Thời gian và nghệ thuật trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng

62 1.1K 2
Thời gian và nghệ thuật trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN HOÀNG TUYẾT CHINH THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI CỦA VŨ BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN HOÀNG TUYẾT CHINH THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI CỦA VŨ BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: TS.Thành Đức Bảo Thắng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường, nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế cho nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2015 Sinh viên Hoàng Tuyết Chinh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thƣơng nhớ Mƣời Hai” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn TS.Thành Đức Bảo Thắng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa được ai công bố trên bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2015 Sinh viên Hoàng Tuyết Chinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8 6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 8 NỘI DUNG....................................................................................................... 9 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 9 1.1. Vũ Bằng và tác phẩm Thương nhớ Mười Hai ........................................... 9 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp............................................................................. 9 1.1.2. Vị trí của Vũ Bằng trong dòng chảy lịch sử văn học dân tộc ............... 13 1.1.3. Tác phẩm Thương nhớ Mười Hai ......................................................... 16 1.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................................ 18 1.2.1. Khái niệm thời gian ............................................................................... 18 1.2.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật .............................................................. 18 1.2.3. Cấu trúc của thời gian nghệ thuật ......................................................... 22 1.2.4. Các bình diện của thời gian nghệ thuật ................................................. 26 Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI CỦA VŨ BẰNG ............................... 29 2.1. Thời gian tuyến tính ................................................................................. 29 2.1.1. Thời gian mùa xuân............................................................................... 30 2.1.2. Thời gian mùa hạ .................................................................................. 35 2.1.3. Thời gian mùa thu ................................................................................. 38 2.1.4. Thời gian mùa đông .............................................................................. 42 2.2. Thủ pháp xáo trộn các bình diện thời gian. .................................................... 44 2.2.1. Thời gian hiện tại và thời gian quá khứ. ............................................... 45 2.2.2. Thời gian vật lí và thời gian tâm lí.............................................................. 49 KẾT LUẬN .................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vũ Bằng (1913 - 1984) là một cây bút hoạt động trên nhiều lĩnh vực: báo chí, nghiên cứu, sáng tác, phê bình,... và ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu nhất định. Riêng trong sáng tác văn chương, Vũ Bằng để lại khối lượng tác phẩm lớn thuộc nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc, kí thác nhiều tâm sự của nhà văn về cuộc đời và con người. Có thể khẳng định, ông đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Mấy năm trở lại đây, các tác phẩm văn học của ông được tập hợp lại, tái bản để giới thiệu với đông đảo bạn đọc. Đặc biệt, các tác phẩm kí của Vũ Bằng được mọi người yêu thích và tìm kiếm. Những thành công về nội dung và nghệ thuật của tác giả ở thể loại này được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm, nhưng nổi bật hơn cả là ở tập bút kí Thương nhớ Mười Hai. Đến với Thương nhớ Mười Hai, Vũ Bằng cho người đọc thấy được linh hồn đất nước qua những trang viết của tập kí. Cả tác phẩm phập phồng nhịp đập của trái tim yêu thương, tràn thấm những cảm xúc và tình cảm đẹp mà nhà văn dành cho quê hương, con người đất Việt. Đó là cảnh đẹp thiên nhiên đất nước qua bốn mùa, con người với văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Tác phẩm đã để lại bao ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc đó là: niềm thương nhớ, nỗi hoài niệm về nơi "Chôn rau cắt rốn" của những người con xa quê. Để làm được điều đó, Vũ Bằng đã sử dụng thời gian nghệ thuật như một phương diện biểu hiện đắc lực cho nội dung. Ngay từ nhan đề tác phẩm Thương nhớ Mười Hai, thời gian nghệ thuật đã được nêu ra như một điểm nhấn để thể hiện niềm thương nỗi nhớ da diết của tác giả. "Mười Hai" ở đây chính là mười hai tháng trong năm theo Âm lịch của người Việt Nam. Chính nhà văn cũng đã bộc bạch nỗi niềm của mình: “...Trong mười hai tháng 1 của mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười hai sự rung động uyển chuyển của năm tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tình tứ, tôi cảm ơn sự bất công đã cho tôi nhìn rõ lòng tôi yêu thương Hà Nội đến chừng nào, Hà Nội ạ!” [1, 12] . “...Mỗi tháng lại có những cái đẹp não nùng riêng, những nỗi nhớ nhung riêng. Mỗi cảnh bày ra trước mắt mình lại nói lên những niềm thương yêu cũ, làm thế nào mà giữ trong lòng được". [1, 13] Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật. Nhờ có thời gian nghệ thuật mà các tác phẩm văn học có thể phản ánh sinh động cuộc sống của con người trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Đây là một phương diện nghệ thuật tiêu biểu góp phần thể hiện nội dung của tác phẩm và là một yếu tố khá quan trọng làm nên thành công của mỗi tác phẩm văn học. Thời gian trong sáng tác của Vũ Bằng cũng như mọi hiện tượng của thế giới khách quan, khi đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng tư tưởng tình cảm, được nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn. Cảm quan về thời gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, gắn bó với mơ ước và lí tưởng của nhà văn. Cho tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc về Vũ Bằng. Đó là những công trình nghiên cứu có giá trị về tác phẩm ở cả nội dung và hình thức. Tuy nhiên, phương diện thời gian nghệ thuật chưa được chú ý và xem xét riêng. Qua thời gian tìm hiểu, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Thời gian nghệ thuật trong Thƣơng nhớ Mƣời Hai của Vũ Bằng” với mong muốn rẽ theo một hướng đi riêng. Đó là qua phân tích, tìm hiểu yếu tố thời gian nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 2. Lịch sử vấn đề "Một tác phẩm nghệ thuật thực sự là một tác phẩm không đáy". Đúng như Hoàng Ngọc Hiến đã nhận định, đối với những tác phẩm để đời và có giá 2 trị thì việc nghiên cứu, thẩm bình nó luôn luôn bất tận, đó được ví như mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu thỏa sức khám phá. Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng cũng là một tác phẩm như vậy. Tuy nhiên, trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Vũ Bằng là một hiện tượng đặc biệt. Bởi vì đây là một cây bút tài năng nhưng "ba chìm bảy nổi" trong cuộc đời và trong sự nghiệp văn học của mình, như Vương Trí Nhàn nhận xét, đây là một nhà văn "không gặp may". Là một trong những người mở đầu cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với khối lượng tác phẩm đồ sộ, tuy nhiên trong thời gian đầu các sáng tác của ông chưa được đánh giá cao. Và phải đến những năm gần đây, nhờ sự "công bằng, sáng suốt" của giới nghiên cứu và độc giả mà Vũ Bằng cùng các sáng tác của ông mới thực sự được quan tâm, đánh giá cao ở nhiều phương diện và trả về đúng với vị trí xứng đáng của nó. Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên nghiên cứu về Vũ Bằng. Trong công trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận xét khái quát về văn chương của ông "Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và tả nhân vật, dù là họ ở vào cảnh nghèo khổ hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá kê một chút; còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ, ông chú trọng cả vào hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng biệt cho nhân vật". [11, 435]. Đồng thời, Vũ Bằng được Vũ Ngọc Phan xếp vào các tiểu thuyết gia tại chương "Tiểu thuyết tả chân", nhưng nhìn chung nhận xét của ông về Vũ bằng còn rất khiêm tốn. Gần 30 năm sau, tác giả Thượng Sỹ trong lời giới thiệu về cuốn sách Bốn mươi năm nói láo khi cuốn này được xuất bản lần đầu tiên. Thượng Sỹ nhận định Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng đã nhận định đây là "lịch sử một kiếp sống lê thê của người viết báo chuyên nghiệp xứ này". Đó là "Lịch sử của một 3 kiếp sống gắn theo với nhiều kiếp sống, và đó là tâm tư của một người, cùng theo đuổi một nghề và thường nuôi chọn một hoài bão như nhau" [19, 9] Năm 1970, Tạ Tỵ cho ra mắt cuốn Mười khuôn mặt nghệ thuật, ở đó Vũ Bằng được giới thiệu là một trong mười gương mặt văn nghệ nổi bật lúc bấy giờ với bài: Vũ Bằng, người trở về từ cõi đam mê. Tạ Tỵ đã nói về sự nghiệp của Vũ Bằng với bao chua cay, thăng trầm cùng với sự đóng góp với nghề và một vài đặc điểm về văn phong của ông. Từ năm 1990 đến năm 1999, nhiều bài đăng trên các báo Văn nghệ, Phụ nữ thứ bảy Thành phố Hồ Chí Minh, Người Hà Nội của các tác giả như Nguyễn Vỹ với Vũ Bằng phải có một vị trí xứng đáng, Đặng Anh Đào với Tháng ba, đi tìm thời gian đã mất, Nguyễn Thị Thanh Xuân với Khúc ca cảm hoài của người tình nhân, Vương Trí Nhàn với Buồn vui đời viết, Phạm Ngọc Luận với Nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo,.... Nhưng tất cả các bài viết đó chỉ dừng lại ở nghiên cứu một khía cạnh trong tác phẩm hoặc kể những ấn tượng, kỉ niệm về Vũ Bằng nhằm minh oan cho ông. Cũng trong thời gian này, nhà văn Triệu Xuân là người có công sưu tầm, tuyển chọn các tác phẩm của Vũ Bằng thành ba tập Tuyển tập Vũ Bằng. Ông còn viết bài Vũ Bằng - người lữ hành đơn côi. Qua đó, Triệu Xuân đã khái quát đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của Vũ Bằng cho nền văn học Việt Nam. Tiếp theo, với công trình Vũ Bằng - bên trời thương nhớ, nhà nghiên cứu Văn Giá đã thể hiện cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng. Trong Chân dung các Nhà văn hiện đại do một nhóm tác giả biên soạn, Nguyễn Đăng Điệp đã phác thảo về cuộc đời và những nét chính trong tác phẩm của Vũ Bằng. Công trình cũng đề cập đến những đánh giá sai lầm của một số người về nhà văn trước đây. Các trang viết Cuộc dấn thân đẹp đẽ và mang tính 4 phiêu lưu [3, 238], Người chung thân với lao động chữ nghĩa [3, 243], Lõi trầm đã kết trong cây [3, 247] đều góp phần khẳng định tài năng và những đóng góp to lớn của Vũ Bằng cho nền văn học nước nhà. Năm 2006, Nguyễn Ngọc Thiện trong Phong cách và Đời văn đã không ngớt lời khen ngợi: “Trên lĩnh vực văn chương, Vũ Bằng là một nhà văn độc đáo, tài hoa mang dấu ấn phong cách rõ rệt. Ông thành công trên hai thể loại chính là tiểu thuyết và kí, đặc biệt về hồi kí và tùy bút, tạp văn. [15, 420 - 421] Cũng trong năm này, nhà văn Triệu Xuân đã ra mắt bạn đọc Vũ Bằng toàn tập. Trong công trình, nhà văn đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc của mình trước một nhân cách lớn: “Cả cuộc đời say mê văn chương, cả một đời yêu nước thương nòi, vậy mà Vũ Bằng phải chịu quá nhiều oan ức khổ đau! Thương thay một kẻ lữ hành suốt đời đơn côi ngay trên đất nước quê hương mình.” [19, 20] Cùng với lịch sử nghiên cứu về Vũ Bằng, các sáng tác của ông cũng được chú ý nghiên cứu. Và tác phẩm để lại nhiều dư âm nhất - chính là tập kí Thương nhớ Mười Hai. Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Vũ Bằng - Thương nhớ Mười Hai đã đánh giá rất cao tác phẩm này. Đó là "Một nét anh hoa của tấm lòng đời", "từng câu tha thiết đã làm cho đến những người đương ở giữa Hà Nội cũng phải yêu lây. Những sành sỏi thoát ra từ ngòi bút sao mà nhớ đến não nùng." Ông còn nhận định rằng: “Mỗi trang văn của Vũ Bằng là một u uẩn, một ước mong không nguôi không tới được, không bao giờ tới được, không thể cầu được ước thấy”. [5, 226] Trong chuyên luận của Văn Giá, tác giả cũng đánh giá rất cao về Thương nhớ Mười Hai. Vũ Bằng đã "trải gấm hoa" lên những trang văn, và ngay cả độc giả khó tính nhất cũng phải thừa nhận đây là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Với Nguyễn Đăng Điệp, tác giả nhận thấy Vũ Bằng luôn sống với thế giới hoài niệm trong thời gian rời Hà Nội thương yêu vào Sài Gòn. Theo 5 Nguyễn Đăng Điệp, Thương nhớ Mười Hai, Miếng ngon Hà Nội và hàng loạt các tác phẩm khác đi ra từ vòm trời thương nhớ vời vợi ngàn trùng, cô đơn khắc khoải. Trong số đó có thật nhiều trang văn tài hoa, đẹp đến nhói đau. Ông thật sự là một nghệ sĩ lớn đã tấu lên khúc nhạc hồn non nước tâm huyết nhất của đời mình.” [3, 250]. Triệu Xuân lại rất hào phóng sử dụng mĩ từ khi nói về Thương nhớ Mười Hai: “Có người bạn thân, trong lúc đàm đạo văn chương, hỏi tôi: Sắp sang thế kỷ 21 rồi, nếu chỉ được phép mang mười cuốn sách văn học vào thế kỷ mới, ông mang những cuốn nào? Tôi trả lời ngay: Một trong những cuốn tôi mang theo là Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng!…” [19, 11]. Năm 2006, trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ (số 3), tác giả Tạ Hiếu với bài viết Nghệ thuật so sánh trong tùy bút Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng đã nhìn nhận tác phẩm này ở góc độ nghệ thuật. Tác giả nhận định: “Vũ Bằng vận dụng hết sức linh hoạt, uyển chuyển và biến hóa (…), Vũ Bằng đã thôi miên người đọc vào mê hồn trận của những so sánh. Những so sánh đẹp với nhiều liên tưởng thú vị như thứ men làm say lòng độc giả, để rồi lúc chợt tỉnh, họ thán phục rằng: khó có thể so sánh gợi cảm và hay hơn được nữa.” [7, 11 - 12]. Giáo sư Hoàng Như Mai đã dành tặng cho Thương nhớ Mười Hai những lời đánh giá thật đẹp trong Lời nói đầu của tác phẩm: “…Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang…” [1, 6]. Nhìn chung, các công trình, bài viết chủ yếu tập trung đi vào tìm hiểu cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn. Việc nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của Vũ Bằng còn đang ở bước đầu trên chặng đường tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Đặc biệt, Thương nhớ Mười Hai vẫn được xem là một mảnh đất màu mỡ đang chờ người giàu tâm huyết khai phá. Có một số công trình đã đi vào đánh giá cái hay, cái đẹp và giá trị của tác phẩm. Nhưng đến nay, vẫn chưa thể giải mã 6 hết được thế giới bí ẩn và cái đẹp đang hàm chứa trong tùy bút này. Đó là một trong những khó khăn đối với chúng tôi khi tìm tư liệu cho đề tài của mình. Qua việc tìm hiểu lịch sử vấn đề đã nghiên cứu về nhà văn Vũ Bằng và tác phẩm Thương nhớ Mười Hai, chúng tôi thấy hướng đi của khóa luận không bị trùng lặp. Với sự đóng góp nhỏ bé của mình cho việc nghiên cứu văn học, chúng tôi hi vọng đề tài Thời gian nghệ thuật trong Thƣơng nhớ Mƣời Hai của Vũ Bằng sẽ khám phá cái hay, cái đẹp của tập kí ở góc độ hình thức nghệ thuật. Hình thức đó chính là thời gian nghệ thuật. 3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Triển khai đề tài Thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng, mục đích của chúng tôi là nhằm khám phá, làm rõ nét độc đáo của thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng. Từ đó, khẳng định những đóng góp quý báu và vị trí của ông đối với văn xuôi hiện đại nước nhà. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, trước hết chúng tôi đi làm rõ một số nét về tác giả, tác phẩm và cơ sở lí luận về thời gian nghệ thuật trong văn học. Sau đó chỉ ra các biểu hiện về thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng để thấy được nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó, thấy được tài năng bậc thầy của tác giả. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu về thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tác phẩm Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp khảo sát thống kê 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Khóa luận được cấu trúc làm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng 8 NỘI DUNG Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vũ Bằng và tác phẩm Thƣơng nhớ Mƣời Hai 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp 1.1.1.1. Cuộc đời Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, Vũ Bằng là một nhà báo, một nhà văn tài năng ở nhiều phương diện. Song, trong một thời gian dài, cuộc đời và con đường văn chương nghệ thuật của Vũ Bằng tưởng như chìm vào quên lãng, tưởng như bị phủ nhận bởi cái án “dinh tê”, “về thành”, “quay lưng với kháng chiến”, “di cư vào Nam theo giặc”. Những điều như vậy đã khiến bản thân Vũ Bằng cùng những tác phẩm nghệ thuật của ông phải chịu nhiều éo le, thiệt thòi trong cuộc sống. Cho dù mãi sau này sự thật mới được sáng tỏ, nhưng công bằng mà nói khi nhắc đến thế hệ những nhà văn tiền chiến Việt Nam, nhắc đến những con người đã mang lại cho đời những áng văn tuyệt bút nặng nghĩa nặng tình về quê hương, về những tình cảm sâu đậm của lòng người…Và hơn hết là về những giá trị đích thực của nghệ thuật thì không thể không công nhận một Vũ Bằng tài hoa trong văn học nghệ thuật. Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh ngày mùng 03 tháng 06, năm 1913 tại Hà Nội (trong Vũ Bằng toàn tập, Triệu Xuân cho rằng Vũ Bằng sinh năm 1914). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học, có truyền thống khoa bảng nhiều đời ở miền đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, (nay là Bình Giang) tỉnh Hải Dương. Ông may mắn được vào học Trường Lycée Albert Sarraut - một trường Trung học Pháp nổi tiếng lúc bấy giờ chỉ dành cho con em người Pháp và những gia đình người Việt “có máu mặt”. Khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Vào những năm cuối tại trường trung học Albert Sarraut, Vũ Bằng đã sao nhãng việc học để theo nghề viết báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo và liền sau đó ông lao vào 9 nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Những bài báo đầu tiên của Vũ Bằng được đăng trên An Nam tạp chí và sau đó là tờ Đông Tây… Những năm trước cách mạng. Vũ Bằng viết văn và làm báo với rất nhiều bút danh khác nhau như: Vũ Bằng, Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Vũ Tường Khanh, Hoàng Thị Trâm… và làm việc ở rất nhiều tờ báo: An Nam tạp chí, Đông Tây, Trung Bắc Tân văn, Công dân, Ích hữu, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san,… Khoảng năm 1934 - 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Cuộc hôn nhân của hai người gặp nhiều sự phản đối của gia đình, bè bạn do bà Quỳ đã qua một đời chồng và có một người con riêng. Tuy nhiên sau đó Vũ Bằng và người phụ nữ này vẫn đến với nhau và sinh được một người con tên là Vũ Hoàng Tuấn. Gia đình Vũ Bằng sống rất hạnh phúc cho tới khi Vũ Bằng vào Nam. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến sau đó ông “dinh tê” về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng (khoảng cuối năm 1948). Năm 1954, được sự phân công của tổ chức ông đành để lại vợ và con trai (Vũ Hoàng Tuấn và người con riêng của vợ tên là Khoái) ở lại Hà Nội để vào Nam làm nhiệm vụ. Do tính chất của công việc tình báo và cũng do hoàn cảnh nên trong thời gian ở miền Nam, Vũ Bằng đã lập gia đình với một người phụ nữ Nam Bộ tên là Lương Thị Phấn quê ở Cần Thơ. Hai người có với nhau sáu mặt con. Tuy nhiên cuộc sống của gia đình ông không được suôn sẻ và ngày càng nghèo túng. Khi viết Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã phải viết vừa ngồi hứng từng chậu nước đổ vào bể chứa cho vợ nấu cơm và giặt giũ (…) Buổi trưa đến cây xăng Cống Bà Xếp, ngồi giữa hơi xăng và đống dầu mỡ mà viết. Trong những năm sinh sống ở Sài Gòn, có lúc Vũ Bằng đã ký tên bác sĩ Lê Tâm viết cả những sách tính dục như Gái dậy thì nên biết… để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình. 10 Trong hoàn cảnh có vợ con ở miền Nam nhưng Vũ Bằng vẫn luôn hướng lòng mình về miền Bắc, về người vợ cũ nơi cố hương. Năm 1967, ông nhận được tin người vợ Nguyễn Thị Quỳ mất nhưng vẫn không thể về thăm. Mặc dù rất đau khổ nhưng nhà văn Vũ Bằng vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Năm 1975, đất nước thống nhất nhưng Vũ Bằng vẫn sinh sống tại miền Nam. Có lẽ là do hoàn cảnh gia đình, hoặc do mặc cảm và nhất là khi thân phận của ông vẫn chưa được tiết lộ và minh oan nên ông không thể quay về Bắc Việt - nơi mà ông luôn hằng mong ước trở về. Cuộc sống túng thiếu và bệnh tật kéo dài cho đến những ngày đầu tháng tư năm 1984 thì chấm dứt đối với Vũ Bằng vì ông đã đi vào cõi vĩnh hằng, khi đó ông đã 70 tuổi. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng Huân chương nhà nước. Ngày 01/03/2000, Tổng cục II của Bộ Quốc Phòng đã xác nhận: Vũ Bằng là nhà văn - chiến sĩ tình báo của ta hoạt động trong lòng địch theo sự phân công của cấp trên. Đến ngày 13 tháng 02 năm 2007, nhà văn Vũ Bằng đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. 1.1.1.2. Sự nghiệp Vũ Bằng không chỉ là một nhà báo mà còn là một nhà văn rất mực tài hoa. Từ khi quyết định gắn cuộc đời mình với cây bút, sức viết của ông vô cùng dồi dào, phong phú, sung sức trên nhiều lĩnh vực vực. Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành công nhất định. Ông đã để lại khối lượng tác phẩm khá lớn thuộc nhiểu thể loại như truyền thuyết, truyện vừa và kí và khoảng năm mươi truyện ngắn, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị đặc sắc, kí thác nhiều tâm sự của nhà văn về cuộc đời, con người, chú trọng đến những khía cạnh phong hóa xã hội và đôi khi thuần túy văn nghệ. 11 Sáng tác đầu tiên trong cuộc đời cầm bút của Vũ Bằng là truyện ngắn Con ngựa già đăng trên mục Bút mới báo Đông Tây năm 1930. Từ đó cho đến cuối đời, Vũ Bằng đã liên tục, đều đặn cho ra mắt một khối lượng tác phẩm lớn nhưng theo tình hình thực tế thì cho đến nay mới phát hiện được hơn một nửa. Từ những năm trước cuộc Cách mạng tháng Tám, Vũ Bằng đã say mê nghiệp văn, nghiệp báo. Tác phẩm văn học đầu tay của ông là tập tùy bút châm biếm Lọ văn ra đời khi ông mới 16 tuổi nhưng đã đón nhận sự yêu thích từ mọi người. Tập tiểu thuyết Một người trong đêm tối (1937) viết về cuộc đời của một thanh niên trụy lạc và một thiếu phụ hoang dâm, qua đó tác giả muốn phơi bày cái nhơ nhớp của một bộ phận tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ. Tiểu thuyết Truyện hai người (1940) viết về chuyện một viên thư kí tên Hải say mê một cô gái điếm tên Trân. Tập truyện ngắn Để cho chàng khỏi khổ (1941) thể hiện rõ nhất lối văn phong dí dỏm, ngộ nghĩnh và chất trào lộng của Vũ Bằng. Từ sau năm 1945 đến 1954, Vũ Bằng viết một số truyện dài như: Chớp bể mưa nguồn (1949), Thư cho người mất tích (1950), Bến cũ (1950) và hàng chục truyện ngắn khác đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy. Lúc này Vũ Bằng tập trung miêu tả về cuộc sống vùng đô thị tạm chiếm Hà Nội qua đó bộc lộ tình cảm của mình đối với kháng chiến của toàn dân tộc. Sau năm 1954, Vũ Bằng tiếp tục cộng tác với nhiều tờ báo ở miền Nam như: Hòa bình, Dân chúng, Đồng Nai, Sài Gòn, Mai, Tiếng dân, Vịt vịt, Tin điện, Sao trắng, Thế giới. Mặt khác, ông cho ra đời nhiều tác phẩm với các thể loại khác nhau như: Khảo về tiểu thuyết (tiểu luận, 1955), Miếng ngon Hà Nội (ký, 1960), Món lạ miền Nam (ký, 1960), Bốn mươi năm nói láo (ký, 1969), Thương nhớ mười hai (ký, 1971), Mê chữ (tập truyện, 1970), Nhà văn lắm chuyện (giai thoại, 1971), Cái đèn lồng (tập truyện, 1971), Bát cơm (tập 12 truyện ký, 1971), Bảy đêm huyền thoại (truyện ký, 1972), Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973), Bóng ma nhà mệ Hoát (truyện, 1973)… Nhưng trong số đó xuất sắc hơn cả là bộ ba tác phẩm ký: Bốn mươi năm nói láo (1969), Miếng ngon Hà Nội (bắt đầu viết năm 1952 và hoàn chỉnh năm 1969) và Thương nhớ Mười Hai (1971). Bốn mươi năm nói láo là cuốn sách đầu tiên viết về việc làm báo ở Việt Nam. Đây là một cuốn vừa biên khảo về lịch sử báo chí, lịch sử Việt Nam mà cũng vừa là cuốn tạp ghi về sinh hoạt báo chí nước ta từ lúc tác giả mới bước chân vào làng báo tại Hà Nội (1928 - 1929) cho đến cuối đời tại Sài Gòn (1970). Qua tác phẩm này, tác giả ghi lại được tiến trình báo chí Việt Nam với các báo ở miền Bắc (trước năm 1954) và báo ở miền Nam (trước 1975). Sáng tác của Vũ Bằng trải rộng trên nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết,… với một khối lượng khá lớn các tác phẩm viết suốt từ những năm 30 đến khi ông cất bút từ giã cuộc đời. Vũ Bằng đã để lại cả một sự nghiệp văn học nếu không nói là thật lớn lao, thì cũng là nổi bật thời tiền chiến. 1.1.2. Vị trí của Vũ Bằng trong dòng chảy lịch sử văn học dân tộc Vũ Bằng là một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Suốt cuộc đời làm báo, viết văn, ông đã cống hiến toàn bộ trí tuệ, tài hoa, đóng góp rất quan trọng cho nền văn học, báo chí nước nhà. Vũ Bằng là người có nhiều đóng góp quan trọng cho lĩnh vực lí luận về tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đến 1945. Sự ra đời của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đã tạo thành một dấu mốc quan trọng cho quá trình hiện đại hóa nền văn học. Trong giai đoạn này có rất nhiều các tác phẩm có giá trị ra đời. Song về phương diện lí luận mà nói thì vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về tiểu thuyết hiện đại ngoại trừ cuốn Khảo về tiểu thuyết của Vũ 13 Bằng. Thực ra, lúc này ngành nghiên cứu lí luận - phê bình văn học của nước ta không phải là không phát triển, mà ngược lại đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc đưa ra các bài viết có tính lí luận về văn chương nói chung nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của văn học,…với các tên tuổi lớn như Thiếu Sơn, Trương Chính, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai,… Với Khảo về tiểu thuyết, Vũ Bằng đã tạo nên một tiếng vang và có ý nghĩa quan trọng đối với lí luận văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Vũ Bằng là người đầu tiên đưa vấn đề tiểu thuyết ra bàn luận một cách có hệ thống qua việc tiến hành phân biệt một cách khá thuyết phục giữa tiểu thuyết hiện đại và truyền thống, xác định vấn đề nhân vật, ngôn ngữ trong tiểu thuyết hiện đại. Đối với việc phân biệt hai loại tiểu thuyết (truyền thống và hiện đại), Vũ Bằng cho rằng: tiểu thuyết truyền thống là loại “truyện quái đản thất kinh”, “làm cho ta quên cõi đời này đi”… như truyện diễn nghĩa của ta và Tàu, truyện thơ anh hùng ca của Pháp (Poèmes epiques - sử thi), truyện hoang đường và tiểu thuyết hiện đại là “gần đời thiết thực”…Không ít nhà văn, nhà phê bình nghiên cứu văn học cho rằng: Ngay từ những năm ba mươi, Vũ Bằng là một trong những người có công lớn cách tân tiểu thuyết Việt Nam, hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam. Trong lĩnh vực báo chí, Vũ Bằng là một nhà báo xông xáo, hoạt động sôi nổi, góp phần to lớn trong việc phát triển nền báo chí nước nhà. Ngay từ thời trai trẻ ông đã cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội trong thập niên 30, 40... Chủ bút tờ Tiểu thuyết thứ bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc chủ nhật,... cho đến khi tên tuổi của ông quen thuộc trong làng báo, nhiều tờ, nhiều mục đều có Vũ Bằng. “Viết báo, viết báo, thầu báo cai đầu dài ba bốn tờ một lúc. Anh viết đủ thứ, từ thượng vàng hạ cám, từ cái hộp thư, cái tin vặt, cái vui cười, cái biết ai tâm sự đến truyện ngắn, truyện dài đăng từng kì” (Tô Hoài). 