6. Bố cục khóa luận
2.1.2. Thời gian mùa hạ
Mùa hạ với cái nắng chang chang và những cơn mưa rào bất chợt như sự đỏng đảnh của trời đất. Xuân đi, hạ lại đến, lòng người cũng thay đổi theo mùa vậy. Vào mùa này, hoa gạo bắt đầu nở đỏ chót ven hồ Hoàn Kiếm, rơi xuống nước xanh, rụng xuống cỏ xanh. Ve sầu lột xác đã kêu rền rền vào buổi trưa.
“Tháng Tư đầu mùa hạ, Tiết trời thật oi ả. Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn muỗi bay tơi tả.”
Có lẽ bài thơ mộc mạc, giản dị đó của nhà thơ Nguyễn Khuyến đã phác họa rõ nét cái đặc trưng của mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ. "Tháng Tư của miền Bắc ngày xưa, tháng Tư yêu dấu, có nóng, có oi, có dế kêu, có muỗi đốt, nhung tất cả nhũng cái đó đã thấm vào đâu với những buổi bình minh nạm vàng, mở mắt ra nhìn lên cao thì thấy mây bây thong thả như là trời khảm bằng xà cừ, gió hây hây mát, mở cửa đi ra đường thì cảm thấy trời đất trong như pha lê mà cái thân mình nhẹ tênh tênh như là có cánh. "[1,71].
Thời tiết vào mùa hạ thật kì lạ! Buổi sáng thường mát mẻ, trong lành khiến ta ngủ ngon giấc hơn. Chừng chín mười giờ, nắng hoe ra, trời bắt đầu nong nóng. Chừng mười hai giờ, trời bắt đầu nắng to khiến người ta mệt mỏi, chỉ muốn tìm một bóng cây mát mẻ, nằm khếnh, nhìn ra bãi cỏ xung quanh xem những búp đa màu vàng 0.
Cũng là mùa hạ, nhưng vào tháng Năm, tinh mơ sáng trời trong vắt như lọc qua một tấm vải xanh. Đó là lúc trời mát mẻ nhất trong ngày. Tiếng chim hót líu lo sau nhà. Những khúc nhạc của chim sâu, chim khuyên, chim chào mào, rồi chim chào mào, lại cả tiếng chim cu, bạc má,... cứ tranh nhau vang lên phá tan bầu không khí yên ắng của buổi sáng mùa hè. Buổi trưa tháng Năm ở Bắc Việt, trời cũng oi nóng, cũng mồ hôi nhễ nhại, nhưng hầu hết lúc
đó con người cũng tự cho mình được phép nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Đen tháng Sáu, tiếng chim cuốc kêu ra rả trên cánh đồng làm cho người ta nhớ đến sự tích con chim cuốc đáng thương, kêu đến khi chết để nhớ nhà, nhớ nước hay vì lí do nào đó. Ở tháng này, những cơn mưa rào khắc khoải như mang đặc trung riêng của trời đất Bắc. Những trận mưa ấy có đầu có đuôi, có xuôi có ngược, nhất là không bao giò’ mưa xong lại nắng liền, nhưng bao giờ cũng có một thời kì quá độ, tạnh mưa thì mát mẻ hắt hiu, thơ mộng. Đương nắng hạn mà gặp mưa rào thật thú vị như tình yêu xa ngày mới hội ngộ. Nhưng nhũng con mưa lại kéo theo cả giông bão, nước lại dâng cao cũng làm lòng người lo âu, thấp thỏm. Người nông dân đã đúc kết thành mấy câu tục ngữ:
“Kiến cánh vỡ tổ bay ra, Bão táp mưa xa gần tới.” Hay:
“Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa, Đóng thấp thời bão, đóng cao thời lụt.”
