Thời gian hiện tại và thời gian quá khứ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 50)

6. Bố cục khóa luận

2.2.1.Thời gian hiện tại và thời gian quá khứ

Những suy ngẫm hiện tại chỉ ắp đầy khi mảng hiện thực được ghép nối với bề dày quá khứ. Chính vì thế, nghệ thuật luôn là sự tiếp nối của thời gian từ quá khứ đến tương lai và đan xen trong không gian đa chiều. Trong đó thời gian quá khứ luôn mở ra không gian hồi tưởng. Đó là sự “nhớ lại”, nhung đồng thời cũng là sự “sống lại” của quá khứ. Quá khứ luôn là một thứ hành trang không thể thiếu để con người sống được trong hiện tại và vươn tới tương lai.

Kỉ niệm quá khứ thường là đẹp và buồn. Tất nhiên có cả những kỉ niệm không êm đẹp, nhưng tất cả đều là hành trang có ích cho một con người. Lại càng là thứ vốn liếng không thể thiếu ở một người làm nghệ thuật.

Hơn ba trăm trang sách Thương nhở Mười Hai phải mất gần mười hai năm ròng rã mới nên hình nên hài, với mục đích mà theo nhà văn “không có gì cao rộng, chẳng qua chỉ là đánh dấu những ấn tượng hiện ra trong trí óc nhũng buổi mây chiều gió sớm, sầu biệt ly vơi sáng đầy chiều ” và khơi “nhũng mối cảm hoài” của “những người khách thiên lý tương t ư ” [1, 34]. Sự hồi tưởng của “người cô chích” không chỉ xuất phát từ tâm bệnh sầu

thương cố lý mà còn có căn nguyên từ trạng thái thân thế lạc bước trên những nẻo đường chật ních những người bận rộn bên cạnh những người ngoại kiều ăn mặc như phường chèo, nói líu lô buồn nỗi khó nghe. Vì thế trong tập tùy bút, quá khứ và hiện tại luôn đồng hiện trong tương quan đối sánh - đối lập.

Vũ Bằng sống ở miền Nam nhưng không nguôi nhớ về miền Bắc, tâm trạng thường trực là ngày Nam đêm Bắc. Chỉ cần một cơn gió nhỏ, “niềm thương yêu cũ” trở dậy, đánh thức “mối tình tư quy” để cái tôi có những cuộc vượt thoát tâm hồn trở về bến mơ. Ăn một tô hủ tíu thì nhớ tô phở Bắc trong buổi sáng rét căm căm, thấy cua bể thì nhớ bát canh cua đồng nấu với rau rút và khoai sọ, gặp ngày bão rót lòng rười rượi nhớ thu sơ với gió may, hoa vàng. Có khi chỉ cần một câu nói rất tầm thường vào một buổi chiều mưa gió đìu hiu cũng gợi lên được những ấn tượng rầu rĩ trong một tấm lòng có mối xông. Cái nguyên cớ ấy thường trục bởi bước đi của thời gian với sự luân hồi trời đất qua các tháng, các mùa. “Trời tháng Ba, nhớ hội hè đình đám, con gái hát ví nghe thật là hay, đàn ông đánh vật xem mà sướng mắt; tháng Bảy, nhớ mưa Ngâu rả rích buồn như lòng khuê phụ nhó’ chồng; tháng Tám, cũng thưởng bánh trung thu, cũng cộ đèn, nhung lại nhớ trăng c ổ Ngư và thèm cái cảnh tưng bừng nhộn nhịp ở Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Mã . . tháng Mười Một nhớ đến gió ở Đọi Điệp lúc tản cư, mặc áo trấn thủ, ngoài khoác varơ đi như muốn bay lên trời mà miệng vẫn không ngớt ngâm bài “Tây Tiến”; tháng Chạp nhớ những con đường ẩm ướt, nhớ mưa phùn rét căm căm, hai vợ chồng lên Đông Hưng Viên ăn một bát “tam xà đại hội” khói bốc lên nghi ngút” . ..

