạt 315.091 triệu đồng, đã tăng 101.107 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng đƣơng tăng 47,2%; nguyên nhân dẫn đến sự tăng mạnh của tổng dƣ nợ là do ảnh hƣởng chung từ tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất của ngƣời dân đạt hiệu quả không cao nên đã ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ vay của NH, bên cạnh đó do doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng, nhƣng tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên cũng một phần làm cho tổng dƣ nợ của NH tăng với tốc độ nhiều hơn. Sau đây là tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NH 6 tháng đầu năm 2013: Bảng 4.6: Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền (%) Doanh số cho vay 411.945 464.188 52.243 12,7 Doanh số thu nợ 397.526 415.245 17.719 4,5 Tổng dƣ nợ 147.517 198.460 50.943 34,5 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy theo nhƣ tình hình chung của 3 năm thì 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dƣ nợ của NH đã tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể doanh số cho vay của NH trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 464.188 triệu đồng, tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 52.243 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 12,7%; doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 415.245 triệu đồng, tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 17.719 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 4,5%; tổng dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 198.460 triệu đồng, đã tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 50.943 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 34,5%. Nguyên nhân có sự tăng không đồng điều là do 6 tháng đầu năm 2013 với chủ trƣơng của NHNN hạ mức lãi suất cho vay để giúp cho ngƣời dân có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay trong điều kiện kinh tế khó khăn để khôi phục sản xuất nên doanh số cho vay của NH tăng, bên cạnh đó do ảnh hƣởng của tình hình kinh tế của địa bàn quận còn gặp không ít khó khăn, sản xuất vẫn còn trì truệ đã dẫn đến công tác thu hồi nợ của NH tăng với tốc độ thấp, và cũng từ những tác động trên đã làm cho tổng dƣ nợ của NH tăng mạnh hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Tóm lại: trong giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 hoạt động tín dụng của NH luôn ở mức tăng cao hơn, tuy trong thời buổi kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay mà NH vẫn tăng đƣợc mức doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trƣớc là điều rất đáng khen ngợi và cần phải phát huy. Tình hình thu nợ của NH tƣơng đối tốt, chênh lệch giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ không nhiều đã cho thấy NH hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó tổng dƣ nợ của NH cũng tăng liên tục và với tốc độ tăng ngày càng cao thì là một điều cần phải quan tâm, vì dƣ nợ tăng qua các năm một phần phản ánh nguồn vốn của NH đã tăng qua các năm, nhƣng bên cạnh đó trong dƣ nợ còn có cả nợ xấu và nợ quá hạn, cho nên sự tăng lên của dƣ nợ đồng thời thể hiện cả hai mặt tốt và xấu, vì thế NH cần phải xem xét và có những biện pháp cụ thể điều chỉnh lại tổng dƣ nợ, để tăng hiệu quả hoạt động tín dụng cũng nhƣ là tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho NH trong thời gian tới. Triệu đồng 600000 Doanh số cho vay 500000 Doanh số thu nợ Tổng dƣ nợ 400000 300000 200000 100000 Năm 0 2010 2011 2012 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 a) Phân tích tín dụng theo thời hạn Có nhiều phân loại tín dụng khác nhau, và trong bài phân tích này ta phân loại tín dụng theo thời hạn, theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế. Trƣớc tiên là đi sâu vào phân tích tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của ngân hàng theo thời hạn. Sau đây là bảng số liệu phân tích: Bảng 4.7: Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng 2010 Chỉ tiêu A. Tổng doanh số cho vay - Ngắn hạn - Trung và dài hạn B. Tổng doanh số thu nợ - Ngắn hạn - Trung và dài hạn C. Tổng dƣ nợ - Ngắn hạn - Trung và dài hạn 2011 2012 2011/2011 Tỷ Giá trị trọng (%) 338.995 474.593 574.258 135.598 220.150 303.740 445.050 118.845 170.853 129.208 83.591 52.008 332.136 441.372 473.151 109.236 215.791 116.345 180.763 151.309 29.454 278.064 374.262 163.308 98.889 213.984 315.091 176.985 247.773 36.999 67.318 62.273 46.963 33.221 25.676 7.545 40,0 2012/2011 Tỷ Giá trị trọng (%) 99.665 21,0 38,0 141.310 46,5 43,8 (41.645) (24,4) 32,9 31.779 7,2 28,9 96.198 34,6 40,4 (64.419) (34,9) 18,4 101.107 47,2 17,0 70.788 40,0 25,6 30.319 81,9 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Nhìn chung tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NH theo ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn. Nguyên nhân là do trên địa bàn quận chủ yếu ngƣời dân tập trung sản xuất nông nghiệp, mà đặc thù của nông nghiệp là mang tính thời vụ, thời gian sinh trƣởng và thu hoạch của một vụ mùa là tƣơng đối ngắn thƣờng là 3 - 4 tháng tùy thuộc vào loại cây trồng, còn đối với vật nuôi thì thời gian lâu hơn nhƣng không quá một năm là có thể kết thúc, cho nên loại hình cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, kéo theo tình hình thu nợ và dƣ nợ của NH theo ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn. Để biết rõ hơn thì ta sẽ đi phân tích một cách cụ thể đối với từng chỉ tiêu:  Doanh số cho vay Nhƣ đã nói ở trên thì tình hình cho vay theo ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn do ảnh hƣởng của đặc thù kinh tế, còn cho vay trung và dài hạn thƣờng đƣợc sử dụng để cải tạo ruộng vƣờn, ao nuôi hoặc mua những máy móc để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ngoài ra cho vay trung và dài hạn còn phục vụ cho việc sử dụng vốn lâu dài để xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2010, tổng doanh số cho vay ngắn hạn đạt 220.150 triệu đồng, tổng doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 118.845 triệu đồng. Năm 2011, tổng doanh số cho vay ngắn hạn đạt 303.740 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 83.591 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 38,0%; tổng doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 170.853 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 52.008 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 43,8%; nguyên nhân là do đặc thù của sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, và một phần do ảnh hƣởng từ việc ngƣời dân đã chuyển từ vụ mùa ngắn hạn sang dài hạn, và do trong năm 2011 nền kinh tế ổn định, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả nên các doanh nghiệp đã chủ động mở rộng thêm quy mô sản xuất nên làm cho tốc độ tăng tổng doanh số cho vay trung và dài hạn cao hơn tốc độ tăng tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đến năm 2012, tổng doanh số cho vay ngắn hạn đạt 445.050 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 141.310 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 46,5%; tổng doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 129.208 triệu đồng, đã giảm hơn so với năm 2011 là 41.645 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 24,4%; nguyên nhân là do năm 2012 theo tình hình chung của nền kinh tế không ổn định, nên chỉ có một vài doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, còn những doanh nghiệp và cá nhân còn lại chuyển sang vay ngắn hạn để làm vốn lƣu động và mua nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất kinh doanh tạm thời nên đã làm cho tốc độ cho vay ngắn hạn tăng mạnh và tốc độ cho vay trung và dài hạn giảm hơn so với năm 2011.  