1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng

61 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Ngay từ nhan đề tác phẩm Thương nhớ Mười Hai, thời gian nghệ thuật đã được nêu ra như một điểm nhấn để thể hiện niềm thương nỗi nhớ da diết của tác giả.. Là một trong những người mở đầu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỦ'VĂN

HOÀNG TUYẾT CHINH

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG THƯƠNG NHỞ MƯỜI HAI

CỦA VŨ BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC• • • •

C h u yên ngàn h : V ăn học V iệt N am

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGŨ'VĂN

HOÀNG TUYẾT CHINH

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI

CỦA VŨ BẰNG

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC• • • •

C h u yên ngàn h : V ăn học V iệt N am

N gưòi hưÓTig dẫn khoa học

TS THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

Trang 3

Đe hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết

ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: TS.Thành Đức Bảo Thắng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Em xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa N gữ Văn, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường, nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện

đề tài này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế cho nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2015

Sinh viên

LỜI CẢM ƠN

Hoàng Tuyết Chinh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thương n h ớ

M ư ờ i H a i” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn

TS.Thành Đức Bảo Thắng Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa được ai công bố trên bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.

N eu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.

Hà Nội, ngày 24 thảng 4 năm 2015

Sinh viên

H o à n g T u y ế t Chi nh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ Đ À U * * 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đ ề 2

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên c ứ u 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Bố cục khóa luận 8

NỘI DUNG 9

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CH UNG 9

1.1 Vũ Bằng và tác phẩm Thương nhớ Mười H a i 9

1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp 9

1.1.2 Vị trí của Vũ Bang trong dòng chảy lịch sử văn học dân tộ c 13

1.1.3 Tác phấm Thương nhớ Mười H a i 16

1.2 Thời gian nghệ th u ật 18

1.2.1 Khái niệm thời gian 18

1.2.2 Khải niệm thời gian nghệ thuật 18

1.2.3 Cấu trúc của thời gian nghệ th u ật 22

1.2.4 Các bình diện của thời gian nghệ thuật 26

Chương 2 BIỂU HIỆN CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI CỦA v ủ BẰNG 29

2.1 Thời gian tuyến tín h 29

2.1.1 Thời gian mùa xuân 30

2.1.2 Thời gian mùa h ạ 35

2.1.3 Thời gian mùa th u 38

2.1.4 Thời gian mùa đ ô n g 42

2.2 Thủ pháp xáo trộn các bình diện thòi gian 44

2.2.1 Thời gian hiện tại và thời gian quá khứ 45

2.2.2 Thời gian vật lỉ và thời gian tâm lí 49

KÉT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHĂO

Trang 6

MỞ ĐÀU

1 Lí do chọn đề tài

Vũ Bằng (1913 - 1984) là một cây bút hoạt động trên nhiều lĩnh vực: báo chí, nghiên cứu, sáng tác, phê bình, và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu nhất định Riêng trong sáng tác văn chương, Vũ Bằng

để lại khối lượng tác phẩm lớn thuộc nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc, kí thác nhiều tâm sự của nhà văn về cuộc đời và con người Có thể khắng định, ông đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại Mấy năm trở lại đây, các tác phẩm văn học của ông được tập hợp lại, tái bản để giới thiệu với đông đảo bạn đọc Đặc biệt, các tác phẩm kí của Vũ Bằng được mọi người yêu thích và tìm kiếm Những thành công về nội dung và nghệ thuật của tác giả ở thể loại này được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm, nhưng nổi bật hơn cả

là ở tập bút kí Thương nhở Mười Hai.

Đen với Thương nhở Mười Hai, Vũ Bằng cho người đọc thấy được

linh hồn đất nước qua những trang viết của tập kí Cả tác phẩm phập phồng nhịp đập của trái tim yêu thương, tràn thấm những cảm xúc và tình cảm đẹp

mà nhà văn dành cho quê hương, con người đất Việt Đó là cảnh đẹp thiên nhiên đất nước qua bốn mùa, con người với văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Tác phẩm đã để lại bao ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc đó là: niềm thương nhớ, nỗi hoài niệm về nơi "Chôn rau cắt rốn" của những người con xa quê Để làm được điều đó, Vũ Bằng đã sử dụng thời gian nghệ thuật như một phương diện biểu hiện đắc lực cho nội dung Ngay từ nhan đề tác

phẩm Thương nhớ Mười Hai, thời gian nghệ thuật đã được nêu ra như một

điểm nhấn để thể hiện niềm thương nỗi nhớ da diết của tác giả "Mười Hai” ở đây chính là mười hai tháng trong năm theo Âm lịch của người Việt Nam Chính nhà văn cũng đã bộc bạch nỗi niềm của mình: “ Trong mười hai tháng

Trang 7

của mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười hai sự rung động uyển chuyển của năm tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tình tứ, tôi cảm ơn sự bất công đã cho tôi nhìn rõ lòng tôi yêu thương Hà Nội đến chừng nào, Hà Nội ạ!” [1, 12] “ Mỗi tháng lại có những cái đẹp não nùng riêng, những nỗi nhớ nhung riêng Mỗi cảnh bày ra trước mắt mình lại nói lên nhũng niềm thương yêu cũ, làm thế nào mà giữ trong lòng được” [1, 13]Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật Nhờ có thời gian nghệ thuật mà các tác phẩm văn học có thể phản ánh sinh động cuộc sống của con người trong điều kiện lịch

sử xã hội cụ thể Đây là một phương diện nghệ thuật tiêu biểu góp phần thể hiện nội dung của tác phẩm và là một yếu tố khá quan trọng làm nên thành công của mỗi tác phẩm văn học

Thời gian trong sáng tác của Vũ Bằng cũng như mọi hiện tượng của thế giới khách quan, khi đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng tư tưởng tình cảm, được nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn Cảm quan về thời gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, gắn bó với mơ ước và lí tưởng của nhà văn Cho tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cún công phu, nghiêm túc về Vũ Bằng Đó là những công trình nghiên cứu có giá trị về tác phẩm ở cả nội dung

và hình thức Tuy nhiên, phương diện thời gian nghệ thuật chưa được chú ý và xem xét riêng

Qua thời gian tìm hiểu, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Thời gian

nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng” với mong muốn rẽ

theo một hướng đi riêng Đó là qua phân tích, tìm hiểu yếu tố thời gian nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

2 Lịch sử vấn đề

'’Một tác phấm nghệ thuật thực sự là một tác phấm không đáy” Đúng như Hoàng Ngọc Hiến đã nhận định, đối với những tác phẩm để đời và có giá

Trang 8

trị thì việc nghiên cún, thẩm bình nó luôn luôn bất tận, đó được ví như mảnh

đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu thỏa sức khám phá Thương nhớ Mười

Hai của Vũ Bằng cũng là một tác phẩm như vậy Tuy nhiên, trong dòng chảy

của nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Vũ Bằng là một hiện tượng đặc biệt Bởi vì đây là một cây bút tài năng nhưng "ba chìm bảy nổi" trong cuộc đời và trong sự nghiệp văn học của mình, như Vương Trí Nhàn nhận xét, đây

là một nhà văn ’’không gặp may”