Trong động hướng tìm về nguồn cội, “người khách xa nhà” không tránh khỏi thiên vị dù vẫn biết “lấy hiện tại so sánh với quá khứ e bị chủ quan mà có sự bất công”. Tuy thừa nhận Sài Gòn là “trời hoa đất rượu” nhung “người xa phần từ” “vẫn thương, vẫn nhớ, vẫn yêu, vẫn quý” một “Bắc Việt nghèo như thế, buồn như thế và chịu đựng đau khổ nhiều như thế”. Hà Nội là

quá khứ, là kỷ niệm; Sài Gòn là hiện tại, là thực tế. Bất chấp mọi so sánh đều khập khiễng, Vũ Bằng đã đặt Hà Nội và Sài Gòn trong chiều kích đối sánh. Mùa xuân ở Bắc “có mưa riêu riêu, gió lành lạnh”, “đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa rây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay” còn “ở đây, từ tháng Một, trời nắng chói chang, làm cho đôi mắt mờ, đầu nhức, lúc nào đàn ông cũng được “rủa mắt” bằng những cái vai đẹp hớ hênh, những cái lườn hây hây, hồng hồng hay nhũng cặp đùi mò’ mò' nửa trắng, nửa đen, thành thử ra ... hết, không còn có gì mà “cảm” nữa”.

Đen cái mưa cũng khác. “Mưa ở miền Nam lạ lắm. Chính vào lúc mình cầu mưa như thế thì chọc thủng trời ra cũng chẳng mưa, nhiều khi không kèn không trống, trút xuống ầm ầm làm cho người đi đường không kịp tìm chỗ ân, khiến người ở trong nhà thấy người đi đường ướt lướt thướt, quần áo dán cả vào mình, cảm thấy ái ngại và tội nghiệp”. Còn mưa ở Bắc là thứ “mưa rây”, “mưa phiêu phiêu trên đồng ruộng” với “những giọt mưa tím hắt hiu”. Miền Bắc không phải không có mưa rào nhung “những trận mưa rào đất Bắc nó có đầu có đuôi, có xuôi có ngược, nhất là không bao giờ vừa mưa xong lại nắng liền, mà bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ, tạnh mưa thì mát mẻ hắt hiu, thơ mộng”. Tet hai miền lại càng khác biệt. Tet ở trong Nam “nắng tan vàng nút đá”, “vỡ đầu xát tai”, “đi ngoài đường một lúc mắt cứ hoa lên”, không thể nào tìm thấy “cái lạnh riêu riêu”, “cái mưa xuân bay nhè nhẹ như hôn vào môi, vào má người ta”, càng không thấy đâu “những hoa đào, hoa mận đú đởn múa may trước gió hiu hiu”, “thời tiết sao mà đĩ thế, con mắt tấm lòng sao mà đong đưa thế, lời nói tiếng chào sao mà duyên dáng tơ mơ thế”.

Hiện tại, quá khứ trong tập ký kết cấu vừa đan xen vừa đối nghịch. Nhà văn thường bắt đầu bằng thực tại rồi chuồi đi trong hoài niệm, tạo nên sự đồng hiện hiện tại - quá khứ trong thế đối lập - đối trọng và cả sự gián cách về không gian - thời gian. Nhà nghiên CÚ11 Vương Trí Nhàn nhận định tình yêu

