Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 64 - 70)

Qua phân tích sơ lƣợc về tình hình huy động vốn ở trên thì cho thấy vốn huy động của NH tăng dần qua các năm, vì thế tổng nguồn vốn của NH cũng tăng dần qua các năm. Để hiểu rõ hơn về việc huy động vốn của NH nhƣ thế nào thì chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn của NH theo kỳ hạn, theo loại tiền và theo thành phần kinh tế. Sau đây là bẳng số liệu chi tiết:

Bảng 4.15: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Phân theo kỳ hạn 323.102 380.120 505.560 57.018 17,7 125.440 33,0 - Không kỳ hạn 43.541 49.012 112.759 5.471 12,6 63.747 130,1 - Có kỳ hạn 279.561 331.108 392.802 51.547 18,4 61.694 18,6 + <12 tháng 257.196 303.626 333.898 46.430 18,1 30.272 10,0 + >=12 tháng 22.365 27.482 58.812 5.117 22,9 31.330 114,0

II. Phân theo loại

tiền 323.102 380.120 505.560 57.018 17,7 125.440 33,0

- VNĐ 309.209 365.295 485.842 56.086 18,1 120.547 33,0 - Ngoại tệ (quy đổi) 13.893 14.825 19.714 932 6,7 4.889 33,0

III. Phân theo

thành phần kinh tế 323.102 380.120 505.560 57.018 17,7 125.440 33,0

- TG KBNN 6.891 7.798 16.532 907 13,2 8.734 112,0 - TGTK dân cƣ 153.164 179.301 236.139 26.137 17,1 56.838 31,7 - TCKT 163.047 193.021 252.889 29.974 18,4 59.868 31,0

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ)

Phân theo kỳ hạn

Huy động vốn phân theo kỳ hạn bao gồm huy động vốn không kỳ hạn và huy động vốn có kỳ hạn. Huy động vốn không kỳ hạn là hình thức huy động mà khách hàng tham gia vào không vì mục đích sinh lời, mà chủ yếu là vì mục đích thanh toán và giữ hộ. Khách hàng tham gia loại huy động này chủ yếu là các hộ sản xuất, thƣơng lái,…Với hình thức huy động này thì khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào, vì thế NH cần phải dự trữ lại một lƣợng tiền tƣơng đối để phòng hờ lúc khách hàng rút tiền đột xuất, chính vì vậy mà mức lãi suất đối với loại tiền gửi này tƣơng đối thấp. Huy động vốn có kỳ hạn là hình thức huy động vốn mà khách hàng tham gia vào vì mục đích sinh lời; khách hàng tham gia loại huy động này bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ

chức; theo thỏa thuận thì khách hàng chỉ đƣợc rút tiền khi đến hạn, lãi suất huy động này cao hơn so với lãi suất không kỳ hạn.

Không kỳ hạn: Qua bảng số liệu trên ta thấy so với huy động vốn có kỳ hạn thì huy động vốn không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn nhiều, và theo thời gian thì loại huy động vốn này cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2011 huy động vốn không kỳ hạn đạt 49.012 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 5.471 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 12,6%; nguyên nhân làm tăng loại huy động vốn này với mức tăng tƣơng đối thấp là do ảnh hƣởng từ mức lãi suất so với huy động vốn có kỳ hạn, trong năm 2011 lạm phát tăng mạnh, giá vàng và ngoại tệ tăng mạnh và biến đổi liên tục, nên một phần ngƣời dân đã tìm đến những kênh đầu tƣ an toàn hơn, ảnh hƣởng từ tình hình kinh tế nhƣ thế NH đã đƣa ra nhiều chƣơng trình ƣu đãi nhằm giữ chân những khách hàng truyền thống, và thu hút thêm khách hàng mới nên dù đang khó khăn nhƣng NH vẫn giữ mức huy động vốn không kỳ hạn này tăng hơn trƣớc. Đến năm 2012, huy động vốn không kỳ hạn đạt 112.759 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 63.747 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 130,1%; nguyên nhân giúp cho hình thức huy động vốn này tăng mạnh là do trong năm 2012 giá vàng tăng giảm thất thƣờng, giá ngoại tệ ít thay đổi nên vàng và ngoại tệ không còn là kênh đầu tƣ an toàn nữa, bên cạnh đó với chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đã kiềm chế lạm phát ở một chữ số đã giúp cho loại tiền gửi này tăng mạnh.

