Thời gian mùa đông

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 47)

6. Bố cục khóa luận

2.1.4.Thời gian mùa đông

Mùa thu đi để lại bao tiếc nuối để mùa đông về. Dường như mùa đông không được chào đón lắm nhưng theo quy luật của đất trời, cái mùa ấy vẫn phải hiện hữu để làm đủ bộ tứ bình trong năm. Nếu mùa xuân là mùa của sự sống bắt đầu, mùa hạ là mùa của sự sinh sôi phát triển, mùa thu là mùa của yêu thương thì mùa đông là mùa của gì vậy? Phải chăng nó là mùa của nỗi nhớ thương, của sự hiu quạnh, trống trải. Có lẽ nhận xét như thế có phần hơi cực đoan, nhưng bởi cái thời tiết, thiên nhiên mùa đông gợi cho ta cảm nhận đó. Mùa đông đến, mọi vật như ủ ê, buồn tẻ. Cành cây thì khẳng khiu, trụi lá. Chim chóc không buồn cất tiếng hót vì phải bay đi tránh rét. Còn con người lúc nào cũng kín mít trong bộ quần áo ấm xù lên khắp người.

Cái lạnh của mùa đông cộng thêm những con mưa phùn lạnh thấu xương làm cho người ta cũng lười hoạt động hơn. Trong đêm lạnh, tiếng mưa rơi lách tách trên mái hiên đánh thức tâm tưởng, nỗi u hoài của con người đến lạ lùng. Trong thời tiết ấy chỉ thú nhất khi được quây quần bên gia đình, được ôm ấp những người yêu thương. Thế nhưng ở nơi Nam Việt xa xôi, kẻ li hương chỉ biết ngậm ngùi, không biết trong mưa phùn gió rét này vợ và các con đang làm gì?

Mùa đông, người ta tìm đến với gạo ba giăng, thổi lên ăn quên chết. Nhưng để có được thứ gạo trắng dẻo vậy phải trải qua bao công giã, dần, sàng của người vợ đảm đang. Món cá mòi khía cạnh, sát nghệ, nướng lên trên than, chấm nước mắm gừng, nhắm rượu ngon tuyệt vời. Rồi cả chả cá nổi tiếng đến nhũng người kén ăn cũng phải thưởng thức bằng được. Đen tháng Mười, cốm, hồng, chuối chín cuốc mới là thời trân, yêu sao quả quýt vỏ mỏng, sắc tươi đến thế. Trong vườn những quả quýt trĩu chịt thắm vàng xen vào màu lá xanh của giàn thiên lí.

Đen tháng Mười Hai, người ta đếm từng ngày để chò' mong tết đến. Cái tết mà con người được nghỉ ngơi sau một năm làm ăn vất vả, là dịp con người được trở về quê hương, gia đình để cảm nhận được sự ấm cúng dưới mái nhà. Vũ Bằng cũng nhớ đến tết nhung chỉ làm khắc sâu thêm nỗi sầu vô tận.

Nói đến chợ Tết là nói đến một vùng kí ức văn hóa rất sâu thẳm trong tâm thức của mỗi người. Nó chính là một trong những giá trị làm nên nét văn hóa độc đáo trong ngày Tet dân tộc. Là một nhà văn, không nhũng thế lại còn là một nhà văn hóa, chợ Tet đã đi vào tâm thức của Vũ Bằng qua tác phẩm

Thương nhở Mười Hai của ông thật sinh động. Nó đã trở thành một nỗi ám ảnh

của vô thức và tâm linh để kết tinh thành những dự phóng sáng tạo. Chợ Tet, vì thế đã tạo nên nhũng trang văn đẹp nhất, lung linh nhất trong Thương nhớ Mười Hai nổi tiếng của ông. Đọc “Tháng Chạp, nhớ ơi chợ Tết” ta thấy chợ

Tet đã trở thành một cảm húng chủ đạo, từ đó tác giả mơ về nhũng vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong ngày Tet được thể hiện qua những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội dân gian... cùng với nhũng lo toan, nhũng buồn vui trong đời người mỗi khi tết đến, xuân về. Vì vậy, tìm về chợ Tet qua tâm thức của Vũ Bằng là tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống. Những giá trị văn hóa trong ngày Tet cổ truyền dân tộc như: phong tục thờ cúng tổ tiên, phong tục đưa ông Táo chầu trời, phong tục kiêng kị và các lễ hội trong ngày Tet như hội Chọi trâu, hội Lim... thật phong phú và giàu bản sắc.

