Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
586,3 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
PHÙNG HUỲNH BÍCH NGỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 52340201
Tháng 12 - năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
PHÙNG HUỲNH BÍCH NGỌC
MSSV: LT11057
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.s NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
Tháng 12 - năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Học tập dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, tôi đã được trang bị nhiều
kiến thức quý báu dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các Thầy Cô tại trường,
đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh. Trước khi tốt
nghiệp tôi đã được Ban lãnh đạo và các anh chị tại Ngân hàng TMCP Phát
triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ tạo mọi điều kiện cho tôi được thực tập
tại chi nhánh cũng như giúp đỡ tạo cơ hội cho tôi được tiếp xúc nhiều với thực
tế. Qua đó, tôi đã có điều kiện vận dụng những kiến thức vào thực tiễn để hoàn
thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trường Đại Học
Cần Thơ, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Kim Phượng
đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân
thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh
Cần Thơ cùng các anh, chị trong các phòng, ban đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình thực tập tại Chi nhánh.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn
vẫn còn hạn hẹp nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo cùng
các anh chị Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh chị
MDB – Cần Thơ luôn được dồi dào sức khoẻ.
Cần Thơ, ngày.......tháng….năm 2013
Người thực hiện
PHÙNG HUỲNH BÍCH NGỌC
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày.......tháng….năm 2013
Người thực hiện
PHÙNG HUỲNH BÍCH NGỌC
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………
Cần Thơ, ngày… tháng... năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU …………………………………………………... 1
1.1 Lý do chọn đề tài .....................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 2
1.3.1 Không gian........................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian............................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 2
1.4 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu................................. 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................... 4
2.1 Phương pháp luận.................................................................................... 4
2.1.1 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng...................... 4
2.1.2 Nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân................................... 9
2.1.3 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng cá nhân.................................... 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................ 12
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN MÊ KÔNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ......................................... 14
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 14
3.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông............... 14
3.1.2 Quá trình phát triển Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – Chi nhánh
Cần Thơ....................................................................................................... 16
3.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng.............................................................. 17
3.3 Lĩnh vực hoạt động................................................................................ 18
3.4 Đánh giá khái quát tình hỉnh hoạt động kinh doanh.............................. 19
iv
3.4.1 Thu nhập............................................................................................. 20
3.4.2 Chi phí................................................................................................ 21
3.4.3 Lợi nhuận............................................................................................ 22
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN.............. 24
4.1 Khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến sáu tháng
đầu năm 2013.............................................................................................. 24
4.2 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng........... 27
4.2.1 Doanh số cho vay cá nhân.................................................................. 28
4.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân..................................................................... 35
4.2.3 Dư nợ cá nhân......................................................................................42
4.2.4 Tình hình nợ xấu cá nhân.................................................................... 49
4.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân.................. 56
4.3.1 Dư nợ cá nhân/Vốn huy động............................................................. 58
4.3.2 Hệ số thu nợ cá nhân........................................................................... 58
4.3.3 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân........................................................................... 59
4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân........................................................ 59
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ.............................................................................60
5.1 Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong hoạt động tín dụng cá
nhân của Ngân hàng..................................................................................... 60
5.1.1 Những thành tựu đạt được.................................................................. 60
5.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại................................... 60
5.2 Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng... 61
5.2.1 Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn......................................61
5.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng............................................. 62
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 66
6.1 Kết luận.................................................................................................. 66
6.2 Kiến nghị................................................................................................ 67
6.2.1 Đối với NHNN và các ban ngành có liên quan...................................67
v
6.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 69
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm……………………... 19
Bảng 3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm………………. 20
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm……………………………………. 25
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm……………………………... 25
Bảng 4.3 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn qua 3 năm...................... 28
Bảng 4.4 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm.............29
Bảng 4.5 Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm
........................................................................................................................31
Bảng 4.6 Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu
năm.................................................................................................................31
Bảng 4.7 Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm
....................................................................................................................... 34
Bảng 4.8 Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu
năm.................................................................................................................34
Bảng 4.9 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn qua 3 năm.........................36
Bảng 4.10 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm............. 37
Bảng 4.11 Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm
........................................................................................................................38
Bảng 4.12 Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu
năm.................................................................................................................39
Bảng 4.13 Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm
........................................................................................................................40
Bảng 4.14 Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu
năm.................................................................................................................41
Bảng 4.15 Dư nợ cá nhân theo thời hạn qua 3 năm.......................................42
Bảng 4.16 Dư nợ cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm............................. 43
Bảng 4.17 Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm.................44
Bảng 4.18 Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm.......45
vii
Bảng 4.19 Dư nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm..................47
Bảng 4.20 Dư nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu năm........47
Bảng 4.21 Nợ xấu cá nhân theo nhóm qua 3 năm..........................................49
Bảng 4.22 Nợ xấu cá nhân theo nhóm 6 tháng đầu năm…………………....49
Bảng 4.23 Nợ xấu cá nhân theo thời hạn qua 3 năm………………………..51
Bảng 4.24 Nợ xấu cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm………………....51
Bảng 4.25 Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm………... 52
Bảng 4.26 Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm…..53
Bảng 4.27 Nợ xấu cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm…………54
Bảng 4.28 Nợ xấu cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu năm….. 55
Bảng 4.29 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng cá nhân qua 3 năm….... 57
Bảng 4.30 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng cá nhân 6 tháng đầu
năm……………………………………………………………………….....57
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Rủi ro tín dụng.................................................................................. 7
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MDB – Cần Thơ.....................................17
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNH
: Ngân hàng Nhà nước
NSNN
: Ngân sách Nhà nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
NHTMCP
: Ngân hàng thương mại cổ phần
TMCP
: Thương mại cổ phần
MDB
: Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông
MDB – Cần Thơ : Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần
Thơ
MDB – Sa Đéc : Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Sa Đéc
MDB – Cà Mau : Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cà Mau
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
CN
: Cá nhân
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, với vai trò chủ
lực của mình, hệ thống Ngân hàng đã góp một phần đáng kể cho công cuộc
đổi mới kinh tế, tạo đà đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước. Trong nhiều lĩnh vực hoạt động, huy động vốn và cho vay là hai lĩnh
vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của Ngân hàng.
Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản có sinh lời của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro tín dụng
cũng là rủi ro gây thiệt hại và có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân
hàng.
Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) là một ngân hàng có thế
mạnh và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển tín dụng nông
nghiệp – nông thôn, đặc biệt là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá
nhân. Thực tế cho thấy, các khoản cho vay cá nhân chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong tổng doanh số cho vay. Do đó, thành công của Ngân hàng Phát triển Mê
Kông có sự đóng góp không nhỏ từ hoạt động tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó,
thị trường tín dụng cá nhân đang là một thị trường đầy sôi động, với sự tham
gia của hầu hết các ngân hàng. Trong đó, mảng cho vay đang có mức tăng
trưởng cao là cho vay tiêu dùng. Ngoài ra các mảng cho vay khác của tín dụng
cá nhân như cho vay cá thể sản xuất kinh doanh và cho vay nông
nghiệp…cũng đang có bước tăng trưởng tốt. Nắm bắt được nhu cầu đó, Ngân
hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ (MDB – Cần Thơ)
đang ngày càng quan tâm hơn đến đối tượng khách hàng cá nhân cùng với sự
điều chỉnh chính sách, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với sự thay đổi của thị
trường, cho ra đời các sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn giúp cho hoạt động tín
dụng cá nhân ngày càng khởi sắc, nâng cao hiệu quả hoạt động cho chi nhánh.
Để thấy được tình hình hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng, biết
được những mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động tín dụng, từ đó có những giải
pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho Ngân hàng, nên
em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân
hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên
cứu cho bài luận văn của mình.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân, từ đó đề ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát
triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của Ngân hàng
TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2010 – 2012) và
6 tháng đầu năm 2012 - 2013.
- Mục tiêu 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá
nhân của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ qua 3
năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2012 - 2013.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín
dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
- Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi
nhánh Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
- Đề tài được thực hiện từ 12/08/2013 đến 18/11/2013 thông qua việc thu
thập, phân tích số liệu của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm
2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tín dụng đối với khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
- “Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Gò Công Tây” của Phạm Việt Diễm Trang. Luận văn
đã phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu phân
tích tình hình huy động vốn, doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ, nợ xấu. Đồng
thời luận văn cũng đi sâu vào phân tích những thành tựu và hạn chế ảnh hưởng
đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2
- “Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Quận Bình Thủy” của Huỳnh Phan Châu Anh.
Luận văn đã đánh giá tình hình huy động vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân
hàng, tìm hiểu một số tồn tại trong hoạt động tín dụng và huy động của Ngân
hàng, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn
tại Ngân hàng.
- “Phân tích tình hình tín dụng đối với khách hành cá nhân tại NHTMCP
Á Châu chi nhánh Cà Mau” của Trần Trung Tình. Luận văn đã khái quát tình
hình huy động vốn, phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu đối
với khách hàng cá nhân. Luận văn còn đánh giá chung về hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính để thấy được tình hình tín dụng
tại Ngân hàng, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
cho Ngân hàng, đặc biệt là tín dụng cá nhân.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới dạng hình thái tiền tệ
hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi
sau một thời gian nhất định.
2.1.1.2 Vai trò của tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng góp phần quan
trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy tín dụng có các vai trò
chủ yếu sau đây:
- Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất được liên tục.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển.
- Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
2.1.1.3 Bản chất tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở mỗi
phương thức, tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là sự vay mượn tạm thời một vật
hoặc một số tiền tệ. Quan hệ tín dụng dù vận động ở bất cứ phương thức nào
thì tín dụng cũng tồn tại 3 đặc điểm cơ bản:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu tín dụng.
- Có thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người đi vay và
người cho vay.
- Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình
thức lợi tức.
Phân loại tín dụng
* Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng
và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
4
- Tín dụng trung hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn trên 1
năm đến 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới
kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn
nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín
dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở
rộng sản xuất có quy mô lớn.
* Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành
vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa,
mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử
dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời.
- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành
tài sản cố định. Loại này được đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi
mới kỹ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời
hạn cho vay là trung và dài hạn.
* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho
các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và
lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc và
cả những nhu cầu hàng ngày.
* Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng
- Tín dụng thương mại:
+ Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới
hình thức mua bán chịu hàng hóa.
+ Đáp ứng nhu cầu vốn cho những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn,
đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình.
- Tín dụng ngân hàng:
+ Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với
các doanh nghiệp và cá nhân.
+ Không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư, hàng
hóa, trang trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ mà còn tham
5
gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu
tín dụng tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng Nhà Nước:
+ Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà Nước biểu hiện là người đi
vay, người cho vay là dân chúng, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước
ngoài.
+ Mục đích đi vay của tín dụng Nhà Nước là bù đắp khoản bội chi
ngân sách.
2.1.1.4 Nguyên tắc tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh
doanh Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Cần Thơ, trang 36)
Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải tuân thủ hai nguyên tắc sau:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín
dụng.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa
thuận trên hợp đồng tín dụng.