Là một trong những người mở đầu cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với khối lượng tác phẩm đồ sộ, tuy nhiên trong thời gian đầu các sáng tác của ông chưa được đánh giá cao Và phải đến nhũng năm gần đây, nhò' sự '’cong bằng, sáng suốt” của giới nghiên cún và độc giả mà Vũ Bằng cùng các sáng tác của ông mới thực sự được quan tâm, đánh giá cao ở nhiều phương diện và trả về đúng với vị trí xứng đáng của nó

Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên nghiên cứu về Vũ Bằng Trong công

trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận xét khái quát về văn chương của

ông "Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan

về lối tả cảnh và tả nhân vật, dù là họ ở vào cảnh nghèo khổ hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá kê một chút; còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ, ông chú trọng cả vào hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng biệt cho nhân vật" [11, 435] Đồng thời, Vũ Bằng được Vũ Ngọc Phan xếp vào các tiếu thuyết gia tại chương "Tiểu thuyết tả chân”, nhung nhìn chung nhận xét của ông về Vũ bằng còn rất khiêm tốn

Gần 30 năm sau, tác giả Thượng Sỹ trong lời giới thiệu về cuốn sách Bốn

mươi năm nói lảo khi cuốn này được xuất bản lần đầu tiên Thượng Sỹ nhận

định Bon mươi năm nói lảo của Vũ Bằng đã nhận định đây là "lịch sử một kiếp

sống lê thê của người viết báo chuyên nghiệp xứ này” Đó là "Lịch sử của một

Trang 9

kiếp sống gắn theo với nhiều kiếp sống, và đó là tâm tư của một người, cùng theo đuổi một nghề và thường nuôi chọn một hoài bão như nhau" [19, 9]

Năm 1970, Tạ Tỵ cho ra mắt cuốn Mười khuôn mặt nghệ thuật, ở đó

Vũ Bằng được giới thiệu là một trong mười gương mặt văn nghệ nổi bật lúc

bấy giờ với bài: Vũ Bằng, người trở về từ cõi đam mê Tạ Tỵ đã nói về sự

nghiệp của Vũ Bằng với bao chua cay, thăng trầm cùng với sự đóng góp với nghề và một vài đặc điểm về văn phong của ông

Từ năm 1990 đến năm 1999, nhiều bài đăng trên các báo Văn nghệ, Phụ nữ thứ bảy Thành phố Hồ Chí Minh, Người Hà Nội của các tác giả như

Nguyễn Vỹ với Vũ Bằng phải có một vị trí xứng đảng, Đặng Anh Đào với

Thảng ba, đi tìm thời gian đã mất, Nguyễn Thị Thanh Xuân với Khúc ca cảm hoài của người tình nhân, Vương Trí Nhàn với Buồn vui đời viết, Phạm Ngọc

Luận với Neu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo, Nhung tất cả các

bài viết đó chỉ dừng lại ở nghiên cứu một khía cạnh trong tác phẩm hoặc kể những ấn tượng, kỉ niệm về Vũ Bằng nhằm minh oan cho ông

Cũng trong thời gian này, nhà văn Triệu Xuân là người có công sưu

tầm, tuyển chọn các tác phẩm của Vũ Bằng thành ba tập Tuyển tập Vũ Bằng Ông còn viết bài Vũ Bằng - người lữ hành đơn côi Qua đó, Triệu Xuân đã

khái quát đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp và nhũng đóng góp của Vũ Bằng cho nền văn học Việt Nam

Tiếp theo, với công trình Vũ Bằng - bên trời thương nhớ, nhà nghiên

cún Văn Giá đã thể hiện cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về cuộc đời

và sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng

Trong Chân dung các Nhà văn hiện đại do một nhóm tác giả biên soạn,

Nguyễn Đăng Điệp đã phác thảo về cuộc đời và những nét chính trong tác phẩm của Vũ Bằng Công trình cũng đề cập đến những đánh giá sai lầm của một số

người về nhà văn trước đây Các trang viết Cuộc dấn thân đẹp đẽ và mang tính

Trang 10

phiêu lưu [3, 238], Người chung thần với lao động chữ nghĩa [3, 243], Lõi trầm

đã kết trong cây [3, 247] đều góp phần khẳng định tài năng và những đóng

góp to lớn của Vũ Bằng cho nền văn học nước nhà

Năm 2006, Nguyễn Ngọc Thiện trong Phong cách và Đời văn đã không

ngớt lời khen ngợi: “Trên lĩnh vực văn chương, Vũ Bằng là một nhà văn độc đáo, tài hoa mang dấu ấn phong cách rõ rệt Ông thành công trên hai thể loại chính là tiểu thuyết và kí, đặc biệt về hồi kí và tùy bút, tạp văn [15,420 - 421 ]

Cũng trong năm này, nhà văn Triệu Xuân đã ra mắt bạn đọc Vủ Bằng toàn

tập Trong công trình, nhà văn đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc của mình trước

một nhân cách lớn: “Cả cuộc đời say mê văn chương, cả một đời yêu nước thương nòi, vậy mà Vũ Bằng phải chịu quá nhiều oan ức khổ đau! Thương thay một kẻ lữ hành suốt đời đơn côi ngay trên đất nước quê hương mình.” [19, 20]

Cùng với lịch sử nghiên cứu về Vũ Bằng, các sáng tác của ông cũng được chú ý nghiên CÚOI Và tác phẩm để lại nhiều dư âm nhất - chính là tập kí

Thưong nhớ Mười Hai.

Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Vũ Bằng - Thương nhớ Mười Hai đã

đánh giá rất cao tác phẩm này Đó là "Một nét anh hoa của tấm lòng đời", '’tùng câu tha thiết đã làm cho đến những người đương ở giữa Hà Nội cũng phải yêu lây Những sành sỏi thoát ra từ ngòi bút sao mà nhớ đến não nùng." Ông còn nhận định rằng: “Mỗi trang văn của Vũ Bằng là một u uẩn, một ước mong không nguôi không tới được, không bao giờ tới được, không thể cầu được ước thấy” [5, 226]

Trong chuyên luận của Văn Giá, tác giả cũng đánh giá rất cao về

Thương nhớ Mười Hai Vũ Bằng đã "trải gấm hoa” lên những trang văn, và

ngay cả độc giả khó tính nhất cũng phải thừa nhận đây là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Với Nguyễn Đăng Điệp, tác giả nhận thấy Vũ Bằng luôn sống với thế giới hoài niệm trong thời gian rời Hà Nội thương yêu vào Sài Gòn Theo

Trang 11

Nguyễn Đăng Điệp, Thương nhở Mười Hai, Miếng ngon Hà Nội và hàng loạt

các tác phẩm khác đi ra từ vòm trời thương nhớ vời vợi ngàn trùng, cô đơn khắc khoải Trong số đó có thật nhiều trang văn tài hoa, đẹp đến nhói đau Ồng thật sự là một nghệ sĩ lớn đã tấu lên khúc nhạc hồn non nước tâm huyết nhất của đời mình ” [3, 250]

Triệu Xuân lại rất hào phóng sử dụng mĩ từ khi nói về Thương nhớ

Mười Hai: “Có người bạn thân, trong lúc đàm đạo văn chưong, hỏi tôi: sắp

sang thế kỷ 21 rồi, nếu chỉ được phép mang mười cuốn sách văn học vào thế

kỷ mới, ông mang những cuốn nào? Tôi trả lời ngay: Một trong nhũng cuốn

tôi mang theo là Thương nhớ Mười Hai của Vũ B ằng! ” [19, 11].

