Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 54 - 58)

Để thấy đƣợc hiệu quả hoạt động tín dụng của NH nhƣ thế nào thì ngoài việc đi phân tích các chỉ tiêu nhƣ cho vay, thu nợ, dƣ nợ; thì chúng ta cần phải tập trung vào phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhƣ: Tổng dƣ nợ/ vốn huy động (%), hệ số thu nợ (%), dƣ nợ ngắn hạn/ tổng dƣ nợ (%),nợ xấu/ tổng dƣ nợ (%), vòng quay vốn tín dụng (Vòng). Có nhƣ vậy mới nhận thấy đƣợc một cách chính xác những gì mà NH đã đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trong thời gian qua, để có định hƣớng và biện pháp thực hiện trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.

Bảng 4.10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Vốn huy động (Triệu đồng) 323.102 380.120 505.560 268.278 557.098 Doanh số cho vay (Triệu đồng) 338.995 474.593 574.258 411.945 464.188 Doanh số thu nợ (Triệu đồng) 332.136 441.372 473.151 397.526 415.245 Tổng dƣ nợ (Triệu đồng) 180.763 213.984 315.091 147.517 196.460 Dƣ nợ bình quân (Triệu đồng) 177.334 197.374 264.538 - - Dƣ nợ ngắn hạn (Triệu đồng) 151.309 176.985 257.773 112.143 151.837 Nợ xấu (Triệu đồng) 2.042 1.990 1.413 1.106 1.578 Tổng dƣ nợ/ vốn huy động (%) 56,0 56,3 62,3 55,0 35,6 Hệ số thu nợ (%) 98,0 93,0 82,4 96,5 89,5 Dƣ nợ ngắn hạn/ tổng dƣ nợ (%) 83,7 82,7 81,8 76,0 77,3 Nợ xấu/ tổng dƣ nợ (%) 1,1 0,9 0,4 0,7 0,8 Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) 1,9 2,2 1,8 - -

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ)

a) Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần)

Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH so với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt cho NH. Bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy NH đã sử dụng nguồn vốn huy động vào cho vay quá nhiều, đồng thời còn phản ánh khả năng huy động vốn của NH thấp; nếu chỉ tiêu này quá nhỏ nói lên NH sử dụng nguồn vốn huy động không đạt hiệu quả, làm cho vốn huy động ứ động tại NH.

Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng dƣ nợ trên vốn huy động của NH tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2010 chỉ số này đạt 56,0% và tăng lên thành

56,3% ở năm 2011, đến năm 2012 chỉ số này đạt 62,3%. Do trong 3 năm 2010 – 2012 vốn huy động của NH chƣa cao, nên chỉ số này luôn ở mức trên 50,0% . Qua các năm thì tổng dƣ nợ của NH tăng lên, đồng thời vốn huy động cũng tăng theo, vì thế đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu vay vốn của khách hàng, cho thấy NH đã có thể tự chủ đƣợc phần vốn đáp ứng đƣợc nhu cầu tín dụng của khách hàng mà không phải phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ trên, góp phần làm cho NH kinh doanh hiệu quả và gia tăng lợi nhuận. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ số này ở mức 35,6%, đã giảm nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (55,0%); nguyên nhân của sự giảm mạnh chỉ số này là do 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động của NH tăng vƣợt kế hoạch, và NH đã không sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ trên xuống, cho nên dù tổng dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2013 có tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng chỉ số này vẫn nhỏ hơn. Điều này cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 tình hình huy động vốn của NH là rất tốt, nhƣng bên cạnh đó chỉ số này thấp cho thấy NH chƣa sử dụng tốt phần vốn huy động vào cho vay, đã ảnh hƣởng tới lợi nhuận của NH, vì thế NH cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác cho vay ở mức hợp lý, để vừa sử dụng hiệu quả vốn huy động nhằm tăng lợi nhuận vừa không để rủi ro thanh khoản xảy ra.

b) Hệ số thu nợ (%)

Hệ số thu nợ là tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay, hệ số này có thể đánh giá đƣợc hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của NH; ngoài ra nó còn thể hiện đƣợc ý thức trả nợ của khách hàng, và một phần thể hiện đƣợc công tác tìm hiểu và thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác hay không.

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy hệ số này luôn ở mức cao (trên 80,0%), cho thấy tình hình tính dụng của NH tốt, công tác tìm hiểu và thẩm định khách hàng của các cán bộ tín dụng là chính xác, ý thức trả nợ của khách hàng cao,…Cụ thể: năm 2010 hệ số này rất cao đạt 98,0%; cho thấy đa phần các món vay điều đƣợc thu hồi đúng hạn. Đến năm 2011 thì tốc độ tăng doanh số cho vay cao hơn tốc độ thu nợ nên đã làm hệ số này giảm và đạt 93,0%, tuy nhiên hệ số này vẫn còn ở mức cao nên cho thấy tình hình thu hồi nợ vẫn đảm bảo. Năm 2012, hệ số này đạt 82,4%, đã giảm mạnh so với năm 2011; nguyên nhân là do năm 2012 tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh không dạt hiệu quả nên công tác thu nợ của khách hàng đã giảm xuống, làm cho hệ số này giảm mạnh. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, hệ số này đạt 89,5%, tuy hệ số này đã giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (96,5%) nhƣng đã cao hơn so với năm 2012 thì cho thấy công tác thu hồi nợ của khách hàng đã có chuyển biến tích cực trong giai đoạn khó khăn nhƣ hiện nay.