2.1.1.5 Điều kiện cấp tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh
doanh Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Cần Thơ, trang 40)
Các khách hàng muốn được vay vốn Ngân hàng phải có các điều kiện
sau đây:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vay vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả.
- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ
và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.1.6 Đảm bảo tín dụng
Đảm bảo tín dụng là thiết lập những cơ sở pháp lý của khoản tín dụng đã
cấp với những tài sản của người vay hay người thứ ba để khi không thu hồi
được nợ sẽ có thể dựa vào việc bán tài sản đó để thu hồi nợ. Khi đánh giá hoạt
động kinh doanh của khách hàng chưa đem lại nguồn thu chắc chắn, Ngân
hàng buộc phải dùng đến những hình thức đảm bảo tín dụng như: các giá trị
6
thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba để khi không thu hồi được sẽ có
thể dựa vào việc bán tài sản đó để thu hồi. Đây là một phương tiện mà các nhà
quản trị rất quan tâm trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2.1.1.7 Lãi suất tín dụng
Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh tín
dụng của Ngân hàng. Vì vậy việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa vào các
thông số về mức kỳ vọng sinh lời của Ngân hàng, mức độ rủi ro, thời hạn cho
vay của từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện
pháp bảo đảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng… Do đó lãi suất
cho vay được giám đốc sở giao dịch Ngân hàng và các trưởng phòng nghiệp
vụ tín dụng trực tiếp cho vay nghiên cứu và tính toán cụ thể để đảm bảo trang
trải đủ chi phí huy động vốn, chi phí quản lý món vay, trích dự phòng rủi ro và
có lãi nhưng không được thấp hoặc cao hơn mức lãi suất sàn do Ngân hàng
Trung ương quy định.
2.1.1.8 Rủi ro tín dụng
Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong
quan hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể
làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách
hàng.
Rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau:
Rủi ro
Tín dụng
Rủi ro
giao dịch
Rủi ro
lựa chọn
Rủi ro
bảo đảm
Rủi ro
danh mục
Rủi ro
nghiệp
Hình 2.1 Rủi ro tín dụng
7
Rủi ro
nội tại
Rủi ro
tập trung
- Rủi ro giao dich:
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín
dụng.
+ Rủi ro bảo đảm: xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo và mức an toàn của
nó.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay
như xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực
hiện cho vay và kiểm soát danh mục cho vay, tái xét và giám sát danh mục cho
vay bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục:
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố riêng biệt của mỗi chủ thể đi
vay hoặc ngành kinh tế.
+ Rủi ro tập trung: là mức dư nợ cho vay được dồn một số khách hàng,
một số ngành kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý.
Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp
vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Cần Thơ, trang 89-91)
a) Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
- Đối với khách hàng là cá nhân: một số nguyên nhân có thể làm cho
khách hàng vay vốn không thể trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi: thu
nhập không ổn định, bị thất nghiệp, tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn, sử
dụng vốn vay sai mục đích,…
- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp: thường không trả được nợ là
do: khả năng tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm và lỗ trong kinh doanh,
sử dụng vốn sai mục đích, thị trường cung cấp vật tư bị đột biến, bị cạnh tranh
và mất thị trường tiêu thụ, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước,…
b) Nguyên nhân khách quan.
- Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh.
- Nếu nền kinh tế suy thoái thì thường xuất hiện những doanh nghiệp
kinh doanh thua lỗ và phá sản. Từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không
trả được hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín
dụng, bởi vì trong giai đoạn lạm phát xảy ra người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên
8
rút tiền ra khỏi ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và
muốn kéo dài thời gian vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.
c) Rủi ro tín dụng liên quan đến phần đảm bảo tín dụng.
- Đảm bảo đối vật: do đánh giá không chính xác giá trị tài sản thế chấp,
tài sản thế chấp không chuyển nhượng hoặc cấm lưu hành.
- Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh vay vốn gặp những trường hợp sau:
chết, tai nạn, đau ốm, hỏa hoạn,…
2.1.2 Nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân
2.1.2.1 Đặc điểm giao dịch của khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý giao dịch như sau:
- Mang nặng tâm lý ngại rủi ro, ngại phiền phức khi giao dịch với ngân
hàng.
- Ngại giao dịch với ngân hàng sợ sẽ lộ thông tin cá nhân đối với người
có thu nhập cao.
- Mặc cảm không dám giao dịch với ngân hàng đối với người có thu
nhập thấp.
2.1.2.2 Cho vay khách hàng cá nhân
Trong lĩnh vực tín dụng hiện nay các ngân hàng TMCP tỏ ra năng động
trong việc tiếp cận cung cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân.
Một số sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân:
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp
nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình như: mua sắm vận dụng gia đình, mua
xe, cưới hỏi, du lịch, chữa bệnh,… Ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu quý khách
nhanh chóng trong vòng 3 ngày và thời hạn cho vay tối đa 5 năm.
- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng - sản phẩm được thiết kế và cung cấp cho
khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng. Số tiền này nhằm hỗ trợ thêm cho
tiêu dùng trong khi chờ đợi thu nhập đến kỳ.
- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà - sản phẩm này được thiết kế và cung
cấp nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất nhà ở của
khách hàng.
- Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà - sản phẩm này được thiết kế
và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu về nhà, đất, và cần sự hỗ trợ tài chính.
9
Tài sản thế chấp trong trường hợp này chính là căn nhà hoặc nền nhà khách
hàng mua.
- Cho vay sản xuất kinh doanh - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp
cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh,… Cho vay sản xuất kinh doanh mục đích có thể là để bổ sung vốn
lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thanh toán tiền vật
tư, nguyên liệu, hàng hoá, các chi phí cần thiết, hoặc để thanh toán tiền mua
máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở sản
xuất kinh doanh.
- Cho vay mua xe cơ giới - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho
khách hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xe tải nhưng tích lũy chưa đủ.
- Cho vay hỗ trợ du học - sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho
khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em mình đi du học. Số tiền
cho vay theo nhu cầu và trên giá trị tài sản thế chấp do ngân hàng định giá.
Về mặt quy chế và thủ tục cho vay khách hàng cá nhân vẫn được thực
hiện theo quy chế cho vay khách hàng của các tổ chức tín dụng, phương thức
cho vay và thu nợ tương tự như đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp.
2.1.3 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng cá nhân
2.1.3.1 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân
Doanh số cho vay cá nhân: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín
dụng mà Ngân hàng cho khách hàng cá nhân vay, không nói đến việc món vay
đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Doanh số cho vay thường
được xác định theo thời gian là tháng, quý, năm.
Doanh số thu nợ cá nhân: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín
dụng mà Ngân hàng thu về được từ khách hàng cá nhân khi đáo hạn vào một
thời điểm nhất định nào đó.
Dư nợ cá nhân: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho
khách hàng cá nhân vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để
xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay
và doanh số thu nợ.
Dư nợ cuối năm = Dư nợ đầu năm + Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ
Nợ xấu cá nhân: là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà
khách hàng cá nhân không trả được cho ngân hàng và không có một nguyên
nhân chính đáng, ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản
10
lý khác gọi là nợ xấu. Nợ xấu dùng để phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng
tại ngân hàng.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số
18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý
+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
+ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
2.1.3.2 Các chỉ tiêu dùng đánh giá hoạt động tín dụng
a) Dư nợ cá nhân trên vốn huy động (%)
Dư nợ cá nhân
Dư nợ cá nhân/ Vốn huy động =
Vốn huy động
x 100
Chỉ tiêu này xác định khả năng đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó
giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay cá nhân của ngân hàng với
nguồn vốn huy động.
b) Hệ số thu hồi vốn cá nhân (%)
Hệ số thu hồi vốn cá nhân =
Doanh số thu nợ cá nhân
Doanh số cho vay cá nhân
x 100
Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ
của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì công tác thu nợ của ngân hàng tiến
triển tốt và ngược lại.
c) Vòng quay vốn tín dụng cá nhân (vòng)
Doanh số thu nợ cá nhân
Vòng quay vốn tín dụng cá nhân =
Dư nợ cá nhân bình quân
Chỉ tiêu này giúp đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian
thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao có
nghĩa là đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh và càng đạt hiệu quả cao.
11
d) Tỷ lệ nợ xấu cá nhân (%)
Nợ xấu cá nhân
Tỷ lệ nợ xấu cá nhân =
x 100
Tổng dư nợ cá nhân
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
Những ngân hàng có chỉ tiêu này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng
của ngân hàng này cao.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài này là số liệu thứ cấp và thu thập trực
tiếp tại NHTMCP Phát triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ qua ba năm 2010,
2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 - 2013.
Thu thập các thông tin dữ liệu từ tạp chí, tài liệu, từ mạng Internet có
liên quan đến đề tài.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số
tương đối.
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị
số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 − y 0
Trong đó: y 0 : chỉ tiêu năm trước
y 1 : chỉ tiêu năm sau
Δy : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu
năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân
biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia
giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆y =
Trong đó:
y1
× 100% − 100%
y0
y 0 : chỉ tiêu năm trước.
y 1 : chỉ tiêu năm sau.
12
Δy : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục
- Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương
đối, phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để phân tích tình hình hoạt
động tín dụng cá nhân của Ngân hàng.
- Đối với mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích, đánh giá tình hình hoạt động
tín dụng cá nhân của Ngân hàng (mục tiêu 1 và mục tiêu 2), đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng.
13
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP
PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông
- Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
MÊ KÔNG
- Tên ngắn: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
- Tên viết tắt: MDB
- Vốn điều lệ: 3.750 tỉ đồng
- Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng
- Hội sở chính: 248 Trần Hưng Đạo, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang,
Việt Nam
- Tel: (076) 3841706 / Fax: (076) 3841006
- Email: mdb@mdb.com.vn
- Website: www.mdb.com.vn
- Ngày 12/10/1992, Ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên được thành
lập với vốn điều lệ ban đầu 300 triệu đồng, với trụ sở chính đặt tại thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Năm 1999: Khai trương phòng giao dịch đầu tiên – phòng giao dịch
Vĩnh An tại Huyện Châu Thành, An Giang
- Năm 2000 – 2005: Từng bước tăng vốn điều lệ lên 24,75 tỷ đồng, khai
trương phòng giao dịch Châu Đốc và Tân Châu
- Năm 2006: Ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng TMCP ngoài
quốc doanh (VPBank), tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng vào cuối năm 2006
- Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng và ký kết hợp tác chiến
lược với Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Nam Việt và Công ty TNHH
Áng Mây. Tiếp tục mở rộng mạng lước hoạt động trong tỉnh An Giang thông
qua khai trương hàng loạt các điểm giao dịch: Châu phú, Châu Thành, CN
Châu Đốc… Ngày 11/10/2007, được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp
thuận trên nguyên tắc việc chuyển đổi lên Ngân hàng đô thị.
14
- Ngày 13/11/2009, Ngân hàng được NHNN chấp thuận đổi tên NGÂN
HÀNG TMCP MỸ XUYÊN (MXBank) thành NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN MÊ KÔNG (MDB).