2.2. Thủ pháp xáo trộn các bình diện thời gian.

Theo sự phát triển của văn học hiện đại, thời gian nghệ thuật cũng có sự thay đổi về quan niệm và hình thức biểu hiện. Kiểu trần thuật theo thời gian tuyến tính, theo trình tự thời gian sự kiện không còn chiếm ưu thế mà nhường chỗ cho lối kế chuyện xáo tung thời gian sự kiện, có độ lệch lớn giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật. Lối kể đảo thuật của kiểu trần thuật phi tuyến tính phố biến hơn. Lối kế này trở thành một trong những đặc điếm cho thấy sự đổi mới tư duy văn học khi cảm thức “hiện tại”, khi khát vọng làm chủ “thời gian” trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với lối trần thuật này, thời gian bị đảo lộn, không còn theo trật tự’ tuyến tính của thời gian đời sống nữa. Nhiều chuyện diễn ra sau lại được kể trước và ngược lại nhiều chuyện diễn ra từ trước, nhưng rất lâu sau đó người kể chuyện mới nhắc lại.

Một trong những hình thức tổ chức lại trình tự trần thuật trong văn học hiện đại là từ hiện tại, quay ngược về quá khứ để kế chuyện. Đây là hình thức đảo thuật, kể lại nhũng sự kiện đã diễn ra từ trước (nhũng sự kiện thuộc về quá khứ nếu tính thời điểm đang kể là thời hiện tại). Và hình thức kể chuyện theo dòng hồi ức, tức là có độ so le giữa thời gian vật chất và thời gian tâm lí.

Theo Đặng Anh Đào, trong dòng tâm tư, quá khứ, hiện tại, tương lai xuất hiện cùng một lúc, không bị ngăn cách, liên tục như một dòng chảy, đó

là hiện tượng mà người ta gọi là thời gian đồng hiện. Và một trong nhũng hình thức đồng hiện là đảo ngược, xen kẽ thời gian. Kéo theo sự trôi chảy của chuỗi kí ức và cả những mộng mị, hoảng loạn, câu chuyện cũng liên tục bị đút quãng, dịch chuyển. Có thể nói, thời gian bị xáo trộn là kiểu thời gian trần thuật đặc trưng ở dạng truyện có độ nhòe của ảo giác, giấc mơ. Nhờ hình thức đồng hiện này, người kể chuyện có thể nối kết những chuyện thuộc về nhũng khoảng thời gian khác nhau, rút ngắn thời gian kể.

Chính các hình thức thời gian này đã làm nên nét độc đáo của thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Thương nhớ Mười Hai và thấy được tài năng của Vũ Bằng.

2.2.1. Thời gian hiện tại và thời gian quá khứ.

Những suy ngẫm hiện tại chỉ ắp đầy khi mảng hiện thực được ghép nối với bề dày quá khứ. Chính vì thế, nghệ thuật luôn là sự tiếp nối của thời gian từ quá khứ đến tương lai và đan xen trong không gian đa chiều. Trong đó thời gian quá khứ luôn mở ra không gian hồi tưởng. Đó là sự “nhớ lại”, nhung đồng thời cũng là sự “sống lại” của quá khứ. Quá khứ luôn là một thứ hành trang không thể thiếu để con người sống được trong hiện tại và vươn tới tương lai.

Kỉ niệm quá khứ thường là đẹp và buồn. Tất nhiên có cả những kỉ niệm không êm đẹp, nhưng tất cả đều là hành trang có ích cho một con người. Lại càng là thứ vốn liếng không thể thiếu ở một người làm nghệ thuật.

Hơn ba trăm trang sách Thương nhở Mười Hai phải mất gần mười hai năm ròng rã mới nên hình nên hài, với mục đích mà theo nhà văn “không có gì cao rộng, chẳng qua chỉ là đánh dấu những ấn tượng hiện ra trong trí óc nhũng buổi mây chiều gió sớm, sầu biệt ly vơi sáng đầy chiều ” và khơi “nhũng mối cảm hoài” của “những người khách thiên lý tương t ư ” [1, 34]. Sự hồi tưởng của “người cô chích” không chỉ xuất phát từ tâm bệnh sầu

thương cố lý mà còn có căn nguyên từ trạng thái thân thế lạc bước trên những nẻo đường chật ních những người bận rộn bên cạnh những người ngoại kiều ăn mặc như phường chèo, nói líu lô buồn nỗi khó nghe. Vì thế trong tập tùy bút, quá khứ và hiện tại luôn đồng hiện trong tương quan đối sánh - đối lập.

