Thời gian tuyến tính

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 34)

6. Bố cục khóa luận

2.1.Thời gian tuyến tính

Thời gian nghệ thuật của văn học trung đại là thời gian “cầu tính” tức là thời gian luôn tuần hoàn, lặp lại một cách vô tận, bất biến:

“Xuân đi, trăm hoa rụng. Xuân đến, trăm hoa tươi.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng trước. Đêm qua sân trước một cành mai.”

(Cáo tật thị chúng - Mãn Giác thiền sư)

Còn thời gian nghệ thuật trong văn học hiện đại chủ yếu là thời gian “tuyến tính”. Thời gian tuyến tính là thời gian vật lí trôi đi một cách tự nhiên. Sự việc trong thời gian này cũng diễn ra một cách trình tự có trước, có sau. Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước. Sự việc nào xảy ra sau thì kế sau. Thời gian luôn trôi chảy một đi không trở lại. Nhà thơ Xuân Diệu là người cảm nhận rõ hơn ai hết về điều này và có một tâm trạng tiếc nuối thời gian hữu hạn.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.”

(Vội vàng - Xuân Diệu)

Thời gian tuyến tính trong tác phẩm Thương nhớ Mười Hai thể hiện ở dòng chảy thời gian thiên nhiên trong mười hai tháng. Chính thủ pháp thời gian này đã giúp người đọc lần lượt đi khám phá nét đẹp của mười hai tháng trong năm qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Cả đất trời Bắc Việt với cuộc sống của con người nơi đây hiện lên sinh động trong đó. Và chính nhà văn cũng đã phải thốt ra sự yêu mến và nỗi niềm tâm trạng của mình khi nhớ về chốn cũ: “...Trong mười hai tháng của mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười

hai sự rung động uyển chuyển của năm tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tình tứ, tôi cảm ơn sự bất công đã cho tôi nhìn rõ lòng tôi yêu thương Hà Nội đến chừng nào, Hà Nội ạ!”, “Mỗi tháng lại có những cái đẹp não nùng riêng, những nối nhớ nhung riêng”. [1, 12]

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 34)