Doanh số thu nợ Đối với mỗi tổ chức kinh doanh mà nói, khi đã thực hiện hoạt động kinh doanh thì phải có lời; với NH cũng vậy, dù cho doanh số cho vay có cao đến đâu đi nữa mà công tác thu hồi nợ đến hạn không đảm bảo thì hoạt động tín dụng của NH sẽ không có hiệu quả và sẽ dẫn đến gặp nhiều rủi ro. Nếu doanh số thu hồi nợ càng nhiều thì cho thấy hiệu quả tín dụng càng cao, và NH đã thực hiện đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn; nguyên nhân là do ảnh hƣởng từ sản xuất nông nghiệp nên NH đã tập trung vào cho vay ngắn hạn là chủ yếu, vì thế nên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn. Cụ thể năm 2010, tổng doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 215.791 triệu đồng; tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt 116.345 triệu đồng. Năm 2011, tổng doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 278.064 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 62.273 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 28,9%; tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt 163.308 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 46.963 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 40,4%; nguyên nhân tăng là năm 2011 sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên khách hàng đã chủ động trả nợ đúng hạn, đồng thời do năm 2011 tổng doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn cũng tăng hơn so với năm 2010 nên tổng doanh số thu nợ đã tăng hơn năm trƣớc, nhƣng tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung và dài hạn lớn hơn so với tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn là do ảnh hƣởng từ đặc trƣng của cho vay trung và dài hạn thì việc thu nợ sẽ đƣợc chia thành nhiều kỳ với khoản thu chia nhỏ nên thu hời nợ dễ dàng. Đến năm 2012, tổng doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 374.262 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 96.198 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 34,6%; tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt 98.889 triệu đồng, đã giảm hơn so với năm 2011 là 64.419 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 34,9%; nguyên nhân là do ảnh hƣởng từ tình hình cho vay trong năm 2012, NH đã tập trung cho vay ngắn hạn, và doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 tăng hơn so với năm 2011, còn doanh số cho vay trung và dài hạn đã giảm hơn năm 2011 nên phần nào ảnh hƣởng đến kết quả thu nợ của NH.  Tổng dư nợ Theo định hƣớng của NH cấp trên thì NHNo&PTNT quận Ô Môn đã xác định rõ mục tiêu là tăng trƣởng dƣ nợ bên cạnh gia tăng nguồn vốn cho NH. Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng dƣ nợ theo ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tổng dƣ nợ trung và dài hạn. Cụ thể năm 2010, tổng dƣ nợ ngắn hạn đạt 151.309 triệu đồng; tổng dƣ nợ trung và dài hạn đạt 29.454 triệu đồng. Năm 2011, tổng dƣ nợ ngắn hạn đạt 176.985 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 25.676 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 17,0%; tổng dƣ nợ trung và dài hạn đạt 36.999 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 7.545 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 25,6%. Đến năm 2012, tổng dƣ nợ ngắn hạn đạt 247.773 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 70.788 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 40,0%; tổng dƣ nợ trung và dài hạn đạt 67.318 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 30.319 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 81,9%. Nguyên nhân của sự gia tăng tổng dƣ nợ là do ảnh hƣởng từ chính sách của NH, và cũng ảnh hƣởng từ năm 2012 cho vay trung và dài hạn giảm, thu nợ trung và dài hạn giảm nhƣng tốc độ của thu nợ giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của cho vay, vì thế nên tổng dƣ nợ trung và dài hạn của NH đã tăng. Nhìn chung tổng dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tổng dƣ nợ trung và dài hạn thì đây là điều tốt, dƣ nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp sẽ giảm rủi ro cho NH. Bởi vì thời hạn cho vay dài sẽ chịu nhiều yếu tố tác động nhƣ sự thay đổi của lãi suất, lạm phát, thiên tai,…sẽ ảnh hƣởng đến số tiền vay và khả năng thu hồi nợ của NH. Tuy nhiên lợi nhuận bao giờ cũng đi kèm với rủi ro, vì thế NH cần duy trì cơ cấu dƣ nợ cho hợp lý để vủa giảm rủi ro và vừa tăng lợi nhuận cho mình. b) Phân tích tín dụng theo ngành kinh tế Tiếp theo là phân tích tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NH theo ngành kinh tế. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 4.8: Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng 2010 2011 2012 Chỉ tiêu A. Tổng doanh số cho vay - Nông nghiệp - Nuôi trồng thủy sản - TMDV - Khác B. Tổng doanh số thu nợ - Nông nghiệp - Nuôi trồng thủy sản - TMDV - Khác C. Tổng dƣ nợ - Nông nghiệp - Nuôi trồng thủy sản - TMDV - Khác 2011/2011 Tỷ trọng Giá trị (%) 2012/2011 Tỷ trọng Giá trị (%) 338.995 474.593 574.258 135.598 40,0 99.665 21,0 122.972 166.107 216.227 43.135 35,1 50.120 30,2 147.210 223.058 214.273 75.848 51,5 (8.785) (3,9) 5.773 10.842 94,8 17,3 10.922 47.408 92,1 64,4 332.136 441.372 473.151 109.236 32,9 31.779 7,2 120.814 159.463 195.945 38.649 32,0 36.482 22,9 145.120 218.373 189.435 73.253 50,5 (28.938) (13,3) 5.207 10.674 20.146 60.995 52.862 67.625 180.763 213.984 315.091 5.467 105,0 (8.133) (13,3) 33.221 18,4 6.644 13,0 6.091 62.722 11.864 22.786 73.564 120.972 77.923 9.472 14.763 101.107 20.282 88,7 27,9 47,2 35,2 50.997 57.641 83.868 88.553 113.391 4.685 5,6 24.838 28,0 5.096 40.802 6.286 8.926 61.504 114.851 1.190 20.702 23,3 50,7 2.640 53.347 42,0 86,7 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Do đặc thù của nền kinh tế trên địa bàn quận là tập trung vào sản xuất nông nghiệp với diện tích đất canh tác khá lớn (trên 10.000 ha), số lƣợng lao động ở nông thôn chiếm tỷ trọng cao nên doanh số cho vay của NH chủ yếu tập trung vào cho vay sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó do ảnh hƣởng của sự biến động về giá cả thị trƣờng về phân bón, con giống, cây giống, thiên tai và dịch bệnh,…đã ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân, và do những ảnh hƣởng trên đã làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp của nông dân tăng lên. Với những chính sách ƣu đãi của NH giúp cho ngƣời dân có thêm chi phí để sản xuất nông nghiệp nên đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng là nông dân sản xuất nông nghiệp vay vốn, vì thế hoạt động cho vay của NH chủ yếu tập trung vào nông nghiệp.  Doanh số cho vay Nhìn chung thì tổng doanh số cho vay nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay, và tổng doanh số cho vay theo từng ngành kinh tế vẫn tăng qua các năm, chỉ có ngành nuôi trồng thủy sản là có sự biến động. Để tìm hiểu kỷ hơn ta đi sâu vào phân tích từng ngành: Nông nghiệp: trong những năm gần đây do ảnh hƣởng từ giá cả thị trƣờng, cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho ngƣời dân có nhu cầu muốn sử dụng những giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chịu đựng với thiên tai và dịch bệnh; đồng thời ngƣời dân cũng đã từng bƣớc thay đổi những công cụ phục vụ cho sản xuất nhƣ là tự trang bị máy móc hiện đại vào sản xuất nông nghiệp,...vì thế đã làm gia tăng chi phí sản xuất, nên đã góp phần làm tăng doanh số cho vay nông nghiệp. Năm 2010 tổng doanh số cho vay nông nghiệp đạt 122.972 triệu đồng. Năm 2011 doanh số cho vay nông nghiệp đạt 166.107 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 43.135 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 35,1%; nguyên nhân gia tăng doanh số cho vay là do mới tiếp nhận tiến bộ kỷ thuật hiện đại nên chƣa có kinh nghiệm cũng nhƣ là chƣa tìm đƣợc đầu ra ổn định, nên nhu cầu vay vốn của ngƣời dân tăng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lƣu động cho sản xuất. Đến năm 2012, tổng doanh số cho vay đạt 216.227 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 50.120 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 30,2%; do đƣợc sự giúp đỡ của Nhà nƣớc về khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã giúp cho sản xuất nông nghiệp có thêm một bƣớc tiến mới góp phần gia tăng nguồn vay vốn cho NH. Nuôi trồng thủy sản: mục đích cho vay nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho ngƣời dân để mua giống, thức ăn, thuốc chăm sóc phục vụ chăn nuôi. Trong những năm gần đây ngành đang phát triển mạnh ở một số phƣờng trong quận vì do ảnh hƣởng của dịch bệnh gia cầm nên ngƣời dân đã chuyển sang tiêu dùng nguồn thực phẩm giàu đạm và canxi; ngoài ra do cá tra, basa còn là mặt hàng xuất khẩu đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân nên ngƣời dân đã đẩy mạnh đầu tƣ vào ngành này đã làm cho doanh số cho vay của NH ngành này tăng cao. Cụ thể năm 2010 tổng doanh số cho vay đạt 147.210 triệu đồng, đến năm 2011 tổng doanh số cho vay đạt 223.058 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 75.848 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 51,5%. Đến năm 2012, tổng doanh số cho vay đạt 214.273 triệu đồng, đã giảm hơn so với năm 2011 là 8.785 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 3,9%. Nguyên nhân có sự giảm doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản vào năm 2012 là do trong năm này ngành xuất khẩu cá tra, basa gặp nhiều khó khăn về giá cả, mà giá thức ăn và con giống thì cao nên đã làm cho nhiều hộ nông dân thua lỗ, ngƣời dân có vốn ít nên không dám đầu tƣ nhiều hoặc tái sản xuất nên làm cho doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản giảm. Thương mại dịch vụ (TMDV): là một ngành mới so với ngƣời dân trong địa bàn quận nên tỷ trọng cho vay của ngành này ở vị trí thấp hơn so với các ngành khác, nhƣng đây là một ngành đã và đang phát triển mạnh theo xu hƣớng của nền kinh tế thì trƣờng nƣớc ta hiện nay. Vì thế nhu cầu vay vốn của ngƣời dân đối với ngành này đang tăng cao, cụ thể năm 2011 tổng doanh số cho vay ngành này đạt 11.864 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 5.773 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 94,8%. Đến năm 2012 tổng doanh số cho vay ngành đạt 22.786 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 10.922 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 92,1%. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh ở các năm là do TMDV là một ngành mới và đang phát triển mạnh theo nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, nên nhu cầu vốn của ngƣời dân đối với ngành này đang tăng cao. Ngành khác: ở đây chủ yếu là thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, xây dựng và sử chữa nhà, mua xe,…Trong những năm gần đây doanh số cho vay đối với ngành này chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh số cho vay, và có xu hƣớng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2011 tổng doanh số cho vay ngành này đạt 73.564 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 10.842 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 17,3%. Đến năm 2012, tổng doanh số cho vay ngành đạt 120.972 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 47.408 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 64,4%.  Doanh số thu nợ Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ luôn đƣợc NH quan tâm, vì nó đánh giá đƣợc hiệu quả tín dụng của NH, cho thấy việc thẩm định và đánh giá khách hàng của các cán bộ tín dụng có chính xác hay không. Nông nghiệp: giống nhƣ tình hình chung của doanh số cho vay thì tổng doanh số thu nợ của ngành này luôn ở mức cao và tăng qua các năm. Năm 2011 tổng doanh số thu nợ đạt 159.463 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 38.649 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 32,0%. Đến năm 2012 tổng doanh số thu nợ đạt 195.945 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 36.482 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 22,9%. Nguyên nhân của sự gia tăng với tốc độ năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 là do trong năm 2012 trên địa bàn quận đang bắt đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất gặp nhiều khó khăn do giá cả đàu vào thì cao nhƣng giá đầu ra thì thấp và giá cả không ổn định,…nên việc thu nợ cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Nuôi trồng thủy sản: đây là ngành mã NH chú trọng quan tâm, không ngừng đẩy mạnh để nâng cao chất lƣợng tín dụng nên ngành luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của NH. Cụ thể năm 2011 tổng doanh số thu nợ ngành đạt 218.373 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 73.253 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 50,5%; nguyên nhân của sự tăng mạnh trên là do trong năm 2011 nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh, xuất khẩu đƣợc nhiều thuận lợi và đa phần ngƣời dân điều có lời nên công tác thu hồi nợ diễn ra thuận lợi, ngoài ra cũng do trong năm này tổng doanh số cho vay ngành tăng mạnh nên một phần giúp cho tổng doanh số thu nợ tăng cao. Đến năm 2012, tổng doanh số thu nợ đạt 189.435 triệu đồng, đã giảm hơn so với năm 2011 là 28.938 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 13,3%; nguyên nhân giảm là do trong năm 2012 tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, ngƣời dân nuôi cá bị thua lỗ, và cũng ảnh hƣởng từ doanh số cho vay ngành đã giảm hơn so với năm trƣớc. Thương mại dịch vụ: tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số thu nợ, nhƣng trong những năm qua doanh số thu nợ của ngành tăng mạnh. Cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ đạt 10.674 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 5.467 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 105,0%. Đến năm 2012, doanh số thu nợ đạt 20.146 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 9.472 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 88,7%. Điều này càng nói lên ngành TMDV ngày càng phát triển, và đang là ngành kinh tế có hiệu quả vì thế NH cần chú trọng vào TMDV trong thời gian tới. Ngành khác: có xu hƣớng tăng tỷ trọng thu nợ qua các năm và có sự biến động nhẹ. Năm 2011, tổng doanh số thu nợ đạt 52.862 triệu đồng, đã giảm hơn so với năm 2010 là 8.133 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 13,3%. Đến năm 2012, tổng doanh số thu nợ đạt 67.625 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 14.763 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 27,9%. Đạt đƣợc kết quả nhƣ trên là do doanh số cho vay của ngành đã tăng mạnh, công tác thẩm định khách hàng chính xác nên thu hồi nợ tăng hơn.  Tổng dư nợ Nhìn chung dƣ nợ theo ngành kinh tế tăng dần qua 3 năm, do ảnh hƣởng từ đặc thù của nền kinh tế trên địa bàn quận là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nên dƣ nợ theo hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao, còn những lĩnh vực khác thì chiếm một tỷ trọng tƣơng đối nhỏ trong tổng dƣ nợ. Nông nghiệp: chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng dƣ nợ. Năm 2011 tổng dƣ nợ đạt 57.641 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 6.644 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 13,0%. Đến năm 2012, tổng dƣ nợ đạt 77.923 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 20.282 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 35,2%. Nguyên nhân của sự gia tăng dƣ nợ năm 2012 với tốc độ cao hơn năm 2011 là do ngƣời dân mới áp dụng khoa học kỷ thuật, mua sắm máy móc mới phục vụ sản xuất nên trong năm ngƣời dân chƣa thu hồi đƣợc vốn để trả nợ cho NH vì thế làm dƣ nợ tăng mạnh. Nuôi trồng thủy sản: đây là ngành có dƣ nợ chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2011 tổng dƣ nợ ở mức 88.553 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 4.685 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 5,6%. Đến năm 2012, tổng dƣ nợ đạt 113.391 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 24.838 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 28,0%. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh tổng dƣ nợ năm 2012 so với năm 2011 là do trong năm tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, ngƣời dân bị thua lỗ, ngoài ra do tình hình thu nợ của ngành đã giảm hơn so với năm trƣớc. Thương mại dịch vụ: nhƣ đã phân tích ở trên thì TMDV đang là ngành có nhiều tiềm năng kinh tế, hoạt động TMDV đang mở rộng quy mô, làm ăn có hiệu quả kinh tế nên đã làm tăng nhu cầu vốn để phát triển ngành, chính vì thế đã làm tăng dƣ nợ qua các năm. Năm 2011 tổng dƣ nợ đạt 6.286 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 1.190 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 23,3%. Năm 2012, tổng dƣ nợ ngành đạt 8.926 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 2.640 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 42,0%. Ngành khác: nhìn chung qua các năm thì tỷ trọng dƣ nợ ngành khác tăng dần qua các năm. Năm 2011 tổng dƣ nợ đạt 61.504 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 20.702 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 50,7%. Đến năm 2012, tổng dƣ nợ đạt 114.851 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 53.347 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 86,7%. Điều này cho thấy NH đang mở rộng cho vay, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao cho là tăng trƣởng dƣ nợ ở mức hợp lý. c) Phân tích tín dụng theo thành phần kinh tế Cuối cùng chúng ta sẽ tập trung vào phân tích tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ theo thành phần kinh tế để hiểu rõ hơn việc NH đã tập trung tín