Vũ Bằng sống ở miền Nam nhưng không nguôi nhớ về miền Bắc, tâm trạng thường trực là ngày Nam đêm Bắc. Chỉ cần một cơn gió nhỏ, “niềm thương yêu cũ” trở dậy, đánh thức “mối tình tư quy” để cái tôi có những cuộc vượt thoát tâm hồn trở về bến mơ. Ăn một tô hủ tíu thì nhớ tô phở Bắc trong buổi sáng rét căm căm, thấy cua bể thì nhớ bát canh cua đồng nấu với rau rút và khoai sọ, gặp ngày bão rót lòng rười rượi nhớ thu sơ với gió may, hoa vàng. Có khi chỉ cần một câu nói rất tầm thường vào một buổi chiều mưa gió đìu hiu cũng gợi lên được những ấn tượng rầu rĩ trong một tấm lòng có mối xông. Cái nguyên cớ ấy thường trục bởi bước đi của thời gian với sự luân hồi trời đất qua các tháng, các mùa. “Trời tháng Ba, nhớ hội hè đình đám, con gái hát ví nghe thật là hay, đàn ông đánh vật xem mà sướng mắt; tháng Bảy, nhớ mưa Ngâu rả rích buồn như lòng khuê phụ nhó’ chồng; tháng Tám, cũng thưởng bánh trung thu, cũng cộ đèn, nhung lại nhớ trăng c ổ Ngư và thèm cái cảnh tưng bừng nhộn nhịp ở Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Mã . . tháng Mười Một nhớ đến gió ở Đọi Điệp lúc tản cư, mặc áo trấn thủ, ngoài khoác varơ đi như muốn bay lên trời mà miệng vẫn không ngớt ngâm bài “Tây Tiến”; tháng Chạp nhớ những con đường ẩm ướt, nhớ mưa phùn rét căm căm, hai vợ chồng lên Đông Hưng Viên ăn một bát “tam xà đại hội” khói bốc lên nghi ngút” . ..

Trong động hướng tìm về nguồn cội, “người khách xa nhà” không tránh khỏi thiên vị dù vẫn biết “lấy hiện tại so sánh với quá khứ e bị chủ quan mà có sự bất công”. Tuy thừa nhận Sài Gòn là “trời hoa đất rượu” nhung “người xa phần từ” “vẫn thương, vẫn nhớ, vẫn yêu, vẫn quý” một “Bắc Việt nghèo như thế, buồn như thế và chịu đựng đau khổ nhiều như thế”. Hà Nội là

quá khứ, là kỷ niệm; Sài Gòn là hiện tại, là thực tế. Bất chấp mọi so sánh đều khập khiễng, Vũ Bằng đã đặt Hà Nội và Sài Gòn trong chiều kích đối sánh. Mùa xuân ở Bắc “có mưa riêu riêu, gió lành lạnh”, “đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa rây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay” còn “ở đây, từ tháng Một, trời nắng chói chang, làm cho đôi mắt mờ, đầu nhức, lúc nào đàn ông cũng được “rủa mắt” bằng những cái vai đẹp hớ hênh, những cái lườn hây hây, hồng hồng hay nhũng cặp đùi mò’ mò' nửa trắng, nửa đen, thành thử ra ... hết, không còn có gì mà “cảm” nữa”.

Đen cái mưa cũng khác. “Mưa ở miền Nam lạ lắm. Chính vào lúc mình cầu mưa như thế thì chọc thủng trời ra cũng chẳng mưa, nhiều khi không kèn không trống, trút xuống ầm ầm làm cho người đi đường không kịp tìm chỗ ân, khiến người ở trong nhà thấy người đi đường ướt lướt thướt, quần áo dán cả vào mình, cảm thấy ái ngại và tội nghiệp”. Còn mưa ở Bắc là thứ “mưa rây”, “mưa phiêu phiêu trên đồng ruộng” với “những giọt mưa tím hắt hiu”. Miền Bắc không phải không có mưa rào nhung “những trận mưa rào đất Bắc nó có đầu có đuôi, có xuôi có ngược, nhất là không bao giờ vừa mưa xong lại nắng liền, mà bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ, tạnh mưa thì mát mẻ hắt hiu, thơ mộng”. Tet hai miền lại càng khác biệt. Tet ở trong Nam “nắng tan vàng nút đá”, “vỡ đầu xát tai”, “đi ngoài đường một lúc mắt cứ hoa lên”, không thể nào tìm thấy “cái lạnh riêu riêu”, “cái mưa xuân bay nhè nhẹ như hôn vào môi, vào má người ta”, càng không thấy đâu “những hoa đào, hoa mận đú đởn múa may trước gió hiu hiu”, “thời tiết sao mà đĩ thế, con mắt tấm lòng sao mà đong đưa thế, lời nói tiếng chào sao mà duyên dáng tơ mơ thế”.