- Năm 2010: MDB khi ký kết chiến lược với công ty đầu tư tài chính
Fullerton Financials Holding (FFH) – công ty 100% vốn của Teamasek
Holdings – một tập đoàn tài chính hàng đầu của chính phủ Singapore. Sự liên
minh này cũng đã giúp đưa Vốn Điều Lệ của MDB tăng từ 50 triệu USD lên
150 triệu USD (3,000 tỷ VNĐ). FFH cũng bắt đầu triển khai áp dụng những
thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế của ngành ngân hàng tại MDB.
- Năm 2011: đã mở ra một chương mới trong chiến lược phát triển của
MDB khi cùng với cổ đông chiến lược FFH, MDB tiếp tục tăng Vốn Điều Lệ
thành công lên 3,750 tỷ VNĐ (187.5 triệu USD). Trong năm, MDB cũng đã
đưa vào hoạt động 8 chi nhánh và 1 phòng giao dịch kiểu mẫu hiện đại, đột
phá trong lối kiến trúc được đưa vào hoạt động trên khắp cả nước; là năm mà
chất lượng sản phẩm - dịch vụ được nâng tầm vượt bậc nhằm phục vụ tốt nhất
cho phân khúc khách hàng mục tiêu đại chúng… Tất cả các sự kiện này minh
chứng cho một MDB bền vững, mục tiêu đầu tư mang tính chiến lược lâu dài
luôn vì lợi ích của khách hàng.
- Năm 2012: MDB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á
ra mắt thành công chiếc Thẻ Ghi Nợ Nội Địa – MDB Debit Card sử dụng xác
thực bằng vân tay. Tại buổi họp báo giới thiệu sản phẩm Thẻ được tổ chức vào
tháng 8/2012, hơn 40 báo/ website/ đài truyền hình trong nước và hơn 20 báo/
website nước ngoài (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
Singapore…) đồng loạt đăng tải tin tức về họp báo nói riêng và công nghệ
sinh trắc học của thẻ MDB Debit nói chung. Trong đó:
- Năm 2012 cũng là năm MDB chính thức đưa vào sử dụng hệ thống
ngân hàng lõi Core Banking và hệ thống Quản lý Quan hệ Khách hàng CRM
chỉ sau 8 tháng triển khai.
- Ngày 15/1/2013 MDB tiếp tục cung cấp dịch vụ Ngân hàng Trực tuyến
Cá nhân (Internet Banking). Ngày 12/3/2013, MDB chính thức ký kết thỏa
thuận hợp tác với Bảo hiểm Nhân thọ Manulife Việt Nam. Sự hợp tác này sẽ
góp phần hỗ trợ MDB triển khai mô hình dịch vụ tài chính một cửa (one-stop
service), có thể cung cấp đồng thời các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư.
- Kinh nghiệm 20 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã
đưa MDB trở thành ngân hàng thấu hiểu sâu sắc nhu cầu và những bận tâm
của người dân Việt Nam. Nay kết hợp với kinh nghiệm quốc tế của đối tác
chiến lược nước ngoài Fullerton trong việc mang đến những sản phẩm - dịch
15
vụ ngân hàng chuyên biệt dành cho từng cá nhân đã giúp làm giàu cuộc sống
của người dân tại nhiều nước trên thế giới, MDB đã và đang có điều kiện để
áp dụng các lợi thế của mình nhằm giúp “Làm giàu cuộc sống, Chắp cánh
thành công”, luôn đồng hành trên mọi bước đường phát triển của cộng đồng
Việt Nam, thành công của MDB được quyết định bởi sự thành.
3.1.2 Quá trình phát triển Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông –
Chi nhánh Cần Thơ
Ngày 10/12/2009, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) được
Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký chấp thuận đề nghị mở chi
nhánh tại thành phố Cần Thơ, căn cứ theo Quyết Định chuẩn y của NHNN:
Quyết định số 9715/ NHNN – TTCSNH.
Vào lúc 8h ngày 25/02/2010, MDB đã tiến hành tổ chức lễ khai trương
và đưa vào hoạt động Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh
Cần Thơ. Trụ sở MDB – Cần Thơ đặt tại số 89-91 Trần Hưng Đạo, phường
An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Do vừa mới bắt đầu hoạt động nên MDB gặp không ít khó khăn, nhưng
với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, công nhân viên của chi nhánh
thì MDB đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Sau hơn 3 năm hoạt
động, ngân hàng không ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh, duy trì được tốc
độ tăng trưởng cao, an toàn, bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
và vị thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố.
Ngân hàng đã từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phân định các
phòng ban theo mô hình hợp lý, tăng cường hoạt động và hiệu quả hoạt động
kinh doanh, mở rộng mạng lưới, kết nối hệ thống ATM với các ngân hàng
khác, thực hiện liên kết kinh doanh với các siêu thị, cửa hàng trong thành phố,
đa dạng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Ngày 28/10/2010, MDB chính thức khai trương và đưa vào hoạt động
quỹ tiết kiệm Ô Môn. Hiện nay, ngân hàng đã thành lập được tổng cộng được
3 quỹ tiết kiệm là:
- Quỹ tiết kiệm Ô Môn – đặt tại Đường 26/3, Khu Vực 4, Phường Châu
Văn Liêm, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.
- Quỹ tiết kiệm An Hòa – đặt tại số 36/51A Trần Việt Châu, phường An
Hòa, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
- Quỹ tiết kiệm Tây Đô – đặt tại số 172 đường 3/2, phường Hưng Lợi,
quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
16
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG
GIÁM ĐỐC
Phòng Hoạt Động
Bộ phận
dịch vụ
Phòng Kinh Doanh
Bộ phận
hành
chính
ngân
quỹ
Bộ
phận hỗ
trợ
Bộ phận
kinh
doanh
Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần thơ
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MDB – Cần Thơ
Giám đốc:
Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh và
thực hiện các chính sách, tổ chức xây dựng phương án kinh doanh, phương
thức hoạt động theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc. Có trách nhiệm tổ chức
nghiên cứu học tập, hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm vụ của ngân
hàng và các văn bản khác có liên quan. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch của
ngân hàng. Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ
đơn vị mình.
Là người chịu trách nhiệm cho vay và xem xét nội dung thẩm định do
phòng tín dụng trình lên để ký quyết định cho vay hay không cho vay và chịu
trách nhiệm về quyết định của mình. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo
đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập. Quyết định
các biện pháp xử lý nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp đối với
khách hàng.
Phòng dịch vụ khách hàng:
Bộ phận dịch vụ khách hàng: chịu trách nhiệm tiếp thị và chăm sóc
khách hàng cá nhân. Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, đảm
bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ và tư vấn tốt cho khách hàng. Chịu trách
nhiệm và kiểm soát chứng từ một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ. Kiểm
tra, ký kiểm soát chứng từ, hạch toán, báo cáo liệt kê giao dịch.
17
Bộ phận hành chính ngân quỹ: thực hiện cập nhập, lưu trữ, phát hành các
văn bản và công văn của toàn chi nhánh. Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng
con dấu của chi nhánh theo đúng quy định. Sắp xếp lịch trực, lịch họp, tổ chức
sự kiện… thực hiện công văn liên quan đến hành chính nhân sự của chi nhánh.
Chịu trách nhiệm tổng hợp, đề xuất mua văn phòng phẩm, quản lý, phân phối
văn phòng phẩm cho các bộ phận, đơn vị trực thuộc. Đồng thời thực hiện một
số văn bản, các báo cáo được giám đốc giao trực tiếp.
Phòng kinh doanh:
Bộ phận kinh doanh: thực hiện nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách
hàng, chiến lược tín dụng, chiến lược mở rộng kinh doanh dịch vụ nhằm ổn
định và mở rộng thị phần theo hướng tăng trưởng bền vững phù hợp với tình
hình thực tế tại địa phương và khả năng quản lý của đơn vị. Xây dựng kế
hoạch kinh doanh và phương án kinh doanh hằng năm, hằng quý theo định
hướng của MDB – CN Cần Thơ. Là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa
rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. Thực hiện nghiệp vụ quy trình tín dụng và
nghiệp vụ khác do Ban giám đốc giao cũng như kiểm tra sử dụng vốn định kỳ
và đột xuất. Thực hiện các công tác tiếp thị, hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc
khách hàng. Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn, kết hợp thẩm định tài sản
đảm bảo. Chịu trách nhiệm xác minh hồ sơ vay vốn, tình hình sản xuất kinh
doanh, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng.
Bộ phận hỗ trợ kinh doanh: thực hiện công tác soạn và hoàn chỉnh hồ sơ
vay vốn theo quy định của ngân hàng và pháp luật hiện hành. Kiểm tra hồ sơ
vay vốn và tiến hành nhắc nợ khách hàng.
3.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
- Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ
chức, cá nhân.
- Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các
tổ chức, cá nhân.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Thực hiện các giao dịch tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng; góp vốn,
mua cổ phần.
18
3.4 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2013
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là phân tích tình
hình thu chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Từ đó mà ngân
hàng hạn chế được những khoản chi bất hợp lý và đưa ra các biện pháp tăng
cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Vì trong bất kì
hoạt động kinh doanh nào thì vấn đề quan tâm hàng đầu luôn là lợi nhuận,
hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật
ấy. Lợi nhuận chính là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh
của ngân hàng. Đó là chỉ tiêu cuối cùng và quan trọng nhất.
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011 so với 2010
2010
2011
2012
2012 so với
2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
10.424 37.668 51.374
27.244
261,36
13.706
36,39
Thu nhập lãi
7.355 36.137 48.199
28.782
391,33
12.062
33,38
Thu nhập ngoài lãi
3.069
3.175 (1.538)
(50,11)
1. Tổng thu nhập
2. Tổng chi phí
1.531
1.644 107,38
11.032 30.918 42.154
19.886
180,26
11.236
36,34
Chi phí lãi
8.114 24.560 35.122
16.446
202,69
10.562
43,00
Chi phí ngoài lãi
2.918
6.358
7.032
3.440
117,89
674
10,60
3. Lợi nhuận trước
thuế
(608)
6.750
9.220
7.358 1.210,20
2.470
36,59
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
19
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
2012
2013
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1. Tổng thu nhập
35.025
41.441
6.416
18,32
Thu nhập lãi
33.497
39.233
5.736
17,12
1.528
2.208
680
44,50
2. Tổng chi phí
30.991
37.007
6.016
19,41
Chi phí lãi
25.822
33.412
7.590
29,39
Chi phí ngoài lãi
5.169
3.595
(1.574)
(30,45)
3. Lợi nhuận trước thuế
4.034
4.434
400
9,92
Thu nhập ngoài lãi
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
3.4.1 Thu nhập
Thông qua bảng số liệu, có thể nhận thấy thu nhập của MDB – Cần Thơ
liên tục tăng, trong đó thu nhập từ lãi luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong
tổng thu nhập (chiếm khoảng 95% tổng thu nhập) và đây cũng là khoản thu
chủ yếu giúp tổng thu nhập không ngừng tăng, trong đó:
- Năm 2011: tổng thu nhập của ngân hàng tăng cao so với cùng kỳ năm
trước, cụ thể thu nhập tăng 261,36% tương đương 27.244 triệu đồng so với
năm 2010. Năm 2011 thu nhập tăng mạnh là do thu nhập lãi tăng đáng kể,
trong năm này ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay (doanh số cho vay năm
2011 tăng 918,75% so với năm 2010) và tình hình thu nợ cũng đạt được những
kết quả hết sức khả quan (doanh số thu nợ năm 2011 tăng 1.205,93% so với
2010), mà hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập nên
tổng thu nhập của ngân hàng tăng cao trong năm 2011. Bên cạnh sự gia tăng
của thu nhập lãi thì khoản thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng lại giảm so với
năm 2010, nguyên nhân do trong năm 2010 thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng
đạt 3.069 triệu đồng là nhờ khoản cho vay Hội sở, trong khi năm 2011 Ngân
hàng chủ yếu nhận vốn điều chuyển từ Hội sở chứ không cho vay nên khoản
20
thu nhập ngoài lãi trong năm có được chủ yếu nhờ khoản thu từ các hoạt động
dịch vụ.