Năm 2006, trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ (số 3), tác giả Tạ Hiếu với bài viết Nghệ thuật so sánh trong tùy bút Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng đã

nhìn nhận tác phẩm này ở góc độ nghệ thuật Tác giả nhận định: “Vũ Bằng vận dụng hết sức linh hoạt, uyển chuyển và biến hóa ( ), Vũ Bằng đã thôi miên người đọc vào mê hồn trận của nhũng so sánh Nhũng so sánh đẹp với nhiều liên tưởng thú vị như thứ men làm say lòng độc giả, đế rồi lúc chợt tỉnh, họ thán phục rằng: khó có thể so sánh gợi cảm và hay hơn được nữa.” [7, 11 - 12]

Giáo sư Hoàng Như Mai đã dành tặng cho Thương nhớ Mười Hai

nhũng lời đánh giá thật đẹp trong Lời nói đầu của tác phẩm: “ Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang [ 1 , 6 ]

Nhìn chung, các công trình, bài viết chủ yếu tập trung đi vào tìm hiểu cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn Việc nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của

Vũ Bằng còn đang ở bước đầu trên chặng đường tìm hiểu và chiêm ngưỡng

Đặc biệt, Thương nhở Mười Hai vẫn được xem là một mảnh đất màu mỡ đang

chờ người giàu tâm huyết khai phá Có một số công trình đã đi vào đánh giá cái hay, cái đẹp và giá trị của tác phẩm Nhưng đến nay, vẫn chưa thể giải mã

Trang 12

hết được thế giới bí ẩn và cái đẹp đang hàm chứa trong tùy bút này Đó là một trong những khó khăn đối với chúng tôi khi tìm tư liệu cho đề tài của mình.

Qua việc tìm hiểu lịch sử vấn đề đã nghiên cún về nhà văn Vũ Bằng và

tác phẩm Thương nhớ Mười Hai, chúng tôi thấy hướng đi của khóa luận

không bị trùng lặp Với sự đóng góp nhỏ bé của mình cho việc nghiên cứu

văn học, chúng tôi hi vọng đề tài Thời gian nghệ thuật trong Thương nhở

M ười Hai của Vũ Bằng sẽ khám phá cái hay, cái đẹp của tập kí ở góc độ hình

thức nghệ thuật Hình thức đó chính là thời gian nghệ thuật

3 Mục đích nghiên cún, nhiệm vụ nghiên cún

3.1 Mục đích nghiên cứu

Triển khai đề tài Thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của

Vũ Bằng, mục đích của chúng tôi là nhằm khám phá, làm rõ nét độc đáo của thời

gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng Từ đó, khắng định

những đóng góp quý báu và vị trí của ông đối với văn xuôi hiện đại nước nhà

3.2 Nhiệm vụ nghiên cún

Với đề tài này, trước hết chúng tôi đi làm rõ một số nét về tác giả, tác phẩm và cơ sở lí luận về thời gian nghệ thuật trong văn học Sau đó chỉ ra các

biểu hiện về thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng

để thấy được nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Qua đó, thấy được tài năng bậc thầy của tác giả

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu về thời gian

nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tác phẩm Thương nhở Mười Hai của Vũ Bằng.

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

- Phương pháp khảo sát thống kê

Trang 14

NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VÁN ĐÈ CHƯNG

1.1 Vũ Bằng và tác phấm Thương nhớ Mười Hai

1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp

1.1.1.1 Cuộc đời

Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, Vũ Bằng là một nhà báo, một nhà văn tài năng ở nhiều phương diện Song, trong một thời gian dài, cuộc đời và con đường văn chương nghệ thuật của Vũ Bằng tưởng như chìm vào quên lãng, tưởng như bị phủ nhận bởi cái án “dinh tê”, “về thành”, “quay lưng với kháng chiến”, “di cư vào Nam theo giặc” Những điều như vậy đã khiến bản thân Vũ Bằng cùng những tác phẩm nghệ thuật của ông phải chịu nhiều éo le, thiệt thòi trong cuộc sống Cho dù mãi sau này sự thật mới được sáng tỏ, nhưng công bằng mà nói khi nhắc đến thế hệ nhũng nhà văn tiền chiến Việt Nam, nhắc đến những con người đã mang lại cho đời những áng văn tuyệt bút nặng nghĩa nặng tình về quê hương, về những tình cảm sâu đậm của lòng người Và hơn hết là về những giá trị đích thực của nghệ thuật thì không thể không công nhận một Vũ Bằng tài hoa trong văn học nghệ thuật

Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng Ông sinh ngày mùng 03 tháng 06,

năm 1913 tại Hà Nội (trong Vũ Bằng toàn tập, Triệu Xuân cho rằng Vũ Bằng

sinh năm 1914) Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học, có truyền thống khoa bảng nhiều đời ở miền đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, (nay là Bình Giang) tỉnh Hải Dương Ông may mắn được vào học Trường Lycée Albert Sarraut - một trường Trung học Pháp nổi tiếng lúc bấy giờ chỉ dành cho con em người Pháp và những gia đình người Việt “có máu mặt”

Khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo Vào những năm cuối tại trường trung học Albert Sarraut, Vũ Bằng đã sao nhãng việc học để theo nghề viết báo Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo và liền sau đó ông lao vào

Trang 15

nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê Những bài báo đầu tiên của Vũ

Bằng được đăng trên An Nam tạp chí và sau đó là tờ Đông Tây Những năm

trước cách mạng Vũ Bằng viết văn và làm báo với rất nhiều bút danh khác nhau như: Vũ Bằng, Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm,

Vũ Tường Khanh, Hoàng Thị Trâm và làm việc ở rất nhiều tờ báo: An Nam tạp chí, Đông Tây, Trung Bắc Tân văn, Công dân, ích hũu, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san,

Khoảng năm 1934 - 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Ọuỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh Cuộc hôn nhân của hai người gặp nhiều sự phản đối của gia đình, bè bạn do bà Quỳ đã qua một đời chồng và có một người con riêng Tuy nhiên sau đó Vũ Bằng và người phụ nữ này vẫn đến với nhau và sinh được một người con tên là Vũ Hoàng Tuấn Gia đình Vũ Bằng sống rất hạnh phúc cho tới khi Vũ Bằng vào Nam

Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến sau

đó ông “dinh tê” về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng (khoảng cuối năm 1948) Năm 1954, được sự phân công của

tổ chức ông đành để lại vợ và con trai (Vũ Hoàng Tuấn và người con riêng của vợ tên là Khoái) ở lại Hà Nội để vào Nam làm nhiệm vụ

Do tính chất của công việc tình báo và cũng do hoàn cảnh nên trong thời gian ở miền Nam, Vũ Bằng đã lập gia đình với một người phụ nữ Nam

Bộ tên là Lương Thị Phấn quê ở c ần Thơ Hai người có với nhau sáu mặt con Tuy nhiên cuộc sống của gia đình ông không được suôn sẻ và ngày càng

nghèo túng Khi viết Bốn mươi năm nói ỉảo, Vũ Bằng đã phải viết vừa ngồi

hứng từng chậu nước đổ vào bể chứa cho vợ nấu cơm và giặt giũ ( ) Buổi trưa đến cây xăng cống Bà xếp, ngồi giữa hơi xăng và đống dầu mỡ mà viết Trong những năm sinh sống ở Sài Gòn, có lúc Vũ Bằng đã ký tên bác sĩ Lê

Tâm viết cả nhũng sách tính dục như Gái dậy thì nên biết đế kiếm tiền

trang trải cuộc sống gia đình

Trang 16

Trong hoàn cảnh có vợ con ở miền Nam nhưng Vũ Bằng vẫn luôn hướng lòng mình về miền Bắc, về người vợ cũ nơi cố hương Năm 1967, ông nhận được tin người vợ Nguyễn Thị Ọuỳ mất nhung vẫn không thể về thăm Mặc dù rất đau khổ nhưng nhà văn Vũ Bằng vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc.

