ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 81)

4.3.1 Mặt mạnh

Từ việc phân tích tình hình cho vay, huy động vốn và kết quả kinh doanh ở trên có thể cho thấy vài nét khả quan của NH nhƣ sau:

- Cơ cấu tài sản khá hợp lý, tài sản sinh lời luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng theo thời gian.

- Trong những năm qua, doanh số cho vay của NH không ngừng tăng lên, mở rộng quy mô hoạt động của NH, luôn đi đầu công tác cho vay đối hộ sản xuất nông nghiệp. Do NH đã chú trọng công tác tìm hiểu và thực hiện thẩm định khách hàng khi vay vốn nên trong những năm qua tình hình thu nợ của NH ngày càng tăng, doanh số thu nợ gần bằng với doanh số cho vay phần nào cho thấy đƣợc hiệu quả tín dụng của NH là rất cao. NH đã tập trung vào cho vay ngắn hạn nên thời gian thu hợ nợ nhanh chóng, tạo sự luân chuyển đồng vốn nhanh. Dƣ nợ NH luôn ở mức hợp lý.

- Bên cạnh đó tình hình huy động vốn của NH không ngừng tăng lên, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2013 huy động vốn của NH đã vƣợt kế hoạch nên không cần sử dụng vốn điều chuyển từ trên xuống. Điều này cho thấy NH đã dần dần tự chủ đƣợc nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của ngƣời dân trên địa bàn quận, đồng thời đã giảm đƣợc một phần chi phí sử dụng vốn.

- Nợ xấu của NH ở mức thấp và có xu hƣớng giảm, cho thấy NH đã chú trọng công tác thu hồi nợ, đôn đốc khách hạn trả nợ khi đến hạn. Vòng quay vốn tín dụng của NH luôn lớn hơn 1 chứng tỏ vốn của NH luân chuyển nhanh.

- Thu nhập phí và lợi nhuận của NH ở mức cao. Thu nhập từ lãi có dấu hiệu tăng và đây là nguồn thu chủ yếu của NH. Lợi nhuận trên thu nhập khá cao, chi phí trên tài sản tƣơng đối thấp đã cho thấy NH đã chú trọng đến việc cắt giảm những chi phí không cần thiết góp phần gia tăng lợi nhuận của NH.

4.3.2 Hạn chế

Tuy NH có nhiều nét khả quan nhƣ trên, nhƣng trong quá trình hoạt động của mình, NH đã có một vài hạn chế sau:

- Tuy doanh số cho vay cao nhƣng NH đã tập trung vào cho vay ngắn hạn, chủ yếu là cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Đã dẫn đến cơ cấu cho vay chƣa hợp lý, mà sản xuất nông nghiệp thì phụ thuộc vào mùa vụ và thời tiết, nên sẽ dễ bị rủi ro khi thời tiết thất thƣờng, thiên tai và dịch bệnh xảy ra.

- Huy động vốn của NH chủ yếu tập trung vào dân cƣ và các TCKT, mà các TCKT thƣờng gửi tiền vào NH nhằm mục đích thanh toán nên dễ bị rủi ro khi nhu cầu thanh toán của họ tăng.

- Tuy thu nhập và lợi nhuận ở mức cao, nhƣng đã giảm ở năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đây là một điều đáng quan tâm.

- Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản còn ở mức thấp, hệ số thu nhập phi lãi ròng ở mức âm.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TIỀM LỰC TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH Ô MÔN – CẦN THƠ 5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CÕN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1 Những vấn đề còn tồn tại

Sau đây là những vấn đề còn tồn tại:

- NH tập trung cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp, phân bố rộng khắp và có một số vùng giao thông không thuận tiện nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó chi phí cho cán bộ tín dụng đi thu hồi nợ cũng tăng cao, ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NH.

- NH tập trung vào cho vay ngắn hạn, chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp nên dễ bị rủi ro khi mà sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài và không thể biết trƣớc đƣợc.