- Vào năm 2012, thu nhập của Ngân hàng đạt 51.374 triệu đồng, tiếp tục
gia tăng với tốc độ 36,39% so với năm 2011, tuy tốc độ tăng này có phần
chậm hơn so với năm 2011 nhưng do 2010 Ngân hàng chỉ hoạt động cầm
chừng nhằm tìm kiếm thị phần nên thu nhập chỉ đạt ở mức thấp 10.424 triệu
đồng, sang đến năm 2011 mới thực chất là năm Ngân hàng bắt đầu kinh doanh
nên thu nhập trong năm tăng rất cao so với năm 2010, chính vì vậy tốc độ tăng
của năm 2012 tăng chậm so với tốc độ tăng của năm 2011 là điều hoàn toàn
hợp lý. Thu nhập trong năm này tăng là do cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài
lãi (mà đặc biệt là thu nhập từ các hoạt động dịch vụ) đều có sự gia tăng đáng
kể.
- Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng thu nhập của ngân hàng vẫn tiếp tục
tăng (18,32%) so với 6 tháng đầu năm 2012, tương đương 6.416 triệu đồng. Ở
thời kỳ này, thu từ lãi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tổng thu
nhập tăng, nhưng khoản thu ngoài lãi lại là khoản thu tăng mạnh nhất
(44,50%) so với 6 tháng đầu năm 2012 và tăng nhanh hơn cả vẫn là khoản thu
từ hoạt động dịch vụ.
3.4.2 Chi phí
Cùng với sự gia tăng của tổng thu nhập, tổng chi phí của MDB – Cần
Thơ qua 3 năm cũng không ngừng gia tăng, trong đó chi phí lãi huy động
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí (chiếm trên 80% tổng chi phí) và tỷ
trọng này luôn tăng dần qua từng năm, đây là nguyên nhân chính khiến tổng
chi phí không ngừng gia tăng.
- Năm 2010, chi phí của ngân hàng đạt 11.032 triệu đồng, trong đó chi
phí trả lãi là 8.114 triệu đồng và chi ngoài lãi là 2.918 triệu đồng. Trong năm
này, ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động nên chi phí hoạt động tăng cao là
điều khó tránh khỏi, ngân hàng cần nhiều chi phí cho các hoạt động dịch vụ để
thu hút khách hàng, mua sắm bổ sung trang thiết bị cần thiết...
- Năm 2011, tổng chi phí của ngân hàng tăng tương đối cao với tốc độ
tăng 180,26% so với năm 2010, nguyên nhân làm cho tổng chi phí tăng là do
chi phí trả lãi tăng mạnh (202,69% so với năm 2010). Ngoài ra, chi phí ngoài
lãi vào năm này cũng tăng khá cao (tốc độ tăng 117,89% so với năm 2010),
đóng góp vào sự gia tăng của tổng chi phí trong năm 2011.
- Vào năm 2012, tổng chi phí tiếp tục gia tăng nhưng tốc độ tăng đạt
36,34%, chậm hơn so với tốc độ tăng của năm 2011. Tổng chi phí tăng chậm
21
lại nguyên nhân là do cả chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi đều có tốc độ tăng
chậm. Chi phí trả lãi tăng chậm vì trong năm này lãi suất huy động liên tục
giảm. Tuy vậy, nhìn chung chi phí trả lãi tiền gửi không ngừng tăng lên là một
tín hiệu đáng mừng cho thấy sau 3 năm đi vào hoạt động, MDB – Cần Thơ
đang ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và tạo được lòng tin nơi
khách hàng.
- Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí của ngân hàng vẫn tiếp tục
tăng (với tốc độ tăng 19,41% so với 6 tháng đầu năm 2012), sở dĩ chi phí giai
đoạn này tăng chậm là do chi phí trả lãi tăng nhưng chi phí ngoài lãi có sự
giảm sút. Điều này cho thấy ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến việc cắt
giảm chi phí để tạo ra lợi nhuận.
3.4.3 Lợi nhuận
- Vào năm 2010, lợi nhuận của ngân hàng bị âm 608 triệu đồng do chi
phí trong năm tăng cao nhưng thu nhập không đủ bù đắp. Trong năm này, tổng
thu nhập chỉ đạt 10.424 triệu đồng, trong khi tổng chi phí lại đạt đến 11.032
triệu đồng. Năm 2010 là năm Ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động cần rất
nhiều chi phí cho các hoạt động dịch vụ, tiếp thị, quảng bá sản phẩm nên chi
cho hoạt động dịch vụ tăng cao. Bên cạnh đó chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng
cao hơn so với thu nhập do hoạt động cho vay mang lại, do đây là năm Ngân
hàng hoạt động cầm chừng, chủ yếu là tập trung xây dựng cơ sở vật chất và
quảng bá thương hiệu, vì chưa được nhiều khách hàng biết đến nên chưa thể
đẩy mạnh hoạt động cho vay, số vốn mà Ngân hàng huy động được chủ yếu là
từ người thân bạn bè và bản thân cán bộ Ngân hàng . Chính vì vậy mặc dù thu
nhập các hoạt động dịch vụ đạt 3.069 triệu đồng nhưng vẫn không đủ bù đắp
khoản chi phí ngoài lãi là 2.918 triệu đồng.
- Năm 2011, lợi nhuận ngân hàng tăng lên một cách nhanh chóng và đạt
6.750 triệu đồng tăng 1.210,2% so với năm 2010, do tốc độ tăng của tổng thu
nhập cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng chi phí. Trong năm này, dư nợ
cho vay tăng lên rất cao do ngân hàng hoạt động theo chỉ đạo của Hội sở thực
hiện cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và tình hình thu nợ rất tốt
giúp cho khoản thu từ lãi tăng cao. Cũng trong năm này, ngân hàng đẩy mạnh
hợp tác với Imoto tiến hành cho vay mua xe trả góp làm cho thu nhập ngân
hàng tăng nhanh. Bên cạnh đó, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
đã ổn định hơn so với năm đầu mới đi vào hoạt động nên chi phí cho các hoạt
động khác đã giảm xuống.
- Trong năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng nhưng tốc độ tăng
chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2011, cụ thể tổng lợi nhuận năm
22
2012 đạt 9.220 triệu đồng nhưng chỉ tăng 2.470 triệu đồng với tốc độ tăng
36,59% so với năm 2011, nguyên nhân là do thu nhập và chi phí có tốc độ
tăng tương đương nhau. Lợi nhuận Ngân hàng trong năm này tăng chậm lại là
do sự cạnh tranh sản xuất kinh doanh, cùng với thiên tai dịch bệnh khiến cho
các hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ không thể thanh
toán nợ đúng hạn nên thu nhập từ lãi vay có phần tăng chậm hơn so với cùng
kỳ năm trước.
- Sang 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận ngân hàng đạt 4.434 triệu đồng,
chỉ tăng 400 triệu đồng (với tốc độ tăng 9,92%) so với 6 tháng đầu năm 2012,
nguyên nhân của sự tăng khá chậm như vậy là do ở giai đoạn này, tốc độ tăng
của chi phí còn cao hơn cả tốc độ tăng của thu nhập.
Qua phân tích, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của MDB –
Cần Thơ tương đối tốt, thu nhập và lợi nhuận luôn tăng qua các năm, trong khi
chi phí cũng có sự gia tăng nhưng chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi, đó là nhờ
sự nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng. Tuy
nhiên, để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, Ngân hàng cần chú trọng hơn
đến cơ cấu thu nhập, nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững.
Theo đó, ngân hàng cần mở rộng đa dạng hóa các sản phẩm, tăng cường các
dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tăng dần
tỷ trọng thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập.
23
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 KHÁI QUÁT CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM
2010 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có vốn để hoạt động và duy trì
sản xuất kinh doanh. Và ngân hàng cũng không ngoại lệ, vốn không chỉ là cơ
sở để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh mà còn là đối tượng kinh
doanh chủ yếu của NHTM.
Nguốn vốn của Ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập
hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh
doanh khác. Vốn chi phối toàn bộ hoạt động của Ngân hàng và quyết định sự
tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Quy mô vốn càng lớn càng khẳng định
được sức mạnh và uy tín của Ngân hàng. Chính vì lẽ đó, hiện nay các Ngân
hàng với nhiều chiến lược khác nhau đang ra sức cạnh trạnh để thu hút lượng
vốn trên thị trường.
Đây là giai đoạn MDB – Cần Thơ bắt đầu đi vào hoạt động, địa bàn
hoạt động còn quá mới mẽ chưa được nhiều khách hàng biết đến. Bên cạnh đó,
Ngân hàng cần tăng cường mở rộng quy mô trong hoạt động tín dụng, nên rất
cần có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Ngoài ra, Ngân
hàng cũng cần đảm bảo cân đối nguồn vốn với các hoạt động kinh doanh và
hoạt động dịch vụ nhằm thu hút khách hàng đến với Ngân hàng nhiều hơn
nữa. Chính vì những lý do trên, mà MDB – Cần Thơ rất tích cực trong công
tác huy động vốn, làm cho nguồn vốn của Ngân hàng luôn tăng qua từng năm
với tốc độ tăng rất nhanh. Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành chủ yếu
từ vốn huy động và vốn điều chuyển, trong đó vốn huy động luôn chiếm một
tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn và có xu hướng ngày càng gia tăng.