Năm 1975, đất nước thống nhất nhưng Vũ Bằng vẫn sinh sống tại miền Nam Có lẽ là do hoàn cảnh gia đình, hoặc do mặc cảm và nhất là khi thân phận của ông vẫn chưa được tiết lộ và minh oan nên ông không thể quay về Bắc Việt - nơi mà ông luôn hằng mong ước trở về Cuộc sống túng thiếu và bệnh tật kéo dài cho đến những ngày đầu tháng tư năm 1984 thì chấm dứt đối với Vũ Bằng vì ông đã đi vào cõi vĩnh hằng, khi đó ông đã 70 tuổi

Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng Huân chương nhà nước Ngày 01/03/2000, Tổng cục II của Bộ Quốc Phòng đã xác nhận: Vũ Bằng là nhà văn - chiến sĩ tình báo của ta hoạt động trong lòng địch theo sự phân công của cấp trên Đen ngày 13 tháng 02 năm

2007, nhà văn Vũ Bằng đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

1.1.1.2 Sự nghiệp

Vũ Bằng không chỉ là một nhà báo mà còn là một nhà văn rất mực tài hoa Từ khi quyết định gắn cuộc đời mình với cây bút, sức viết của ông vô cùng dồi dào, phong phú, sung sức trên nhiều lĩnh vực vực Ớ lĩnh vục nào ông cũng đạt được những thành công nhất định Ông đã để lại khối lượng tác phẩm khá lớn thuộc nhiểu thể loại như truyền thuyết, truyện vừa và kí và khoảng năm mươi truyện ngắn, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị đặc sắc,

kí thác nhiều tâm sự của nhà văn về cuộc đời, con người, chú trọng đến nhũng khía cạnh phong hóa xã hội và đôi khi thuần túy văn nghệ

Trang 17

Sáng tác đầu tiên trong cuộc đời cầm bút của Vũ Bằng là truyện ngắn

Con ngựa già đăng trên mục Bút mới báo Đông Tây năm 1930 Từ đó cho đến

cuối đời, Vũ Bằng đã liên tục, đều đặn cho ra mắt một khối lượng tác phẩm lớn nhưng theo tình hình thực tế thì cho đến nay mới phát hiện được hơn một nửa

Từ những năm trước cuộc Cách mạng tháng Tám, Vũ Bằng đã say mê nghiệp văn, nghiệp báo Tác phẩm văn học đầu tay của ông là tập tùy bút

châm biếm Lọ văn ra đời khi ông mới 16 tuổi nhung đã đón nhận sự yêu thích

từ mọi người

Tập tiểu thuyết Một người trong đêm tối (1937) viết về cuộc đời của

một thanh niên trụy lạc và một thiếu phụ hoang dâm, qua đó tác giả muốn phơi bày cái nhơ nhớp của một bộ phận tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ

Tiểu thuyết Truyện hai người (1940) viết về chuyện một viên thư kí tên

Hải say mê một cô gái điếm tên Trân

Tập truyện ngắn Đe cho chàng khỏi khổ (1941) thể hiện rõ nhất lối văn

phong dí dỏm, ngộ nghĩnh và chất trào lộng của Vũ Bằng

Từ sau năm 1945 đến 1954, Vũ Bằng viết một số truyện dài như: Chóp

bế mưa nguồn (1949), Thư cho người mất tích (1950), Ben cũ (1950) và hàng

chục truyện ngắn khác đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy Lúc này Vũ Bằng tập

trung miêu tả về cuộc sống vùng đô thị tạm chiếm Hà Nội qua đó bộc lộ tình cảm của mình đối với kháng chiến của toàn dân tộc

Sau năm 1954, Vũ Bằng tiếp tục cộng tác với nhiều tờ báo ở miền Nam

như: Hòa bình, Dân chúng, Đồng Nai, Sài Gòn, Mai, Tiếng dần, Vịt vịt, Tin

điện, Sao trắng, Thế giới Mặt khác, ông cho ra đời nhiều tác phẩm với các

thể loại khác nhau như: Khảo về tiểu thuyết (tiểu luận, 1955), Miếng ngon Hà

Nội (ký, 1960), Món lạ miền Nam (ký, 1960), Bốn mươi năm nói lảo (ký,

1969), Thương nhở mười hai (ký, 1971), Mê chữ (tập truyện, 1970), Nhà vãn

lắm chuyện (giai thoại, 1971), Cải đèn lồng (tập truyện, 1971), Bát cơm (tập

Trang 18

truyện ký, 1971), Bảy đêm huyền thoại (truyện ký, 1972), Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973), Bóng ma nhà mề Hoảt (truyện, 1973) Nhưng trong

số đó xuất sắc hơn cả là bộ ba tác phẩm ký: Bốn mươi năm nói lảo (1969),

Miếng ngon Hà Nội (bắt đầu viết năm 1952 và hoàn chỉnh năm 1969) và Thương nhó’ Mười Hai ( 1971 ).

Bốn mươi năm nói ỉảo là cuốn sách đầu tiên viết về việc làm báo ở Việt

Nam Đây là một cuốn vừa biên khảo về lịch sử báo chí, lịch sử Việt Nam mà cũng vừa là cuốn tạp ghi về sinh hoạt báo chí nước ta từ lúc tác giả mới bước chân vào làng báo tại Hà Nội (1928 - 1929) cho đến cuối đời tại Sài Gòn (1970) Qua tác phẩm này, tác giả ghi lại được tiến trình báo chí Việt Nam với các báo ở miền Bắc (trước năm 1954) và báo ở miền Nam (trước 1975)

Sáng tác của Vũ Bằng trải rộng trên nhiều thế loại như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, với một khối lượng khá lớn các tác phẩm viết suốt

từ những năm 30 đến khi ông cất bút từ giã cuộc đời Vũ Bằng đã để lại cả một sự nghiệp văn học nếu không nói là thật lớn lao, thì cũng là nổi bật thời tiền chiến

1.1.2 Vị trí của Vũ Bằng trong dòng chảy lịch sử văn học dân tộc

Vũ Bằng là một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại Suốt cuộc đời làm báo, viết văn, ông đã cống hiến toàn bộ trí tuệ, tài hoa, đóng góp rất quan trọng cho nền văn học, báo chí nước nhà

Vũ Bằng là người có nhiều đóng góp quan trọng cho lĩnh vực lí luận về tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đến 1945