- Giá cả nguyên vật liệu và chi phí đầu vào tăng cao, hàng hóa tiêu thụ chậm nên gây khó khăn cho hộ sản xuất và doanh nghiệp dẫn đến công tác thu hồi nợ của NH bị ảnh hƣởng. Đặc biệt là tình trạng xuất khẩu cá tra, basa và biến động của giá lúa trong thời gian qua.

- Nợ xấu của NH vẫn còn tồn tại và 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng cao hơn so với giai đoạn trƣớc, đây là một điều đáng quan tâm đối với NH, vì nó sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của NH cũng nhƣ là kết quả hoạt động kinh doanh.

- Vấn đề sử dụng thẻ thanh toán vẫn còn ở mức thấp.

5.1.2 Nguyên nhân

Những vấn đề mà NH vẫn còn tồn tại ảnh hƣởng từ những nguyên nhân sau đây:

- Do địa bàn quận chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, diện tích quận tƣơng đối lớn, còn một số vùng sâu giao thông chƣa lƣu thông.

- Sản xuất nông nghiệp là đặc thù của quận, mà sản xuất nông nghiệp có thời gian ngắn nên NH chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn. Nên khi có những bất lợi nhƣ thiên tai và dịch bệnh xảy ra thì sẽ ảnh hƣởng đến năng suất của cây trồng và vật nuôi, dẫn đến công tác thu hồi nợ gặp khó khăn.

- Do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, hàng hóa đầu ra tiêu thụ chậm, xuất khẩu nông sản thì bị phá giá nên một số hộ sản xuất và doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến không có khả năng trả nợ, nên làm nợ xấu của NH tăng mạnh ở 6 tháng đầu năm 2013.

5.2 GIẢI PHÁP

Qua việc phân tích ở chƣơng 4 cho thấy trong quá trình hoạt động NH đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, bên cạnh đó NH còn gặp một vài vấn đề còn tồn tại. Để khắc phục những tồn tại trên và hoạt động có hiệu quả NH cần có những giải pháp thích hợp, và sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NH trong giai đoạn tới.

5.2.1 Giải pháp về huy động vốn

Đƣợc biết sản phẩm kinh doanh của NH là tiền tệ, khác với doanh nghiệp NH kinh doanh chủ yếu dự vào nguồn vốn huy động đƣợc từ bên ngoài nhiều hơn là vốn tự có của mình. Tuy trong thời gian vừa qua tình hình huy động vốn của NH tốt (6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy động tăng mạnh và đủ đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho NH), nhƣng trong giai đoạn kinh tế khó khăn và biến động bất thƣờng nhƣ hiện nay cùng với sự xuất hiện của nhiều NH khác trên địa bàn quận thì việc huy động vốn đối với NH là vấn đề cần phải quan tâm hơn nữa. Để có thể thu hút đƣợc nguồn vốn huy động thì NH cần phải có những chính sách huy động vốn hợp lý. Và sau đây là những chính sách mà NH cần thực hiện để tăng cƣờng huy động vốn:

- Thƣờng xuyên bám sát địa bàn và giữ mối quan hệ tốt với chính quyền địa phƣơng để kịp thời nắm bắt đƣợc các dự án đang quy hoạch, biết đƣợc những khách hàng có tiền nhàn rỗi. Từ đó có biện pháp thu hút những khách hàng đó gửi tiền vào NH. Áp dụng mức lãi suất cao và kèm theo những ƣu đãi đối với khách hàng gửi tiền có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đồng thời NH cần đƣa ra các chƣơng trình dự thƣởng áp dụng cho nhiều loại tiền gửi và những kỳ hạn khác nhau, không chỉ riêng đồng Việt Nam mà NH có thể đƣa ra các chƣơng trình dự thƣởng đối với huy động vốn bằng ngoại tệ vào các ngày lễ lớn trong năm hoặc là ngày thành lập NH. Bên cạnh đó dựa vào tính chất và nguyện vọng của ngƣời gửi tiền đối với của từng loại tiền gửi khác nhau mà có đƣa ra những dịch vụ kèm theo để huy động vốn. Ví dụ: đối với tiền gửi thanh toán, mục đích của ngƣời gửi tiền không vì tiền lãi mà vì sự tiện lợi và nhanh chóng, vì vậy để thu hút lƣợng tiền gửi này thì NH nên phát triển dịch vụ rút tiền, chuyển tiền liên chi nhánh, thời gian ngắn và chi phí rẻ…