Có kỳ hạn: Nhìn chung tiền gửi có kỳ hạn tăng điều qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn là 331.108 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2010 là 51.547 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 18,4%. Đến năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn đạt 392.802 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 61.694 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 18,6%. Nguyên nhân tăng loại tiền gửi này là do NH đã áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau đối với từng loại kỳ hạn khác nhau; mở ra nhiều loại tiết kiệm có kỳ hạn khác nhau nhƣ: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 36 tháng… để khách hàng lựa chọn cho phù hợp. Ngoài ra NH có áp dụng nhiều chƣơng trình dự thƣởng đối với tiền gửi có kỳ hạn nên đã thu hút them nhiều khách hàng gửi tiền vào NH, đã làm tăng lƣợng tiền gửi và giúp cho loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao qua các năm.

Tiền gửi có kỳ hạn đƣợc chia thành tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Từ bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tiền gửi có kỳ hạn, và doanh số tăng dần qua các năm; cụ thể năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng đạt 303.626 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 46.430 triệu đồng; đến năm 2012 tiền gửi này là 333.898 triệu đồng, đã tăng hơn so với

năm 2011 là 30.272 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 10,0%. Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao là do địa bàn quận chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với chu kỳ ngắn, kỳ hạn ngắn sẽ dễ sử dụng hơn so với kỳ hạn dài, ít chịu ảnh hƣởng bởi lạm phát và biến động của lãi suất,…Riêng về tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, và cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 27.482 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 5.117 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 22,9%; đến năm 2012 loại tiền gửi này đạt 58.812 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 31.330 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 114,0%. Tuy loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng mạnh nhƣng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi có kỳ hạn.

Phân theo loại tiền

Để làm đa dạng và tiện lợi hơn về loại tiền gửi, NH đã huy động vốn bằng cả tiền VNĐ và ngoại tệ. Với hình thức huy động này thì tiện lợi hơn cho những khách hàng đang nắm giữ ngoại tệ trong tay, họ không cần phải bán ngoại tệ ra và lấy số tiền bán đƣợc đem gửi NH nhƣ trƣớc kia. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn phân theo loại tiền nhƣ thế nào thì ta sẽ đi vào phân tích.

Nội tệ: Nội tệ là tiền VNĐ của nƣớc ta. Nhìn chung huy động vốn bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với huy động vốn bằng ngoại tệ, và số tiền tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2011 huy động vốn bằng nội tệ đạt 365.295 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 56.086 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 18,1%. Đến năm 2012, huy động vốn bằng nội tệ là 485.842 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 120.547 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 33,0%. Trong những năm qua NH đã tập trung huy động vốn bằng nội tệ hơn vì nôi tệ dễ dàng lƣu thông, không chịu ảnh hƣởng của tỷ giá.

Ngoại tệ (quy đổi): Từ bảng số liệu trên ta thấy huy động vốn bằng ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động, và số tiền cũng tăng dần qua các năm. Khách hàng gửi tiền vào NH bằng ngoại tệ chủ yếu là phục vụ việc đi du lịch, du học, có ngƣời thân đi nƣớc ngoài, doanh ngiệp xuất khẩu và một phần khách hàng vì kiếm lợi nhuận từ số ngoại tệ trong tay. Năm 2011, huy động vốn bằng ngoại tệ (quy đổi) của NH đạt 14.825 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 932 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 6,7%; đến năm 2012, huy động bằng ngoại tệ (quy đổi) đạt 19.714 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 4.889 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 33,0%.

Huy động vốn phân theo thành phần kinh tế bao gồm tiền gửi KBNN, tiền gửi dân cƣ và tiền gửi của các TCKT. Nhìn chung thì cả ba loại tiền gửi trên đều tăng dần qua các năm, trong đó tiền gửi của các TCKT và tiền gửi dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, còn tiền gửi của KBNN chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp. Cụ thể:

Tiền gửi KBNN: Loại tiền gửi này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tiền gửi. Năm 2011 tiền gửi của KBNN là 7.798 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 907 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 13,2%. Đến năm 2012, tiền gửi KBNN đạt 16.532 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 8.734 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 112,0%. Nguyên nhân có sự tăng mạnh của tiền gửi KBNN là do các dự án mà kho bạc đảm nhiệm đƣợc chi từ trƣớc và đến giai đoạn này đã thu hồi đƣợc vốn, trong đó có nhiều dự án tại địa phƣơng nhƣ xây cầu, quy hoạch khu dân cƣ,…trong lúc khoản tiền này chƣa sử dụng đến nên làm tăng lƣợng tiền gửi của kho bạc.

Tiền gửi dân cư: Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi. Năm 2011 tiền gửi của dân cƣ đạt 179.301 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 26.137 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 17,1%. Đến năm 2012, tiền gửi dân cƣ là 236.139 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 56.838 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 31,7%. Do tình trạng lạm phát đã đƣợc kiềm chế, các kênh đầu tƣ nhƣ vàng và ngoại tệ không còn an toàn và thu lợi nhuận nhiều nên đã giúp cho lƣợng tiền gửi của dân cƣ tăng mạnh.