Khác với mùa hạ ở miền Bắc, mùa hạ ở miền Nam trời nóng quá, ăn cái gì vào cũng không ngon. Nhiều hôm đang nóng vỡ đầu xát tai như thế thì trời lại giáng một trận mưa đột ngột làm cho người ta không kịp tìm nơi trú ẩn, cứ phải đi lại ngoài đường như một triết nhân, mặt mũi tèm lem, quần áo lướt thướt, mà về đến nhà thì sổ mũi nhức đầu, ơn ớn lạnh nơi xương sống, sống ở một nơi như vậy càng làm cho nỗi nhớ quê hương da diết hơn trong tác giả. Có lẽ lúc này, Vũ Bằng sẽ thấy ý nghĩa hơn câu thơ của Chế Lan Viên:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
Mùa hạ Bắc Việt là mùa của nhũng trái cây. Đúng là mùa nào thức ý, nó như được sắp đặt của đất trời, vạn vật. Phải đúng mùa hè, khi thời tiết nóng bức, những trái cây ấy mới đơm hoa, kết quả, làm nên hương thơm, vị ngọt của thiên nhiên mùa nơi này. Trái vải yêu thương, trái vải thơm lừ, ngọt lử. Các địa danh nổi tiếng như Tiên Hưng, c ầu Họ với loại vải tiến. Nó không có màu đỏ như huyết dụ nhưng ong óng một màu nâu cổ kính, mà nhẵn lì không chút gồ ghề. Nhìn kĩ hơn một chút thì trong làn da nâu ấy nổi lên những cái vân và một vài chấm đỏ hiện lên. Trái vải không to lắm, chỉ to hơn cái chén quân pha trà tàu một chút. Cùi nó dày như cùi dừa, không trắng bạch mà hung hung màu ngà. Khi ăn thì nước chan hòa, ngọt sắc mà nhai thì mềm nhưng không nhão mà lại giòn, nhai còn nge thấy sậm sựt. Mà lạ lắm, cứ mùa vải chín là không biết ở đâu bao nhiêu là chim tu hú, chúng kêu như báo hiệu rằng, trái vải đã đến kì chín rộ. Trái vải miền Bắc ngon đến chừng nào, nhung giờ đã xa rồi. Cùng với trái vải, trái nhãn cũng đua nhau tranh giành sự "sủng ái" của con người. Nhãn lồng Hưng Yên với vị ngọt thanh, nhiều nước, hương thơm ngào ngạt làm say lòng người.
Neu trái vải, nhãn của mùa hè mang vị ngọt thì trái nhót, mận lại gây ấn tượng bởi vị chua làm người ta nhỏ nước miếng khi nhìn thấy chúng. Những loại quả ấy không lấy gì làm cao sang nhưng nó lại gắn bó với tuổi thơ của mỗi người dân Bắc khi mùa hè tới. Thứ quả bình dị ấy khiến người con xa quê không nguôi nhớ về một thời đã qua, in bóng trong tâm hồn mình. Đặc biệt là vào mỗi dịp tết Đoan Ngọ.
Cứ vào tháng Năm, ai ai cũng mong chờ đến dịp tết truyền thống này với tục giết sâu giết bọ. Chẳng khoa học nào có thể chứng minh rằng tại sao người Việt Nam lại có tục giết sâu bọ bằng nhũng thứ quả chua, bằng cháo trắng, rượu nếp. Người ta chỉ biết rằng người Việt quan niệm vậy với mong muốn diệt sâu bọ để bảo vệ mùa màng. Có lẽ vì sự ngây thơ, phản khoa học ấy mà tục
lệ trở nên đáng yêu hon và đậm chất dân gian hơn. Trong tết này, nhũng đứa trẻ không khỏi hào hứng để được tắm nước tiên, được nhuộm móng tay bằng thứ lá móng chứ không phải loại sơn hóa học bóng nhoáng nào cả.
Rồi thật thú vị biết bao khi vào mùa hè, người ta không thèm những thứ cao lương mĩ vị mà lại thèm món chè bà cốt, chè đậu đãi mát lịm xua tan đi cái nóng bức của mùa hè, cùng với quả cà nghệ muối vừa vặn ăn với rau luộc hay canh trúng cua đồng vắt chanh cốm thơm ngon lại lùng.
“Công anh làm rể Chương Đài, Một ngày ăn hết mười hai vại cà,..”
Câu hát thật khéo phóng đại nhưng quả thật quả cà đất Bắc hấp dẫn đến vậy khiến ai đi xa cũng phải nhớ.
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.”
Mùa hạ Bắc Việt là vậy. Những ngày nắng nóng, những cơn mưa như trút bỏ và gội sạch nỗi buồn, những thứ quả ngon khoe hương sắc, rồi cả nhũng ngày lễ tết đậm chất văn hóa Việt Nam với món ăn giản dị mà gần gũi đã hiện lên thật phong phú và sinh động trong hoài niệm của Vũ Bằng. Đọc Thương nhớ mười hai, người ta như được dẫn dắt theo mạch thời gian tự nhiên. Cứ hết khoảng này đến khoảng khác nhưng không nhàm chán mà được khám phá biết bao điều mới lạ qua ngòi bút tài tình của tác giả.