24
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Chênh lệch
Số tiền
2011 so với 2010
2012
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2012 so với 2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Vốn huy động
167.200
163,75
543.500
90,68
714.600
91,12
376.300
225,06
171.100
31,48
Vốn điều chuyển
(65.095)
(63,75)
55.846
9,32
69.674
8,88
120.941
185,79
13.828
24,76
Tổng nguồn vốn
102.105
100,00
599.346
100,00
784.274
100,00
497.241
486,99
184.928
30,85
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2012
Số tiền
2013 so với 2012
2013
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Vốn huy động
440.456
64,58
550.734
64,37
110.278
25,04
Vốn điều chuyển
241.591
35,42
304.841
35,63
63.250
26,18
Tổng nguồn vốn
682.047
100,00
855.575
100,00
173.528
25,44
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
25
Thông qua bảng số liệu, ta nhận thấy nguồn vốn của ngân hàng không
ngừng gia tăng qua từng năm, cụ thể như sau :
- Năm 2010 là năm MDB – Cần Thơ mới đi vào hoạt động nên nguồn
vốn của ngân hàng chỉ đạt 102.105 triệu đồng, trong đó vốn huy động là
167.200 triệu đồng, đa phần vốn huy động đạt được vào năm này là do nhân
viên huy động từ người thân, bạn bè. Trong năm này, Ngân hàng đưa ra nhiều
chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm quảng bá thương hiệu đến với khách
hàng, việc quảng bá hình ảnh đã đạt được kết quả khả quan, điều này có thể
thấy rõ ở nguồn vốn huy động vào năm 2011.
- Năm 2011, nguồn vốn của ngân hàng tăng với tốc độ rất nhanh
486,99% tương đương 497.241 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó, nguồn
vốn huy động chiếm tỷ trọng rất cao (90,68% trong tổng nguồn vốn) và tăng
225,06% so với năm 2010, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu giúp tổng nguồn
vốn không ngừng gia tăng. Vốn huy động tăng trưởng vượt bật là do trong
năm 2011, ngân hàng thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để huy động
vốn như: “Siêu Lãi Suất Với Tiền Gửi Không Kỳ Hạn 6%”, “Nghinh tân xuân,
rước tài lộc”,…điều này làm cho chi phí lãi của ngân hàng tăng nhưng bù lại
ngân hàng được biết đến nhiều hơn, huy động được nhiều vốn hơn.
- Năm 2012, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tiếp tục gia tăng 30,85%
tương đương 184.928 triệu đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng này
có phần chậm hơn tốc độ tăng của năm 2011, mặc dù ngân hàng đã tích cực
triển khai các chương trình khuyến mãi như: “Vui hè cùng TOYOTA”, “Gửi
tiền trúng liền vàng ròng” nhưng do trong năm này trần lãi suất huy động hạ
thấp so với năm 2011 làm vốn huy động tăng chậm lại và chỉ tăng 31,48%
tương đương tăng 171.100 triệu đồng so với năm 2011.
- Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn của Ngân hàng cũng tăng
lên đáng kể với tốc độ tăng 25,44% so với 6 tháng đầu năm 2012, ở giai đoạn
này Ngân hàng đã có được số lượng khách hàng tiềm năng thân thiết, đồng
thời không ngừng tiếp thị quảng cáo với nhiều chương trình khuyến mãi để
ngày càng thu hút được nguồn vốn huy động dồi dào. Tuy nhiên trong giai
đoạn này vốn huy động vẫn tăng chậm do trong khoảng thời gian từ cuối tháng
12/2012 đến tháng 6/2013, NHNN đã 2 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động
ngắn hạn xuống còn 7,50%/năm.
Đối với vốn điều chuyển, đây là khoản vốn điều hòa từ cấp trên để bù
vào phần thiếu hụt nguồn vốn của ngân hàng. Cũng như nhiều ngân hàng
khác, MDB – Cần Thơ nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì không
thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy
26
động tại chỗ thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển
của ngân hàng cấp trên. Trong tổng nguồn vốn ngân hàng, đại đa số là vốn
điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất
của vốn huy động tại chỗ nên chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra thấp,
làm cho chi phí tăng cao, dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm. Do đó,
trong những năm qua ngân hàng luôn phấn đấu giảm tỷ trọng nguồn vốn này
xuống mức có thể. Mặc dù vốn điều chuyển của Ngân hàng qua 3 năm có sự
gia tăng, nhưng xét về khía cạnh tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn
vốn, thì tỷ trọng này lại có chiều hướng giảm rõ rệt qua mỗi năm, cụ thể năm
2011 là 9,32% và sang đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 8,88%. Như đã đề
cập ở phần vốn huy động, trong năm 2010 đa phần vốn được huy động từ nhân
viên, thực tế Chi nhánh vẫn chưa tìm được nhiều khách hàng. Chính vì thế mà
Chi nhánh vẫn chưa thể cho vay được nhiều, số vốn huy động được trong năm
không được sử dụng hết, còn tồn đọng nên phải chuyển về Hội Sở, điều này lý
giải vì sao vốn điều chuyển trong năm mang giá trị âm. Từ năm 2011 trở về
sau, Ngân hàng được biết đến nhiều hơn nên việc huy động vốn có phần thuận
lợi hơn trước, mặc dù vốn điều chuyển qua mỗi năm đều có tăng, nhưng xét về
tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn, thì tỷ trọng của nguồn vốn
này vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đang dần giảm xuống. Tuy nhiên,
hoạt động cho vay của Chi nhánh ngày càng thuận lợi nên vẫn cần đến vốn
điều chuyển và vì vậy nguồn vốn này vẫn giữ một vai trò nhất định trong cơ
cấu nguồn vốn của Ngân hàng.
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN
THƠ
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày
càng trở nên gay gắt, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông nói chung và Chi
nhánh Cần Thơ nói riêng luôn không ngừng đổi mới, đa dạng hóa các sản
phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
Với phương hướng hoạt động năm 2011 là chuyển từ ngân hàng có quy
mô với các sản phẩm dịch vụ giới hạn sang mô hình ngân hàng bán lẻ. Hoạt
động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là hoạt động tín dụng, cung cấp vốn
cho cá nhân và tổ chức trên cơ sở nguồn vốn huy động được nhằm tạo ra lợi
nhuận cho Ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng của MDB – Cần Thơ , tín dụng cá nhân là một
mảng cho vay nổi bật nhất, Chi nhánh luôn quan tâm đến đối tượng khách
hàng cá nhân, mở rộng mạng lưới cho vay phủ khắp địa bàn thành phố, hướng
27
đến các tỉnh lân cận, vùng sâu vùng xa. Hiện nay, Ngân hàng đang thực hiện
các chương trình cho vay ưu đãi đối với cán bộ công chức, hộ sản xuất kinh
doanh, tiểu thương tại các chợ…chính điều này đã giúp cho hoạt động tín
dụng của MDB –Cần Thơ tăng trưởng tốt và thu nhập luôn tăng qua từng năm.
4.2.1 Doanh số cho vay cá nhân
Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong
một thời kỳ. Thông qua bảng số liệu về tình hình cho vay cá nhân của MDB –
Cần Thơ tính đến 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy doanh số cho vay cá nhân
biến động không ngừng, cụ thể tăng mạnh vào năm 2011 với tổng số tiền cho
vay là 373.670 triệu đồng, đạt tốc độ tăng lên đến 359,92% tương đương
292.424 triệu đồng so với năm 2010, sở dĩ chênh lệch doanh số cho vay giữa
năm 2010 và 2011 khá lớn là do năm 2010 Ngân hàng mới đi vào hoạt động
chưa được nhiều khách hàng biết đến, Ngân hàng chưa thể cho vay nhiều
khiến cho doanh số cho vay năm 2010 chỉ đạt mức thấp 81.246 triệu đồng,
thêm vào đó năm 2011 là năm Ngân hàng bắt đầu mở rộng địa bàn sang các
tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Vĩnh Long thu hút được rất nhiều khách hàng,
điều này lý giải vì sao doanh số cho vay năm 2011 lại tăng mạnh so với năm
2010. Nhưng đến 2012, doanh số cho vay lại giảm 217.316 triệu đồng với tốc
độ giảm 58,16% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho
vay tiếp tục tăng lên 29.809 triệu đồng (tốc độ 25,75%) so với 6 tháng đầu
năm 2012. Để biết được cụ thể hơn về tình hình cho vay cũng như nguyên
nhân biến động của nó, ta lần lượt đi vào phân tích doanh số cho vay cá nhân
theo thời hạn, theo mục đích sử dụng vốn và theo phương thức bảo đảm.
4.2.1.1 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn
Bảng 4.3: Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011 so với 2010
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
71.709
30.766
615,32
84.645
261.658
343,18
(253.259) (74,95)
81.246 373.670 156.354
292.424
359,92
(217.316) (58,16)
2010
2011
2012
5.000
35.766
- Trung và
dài hạn
76.246 337.904
Tổng cộng
- Ngắn hạn
2012 so với 2011
Số tiền
35.943
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
28
Tỷ lệ
(%)
100,49
Bảng 4.4: Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm
2013 so với 2012
Chỉ tiêu
2012
2013
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
- Ngắn hạn
69.573
45.031
(24.542)
(35,28)
- Trung và dài hạn
46.179
100.530
54.351
117,70
115.752
145.561
29.809
25,75
Tổng cộng
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn
luôn được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu, vì đây không chỉ là nguồn hỗ
trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, mà còn là yếu tố quan trọng
trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Đối với MDB – Cần Thơ, cho vay
ngắn hạn đa số là cho vay tiểu thương, một phần cho vay mua xe trả góp
Imotor và một phần cho vay nông nghiệp để bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời
như mua phân bón, thức ăn gia súc,.... Trong giai đoạn 2010 – 2012, tuy tín
dụng ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay, nhưng
khoản cho vay ở kỳ hạn này vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng rất cao, cao nhất
là vào năm 2011 đạt 35.766 triệu đồng với tốc độ tăng 615,32% so với năm
2010, và sang năm 2012 tốc độ tăng có phần chậm lại nhưng vẫn đạt ở mức
tương đối cao là 100,49%, tương đương 35.943 triệu đồng so với năm 2011.
Sở dĩ khoản cho vay ngắn hạn trong 2 năm 2011 và 2012 tăng trưởng cao vì
trong giai đoạn này Ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay đối với tiểu
thương có lô sạp tại các chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ, và còn mở rộng
sang các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Sóc Trăng, cũng trong giai đoạn này
việc cho vay mua xe trả góp Imotor thu hút được khá nhiều khách hàng. Trong
giai đoạn này, người dân (đặc biệt là tiểu thương) có nhu cầu đi vay nhiều hơn
để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, đa số khách hàng vay kỳ
hạn ngắn chủ yếu là các tiểu thương buôn bán tại chợ có nhu cầu vay vốn để
nhập hàng về bán, nên họ thường có xu hướng lựa chọn những khoản vay
ngắn hạn (kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng) trả góp mỗi ngày để nhanh chóng thanh
toán nợ và vay lại ở những đợt nhập hàng tiếp theo. Đến 6 tháng đầu năm
2013, cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm với tốc độ 35,28% tương đương
29
24.542 triệu đồng so với năm 6 tháng đầu năm 2012 do sự cạnh tranh của các
ngân hàng lớn, đặc biệt là Sacombank đối với sản phẩm cho vay tiểu thương,
cùng với việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ hơn của MDB – Cần Thơ.
Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012, cho vay
ngắn hạn ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng. Tuy nhiên, khoản cho vay
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay chính là khoản cho
vay trung và dài hạn. Cho vay trung và dài hạn thường tập trung nhiều nhất ở
cho vay trung hạn cho cá nhân phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Ngân hàng thực
hiện hỗ trợ cho vay tín chấp cho cán bộ công chức lên đến 60 tháng nên thu
hút được nhiều khách hàng vay vốn. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đưa ra nhiều
chính sách cho trung và dài hạn như mở rộng đầu tư cho vay phục vụ nhu cầu
xây dựng sửa chữa nhà ở với thời hạn tối đa 10 năm, cho vay phát triển vườn
cây ăn trái trong lĩnh vực nông nghiệp thu hút được nhiều khách hàng. Tuy
nhiên, khoản cho vay kỳ hạn này lại tăng mạnh vào năm 2011 nhưng lại có
chiều hướng giảm vào năm 2012 (với tốc độ giảm khá cao 74,95% so với năm
2011), nguyên nhân là do nền kinh tế năm 2012 còn nhiều khó khăn, mặc dù
tình hình lạm phát có giảm so với năm 2011 nhưng người dân vẫn thắt chặt
tiêu dùng cá nhân, và nhu cầu vốn mở rộng kinh doanh cũng không nhiều.
Nhìn chung, phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn có thể thấy doanh
số cho vay biến động không ngừng, chủ yếu là do sự biến động của doanh số
cho vay trung và dài hạn vì đây là khoản cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng doanh số. Thực tế, lợi nhuận thu được của Ngân hàng phần lớn là
do hoạt động tín dụng mang lại nên việc cạnh tranh mở rộng thị phần luôn
được Ngân hàng quan tâm hàng đầu, tuy nhiên Ngân hàng cần tăng dần tỷ
trọng của cho vay ngắn hạn để vừa đạt lợi nhuận vừa phân tán mức độ rủi ro.
4.2.1.2 Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn
Ta thấy rằng sự biến động của doanh số cho vay đối với khách hàng cá
nhân qua từng năm được thể hiện qua mức độ biến thiên của các đối tượng
vay theo mục đích sử dụng vốn: tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, vay nông
nghiệp như sau:
30
Bảng 4.5: Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011 so với 2010
2010
2011
2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
2012 so với 2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1.Tiêu dùng 36.561 108.364
35.961
71.803 196,39
(72.403) (66,81)
2. Sản xuất
kinh doanh
90.685
185.207 911,81
(114.834) (55,88)
20.312 205.519
3. Vay nông
24.373
nghiệp
59.787
29.708
35.414 145,30
(30.079) (50,31)
- Trồng trọt
6.093
19.132
10.398
13.039 214,00
(8.734) (45,65)
- Chăn nuôi 18.280
40.655
19.310
22.375 122,40
(21.345) (52,50)
81.246 373.670 156.354
292.424 359,92
(217.316) (58,16)
Tổng cộng
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.6: Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu
năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
2012
2013
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1.Tiêu dùng
42.973
32.205
(10.768)
(25,06)
2. Sản xuất kinh doanh
46.301
90.976
44.675
96,49
3. Vay nông nghiệp
26.478
22.380
(4.098)
(15,48)
- Trồng trọt
7.414
7.385
(29)
(0,39)
- Chăn nuôi
19.064
14.995
(4.069)
(21,34)
Tổng cộng
115.752
145.561
29.809
25,75
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Qua bảng số liệu phân tích về doanh số cho vay theo mục đích sử dụng
vốn giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy doanh số cho
vay theo mục đích tiêu dùng và nông nghiệp đang có xu hướng giảm, trong
31
khi doanh số cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đang có chiều hướng gia
tăng, cụ thể:
- Doanh số cho vay tiêu dùng tăng mạnh vào năm 2011, đạt 108.364
triệu đồng, với tốc độ tăng 196,39% tương đương 71.803 triệu đồng so với
năm 2010, mặc dù nền kinh tế trong năm này gặp nhiều khó khăn nhưng phần
lớn là khó khăn đối với doanh nghiệp, để giảm thiểu rủi ro Ngân hàng đẩy
mạnh cho vay sang lĩnh vực tiêu dùng mà đặc biệt là cho vay đối với cán bộ
công chức hưởng lương qua NSNN, đây là đối tượng có nguồn thu nhập ổn
định hàng tháng nên việc thu hồi nợ ít gặp rủi ro hơn. Chính vì nhận thức được
đây là mảng tín dụng đầy tiềm năng nên giai đoạn mở rộng địa bàn, tìm kiếm
thị phần ngân hàng đã mạnh dạn tăng cường cho vay trong lĩnh vực này.
Trong năm 2011, đối tượng cán bộ công chức có nhu cầu vay vốn khá cao để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu thiết yếu, một bộ phận cán bộ công chức còn có nhu
cầu vay vốn để xây sửa nhà, mua phương tiện đi lại… Những lý do trên lý giải
vì sao doanh số cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng tăng cao trong năm 2011.
Tuy nhiên sang năm 2012, sự cạnh tranh với các ngân hàng mà chủ yếu là
Agribank và Sacombank khiến thị trường tín dụng ngày càng bão hòa, dẫn đến
khoản cho vay này giảm xuống chỉ còn 35.961 triệu đồng (thấp nhất trong
vòng 3 năm) với tốc độ giảm 66,81% so với năm 2011. Mặt khác, nền kinh tế
năm 2012 còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến thu nhập không ổn định khiến
người dân có khuynh hướng cắt giảm chi tiêu, dẫn đến doanh số cho vay nhằm
mục đích tiêu dùng cũng giảm đi đáng kể. Và đến 6 tháng đầu năm 2013,
khoản cho vay theo mục đích tiêu dùng vẫn tiếp tục giảm (tốc độ giảm 25,06%
tương đương 10.768 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012.
- Cho vay sản xuất kinh doanh tăng vào năm 2011 với tốc độ tăng rất
mạnh 911,81% tương đương 185.207 triệu đồng. Mặc dù doanh số cho vay
sản xuất kinh doanh có giảm vào năm 2012, tốc độ giảm là 55,88% so với
cùng kỳ năm trước nhưng xét về số tuyệt đối thì cho vay sản xuất kinh doanh
năm 2012 vẫn đạt ở mức cao hơn nhiều so với năm 2010 và sang đến 6 tháng
đầu năm 2013 thì khoản cho vay này lại tăng trưởng tương đối cao so với 6
tháng đầu năm 2012. Khi mới đi vào hoạt động, Ngân hàng đã hướng đến cho
vay bổ sung vốn kinh doanh cho các tiểu thương tại các chợ và hộ kinh doanh
trên địa bàn thành phố, thu hút được nhiều khách hàng vay vốn, nhất là ở chợ
Bình Thủy, An Hòa, An Bình nên doanh số cho vay phục vụ sản xuất kinh
doanh trong giai đoạn này tăng cao. Nhu cầu vay để bổ sung vốn kinh doanh
là rất lớn, khách hàng đi vay chủ yếu buôn bán mỹ phẩm, quần áo, tạp hóa...
những mặt hàng có nhu cầu sử dụng tương đối cao, chạy theo trào lưu nên
buộc phải thường xuyên nhập hàng mới về nhằm đáp ứng thị hiếu và sức mua
32
của người tiêu dùng, đây là nguyên nhân khiến nhu cầu vay vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh rất lớn. Thời gian sau đó, do nhận thấy khách hàng tiểu
thương tại chợ là đối tượng kinh doanh có hiệu quả, lãi suất cho vay cao và
thời gian thu hồi vốn nhanh nên nhiều Ngân hàng lớn trên cùng địa bàn, với uy
tín và năng lực tài chính mạnh hơn đã lôi kéo khiến không ít khách hàng cũ
của MDB chuyển sang vay ở các Ngân hàng khác. Nhìn chung, cho vay sản
xuất kinh doanh vẫn có xu hướng gia tăng, nguyên nhân là do Ngân hàng tập
trung cho vay đối với những mặt hàng thiết yếu, tập trung các khoản vay nhỏ,
cho vay hộ gia đình phục vụ buôn bán nhỏ, buôn bán tại các chợ trên địa bàn
thành phố, và mở rộng địa bàn sang các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng... Sang
năm 2013, Ngân hàng còn mở rộng địa bàn xuống Hậu Giang, Vị Thanh đẩy
mạnh thực hiện cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Đối với hoạt động cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng
thực hiện cho vay tập trung chủ yếu tại Ô Môn, Phong Điền, một số huyện
thuộc tỉnh Vĩnh Long với hoạt động chủ yếu của các hộ trồng lúa, làm vườn
cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Doanh số cho vay phục vụ nông nghiệp có sự
gia tăng đáng kể vào năm 2011, đạt 59.787 triệu đồng với tốc độ tăng
145,30% so với năm 2010. Năm 2011, cho vay nông nghiệp tăng mạnh chủ
yếu do sự tăng lên của khoản cho vay phục vụ trồng trọt. Cho vay trồng trọt
năm 2011 tăng 13.039 triệu đồng với tốc độ tăng 214% so với năm 2010, do
giai đoạn đầu năm 2011 lúa Đông Xuân được giá nên nông dân có nhu cầu đi
vay nhiều hơn để mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau, thêm vào đó thời
tiết trong năm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khá thuận lợi nên việc trồng
mới cây ăn quả cũng được quan tâm, nhiều nhà vườn đã tìm đến Ngân hàng
xin vay vốn giúp cho doanh số cho vay trong lĩnh vực trồng trọt tăng. Nhưng
sang năm 2012, vay nông nghiệp chỉ còn 29.708 triệu đồng giảm so với 2011
với tốc độ giảm 50,31% (nhưng xét về số tuyệt đối vẫn cao hơn so với năm
2010). Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay nông nghiệp tiếp tục
giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do nghề nông phụ thuộc
rất nhiều vào thiên nhiên, kỹ thuật nuôi trồng... cùng với ảnh hưởng của dịch
bệnh, thiên tai vào năm 2012 nên tình hình sản xuất của nông dân gặp rất
nhiều bất ổn, từ đó làm phát sinh nợ quá hạn nhiều khiến Ngân hàng ngại cho
vay đối tượng này. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng còn quan tâm nhiều đến đối
tượng khách hàng này, vì nông nghiệp nông thôn chính là thế mạnh của Ngân
hàng.