Tuy hệ số này giai đoạn 2010 – 2012 có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn luôn ở mức cao, đã cho thấy công tác thu hồi nợ vẫn có hiệu quả, chất lƣợng tín dụng vẫn đảm bảo. Đến 6 tháng đầu năm 2013 hệ số này đã cao hơn so với năm 2012 nên cho thấy công tác thu nợ có hiệu quả hơn. Để nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng trong thời gian tới thì NH cần phải tăng cƣờng công tác thu hồi nợ, thực hiện thẩm định khách hàng chính xác hơn, quan tâm đến các khoản vay khi đến hạn.

c) Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ (%)

Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số này giúp chúng ta đánh giá đƣợc cơ cấu đầu tƣ nhƣ vậy có hợp lý hay chƣa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. Giống nhƣ đã phân tích ở trên về tình hình cho vay, thu nợ, và dƣ nợ của NH thì ta nhận thấy NH đã tập trung chủ yếu là cho vay ngắn hạn, do ảnh hƣởng từ đặc thù của nền kinh tế trên địa bàn quận là sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ ngắn. Vì thế chỉ số này luôn ở mức cao (trên 75,0%), tuy nhiên chỉ số này có xu hƣớng giảm nhẹ. Cụ thể: năm 2010 chỉ số này đạt 83,7%, đến năm 2011 chỉ số này giảm xuống còn 82,7%, và đến năm 2012 thì chỉ còn 81,8%; nguyên nhân là do tốc độ tăng của dƣ nợ ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng dƣ nợ. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ số này còn ở mức 77,3% và đã tăng nhẹ hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (76,0%). Chỉ số này ở mức cao cho thấy NH đã tập trung vào cho vay ngắn hạn, còn cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay; mà các khoản vay ngắn hạn thì có thời hạn thu hồi nhanh hơn, ít chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài nhƣ: lãi suất, lạm phát,…giúp NH ít gặp rủi ro hơn. Nhƣng lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, nếu ít rủi ro thì lợi nhuận của NH sẽ giảm, vì thế NH cần phải xem xét và cân đối lại thời hạn các khoản vay để vừa giảm rủi ro vừa nâng cao lợi nhuận cho NH.

d) Nợ xấu trên tổng dư nợ (%)

Chỉ số này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của NH. Những NH có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của NH này cao. Theo quy định của NHNN thì nợ xấu cho phép các NH là không vƣợt quá 5%. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của NH qua các năm luôn dƣới 5%, điều này cho thấy chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của NH là rất cao, NH hoạt động có hiệu quả. Nhìn chung qua 3 năm từ 2010 – 2012 thì tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng giảm, năm 2010 chỉ số này ở mức 1,1%, đến năm 2011 chỉ số này giảm xuống còn 0,9%, và đến năm 2012 thì chỉ số này chỉ ở mức 0,4%. Điều này cho thấy chất lƣợng tín dụng cao, công tác thu hồi nợ khi đến hạn đảm bảo, các cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng chính xác. Riêng

6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ số này là 0,8%, đã tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 (0,7%); nguyên nhân là do các khoản vay khi đến hạn vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013 không thu hồi đƣợc do ảnh hƣởng từ tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn trong năm 2012 đã làm tỷ lệ nợ xấu tăng cao nên chỉ số này đã tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012.

Tuy chỉ số này giảm dần trong 3 năm 2010 – 2012, và có xu hƣớng tăng lên ở 6 tháng đầu năm 2013 nhƣng vẫn luôn ở mức thấp hơn mức quy định của NHNN, đây là một điều đáng mừng và đáng phát huy hơn nữa trong thời gian tới, để đảm bảo chất lƣợng tín dụng đạt hiệu quả cao, góp phần tăng lợi nhuận cho NH.

e) Vòng quay vốn tín dụng (Vòng)

Vòng quay vốn tín dụng dung để đo lƣờng tốc độ luân chuyển của nguồn vốn, vòng quay càng nhanh vốn đƣợc thu hồi nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận cho NH, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao. Nhìn chung qua 3 năm thì vòng quay vốn tín dụng luôn lớn hơn 1, cho thấy vốn NH đƣợc sử dụng có hiệu quả, chất lƣợng tín dụng cao. Cụ thể: năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 1,9 vòng, đến năm 2011 vòng quay vốn tín dụng đã tăng lên đạt 2,2 vòng, và đến năm 2012 thì vòng quay vốn tín dụng giảm xuống còn 1,8 vòng. Nguyên nhân của sự tăng giảm ở trên là do trong năm 2011 sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên thu hồi nợ tăng nên chỉ số này tăng, đến năm 2012 thì nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng giảm nên đã làm cho công tác thu hồi nợ giảm, vì thế chỉ số này giảm ở năm 2012. Tuy nhiên chỉ số này vẫn ở mức cao hơn 1, cho thấy NH đã giúp cho khách hàng có vốn để đầu tƣ sản xuất quanh năm, góp phần giúp cho nền kinh tế và xã hội phát triển, đồng thời tạo ra lợi nhuận cho NH.

Tóm lại: qua việc phân tích các chỉ số cho thấy chất lƣợng tín dụng của NH luôn đạt hiệu quả cao, công tác thu hồi nợ đảm bảo, khả năng sử dụng vốn của NH cao, NH đã phần nào tự chủ đƣợc phần vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của NH ở mức thấp…Tuy nhiên cơ cấu cho vay theo thời hạn của NH chƣa hợp lý, chỉ số nợ xấu có xu hƣớng tăng ở 6 tháng đầu năm 2013. Vì thế NH cần phải có các biện pháp nhằm làm tăng khả năng huy động vốn và sử dụng vốn huy động một cách tối đa và có hiệu quả; tăng cƣờng công tác thẩm định khách hàng, quan tâm các khoản vay đến hạn để giảm tỷ lệ nợ xấu cho NH, góp phần nâng cao lợi nhuận.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)