Sản phẩm kinh doanh của NH đó là tiền tệ, vì thế hoạt động của NH sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp thông thƣờng. Để giảm thiểu rủi ro và nợ xấu cũng nhƣ hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì NH cần áp dụng các giải pháp sau:
- Trƣớc tiên là công tác thẩm định khách hàng, các cán bộ tín dụng cần phải thực hiện đúng nguyên tắc thẩm định khách hàng, phải kiểm tra uy tính, trung thực, tình hình sản xuất kinh doanh của họ là có thực hay không, xem xét dự án sản xuất kinh doanh của ngƣời dân có khả thi hay không, nguồn thu nhập trả nợ, đánh giá nguồn tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng trong tƣơng lai,…Kết hợp nắm bắt thông tin của địa phƣơng mà nơi khách hàng sinh sống về những thông tin khác có liên quan đến khách hàng vay vốn. Rủi ro không thu đƣợc nợ từ phía khách hàng là rất lớn, vì vậy khi vay
vốn thì khách hàng phải có tài sản thế chấp để đảm bảo khả năng trả nợ sau này.
- Theo dõi và giám sát các khoản vay: việc theo dõi và giám sát các khoản vay sẽ giúp cho NH kịp thời phát hiện các hoạt động kinh doanh của khách hàng, xem xét coi mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có giống nhƣ ban đầu đã thỏa thuận với NH hay không, để từ đó có các biện pháp khắc phục tình trạng xấu có thể xảy ra. Đồng thời phải thƣờng xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu thì NH cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp thích hợp.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và không thể biết trƣớc đƣợc tình hình bất lợi có thể xảy ra. Vì thế nếu NH chỉ tập trung vào tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp thì sẽ mang lại nhiều rủi ro cho NH. Để giảm thiểu rủi ro trên NH cần phải đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ (dịch vụ chuyển tiền liên chi nhánh, chi trả lƣơng, thu hộ tiền hàng hóa,…), vừa có thể cạnh tranh với các NH khác trong địa bàn quận. Nếu các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhƣ: thiên tai và dịch bệnh gây ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất của khách hàng, nếu nhƣ khách hàng có thể kinh doanh bình thƣờng trở lại và nhận thấy kinh doanh của khách hàng có thể phát triển trong tƣơng lai, thì NH có thể xem xét và tái cơ cấu nợ lại cho khách hàng. Cần chú ý hơn nữa việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh.
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong thời gian qua tuy chịu ảnh hƣởng chung của nền kinh tế khủng hoảng, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất liên tục giảm, hàng hóa nông sản liên tục rớt giá, hàng thủy sản tiêu thụ chậm, nông dân bị chiếm dụng vốn…Dù vậy thì tình hình hoạt động kinh doanh của NH vẫn đạt nhiều kết quả khả quan, luôn cố gắng khai thác mọi tiềm năng để tăng cƣờng công tác huy động vốn, cũng nhƣ là công tác cho vay khách hàng. NH luôn có các chính sách ƣu đãi đối với đối tƣợng sản xuất nông nghiệp, góp phần thục hiện chỉ đạo của chính phủ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nƣớc. Với tinh thần làm việc hết mình của đội ngủ cán bộ công nhân viên trong NH đã giúp cho tình hình huy động vốn của NH đạt nhiều kết quả tốt, lƣợng vốn huy động càng tăng, hạn chế đƣợc vốn điều chuyển; đặc biệt 6 tháng đầu năm 2013 NH đã huy động đƣợc nguồn vốn vƣợt kế hoạch đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng mà không cần tới nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên.
Đồng thời công tác cho vay cũng đạt đƣợc nhiều kết quả tốt. NH đã tập trung vào cho vay ngắn hạn góp phần làm tăng vòng quay vốn của NH; vốn vay tập trung vào hộ sản xuất nông nghiệp góp phần giúp ngƣời dân có thêm chi phí để sản xuất tốt, góp phần cải thện đời sống cho ngƣời dân, nâng cao mức sống và giảm thất nghiệp ở nông thôn. Bên cạnh đó NH còn tập trung cho vay đối với những ngành nghề sản xuất kinh doanh mới, đây là những ngành nghề mang nhiều tiềm năng trong tƣơng lai góp phần làm cho kinh tế địa bàn quận phát triển.
Nợ xấu tuy vẫn có sự chuyển biến nhƣng vẫn nằm ở mức thấp nên vẫn chấp nhận đƣợc. Để đảm bảo và nâng cao chất lƣợng tín dụng của NH trong thời gian tới thì NH cần có những biện pháp nhằm tích cực thu hồi nợ trong NH, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.
Tóm lại: trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ đã nâng cao đƣợc chất lƣợng tín dụng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cấp trên giao cho. Đồng thời còn thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Nhà Nƣớc và Chính Phủ trong công cuộc xây đựng kinh tế đất nƣớc, đặc biệt là công cuộc từng bƣớc thay đổi bộ mặt nông thôn.
6.2 KIẾN NGHỊ
Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ
Theo tình hình hoạt động của NH và theo tình hình kinh tế chung trong địa bàn quận trong những năm qua đã cho thấy trong thời gian tới, nhu cầu vay vốn của ngƣời dân sẽ tăng cao, vì thế NH cần phải tích cự huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngƣời dân. Để thu hút ngƣời đƣợc khách hàng gửi tiền vào thì NH cần phải phát triển thêm nhiều loại hình huy động vốn, đa dạng các dịch vụ, cũng nhƣ là đa dạng trong cho vay. Đồng thời cho vay phải kết hợp với chu trình sản xuất của ngƣời dân để công tác thu nợ diễn ra thuận lợi.
Đối với hộ gia đình nuôi cá tra, basa thì cần có thêm những chính sách ƣu đãi, đồng thời nên cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc chuyển vốn vay từ ngắn hạn thành trung và dài hạn.
Giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng, có khen thƣởng đối với những cán bộ hoàn thành tốt chỉ tiêu.
Đối với những khách hàng truyền thống và giữ uy tính luôn trả nợ đúng hạn thì NH cần nên xem xét việc tăng hạn mức cho vay, thực trạng cho thấy NH chỉ hổ trợ một phần vốn để ngƣời dân sản xuất kinh doanh, nên ngƣời dân sản xuất nông nghiệp đã đi vay thêm bên ngoài với mức lãi suất cao hơn từ 10% - 20%. Dẫn đến sản xuất nông nghiệp thu lợi nhuận không cao hoặc là không có lời. Vì thế việc đề nghị NH tăng hạn mức cho vay là đúng thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Phục, 2013. Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT Quận Ô Môn Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
2. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, website: http://www.agribank.com.vn
3. Nguyễn Hữu Tâm, 2008. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Thị Lƣơng, 2010. Quản trị tài chính. Đại học Cần Thơ.
5. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
6. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
7. Trần Chí Nguyện, 2013. Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
8. Trần Trung Dũng, 2013. Phân tích hiệu quả tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh quận Ô Môn. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
9. Vũ Thị Yến, 2008. Phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.