33
4.2.1.3 Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm
Bảng 4.7: Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011 so với 2010
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
224.515
317,63
(177.933) (60,28)
39.088
67.909
642,96
(39.383) (50,19)
81.246 373.670 156.354
292.424
359,92
(217.316) (58,16)
2010
2011
2012
- Có bảo đảm 70.684 295.199 117.266
- Không bảo
10.562
đảm
Tổng cộng
2012 so với 2011
78.471
Số tiền
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.8: Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu
năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
2012
2013
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
- Có bảo đảm
96.074
112.082
16.008
16,66
- Không có bảo đảm
19.678
33.479
13.801
70,13
115.752
145.561
29.809
25,75
Tổng cộng
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, Ngân hàng hạn chế cho
vay đối với những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà
doanh số cho vay không có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng rất thấp so với
tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên, vào năm 2011 doanh số cho vay đối với
khoản không đảm bảo lại tăng rất cao với tốc độ tăng 642,96% so với năm
2010, nguyên nhân là do trong năm này Ngân hàng thực hiện cho vay ưu đãi
tín chấp đối với cán bộ công chức, giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống, tạo
điều kiện phát triển kinh tế gia đình, sản phẩm cho vay tiểu thương chợ cũng
được Ngân hàng quan tâm. Như đã phân tích ở doanh số cho vay theo mục
đích sử dụng vốn, cho vay tín chấp bao gồm cho vay cán bộ công chức và cho
34
Tỷ lệ
(%)
vay tiểu thương chợ, nên trong năm 2011 doanh số cho vay gia tăng chủ yếu
do cán bộ công chức có nhu cầu vay vốn cao để xây sửa nhà, mua phương tiện
đi lại và tiêu dùng thiết yếu, thêm vào đó việc kinh doanh cần nhiều vốn để
duy trì và mở rộng sản xuất khiến cho doanh số cho vay năm 2011 tăng đáng
kể. Sang năm 2012, doanh số cho vay tín chấp giảm là do nền kinh tế vẫn còn
nhiều khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu, việc buôn bán ế ẩm, hàng
hóa tồn đọng dẫn đến các hộ tiểu thương cũng không dám đi vay. Thêm vào
đó, Ngân hàng còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các Ngân hàng lớn trên
cùng địa bàn khiến thị trường gần như bão hòa, việc cho vay trong năm cũng
giảm đáng kể so với năm trước. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay
không bảo đảm bắt đầu gia tăng trở lại và tăng một cách mạnh mẽ (70,13% so
với 6 tháng đầu năm 2012) là do Ngân hàng mở rộng địa bàn xuống Hậu
Giang, Vị Thanh, khuyến khích cho vay tín chấp đối với các đơn vị hưởng
lương từ Ngân sách Nhà nước.
Về cho vay có đảm bảo bao gồm những khoản cho vay đối với lĩnh vực
nông nghiệp, cho vay hộ kinh doanh và cho vay mua xe trả góp Imotor. Vào
năm 2011, cho vay có đảm bảo tăng 224.515 triệu đồng với tốc tăng 317,63%
so với năm 2010. Do trong năm này thời tiết khá thuận lợi nên nông dân có
nhu cầu vay vốn để mở rộng đất canh tác, trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó, rất
nhiều hộ kinh doanh cần vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời
cũng trong năm này, Ngân hàng hợp tác với Imotor đẩy mạnh cho vay mua xe
trả góp khiến doanh số cho vay có bảo đảm tăng rất cao. Sang năm 2012,
doanh số cho vay có bảo đảm chỉ đạt 117.266 triệu đồng, giảm 224.515 triệu
đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do nền kinh tế năm 2012 còn nhiều khó
khăn, người dân thắt chặt chi tiêu vì thế không còn nhiều hộ kinh doanh muốn
mở rộng sản xuất, cũng chính vì tình hình khó khăn, giá cả leo thang nên việc
cho vay mua xe trả góp cũng tăng chậm lại. Đến 6 tháng đầu năm 2013, cho
vay có bảo đảm đạt 112.082 triệu đồng, tăng 16.008 triệu đồng so với cùng kỳ
năm trước, khoản cho vay có bảo đảm giai đoạn này tăng cao chủ yếu do sự
gia tăng của sản phẩm cho vay hộ kinh doanh vì trong giai đoạn này lạm phát
đã được kiếm chế, giá cả hàng hóa tương đối giảm, việc mua bán cũng thuận
lợi hơn trước nên nhu cầu vay vốn của hộ kinh doanh tăng cao trở lại.
4.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thu về từ các
khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trước. Đây
là vấn đề rất quan trọng đối với các Ngân hàng. Việc thu hồi nợ tốt hay không
còn tùy thuộc vào việc Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có
thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu
35
nợ còn phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời
phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Trong những năm qua, MDB Cần Thơ luôn có những biện pháp để thu
hồi nợ, cũng như tạo điều kiện để người vay trả nợ đúng hạn như: gửi giấy báo
hoặc nhắc nhở những khách hàng vay sắp đến hạn trả nợ trước 7 đến 15 ngày,
và gọi điện nhắc nhở trước 1, 2 ngày đối với khách hàng lựa chọn trả nợ dài.
Cán bộ tín dụng thường xuyên quan tâm, xem xét tình hình thu nhập của các
hộ vay để có những thông tin hữu ích cho công tác thu nợ. Nhờ có những biện
pháp nêu trên mà tốc độ doanh số thu nợ cá nhân luôn đạt ở mức tương đối
cao.
Nhìn chung, doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng
qua ba năm liên tục tăng, cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ đạt 107.377 triệu
đồng, tăng 304,19% so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số thu nợ vẫn có
tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013,
doanh số thu nợ tiếp tục gia tăng với tốc độ khá cao 91,41% so với 6 tháng đầu
năm 2012. Sự gia tăng của doanh số thu nợ là một tín hiệu rất khả quan, phản
ánh công tác thu nợ của Ngân hàng là khá tốt, đảm bảo được chất lượng của
đồng vốn cho vay.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011 so với 2010
Tỷ lệ
(%)
2012 so với 2011
Tỷ lệ
(%)
2010
2011
2012
- Ngắn hạn
2.566
23.227
16.954
20.661
805,18
(6.273) (27,01)
- Trung và
dài hạn
24.000
84.150 134.567
60.150
250,63
50.417
59,91
Tổng cộng
26.566 107.377 151.521
80.811
304,19
44.144
41,11
Số tiền
Số tiền
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
36
Bảng 4.10: Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
2012
2013
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
- Ngắn hạn
19.962
26.770
6.808
34,10
- Trung và dài hạn
45.935
99.366
53.431
116,32
Tổng cộng
65.897
126.136
60.239
91,41
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Tương đồng với doanh số cho vay cá nhân, khi tiến hành thu nợ thì
doanh số thu nợ cá nhân trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trong tương đối cao,
và liên tục tăng dần. Vào năm 2011, tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung và
dài hạn là 250,63% so với năm 2010, và doanh số thu nợ ngắn hạn tuy chỉ
chiếm tỷ trọng thấp nhưng trong năm tốc độ tăng của khoản thu nợ ngắn hạn
còn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung và dài hạn (tốc độ tăng
của doanh số thu nợ ngắn hạn là 805,18% so với năm 2010). Đó là do có nhiều
khoản vay đáo hạn trong năm và các khoản cho vay từ năm 2010 đến hạn tất
toán nên doanh số thu nợ cá nhân vào năm này tăng lên nhanh chóng. Và cũng
trong năm 2011, Ngân hàng đẩy mạnh hợp tác với Imotor thực hiện cho vay
mua xe trả góp với tài sản thế chấp là chính chiếc xe được mua nên chủ sở hữu
xe thực hiện trả nợ rất đúng hạn.
Sang năm 2012, doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn đạt 16.954 triệu đồng,
giảm 27% so với năm 2011, thu nợ ngắn hạn giảm chủ yếu xuất phát từ đối
tượng vay tiểu thương chợ, trong năm này tình hình lạm phát tuy đã có giảm
nhưng người dân vẫn thắt chặt chi tiêu, tiểu thương buôn bán ế ẩm khiến hàng
hóa tồn đọng nhiều, thêm vào đó việc quy hoạch chợ khiến tiểu thương phải
tốn thêm tiền ký quỹ lô sạp mới, đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn nên
công tác thu nợ gặp rất nhiều trở ngại. Doanh số thu nợ trung và dài hạn có tốc
độ tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng của năm 2011, nhưng xét về số
tuyệt đối thì mức tăng của dư nợ kỳ hạn này vẫn đạt ở mức khá cao, cho thấy
công tác xử lý và thu nợ của cán bộ tín dụng ngày càng hiệu quả.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn
đều có bước tăng trưởng tương đối cao so với 6 tháng đầu năm 2012, đặc biệt
là thu nợ cá nhân trung và dài hạn tăng đến 116,32% so với 6 tháng đầu năm
2012. Tình hình thu nợ cá nhân nói chung cũng tăng trưởng khá tốt đạt
37
126.136 triệu đồng, tăng 91,41% so với 6 tháng đầu năm 2012, do trong giai
đoạn này nhiều khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cán bộ Ngân
hàng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011 so với 2010
2012 so với 2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
30.304
18.510
160,18
238
0,79
60.131
92.428
53.038
747,75
32.297
53,71
7.917
17.180
28.789
9.263
117,00
11.609
67,57
- Trồng trọt
1.979
5.498
10.076
3.519
177,82
4.578
83,27
- Chăn nuôi
5.938
11.682
18.713
5.744
96,73
7.031
60,19
26.566 107.377 151.521
80.811
304,19
44.144
41,11
2010
2011
2012
1.Tiêu dùng
11.556
30.066
2. Sản xuất
kinh doanh
7.093
3. Vay nông
nghiệp
Tổng cộng
Số tiền
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
38
Tỷ lệ
(%)
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu
năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
2012
2013
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1.Tiêu dùng
23.921
26.488
2.567
10,73
2. Sản xuất kinh doanh
28.336
80.727
52.391
184,89
3. Vay nông nghiệp
13.640
18.921
5.281
38,72
- Trồng trọt
3.819
6.244
2.425
63,50
- Chăn nuôi
9.821
12.677
2.856
29,08
Tổng cộng
65.897
126.136
60.239
91,41
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Qua bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ cá nhân của Ngân hàng luôn
có bước tăng trưởng tốt, cụ thể như sau:
Doanh số thu nợ tiêu dùng năm 2011 tăng nhanh chóng đạt 30.066 triệu
đồng, với tốc độ tăng 160,18% so với năm 2010, thì sang năm 2012 con số
này chỉ tăng rất nhẹ 0,79%; đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng 10,73% so với 6
tháng đầu năm 2012. Bởi vì Ngân hàng thực hiện cho vay theo dư nợ giảm
dần, dư nợ tập trung chủ yếu ở thời kỳ đáo hạn.Thêm vào đó, vay tiêu dùng
thường tập trung với kỳ hạn 36 tháng đến 60 tháng nên năm 2010, doanh số
thu nợ chưa cao, sang đến năm 2011 thì con số này mới tăng lên đáng kể. Năm
2012, doanh số thu nợ tăng rất chậm, như đã phân tích ở doanh số cho vay cá
nhân, trong năm này doanh số cho vay phục vụ tiêu dùng giảm, khách hàng cũ
ngày càng ít đi khiến doanh số thu nợ tăng chậm lại. Tuy vậy, công tác thu nợ
trong lĩnh vực tiêu dùng vẫn đạt hiệu quả, do Ngân hàng chủ yếu cho vay công
nhân viên chức hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước như trường học, trung
tâm y tế huyện xã, các trung tâm chính trị thuộc Nhà nước quản lý nên khách
hàng luôn có nguồn thu nhập ổn định.