của Vũ Bằng với đất Bắc là một thứ tình yêu được gián cách trong không gian [...] Còn một thứ gián cách nữa, cũng gợi thương nhớ đến quay quắt, là gián cách trong thời gian. Tác giả gọi mình là “người xa nhà”, “người khách xa nhà”, “người xa quê”, “người sầu xứ”, “người lữ khách”, " người gối lẻ", "người chồng cô chích", "người đàn ông lạc phách", “người đàn ông oan khổ lưu ly”, “người thiên lý tương tư”, “người mắc bệnh sầu thương cố lý” , "người mang trong mình bảy, tám biệt ly một lúc"... Nghĩa là sống ở miền Nam rất lâu và cũng đã có vợ con nhưng ông vẫn mãi là “người lữ hành đơn côi”. Khi đã xem đây không phải là nhà, cũng không phải là quê thì tất yếu “người xa xứ” sẽ tìm mọi cách quay về dù chỉ là sự quay về trong tâm tưởng. “Người di cư” tự hỏi: Bây giờ liễu ở Hồ Gươm có còn xanh mươn mướt như hồi ta bước ra đi? Những chồi sơn trúc, thạch hương ở Nghi Tàm có còn chứa phong quang như cũ? Núi Nùng ra sao? Hồ Tây thế nào? v.v... Trong khi đi tìm thời gian đã mất, một mặt ông cứ nhẩn nha mãi trong kỷ niệm xưa cũ, mặt khác ông vẫn cảm nhận được dòng thời gian đang trôi trên phận người không cách gì níu kéo, chẳng giữ được. Thành ra Thương nhớ Mười Hai nói nhiều đến điệu “đi”, cái “chết” của thời gian “một mùa xuân đã chết”, “mùa xuân cũng đã chết rồi”, “mùa thu sắp chết”, “mùa thu đang chết”, “những đêm giao thừa cực lạc đi không bao giờ trở lại” v.v. Mở đầu và kết thúc tác phẩm đều là tâm trạng rất nguội lạnh “mùa xuân kia có trở lại cũng bằng thừa” theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng đã tạo nên hiệu ứng về một thân phận chưa biết bao giờ mới kết thúc vậy mà đã tắt lịm hết mọi ước mơ, hy vọng.

Sự cặp đôi hiện tại và quá khứ đã làm cho thời gian nghệ thuật Thương nhớ Mười Hai vừa liên tục vừa gián cách bởi nhất quán trong mạch cảm xúc hồi cố. Do vậy đồng cảm với Vũ Bằng, như Vương Trí Nhàn nói, trước tiên phải là những ai cùng cảnh ngộ với người xưng tôi trong sách. Nhưng không bắt buộc phải xa Hà Nội hàng ngàn cây số, người ta mới có được tình yêu mê mệt như vậy.

Như vậy, trong Thương nhớ Mười Hai thời gian hiện tại và quá khứ bị xáo trộn, có lúc tách bạch, có lúc lại lồng ghép vào nhau. Nhưng tựu chung lại, hiện tại luôn là cuộc sống phong lun, hào hoa, đủ đầy. Còn quá khứ là cuộc sống nơi Bắc Việt nghèo khó nhưng biết bao nét đẹp từ thời tiết, thiên nhiên đến phong tục tập quán, sinh hoạt của con người là nỗi niềm không nguôi của tác giả. "Sài Gòn, Phú Lâm, Bình Lợi, Chợ Lớn, Lồ 0 , ... vui quá, cứ uống rượu mạnh thế này, nghe con hát đàn vừa múa vũ vừa ca, lại cặp kè với gái hơ hớ như trăng mới mọc thế này, thì sao có thể rầu rĩ được? Ấy vậy mà buổi chiều trở gió kia kia ngồi cúi xuống lòng để hỏi chuyện tim mình, ta cảm giác như hàng vạn con mọt li ti vừa rung cánh vừa đục khoét con tim bệnh tật. Và tự nhiên ta có cảm giác rằng thân thể ta, không biết từ lúc nào, đã bị mối "xông" và đang đi đến chỗ mọt ruỗng, rã rời tan n á t " [1, 7-8]

Có thể nói, phần lớn “chuyện” của Thương nhớ Mười Hai là chuyện thuộc về quá khứ, được kể từ điểm nhìn phóng chiếu về thời quá khứ của Vũ Bằng. Nhờ sự xáo trộn thời gian độc đáo này, chúng ta thấu hiếu hơn về con người Vũ Bằng cũng với nhũng hiểu biết vừa quen vừa lạ của miền Bắc dấu yêu.