dụng đối với thành phần kinh tế nào. Sau đây là số liệu dùng để phân tích: Bảng 4.9 : Tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu A. Tổng doanh số cho vay - Hộ sản xuất - Doanh nghiệp B. Tổng doanh số thu nợ - Hộ sản xuất - Doanh nghiệp C. Tổng dƣ nợ - Hộ sản xuất - Doanh nghiệp 2010 2011 2012 2011/2011 Tỷ Giá trị trọng (%) 338.995 474.593 574.258 135.598 197.044 273.515 141.951 201.078 397.946 176.312 332.136 441.372 473.151 109.236 198.096 134.040 180.763 116.508 64.255 347.846 125.305 315.091 197.058 118.033 260.824 180.548 213.984 129.199 84.785 76.471 59.127 62.728 46.508 33.221 12.691 20.530 40,0 2012/2011 Tỷ Giá trị trọng (%) 99.665 21,0 38,8 124.431 45,5 41,7 (24.766) (12,3) 32,9 31.779 7,2 31,7 87.022 33,4 34,7 (55.243) (30,6) 18,4 101.107 47,2 10,9 67.859 52,5 32,0 33.248 39,2 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ)  Doanh số cho vay Nhìn chung thì tổng doanh số cho vay theo hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh nghệp là do trên địa bàn quận chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, lẻ. Hộ sản xuất: năm 2011, tổng doanh số cho vay hộ sản xuất đạt 273.515 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 76.471 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 38,8%. Đến năm 2012, tổng doanh số cho vay đạt 397.946 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 124.431 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 45,5%. Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do thực hiện chính sách tạo điều kiện cho những hộ sản xuất đƣợc tiếp cận nguồn vốn, ngoài ra hộ sản xuất là những hộ gia đình chủ yếu sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nhỏ; mà đặc thù của quận chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên tổng doanh số cho vay hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Doanh nghiệp: đƣợc biết năm 2011 tình hình kinh tế đang phát triển, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nên các doanh nghiệp đã tăng vốn đầu tƣ để mở rộng quy mô sản xuất nên tổng doanh số cho vay tăng hơn so với năm 2010; cụ thể năm 2011, tổng doanh số cho vay đạt 201.078 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 59.127 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 41,7%. Đến năm 2012, tổng doanh số cho vay đạt 176.312 triệu đồng, đã giảm hơn so với năm 2011 là 24.766 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 12,3%; nguyên nhân là do trong năm 2012 sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đa phần các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ nên không thể mở rộng quy mô sản xuất đƣợc.  Doanh số thu nợ Cũng giống nhƣ tổng doanh số cho vay, tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, và doanh số luôn tăng liên tục qua ba năm. Còn tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp tăng ở năm 2011 và giảm ở năm 2012. Cụ thể nhƣ sau: Hộ sản xuất: giống nhƣ những gì đã phân tích ở doanh số cho vay thì tổng doanh số thu nợ cũng diễn ra nhƣ vậy, năm 2011 tổng doanh số thu nợ đạt 260.824 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 62.728 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 31,7%. Đến năm 2012, tổng doanh số thu nợ đạt 347.846 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 87.022 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 33,4%. Doanh nghiệp: năm 2011, tổng doanh số thu nợ đạt 180.548 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 46.508 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 34,7%. Đến năm 2012, tổng doanh số thu nợ đạt 125.305 triệu đồng, đã giảm hơn so với năm 2011 là 55.243 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 30,6%. Nguyên nhân của sự giảm tổng doanh số thu nợ ở năm 2012 là do trong năm này các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên dẫn đến tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn.  Doanh số dư nợ Do ảnh hƣởng chung từ tình hình nền kinh tế, chủ trƣơng của NH và do ảnh hƣởng từ công tác thu nợ nên tổng dƣ nợ của NH theo thành phần kinh tế cũng có sự biến động. Nhìn chung thì tổng dƣ nợ theo hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh nghiệp, và tổng dƣ nợ hộ sản xuất và doanh nghiệp luôn tăng theo thời gian. Hộ sản xuất: năm 2011 tổng dƣ nợ đạt 129.199 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 12.691 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 10,9%. Đến năm 2012, tổng dƣ nợ đạt 197.058 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 67.859 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 52,5%. Doanh nghiệp: năm 2011 tổng dƣ nợ đạt 84.785 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 20.530 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 32,0%. Năm 2012, tổng dƣ nợ đạt 118.033 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 33.248 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 39,2%. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh tổng dƣ nợ vào năm 2012 là do trong năm tình hình thu nợ của doanh nghiệp đã giảm hơn trƣớc, một phần do chính sách chỉ đạo ở trên là hổ trợ thêm nguồn vốn để cho ngƣời dân khôi phục sản xuất, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nên đã làm cho tổng dƣ nợ tăng mạnh. Tóm lại: nhìn chung tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NH có sự tăng lên đáng kể. Đối với cho vay thì NH đã tập trung vào cho vay ngắn hạn, cho vay để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cho vay hộ sản xuất là do ảnh hƣởng từ đặc thù của nền kinh tế trên địa bàn quận. Và vì thế tình hình thu nợ, dƣ nợ cũng đã tập trung vào những khía cạnh trên. Tình hình ngành nuôi trồng thủy sản đang có chiều hƣớng đi xuống nên NH cần phải xem xét lại để có hƣớng cho vay thích hợp, bên cạnh đó tình hình cho vay và thu nợ của ngành TMDV đang có chiều hƣớng gia tăng với tốc độ cao là một điều đáng mừng vì đây là ngành kinh tế mới theo hƣớng kinh tế thị trƣờng nên NH cần tích cực hổ trợ cho vay đối với ngành này. 4.1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng Để thấy đƣợc hiệu quả hoạt động tín dụng của NH nhƣ thế nào thì ngoài việc đi phân tích các chỉ tiêu nhƣ cho vay, thu nợ, dƣ nợ; thì chúng ta cần phải tập trung vào phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhƣ: Tổng dƣ nợ/ vốn huy động (%), hệ số thu nợ (%), dƣ nợ ngắn hạn/ tổng dƣ nợ (%), nợ xấu/ tổng dƣ nợ (%), vòng quay vốn tín dụng (Vòng). Có nhƣ vậy mới nhận thấy đƣợc một cách chính xác những gì mà NH đã đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trong thời gian qua, để có định hƣớng và biện pháp thực hiện trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Bảng 4.10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Vốn huy động (Triệu đồng) 323.102 380.120 505.560 268.278 557.098 Doanh số cho vay (Triệu đồng) 338.995 474.593 574.258 411.945 464.188 Doanh số thu nợ (Triệu đồng) 332.136 441.372 473.151 397.526 415.245 Tổng dƣ nợ (Triệu đồng) 180.763 213.984 315.091 Dƣ nợ bình quân (Triệu đồng) 177.334 197.374 264.538 147.517 - 196.460 - Dƣ nợ ngắn hạn (Triệu đồng) 151.309 176.985 257.773 112.143 151.837 2.042 1.990 1.413 1.106 1.578 Tổng dƣ nợ/ vốn huy động (%) 56,0 56,3 62,3 55,0 35,6 Hệ số thu nợ (%) 98,0 93,0 82,4 96,5 89,5 Dƣ nợ ngắn hạn/ tổng dƣ nợ (%) 83,7 82,7 81,8 76,0 77,3 Nợ xấu/ tổng dƣ nợ (%) Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) 1,1 1,9 0,9 2,2 0,4 1,8 Chỉ tiêu Nợ xấu (Triệu đồng) 0,7 - 0,8 - (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) a) Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần) Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH so với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt cho NH. Bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy NH đã sử dụng nguồn vốn huy động vào cho vay quá nhiều, đồng thời còn phản ánh khả năng huy động vốn của NH thấp; nếu chỉ tiêu này quá nhỏ nói lên NH sử dụng nguồn vốn huy động không đạt hiệu quả, làm cho vốn huy động ứ động tại NH. Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng dƣ nợ trên vốn huy động của NH tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2010 chỉ số này đạt 56,0% và tăng lên thành 56,3% ở năm 2011, đến năm 2012 chỉ số này đạt 62,3%. Do trong 3 năm 2010 – 2012 vốn huy động của NH chƣa cao, nên chỉ số này luôn ở mức trên 50,0% . Qua các năm thì tổng dƣ nợ của NH tăng lên, đồng thời vốn huy động cũng tăng theo, vì thế đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu vay vốn của khách hàng, cho thấy NH đã có thể tự chủ đƣợc phần vốn đáp ứng đƣợc nhu cầu tín dụng của khách hàng mà không phải phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ trên, góp phần làm cho NH kinh doanh hiệu quả và gia tăng lợi nhuận. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ số này ở mức 35,6%, đã giảm nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (55,0%); nguyên nhân của sự giảm mạnh chỉ số này là do 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động của NH tăng vƣợt kế hoạch, và NH đã không sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ trên xuống, cho nên dù tổng dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2013 có tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng chỉ số này vẫn nhỏ hơn. Điều này cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 tình hình huy động vốn của NH là rất tốt, nhƣng bên cạnh đó chỉ số này thấp cho thấy NH chƣa sử dụng tốt phần vốn huy động vào cho vay, đã ảnh hƣởng tới lợi nhuận của NH, vì thế NH cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác cho vay ở mức hợp lý, để vừa sử dụng hiệu quả vốn huy động nhằm tăng lợi nhuận vừa không để rủi ro thanh khoản xảy ra. b) Hệ số thu nợ (%) Hệ số thu nợ là tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay, hệ số này có thể đánh giá đƣợc hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của NH; ngoài ra nó còn thể hiện đƣợc ý thức trả nợ của khách hàng, và một phần thể hiện đƣợc công tác tìm hiểu và thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác hay không. Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy hệ số này luôn ở mức cao (trên 80,0%), cho thấy tình hình tính dụng của NH tốt, công tác tìm hiểu và thẩm định khách hàng của các cán bộ tín dụng là chính xác, ý thức trả nợ của khách hàng cao,…Cụ thể: năm 2010 hệ số này rất cao đạt 98,0%; cho thấy đa phần các món vay điều đƣợc thu hồi đúng hạn. Đến năm 2011 thì tốc độ tăng doanh số cho vay cao hơn tốc độ thu nợ nên đã làm hệ số này giảm và đạt 93,0%, tuy nhiên hệ số này vẫn còn ở mức cao nên cho thấy tình hình thu hồi nợ vẫn đảm bảo. Năm 2012, hệ số này đạt 82,4%, đã giảm mạnh so với năm 2011; nguyên nhân là do năm 2012 tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh không dạt hiệu quả nên công tác thu nợ của khách hàng đã giảm xuống, làm cho hệ số này giảm mạnh. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, hệ số này đạt 89,5%, tuy hệ số này đã giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (96,5%) nhƣng đã cao hơn so với năm 2012 thì cho thấy công tác thu hồi nợ của khách hàng đã có chuyển biến tích cực trong giai đoạn khó khăn nhƣ hiện nay. Tuy hệ số này giai đoạn 2010 – 2012 có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn luôn ở mức cao, đã cho thấy công tác thu hồi nợ vẫn có hiệu quả, chất lƣợng tín dụng vẫn đảm bảo. Đến 6 tháng đầu năm 2013 hệ số này đã cao hơn so với năm 2012 nên cho thấy công tác thu nợ có hiệu quả hơn. Để nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng trong thời gian tới thì NH cần phải tăng cƣờng công tác thu hồi nợ, thực hiện thẩm định khách hàng chính xác hơn, quan tâm đến các khoản vay khi đến hạn. c) Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ (%) Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số này giúp chúng ta đánh giá đƣợc cơ cấu đầu tƣ nhƣ vậy có hợp lý hay chƣa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. Giống nhƣ đã phân tích ở trên về tình hình cho vay, thu nợ, và dƣ nợ của NH thì ta nhận thấy NH đã tập trung chủ yếu là cho vay ngắn hạn, do ảnh hƣởng từ đặc thù của nền kinh tế trên địa bàn quận là sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ ngắn. Vì thế chỉ số này luôn ở mức cao (trên 75,0%), tuy nhiên chỉ số này có xu hƣớng giảm nhẹ. Cụ thể: năm 2010 chỉ số này đạt 83,7%, đến năm 2011 chỉ số này giảm xuống còn 82,7%, và đến năm 2012 thì chỉ còn 81,8%; nguyên nhân là do tốc độ tăng của dƣ nợ ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng dƣ nợ. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ số này còn ở mức 77,3% và đã tăng nhẹ hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (76,0%). Chỉ số này ở mức cao cho thấy NH đã tập trung vào cho vay ngắn hạn, còn cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay; mà các khoản vay ngắn hạn thì có thời hạn thu hồi nhanh hơn, ít chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài nhƣ: lãi suất, lạm phát,…giúp NH ít gặp rủi ro hơn. Nhƣng lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, nếu ít rủi ro thì lợi nhuận của NH sẽ giảm, vì thế NH cần phải xem xét và cân đối lại thời hạn các khoản vay để vừa giảm rủi ro vừa nâng cao lợi nhuận cho NH. d) Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) Chỉ số này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của NH. Những NH có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của NH này cao. Theo quy định của NHNN thì nợ xấu cho phép các NH là không vƣợt quá 5%. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của NH qua các năm luôn dƣới 5%, điều này cho thấy chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của NH là rất cao, NH hoạt động có hiệu quả. Nhìn chung qua 3 năm từ 2010 – 2012 thì tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng giảm, năm 2010 chỉ số này ở mức 1,1%, đến năm 2011 chỉ số này giảm xuống còn 0,9%, và đến năm 2012 thì chỉ số này chỉ ở mức 0,4%. Điều này cho thấy chất lƣợng tín dụng cao, công tác thu hồi nợ khi đến hạn đảm bảo, các cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng chính xác. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ số này là 0,8%, đã tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (0,7%); nguyên nhân là do các khoản vay khi đến hạn vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013 không thu hồi đƣợc do ảnh hƣởng từ tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn trong năm 2012 đã làm tỷ lệ nợ xấu tăng cao nên chỉ số này đã tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy chỉ số này giảm dần trong 3 năm 2010 – 2012, và có xu hƣớng tăng lên ở 6 tháng đầu năm 2013 nhƣng vẫn luôn ở mức thấp hơn mức quy định của NHNN, đây là một điều đáng mừng và đáng phát huy hơn nữa trong thời gian tới, để đảm bảo chất lƣợng tín dụng đạt hiệu quả cao, góp phần tăng lợi nhuận cho NH. e) Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) Vòng quay vốn tín dụng dung để đo lƣờng tốc độ luân chuyển của nguồn vốn, vòng quay càng nhanh vốn đƣợc thu hồi nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận cho NH, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao. Nhìn chung qua 3 năm thì vòng quay vốn tín dụng luôn lớn hơn 1, cho thấy vốn NH đƣợc sử dụng có hiệu quả, chất lƣợng tín dụng cao. Cụ thể: năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 1,9 vòng, đến năm 2011 vòng quay vốn tín dụng đã tăng lên đạt 2,2 vòng, và đến năm 2012 thì vòng quay vốn tín dụng giảm xuống còn 1,8 vòng. Nguyên nhân của sự tăng giảm ở trên là do trong năm 2011 sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên thu hồi nợ tăng nên chỉ số này tăng, đến năm 2012 thì nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng giảm nên đã làm cho công tác thu hồi nợ giảm, vì thế chỉ số này giảm ở năm 2012. Tuy nhiên chỉ số này vẫn ở mức cao hơn 1, cho thấy NH đã giúp cho khách hàng có vốn để đầu tƣ sản xuất quanh năm, góp phần giúp cho nền kinh tế và xã hội phát triển, đồng thời tạo ra lợi nhuận cho NH. Tóm lại: qua việc phân tích các chỉ số cho thấy chất lƣợng tín dụng của NH luôn đạt hiệu quả cao, công tác thu hồi nợ đảm bảo, khả năng sử dụng vốn của NH cao, NH đã phần nào tự chủ đƣợc phần vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của NH ở mức thấp…Tuy nhiên cơ cấu cho vay theo thời hạn của NH chƣa hợp lý, chỉ số nợ xấu có xu hƣớng tăng ở 6 tháng đầu năm 2013. Vì thế NH cần phải có các biện pháp nhằm làm tăng khả năng huy động vốn và sử dụng vốn huy động một cách tối đa và có hiệu quả; tăng cƣờng công tác thẩm định khách hàng, quan tâm các khoản vay đến hạn để giảm tỷ lệ nợ xấu cho NH, góp phần nâng cao lợi nhuận. 4.1.2 Phân tích nguồn vốn Trong hoạt động kinh doanh của NH nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Vì thế, để tồn tại và phát triển bền vững thì NH cần có các biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. 