- Có thể liên kết với các doanh nghiệp, trƣờng học, ban đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện hình thức thu chi hộ, thanh toán tiền hàng hóa, chi trả lƣơng,… Bên cạnh đó NH cần phải quảng bá hình ảnh của NH mình bằng các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo để chuyển tải thông tin NH đến đông đảo khách hàng bằng các hình thức nhƣ: truyền thanh, truyền hình, tại quầy giao dịch của NH, tại máy ATM, tại hệ thống bƣu điện,…Qua đó khách hàng có cơ hội biết đến các sản phẩm của NH và các lợi ích của chúng. Có nhƣ thế thì khách hàng mới có cơ hội biết thêm và là động lực để họ tìm hiểu và giao dịch với NH.

- NH cần phải quan tâm đến công tác chăm sóc và tƣ vấn khách hàng, để hiểu rõ hơn về nguyện vọng và nhu cầu của họ khi gửi tiền vào NH, tạo tính thân thiện giữa khách hàng và các nhân viên trong NH. Từ đó kịp thời phát hiện đƣợc nguyên nhân khi những khách hàng truyền thống gửi tiền vào NH chuyển sang gửi tiền NH khác và khắc phục tình trạng trên. Ngoài ra, NH nên xếp hạng nhóm các khách hàng, xem khách hàng nào là khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, khách hàng mới…để từ đó có những dịch vụ kèm theo đối với từng nhóm khách hàng khác nhau, nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Đồng thời NH cần phát động nhiều phong trào thi đua giữa các nhân viên trong việc huy động vốn nhằm tăng khả năng làm việc và khích lệ tinh thần của các nhân viên, là động lực để các cán bộ nhân viên trong NH làm việc có hiệu quả hơn.

5.2.2 Giải pháp về cho vay

Để thu đƣợc lợi nhuận từ đồng vốn mà NH huy động đƣợc thì bắt buộc NH phải đem số vốn đó đi cho vay. Trong thời gian qua doanh số cho vay của NH tăng liên tục, nhƣng cơ cấu cho vay vẫn chƣa cân đối giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn, cho vay NH chủ yếu là ngắn hạn, tập trung vào hộ sản xuất nông nghiệp, đối với cho vay ngành TMDV vẫn còn ở mức tỷ trọng thấp. Để đảm bảo cơ cấu cho vay hợp lý hơn và thu hút thêm khách hàng đến vay vốn thì chúng ta đƣa ra những biện pháp sau:

- Đối với tình trạng các hộ gia đình nuôi các tra, basa xuất khấu cũng nhƣ là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thì NH nên thực hiện giãn nợ và tái cơ cấu nợ. Chuyển nợ vay ngắn hạn thành nợ vay trung hạn, để cho các hộ gia đình và doanh nghiệp có điều kiện khôi phục lại tình trạng nuôi cá xuất khẩu của mình; đồng thời đó cũng là hình thức để NH góp phần duy trì một loại hình sản xuất truyền thống dựa vào thế mạnh của địa bàn quận. Đối với những hộ nuôi cá xuất khẩu mà nhận thấy họ không có khả năng khôi phục

đƣợc sản xuất thì NH có thể từ chối cho vay trong thời gian tới, để tránh tình trạng gia tăng rủi ro cho NH.

- Hiện nay nƣớc ta đang theo nền kinh tế thị trƣờng, vì vậy sản xuất của ngƣời dân cũng đa dạng nhiều loại hình chứ không còn một vài hình thức truyền thống nhƣ trƣớc kia. Vì thế NH cần mở rộng thêm các điều kiện cho vay đối với các loại hình sản xuất kinh doanh mới là TMDV. Đây là một hình thức kinh tế đầy tiềm năng, đồng thời thƣờng xuyên quan tâm đến tính hiệu quả của các loại hình sản xuất mới này để có hƣớng điều chỉnh cơ cấu cho vay cho phù hợp, tránh rủi ro cho NH. Quan tâm hơn nữa đối với các khoản vay trung và dài hạn.

- Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, thủ tục giao dịch của NH phải đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng, tạo đƣợc thiện cảm đối với ngƣời dân, thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Thủ tục cho vay cần đƣợc tiến hành nhanh chóng với thời gian tiếp nhận, duyệt cho vay và giải ngân trong vòng 1 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đặc biệt đối với khách hàng cá nhân để họ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, nhƣng vẫn đảm bảo đúng quy trình chỉ đạo của NH Trung Ƣơng, cán bộ tín dụng nhiệt tình giải đáp thắc mắc để tạo sự yên tâm và tin tƣởng của ngƣời đi vay. Bên cạnh đó NH cần giao chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng phải đạt doanh số cho vay theo tháng, theo quý để tăng doanh số cho vay; đồng thời phải đƣa ra chỉ tiêu thu nợ cụ thể. Không chỉ đạt về mặt số lƣợng, còn phải đạt về mặt chất lƣợng. Tức là, tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ do một cán bộ quản lý không đƣợc vƣợt quá số liệu bình quân 3 năm gần nhất. Có hình thức thƣởng cho từng cán bộ tín dụng khi đạt đƣợc doanh số đề ra.

5.2.3 Giải pháp về giảm rủi ro và giảm nợ xấu

Sản phẩm kinh doanh của NH đó là tiền tệ, vì thế hoạt động của NH sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp thông thƣờng. Để giảm thiểu rủi ro và nợ xấu cũng nhƣ hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì NH cần áp dụng các giải pháp sau:

- Trƣớc tiên là công tác thẩm định khách hàng, các cán bộ tín dụng cần phải thực hiện đúng nguyên tắc thẩm định khách hàng, phải kiểm tra uy tính, trung thực, tình hình sản xuất kinh doanh của họ là có thực hay không, xem xét dự án sản xuất kinh doanh của ngƣời dân có khả thi hay không, nguồn thu nhập trả nợ, đánh giá nguồn tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng trong tƣơng lai,…Kết hợp nắm bắt thông tin của địa phƣơng mà nơi khách hàng sinh sống về những thông tin khác có liên quan đến khách hàng vay vốn. Rủi ro không thu đƣợc nợ từ phía khách hàng là rất lớn, vì vậy khi vay

vốn thì khách hàng phải có tài sản thế chấp để đảm bảo khả năng trả nợ sau này.

- Theo dõi và giám sát các khoản vay: việc theo dõi và giám sát các khoản vay sẽ giúp cho NH kịp thời phát hiện các hoạt động kinh doanh của khách hàng, xem xét coi mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có giống nhƣ ban đầu đã thỏa thuận với NH hay không, để từ đó có các biện pháp khắc phục tình trạng xấu có thể xảy ra. Đồng thời phải thƣờng xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu thì NH cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp thích hợp.

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và không thể biết trƣớc đƣợc tình hình bất lợi có thể xảy ra. Vì thế nếu NH chỉ tập trung vào tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp thì sẽ mang lại nhiều rủi ro cho NH. Để giảm thiểu rủi ro trên NH cần phải đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ (dịch vụ chuyển tiền liên chi nhánh, chi trả lƣơng, thu hộ tiền hàng hóa,…), vừa có thể cạnh tranh với các NH khác trong địa bàn quận. Nếu các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhƣ: thiên tai và dịch bệnh gây ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất của khách hàng, nếu nhƣ khách hàng có thể kinh doanh bình thƣờng trở lại và nhận thấy kinh doanh của khách hàng có thể phát triển trong tƣơng lai, thì NH có thể xem xét và tái cơ cấu nợ lại cho khách hàng. Cần chú ý hơn nữa việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh.

CHƢƠNG 6

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)