2.2.2. Thời gian vật lí và thòi gmn tâm lí

Thời gian vật chất và thời gian tâm lí trong Thương nhớ Mười Hai là một khía cạnh thời gian nghệ thuật đặc sắc. Thời gian vật lí chính là thời gian hiện thực. Nó gắn với thời gian hiện tại. Còn thời gian tâm lí gắn với nỗi hoài niệm, sự hồi tưởng quá khứ và trong dòng tâm trạng của nhà văn.

Thời gian vật lí chính là thời gian của thiên nhiên trời đất, của sự sống qua mười hai tháng ứng với những sự kiện, những đặc trưng riêng của mỗi tháng theo qui luật tự nhiên bất biến như: Tháng Giêng vạn vật sinh sôi,cây cối đâm chồi; Tháng Hai, hoa đào khoe sắc rục rỡ; Tháng Ba, rét nàng Bân; Tháng Tư nắng mới nhẹ nhàng; Tháng Năm, giữa hạ nắng chói chang, oi ả; Tháng Sáu phượng bung nở rực rỡ, ve sầu râm ran khắp nẻo đường; Tháng

Bảy, mưa dầm rả rích; Tháng Tám, ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu; Tháng Chín, gạo mới chim ngói; Tháng Mười, chớm lạnh hanh heo, mùi hoa sữa sực nức; Tháng Một, rét cắt da cắt thịt; Tháng Chạp, cuối đông, mưa phùn gió bấc,...

Trong Thương nhớ Mười Hai, Vũ Bằng tái hiện rất tỉ mỉ những sự kiện đã xảy ra: tháng Giêng có mưa xuân, cảnh vật trỗi dậy trong một màu xanh bất diệt, lễ hội làng Nội Ninh,...Tháng Hai với hoa đào rục rỡ, thi đánh tam cúc, rút bấc lên ngôi,... Dường như tác giả không phải đang hoài niệm lại mà là đang sống với mười hai tháng của đất Bắc. Bởi từng sự việc, vấn đề hiện lên trên trang văn sinh động quá, chân thực quá. Mọi thứ cứ như đang diễn ra trước mắt người đọc vậy.

Vũ Bằng luôn tâm niệm rằng mảnh đất màu mỡ của văn chương phải là ở hiện thực. Khai phá được mảnh đất hiện thực là sự thành công của nhà văn. Vũ Bằng đã nhìn nhận, bao quát sự vật, hiện tượng xung quanh mình bằng con mắt tinh tế, sắc sảo. Tất cả những điều Vũ Bằng được thấy, được nghe và được tận hưởng đều hiện lên một cách tỉ mỉ qua tùng sự kiện, vấn đề.

Xuyên suốt tác phẩm Thương nhớ Mười Hai là tâm trạng đau đáu hoài niệm và dạt dào nỗi nhớ thương. Đây chính là mạch thời gian tâm lí của tác phẩm, là một nét riêng tây của Vũ Bằng. Nỗi nhớ thương cố hương như một thứ hơi men bốc lên trong tâm can nhà văn. Nó buột nhà văn phải giải tỏa. Cuối cùng Vũ Bằng đã viết. Viết để hòng vơi đi phần nào mối sầu xứ, tiếc nhớ miên man: “Người lữ khách ngày nay, xa cách quê hương, thấy tháng hai trở về, cũng động lòng nhớ tiếc không biết bao nhiêu khuôn mặt, không biết bao nhiêu món ăn ngon, không biết bao nhiêu tình thương yêu đã mất. Nhớ từng con đường mưa bay riêu riêu ” [1, 45]. Hầu như bất kì trang văn nào trong Thương nhớ Mười Hai chúng ta cũng cảm nhận được hơi hướng hoài xứ, thấm đẫm tâm trạng vọng về của nhà văn qua hàng loạt các cụm từ, câu,