4.1.2.1 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn Do NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ là một NH chi nhánh, nên nguồn vốn của NH bao gồm hai thành phần, đó là vốn huy động và vốn điều chuyển từ trên xuống. Sau đây là bảng số liệu về tình hình nguồn vốn của NH: Bảng 4.11: Tình hình tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 2010 2011 2012 Vốn huy động 323.102 380.120 505.560 Vốn điều chuyển 121.000 130.000 Tổng nguồn vốn 444.102 2011/2010 Số tiền (%) 57.018 17,6 91.225 9.000 7,4 510.120 596.785 66.018 14,9 2012/2011 Số tiền (%) 125.440 33,0 (38.775) (29,8) 86.665 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ)  Vốn huy động: NH cũng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NH và doanh nghiệp cũng có nhiều điểm giống nhau và khác nhau. Điểm khác biệt giữa NH và doanh nghiệp là NH kinh doanh chủ yếu từ nguồn vốn huy động đƣợc còn vốn chủ sở hữu thì rất ít (đối với chi nhánh thì không có vốn chủ sở hữu mà chỉ có vốn điều chuyển từ trên xuống), còn doanh nghiệp thì kinh doanh dựa vào vốn tự có của mình. Muốn biết một NH có quy mô hoạt động nhƣ thế nào và tình hình kinh doanh có hiệu quả hay không thì dựa vào nguồn vốn. Từ bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động của NH tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể: năm 2010 vốn huy động là 323.102 triệu đồng; năm 2011, vốn huy động đạt 380.120 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 57.018 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 17,6% là do năm này lãi suất huy động vốn cao, các cá nhân và doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên đã gửi tiền vào NH làm cho vốn huy động tăng cao. Đến năm 2012, vốn huy động đạt 505.560 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 125.440 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 33,0%; tuy năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn nhƣng với những chính sách huy động vốn với các mức lãi suất khác nhau, kỳ hạn khác nhau, nhiều ƣu đãi và nhiều 17,0 chƣơng trình trúng thƣởng lớn nên đã thu hút đƣợc một lƣợng khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế gửi tiền vào NH, nên đã làm cho vốn huy động của NH tăng mạnh so với năm 2011.  Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển là phần vốn mà NH cấp trên điều chuyển, bổ sung nguồn vốn cho cấp dƣới. Trong giai đoạn qua do nguồn vốn mà NH huy động đƣợc không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên NH đã tiếp nhận thêm vốn điều chuyển từ cấp trên xuống. Vốn điều chuyển phụ thuộc vào nguồn vốn huy động và nhu cầu vay vốn của khách hàng, vì thế trong giai đoạn 2010 – 2012 vốn điều chuyển của NH có sự biến động không ổn định. Cụ thể: năm 2010 vốn điều chuyển của NH là 121.000 triệu đồng; năm 2011, vốn điều chuyển là 130.00 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 9.000 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 7,4%; vốn điều chuyển tăng là do nhu cầu về vốn của khách hàng ngày càng tăng để thực hện sản xuất kinh doanh và tái đầu tƣ. Đến năm 2012, vốn điều chuyển là 91.225 triệu đồng, đã giảm hơn so với năm 2011 là 38.775 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 29,8%; nguyên nhân giảm nguồn vốn điều chuyển là do trong năm này vốn huy động của NH tăng mạnh nên có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của ngƣời dân. Đây là một điều đáng mừng vì chi phí sử dụng vốn điều chuyển luôn lớn hơn nhiều so với chi phí sử dụng vốn huy động, nên đã tiết kiệm đƣợc một phần chi phí cho NH.  Tổng nguồn vốn: Nhìn chung thì tổng nguồn vốn của NH tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể: năm 2010 tổng nguồn vốn của NH là 444.102 triệu đồng; năm 2011, tổng nguồn vốn của NH đạt 510.120 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 66.018 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 14,9%; do trong năm 2011 vốn huy động tăng, nhu cầu sử dụng vốn của ngƣời dân tăng cao nên vốn điều chuyển tăng dẫn đến tổng nguồn vốn cũng tăng. Đến năm 2012, tổng nguồn vốn của NH là 596.785 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 86.665 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 17,0%. Sau đây là phần phân tích nguồn vốn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013: Bảng 4.12: Tình hình tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 Khoản mục ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu năm 2012 Vốn huy động 268.278 Vốn điều chuyển 173.998 Tổng nguồn vốn 442.276 6 tháng đầu năm 2013 557.098 Giá trị Tỷ trọng (%) 288.820 107,7 0 (173.998) (100,0) 557.098 114.822 26,0 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ)  Vốn huy động: Nhìn chung vốn huy động của NH tăng rất mạnh, 6 tháng dầu năm 2012 vốn huy động đạt 268.278 triệu đồng; đến 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động đạt 557.098 triệu đồng, đã tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 288.820 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 107,7%. Do 6 tháng đầu năm 2013 NH đã tập trung huy động vốn với nhiều chƣơng trình ƣu đãi, với mức lãi suất thích hợp cho nhiều kỳ hạn huy động vốn, tiền gửi kho bạc tăng do các dự án trong quận đang trong giai đoạn triển khai, các cán bộ nhân viên tích cực huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi đạc biệt là huy động từ bồi hoàn các dự án lớn của quận, đẩy mạnh công tác tiếp thị bằng nhiều hình thức,…nên đã giúp cho NH huy động đƣợc nguồn vốn vƣợt chỉ tiêu và kế hoạch đề ra. Đây là một điều đáng khích lệ, cho thấy NH đã thực hiện thật sự có hiệu quả công tác huy động vốn của mình, góp phần giảm chi phí sử dụng vốn và tăng lợi nhuận cho NH. Vốn điều chuyển: Do 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động của NH đã vƣợt kế hoạch, đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên NH đã không sử dụng phần vốn điều chuyển từ trên xuống, đây là một điều tốt cho NH.  Tổng nguồn vốn: Dù 6 tháng đầu năm 2013 NH không sử dụng vốn điều chuyển từ trên xuống nhƣng với vốn huy động vƣợt kế hoạch đã giúp cho tổng nguồn vốn của NH vẫn nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể: 6 tháng đầu năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 442.276 triệu đồng; đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn đạt 557.098 triệu đồng, đã tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 114.822 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 26,0%. Tóm lại: Nhìn chung thì tổng nguồn vốn của NH tăng liên tục qua các năm, vốn huy động cũng tăng liên tục, đặc biệt vốn huy động của 6 tháng đầu năm 2013 tăng vƣợt bật, đây là một điều đáng mừng, và cần phải phát huy trong thời gian tới. NH cần phải tích cự huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và tổ chức để đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của ngƣời dân trong địa bàn, từ đó góp phần giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho NH. Triệu đồng Vốn điều chuyển Vốn huy động 600000 500000 400000 300000 200000 100000 Năm 0 2010 2011 2012 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 4.1.2.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn Chúng ta đƣợc biết mỗi khoản mục trong nguồn vốn điều có cách huy động từ nguồn gốc khác nhau nên sẽ có thời hạn và chi phí huy động khác nhau, vì thế cần phải phân tích cơ cấu các bộ phận trong tổng nguồn vốn để có hƣớng điều chỉnh và kinh doanh thích hợp. Sau đây là bảng cơ cấu từng khoản mục trong tổng tài sản của NH: Bảng 4.13: Cơ cấu tài sản nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng 2010 Khoản mục Giá trị 2011 Tỷ trọng (%) Giá trị 2012 Tỷ trọng Giá trị (%) Tỷ trọng (%) Vốn huy động 323.102 72,8 380.120 74,5 505.560 84,7 Vốn điều chuyển 121.000 27,2 130.000 25,5 91.225 15,3 Tổng nguồn vốn 444.102 100,0 510.120 100,0 596.785 100,0 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ) Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của NH hình thành từ vốn huy động và vốn điều chuyển. Vốn huy động là nguồn vốn mà NH có đƣợc từ huy động vốn nhàn rỗi trong ngƣời dân nên sẽ có chi phí huy động theo mức lãi suất huy động bình thƣờng; còn vốn điều chuyển là nguồn vốn mà khi nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngƣời dân thì NH sẽ nhờ NH cấp trên điều chuyển xuống một số vốn, vì thế chi phí sử dụng vốn điều chuyển sẽ nhiều hơn so với vốn huy động. Để biết rõ hơn về cơ cấu từng khoản mục nhƣ thế nào thì ta sẽ đi sâu vào phân tích:  Vốn huy động Trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn điều chuyển (chiếm tỷ trọng trên 70%), và tỷ trọng tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2010 vốn huy động chiếm 72,8%, và tăng lên đạt 74,5% ở năm 2011, đến năm 2012 chỉ số này chiếm 84,7%. Do năm 2012 với những chính sách ƣu đãi nên NH đã huy động đƣợc vốn nhiều hơn so với những năm trƣớc và đáp ứng đƣợc gần hết nhu cầu vay vốn của ngƣời dân nên tỷ trọng của vốn huy động cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn.  