Sự ra đời của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX

đã tạo thành một dấu mốc quan trọng cho quá trình hiện đại hóa nền văn học Trong giai đoạn này có rất nhiều các tác phẩm có giá trị ra đời Song về phương diện lí luận mà nói thì vẫn chưa có một công trình nghiên cún chuyên

sâu nào về tiểu thuyết hiện đại ngoại trừ cuốn Khảo về tiểu thuyết của Vũ

Trang 19

Bằng Thực ra, lúc này ngành nghiên cún lí luận - phê bình văn học của nước

ta không phải là không phát triển, mà ngược lại đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc đưa ra các bài viết có tính lí luận về văn chương nói chung nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của văn học, với các tên tuổi lớn như Thiếu Sơn, Trương Chính, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai,

Với Khảo về tiểu thuyết, Vũ Bằng đã tạo nên một tiếng vang và có ý

nghĩa quan trọng đối với lí luận văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng

Vũ Bằng là người đầu tiên đưa vấn đề tiểu thuyết ra bàn luận một cách có hệ thống qua việc tiến hành phân biệt một cách khá thuyết phục giữa tiểu thuyết hiện đại và truyền thống, xác định vấn đề nhân vật, ngôn ngữ trong tiểu thuyết hiện đại Đối với việc phân biệt hai loại tiểu thuyết (truyền thống và hiện đại),

Vũ Bằng cho rằng: tiếu thuyết truyền thống là loại “truyện quái đản thất kinh”, “làm cho ta quên cõi đời này đi” như truyện diễn nghĩa của ta và Tàu, truyện thơ anh hùng ca của Pháp (Poèmes epiques - sử thi), truyện hoang đường và tiếu thuyết hiện đại là “gần đời thiết thực” Không ít nhà văn, nhà phê bình nghiên círu văn học cho rằng: Ngay từ nhũng năm ba mươi, Vũ Bằng là một trong những người có công lớn cách tân tiểu thuyết Việt Nam, hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam

Trong lĩnh vục báo chí, Vũ Bằng là một nhà báo xông xáo, hoạt động sôi nổi, góp phần to lớn trong việc phát triển nền báo chí nước nhà

Ngay tù’ thời trai trẻ ông đã cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội trong

thập niên 30, 40 Chủ bút tờ Tiểu thuyết thứ bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung

Bắc chủ nhật, cho đến khi tên tuổi của ông quen thuộc trong làng báo, nhiều

tờ, nhiều mục đều có Vũ Bằng “Viết báo, viết báo, thầu báo cai đầu dài ba bốn tờ một lúc Anh viết đủ thứ, tù' thượng vàng hạ cám, từ cái hộp thư, cái tin vặt, cái vui cười, cái biết ai tâm sự đến truyện ngắn, truyện dài đăng từng kì” (Tô Hoài)

Trang 20

Trong tác phẩm Vẫn học miền Nam, Võ Phiến đề cập đến tài năng làm

báo của ông: “Vũ Bằng có lúc tay nầy một tờ báo của Vũ Đình Long, tay kia một tờ khác của Nguyễn Doãn Vượng; có lúc một mình trông nôm cả ba tờ báo

ở Sài Gòn (Đồng Nai, Sài Gòn Mai và Tiếng Dân; lại có lúc vừa viết cho Dân chúng, làm Tổng thư ký báo Tin Điện, lại vừa hợp tác với người thứ ba làm báo Vịt Vịt ” Vũ Bằng dấn thân vào nghiệp báo với nỗi đam mê, song song với nhiều thể loại đóng góp trên tờ báo, ông sáng tác đều đặn nhiều tác phẩm

Vũ Bằng không chỉ là một nhà báo mà còn là một nhà văn rất mực tài hoa với những đóng góp đáng kể cho sự thành công của nền văn học nước nhà.Suốt bảy mươi năm trên dòng sông cuộc đời, Vũ Bằng đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác phong phú trên nhiều lĩnh vực: báo chí, viết văn, dịch thuật, với nhiều thể loại: tùy bút, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết, Văn nghiệp của ông làm phong phú, đa dạng cho nền văn học hienj đại Việt Nam trong buổi đầu khai sáng

Và nhà văn Triệu Xuân đánh giá: Văn hồi ký của ông là loại văn trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở Các câu văn tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế Cùng

với Thương nhở M um Hai, Miếng ngon Hà Nội,., đã góp phần định hình kiểu

hồi ký trữ tình độc đáo Có thế xem đây là một đóng góp quan trọng của Vũ Bằng vào thê ký nói riêng và nền văn học hiện đại nói chung

Nhà văn Triệu Xuân kể: “Vào những năm 1932 - 1945, Vũ Bằng đã nâng đỡ, hướng nghiệp, dìu dắt rất nhiều nhà văn trẻ, sau này trở thành những nhà văn tên tuổi lẫy lừng; và những người am hiểu Vũ Bằng từ khi ông vào Nam mà tôi đã gặp đều khẳng định: Vũ Bằng là một con người chân chính, một nhà văn yêu nước, có tấm lòng son sắt với Hà Nội

Là người có công lao to lớn với sự nghiệp cách mạng Một người nghệ

sĩ ngôn từ tài hoa giàu lòng yêu thương quê hương đất nước Có thể nói, Vũ

Trang 21

Bằng là một hiện tượng đặc biệt, một dấu son chói lọi trong dòng chảy không ngừng của lịch sử văn học dân tộc.

1.1.3 Tác phấm Thương nhở Mười Hai

Trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của Vũ Bằng, Thương nhớ Mười

Hai có một vị trí hết sức quan trọng Đây là một tác phẩm có giá trị lớn cả về

nội dung lẫn hình thức nghệ thuật

Tùy bút Thương nhớ Mười Hai ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang

chìm trong bom đạn Lúc này, Vũ Bằng và gia đình cũng có hoàn cảnh éo le giống như hoàn cảnh chung của cả dân tộc Với nỗi nhớ đong đầy yêu thương của người con xa xứ, Vũ Bằng đã gửi gắm tất cả lên trang viết của mình

Thương nhớ Mười Hai viết về mười hai tháng với khung cảnh thiên

nhiên, đất trời, cảnh vật, con người, văn hóa của Hà Nội và của miền Bắc Vũ Bằng đã dành trọn tác phẩm này đế viết về văn hóa Hà Nội với chiều sâu của lịch sử và vẻ đẹp của Hà Nội trong nỗi hoài niệm da diết về Việt Bắc yêu dấu

Vũ Bằng đã mất mười một năm ròng rã để hoàn thành tùy bút Mười một năm chỉ để viết về nỗi nhớ trong một năm, qua đó chúng ta sẽ cảm nhận được nỗi nhớ ấy khắc khoải đến nhường nào

Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng là một tùy bút được viết khi tác

giả đang sống ở Sài Gòn, nhớ về miền Bắc - Hà Nội, nhớ về người vợ thân yêu của mình Mang đặc trưng của thể tùy bút có pha lẫn hồi kí, tác phẩm được chia thành mười hai đoạn, mỗi đoạn tương ứng cho một tháng Âm lịch của một năm Qua đó, những nét văn hóa, phong tục tập quán, thói quen, tâm hồn của mảnh đất Hà Nội nói riêng và của vùng đất Bắc Bộ nói chung hiện lên rất rõ nét