14 Trong tác phẩm Văn học miền Nam, Võ Phiến đề cập đến tài năng làm báo của ông: “Vũ Bằng có lúc tay nầy một tờ báo của Vũ Đình Long, tay kia một tờ khác của Nguyễn Doãn Vượng; có lúc một mình trông nôm cả ba tờ báo ở Sài Gòn (Đồng Nai, Sài Gòn Mai và Tiếng Dân; lại có lúc vừa viết cho Dân chúng, làm Tổng thư ký báo Tin Điện, lại vừa hợp tác với người thứ ba làm báo Vịt Vịt...”. Vũ Bằng dấn thân vào nghiệp báo với nỗi đam mê, song song với nhiều thể loại đóng góp trên tờ báo, ông sáng tác đều đặn nhiều tác phẩm. Vũ Bằng không chỉ là một nhà báo mà còn là một nhà văn rất mực tài hoa với những đóng góp đáng kể cho sự thành công của nền văn học nước nhà. Suốt bảy mươi năm trên dòng sông cuộc đời, Vũ Bằng đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác phong phú trên nhiều lĩnh vực: báo chí, viết văn, dịch thuật,…với nhiều thể loại: tùy bút, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết,…Văn nghiệp của ông làm phong phú, đa dạng cho nền văn học hienj đại Việt Nam trong buổi đầu khai sáng. Và nhà văn Triệu Xuân đánh giá: Văn hồi ký của ông là loại văn trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở. Các câu văn tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế. Cùng với Thương nhớ Mười Hai, Miếng ngon Hà Nội,…đã góp phần định hình kiểu hồi ký trữ tình độc đáo. Có thể xem đây là một đóng góp quan trọng của Vũ Bằng vào thể ký nói riêng và nền văn học hiện đại nói chung. Nhà văn Triệu Xuân kể: “Vào những năm 1932 - 1945, Vũ Bằng đã nâng đỡ, hướng nghiệp, dìu dắt rất nhiều nhà văn trẻ, sau này trở thành những nhà văn tên tuổi lẫy lừng; và những người am hiểu Vũ Bằng từ khi ông vào Nam mà tôi đã gặp đều khẳng định: Vũ Bằng là một con người chân chính, một nhà văn yêu nước, có tấm lòng son sắt với Hà Nội. Là người có công lao to lớn với sự nghiệp cách mạng. Một người nghệ sĩ ngôn từ tài hoa giàu lòng yêu thương quê hương đất nước. Có thể nói, Vũ 15 Bằng là một hiện tượng đặc biệt, một dấu son chói lọi trong dòng chảy không ngừng của lịch sử văn học dân tộc. 1.1.3. Tác phẩm Thƣơng nhớ Mƣời Hai Trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của Vũ Bằng, Thương nhớ Mười Hai có một vị trí hết sức quan trọng. Đây là một tác phẩm có giá trị lớn cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Tùy bút Thương nhớ Mười Hai ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chìm trong bom đạn. Lúc này, Vũ Bằng và gia đình cũng có hoàn cảnh éo le giống như hoàn cảnh chung của cả dân tộc. Với nỗi nhớ đong đầy yêu thương của người con xa xứ, Vũ Bằng đã gửi gắm tất cả lên trang viết của mình. Thương nhớ Mười Hai viết về mười hai tháng với khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật, con người, văn hóa của Hà Nội và của miền Bắc. Vũ Bằng đã dành trọn tác phẩm này để viết về văn hóa Hà Nội với chiều sâu của lịch sử và vẻ đẹp của Hà Nội trong nỗi hoài niệm da diết về Việt Bắc yêu dấu. Vũ Bằng đã mất mười một năm ròng rã để hoàn thành tùy bút. Mười một năm chỉ để viết về nỗi nhớ trong một năm, qua đó chúng ta sẽ cảm nhận được nỗi nhớ ấy khắc khoải đến nhường nào. Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng là một tùy bút được viết khi tác giả đang sống ở Sài Gòn, nhớ về miền Bắc - Hà Nội, nhớ về người vợ thân yêu của mình. Mang đặc trưng của thể tùy bút có pha lẫn hồi kí, tác phẩm được chia thành mười hai đoạn, mỗi đoạn tương ứng cho một tháng Âm lịch của một năm. Qua đó, những nét văn hóa, phong tục tập quán, thói quen, tâm hồn của mảnh đất Hà Nội nói riêng và của vùng đất Bắc Bộ nói chung hiện lên rất rõ nét. Cùng là những người "sành" Hà Nội, và cũng mang trong mình một tình yêu Thủ đô sâu sắc, nhưng mỗi nhà văn lại có một cách ứng xử, một cái nhìn khác nhau về Hà Nội. Nếu như Thạch Lam khi viết về Hà Nội với cảm 16 nhận tinh tế, sâu lắng, đầy cảm xúc. Nguyễn Tuân lại có con mắt sắc sảo, tài hoa, còn Vũ Bằng đã góp thêm một nét vẽ, một nhớ nhung da diết vào bản tình ca có tên: nỗi nhớ Hà Nội. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về thể loại của tác phẩm Thương nhớ Mười Hai. Chúng ta biết rằng, Vũ Bằng viết tác phẩm này trong hoàn cảnh đặc biệt. Đó là khi tác giả đang sống và hoạt động tình báo ở Sài Gòn. Nhà văn kể lại một đoạn đời đã qua với bao kỉ niệm nên tác phẩm có tính chất của một hồi kí. Mặt khác, Thương nhớ Mười Hai viết về thiên nhiên, con người, văn hóa,… đất Bắc và tình cảm nhớ thương tha thiết của nhà văn nên cũng có thể xem là một bút kí. Nhưng, tác phẩm lại thể hiện rất sâu đậm nỗi lòng, tâm tư tình cảm của tác giả nên mang đặc tính của tùy bút. Vũ Bằng viết Thương nhớ Mười Hai để ghi lại những dòng cảm xúc chủ quan tuôn chảy trong suốt quãng đời xa quê. Như vậy, ngay trong tác phẩm của mình Vũ Bằng đã có sự kết hợp rất độc đáo, đan xen giữa các thể loại tạo nên một Vũ Bằng với phong cách riêng biệt. Dù là hồi kí, bút kí hay tùy bút thì cũng đều nằm trong một thể loại chung. Nhà văn đã rất thành công trong việc kết hợp chúng nhờ sự kết hợp hài hòa, đặc sắc đó đã đưa đến những thành công đặc sắc về nội dung và độc đáo về nghệ thuật của tác phẩm. Thật hiếm có tác phẩm nào đưa đến cho ta vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên vừa hết sức quyến rũ, vừa rất đỗi thân quen, có sức cuốn hút làm say đắm lòng người như Thương nhớ Mười Hai. Tác phẩm thực sự là đỉnh cao của tùy bút Vũ Bằng. Con người ấy đã nhúng bút vào bình nước mắt nhớ thương để viết nên kiệt tác Thương nhớ Mười Hai, đó là tình cảm của người con Hà Nội xa xứ như bị lưu đày luôn nhớ về quê mẹ. Sức hấp dẫn và vẻ đẹp của tác phẩm còn được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khái quát: Tình yêu quê hương, đất nước ấy là linh hồn của những trang viết hay nhất trong Thương nhớ Mười Hai. Bao hàm trong đó còn có truyền thống của người dân Việt. Nguyễn Đăng Mạnh đã nhìn thấy vẻ đẹp của cái tôi 17 tác giả thể hiện trên trang văn: Một con người ham chơi, hiếu động, sành sỏi ẩm thực, nhưng chân thật, tinh tế tài hoa và rất có duyên. Anh yêu tha thiết quê hương đất nước mình. 1.2. Thời gian nghệ thuật 1.2.1. Khái niệm thời gian Thời gian là một phạm trù triết học, cùng với không gian là hình thức tồn tại của vật chất, của thế giới. Không có sự vật hiện tượng nào tồn tại ngoài nó, chỉ trong thời gian và không gian thì sự vật mới có tính xác định. Từ định nghĩa trên chúng ta có thể thấy rằng thời gian là một phạm trù khoa học, là hình thức tồn tại của thế giới vật chất, nhờ có thời gian mà thế giới vật chất trở nên xác định và được xác định bởi thời gian, thế giới vật chất vận động, biến đổi không ngừng. Thời gian là cái gì đó hết sức trừu tượng. Như Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Thi pháp thơ Đường đã nhận xét: "Thời gian là một đại lượng để xác định quá trình tồn tại, vận động, phát triển của mọi vật, mọi sự vật trong thế giới". Vì vậy mà thời gian - cái bình thường ấy lại là cái mà mọi người quan tâm. Khoa học và thực tiễn cho thấy có một thời gian vật lý tuyệt đối, vận động khách quan không theo ý muốn của con người. Đó là thời gian diễn ra từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày,... được đo bằng mặt trời, mắt trăng, bằng đồng hồ. Mũi tên của thời gian cũng chỉ có một hướng tiến lên đó là quá khứ - hiện tại - tương lai. Nhưng rồi chính khoa học buộc người ta phải hủy bỏ ý tưởng về một thời gian tuyệt đối duy nhất và thời gian đã trở thành một nhận thức cá nhân gắn liền với quan sát viên thực hiện phép đo. Như vậy, thời gian là đối tượng nhận thức của con người. Nó là thời gian khách quan được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan của chúng ta trong từng điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể. 1.2.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật Như chúng ta đã biết, không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian. Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian riêng của mình. Ngoài thời 18 gian vật lý, thời gian lịch sử, còn có thời gian sinh vật, thời gian tâm lí. Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, nó cũng có thời gian riêng. Tác phẩm nghệ thuật cũng tồn tại ở dạng vật chất và không có thời gian vật chất tác phẩm nghệ thuật cũng không tồn tại được. Nhưng thời gian khách quan đó chưa phải là thời gian nghệ thuật. Bởi qua tác phẩm, ta có thể trải qua một cuộc đời, một ngày, trải qua nhiều thế hệ, hoặc quay về quá khứ, hay nhảy vượt tương lai, hoặc sống ở cõi khác ngoài cõi trần. Vậy thời gian nghệ thuật là gì? Một thời gian dài con người chỉ hiểu thời gian là khách quan, do đó chưa ai nghĩ đến thời gian nghệ thuật. Vì vậy, khái niệm thời gian nghệ thuật là một khái niệm rất mới của khoa học, được coi là một trong những thành tựu nổi bật nhất của khoa học nghiên cứu văn học hiện đại. Quá trình hình thành nên khái niệm cũng phải trải qua một thời gian dài trong lịch sử văn học. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là thời gian có thể thể nghiệm được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai. Thời gian nghệ thuật cũng là một hình tượng nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn. Đây là một trong những phạm trù rất quan trọng của thi pháp học bởi lẽ nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật làm nên phong cách nhà văn. Trước thế kỉ XX, trong Thi pháp học, người ta đề xướng nguyên tắc "bắt chước tự nhiên" nên chưa ý thức được tính độc lập của thời gian nghệ thuật. Chủ nghĩa Cổ điển Pháp với luật "tam duy nhất" đồng nhất thời gian cốt truyện vào thời gian diễn xuất đã trói buộc nghệ thuật. Thế kỉ XVIII, nhà khai sáng Đức Lessing phân biệt hội họa và thơ ở chỗ hội họa miêu tả các sự vật trải ra trong không gian, còn thơ ca miêu tả những vật thay thế nhau trong thời gian. Như vậy vẫn là sự tương đồng giữa văn học với các đối tượng và chất liệu. Họ chưa thấy rõ thời gian nghệ thuật mang tính tâm lí. Việc phát hiện tính thời gian của dòng ngôn từ đã mở ra triển vọng mới để khám phá thời gian nghệ thuật. 19 Thời gian nghệ thuật thực sự được ý thức khi nhận thấy sự so le giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật, thời gian không đồng đều trong các chương cũng như thời gian bị bỏ lửng giữa các chương tiểu thuyết. Các nhà thi pháp học lịch sử như M. Bakhtin, Đ. X. Likhachép khái quát các hình thức thời gian trong tiểu thuyết cổ và văn học trung đại thì thời gian nghệ thuật mới được quan tâm nhiều hơn trong nhiên cứu văn học. Thời gian trong văn học thế kỉ XIX cũng như các hình thức mới lạ của thời gian nghệ thuật trong văn học thế kỉ XX là đề tài của các nhà nghiên cứu. Chúng ta có thể hiểu thời gian nghệ thuật là yếu tố thuộc phương thức tồn tại của thế giới, có cấu trúc riêng. Nó vừa là phương diện của đề tài vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là sự tập hợp nhiều thế giới cá biệt, những loại thời gian này tác động vào nhau, liên hệ vào nhau thành sự vận động chung nhịp điệu của cuộc sống. Thời gian qua văn học có thể bị khúc xạ qua tâm lí con người và gắn với quan niệm, tư tưởng, nghệ thuật của người nghệ sĩ. Theo các nhà nghiên cứu như Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng thời gian là "hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó". Trong thế giới nghệ thuật thời gian xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiền được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm và cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả (nghĩa là tác giả quan tâm vấn đề thời gian để diễn tả cái gì...). Là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như một yếu tố của nó. Nếu như mọi hiện tượng của thế giới khách quan khi đi vào nghệ thuật được soi sáng bằng tư tưởng và tình cảm, được nhào nặn và sáng tạo trở thành mọi hiện tượng nghệ thuật phù hợp với thế giới khách quan, phương pháp sáng tác, phong cách truyền thống và thể loại nhất định thì thời gian trong tác 20 phẩm cũng thế. Nó có thể được gọi là thời gian nghệ thuật như ta đã quen gọi tính cách nghệ thuật, xung đột nghệ thuật. Thời gian xuất hiện trong tác phẩm văn học như một hình thức hiện hữu, một phương thức tồn tại của nhân vật, các biến cố, các quan hệ... Thời gian trong tác phẩm văn chương nó cũng thể hiện tính đa dạng phức tạp của nó. Văn chương có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng tính vận động, tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động thời gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống, nhưng không phải bất cứ dấu hiệu thời gian nào trong tác phẩm cũng là thời gian nghệ thuật. Nằm sâu trong tác phẩm văn học, thời gian chỉ hóa thời gian nghệ thuật khi nó chìm lặng đi cùng với các phương tiện nghệ thuật khác để làm nổi rõ chủ đề của tác phẩm với những thay đổi số phận và những biến động của tâm tư. Trong Thi pháp thơ Tố Hữu tác giả Trần Đình Sử đã tổng kết một số cách chiếm lĩnh thời gian và những hình thức của thời gian nghệ thuật. Theo ý kiến của tác giả chủ nghĩa Cổ điển thường đồng nhất thời gian văn học vào thời gian khách quan của diễn xuất trong quy tắc" tam duy nhất" lấn át cái lịch sử. Các tác giả của chủ nghĩa lãng mạn lại phủ nhận trật tự thời gian khách quan để xây dựng một thời gian lý tưởng, họ phát hiện ra một thời gian lịch sử trừu tượng. Tác giả của chủ nghĩa hiện thực theo hướng tổng hợp giữa thời gian sinh hoạt hàng ngày của con người với thời gian lịch sử của các sự kiện xã hội. Theo tác giả Trần Đình Sử "Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải đơn giản chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm." [12, 90] Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay 21 chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Nó được sáng tạo ra mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế, có thể đảo ngược hay vượt tương lai hoặc là dừng lại. Nhưng thời gian nghệ thuật cũng không phải là một hiện tượng tâm lí cá nhân người đọc, muốn cảm nhận nhanh chậm thế nào cũng được mà thời gian nghệ thuật là một sáng tạo khách quan trong chất liệu. Đặc biệt, thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan điểm của nhà văn về cuộc đời và con người. Cuộc đời có thể chỉ là cuộc đày ải hoàn toàn vô tận. Cuộc đời cũng có thể chỉ như con thoi đưa mà không có chỉ, hoàn toàn vô nghĩa. Hay cuộc đời là cuộc hành quân đi đến tương lai,.... Vì vậy, thời gian nghệ thuật mang tính triết lí, tâm lí. Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi pháp học, bởi nó thể hiện chất sáng tạo của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian nghệ thuật thể hiện ý thức sáng tạo, tự do, chủ quan của nghệ thuật. 1.2.3. Cấu trúc của thời gian nghệ thuật 1.2.3.1. Thời gian trần thuật Thời gian trần thuật là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính, một chiều của văn bản ngôn từ. Người ta nói văn học là nghệ thuật thời gian bởi vì văn học diễn đạt các sự vật, hiện tượng theo trật tự thời gian của lời nói liên tục, từ câu đầu cho đến câu cuối cùng, không đảo ngược. Khái niệm "trần thuật" ở đây được dùng với nghĩa rất khái quát - không chỉ là cho loại tự sự , mà cho mọi văn bản văn học, nghĩa là sự tổ chức văn bản miêu tả, biểu hiện chủ đề để thể hiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian trần thuật là thời gian của người kể, của sự kể. Nó có điểm mở đầu và kết thúc, do thời gian hữu hạn. Nó có tốc độ và nhịp điệu riêng cho 22 người kể có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể lướt qua hay là tỉ mỉ dừng lại miêu tả chi tiết. Khi nào diễn đạt khái quát thì thời gian lướt nhanh, khi nào sa vào miêu tả chi tiết thì thời gian như dừng lại. Do nó có tính không đảo ngược cho nên nó có thể sắp xếp lại trật tự thời gian của sự việc vào trật tự trước sau của nó. Nó có thể đem cái xảy ra sau kể trước và ngược lại đem cái xảy ra trước kể sau. Thời gian trần thuật luôn mang tính hiện tại. Xác định thời gian trần thuật như thế nào cũng là một vấn đề cần giải quyết để phân tích nghệ thuật trần thuật. Theo G. Genette, thời gian trần thuật có bốn hình thức: - Tỉnh lược: là thời gian được trần thuật rất dài, nhưng thời gian trần thuật lại bỏ qua, thời gian trần thuật gần như bằng không. - Lược thuật: là lược kể trong một câu ngắn một đoạn thời gian dài. - Cảnh tượng: là kể các cuộc đối thoại, thời gian gần như bằng thời gian thực tế khi tiến hành đối thoại. - Dừng lại: tức là khi nhà văn tiến hành miêu tả chân dung hay phong cảnh, môi trường. Thời gian trần thuật là một hiện tượng nghệ thuật, chỉ có trong sáng tác nghệ thuật, bởi nó nhằm tạo ra cảm giác thời gian và dòng thời gian tâm hồn cho người đọc. 1.2.3.2. Thời gian được trần thuật Nếu trong mỗi lời nói chúng ta đều phân biệt hai sự kiện. Đó là sự kiện nói đến và sự kiện được nói đến. Trong văn học cũng vậy, người ta phân biệt thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được nói tới. Đây chưa phải là thời gian trần thuật, nhưng nó là cơ sở của nó. Thời gian được trần thuật bao gồm các kiểu thời gian sau: - Thời gian sự kiện: là chuỗi liên tục các sự kiện trong quan hệ liên tục trước sau, nhân quả. Có người gọi đây là thời gian "lịch sử", thời gian tích 23 truyện. Đó là các tên ước lệ. Thời gian sự kiện có thể tính theo độ dài mà nó diễn ra. Chẳng hạn, thời gian trong Truyện Kiều là mười lăm năm. Thời gian trong Chí Phèo là cả cuộc đời Chí Phèo. - Thời gian nhân vật: bao gồm thời gian tiểu sử và thời gian được nếm trải qua tâm hồn nhân vật. Thời gian nhân vật gắn với các thời điểm có ý nghĩa riêng của nhân vật đó, đồng thời thể hiện sự tương quan với các nhân vật khác. Thời gian nhân vật có độ dài khác nhau hiện diện trong tác phẩm. Chỉ có nhân vật chính là có thời gian bằng thời gian tích truyện và thời gian truyện, còn các nhân vật khác chỉ xuất hiện từng lúc, từng nơi, vào những thời điểm, thời đoạn nhất định của truyện. - Thời gian thiên nhiên: gồm cuộc vận hành vũ trụ, bốn mùa, xuân, hạ thu, đồng, mùa mưa, mùa khô, nào thức ấy, sớm trưa chiều, tối, đêm khuya, các ngày chuyển thời tiết trong năm, trăng tròn trăng khuyết,... Thời gian thiên nhiên có vị trí to lớn trong đời sống tâm hồn con người. - Thời gian sinh hoạt: là thời gian con người thực hiện các hoạt động sống: thời gian ngủ, thời gian ăn nhậu, dạo chơi, đàm đạo, làm việc. Mỗi nhà trường và mỗi cơ quan có lịch làm việc và thời khóa biểu riêng. Đi sâu vào lớp thời gian này, chúng ta sẽ hiểu được trạng thái sống và tồn tại của con người. - Thời gian phong tục: đó là thời gian của cá phiên chợ, các tuần chay, các ngày cúng giỗ, các ngày cúng giỗ, các ngày tết trong năm, nó tạo thành nhịp độ chung của cuộc sống từng vùng, từng dân tộc, từng tôn giáo và gia đình, dòng họ. Không ai có thể sống ngoài phong tục và đời họ gắn với nhịp điệu của thời này. - Thời gian lịch sử, xã hội: đó là thời gian thay đổi sơn hà, sự hưng phế của xã hội. Nó được đánh dấu bằng các sự kiện lên ngôi, niên hiệu, chiến tranh, nội chiến, ngày giải phóng, ngày hòa bình, ngày cách mạng, các đổi thay trong chính sách làm thay đổi cuộc sống và số phận của bao người. 24 1.2.3.3. Mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật Sự sắp xếp, bố trí của thời gian được trần thuật và thời gian trần thuật mới tạo ra được thời gian nghệ thuật thực sự. Mối quan hệ này được thể hiện qua các tương quan. Đó là sự tương quan giữa điểm mở đầu - kết thúc của thời gian trần thuật với điểm mở đầu - kết thúc thời gian sự kiện. Hai điểm này có thể trùng nhau như trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thơ Nôm,... Nhưng nó cũng có thể so le nhau trong các tác phẩm có sự xáo trộn dòng thời gian giữa hiện tại - quá khứ - tương lai. Ví dụ như truyện Vợ chồng A Phủ bắt đầu với hình ảnh người ta thấy cô Mị xuất hiện lầm lũi trong nhà thống lí Pá Tra mà không ai hiểu cô là ai. Sau đó tác giả mới quay lại kể về nguồn gốc xuất thân và sự bất hạnh của Mị khi phải mang thân đi gán nợ. Thứ hai, đó là mối tương quan sự kiện trong thời gian trần thuật. Các sự kiện trong thời gian trần thuật có thể là: - Liên tục, sự kiện này kề theo sự kiện trước. - Giữa các sự kiện có khoảng cách thời gian bị tỉnh lược ngắn hoặc dài, được thông báo hoặc không thông báo mà chỉ miêu tả phong cảnh, môi trường. - Gối đầu nhau, sự kiện này chưa xong, sự kiện khác đã tới. - Ngắt nửa chừng, theo kiểu tiểu thuyết chương hồi: "Muốn xem sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ." - Đảo ngược thời gian, đòi hỏi hồi tưởng, hồi thuật, từ một thời điểm của hiện tại mà trở về thời gian đã qua. Tương quan này tạo ra nhịp điệu, tốc độ của nghệ thuật trần thuật. Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu mối tương quan thời gian trần thuật và thời gian nhân vật. Đó là sự xây dựng thời gian trần thuật dựa vào quá trình ý thức của nhân vật. Sự ý thức của con người là quá trình từ chưa nhận ra đến nhận ra, theo quá trình phát hiện. Ý thức con người vận động theo quy luật kí ức, liên tưởng. 25 1.2.4. Các bình diện của thời gian nghệ thuật Đây là điều cần được ý thức để phân tích thời gian. Quan hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ là tương đối, phụ thuộc vào điểm quy chiếu "bây giờ". Có người cho rằng "hiện tại" có độ dài của hiện trạng sự vật. Trên phương diện tâm lý, nhiều người cho rằng cái "bây giờ" bao chứa cả quá khứ và tương lai. Có thể phân biệt rằng thời hiện tại đồng thời với cuộc sống đang diễn ra, thời quá khứ là quá khứ của hiện tại đó. Thời tương lai là điểm sau cuộc sống, và thời sau tương lai là thời gian trần thuật. 1.2.4.1. Thời gian hiện tại Thời hiện tại đóng vai trò chủ đạo trong tác phẩm văn học, bởi thời gian là cảm nhận. Hiện tượng học xác nhận trước khi con người suy nghĩ, cảm xúc thì nó phải có một cơ thể ở trong không gian và có quan hệ với thời gian. Vì vậy, thân thể luôn luôn là hiện tại, cảm giác, xúc giác, tri giác cũng luôn ở hiện tại. Hồi tưởng là quay về "quá khứ", nhưng đồng thời cũng là cái "hiện tại" của quá khứ trong hiện tại, ước mơ tương lai, cũng là sống với cái "hiện tại" của tương lai hiện tại. Do đó, sự phân biệt của ba bình diện này chỉ là tương đối, trong khi đó có một dòng hiện tại cảm nhận xuyên suốt mọi bình diện. Sự phân biệt quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ xuất hiện trong phạm vi thời gian nhân vật và sự kiện. Còn ở hiện tại thì cảm nhận gắn với hiện tại của phát ngôn và hiện tại của người đọc. Như Likhachép đã nhận định: thực chất thời gian nghệ thuật là hiện tại ước lệ và sự phát triển của thời gian nghệ thuật chủ yếu là sự phát triển của sự sống, nghệ thuật đem thời hiện tại ước lệ mà làm sống vĩnh viễn các giá trị, tức là khắc phục cái thời gian thực tại một đi không trở lạị. 1.2.4.2. Thời gian quá khứ Thời gian quá khứ trong văn học xuất hiện rất muộn. Trong phần nhiều thơ trữ tình, truyện trung đại, truyện dân gian thời quá khứ không phát 26 triển, do nhân vật không biết hồi tưởng và chỉ khi nào có ý thức về đời sống nội tâm nhân vật thì nhân vật mới có khả năng hồi tưởng. Lúc này thời quá khứ mới xuất hiện. Chú trọng thời gian quá khứ là một đặc điểm phổ biến của văn học hiện đại. Quá khứ thường thể hiện qua hình tượng các ông bà già hoặc huyền thoại, truyền thuyết. Quá khứ hiện ra trong các dấu tích, phế tích, trong hồi ức, trong giấc mơ. Chẳng hạn như trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên (trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài), Dế Mèn sống trong sự dằn vặt và ân hận vô cùng vì đã gây ra cái chết cho người hàng xóm xấu số là Dế Choắt. Câu chuyện được kể lại, thời gian quay về thời quá khứ và diễn biến như một vết tích đã qua trong cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. 1.2.4.3. Thời gian tương lai Thời gian tương lai thể hiện ra trong giấc mơ, qua dự kiến, ước mơ. Hồ Chí Minh đã có Giấc ngủ mười năm, Con người biết mùi hun khói với niềm tin về tương lai mãnh liệt. Tương lai thể hiện trong hình ảnh trẻ con, như Số phận con người, trong đoạn kết Sông Đông êm đềm, Chiến tranh hòa bình, trong đoạn kết Anh em nhà Karamadop, ... Ngoài các bình diện trên, trong văn học còn có bình diện vĩnh viễn trường tồn, "ngoài thời gian" như thiên nhiên tuần hoàn (mùa xuân đi rồi mùa xuân lại về, hoa tàn hoa lại nở, dòng sông trôi chảy mãi mãi). Trong tiểu thuyết Lâu Đài của Kafka có thời gian ngoài thời gian, thể hiện ở tính không ai biết. Thời gian thiên nhiên là bất biến, thể hiện qua hình tượng biển cả trong Ông già và biển cả. Trong tiểu thuyết, thời gian vĩnh viễn thể hiện trong sự lặp lại các môtip huyền thoại cổ xưa, là thời gian không có quá khứ và tương lai, chỉ có một sự kéo dài bất biến. Trong thơ và truyện xưa có thể tìm thấy bình diện trong tiên cảnh, vừa bất biến, vừa không ai biết. 27 Tiểu kết chƣơng 1: Trong chương 1, chúng tôi đã đi trình bày những vấn đề lí luận chung nhất về tác giả Vũ Bằng, tác phẩm Thương nhớ Mười Hai và khái niệm về thời gian nghệ thuật. Chúng ta thấy rằng Vũ Bằng với tài năng thực sự, qua thử thách của thời gian đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Và tác phẩm Thương nhớ Mười Hai là tác phẩm khá thành công của ông về mọi mặt. Trong đó, phương diện thời gian nghệ thuật đã góp phần không nhỏ vào việc làm nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Theo dòng chảy của thời gian là mười hai tháng trong năm với bao thương nhớ, bao cung bậc cảm xúc, tác phẩm sẽ đưa người đọc đi từ bất ngờ nọ đến bất ngờ kia. Chúng ta sẽ thấy một miền Bắc trong hoài niệm với những nét đẹp thơ mộng, chân thực và hết sức thú vị qua ngòi bút tài hoa của tác giả. 28 Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI CỦA VŨ BẰNG 2.1. Thời gian tuyến tính Thời gian nghệ thuật của văn học trung đại là thời gian “cầu tính” tức là thời gian luôn tuần hoàn, lặp lại một cách vô tận, bất biến: “Xuân đi, trăm hoa rụng. Xuân đến, trăm hoa tươi. ...................................... Chớ bảo xuân tàn hoa rụng trước. Đêm qua sân trước một cành mai.” (Cáo tật thị chúng - Mãn Giác thiền sư) Còn thời gian nghệ thuật trong văn học hiện đại chủ yếu là thời gian “tuyến tính”. Thời gian tuyến tính là thời gian vật lí trôi đi một cách tự nhiên. Sự việc trong thời gian này cũng diễn ra một cách trình tự có trước, có sau. Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước. Sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. Thời gian luôn trôi chảy một đi không trở lại. Nhà thơ Xuân Diệu là người cảm nhận rõ hơn ai hết về điều này và có một tâm trạng tiếc nuối thời gian hữu hạn. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.” (Vội vàng - Xuân Diệu) Thời gian tuyến tính trong tác phẩm Thương nhớ Mười Hai thể hiện ở dòng chảy thời gian thiên nhiên trong mười hai tháng. Chính thủ pháp thời gian này đã giúp người đọc lần lượt đi khám phá nét đẹp của mười hai tháng trong năm qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Cả đất trời Bắc Việt với cuộc sống của con người nơi đây hiện lên sinh động trong đó. Và chính nhà văn cũng đã phải thốt ra sự yêu mến và nỗi niềm tâm trạng của mình khi nhớ về chốn cũ: “...Trong mười hai tháng của mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười 29 hai sự rung động uyển chuyển của năm tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tình tứ, tôi cảm ơn sự bất công đã cho tôi nhìn rõ lòng tôi yêu thương Hà Nội đến chừng nào, Hà Nội ạ!”, “Mỗi tháng lại có những cái đẹp não nùng riêng, những nối nhớ nhung riêng”. [1, 12] 2.1.1. Thời gian mùa xuân. Ai cũng biết mùa xuân là mùa khởi đầu một năm, mùa vạn vật sinh sôi nảy lộc. Hơn thế, mùa xuân còn là đề tài muôn thuở cho các nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo nghệ thuật. Việt Nam được bà mẹ thiên nhiên ưu đãi ban cho cảnh vật bốn mùa tốt tươi, đi dọc suốt ba miền từ Nam vào Bắc, từ" mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái", ta như lạc vào từng trang truyện cổ, mỗi vùng miền khác nhau trên dọc tổ quốc này lại đem đến những niềm vui sự kì thú và bất ngờ nối tiếp nhau. Bức tranh thiên nhiên tứ bình xuân - hạ - thu - đông luôn thay đổi, vận động không ngừng. Nếu như mùa hạ được ví như chàng thanh niên khỏe mạnh căng tràn nhiệt huyết, hừng hực khí thế của tuổi trẻ, mùa thu lại như người thiếu nữ đang tuổi mặn mà, đượm màu tâm trạng man mác buồn, đông đến lại như người thiếu phụ đã có tuổi, từng trải điềm tĩnh đến lạnh lẽo, tịch mịch, thì mùa xuân sang, người ta lại thấy vạn vật như bừng tỉnh sau những ngày ủ ê trong giá lạnh của mùa đông. Có người đã ví von rất hay như thế này: Xuân như người con gái đang thì xuân sắc đẹp nhất, giàu sức sống mãnh liệt. Với mọi người, mùa xuân đến bắt đầu một tuổi mới, của bao nhiêu hứa hẹn cho năm sắp tới và niềm vui xuân cùng sum họp bên gia đình. Nhưng với Vũ Bằng - một đứa con xa quê thì mùa xuân chỉ đẹp trong hoài niệm... Bởi mùa xuân trong Nam khác mùa xuân Bắc Việt rất nhiều. Cứ như vậy, bao hình ảnh mùa xuân tươi đẹp lại ùa về trong kí ức tác giả và trải dài ra những trang văn thấm đượm tình yêu mến. "Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được con trai thương con gái, ai cấm được mẹ thương con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". [1, 15] 30 Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết rất hay về tháng Giêng của mùa xuân như sau: "Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng). Thật vậy, thiên nhiên tháng Giêng khoác trên mình vẻ đẹp tràn căng nhựa sống. Những cành mai, gốc đào, chồi mận sau tết lại cứ đâm chồi, nảy lộc vươn mình trong nắng xuân êm ái. Mùa xuân có những cơn mưa riêu riêu, gió lành lạnh chứ không còn rét căm căm, tê buốt chân tay như mùa đông nữa. Mưa xuân đã thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đục như màu pha lê mờ. Đúng là một thứ thời tiết kì lạ khi rét vẫn còn vương trên các ngọn cây nhưng đất ở ngoài vườn khô ráo, sạch bóng, mịn màng như thể đất rừng Đà Lạt sau một đêm sương và qua những kẽ cây, có những bông hoa nắng lung linh trong bể nước. Chỉ độ tám, chín giờ, trên nền trời trong trong có làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. Về ban đêm, đêm xanh biếc. Trời khuya vẫn rét một cách nên thơ, tình tứ. “Tháng Giêng mưa ngoài phố, Mưa như là sương thôi. Những bóng cây dáng khói, Như mộng du bên trời.” Tháng Hai, thời tiết vẫn se lạnh. Nhưng thời tiết đã có sự đổi dời. Trời nắng ấm hơn. Những làn gió nhẹ thổi khẽ làm rung động cành cây. Hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa sắc hồng mơ mộng. Nhưng đêm tháng Hai vẫn lạnh và ngắn hơn trong khúc hát ru ngọt ngào của mẹ. “Buồn vì một nỗi Tháng Hai Đêm ngắn, ngày dài, thua thiệt người ta!” Nhưng đến tháng Ba thì trời đất thật là kì ảo. Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo là hết rét rồi cũng không đúng nữa. Trời đất như ngọc, đất sạch như lau. Nhìn lên bầu trời, những đám mây hồng tỏa ra thứ ánh sáng trắng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các lùm 31 cây, ngon cỏ. Đâu đó, những giọt sương móc ban đêm còn vương vấn trên hoa lá, rửa cát bụi trên các nẻo đường phố. Chim chóc ríu rít bay lượn và hót líu lo. Cái tháng Ba ở Bắc có những ngày huyền ảo như thế đấy. Nếu là người thích ví von thì tháng ấy có thể ví với một cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nhưng, tháng Ba còn để lại trong lòng Vũ Bằng niềm yêu mến hơn bởi cái rét đột ngột, cái rét thơ mộng, cái rét của một trời đầy hương hoa. Đó là rét nàng Bân. Người ta đã thêu dệt hẳn một câu chuyện rất cảm động về tình yêu của nàng Bân dành cho người chồng yêu dấu của mình. “Nàng Bân may áo cho chồng, May ba tháng ròng mới được cửa tay. Lạy trời cho cả heo may, Nàng Bân chết quách đêm nay cho rồi.” Cái rét ấy tự nó đã đẹp, nên thơ, nó làm cho má và môi của đàn bà con gái nứt nẻ, nhưng không nứt rạn mà chỉ ửng hồng lên như trái đào tơ mịn màng mơn mởn. Từ tháng Giêng, cây cối đã bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng Hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhụy thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước. Cũng như người con gái dậy thì lớn lên đẹp không ai biết, chỉ khoảng cuối tháng Hai, đầu tháng Ba thì lá bàng và lá sầu đâu nở bung ra. Và vào cuối tháng Ba, các cây sầu đâu đâm hoa như nở nụ cười. Nó đẹp lạ thường và đu đưa trước gió. Những bông hoa bé nhỏ, lấm tấm mấy chấm đen, nở từng chùm. Loài hoa đã gợi nhớ, gợi thương cho Vũ Bằng nhiều lắm "yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mươi." [1, 55] Mùa xuân ở miền Nam khác hẳn với mùa xuân ở Bắc Việt. Nó không lành lạnh mà nắng chói chang làm cho mắt mờ, đầu nhức. Trên các nẻo đường 32 người ta chỉ thấy những người đi vội vã, chán chường, mệt mỏi. Tháng Giêng ở miền Nam ngà ngọc có một vẻ đẹp "li kì" làm cho người ta háo hức, khiến cổ họng khô teo, muốn uống nước cả ngày, uống rồi lại khát, khát rồi lại uống, mồ hôi vã ra như thoát dương. Mọi người bận rận lo cho công việc, cho cuộc sống. Mùa xuân miền Bắc là lúc con người nghỉ ngơi và cuốn theo cuộc sống nhộn nhịp với hội hè và sinh hoạt truyền thống. Tháng Giêng là tháng người ta dành ra để trước là lễ Phật, sau là lễ tổ tiên ông bà. Đây là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Bắc Việt, góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Từ mồng bốn tháng Giêng, ở các làng vùng Bắc bắt đầu mùa quan họ. “Hát cho lở đất long trời Cho đời biết mặt cho người biết tên, Hát từ chợ phủ hát lên, Hát xuống tỉnh Bắc qua miền tỉnh Đông, Hát sao cho cạn dòng sông, Cho non phải lở, cho lòng phải say.” Lối hát này chỉ có riêng ở ngày hội mùa xuân, trai gái hát cầu vui, nhưng có làng còn tổ chức hát thờ thần, treo giải. Vào ngày chín tháng Giêng, làng Nội Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có rước thần kẻ hạnh, hát đúm và trò trơi kéo chữ. Đi lễ chùa cầu may đầu năm cũng là một thói quen không thể thiếu của người dân Bắc Việt. Nào là đi hội Đống Đa, đi hội chùa Vua, hội Lim. Rồi rằm tháng Giêng đi lễ bái các chùa Trầm, trẩy hội phủ Giầy, về xem tế thần ở Láng, xem rước vía ở miếu Hai Cô, ở đình Thiên Hương, ghé qua đình Ủng xem tế thần và đi xem hát tuồng Tầu ở đền Bạch Mã. Tháng Giêng họ vui xuân chưa đủ, những ngày dài vẫn còn kéo dài mãi tận tháng Hai mà người ta vẫn cứ tiếc sao những đem tháng Hai ngắn qua. 33 Đây là khoảng thời gian thích hợp để đi trẩy hội chùa Hương. Ngồi trên con đò xuôi bến Đục ngắm những con cốc bói cá trên dòng nước trong vắt. Ở nơi đây như lạc vào cõi tiên, cảnh bụt. Non nước trùng điệp, mây trời như hòa quyện vào nhau, đẹp từ con chim đến ngọn cỏ. Đến tháng Ba, làng nào cũng có hội hè, đình đám. Đèn chăng lá kết rợp trời, hương án, quạt cờ la liệt. Đó là mùa tế thần, tế thánh, mùa rước kiệu của cả Phật giáo lẫn Công giáo, mùa đánh cờ người, cờ hỏi, mùa rước sắc, chọi gà, chọi cá. Và quyến rũ nhất là những cuộc đấu vật ở Hà Lạng, Trà Lũ, Hoành Nha, Mai Động,.. Tết Hàn thực cũng là ngày được mong chờ vào tháng Ba. Tết này người ta kiêng dùng lửa, chỉ ăn dòng đồ lạnh. Ngoài ra còn biết bao hội hè ý vị, hấp dẫn người khác nữa. Vào mùa xuân ở Bắc Việt, người ta chìm trong bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, thờ Thánh, thờ tổ tiên làm cho lòng người ấm lạ lùng. Dưới mái nhà, họ cùng nhau nhắc lại chuyện tết, đánh tam cúc. Một cảnh thanh bình, thú vị diễn ra ở sân gác, ngoài vườn. Không chỉ chơi, những món ăn giản dị nhưng rất hấp dẫn làm say lòng người vào mùa xuân. Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu quay lại với bữa cơm giản dị có cà om ăn kèm với thịt thăn, điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh cua vắt chanh ăn mát như quạt vò lòng. Các cụ sành trà lại thích uống nước trà ướp cánh hoa thủy tiên. Ở mùa xuân, có quả đào, quả lê, quả móc coọc rồi trái phật thủ cao sang, trái bàng bình dị ăn mới khoái khẩu làm sao! Những trang văn mở đầu thương nhớ bằng mùa xuân tươi đẹp, đầy màu sắc của mùa xuân Bắc Việt. Cái mùa bắt đầu trong năm, vạn vật bắt đầu sinh sôi, nảy nở và lòng người cũng đầy xao xuyến, mộng mơ đã mang đến cho người đọc thêm yêu mến và thấy đồng cảm với nỗi niềm nhớ thương khắc khoải của Vũ Bằng. 34 2.1.2. Thời gian mùa hạ Mùa hạ với cái nắng chang chang và những cơn mưa rào bất chợt như sự đỏng đảnh của trời đất. Xuân đi, hạ lại đến, lòng người cũng thay đổi theo mùa vậy. Vào mùa này, hoa gạo bắt đầu nở đỏ chót ven hồ Hoàn Kiếm, rơi xuống nước xanh, rụng xuống cỏ xanh. Ve sầu lột xác đã kêu rền rền vào buổi trưa. “Tháng Tư đầu mùa hạ, Tiết trời thật oi ả. Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn muỗi bay tơi tả.” Có lẽ bài thơ mộc mạc, giản dị đó của nhà thơ Nguyễn Khuyến đã phác họa rõ nét cái đặc trưng của mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ. "Tháng Tư của miền Bắc ngày xưa, tháng Tư yêu dấu, có nóng, có oi, có dế kêu, có muỗi đốt, nhưng tất cả những cái đó đã thấm vào đâu với những buổi bình minh nạm vàng, mở mắt ra nhìn lên cao thì thấy mây bây thong thả như là trời khảm bằng xà cừ, gió hây hây mát, mở cửa đi ra đường thì cảm thấy trời đất trong như pha lê mà cái thân mình nhẹ tênh tênh như là có cánh." [1, 71]. Thời tiết vào mùa hạ thật kì lạ! Buổi sáng thường mát mẻ, trong lành khiến ta ngủ ngon giấc hơn. Chừng chín mười giờ, nắng hoe ra, trời bắt đầu nong nóng. Chừng mười hai giờ, trời bắt đầu nắng to khiến người ta mệt mỏi, chỉ muốn tìm một bóng cây mát mẻ, nằm khểnh, nhìn ra bãi cỏ xung quanh xem những búp đa màu vàng ố. Cũng là mùa hạ, nhưng vào tháng Năm, tinh mơ sáng trời trong vắt như lọc qua một tấm vải xanh. Đó là lúc trời mát mẻ nhất trong ngày. Tiếng chim hót líu lo sau nhà. Những khúc nhạc của chim sâu, chim khuyên, chim chào mào, rồi chim chào mào, lại cả tiếng chim cu, bạc má,... cứ tranh nhau vang lên phá tan bầu không khí yên ắng của buổi sáng mùa hè. Buổi trưa tháng Năm ở Bắc Việt, trời cũng oi nóng, cũng mồ hôi nhễ nhại, nhưng hầu hết lúc 35 đó con người cũng tự cho mình được phép nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Đến tháng Sáu, tiếng chim cuốc kêu ra rả trên cánh đồng làm cho người ta nhớ đến sự tích con chim cuốc đáng thương, kêu đến khi chết để nhớ nhà, nhớ nước hay vì lí do nào đó. Ở tháng này, những cơn mưa rào khắc khoải như mang đặc trưng riêng của trời đất Bắc. Những trận mưa ấy có đầu có đuôi, có xuôi có ngược, nhất là không bao giờ mưa xong lại nắng liền, nhưng bao giờ cũng có một thời kì quá độ, tạnh mưa thì mát mẻ hắt hiu, thơ mộng. Đương nắng hạn mà gặp mưa rào thật thú vị như tình yêu xa ngày mới hội ngộ. Nhưng những cơn mưa lại kéo theo cả giông bão, nước lại dâng cao cũng làm lòng người lo âu, thấp thỏm. Người nông dân đã đúc kết thành mấy câu tục ngữ: “Kiến cánh vỡ tổ bay ra, Bão táp mưa xa gần tới.” Hay: “Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa, Đóng thấp thời bão, đóng cao thời lụt.” Khác với mùa hạ ở miền Bắc, mùa hạ ở miền Nam trời nóng quá, ăn cái gì vào cũng không ngon. Nhiều hôm đang nóng vỡ đầu xát tai như thế thì trời lại giáng một trận mưa đột ngột làm cho người ta không kịp tìm nơi trú ẩn, cứ phải đi lại ngoài đường như một triết nhân, mặt mũi tèm lem, quần áo lướt thướt, mà về đến nhà thì sổ mũi nhức đầu, ơn ớn lạnh nơi xương sống. Sống ở một nơi như vậy càng làm cho nỗi nhớ quê hương da diết hơn trong tác giả. Có lẽ lúc này, Vũ Bằng sẽ thấy ý nghĩa hơn câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.” (Tiếng hát con tàu) 36 Mùa hạ Bắc Việt là mùa của những trái cây. Đúng là mùa nào thức ý, nó như được sắp đặt của đất trời, vạn vật. Phải đúng mùa hè, khi thời tiết nóng bức, những trái cây ấy mới đơm hoa, kết quả, làm nên hương thơm, vị ngọt của thiên nhiên mùa nơi này. Trái vải yêu thương, trái vải thơm lừ, ngọt lử. Các địa danh nổi tiếng như Tiên Hưng, Cầu Họ với