Vốn điều chuyển Do vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn nên tỷ trọng vốn điều chuyển ở mức thấp hơn và giảm dần qua các năm. Cụ thể: năm 2010 tỷ trọng vốn điều chuyển đạt 27,2%, đã giảm xuống còn 25,5% ở năm 2011, đến năm 2012 tỷ trọng vốn điều chuyển chỉ ở mức 15,3%. Sau đây là bảng cơ cấu tổng nguồn vốn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013: Bảng 4.14: Cơ cấu tài sản nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Khoản mục 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng Tỷ trọng Giá trị Giá trị (%) (%) Vốn huy động 268.278 60,7 557.098 100,0 Vốn điều chuyển 173.998 39,3 0 0,0 Tổng nguồn vốn 442.276 100,0 557.098 100,0 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ  Vốn huy động: Giống nhƣ đã phân tích ở trên thì tỷ trọng vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn điều chuyển. Cụ thể: 6 tháng đầu năm 2012 tỷ trọng vốn huy động chiếm 60,7%, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng vốn huy động chiếm 100,0%. Nguyên nhân tỷ trọng vốn huy động ở 6 tháng đầu năm 2013 chiếm tỷ trọng 100,0% là do vốn huy động của 6 tháng đầu năm 2013 đã vƣợt kế hoạch, đủ để đáp ứng nguồn vốn vay cho ngƣời dân, nên NH không cần vốn điều chuyển (vốn huy động cũng là tổng nguồn vốn cho NH).  Vốn điều chuyển: Do tình hình vốn huy động của NH đã tăng dần nên tỷ trọng vốn điều chuyển của NH giảm dần. Cụ thể: 6 tháng đầu năm 2012 tỷ trọng vốn điều chuyển đạt 39,3%; do 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động của NH đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngƣời dân nên NH không sử dụng vốn điều chuyển, nên tỷ trọng vốn điều chuyển 6 tháng đầu năm 2013 là 0,0%. Tóm lại: tỷ trọng vốn huy động của NH luôn lớn hơn so với tỷ trọng vốn điều chuyển, và tỷ trọng này càng ngày tăng dần. Tỷ trọng vốn huy động tăng dần thì kéo theo tỷ trọng vốn điều chuyển càng giảm dần. Đây là một điều tốt cho thấy tình hình huy động vốn của NH đã tăng cao, nguồn vốn huy động dần dần đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn, chi phí sử dụng vốn giảm dần (vì chi phí sử dụng vốn điều chuyển lớn hơn chi phí sử dụng vốn huy động) góp phần gia tăng lợi nhuận. 4.1.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn Qua phân tích sơ lƣợc về tình hình huy động vốn ở trên thì cho thấy vốn huy động của NH tăng dần qua các năm, vì thế tổng nguồn vốn của NH cũng tăng dần qua các năm. Để hiểu rõ hơn về việc huy động vốn của NH nhƣ thế nào thì chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn của NH theo kỳ hạn, theo loại tiền và theo thành phần kinh tế. Sau đây là bẳng số liệu chi tiết: Bảng 4.15: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu I. Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 2010 2011 323.102 380.120 505.560 2011/2010 Số tiền 2012/2011 Số tiền (%) 57.018 17,7 125.440 33,0 (%) 49.012 112.759 5.471 12,6 - Có kỳ hạn 279.561 331.108 392.802 51.547 18,4 61.694 18,6 + =12 tháng II. Phân theo loại tiền - VNĐ - TG KBNN 43.541 2012 22.365 6.891 505.560 932 6,7 63.747 130,1 31.330 114,0 4.889 33,0 57.018 17,7 125.440 33,0 7.798 16.532 907 13,2 8.734 112,0 - TGTK dân cƣ 153.164 179.301 236.139 26.137 17,1 56.838 31,7 - TCKT 163.047 193.021 252.889 29.974 18,4 59.868 31,0 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ)  Phân theo kỳ hạn Huy động vốn phân theo kỳ hạn bao gồm huy động vốn không kỳ hạn và huy động vốn có kỳ hạn. Huy động vốn không kỳ hạn là hình thức huy động mà khách hàng tham gia vào không vì mục đích sinh lời, mà chủ yếu là vì mục đích thanh toán và giữ hộ. Khách hàng tham gia loại huy động này chủ yếu là các hộ sản xuất, thƣơng lái,…Với hình thức huy động này thì khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào, vì thế NH cần phải dự trữ lại một lƣợng tiền tƣơng đối để phòng hờ lúc khách hàng rút tiền đột xuất, chính vì vậy mà mức lãi suất đối với loại tiền gửi này tƣơng đối thấp. Huy động vốn có kỳ hạn là hình thức huy động vốn mà khách hàng tham gia vào vì mục đích sinh lời; khách hàng tham gia loại huy động này bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức; theo thỏa thuận thì khách hàng chỉ đƣợc rút tiền khi đến hạn, lãi suất huy động này cao hơn so với lãi suất không kỳ hạn. Không kỳ hạn: Qua bảng số liệu trên ta thấy so với huy động vốn có kỳ hạn thì huy động vốn không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn nhiều, và theo thời gian thì loại huy động vốn này cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2011 huy động vốn không kỳ hạn đạt 49.012 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 5.471 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 12,6%; nguyên nhân làm tăng loại huy động vốn này với mức tăng tƣơng đối thấp là do ảnh hƣởng từ mức lãi suất so với huy động vốn có kỳ hạn, trong năm 2011 lạm phát tăng mạnh, giá vàng và ngoại tệ tăng mạnh và biến đổi liên tục, nên một phần ngƣời dân đã tìm đến những kênh đầu tƣ an toàn hơn, ảnh hƣởng từ tình hình kinh tế nhƣ thế NH đã đƣa ra nhiều chƣơng trình ƣu đãi nhằm giữ chân những khách hàng truyền thống, và thu hút thêm khách hàng mới nên dù đang khó khăn nhƣng NH vẫn giữ mức huy động vốn không kỳ hạn này tăng hơn trƣớc. Đến năm 2012, huy động vốn không kỳ hạn đạt 112.759 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 63.747 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 130,1%; nguyên nhân giúp cho hình thức huy động vốn này tăng mạnh là do trong năm 2012 giá vàng tăng giảm thất thƣờng, giá ngoại tệ ít thay đổi nên vàng và ngoại tệ không còn là kênh đầu tƣ an toàn nữa, bên cạnh đó với chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đã kiềm chế lạm phát ở một chữ số đã giúp cho loại tiền gửi này tăng mạnh. Có kỳ hạn: Nhìn chung tiền gửi có kỳ hạn tăng điều qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn là 331.108 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2010 là 51.547 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 18,4%. Đến năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn đạt 392.802 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 61.694 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 18,6%. Nguyên nhân tăng loại tiền gửi này là do NH đã áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau đối với từng loại kỳ hạn khác nhau; mở ra nhiều loại tiết kiệm có kỳ hạn khác nhau nhƣ: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 36 tháng… để khách hàng lựa chọn cho phù hợp. Ngoài ra NH có áp dụng nhiều chƣơng trình dự thƣởng đối với tiền gửi có kỳ hạn nên đã thu hút them nhiều khách hàng gửi tiền vào NH, đã làm tăng lƣợng tiền gửi và giúp cho loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Tiền gửi có kỳ hạn đƣợc chia thành tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Từ bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tiền gửi có kỳ hạn, và doanh số tăng dần qua các năm; cụ thể năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng đạt 303.626 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 46.430 triệu đồng; đến năm 2012 tiền gửi này là 333.898 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 30.272 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 10,0%. Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao là do địa bàn quận chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với chu kỳ ngắn, kỳ hạn ngắn sẽ dễ sử dụng hơn so với kỳ hạn dài, ít chịu ảnh hƣởng bởi lạm phát và biến động của lãi suất,…Riêng về tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, và cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 27.482 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 5.117 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 22,9%; đến năm 2012 loại tiền gửi này đạt 58.812 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 31.330 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 114,0%. Tuy loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng mạnh nhƣng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi có kỳ hạn.  Phân theo loại tiền Để làm đa dạng và tiện lợi hơn về loại tiền gửi, NH đã huy động vốn bằng cả tiền VNĐ và ngoại tệ. Với hình thức huy động này thì tiện lợi hơn cho những khách hàng đang nắm giữ ngoại tệ trong tay, họ không cần phải bán ngoại tệ ra và lấy số tiền bán đƣợc đem gửi NH nhƣ trƣớc kia. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn phân theo loại tiền nhƣ thế nào thì ta sẽ đi vào phân tích. Nội tệ: Nội tệ là tiền VNĐ của nƣớc ta. Nhìn chung huy động vốn bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với huy động vốn bằng ngoại tệ, và số tiền tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2011 huy động vốn bằng nội tệ đạt 365.295 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 56.086 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 18,1%. Đến năm 2012, huy động vốn bằng nội tệ là 485.842 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 120.547 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 33,0%. Trong những năm qua NH đã tập trung huy động vốn bằng nội tệ hơn vì nôi tệ dễ dàng lƣu thông, không chịu ảnh hƣởng của tỷ giá. Ngoại tệ (quy đổi): Từ bảng số liệu trên ta thấy huy động vốn bằng ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động, và số tiền cũng tăng dần qua các năm. Khách hàng gửi tiền vào NH bằng ngoại tệ chủ yếu là phục vụ việc đi du lịch, du học, có ngƣời thân đi nƣớc ngoài, doanh ngiệp xuất khẩu và một phần khách hàng vì kiếm lợi nhuận từ số ngoại tệ trong tay. Năm 2011, huy động vốn bằng ngoại tệ (quy đổi) của NH đạt 14.825 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 932 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 6,7%; đến năm 2012, huy động bằng ngoại tệ (quy đổi) đạt 19.714 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 4.889 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 33,0%.  Phân theo thành phần kinh tế Huy động vốn phân theo thành phần kinh tế bao gồm tiền gửi KBNN, tiền gửi dân cƣ và tiền gửi của các TCKT. Nhìn chung thì cả ba loại tiền gửi trên đều tăng dần qua các năm, trong đó tiền gửi của các TCKT và tiền gửi dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, còn tiền gửi của KBNN chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp. Cụ thể: Tiền gửi KBNN: Loại tiền gửi này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tiền gửi. Năm 2011 tiền gửi của KBNN là 7.798 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 907 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 13,2%. Đến năm 2012, tiền gửi KBNN đạt 16.532 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 8.734 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 112,0%. Nguyên nhân có sự tăng mạnh của tiền gửi KBNN là do các dự án mà kho bạc đảm nhiệm đƣợc chi từ trƣớc và đến giai đoạn này đã thu hồi đƣợc vốn, trong đó có nhiều dự án tại địa phƣơng nhƣ xây cầu, quy hoạch khu dân cƣ,…trong lúc khoản tiền này chƣa sử dụng đến nên làm tăng lƣợng tiền gửi của kho bạc. Tiền gửi dân cư: Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi. Năm 2011 tiền gửi của dân cƣ đạt 179.301 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 26.137 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 17,1%. Đến năm 2012, tiền gửi dân cƣ là 236.139 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 56.838 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 31,7%. Do tình trạng lạm phát đã đƣợc kiềm chế, các kênh đầu tƣ nhƣ vàng và ngoại tệ không còn an toàn và thu lợi nhuận nhiều nên đã giúp cho lƣợng tiền gửi của dân cƣ tăng mạnh. Tiền gửi TCKT: Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất, loại tiền gửi này chủ yếu dùng để chi trả trong kinh doanh, dùng để thanh toán. Qua các năm loại tiền gửi này tăng liên tục. Cụ thể: năm 2011 tiền gửi TCKT đạt 193.021 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 29.974 triệu đồng. tƣơng đƣơng tăng 18,4%. Đến năm 2012, tiền gửi này là 252.889 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 59.868 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 31,0%. Loại tiền gửi của các TCKT tăng cao là do NH đã đa dạng các dịch vụ thanh toán hiện đại, thục hiện các mức phí hợp lý nên đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến giao dịch. Sau đây là phân tích tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2013: Bảng 4.16: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012 Số tiền (%) 288.820 107,7 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 268.278 557.098 58.528 45.744 (12.784) (21,8) - Có KH 209.750 511.354 301.604 143,8 + [...]... việc phát triển nông nghiệp của huyện Riêng đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ ” đã tập trung phân tích về tình hình tài chính của NH thông qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH Ngoài ra đề tài còn đƣợc phân tích thông qua các chỉ số tài chính, tập trung đi sâu các khía cạnh để phân tích. .. Sau đó áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp để rút ra kết luận, tìm ra nguyên nhân của những sự biến động trên nhằm đề ra những biện pháp khắc phục CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tên giao dịch quốc tế:... dụng và công ty tài chính, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn đƣợc xem là NH thƣơng mại Quốc Doanh và đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Ô Môn Đến tháng 11/1996 Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Ô Môn đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn Sau nghị định 05/2004/NĐCP chia tách huyện Ô Môn thành quận Ô Môn thì NH đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn Với... phƣờng Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ Tell: (0710) 3861769 Fax: (0710) 3861692 NH Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn đƣợc thành lập vào năm 1988 thông qua quyết định số 53/HĐBT vào ngày 26/03/1988 Hội Đồng Bộ Trƣởng, NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn Đến ngày 14/11/1990 theo... NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 61 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nhập của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm từ 2010 – 2012 63 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng chi phí tại NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 65 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà Nƣớc NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông Nghiệp. .. ô, lãng phí, quan tâm công tác chăm sóc khách hàng CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NH QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất Thông qua bảng cân đối kế... không nhỏ, muốn làm đƣợc điều đó thì NH phải đảm bảo nguồn tài chính của mình ổn định và tăng cao theo thời gian để phát huy vai trò chủ chốt của mình trong nền kinh tế Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên em chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ để làm đề tài nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân. ..DANH SÁCH HÌNH trang Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ 16 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay, thu nợ và dƣ nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 31 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 50 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện kết quả... nhằm: - Phân tích tình hình tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ - Đƣa ra một số giải pháp để nâng cao tiềm lực tài chính tại NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Để hoàn thành đƣợc nội dung phân tích của đề tài này, thì ngoài những kiến thức lý thuyết học trên lớp trong thời gian qua và đi thực tế đƣợc tiếp xúc trực tiếp với tình hình. .. khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng 2.1.2 Một số vấn đề về phân tích tài chính của NH 2.1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính (Trần Chí Nguyện, 2013, trang 6) Phân tích tài chính là tập hợp các khái niệm, phƣơng pháp và các công cụ cho phép để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý NH, giúp ngƣời sử dụng các phân tích tài chính đƣa ra các quyết định tài chính,

Ngày đăng: 11/10/2015, 09:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w