Tiền gửi TCKT: Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất, loại tiền gửi này chủ yếu dùng để chi trả trong kinh doanh, dùng để thanh toán. Qua các năm loại tiền gửi này tăng liên tục. Cụ thể: năm 2011 tiền gửi TCKT đạt 193.021 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2010 là 29.974 triệu đồng. tƣơng đƣơng tăng 18,4%. Đến năm 2012, tiền gửi này là 252.889 triệu đồng, đã tăng hơn so với năm 2011 là 59.868 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 31,0%. Loại tiền gửi của các TCKT tăng cao là do NH đã đa dạng các dịch vụ thanh toán hiện đại, thục hiện các mức phí hợp lý nên đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến giao dịch.

Bảng 4.16: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu 2013/ 6 tháng đầu 2012

Số tiền (%) I. Phân theo thời hạn 268.278 557.098 288.820 107,7

- Không KH 58.528 45.744 (12.784) (21,8) - Có KH 209.750 511.354 301.604 143,8 + <12 tháng 179.061 312.649 133.588 74,6 + ≥12 tháng 30.689 198.705 168.016 547,5

II. Phân theo loại tiền 268.278 557.098 288.820 107,7

- VNĐ 259.322 550.441 291.119 112,3 - Ngoại tệ (quy đổi) 8.956 6.657 (2.299) (25,7)

III. Phân theo thành

phần kinh tế 268.278 557.098 288.820 107,7

- TG KBNN 8.511 24.603 16.092 189,1 - TGTK dân cƣ 117.181 333.524 216.343 184,6 - TCKT 142.586 198.971 56.385 39,5

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ô Môn – Cần Thơ)

Phân theo kỳ hạn

So với 6 tháng đầu năm 2012 thì 6 tháng đầu năm 2013 có sự biến động nhẹ về huy động vốn không kỳ hạn. Cụ thể: 6 tháng đầu năm 2013 huy động vốn không kỳ hạn là 45.744 triệu đồng, đã giảm hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 12.748 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 21,8%. Nguyên nhân làm giảm lƣợng huy động vốn không kỳ hạn là do NH đã áp dụng nhiều chƣơng trình dự thƣởng đối với tiền gửi có kỳ hạn nên đã thu hút nhiều khách hàng chuyển sang gửi tiền có kỳ hạn. Đối với huy động vốn có kỳ hạn thì tăng rất mạnh, 6 tháng đầu năm 2013 huy động vốn có kỳ hạn đạt 511.354 triệu đồng, tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 301.604 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 143,8%. Trong đó huy động vốn kỳ hạn dƣới 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao; nhƣng huy động vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng rất mạnh, 6 tháng đầu năm 2013 huy động vốn có kỳ hạn tƣ 12 tháng trở lên đạt 198.705 triệu đồng, đã

tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 168.016 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 547,5%. Nguyên nhân tăng mạnh huy động vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là do trong năm NH đã huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá, mà hầu hết các giấy tờ có giá của NH có thời hạn từ 12 tháng trở lên nên đã làm tăng huy động vốn của NH.

Phân theo loại tiền

Nhìn chung thì huy động vốn bằng nội tệ tăng rất mạnh (tăng 112,3%), nhƣng huy động vốn bằng ngoại tệ đã giảm hơn (giảm 25,7%). Nguyên nhân là do giai đoạn này ít có sự trên lệch về tỷ giá ngoại tệ so với tiền VNĐ nên ngoại tệ không còn là kênh đầu tƣ mang nhiều lợi nhuận, bênh cạnh đó do ảnh hƣởng từ quy định mua vàng và ngoại tệ mà chính phủ đƣa ra.

Phân theo thành phần kinh tế

Từ bảng số liệu trên cho thấy tiền gửi của dân cƣ và TCKT vẫn chiếm tỷ trọng cao, nhìn chung thì cả ba loại tiền gửi trên điều tăng. Trong đó tiền gửi của KBNN và tiền gửi của dân cƣ tăng với tốc độ rất cao, cụ thể tiền gửi của dân cƣ tăng 184,6%, tiền gửi của KBNN tăng 189,1%. Nguyên nhân tiền gửi kho bạc tăng là do các dự án trong quận đang giai đoạn triển khai.

Tóm lại: nhìn chung thì tình hình huy động vốn của NH tăng mạnh qua các năm. NH đã tập trung vào huy động vốn với kỳ hạn dƣới 12 tháng, bằng nội tệ và chủ yếu huy động vốn từ dân cƣ và các TCKT. Bên cạnh đó huy động vốn không kỳ hạn cũng tăng liên tục đã góp phần giúp lƣu thông đồng vốn cho NH.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn – cần thơ (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)