loại vải tiến. Nó không có màu đỏ như huyết dụ nhưng ong óng một màu nâu cổ kính, mà nhẵn lì không chút gồ ghề. Nhìn kĩ hơn một chút thì trong làn da nâu ấy nổi lên những cái vân và một vài chấm đỏ hiện lên. Trái vải không to lắm, chỉ to hơn cái chén quân pha trà tàu một chút. Cùi nó dày như cùi dừa, không trắng bạch mà hung hung màu ngà. Khi ăn thì nước chan hòa, ngọt sắc mà nhai thì mềm nhưng không nhão mà lại giòn, nhai còn nge thấy sậm sựt. Mà lạ lắm, cứ mùa vải chín là không biết ở đâu bao nhiêu là chim tu hú, chúng kêu như báo hiệu rằng, trái vải đã đến kì chín rộ. Trái vải miền Bắc ngon đến chừng nào, nhưng giờ đã xa rồi. Cùng với trái vải, trái nhãn cũng đua nhau tranh giành sự "sủng ái" của con người. Nhãn lồng Hưng Yên với vị ngọt thanh, nhiều nước, hương thơm ngào ngạt làm say lòng người. Nếu trái vải, nhãn của mùa hè mang vị ngọt thì trái nhót, mận lại gây ấn tượng bởi vị chua làm người ta nhỏ nước miếng khi nhìn thấy chúng. Những loại quả ấy không lấy gì làm cao sang nhưng nó lại gắn bó với tuổi thơ của mỗi người dân Bắc khi mùa hè tới. Thứ quả bình dị ấy khiến người con xa quê không nguôi nhớ về một thời đã qua, in bóng trong tâm hồn mình. Đặc biệt là vào mỗi dịp tết Đoan Ngọ. Cứ vào tháng Năm, ai ai cũng mong chờ đến dịp tết truyền thống này với tục giết sâu giết bọ. Chẳng khoa học nào có thể chứng minh rằng tại sao người Việt Nam lại có tục giết sâu bọ bằng những thứ quả chua, bằng cháo trắng, rượu nếp. Người ta chỉ biết rằng người Việt quan niệm vậy với mong muốn diệt sâu bọ để bảo vệ mùa màng. Có lẽ vì sự ngây thơ, phản khoa học ấy mà tục 37 lệ trở nên đáng yêu hơn và đậm chất dân gian hơn. Trong tết này, những đứa trẻ không khỏi hào hứng để được tắm nước tiên, được nhuộm móng tay bằng thứ lá móng chứ không phải loại sơn hóa học bóng nhoáng nào cả. Rồi thật thú vị biết bao khi vào mùa hè, người ta không thèm những thứ cao lương mĩ vị mà lại thèm món chè bà cốt, chè đậu đãi mát lịm xua tan đi cái nóng bức của mùa hè, cùng với quả cà nghệ muối vừa vặn ăn với rau luộc hay canh trứng cua đồng vắt chanh cốm thơm ngon lại lùng. “Công anh làm rể Chương Đài, Một ngày ăn hết mười hai vại cà,..” Câu hát thật khéo phóng đại nhưng quả thật quả cà đất Bắc hấp dẫn đến vậy khiến ai đi xa cũng phải nhớ. “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.” Mùa hạ Bắc Việt là vậy. Những ngày nắng nóng, những cơn mưa như trút bỏ và gội sạch nỗi buồn, những thứ quả ngon khoe hương sắc, rồi cả những ngày lễ tết đậm chất văn hóa Việt Nam với món ăn giản dị mà gần gũi đã hiện lên thật phong phú và sinh động trong hoài niệm của Vũ Bằng. Đọc Thương nhớ mười hai, người ta như được dẫn dắt theo mạch thời gian tự nhiên. Cứ hết khoảng này đến khoảng khác nhưng không nhàm chán mà được khám phá biết bao điều mới lạ qua ngòi bút tài tình của tác giả. 2.1.3. Thời gian mùa thu Chẳng biết từ thủa nào, mùa thu đã trở thành đề tài muôn thủa trong văn chương, nghệ thuật. Chắc hẳn, mùa thu phải có cái gì cuốn hút đến vậy mới đủ sức làm siêu lòng bao người nghệ sĩ yêu cái đẹp. Mùa thu có vẻ đẹp lạ lùng lắm, nó gợi tình, ý nhị nên người ta mới gọi là mùa của yêu thương. Vũ Bằng cũng là một người nghệ sĩ yêu cái đẹp nên mùa thu được tác giả khắc họa rõ nét trong tác phẩm của mình. Cùng với mùa xuân, mùa hạ, mùa đông, 38 mùa thu đã góp phần giúp người đọc thấy được bước đi của thời gian bốn mùa trong Thương nhớ Mười Hai. Mùa thu đến trong cái dư âm của mùa hạ, bởi nó vẫn nắng nóng lạ thường. Trời lúc này chưa lạnh, nhưng đứng ở trên cao mà nhìn xuống sông nước, người ta thấy trời đất cỏ cây ướt sũng, làm cho người ta có linh cảm bứt dứt không yên. Trời thấp lè tè và thỉnh thoảng có làn gió ướt thoảng qua. Ai cũng đoán là mưa. Quả nhiên trời mưa thực! Bắc Việt từ đầu tháng Bảy đã xuất hiện những: cơn mưa rả rích đêm ngày, mưa tối tăm mặt mũi, mưa thối đất thối cát. Mưa lai rai, mưa dầm dề, mưa lê thê làm cho ta thấy cảm giác thật não nề như muốn cứa vào thần kinh ta. Trời cứ mưa như thế từ ngày này qua ngày khác, từ đêm này qua đêm khác, mưa đều đều trên mái nhà, mưa đều đều trên bụi cây đồi cỏ, có lúc im phăng phắc rồi lại trút xuống ào ào khiến con người không muốn bước chân ra khỏi nhà. Và đó là những cân mưa Ngâu bất tận. Nhìn mưa Ngâu, người con gái đẹp cũng thấy mưa ở trong lòng mình và nhớ đến mối tình ngang trái giũa Ngưu Lang và Chức Nữ. “Tục truyền tháng Bảy mưa Ngâu, Con trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền. Một rằng là duyên, hai rằng là nợ, Sợi xích thằng ai gỡ cho ra...” Mùa thu đất Bắc đến với người ta như thế. Trời trở gió trong không gian bàng bạc. Những chiếc lá ngả màu vàng đang dần lìa cành rơi xuống và trở về với đất mẹ không chút vấn vương. Vào tháng Tám, trời Bắc Việt buồn se sắt nhưng đẹp lạ đẹp lùng. Trời đã sang thu thật rồi! Lá cây nhội hai bên đường phố rụng xuống, xoáy một vòng tạm biệt rồi từ từ nằm im một góc. Lá ngô đồng cũng xào xạc bay trong gió trời. Nói tới mùa thu, làm sao ta có thể không nhắc tới trăng thu. Trăng tháng Tám đẹp thơ mộng, nó cứ tròn vành vạnh, phúc hậu và đầy đặn như 39 khuôn mặt của người thiếu nữ đang độ xuân thì. Nhìn lên bầu trời cao, bầu trời phẳng lì mà xanh ngắt, không có một đám mây làm vẩn đục làn ánh trăng mơ hồ tỏa ra khắp cả nội cỏ đồi cây. Nhưng trăng từ rằm đi mới thực sự lung linh, kì ảo. Trăng thanh với gió mát, trăng dãi trên đường thơm, trăng cài trên mái tóc của người thiếu nữ làm lòng của chàng trai càng thêm yêu mến. Đúng là vầng trăng thu đa tình, huyền diệu thật. “Gớm cho trăng cũng đa tình, Này nơi êm ấm cũng rình sáng soi: Suốt đời riêng một ta vui Trăng soi tỏ lắm cũng toi công mà!” Mùa thu sang tháng Chín, trăng với gió thu cũng đổi khác như lòng người lữ khách nơi phương xa. Bầu trời bàng bạc chì có mưa bóng mây, có gió lạnh, có tiếng sếu kêu đìu hiu thay thế làm ra cái buồn ủ ê, day dứt. Nhìn lên trời, người ta không thấy những vầng trăng vàng tròn vành vạnh nữa mà thấy trăng liềm nhô ra khỏi mộng để cho ánh ngà vắt sữa xuống ngàn cây. Bây giờ khi trời chiều lắng xuống, sương đâu đây đã dâng lên và hơi lạnh bắt đầu tràn xuống. Đôi khi có ngọn gió bấc thổi qua làm run người trong nỗi nhớ người thương. Trời tháng Chín như một đứa trẻ hay dỗi hờn. Có nhiều lúc trời đang hanh nắng làm đôi má người thiếu nữ ửng hồng như e ngại bỗng tím dần về một hướng rồi mưa rào một lúc và tạnh, bất thần lại mưa. Đó là mưa bóng mây, mưa rươi như trêu đùa người ta. Tức lắm nhưng cũng yêu lắm! Cái mưa này không độc mà chỉ làm người ta se mình, khó ở một chút. Ở miền Nam, mùa thu làm người ta sầu trong dạ. Thời tiết ấy nó nhõng nhẽo đến chừng nào. Buổi tối nóng như điên, nửa đêm xoay ra lạnh lúc nào không biết, chiều sấm chớp ầm ầm, yên chí có mưa thì một lát sau trăng lại sáng trưng. Ấy thế mà chính lúc người ta đang yên chí là nóng còn lâu thì tự dưng mưa lại rào rào trút xuống làm cho ai cũng ngạc nhiên. Thế rồi ai cũng 40 tưởng mùa mưa bắt đầu thì lại chọc trời không ra một hạt mưa. Trời nóng đến nhức cả đầu, mờ cả mắt. Đây là điểm khác biệt lớn giữa mùa thu Nam Việt và Bắc Việt. Vũ Bằng đã cảm nhận được sâu sắc điều đó để nỗi nhớ thương cứ day dứt không nguôi. Mùa thu ở Bắc Việt không chỉ mát mẻ, dễ chịu mà còn có nhiều món ăn ngon không thể chối từ. Cái thời tiết ấy làm chúng ta càng thêm ngon miệng hơn khi thưởng thức những món ăn đậm đà chất quê. Nào là ốc nhồi thịt thăn, miến, mộc nhĩ hấp với lá gừng ăn dưới trăng. Nào là rươi nấu với vỏ quýt thơm. Rồi đến cơm mới ăn với chim ngói - loài chim nhỏ chỉ xuất hiện duy nhất vào đầu tháng Chín. Mà cơm ấy phải thổi bằng Gạo Tám vừa dẻo vừa thơm ngào ngạt. Xứ Bắc vào mùa thu còn có những loại trái cây đặc trưng như hồng, bưởi, quýt, phật thủ. Đúng là mùa của yêu thương nên dường như cái gì cũng vẫy chào, hò hẹn nhau cho có đôi, có cặp. Hồng có cốm đẹp duyên, cốm xanh biêng biếc còn hồng thì đỏ chói chang, bưởi có bòng ân ái, gió bấc có mưa phùn, cam vàng có quýt xanh, ... Tất cả làm nên một bức tranh ẩm thực thật đa dạng và hấp dẫn mọi người. Trời đất, vạn vật giao hòa vậy làm lòng người cũng xao xuyến, náo nức bởi những ngày lễ, hội. Tháng Bảy có lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân. Mọi nhà đều làm lễ cúng bái rất thành kính vì tin rằng ngày đó là ngày dưới âm phủ vong nhân xá tội cho những người quá cố. Người li hương còn nuối tiếc biết bao cái không khí chùa chiền ở miền Bắc vào dịp Lễ Trung Nguyên, chiêng chống, chũm chọe vang ngân cả một vùng. Các sư đội mũ có mũi như múi khế cầm gậy chạy đàn, ra điệu phá cửa ngục âm ti để giải thoát cho những u hồn tội lỗi rên xiết trước những hình phạt ghê gớm. Trái với sự u ám của màu sắc tâm linh trong lễ xá tội vong nhân, vào tháng Tám, mọi người lại đón chờ cái tết Trung Thu vui tươi, trong sáng. Trẻ con háo hứng đến ngày tết dành cho mình. Các con phó rực rỡ màu sắc bởi mấy thứ đồ chơi ngộ nghĩnh, 41 đèn lồng treo rợp đường. Nào thì đèn quả dưa, đèn trái trám, đèn con thỏ, đèn kéo quân rồi cả đèn ông sao, ... Nào thì mâm cỗ với ông Lã Vọng câu cá ở giữa, hai bên là hai con chó tết bằng tép bưởi, rồi hạt dẻ, bánh dẻo, bánh nướng với các loại quả được bày đẹp mắt. Dưới ánh trăng sáng vàng cả con đường, lũ trẻ kéo nhau đi phá cỗ, rước đèn, múa sư tử trong tiếng trống thùng thình ầm vang thật sôi động. Đến tháng Chín, người Bắc Việt lại có tết Trùng Cửu vào ngày mồng 9 tháng Chín hàng năm. Trong tết này, nhà nào cũng làm các loại bánh bằng gạo mới gặt về để mừng mùa thu hoạch với ước mơ mùa màng luôn bội thu. Cùng với nó, các làng mở hội thổi cơm thi. Trong hội, trai làng từ mười tám đến bốn mươi phải thổi mỗi người một nồi cơm mang đến trình các cụ ở đình rồi chọn ra người thổi cơm khéo nhất để trao giải. Cơm được giải cao phải là cơm mịn như cơm nắm, đổ ở nồi ra có thể lấy dao cắt thành miếng một mà không được có cháy hay có vỏ bao lấy nắm cơm và cái nồi thổi cơm không được bén lửa, nấu cơm rồi mà cái chôn vẫn còn nguyên. Các nét đẹp văn hóa ấy cứ truyền hết đời này đến đời khác mang đậm bản sắc dân tộc. 2.1.4. Thời gian mùa đông Mùa thu đi để lại bao tiếc nuối để mùa đông về. Dường như mùa đông không được chào đón lắm nhưng theo quy luật của đất trời, cái mùa ấy vẫn phải hiện hữu để làm đủ bộ tứ bình trong năm. Nếu mùa xuân là mùa của sự sống bắt đầu, mùa hạ là mùa của sự sinh sôi phát triển, mùa thu là mùa của yêu thương thì mùa đông là mùa của gì vậy? Phải chăng nó là mùa của nỗi nhớ thương, của sự hiu quạnh, trống trải. Có lẽ nhận xét như thế có phần hơi cực đoan, nhưng bởi cái thời tiết, thiên nhiên mùa đông gợi cho ta cảm nhận đó. Mùa đông đến, mọi vật như ủ ê, buồn tẻ. Cành cây thì khẳng khiu, trụi lá. Chim chóc không buồn cất tiếng hót vì phải bay đi tránh rét. Còn con người lúc nào cũng kín mít trong bộ quần áo ấm xù lên khắp người. 42 Cái lạnh của mùa đông cộng thêm những cơn mưa phùn lạnh thấu xương làm cho người ta cũng lười hoạt động hơn. Trong đêm lạnh, tiếng mưa rơi lách tách trên mái hiên đánh thức tâm tưởng, nỗi u hoài của con người đến lạ lùng. Trong thời tiết ấy chỉ thú nhất khi được quây quần bên gia đình, được ôm ấp những người yêu thương. Thế nhưng ở nơi Nam Việt xa xôi, kẻ li hương chỉ biết ngậm ngùi, không biết trong mưa phùn gió rét này vợ và các con đang làm gì? Mùa đông, người ta tìm đến với gạo ba giăng, thổi lên ăn quên chết. Nhưng để có được thứ gạo trắng dẻo vậy phải trải qua bao công giã, dần, sàng của người vợ đảm đang. Món cá mòi khía cạnh, sát nghệ, nướng lên trên than, chấm nước mắm gừng, nhắm rượu ngon tuyệt vời. Rồi cả chả cá nổi tiếng đến những người kén ăn cũng phải thưởng thức bằng được. Đến tháng Mười, cốm, hồng, chuối chín cuốc mới là thời trân, yêu sao quả quýt vỏ mỏng, sắc tươi đến thế. Trong vườn những quả quýt trĩu chịt thắm vàng xen vào màu lá xanh của giàn thiên lí. Đến tháng Mười Hai, người ta đếm từng ngày để chờ mong tết đến. Cái tết mà con người được nghỉ ngơi sau một năm làm ăn vất vả, là dịp con người được trở về quê hương, gia đình để cảm nhận được sự ấm cúng dưới mái nhà. Vũ Bằng cũng nhớ đến tết nhưng chỉ làm khắc sâu thêm nỗi sầu vô tận. Nói đến chợ Tết là nói đến một vùng kí ức văn hóa rất sâu thẳm trong tâm thức của mỗi người. Nó chính là một trong những giá trị làm nên nét văn hóa độc đáo trong ngày Tết dân tộc. Là một nhà văn, không những thế lại còn là một nhà văn hóa, chợ Tết đã đi vào tâm thức của Vũ Bằng qua tác phẩm Thương nhớ Mười Hai của ông thật sinh động. Nó đã trở thành một nỗi ám ảnh của vô thức và tâm linh để kết tinh thành những dự phóng sáng tạo. Chợ Tết, vì thế đã tạo nên những trang văn đẹp nhất, lung linh nhất trong Thương nhớ Mười Hai nổi tiếng của ông. Đọc “Tháng Chạp, nhớ ơi chợ Tết” ta thấy chợ 43 Tết đã trở thành một cảm hứng chủ đạo, từ đó tác giả mơ về những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc trong ngày Tết được thể hiện qua những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội dân gian… cùng với những lo toan, những buồn vui trong đời người mỗi khi tết đến, xuân về. Vì vậy, tìm về chợ Tết qua tâm thức của Vũ Bằng là tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống. Những giá trị văn hóa trong ngày Tết cổ truyền dân tộc như: phong tục thờ cúng tổ tiên, phong tục đưa ông Táo chầu trời, phong tục kiêng kị và các lễ hội trong ngày Tết như hội Chọi trâu, hội Lim... thật phong phú và giàu bản sắc. 2.2. Thủ pháp xáo trộn các bình diện thời gian. Theo sự phát triển của văn học hiện đại, thời gian nghệ thuật cũng có sự