Cùng là nhũng người "sành" Hà Nội, và cũng mang trong mình một tình yêu Thủ đô sâu sắc, nhưng mỗi nhà văn lại có một cách úng xử, một cái nhìn khác nhau về Hà Nội Neu như Thạch Lam khi viết về Hà Nội với cảm

Trang 22

nhận tinh tế, sâu lắng, đầy cảm xúc Nguyễn Tuân lại có con mắt sắc sảo, tài hoa, còn Vũ Bằng đã góp thêm một nét vẽ, một nhớ nhung da diết vào bản tình ca có tên: nỗi nhớ Hà Nội.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về thể loại của tác phẩm Thương nhớ

Mười Hai Chúng ta biết rằng, Vũ Bằng viết tác phẩm này trong hoàn cảnh đặc

biệt Đó là khi tác giả đang sống và hoạt động tình báo ở Sài Gòn Nhà văn kể lại một đoạn đời đã qua với bao kỉ niệm nên tác phẩm có tính chất của một hồi

kí Mặt khác, Thương nhở Mười Hai viết về thiên nhiên, con người, văn hóa,

đất Bắc và tình cảm nhớ thương tha thiết của nhà văn nên cũng có thể xem là một bút kí Nhung, tác phẩm lại thể hiện rất sâu đậm nỗi lòng, tâm tư tình cảm

của tác giả nên mang đặc tính của tùy bút Vũ Bằng viết Thương nhớ Mười Hai

để ghi lại những dòng cảm xúc chủ quan tuôn chảy trong suốt quãng đời xa quê Như vậy, ngay trong tác phẩm của mình Vũ Bằng đã có sự kết họp rất độc đáo, đan xen giữa các thể loại tạo nên một Vũ Bằng với phong cách riêng biệt

Dù là hồi kí, bút kí hay tùy bút thì cũng đều nằm trong một thế loại chung Nhà văn đã rất thành công trong việc kết họp chúng nhò' sự kết họp hài hòa, đặc sắc

đó đã đưa đến những thành công đặc sắc về nội dung và độc đáo về nghệ thuật của tác phẩm Thật hiếm có tác phẩm nào đưa đến cho ta vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên vừa hết sức quyến rũ, vừa rất đỗi thân quen, có sức cuốn hút làm

say đắm lòng người như Thương nhớ Mười Hai Tác phẩm thực sự là đỉnh cao

của tùy bút Vũ Bằng Con người ấy đã nhúng bút vào bình nước mắt nhớ

thương để viết nên kiệt tác Thương nhớ Mười Hai, đó là tình cảm của người

con Hà Nội xa xứ như bị lun đày luôn nhớ về quê mẹ

Sức hấp dẫn và vẻ đẹp của tác phẩm còn được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khái quát: Tình yêu quê hương, đất nước ấy là linh hồn của nhũng trang

viết hay nhất trong Thương nhớ Mười Hai Bao hàm trong đó còn có truyền

thống của người dân Việt Nguyễn Đăng Mạnh đã nhìn thấy vẻ đẹp của cái tôi

Trang 23

tác giả thể hiện trên trang văn: Một con người ham chơi, hiếu động, sành sỏi

ẩm thực, nhưng chân thật, tinh tế tài hoa và rất có duyên Anh yêu tha thiết quê hương đất nước mình

1.2 Thời gian nghệ thuật

1.2.1 Khái niệm thời gian

Thời gian là một phạm trù triết học, cùng với không gian là hình thức tồn tại của vật chất, của thế giới Không có sự vật hiện tượng nào tồn tại ngoài

nó, chỉ trong thời gian và không gian thì sự vật mới có tính xác định Từ định nghĩa trên chúng ta có thể thấy rằng thời gian là một phạm trù khoa học, là hình thức tồn tại của thế giới vật chất, nhờ có thời gian mà thế giới vật chất trở nên xác định và được xác định bởi thời gian, thế giới vật chất vận động, biến đổi không ngừng

Thời gian là cái gì đó hết sức trùn tượng Như Nguyễn Thị Bích Hải

trong cuốn Thi pháp thơ Đường đã nhận xét: "Thời gian là một đại lượng để

xác định quá trình tồn tại, vận động, phát triển của mọi vật, mọi sự vật trong thế giới” Vì vậy mà thời gian - cái bình thường ấy lại là cái mà mọi người quan tâm Khoa học và thực tiễn cho thấy có một thời gian vật lý tuyệt đối, vận động khách quan không theo ý muốn của con người Đó là thời gian diễn

ra từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày, được đo bằng mặt trời, mắt trăng, bằng đồng hồ Mũi tên của thời gian cũng chỉ có một hướng tiến lên đó

là quá khứ - hiện tại - tương lai Nhung rồi chính khoa học buộc người ta phải hủy bỏ ý tưởng về một thời gian tuyệt đối duy nhất và thời gian đã trở thành một nhận thức cá nhân gắn liền với quan sát viên thực hiện phép đo Như vậy, thời gian là đối tượng nhận thức của con người Nó là thời gian khách quan được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan của chúng ta trong từng điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể

1.2.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật

Như chúng ta đã biết, không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian riêng của mình Ngoài thời

Trang 24

gian vật lý, thời gian lịch sử, còn có thời gian sinh vật, thời gian tâm lí Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, nó cũng có thời gian riêng Tác phẩm nghệ thuật cũng tồn tại ở dạng vật chất và không có thời gian vật chất tác phẩm nghệ thuật cũng không tồn tại được Nhung thời gian khách quan đó chưa phải là thời gian nghệ thuật Bởi qua tác phẩm, ta có thể trải qua một cuộc đời, một ngày, trải qua nhiều thế hệ, hoặc quay về quá khứ, hay nhảy vượt tương lai, hoặc sống ở cõi khác ngoài cõi trần Vậy thời gian nghệ thuật là gì?

Một thời gian dài con người chỉ hiểu thời gian là khách quan, do đó chưa ai nghĩ đến thời gian nghệ thuật Vì vậy, khái niệm thời gian nghệ thuật

là một khái niệm rất mới của khoa học, được coi là một trong nhũng thành tựu nổi bật nhất của khoa học nghiên cún văn học hiện đại Quá trình hình thành nên khái niệm cũng phải trải qua một thời gian dài trong lịch sử văn học.Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là thời gian có thể thể nghiệm được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai Thời gian nghệ thuật cũng

là một hình tượng nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn Đây là một trong những phạm trù rất quan trọng của thi pháp học bởi lẽ nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật làm nên phong cách nhà văn

Trước thế kỉ XX, trong Thỉ pháp học, người ta đề xướng nguyên tắc

"bắt chước tự nhiên" nên chưa ý thức được tính độc lập của thời gian nghệ thuật Chủ nghĩa c ổ điển Pháp với luật "tam duy nhất" đồng nhất thời gian cốt truyện vào thời gian diễn xuất đã trói buộc nghệ thuật Thế kỉ XVIII, nhà khai sáng Đức Lessing phân biệt hội họa và thơ ở chỗ hội họa miêu tả các sự vật trải ra trong không gian, còn thơ ca miêu tả những vật thay thế nhau trong thời gian Như vậy vẫn là sự tương đồng giữa văn học với các đối tượng và chất liệu Họ chưa thấy rõ thời gian nghệ thuật mang tính tâm lí Việc phát hiện tính thời gian của dòng ngôn từ đã mở ra triển vọng mới để khám phá thời gian nghệ thuật

Trang 25

Thời gian nghệ thuật thực sự được ý thức khi nhận thấy sự so le giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật, thời gian không đồng đều trong các chương cũng như thời gian bị bỏ lủng giữa các chương tiểu thuyết Các nhà thi pháp học lịch sử như M Bakhtin, Đ X Likhachép khái quát các hình thức thời gian trong tiểu thuyết cổ và văn học trung đại thì thời gian nghệ thuật mới được quan tâm nhiều hơn trong nhiên cún văn học Thời gian trong văn học thế kỉ XIX cũng như các hình thức mới lạ của thời gian nghệ thuật trong văn học thế kỉ XX là đề tài của các nhà nghiên cún.

