Thời gian mùa xuân

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 35)

6. Bố cục khóa luận

2.1.1. Thời gian mùa xuân

Ai cũng biết mùa xuân là mùa khởi đầu một năm, mùa vạn vật sinh sôi nảy lộc. Hơn thế, mùa xuân còn là đề tài muôn thuở cho các nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo nghệ thuật. Việt Nam được bà mẹ thiên nhiên ưu đãi ban cho cảnh vật bốn mùa tốt tươi, đi dọc suốt ba miền tù' Nam vào Bắc, từ" mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái”, ta như lạc vào từng trang truyện cổ, mỗi vùng miền khác nhau trên dọc tổ quốc này lại đem đến những niềm vui sự kì thú và bất ngờ nối tiếp nhau. Bức tranh thiên nhiên tứ bình xuân - hạ - thu - đông luôn thay đổi, vận động không ngừng. Nếu như mùa hạ được ví như chàng thanh niên khỏe mạnh căng tràn nhiệt huyết, hừng hực khí thế của tuổi trẻ, mùa thu lại như người thiếu nữ đang tuổi mặn mà, đượm màu tâm trạng man mác buồn, đông đến lại như người thiếu phụ đã có tuổi, từng trải điềm tĩnh đến lạnh lẽo, tịch mịch, thì mùa xuân sang, người ta lại thấy vạn vật như bừng tỉnh sau những ngày ủ ê trong giá lạnh của mùa đông. Có người đã ví von rất hay như thế này: Xuân như người con gái đang thì xuân sắc đẹp nhất, giàu sức sống mãnh liệt. Với mọi người, mùa xuân đến bắt đầu một tuổi mới, của bao nhiêu hứa hẹn cho năm sắp tới và niềm vui xuân cùng sum họp bên gia đình. Nhưng với Vũ Bằng - một đứa con xa quê thì mùa xuân chỉ đẹp trong hoài niệm... Bởi mùa xuân trong Nam khác mùa xuân Bắc Việt rất nhiều. Cứ như vậy, bao hình ảnh mùa xuân tươi đẹp lại ùa về trong kí ức tác giả và trải dài ra những trang văn thấm đượm tình yêu mến. "Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được con trai thương con gái, ai cấm được mẹ thương con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". [1, 15]

Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết rất hay về tháng Giêng của mùa xuân như sau: "Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” (Vọi vàng). Thật vậy, thiên nhiên tháng Giêng khoác trên mình vẻ đẹp tràn căng nhựa sống. Nhũng cành mai, gốc đào, chồi mận sau tết lại cứ đâm chồi, nảy lộc vươn mình trong nắng xuân êm ái. Mùa xuân có những cơn mưa riêu riêu, gió lành lạnh chứ không còn rét căm căm, tê buốt chân tay như mùa đông nữa. Mưa xuân đã thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đục như màu pha lê mờ. Đúng là một thứ thời tiết kì lạ khi rét vẫn còn vương trên các ngọn cây nhưng đất ở ngoài vườn khô ráo, sạch bóng, mịn màng như thể đất rùng Đà Lạt sau một đêm sương và qua những kẽ cây, có nhũng bông hoa nắng lung linh trong bể nước. Chỉ độ tám, chín giờ, trên nền trời trong trong có làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. v ề ban đêm, đêm xanh biếc. Trời khuya vẫn rét một cách nên thơ, tình tứ.

“Tháng Giêng mưa ngoài phố, Mưa như là sương thôi.

Những bóng cây dáng khói, Như mộng du bên trời.”

Tháng Hai, thời tiết vẫn se lạnh. Nhưng thời tiết đã có sự đổi dời. Trời nắng ấm hơn. Nhũng làn gió nhẹ thổi khẽ làm rung động cành cây. Hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa sắc hồng mơ mộng. Nhưng đêm tháng Hai vẫn lạnh và ngắn hơn trong khúc hát ru ngọt ngào của mẹ.

“Buồn vì một nỗi Tháng Hai Đêm ngắn, ngày dài, thua thiệt người ta!”

Nhưng đến tháng Ba thì trời đất thật là kì ảo. Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo là hết rét rồi cũng không đúng nữa. Trời đất như ngọc, đất sạch như lau. Nhìn lên bầu trời, nhũng đám mây hồng tỏa ra thứ ánh sáng trắng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các lùm

cây, ngon cỏ. Đâu đó, những giọt sương móc ban đêm còn vương vấn trên hoa lá, rửa cát bụi trên các nẻo đường phố. Chim chóc ríu rít bay lượn và hót líu lo. Cái tháng Ba ở Bắc có nhũng ngày huyền ảo như thế đấy. Neu là người thích ví von thì tháng ấy có thể ví với một cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

Nhưng, tháng Ba còn để lại trong lòng Vũ Bằng niềm yêu mến hơn bởi cái rét đột ngột, cái rét thơ mộng, cái rét của một trời đầy hương hoa. Đó là rét nàng Bân. Người ta đã thêu dệt hẳn một câu chuyện rất cảm động về tình yêu của nàng Bân dành cho người chồng yêu dấu của mình.

“Nàng Bân may áo cho chồng, May ba tháng ròng mới được cửa tay.

Lạy trời cho cả heo may,

Nàng Bân chết quách đêm nay cho rồi.”

Cái rét ấy tự nó đã đẹp, nên thơ, nó làm cho má và môi của đàn bà con gái nút nẻ, nhưng không nứt rạn mà chỉ ửng hồng lên như trái đào tơ mịn màng mơn mởn.

Từ tháng Giêng, cây cối đã bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng Hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhụy thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước. Cũng như người con gái dậy thì lớn lên đẹp không ai biết, chỉ khoảng cuối tháng Hai, đầu tháng Ba thì lá bàng và lá sầu đâu nở bung ra. Và vào cuối tháng Ba, các cây sầu đâu đâm hoa như nở nụ cười. Nó đẹp lạ thường và đu đưa trước gió. Những bông hoa bé nhỏ, lấm tấm mấy chấm đen, nở từng chùm. Loài hoa đã gợi nhớ, gợi thương cho Vũ Bằng nhiều lắm "yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mươi." [1, 55]

Mùa xuân ở miền Nam khác hẳn với mùa xuân ở Bắc Việt. Nó không lành lạnh mà nắng chói chang làm cho mắt mờ, đầu nhức. Trên các nẻo đường

người ta chỉ thấy nhũng người đi vội vã, chán chường, mệt mỏi. Tháng Giêng ở miền Nam ngà ngọc có một vẻ đẹp "li kì" làm cho người ta háo hức, khiến cổ họng khô teo, muốn uống nước cả ngày, uống rồi lại khát, khát rồi lại uống, mồ hôi vã ra như thoát dương. Mọi người bận rận lo cho công việc, cho cuộc sống.

Mùa xuân miền Bắc là lúc con người nghỉ ngơi và cuốn theo cuộc sống nhộn nhịp với hội hè và sinh hoạt truyền thống. Tháng Giêng là tháng người ta dành ra để trước là lễ Phật, sau là lễ tổ tiên ông bà. Đây là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Bắc Việt, góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Từ mồng bốn tháng Giêng, ở các làng vùng Bắc bắt đầu mùa quan họ.

“Hát cho lở đất long trời

Cho đời biết mặt cho người biết tên, Hát từ chợ phủ hát lên,

Hát xuống tỉnh Bắc qua miền tỉnh Đông, Hát sao cho cạn dòng sông,

Cho non phải lở, cho lòng phải say.”

Lối hát này chỉ có riêng ở ngày hội mùa xuân, trai gái hát cầu vui, nhưng có làng còn tổ chức hát thờ thần, treo giải. Vào ngày chín tháng Giêng, làng Nội Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có rước thần kẻ hạnh, hát đúm và trò trơi kéo chữ.

Đi lễ chùa cầu may đầu năm cũng là một thói quen không thể thiếu của người dân Bắc Việt. Nào là đi hội Đống Đa, đi hội chùa Vua, hội Lim. Rồi rằm tháng Giêng đi lễ bái các chùa Trầm, trẩy hội phủ Giầy, về xem tế thần ở Láng, xem rước vía ở miếu Hai Cô, ở đình Thiên Hương, ghé qua đình ủng xem tế thần và đi xem hát tuồng Tầu ở đền Bạch Mã.

Tháng Giêng họ vui xuân chưa đủ, nhũng ngày dài vẫn còn kéo dài mãi tận tháng Hai mà người ta vẫn cứ tiếc sao những đem tháng Hai ngắn qua.

Đây là khoảng thời gian thích họp để đi trẩy hội chùa Hưong. Ngồi trên con đò xuôi bến Đục ngắm những con cốc bói cá trên dòng nước trong vắt. Ở nơi đây như lạc vào cõi tiên, cảnh bụt. Non nước trùng điệp, mây trời như hòa quyện vào nhau, đẹp từ con chim đến ngọn cỏ.

Đen tháng Ba, làng nào cũng có hội hè, đình đám. Đèn chăng lá kết rợp trời, hương án, quạt cờ la liệt. Đó là mùa tế thần, tế thánh, mùa rước kiệu của cả Phật giáo lẫn Công giáo, mùa đánh cờ người, cờ hỏi, mùa rước sắc, chọi gà, chọi cá. Và quyến rũ nhất là những cuộc đấu vật ở Hà Lạng, Trà Lũ, Hoành Nha, Mai Động,.. Tet Hàn thực cũng là ngày được mong chờ vào tháng Ba. Tết này người ta kiêng dùng lửa, chỉ ăn dòng đồ lạnh. Ngoài ra còn biết bao hội hè ý vị, hấp dẫn người khác nữa.

Vào mùa xuân ở Bắc Việt, người ta chìm trong bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, thờ Thánh, thờ tổ tiên làm cho lòng người ấm lạ lùng. Dưới mái nhà, họ cùng nhau nhắc lại chuyện tết, đánh tam cúc. Một cảnh thanh bình, thú vị diễn ra ở sân gác, ngoài vườn.

Không chỉ chơi, những món ăn giản dị nhưng rất hấp dẫn làm say lòng người vào mùa xuân. Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu quay lại với bữa cơm giản dị có cà om ăn kèm với thịt thăn, điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh cua vắt chanh ăn mát như quạt vò lòng. Các cụ sành trà lại thích uống nước trà ưóp cánh hoa thủy tiên. Ở mùa xuân, có quả đào, quả lê, quả móc coọc rồi trái phật thủ cao sang, trái bàng bình dị ăn mới khoái khẩu làm sao!

Những trang văn mở đầu thương nhó’ bằng mùa xuân tươi đẹp, đầy màu sắc của mùa xuân Bắc Việt. Cái mùa bắt đầu trong năm, vạn vật bắt đầu sinh sôi, nảy nở và lòng người cũng đầy xao xuyến, mộng mơ đã mang đến cho người đọc thêm yêu mến và thấy đồng cảm với nỗi niềm nhớ thương khắc khoải của Vũ Bằng.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp thời gian và nghệ thuật trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)