thay đổi về quan niệm và hình thức biểu hiện. Kiểu trần thuật theo thời gian tuyến tính, theo trình tự thời gian sự kiện không còn chiếm ưu thế mà nhường chỗ cho lối kể chuyện xáo tung thời gian sự kiện, có độ lệch lớn giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật. Lối kể đảo thuật của kiểu trần thuật phi tuyến tính phổ biến hơn. Lối kể này trở thành một trong những đặc điểm cho thấy sự đổi mới tư duy văn học khi cảm thức “hiện tại”, khi khát vọng làm chủ “thời gian” trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với lối trần thuật này, thời gian bị đảo lộn, không còn theo trật tự tuyến tính của thời gian đời sống nữa. Nhiều chuyện diễn ra sau lại được kể trước và ngược lại nhiều chuyện diễn ra từ trước, nhưng rất lâu sau đó người kể chuyện mới nhắc lại. Một trong những hình thức tổ chức lại trình tự trần thuật trong văn học hiện đại là từ hiện tại, quay ngược về quá khứ để kể chuyện. Đây là hình thức đảo thuật, kể lại những sự kiện đã diễn ra từ trước (những sự kiện thuộc về quá khứ nếu tính thời điểm đang kể là thời hiện tại). Và hình thức kể chuyện theo dòng hồi ức, tức là có độ so le giữa thời gian vật chất và thời gian tâm lí. Theo Đặng Anh Đào, trong dòng tâm tư, quá khứ, hiện tại, tương lai xuất hiện cùng một lúc, không bị ngăn cách, liên tục như một dòng chảy, đó 44 là hiện tượng mà người ta gọi là thời gian đồng hiện. Và một trong những hình thức đồng hiện là đảo ngược, xen kẽ thời gian. Kéo theo sự trôi chảy của chuỗi kí ức và cả những mộng mị, hoảng loạn, câu chuyện cũng liên tục bị đứt quãng, dịch chuyển. Có thể nói, thời gian bị xáo trộn là kiểu thời gian trần thuật đặc trưng ở dạng truyện có độ nhòe của ảo giác, giấc mơ. Nhờ hình thức đồng hiện này, người kể chuyện có thể nối kết những chuyện thuộc về những khoảng thời gian khác nhau, rút ngắn thời gian kể. Chính các hình thức thời gian này đã làm nên nét độc đáo của thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Thương nhớ Mười Hai và thấy được tài năng của Vũ Bằng. 2.2.1. Thời gian hiện tại và thời gian quá khứ. Những suy ngẫm hiện tại chỉ ắp đầy khi mảng hiện thực được ghép nối với bề dày quá khứ. Chính vì thế, nghệ thuật luôn là sự tiếp nối của thời gian từ quá khứ đến tương lai và đan xen trong không gian đa chiều. Trong đó thời gian quá khứ luôn mở ra không gian hồi tưởng. Đó là sự “nhớ lại”, nhưng đồng thời cũng là sự “sống lại” của quá khứ. Quá khứ luôn là một thứ hành trang không thể thiếu để con người sống được trong hiện tại và vươn tới tương lai. Kỉ niệm quá khứ thường là đẹp và buồn. Tất nhiên có cả những kỉ niệm không êm đẹp, nhưng tất cả đều là hành trang có ích cho một con người. Lại càng là thứ vốn liếng không thể thiếu ở một người làm nghệ thuật. Hơn ba trăm trang sách Thương nhớ Mười Hai phải mất gần mười hai năm ròng rã mới nên hình nên hài, với mục đích mà theo nhà văn “không có gì cao rộng, chẳng qua chỉ là đánh dấu những ấn tượng hiện ra trong trí óc những buổi mây chiều gió sớm, sầu biệt ly vơi sáng đầy chiều” và khơi “những mối cảm hoài” của “những người khách thiên lý tương tư” [1, 34]. Sự hồi tưởng của “người cô chích” không chỉ xuất phát từ tâm bệnh sầu 45 thương cố lý mà còn có căn nguyên từ trạng thái thân thế lạc bước trên những nẻo đường chật ních những người bận rộn bên cạnh những người ngoại kiều ăn mặc như phường chèo, nói líu lô buồn nỗi khó nghe. Vì thế trong tập tùy bút, quá khứ và hiện tại luôn đồng hiện trong tương quan đối sánh - đối lập. Vũ Bằng sống ở miền Nam nhưng không nguôi nhớ về miền Bắc, tâm trạng thường trực là ngày Nam đêm Bắc. Chỉ cần một cơn gió nhỏ, “niềm thương yêu cũ” trở dậy, đánh thức “mối tình tư quy” để cái tôi có những cuộc vượt thoát tâm hồn trở về bến mơ. Ăn một tô hủ tíu thì nhớ tô phở Bắc trong buổi sáng rét căm căm, thấy cua bể thì nhớ bát canh cua đồng nấu với rau rút và khoai sọ, gặp ngày bão rớt lòng rười rượi nhớ thu sơ với gió may, hoa vàng. Có khi chỉ cần một câu nói rất tầm thường vào một buổi chiều mưa gió đìu hiu cũng gợi lên được những ấn tượng rầu rĩ trong một tấm lòng có mối xông. Cái nguyên cớ ấy thường trực bởi bước đi của thời gian với sự luân hồi trời đất qua các tháng, các mùa. “Trời tháng Ba, nhớ hội hè đình đám, con gái hát ví nghe thật là hay, đàn ông đánh vật xem mà sướng mắt; tháng Bảy, nhớ mưa Ngâu rả rích buồn như lòng khuê phụ nhớ chồng; tháng Tám, cũng thưởng bánh trung thu, cũng cộ đèn, nhưng lại nhớ trăng Cổ Ngư và thèm cái cảnh tưng bừng nhộn nhịp ở Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Mã…; tháng Mười Một nhớ đến gió ở Đọi Điệp lúc tản cư, mặc áo trấn thủ, ngoài khoác varơ đi như muốn bay lên trời mà miệng vẫn không ngớt ngâm bài “Tây Tiến”; tháng Chạp nhớ những con đường ẩm ướt, nhớ mưa phùn rét căm căm, hai vợ chồng lên Đông Hưng Viên ăn một bát “tam xà đại hội” khói bốc lên nghi ngút”… Trong động hướng tìm về nguồn cội, “người khách xa nhà” không tránh khỏi thiên vị dù vẫn biết “lấy hiện tại so sánh với quá khứ e bị chủ quan mà có sự bất công”. Tuy thừa nhận Sài Gòn là “trời hoa đất rượu” nhưng “người xa phần tử” “vẫn thương, vẫn nhớ, vẫn yêu, vẫn quý” một “Bắc Việt nghèo như thế, buồn như thế và chịu đựng đau khổ nhiều như thế”. Hà Nội là 46 quá khứ, là kỷ niệm; Sài Gòn là hiện tại, là thực tế. Bất chấp mọi so sánh đều khập khiễng, Vũ Bằng đã đặt Hà Nội và Sài Gòn trong chiều kích đối sánh. Mùa xuân ở Bắc “có mưa riêu riêu, gió lành lạnh”, “đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa rây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay” còn “ở đây, từ tháng Một, trời nắng chói chang, làm cho đôi mắt mờ, đầu nhức, lúc nào đàn ông cũng được “rửa mắt” bằng những cái vai đẹp hớ hênh, những cái lườn hây hây, hồng hồng hay những cặp đùi mờ mờ nửa trắng, nửa đen, thành thử ra… hết, không còn có gì mà “cảm” nữa”. Đến cái mưa cũng khác. “Mưa ở miền Nam lạ lắm. Chính vào lúc mình cầu mưa như thế thì chọc thủng trời ra cũng chẳng mưa, nhiều khi không kèn không trống, trút xuống ầm ầm làm cho người đi đường không kịp tìm chỗ ẩn, khiến người ở trong nhà thấy người đi đường ướt lướt thướt, quần áo dán cả vào mình, cảm thấy ái ngại và tội nghiệp”. Còn mưa ở Bắc là thứ “mưa rây”, “mưa phiêu phiêu trên đồng ruộng” với “những giọt mưa tím hắt hiu”. Miền Bắc không phải không có mưa rào nhưng “những trận mưa rào đất Bắc nó có đầu có đuôi, có xuôi có ngược, nhất là không bao giờ vừa mưa xong lại nắng liền, mà bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ, tạnh mưa thì mát mẻ hắt hiu, thơ mộng”. Tết hai miền lại càng khác biệt. Tết ở trong Nam “nắng tan vàng nứt đá”, “vỡ đầu xát tai”, “đi ngoài đường một lúc mắt cứ hoa lên”, không thể nào tìm thấy “cái lạnh riêu riêu”, “cái mưa xuân bay nhè nhẹ như hôn vào môi, vào má người ta”, càng không thấy đâu “những hoa đào, hoa mận đú đởn múa may trước gió hiu hiu”, “thời tiết sao mà đĩ thế, con mắt tấm lòng sao mà đong đưa thế, lời nói tiếng chào sao mà duyên dáng tơ mơ thế”. Hiện tại, quá khứ trong tập ký kết cấu vừa đan xen vừa đối nghịch. Nhà văn thường bắt đầu bằng thực tại rồi chuồi đi trong hoài niệm, tạo nên sự đồng hiện hiện tại - quá khứ trong thế đối lập - đối trọng và cả sự gián cách về không gian - thời gian. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhận định tình yêu 47 của Vũ Bằng với đất Bắc là một thứ tình yêu được gián cách trong không gian […] Còn một thứ gián cách nữa, cũng gợi thương nhớ đến quay quắt, là gián cách trong thời gian. Tác giả gọi mình là “người xa nhà”, “người khách xa nhà”, “người xa quê”, “người sầu xứ”, “người lữ khách”, " người gối lẻ", "người chồng cô chích", "người đàn ông lạc phách", “người đàn ông oan khổ lưu ly”, “người thiên lý tương tư”, “người mắc bệnh sầu thương cố lý”, "người mang trong mình bảy, tám biệt ly một lúc"… Nghĩa là sống ở miền Nam rất lâu và cũng đã có vợ con nhưng ông vẫn mãi là “người lữ hành đơn côi”. Khi đã xem đây không phải là nhà, cũng không phải là quê thì tất yếu “người xa xứ” sẽ tìm mọi cách quay về dù chỉ là sự quay về trong tâm tưởng. “Người di cư” tự hỏi: Bây giờ liễu ở Hồ Gươm có còn xanh mươn mướt như hồi ta bước ra đi? Những chồi sơn trúc, thạch hương ở Nghi Tàm có còn chứa phong quang như cũ? Núi Nùng ra sao? Hồ Tây thế nào? v.v… Trong khi đi tìm thời gian đã mất, một mặt ông cứ nhẩn nha mãi trong kỷ niệm xưa cũ, mặt khác ông vẫn cảm nhận được dòng thời gian đang trôi trên phận người không cách gì níu kéo, chẳng giữ được. Thành ra Thương nhớ Mười Hai nói nhiều đến điệu “đi”, cái “chết” của thời gian “một mùa xuân đã chết”, “mùa xuân cũng đã chết rồi”, “mùa thu sắp chết”, “mùa thu đang chết”, “những đêm giao thừa cực lạc đi không bao giờ trở lại” v.v. Mở đầu và kết thúc tác phẩm đều là tâm trạng rất nguội lạnh “mùa xuân kia có trở lại cũng bằng thừa” theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng đã tạo nên hiệu ứng về một thân phận chưa biết bao giờ mới kết thúc vậy mà đã tắt lịm hết mọi ước mơ, hy vọng. Sự cặp đôi hiện tại và quá khứ đã làm cho thời gian nghệ thuật Thương nhớ Mười Hai vừa liên tục vừa gián cách bởi nhất quán trong mạch cảm xúc hồi cố. Do vậy đồng cảm với Vũ Bằng, như Vương Trí Nhàn nói, trước tiên phải là những ai cùng cảnh ngộ với người xưng tôi trong sách. Nhưng không bắt buộc phải xa Hà Nội hàng ngàn cây số, người ta mới có được tình yêu mê mệt như vậy. 48 Như vậy, trong Thương nhớ Mười Hai thời gian hiện tại và quá khứ bị xáo trộn, có lúc tách bạch, có lúc lại lồng ghép vào nhau. Nhưng tựu chung lại, hiện tại luôn là cuộc sống phong lưu, hào hoa, đủ đầy. Còn quá khứ là cuộc sống nơi Bắc Việt nghèo khó nhưng biết bao nét đẹp từ thời tiết, thiên nhiên đến phong tục tập quán, sinh hoạt của con người là nỗi niềm không nguôi của tác giả. "Sài Gòn, Phú Lâm, Bình Lợi, Chợ Lớn, Lồ Ô, ... vui quá, cứ uống rượu mạnh thế này, nghe con hát đàn vừa múa vũ vừa ca, lại cặp kè với gái hơ hớ như trăng mới mọc thế này, thì sao có thể rầu rĩ được? Ấy vậy mà buổi chiều trở gió kia kia ngồi cúi xuống lòng để hỏi chuyện tim mình, ta cảm giác như hàng vạn con mọt li ti vừa rung cánh vừa đục khoét con tim bệnh tật. Và tự nhiên ta có cảm giác rằng thân thể ta, không biết từ lúc nào, đã bị mối "xông" và đang đi đến chỗ mọt ruỗng, rã rời tan nát." [1, 7-8] Có thể nói, phần lớn “chuyện” của Thương nhớ Mười Hai là chuyện thuộc về quá khứ, được kể từ điểm nhìn phóng chiếu về thời quá khứ của Vũ Bằng. Nhờ sự xáo trộn thời gian độc đáo này, chúng ta thấu hiểu hơn về con người Vũ Bằng cũng với những hiểu biết vừa quen vừa lạ của miền Bắc dấu yêu. 2.2.2. Thời gian vật lí và thời gian tâm lí Thời gian vật chất và thời gian tâm lí trong Thương nhớ Mười Hai là một khía cạnh thời gian nghệ thuật đặc sắc. Thời gian vật lí chính là thời gian hiện thực. Nó gắn với thời gian hiện tại. Còn thời gian tâm lí gắn với nỗi hoài niệm, sự hồi tưởng quá khứ và trong dòng tâm trạng của nhà văn. Thời gian vật lí chính là thời gian của thiên nhiên trời đất, của sự sống qua mười hai tháng ứng với những sự kiện, những đặc trưng riêng của mỗi tháng theo qui luật tự nhiên bất biến như: Tháng Giêng vạn vật sinh sôi,cây cối đâm chồi; Tháng Hai, hoa đào khoe sắc rực rỡ; Tháng Ba, rét nàng Bân; Tháng Tư nắng mới nhẹ nhàng; Tháng Năm, giữa hạ nắng chói chang, oi ả; Tháng Sáu phượng bung nở rực rỡ, ve sầu râm ran khắp nẻo đường; Tháng 49 Bảy, mưa dầm rả rích; Tháng Tám, ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu; Tháng Chín, gạo mới chim ngói; Tháng Mười, chớm lạnh hanh heo, mùi hoa sữa sực nức; Tháng Một, rét cắt da cắt thịt; Tháng Chạp, cuối đông, mưa phùn gió bấc,... Trong Thương nhớ Mười Hai, Vũ Bằng tái hiện rất tỉ mỉ những sự kiện đã xảy ra: tháng Giêng có mưa xuân, cảnh vật trỗi dậy trong một màu xanh bất diệt, lễ hội làng Nội Ninh,…Tháng Hai với hoa đào rực rỡ, thi đánh tam cúc, rút bấc lên ngôi,… Dường như tác giả không phải đang hoài niệm lại mà là đang sống với mười hai tháng của đất Bắc. Bởi từng sự việc, vấn đề hiện lên trên trang văn sinh động quá, chân thực quá. Mọi thứ cứ như đang diễn ra trước mắt người đọc vậy. Vũ Bằng luôn tâm niệm rằng mảnh đất màu mỡ của văn chương phải là ở hiện thực. Khai phá được mảnh đất hiện thực là sự thành công của nhà văn. Vũ Bằng đã nhìn nhận, bao quát sự vật, hiện tượng xung quanh mình bằng con mắt tinh tế, sắc sảo. Tất cả những điều Vũ Bằng được thấy, được nghe và được tận hưởng đều hiện lên một cách tỉ mỉ qua từng sự kiện, vấn đề. Xuyên suốt tác phẩm Thương nhớ Mười Hai là tâm trạng đau đáu hoài niệm và dạt dào nỗi nhớ thương. Đây chính là mạch thời gian tâm lí của tác phẩm, là một nét riêng tây của Vũ Bằng. Nỗi nhớ thương cố hương như một thứ hơi men bốc lên trong tâm can nhà văn. Nó buột nhà văn phải giải tỏa. Cuối cùng Vũ Bằng đã viết. Viết để hòng vơi đi phần nào mối sầu xứ, tiếc nhớ miên man: “Người lữ khách ngày nay, xa cách quê hương, thấy tháng hai trở về, cũng động lòng nhớ tiếc không biết bao nhiêu khuôn mặt, không biết bao nhiêu món ăn ngon, không biết bao nhiêu tình thương yêu đã mất. Nhớ từng con đường mưa bay riêu riêu” [1, 45]. Hầu như bất kì trang văn nào trong Thương nhớ Mười Hai chúng ta cũng cảm nhận được hơi hướng hoài xứ, thấm đẫm tâm trạng vọng về của nhà văn qua hàng loạt các cụm từ, câu, 50 đoạn văn. Nó lan tỏa thành một mạch cảm xúc chung, bao trùm lên tất cả. Đó có thể là một nỗi nhớ bâng khuâng về những món ăn Bắc Việt do chính bàn tay người vợ đảm đang làm cho mình: “Chao ôi, có ai sầu xứ vào một ngày nào đó, thấy trong người háo quá, thèm cái phong vị chè của nơi nghìn năm văn vật có nhớ đến chè cốm không? Vào tháng tư, củ mài nhiều, vợ thương chồng nấu chén chè củ mài để vợ chồng cùng ăn trước khi đi ngủ…, đố ai quên được chè lam và chè bà cốt?” [1, 91]. Nỗi nhớ đau đáu cứ lan tỏa cả một không - thời gian rộng lớn: “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn…” [1, 11 - 12] Vũ Bằng nhớ đất, nhớ người, nhớ cả bầu trời đất Bắc ngập tràn yêu thương vốn đã hằn sâu trong tim mình. Mọi thứ có lẽ vẫn còn hiện hữu, tưởng chừng như rất gần nhưng nhà văn cứ chới với mà không sao chạm được. Hoài niệm cứ hiện về ngay trước mắt nhưng lại rất xa xôi. Chính vì thế mà nỗi nhớ cứ thôi thúc, giằng xé khiến nhà văn đau đáu hướng về xứ sở thương yêu: “Nhớ không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này!...”