Chúng ta có thể hiểu thời gian nghệ thuật là yếu tố thuộc phương thức tồn tại của thế giới, có cấu trúc riêng Nó vừa là phương diện của đề tài vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức nghệ thuật Thời gian nghệ thuật là sự tập hợp nhiều thế giới cá biệt, những loại thời gian này tác động vào nhau, liên hệ vào nhau thành sự vận động chung nhịp điệu của cuộc sống Thời gian qua văn học có thể bị khúc xạ qua tâm lí con người và gắn với quan niệm, tư tưởng, nghệ thuật của người nghệ sĩ

Theo các nhà nghiên cún như Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình

Sử trong cuốn Từ điển thuật ngữ vẫn học cho rằng thời gian là "hình thức nội

tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó" Trong thế giới nghệ thuật thời gian xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiền được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm và cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả (nghĩa là tác giả quan tâm vấn đề thời gian để diễn tả cái gì )-

Là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như một yếu tố của

nó Neu như mọi hiện tượng của thế giới khách quan khi đi vào nghệ thuật được soi sáng bằng tư tưởng và tình cảm, được nhào nặn và sáng tạo trở thành mọi hiện tượng nghệ thuật phù họp với thế giới khách quan, phương pháp sáng tác, phong cách truyền thống và thể loại nhất định thì thời gian trong tác

Trang 26

phẩm cũng thế Nó có thể được gọi là thời gian nghệ thuật như ta đã quen gọi tính cách nghệ thuật, xung đột nghệ thuật.

Thời gian xuất hiện trong tác phẩm văn học như một hình thức hiện hữu, một phương thức tồn tại của nhân vật, các biến cố, các quan hệ Thời gian trong tác phẩm văn chương nó cũng thể hiện tính đa dạng phức tạp của

nó Văn chương có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng tính vận động, tái tạo dòng thời gian với nhũng nhịp độ khác nhau Sự vận động thời gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống, nhưng không phải bất cứ dấu hiệu thời gian nào trong tác phẩm cũng là thời gian nghệ thuật Nằm sâu trong tác phẩm văn học, thời gian chỉ hóa thời gian nghệ thuật khi nó chìm lặng đi cùng với các phương tiện nghệ thuật khác để làm nổi rõ chủ đề của tác phẩm với nhũng thay đổi số phận và những biến động của tâm tư

Trong Thi pháp thơ Tố Hữu tác giả Trần Đình Sử đã tổng kết một số

cách chiếm lĩnh thời gian và những hình thức của thời gian nghệ thuật Theo ý kiến của tác giả chủ nghĩa c ổ điển thường đồng nhất thời gian văn học vào thòi gian khách quan của diễn xuất trong quy tắc" tam duy nhất" lấn át cái lịch sử Các tác giả của chủ nghĩa lãng mạn lại phủ nhận trật tự thời gian khách quan để xây dụng một thời gian lý tưởng, họ phát hiện ra một thời gian lịch sử trừu tượng Tác giả của chủ nghĩa hiện thực theo hướng tổng hợp giữa thời gian sinh hoạt hàng ngày của con người với thời gian lịch sử của các sự kiện xã hội.Theo tác giả Trần Đình Sử 'Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải đon giản chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm.” [12, 90]Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay

Trang 27

chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai Nó được sáng tạo

ra mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế, có thể đảo ngược hay vượt tương lai hoặc là dùng lại Nhung thời gian nghệ thuật cũng không phải là một hiện tượng tâm lí cá nhân người đọc, muốn cảm nhận nhanh chậm thế nào cũng được mà thời gian nghệ thuật là một sáng tạo khách quan trong chất liệu

Đặc biệt, thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trung, thể hiện một quan điểm của nhà văn về cuộc đời và con người Cuộc đời có thể chỉ là cuộc đày ải hoàn toàn vô tận Cuộc đời cũng có thể chỉ như con thoi đưa mà không có chỉ, hoàn toàn vô nghĩa Hay cuộc đời là cuộc hành quân đi đến tương lai, Vì vậy, thời gian nghệ thuật mang tính triết lí, tâm lí

Thời gian nghệ thuật là một trong nhũng phạm trù quan trọng của thi pháp học, bởi nó thể hiện chất sáng tạo của người nghệ sĩ Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thế chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời Thời gian nghệ thuật thể hiện ý thức sáng tạo, tự do, chủ quan của nghệ thuật

1.2.3 Cấu trúc của thòi gian nghệ thuật

ỉ 2.3.1 Thời gian trân thuật

Thời gian trần thuật là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính, một chiều của văn bản ngôn từ Người ta nói văn học là nghệ thuật thời gian bởi vì văn học diễn đạt các sự vật, hiện tượng theo trật tự thời gian của lời nói liên tục, tù' câu đầu cho đến câu cuối cùng, không đảo ngược Khái niệm "trần thuật” ở đây được dùng với nghĩa rất khái quát - không chỉ là cho loại tự sự , mà cho mọi văn bản văn học, nghĩa là sự tổ chức văn bản miêu tả, biểu hiện chủ đề để thể hiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm

Thời gian trần thuật là thời gian của người kể, của sự kể Nó có điểm

mở đầu và kết thúc, do thời gian hũai hạn Nó có tốc độ và nhịp điệu riêng cho

Trang 28

người kể có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể lướt qua hay là tỉ mỉ dùng lại miêu tả chi tiết Khi nào diễn đạt khái quát thì thời gian lướt nhanh, khi nào sa vào miêu tả chi tiết thì thời gian như dừng lại Do nó có tính không đảo ngược cho nên nó có thể sắp xếp lại trật tự thời gian của sự việc vào trật tự trước sau của nó Nó có thể đem cái xảy ra sau kể trước và ngược lại đem cái xảy ra trước kể sau Thời gian trần thuật luôn mang tính hiện tại.

Xác định thời gian trần thuật như thế nào cũng là một vấn đề cần giải quyết để phân tích nghệ thuật trần thuật Theo G Genette, thời gian trần thuật

có bốn hình thức:

- Tỉnh lược: là thời gian được trần thuật rất dài, nhưng thời gian trần thuật lại bỏ qua, thời gian trần thuật gần như bằng không

- Lược thuật: là lược kế trong một câu ngắn một đoạn thời gian dài

- Cảnh tượng: là kể các cuộc đối thoại, thời gian gần như bằng thời gian thực tế khi tiến hành đối thoại

- Dừng lại: tức là khi nhà văn tiến hành miêu tả chân dung hay phong cảnh, môi trường

Thời gian trần thuật là một hiện tượng nghệ thuật, chỉ có trong sáng tác nghệ thuật, bởi nó nhằm tạo ra cảm giác thời gian và dòng thời gian tâm hồn cho người đọc

1.2.3.2 Thời gian được trân thuật

Neu trong mỗi lời nói chúng ta đều phân biệt hai sự kiện Đó là sự kiện nói đến và sự kiện được nói đến Trong văn học cũng vậy, người ta phân biệt thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được nói tới Đây chưa phải là thời gian trần thuật, nhưng nó là cơ sở của nó

Thời gian được trần thuật bao gồm các kiểu thời gian sau:

- Thời gian sự kiện: là chuỗi liên tục các sự kiện trong quan hệ liên tục trước sau, nhân quả Có người gọi đây là thời gian "lịch sử”, thời gian tích

Trang 29

truyện Đó là các tên ước lệ Thời gian sự kiện có thể tính theo độ dài mà nó diễn ra Chẳng hạn, thời gian trong Truyện Kiều là mười lăm năm Thời gian trong Chí Phèo là cả cuộc đời Chí Phèo.

- Thời gian nhân vật: bao gồm thời gian tiểu sử và thời gian được nếm trải qua tâm hồn nhân vật Thời gian nhân vật gắn với các thời điểm có ý nghĩa riêng của nhân vật đó, đồng thời thể hiện sự tương quan với các nhân vật khác Thời gian nhân vật có độ dài khác nhau hiện diện trong tác phẩm Chỉ có nhân vật chính là có thời gian bằng thời gian tích truyện và thời gian truyện, còn các nhân vật khác chỉ xuất hiện từng lúc, từng nơi, vào những thời điểm, thời đoạn nhất định của truyện

- Thời gian thiên nhiên: gồm cuộc vận hành vũ trụ, bốn mùa, xuân, hạ thu, đồng, mùa mưa, mùa khô, nào thức ấy, sớm trưa chiều, tối, đêm khuya, các ngày chuyển thời tiết trong năm, trăng tròn trăng khuyết, Thời gian thiên nhiên có vị trí to lớn trong đời sống tâm hồn con người

- Thời gian sinh hoạt: là thời gian con người thực hiện các hoạt động sống: thời gian ngủ, thời gian ăn nhậu, dạo chơi, đàm đạo, làm việc Mỗi nhà trường và mỗi cơ quan có lịch làm việc và thời khóa biểu riêng Đi sâu vào lớp thời gian này, chúng ta sẽ hiểu được trạng thái sống và tồn tại của con người

- Thời gian phong tục: đó là thời gian của cá phiên chợ, các tuần chay, các ngày cúng giỗ, các ngày cúng giỗ, các ngày tết trong năm, nó tạo thành nhịp độ chung của cuộc sống từng vùng, từng dân tộc, từng tôn giáo và gia đình, dòng họ Không ai có thể sống ngoài phong tục và đời họ gắn với nhịp điệu của thời này

- Thời gian lịch sử, xã hội: đó là thời gian thay đổi sơn hà, sự hưng phế của xã hội Nó được đánh dấu bằng các sự kiện lên ngôi, niên hiệu, chiến tranh, nội chiến, ngày giải phóng, ngày hòa bình, ngày cách mạng, các đổi thay trong chính sách làm thay đổi cuộc sống và số phận của bao người

Trang 30

1.2.3.3 Mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật

Sự sắp xếp, bố trí của thời gian được trần thuật và thời gian trần thuật mới tạo ra được thời gian nghệ thuật thực sự Mối quan hệ này được thể hiện qua các tương quan

Đó là sự tương quan giữa điểm mở đầu - kết thúc của thời gian trần thuật với điếm mở đầu - kết thúc thời gian sự kiện Hai điểm này có thể trùng nhau như trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thơ Nôm, Nhưng nó cũng

có thể so le nhau trong các tác phẩm có sự xáo trộn dòng thời gian giữa hiện

tại - quá khứ - tương lai Ví dụ như truyện Vợ chẳng A Phủ bắt đầu với hình

ảnh người ta thấy cô Mị xuất hiện lầm lũi trong nhà thống lí Pá Tra mà không

ai hiểu cô là ai Sau đó tác giả mới quay lại kể về nguồn gốc xuất thân và sự bất hạnh của Mị khi phải mang thân đi gán nợ

Thứ hai, đó là mối tương quan sự kiện trong thời gian trần thuật Các

sự kiện trong thời gian trần thuật có thể là:

- Liên tục, sự kiện này kề theo sự kiện trước

- Giữa các sự kiện có khoảng cách thời gian bị tỉnh lược ngắn hoặc dài, được thông báo hoặc không thông báo mà chỉ miêu tả phong cảnh, môi trường

- Gối đầu nhau, sự kiện này chưa xong, sự kiện khác đã tới

- Ngắt nửa chùng, theo kiểu tiểu thuyết chương hồi: "Muốn xem sự thể

ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ."

- Đảo ngược thời gian, đòi hỏi hồi tưởng, hồi thuật, tù’ một thời điểm của hiện tại mà trở về thời gian đã qua

Tương quan này tạo ra nhịp điệu, tốc độ của nghệ thuật trần thuật.Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu mối tương quan thời gian trần thuật và thời gian nhân vật Đó là sự xây dụng thời gian trần thuật dựa vào quá trình ý thức của nhân vật Sự ý thức của con người là quá trình tù’ chưa nhận ra đến nhận ra, theo quá trình phát hiện Ý thức con người vận động theo quy luật kí ức, liên tưởng

Ngày đăng: 08/10/2015, 11:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Bằng (2006), Thương nhớ M ười H ai, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương nhớ M ười H ai
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
2. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên), (2000), Chân dung các nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung các nhà văn hiện đại
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
3. Văn Giá (2000), Vũ Bằngy bên trời thương nhở , Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Bằngy bên trời thương nhở
Tác giả: Văn Giá
Nhà XB: Nxb Văn hóa - thông tin
Năm: 2000
4. Nhóm tác giả (2005), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại - tập 1 , Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại - tập 1
Tác giả: Nhóm tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2005
5. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết Léptôn-xtôi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp tiểu thuyết Léptôn-xtôi
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 1992
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), (1999), Từ điển thuật ngũ' văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngũ' văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
7. Tạ Hiếu (2006), "Nghệ thuật so sánh trong tùy bút Thương nhở M ười H a i”, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 3 (117) năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật so sánh trong tùy bút Thương nhở M ười H a i
Tác giả: Tạ Hiếu
Năm: 2006
8. Tô Hoài (1997), N hững gương m ặt chăn dung văn học , Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: N hững gương m ặt chăn dung văn học
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1997
9. Phương Lựu (chủ biên), (1997), L í luận văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: L í luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 1997
10. Nguyễn Ánh Ngân (2003), “Lời giới thiệu”, Tạp văn Vũ B ằng , Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu”, "Tạp văn Vũ B ằng
Tác giả: Nguyễn Ánh Ngân
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
11. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn hiện đại
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2005
12. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố H ữu, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp thơ Tố H ữu
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 1995
13. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 1999
14. Trần Mạnh Thường (2003), Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế k ỉ XX, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế k ỉ XX
Tác giả: Trần Mạnh Thường
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
15. Nguyễn Ngọc Thiện (2006), Phong cách và Đời văn, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách và Đời văn
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thiện
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w