đoạn văn. Nó lan tỏa thành một mạch cảm xúc chung, bao trùm lên tất cả. Đó có thể là một nỗi nhớ bâng khuâng về những món ăn Bắc Việt do chính bàn tay người vợ đảm đang làm cho mình: “Chao ôi, có ai sầu xứ vào một ngày nào đó, thấy trong người háo quá, thèm cái phong vị chè của nơi nghìn năm văn vật có nhớ đến chè cốm không? Vào tháng tư, củ mài nhiều, vợ thương chồng nấu chén chè củ mài đế vợ chồng cùng ăn trước khi đi ngủ. . đố ai quên được chè lam và chè bà cốt?” [1, 91]. Nỗi nhó’ đau đáu cứ lan tỏa cả một không - thời gian rộng lớn: “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ nhũng nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn.. [ 1 , 11 - 12]

Vũ Bằng nhớ đất, nhớ người, nhớ cả bầu trời đất Bắc ngập tràn yêu thương vốn đã hằn sâu trong tim mình. Mọi thứ có lẽ vẫn còn hiện hữu, tưởng chừng như rất gần nhung nhà văn cứ chới với mà không sao chạm được. Hoài niệm cứ hiện về ngay trước mắt nhung lại rất xa xôi. Chính vì thế mà nỗi nhớ cứ thôi thúc, giằng xé khiến nhà văn đau đáu hướng về xứ sở thương yêu: “Nhớ không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này!...”. Nỗi nhớ day dứt tim gan khiến nhà văn phải khỏa lấp để mong vơi bót phần nào. Nhưng, thương nhớ cách mấy đi nữa thì có níu quá khứ lại được đâu?...Lịch sử không đứng yên một chỗ bao giờ.

Trong nỗi hoài niệm là sự tiếc nhớ nhũng kỉ niệm ngọt ngào về Bắc Việt. Nhà văn tiếc thương điên cuồng: “Tôi yêu Hà Nội quá, tôi nhớ Bắc Việt nhiều nên bao nhiêu cái đẹp, cái hay ở trước mắt, tôi thấy mất cả ý nghĩa đi” [1, 13]. Là sự tiếc nhớ những ngày xưa cũ: “Tôi nhớ lại nhũng buổi chiều vô liêu tháng Chín, trời lạnh, gió tê tê buồn, không đi ra ngoài, ăn cơm xong, tráng miệng bằng cam .. .hồi hộp lạ” và “Tiếc không biết bao nhiêu những đêm lạnh nằm chung một chăn đơn với vợ ăn hạt dẻ, nói đôi ba câu chuyện buồn vui thế sự; tiếc những buổi chiều mưa rươi hai đứa dắt nhau đi trên những con đường vàng ẩm ướt có hoa sấu rụng... ” [1, 201].

Nỗi nhớ khắc khoải khiến người lữ thứ như bất lực. Biết bao giờ về? Và cảm thấy vô vọng: ‘TSÍằm ở đây bây giờ, người chồng bỗng nhiên thấy tủi thân vì cảm thấy chìa khóa để mở cái tháp vàng đã mất rồi, ngày vui không hi vọng trở lại nữa,... ” [1, 201]. Xen vào bức tranh ngôn ngữ tâm trạng đó là rất nhiều những câu tự vấn xen lẫn hoài cảm. Tất cả hòa vào giọng văn hoài vọng để bật lên nhũng tiếng nấc nghẹn ngào, xót xa: Bao giờ về?, Phải, bao giờ về?, ngày ấy bao giờ đâu, Biết đến bao giờ, Thương biết bao nhiêu, Nhó’ sao nhớ quá thế này!,...

Đe thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình, Vũ Bằng đã sử dụng rất nhiều động từ, từ xung hô giàu sức biểu cảm như: Hà Nội ạ, Bắc Việt mến thương ơi, mùa thu ở Bắc Việt xa xưa ơi, đặc biệt là Quỳ - người vợ tấm mảnh có đôi má hây hây màu cốm giót. Nhũng cuộc “trò chuyện giả vờ” có khi cảm xúc dâng trào đến mức thiên nhiên tạo vật cũng là đối tượng hướng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 50)