. Nỗi nhớ day dứt tim gan khiến nhà văn phải khỏa lấp để mong vơi bớt phần nào. Nhưng, thương nhớ cách mấy đi nữa thì có níu quá khứ lại được đâu?...Lịch sử không đứng yên một chỗ bao giờ. Trong nỗi hoài niệm là sự tiếc nhớ những kỉ niệm ngọt ngào về Bắc Việt. Nhà văn tiếc thương điên cuồng: “Tôi yêu Hà Nội quá, tôi nhớ Bắc Việt nhiều nên bao nhiêu cái đẹp, cái hay ở trước mắt, tôi thấy mất cả ý nghĩa đi” [1, 13]. Là sự tiếc nhớ những ngày xưa cũ: “Tôi nhớ lại những buổi chiều vô liêu tháng Chín, trời lạnh, gió tê tê buồn, không đi ra ngoài, ăn cơm xong, tráng miệng bằng cam…hồi hộp lạ” và “Tiếc không biết bao nhiêu những đêm lạnh nằm chung một chăn đơn với vợ ăn hạt dẻ, nói đôi ba câu chuyện buồn vui thế sự; tiếc những buổi chiều mưa rươi hai đứa dắt nhau đi trên những con đường vàng ẩm ướt có hoa sấu rụng…” [1, 201]. 51 Nỗi nhớ khắc khoải khiến người lữ thứ như bất lực. Biết bao giờ về? Và cảm thấy vô vọng: “Nằm ở đây bây giờ, người chồng bỗng nhiên thấy tủi thân vì cảm thấy chìa khóa để mở cái tháp vàng đã mất rồi, ngày vui không hi vọng trở lại nữa,…” [1, 201]. Xen vào bức tranh ngôn ngữ tâm trạng đó là rất nhiều những câu tự vấn xen lẫn hoài cảm. Tất cả hòa vào giọng văn hoài vọng để bật lên những tiếng nấc nghẹn ngào, xót xa: Bao giờ về?, Phải, bao giờ về?, ngày ấy bao giờ đâu, Biết đến bao giờ, Thương biết bao nhiêu, Nhớ sao nhớ quá thế này!,… Để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình, Vũ Bằng đã sử dụng rất nhiều động từ, từ xưng hô giàu sức biểu cảm như: Hà Nội ạ, Bắc Việt mến thương ơi, mùa thu ở Bắc Việt xa xưa ơi, đặc biệt là Quỳ - người vợ tấm mảnh có đôi má hây hây màu cốm giót. Những cuộc “trò chuyện giả vờ” có khi cảm xúc dâng trào đến mức thiên nhiên tạo vật cũng là đối tượng hướng đến: Trăng thu, mây thu, gió thu ơi,... Ới ơi trái vải của miền Bắc xa xưa… đều rõ ràng kéo theo những hoài niệm trải dài theo từng ngày tháng yêu thương. Các từ "nhớ", "thương", "yêu",.... cứ lặp đi lặp lại như sự khắc khoải để lâu trong lòng đến giờ phải để nó tràn ra mạnh mẽ, để vơi bớt nỗi sâu vô tận trong lòng tác giả. Quả là nhà văn đã nhập hồn mình vào trời đất, cỏ cây, sông núi, người thương, kỷ niệm, sống với ý nghĩ thực, cảm xúc thực để thủ thỉ tâm tình với những gì thân yêu nhất của đời mình. Qua dòng hồi ức nhớ thương, nhà văn đã ghi lại những kỉ niệm, những ấn tượng về đất Bắc theo một logic hết sức chặt chẽ, tài hoa. Mỗi khoảng thời gian đều tương ứng với từng sự kiện, từng vấn đề không lẫn lộn, chồng chéo nhau, mỗi sự kiện, mỗi vấn đề trong tác phẩm. Tiểu kết chƣơng 2: Ở chương 1, chúng tôi đã đi làm rõ các cơ sở lí luận về tác giả, tác phẩm và thời gian nghệ thuật là gì? Ở chương này, chúng tôi đã đi vào thực tế sáng 52 tác của Vũ Bằng với tác phẩm Thương nhớ Mười Hai để khám phá sự đặc sắc về thời gian nghệ thuật trong bút kí với các hình thức và thủ pháp biểu hiện thời gian như tổ chức thời gian tuyến tính, thủ pháp xáo trộn thời gian giữa hiện tại và quá khứ, giữa thời gian vật chất và thời gian tâm lí. Qua thời gian nghệ thuật ấy, người đọc thấy được một miền Bắc yêu dấu trong lòng Vũ Bằng hiện lên thật sinh động qua mười hai tháng trong năm. Với thời tiết, thiên nhiên đặc trưng của mỗi mùa, với những kỉ niệm một thời xa vắng, những hôm đi lễ hội, được thưởng thức bao món ăn ngon do vợ nấu và sống trong tình yêu thương của gia đình. Tất cả đã như ùa về trong dòng tâm trạng, dòng hồi ức của Vũ Bằng. 53 KẾT LUẬN Mỗi một nghệ sĩ chân chính là một cá tính sáng tạo độc đáo, không giẫm lên trên lối mòn cả trong cảm nhận và biểu đạt. Nam Cao cũng từng tuyên ngôn trong "Đời thừa" rằng: "Văn chương không cần những người thợ khéo tay chỉ biết làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng gì chưa có". Và Vũ Bằng cũng được đánh giá là một nghệ sĩ chân chính như vậy. Bằng tài năng và trái tim của mình, nhà văn đã cho người đọc cảm nhận được sự tinh tế trong nỗi nhớ thương với sắc vẻ riêng, nên thơ và hấp dẫn lạ kì trong Thương nhớ Mười Hai. Cuộc đời cộng hưởng trong cái nhìn, cảm quan người nghệ sĩ tạo nên vốn chất liệu làm thành tác phẩm. Ai đã từng đọc Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng mà chẳng từng ám ảnh bởi sức hấp dẫn diệu kỳ của con người văn hoá và thiên nhiên đất Việt. Một thứ cảm giác man mác, bâng khuâng, dịu ngọt cứ lan toả mãi trong tâm hồn ta. Dường như con người ấy nhúng bút vào bình nước mắt nhớ thương để viết nên kiệt tác Thương nhớ Mười Hai, đó là tình cảm của người con Hà Nội xa xứ như bị lưu đày luôn nhớ về quê mẹ. Giá trị của Thương nhớ Mười Hai không chỉ ở phương diện nội dung mà còn về nghệ thuật. Chính thời gian nghệ thuật đã đem đến những điều thú vị và hấp dẫn mới cho tác phẩm. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm như một sợi chỉ xuyên suốt kết nối các sự kiện và nỗi nhớ, tâm trạng tưởng chừng như vô hình hiện lên rõ nét. Thời gian nghệ thuật ở đây đa chiều với không gian mở luôn đặt trong sự đối chiếu, so sánh giữa miền Nam và miền Bắc, có sự đảo lộn giữa quá khứ và hiện tại. Nhưng mạch cảm xúc không vì thế mà lộn xộn, rối ren. Nó cho phép nhà văn đi sâu khám phá những mảnh ghép tâm hồn vừa theo thứ tự, dòng chảy thời gian khách quan, vừa theo sự dòng chảy 54 trong tâm lí của người nghệ sĩ. Sự đan cài thời gian ấy là một điểm độc đáo không thể phủ nhận. Như chúng ta đã biết, có những tác phẩm văn học đọc xong gấp sách lại người đọc chẳng còn lưu luyến gì, cho đến lúc cầm lại ta mới chợt giật mình nhận là mình đã từng đọc qua đâu đó rồi. Nhưng, có những tác phẩm tựa như những dòng sông chảy qua tâm hồn ta mang theo dòng nước mát lạnh tưới vào tiềm thức độc giả để lại những ấn tượng ghi tạc trong tâm khảm không thể nào nhạt phai. Và Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng là một điển hình như thế! Với việc tìm hiểu và khám phá thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng, chúng tôi đã nỗ lực để phát hiện ra toàn bộ vẻ đẹp và giá trị của tác phẩm này. Con đường khám phá Thương nhớ Mười Hai vẫn còn dài. Chúng tôi hi vọng sẽ được bước tiếp trên con đường ấy ở nhiều tác phẩm khác nữa của Vũ Bằng. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Bằng (2006), Thƣơng nhớ Mƣời Hai, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên), (2000), Chân dung các nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Văn Giá (2000), Vũ Bằng, bên trời thƣơng nhớ, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội. 4. Nhóm tác giả (2005), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại - tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 5. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết Léptôn-xtôi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Tạ Hiếu (2006), “Nghệ thuật so sánh trong tùy bút Thƣơng nhớ Mƣời Hai”, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 3 (117) năm 2006. 8. Tô Hoài (1997), Những gƣơng mặt chân dung văn học, Nxb Hội nhà văn. 9. Phương Lựu (chủ biên), (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 10. Nguyễn Ánh Ngân (2003), “Lời giới thiệu”, Tạp văn Vũ Bằng, Nxb Hội nhà văn. 11. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội. 12. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 13. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 14. Trần Mạnh Thường (2003), Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Hội nhà văn. 15. Nguyễn Ngọc Thiện (2006), Phong cách và Đời văn, Nxb Khoa học xã hội 16. Bùi Văn Tiếng (1997), Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 17. Tạ Tỵ (1996), Mƣời khuôn mặt văn nghệ, Nxb Hội nhà văn. 18. Nguyễn Vỹ (2007), Văn thi sĩ tiền chiến, Nxb Văn học, Hà Nội. 19. Triệu Xuân (2006), Vũ Bằng toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội. [...]... thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng để thấy được nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Qua đó, thấy được tài năng bậc thầy của tác giả 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu về thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng 4.2 Phạm vi nghiên cứu Tác phẩm Thương nhớ Mười Hai của. .. trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng, mục đích của chúng tôi là nhằm khám phá, làm rõ nét độc đáo của thời gian nghệ thuật trong Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng Từ đó, khẳng định những đóng góp quý báu và vị trí của ông đối với văn xuôi hiện đại nước nhà 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, trước hết chúng tôi đi làm rõ một số nét về tác giả, tác phẩm và cơ sở lí luận về thời gian nghệ thuật trong. .. nhau trong thời gian Như vậy vẫn là sự tương đồng giữa văn học với các đối tượng và chất liệu Họ chưa thấy rõ thời gian nghệ thuật mang tính tâm lí Việc phát hiện tính thời gian của dòng ngôn từ đã mở ra triển vọng mới để khám phá thời gian nghệ thuật 19 Thời gian nghệ thuật thực sự được ý thức khi nhận thấy sự so le giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật, thời gian không đồng đều trong. .. ra cảm giác thời gian và dòng thời gian tâm hồn cho người đọc 1.2.3.2 Thời gian được trần thuật Nếu trong mỗi lời nói chúng ta đều phân biệt hai sự kiện Đó là sự kiện nói đến và sự kiện được nói đến Trong văn học cũng vậy, người ta phân biệt thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được nói tới Đây chưa phải là thời gian trần thuật, nhưng... năng thực sự, qua thử thách của thời gian đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học hiện đại Việt Nam Và tác phẩm Thương nhớ Mười Hai là tác phẩm khá thành công của ông về mọi mặt Trong đó, phương diện thời gian nghệ thuật đã góp phần không nhỏ vào việc làm nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Theo dòng chảy của thời gian là mười hai tháng trong năm với bao thương nhớ, bao cung bậc cảm xúc,... Mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật Sự sắp xếp, bố trí của thời gian được trần thuật và thời gian trần thuật mới tạo ra được thời gian nghệ thuật thực sự Mối quan hệ này được thể hiện qua các tương quan Đó là sự tương quan giữa điểm mở đầu - kết thúc của thời gian trần thuật với điểm mở đầu - kết thúc thời gian sự kiện Hai điểm này có thể trùng nhau như trong truyện cổ... đi của khóa luận không bị trùng lặp Với sự đóng góp nhỏ bé của mình cho việc nghiên cứu văn học, chúng tôi hi vọng đề tài Thời gian nghệ thuật trong Thƣơng nhớ Mƣời Hai của Vũ Bằng sẽ khám phá cái hay, cái đẹp của tập kí ở góc độ hình thức nghệ thuật Hình thức đó chính là thời gian nghệ thuật 3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Triển khai đề tài Thời gian nghệ thuật trong. .. bút Thương nhớ Mười Hai ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chìm trong bom đạn Lúc này, Vũ Bằng và gia đình cũng có hoàn cảnh éo le giống như hoàn cảnh chung của cả dân tộc Với nỗi nhớ đong đầy yêu thương của người con xa xứ, Vũ Bằng đã gửi gắm tất cả lên trang viết của mình Thương nhớ Mười Hai viết về mười hai tháng với khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật, con người, văn hóa của Hà Nội và của. .. được phép mang mười cuốn sách văn học vào thế kỷ mới, ông mang những cuốn nào? Tôi trả lời ngay: Một trong những cuốn tôi mang theo là Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng! …” [19, 11] Năm 2006, trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ (số 3), tác giả Tạ Hiếu với bài viết Nghệ thuật so sánh trong tùy bút Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng đã nhìn nhận tác phẩm này ở góc độ nghệ thuật Tác giả nhận định: Vũ Bằng vận dụng... nọ đến bất ngờ kia Chúng ta sẽ thấy một miền Bắc trong hoài niệm với những nét đẹp thơ mộng, chân thực và hết sức thú vị qua ngòi bút tài hoa của tác giả 28 Chƣơng 2 BIỂU HIỆN CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI CỦA VŨ BẰNG 2.1 Thời gian tuyến tính Thời gian nghệ thuật của văn học trung đại là thời gian “cầu tính” tức là thời gian luôn tuần hoàn, lặp lại một cách vô tận, bất ... Chƣơng BIỂU HIỆN CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM THƢƠNG NHỚ MƢỜI HAI CỦA VŨ BẰNG 2.1 Thời gian tuyến tính Thời gian nghệ thuật văn học trung đại thời gian “cầu tính” tức thời gian tuần hoàn,... khoảng thời gian khác nhau, rút ngắn thời gian kể Chính hình thức thời gian làm nên nét độc đáo thời gian nghệ thuật tác phẩm Thương nhớ Mười Hai thấy tài Vũ Bằng 2.2.1 Thời gian thời gian khứ... nói đến Trong văn học vậy, người ta phân biệt thời gian trần thuật thời gian trần thuật Thời gian trần thuật thời gian kiện nói tới Đây chưa phải thời gian trần thuật, sở Thời gian trần thuật bao

Ngày đăng: 08/10/2015, 10:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan