Thời gian mùa thu

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 43)

6. Bố cục khóa luận

2.1.3.Thời gian mùa thu

Chang biết từ thủa nào, mùa thu đã trở thành đề tài muôn thủa trong văn chưong, nghệ thuật. Chắc hẳn, mùa thu phải có cái gì cuốn hút đến vậy mới đủ sức làm siêu lòng bao người nghệ sĩ yêu cái đẹp. Mùa thu có vẻ đẹp lạ lùng lắm, nó gợi tình, ý nhị nên người ta mới gọi là mùa của yêu thương. Vũ Bằng cũng là một người nghệ sĩ yêu cái đẹp nên mùa thu được tác giả khắc họa rõ nét trong tác phẩm của mình. Cùng với mùa xuân, mùa hạ, mùa đông,

mùa thu đã góp phần giúp người đọc thấy được bước đi của thời gian bốn mùa trong Thương nhớ Mười Hai.

Mùa thu đến trong cái dư âm của mùa hạ, bởi nó vẫn nắng nóng lạ thường. Trời lúc này chưa lạnh, nhưng đứng ở trên cao mà nhìn xuống sông nước, người ta thấy trời đất cỏ cây ướt sũng, làm cho người ta có linh cảm bút dứt không yên. Trời thấp lè tè và thỉnh thoảng có làn gió ướt thoảng qua. Ai cũng đoán là mưa. Quả nhiên trời mưa thực! Bắc Việt từ đầu tháng Bảy đã xuất hiện những: cơn mưa rả rích đêm ngày, mưa tối tăm mặt mũi, mưa thối đất thối cát. Mưa lai rai, mưa dầm dề, mưa lê thê làm cho ta thấy cảm giác thật não nề như muốn cứa vào thần kinh ta. Trời cứ mưa như thế từ ngày này qua ngày khác, từ đêm này qua đêm khác, mưa đều đều trên mái nhà, mưa đều đều trên bụi cây đồi cỏ, có lúc im phăng phắc rồi lại trút xuống ào ào khiến con người không muốn bước chân ra khỏi nhà. Và đó là nhũng cân mưa Ngâu bất tận. Nhìn mưa Ngâu, người con gái đẹp cũng thấy mưa ở trong lòng mình và nhớ đến mối tình ngang trái giũa Ngưu Lang và Chức Nữ.

“Tục truyền tháng Bảy mưa Ngâu, Con trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền. Một rằng là duyên, hai rằng là nợ, Sợi xích thằng ai gỡ cho ra...”

Mùa thu đất Bắc đến với người ta như thế. Trời trở gió trong không gian bàng bạc. Những chiếc lá ngả màu vàng đang dần lìa cành rơi xuống và trở về với đất mẹ không chút vấn vương. Vào tháng Tám, trời Bắc Việt buồn se sắt nhung đẹp lạ đẹp lùng. Trời đã sang thu thật rồi! Lá cây nhội hai bên đường phố rụng xuống, xoáy một vòng tạm biệt rồi từ từ nằm im một góc. Lá ngô đồng cũng xào xạc bay trong gió trời.

Nói tới mùa thu, làm sao ta có thể không nhắc tới trăng thu. Trăng tháng Tám đẹp thơ mộng, nó cứ tròn vành vạnh, phúc hậu và đầy đặn như

khuôn mặt của người thiếu nữ đang độ xuân thì. Nhìn lên bầu trời cao, bầu trời phang lì mà xanh ngắt, không có một đám mây làm vẩn đục làn ánh trăng mơ hồ tỏa ra khắp cả nội cỏ đồi cây. Nhung trăng từ rằm đi mới thực sự lung linh, kì ảo. Trăng thanh với gió mát, trăng dãi trên đường thơm, trăng cài trên mái tóc của người thiếu nữ làm lòng của chàng trai càng thêm yêu mến. Đúng là vầng trăng thu đa tình, huyền diệu thật.

“Gớm cho trăng cũng đa tình, Này nơi êm ấm cũng rình sáng soi: Suốt đời riêng một ta vui

Trăng soi tỏ lắm cũng toi công mà!”

Mùa thu sang tháng Chín, trăng với gió thu cũng đổi khác như lòng người lữ khách nơi phương xa. Bầu trời bàng bạc chì có mưa bóng mây, có gió lạnh, có tiếng sếu kêu đìu hiu thay thế làm ra cái buồn ủ ê, day dút. Nhìn lên trời, người ta không thấy những vầng trăng vàng tròn vành vạnh nữa mà thấy trăng liềm nhô ra khỏi mộng để cho ánh ngà vắt sữa xuống ngàn cây. Bây giờ khi trời chiều lắng xuống, sương đâu đây đã dâng lên và hơi lạnh bắt đầu tràn xuống. Đôi khi có ngọn gió bấc thổi qua làm run người trong nỗi nhớ người thương. Trời tháng Chín như một đứa trẻ hay dỗi hờn. Có nhiều lúc trời đang hanh nắng làm đôi má người thiếu nữ ủng hồng như e ngại bỗng tím dần về một hướng rồi mưa rào một lúc và tạnh, bất thần lại mưa. Đó là mưa bóng mây, mưa rươi như trêu đùa người ta. Tức lắm nhưng cũng yêu lắm! Cái mưa này không độc mà chỉ làm người ta se mình, khó ở một chút.

Ở miền Nam, mùa thu làm người ta sầu trong dạ. Thời tiết ấy nó nhõng nhẽo đến chừng nào. Buổi tối nóng như điên, nửa đêm xoay ra lạnh lúc nào không biết, chiều sấm chớp ầm ầm, yên chí có mưa thì một lát sau trăng lại sáng trưng. Ấy thế mà chính lúc người ta đang yên chí là nóng còn lâu thì tự dưng mưa lại rào rào trút xuống làm cho ai cũng ngạc nhiên. Thế rồi ai cũng

tưởng mùa mưa bắt đầu thì lại chọc trời không ra một hạt mưa. Trời nóng đến nhức cả đầu, mờ cả mắt. Đây là điểm khác biệt lớn giữa mùa thu Nam Việt và Bắc Việt. Vũ Bằng đã cảm nhận được sâu sắc điều đó đế nỗi nhớ thương cứ day dứt không nguôi.

Mùa thu ở Bắc Việt không chỉ mát mẻ, dễ chịu mà còn có nhiều món ăn ngon không thể chối từ. Cái thời tiết ấy làm chúng ta càng thêm ngon miệng hơn khi thưởng thức nhũng món ăn đậm đà chất quê. Nào là ốc nhồi thịt thăn, miến, mộc nhĩ hấp với lá gừng ăn dưới trăng. Nào là rươi nấu với vỏ quýt thơm. Rồi đến cơm mới ăn với chim ngói - loài chim nhỏ chỉ xuất hiện duy nhất vào đầu tháng Chín. Mà cơm ấy phải thổi bằng Gạo Tám vừa dẻo vừa thơm ngào ngạt. Xứ Bắc vào mùa thu còn có những loại trái cây đặc trung như hồng, bưởi, quýt, phật thủ. Đúng là mùa của yêu thương nên dường như cái gì cũng vẫy chào, hò hẹn nhau cho có đôi, có cặp. Hồng có cốm đẹp duyên, cốm xanh biêng biếc còn hồng thì đỏ chói chang, bưởi có bòng ân ái, gió bấc có mưa phùn, cam vàng có quýt xanh, ... Tất cả làm nên một bức tranh ẩm thực thật đa dạng và hấp dẫn mọi người.

Trời đất, vạn vật giao hòa vậy làm lòng người cũng xao xuyến, náo nức bởi nhũng ngày lễ, hội. Tháng Bảy có lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân. Mọi nhà đều làm lễ cúng bái rất thành kính vì tin rằng ngày đó là ngày dưới âm phủ vong nhân xá tội cho những người quá cố. Người li hương còn nuối tiếc biết bao cái không khí chùa chiền ở miền Bắc vào dịp Lễ Trung Nguyên, chiêng chống, chũm chọe vang ngân cả một vùng. Các sư đội mũ có mũi như múi khế cầm gậy chạy đàn, ra điệu phá cửa ngục âm ti để giải thoát cho những u hồn tội lỗi rên xiết trước những hình phạt ghê gớm. Trái với sự u ám của màu sắc tâm linh trong lễ xá tội vong nhân, vào tháng Tám, mọi người lại đón chờ cái tết Trung Thu vui tươi, trong sáng. Trẻ con háo hứng đến ngày tết dành cho mình. Các con phó rực rỡ màu sắc bởi mấy thứ đồ chơi ngộ nghĩnh,

đèn lồng treo rọp đường. Nào thì đèn quả dưa, đèn trái trám, đèn con thỏ, đèn kéo quân rồi cả đèn ông sao, ... Nào thì mâm cỗ với ông Lã Vọng câu cá ở giữa, hai bên là hai con chó tết bằng tép bưởi, rồi hạt dẻ, bánh dẻo, bánh nướng với các loại quả được bày đẹp mắt. Dưới ánh trăng sáng vàng cả con đường, lũ trẻ kéo nhau đi phá cỗ, rước đèn, múa sư tử trong tiếng trống thùng thình ầm vang thật sôi động. Đen tháng Chín, người Bắc Việt lại có tết Trùng Cửu vào ngày mồng 9 tháng Chín hàng năm. Trong tết này, nhà nào cũng làm các loại bánh bằng gạo mới gặt về để mừng mùa thu hoạch với ước mơ mùa màng luôn bội thu. Cùng với nó, các làng mở hội thổi cơm thi. Trong hội, trai làng từ mười tám đến bốn mươi phải thổi mỗi người một nồi cơm mang đến trình các cụ ở đình rồi chọn ra người thổi cơm khéo nhất để trao giải. Cơm được giải cao phải là cơm mịn như cơm nắm, đổ ở nồi ra có thế lấy dao cắt thành miếng một mà không được có cháy hay có vỏ bao lấy nắm cơm và cái nồi thối cơm không được bén lửa, nấu cơm rồi mà cái chôn vẫn còn nguyên. Các nét đẹp văn hóa ấy cứ truyền hết đời này đến đời khác mang đậm bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 43)