Hiện tại, quá khứ trong tập ký kết cấu vừa đan xen vừa đối nghịch. Nhà văn thường bắt đầu bằng thực tại rồi chuồi đi trong hoài niệm, tạo nên sự đồng hiện hiện tại - quá khứ trong thế đối lập - đối trọng và cả sự gián cách về không gian - thời gian. Nhà nghiên CÚ11 Vương Trí Nhàn nhận định tình yêu

của Vũ Bằng với đất Bắc là một thứ tình yêu được gián cách trong không gian [...] Còn một thứ gián cách nữa, cũng gợi thương nhớ đến quay quắt, là gián cách trong thời gian. Tác giả gọi mình là “người xa nhà”, “người khách xa nhà”, “người xa quê”, “người sầu xứ”, “người lữ khách”, " người gối lẻ", "người chồng cô chích", "người đàn ông lạc phách", “người đàn ông oan khổ lưu ly”, “người thiên lý tương tư”, “người mắc bệnh sầu thương cố lý” , "người mang trong mình bảy, tám biệt ly một lúc"... Nghĩa là sống ở miền Nam rất lâu và cũng đã có vợ con nhưng ông vẫn mãi là “người lữ hành đơn côi”. Khi đã xem đây không phải là nhà, cũng không phải là quê thì tất yếu “người xa xứ” sẽ tìm mọi cách quay về dù chỉ là sự quay về trong tâm tưởng. “Người di cư” tự hỏi: Bây giờ liễu ở Hồ Gươm có còn xanh mươn mướt như hồi ta bước ra đi? Những chồi sơn trúc, thạch hương ở Nghi Tàm có còn chứa phong quang như cũ? Núi Nùng ra sao? Hồ Tây thế nào? v.v... Trong khi đi tìm thời gian đã mất, một mặt ông cứ nhẩn nha mãi trong kỷ niệm xưa cũ, mặt khác ông vẫn cảm nhận được dòng thời gian đang trôi trên phận người không cách gì níu kéo, chẳng giữ được. Thành ra Thương nhớ Mười Hai nói nhiều đến điệu “đi”, cái “chết” của thời gian “một mùa xuân đã chết”, “mùa xuân cũng đã chết rồi”, “mùa thu sắp chết”, “mùa thu đang chết”, “những đêm giao thừa cực lạc đi không bao giờ trở lại” v.v. Mở đầu và kết thúc tác phẩm đều là tâm trạng rất nguội lạnh “mùa xuân kia có trở lại cũng bằng thừa” theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng đã tạo nên hiệu ứng về một thân phận chưa biết bao giờ mới kết thúc vậy mà đã tắt lịm hết mọi ước mơ, hy vọng.

Sự cặp đôi hiện tại và quá khứ đã làm cho thời gian nghệ thuật Thương nhớ Mười Hai vừa liên tục vừa gián cách bởi nhất quán trong mạch cảm xúc hồi cố. Do vậy đồng cảm với Vũ Bằng, như Vương Trí Nhàn nói, trước tiên phải là những ai cùng cảnh ngộ với người xưng tôi trong sách. Nhưng không bắt buộc phải xa Hà Nội hàng ngàn cây số, người ta mới có được tình yêu mê mệt như vậy.

Như vậy, trong Thương nhớ Mười Hai thời gian hiện tại và quá khứ bị xáo trộn, có lúc tách bạch, có lúc lại lồng ghép vào nhau. Nhưng tựu chung lại, hiện tại luôn là cuộc sống phong lun, hào hoa, đủ đầy. Còn quá khứ là cuộc sống nơi Bắc Việt nghèo khó nhưng biết bao nét đẹp từ thời tiết, thiên nhiên đến phong tục tập quán, sinh hoạt của con người là nỗi niềm không nguôi của tác giả. "Sài Gòn, Phú Lâm, Bình Lợi, Chợ Lớn, Lồ 0 , ... vui quá, cứ uống rượu mạnh thế này, nghe con hát đàn vừa múa vũ vừa ca, lại cặp kè với gái hơ hớ như trăng mới mọc thế này, thì sao có thể rầu rĩ được? Ấy vậy mà buổi chiều trở gió kia kia ngồi cúi xuống lòng để hỏi chuyện tim mình, ta cảm giác như hàng vạn con mọt li ti vừa rung cánh vừa đục khoét con tim bệnh tật. Và tự nhiên ta có cảm giác rằng thân thể ta, không biết từ lúc nào, đã bị mối "xông" và đang đi đến chỗ mọt ruỗng, rã rời tan n á t " [1, 7-8]

Có thể nói, phần lớn “chuyện” của Thương nhớ Mười Hai là chuyện thuộc về quá khứ, được kể từ điểm nhìn phóng chiếu về thời quá khứ của Vũ Bằng. Nhờ sự xáo trộn thời gian độc đáo này, chúng ta thấu hiếu hơn về con người Vũ Bằng cũng với nhũng hiểu biết vừa quen vừa lạ của miền Bắc dấu yêu.

2.2.2. Thời gian vật lí và thòi gmn tâm lí

Thời gian vật chất và thời gian tâm lí trong Thương nhớ Mười Hai là

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 47)