Doanh số thu nợ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có chiều
hướng tăng chậm, sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng của 2 năm 2011 và
2012 còn cao hơn cả sự chênh lệch này ở doanh số thu nợ tiêu dùng, cụ thể
năm 2011, doanh số thu nợ đạt 60.131 triệu đồng, tăng 747,75% so với năm
2010, sang năm 2012 con số này chỉ đạt 53,71% so với năm 2011. Đến 6
39
tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng của doanh số thu nợ trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh đạt 184,89% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, nhìn chung
công tác thu nợ trong lĩnh vực này là tương đối tốt, chỉ trừ năm 2010, còn các
năm còn lại thì doanh số thu nợ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh luôn
chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số thu nợ cá nhân, đạt được kết quả
như vậy là nhờ ngay từ giai đoạn đầu Ngân hàng đã tiến hành sàng lọc khách
hàng bằng cách xét hồ sơ vay thông qua Ban quản lý chợ nhằm tìm hiểu rõ về
năng lực kinh doanh, cũng như tính cách của mỗi khách hàng. Bên cạnh đó,
nhân viên kinh doanh còn đến tận nơi thu tiền nên không làm mất nhiều thời
gian của các tiểu thương, mà còn tạo được quan hệ gần gũi thân thiết với
khách hàng. Đối với các khách hàng ở xa địa bàn, Ngân hàng còn bố trí các
cộng tác viên ở từng nơi nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trong việc trả nợ.
Về thu nợ cá nhân đối với mục đích vay nông nghiệp, doanh số thu nợ
tăng mạnh vào năm 2011 với tốc độ tăng 117% so với năm 2010, và tăng
chậm vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, do trong giai đoạn này, tình
hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều bất ổn, đặc biệt là đối với những hộ nông
dân trồng cây ăn trái như bưởi năm roi, cam... bị thất mùa do thời tiết, sâu
bệnh,... Ngoài ra, những hộ nuôi cá tra trên địa bàn Cần Thơ, Vĩnh Long chỉ
có lãi vào năm 2011, còn những năm sau đó đều bị lỗ do giá thành không ổn
định, điều này cũng là nguyên nhân khiến các doanh số thu nợ trong lĩnh vực
nông nghiệp của Ngân hàng tăng chậm, và cụ thể doanh số thu nợ về chăn
nuôi giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 29,08% so với 6 tháng đầu năm
2012.
4.2.2.3 Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm
Bảng 4.13: Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2011 so với 2010
2010
- Có bảo
đảm
23.112
- Không
bảo đảm
3.454
Tổng cộng
Chênh lệch
2011
2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
2012 so với 2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
84.828 113.641
61.716 267,03
28.813
33,97
22.549
37.880
19.095 552,84
15.331
67,99
26.566 107.377 151.521
80.811 304,19
44.144
41,11
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
40
Bảng 4.14: Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu
năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
2012
2013
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
- Có bảo đảm
54.695
97.125
42.430
77,58
- Không có bảo đảm
11.202
29.011
17.809
158,98
Tổng cộng
65.897
126.136
60.239
91,41
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Cũng như doanh số cho vay cá nhân, doanh số thu nợ có tài sản đảm bảo
luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số thu nợ cá nhân, tuy tỷ
trọng này có giảm qua mỗi năm nhưng sự chênh lệch này là khá thấp. Doanh
số thu nợ cá nhân đối với phương thức có đảm bảo tăng mạnh vào năm 2011,
tốc độ tăng 267,03% so với năm 2010, chủ yếu là do trong năm này tình hình
sản xuất kinh doanh có những bước chuyển biến tích cực làm cho tình hình
thu nợ đối với phương thức có đảm bảo đạt được nhiều thuận lợi. Sang năm
2012, tình hình kinh doanh không thuận lợi nên doanh số thu nợ đối với
phương thức này có tăng nhưng tăng chậm lại.
Tỷ trọng của doanh số thu nợ đối với các khoản vay không được đảm
bảo bằng tài sản sản trong tổng doanh số thu nợ là tương đối thấp, nhưng tăng
dần qua mỗi năm do Ngân hàng thực hiện cho vay ưu đãi tín chấp đối với cán
bộ công chức hưởng lương qua Ngân sách Nhà nước. Loại hình cho vay này
được Ngân hàng thực hiện vào năm 2011, nên doanh số thu nợ trong năm đối
với cho vay tín chấp tăng rất mạnh với tốc độ tăng 552,84% so với năm 2010.
Thêm vào đó, nhờ Ngân hàng luôn tạo mối quan hệ với chính quyền địa
phương, đào tạo công tác viên tại khu vực, nhằm hỗ trợ Ngân hàng đối với
khách hàng ở xa và chủ động hơn trong công tác thu hồi nợ. Ngân hàng thực
hiện cho vay tạo hiệu ứng nhóm, tiến hành giải ngân theo nhóm cho cán bộ
công nhân viên các ban ngành, trường học, vừa giúp Ngân hàng tiết kiệm chi
phí, vừa giảm thiểu rủi ro do các thành viên trong nhóm đốc thúc nhau trả nợ.
Chính vì vậy, mặc dù cho vay tín chấp là hình thức cho vay gặp nhiều rủi ro
nhưng bằng những chính sách phù hợp, Ngân hàng vẫn mạnh dạn mở rộng cho
vay ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, sang năm 2012, Ngân hàng gặp nhiều khó khăn
trong quá trình thu nợ do nhiều cán bộ, giáo viên tìm cách trốn nợ hoặc
41
chuyển công tác làm cho doanh số thu nợ trong năm tăng chậm hơn so với
năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ về cho vay tín chấp đã
có bước tăng trưởng trở lại, tăng 158,98% so với 6 tháng đầu năm 2012 chính
là nhờ vào công tác thu nợ mềm mỏng, uyển chuyển của cán bộ tín dụng.
4.2.3 Dư nợ cá nhân
Nếu doanh số cho vay phản ánh hoạt động kinh doanh tín dụng thì dư nợ
cho vay phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ là kết quả của quá
trình tăng trưởng tín dụng, cho thấy quy mô về hoạt động tín dụng của Ngân
hàng, phản ánh chính xác đầy đủ số vốn mà Ngân hàng cho vay tại một thời
điểm nhất định.
Nhìn chung, tổng dư nợ cá nhân qua 3 năm của MDB – Cần Thơ tăng
với tốc độ độ tăng có chiều hướng chậm dần, cụ thể tổng dư nợ cá nhân tăng
mạnh nhất vào năm 2011 với tốc độ tăng rất cao 487% tương đương 266.293
triệu đồng so với năm 2010, nhưng đến 2012 tốc độ tăng này có phần chậm lại
chỉ còn 1,51% tương đương 4.833 triệu đồng so với năm 2011. Tính đến 6
tháng đầu năm 2013 thì tốc độ này lại giảm 6,9% so với 6 tháng đầu năm
2012. Sự biến động của doanh số dư nợ tuân theo sự biến động của doanh số
cho vay và doanh số thu nợ. Để biết được nguyên nhân của sự biến động này,
ta đi sâu phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn, theo mục đích sử dụng vốn
và theo phương thức đảm bảo .
4.2.3.1 Dư nợ cá nhân theo thời hạn
Bảng 4.15: Dư nợ cá nhân theo thời hạn qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011 so với 2010
Tỷ lệ
(%)
2010
2011
2012
2.434
14.973
69.728
12.539 515,16
- Trung và
dài hạn
52.246 306.000 256.078
253.754 485,69
Tổng cộng
54.680 320.973 325.806
266.293 487,00
- Ngắn hạn
Số tiền
2012 so với 2011
Số tiền
54.755
365,69
(49.922) (16,31)
4.833
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
42
Tỷ lệ
(%)
1,51
Bảng 4.16: Dư nợ cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
- Ngắn hạn
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
2012
2013
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
64.584
87.989
23.405
36,24
- Trung và dài hạn
306.244
257.242
(49.002)
(16,00)
Tổng cộng
370.828
345.231
(25.597)
(6,90)
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Qua bảng số liệu, có thể thấy cũng giống như cơ cấu doanh số cho vay và
doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư
nợ, tuy nhiên tốc độ tăng của khoản dư nợ với kỳ hạn này qua 3 năm là rất
cao, cụ thể năm 2011 dư nợ ngắn hạn tăng mạnh nhất với tốc độ tăng 515,16%
tương đương 54.755 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu do trong năm Ngân
hàng đẩy mạnh cho cho vay kỳ hạn ngắn, mặc dù trong năm này công tác thu
nợ cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng nhìn chung dư nợ ngắn
hạn trong năm 2011 vẫn tăng cao so với năm 2010. Sang năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013, dư nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng tuy nhiên tốc độ tăng tương
đối chậm hơn so với năm 2011.
Dư nợ cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư
nợ và vì vậy, tổng dư nợ của Ngân hàng có sự biến động cũng xuất phát từ sự
biến động của dư nợ kỳ hạn này. Vào năm 2011, dư nợ trung và dài hạn đạt
306.000 triệu đồng, tăng 253.754 triệu đồng với tốc độ tăng mạnh là 485,69%
so với năm 2010 là do trong năm này khách hàng có nhu cầu vay và sữa chữa
nhà, Ngân hàng tăng cường sản phẩm cho vay có thời hạn tối đa 10 năm đối
với xây nhà và 5 năm đối với sữa chữa. Bên cạnh đó, mua xe trả góp cũng
đang tiến triển rất tốt với kỳ hạn 9 tháng - 36 tháng, nhưng khách hàng thường
ưu tiên chọn kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng. Tuy nhiên, sang năm 2012 cũng
như 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ trung và dài hạn liên tục giảm mặc dù tốc độ
giảm không cao, nguyên nhân chính là do sản phẩm cho vay tín chấp đối với
cán bộ công nhân viên thường tập trung ở kỳ hạn từ 36 – 60 tháng, mà trong
năm 2012, các Ngân hàng lớn đặc biệt là Sacombank cũng thực hiện cho vay
đối tượng này với những ưu đãi hơn MDB như số tiền cho vay tối đa cao hơn,
lãi suất ưu đãi hơn..., điều này đã khiến khách hàng tất nợ và chuyển hẳn sang
43
vay của Sacombank, khiến Ngân hàng mất đi không ít khách hàng. Việc cạnh
tranh khiến doanh số cho vay kỳ hạn này sụt giảm, trong khi công tác thu nợ
vào năm này khá tốt và một phần cũng là do việc khách hàng tất nợ quá nhiều
nên thu nợ tăng cao, chính điều này làm cho dư nợ trung và dài hạn năm 2012
có sự giảm sút.
Mặc dù hầu hết Ngân hàng đều muốn nguồn vốn của mình được thu hồi
nhanh chóng, vừa giảm thiểu rủi ro vừa tăng vòng quay vốn nhưng do Ngân
hàng thực hiện tính lãi trên dư nợ còn lại, nên Ngân hàng luôn cố gắng duy trì
dư nợ cho vay càng lớn càng tốt.
4.2.3.2 Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn
Bảng 4.17: Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011 so với 2010
2010
2011
2012
2012 so với 2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
78.298
313,13
5.657
5,48
145.388 1.099,84
(1.743)
(1,10)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1.Tiêu dùng
25.005 103.303 108.960
2. Sản xuất
kinh doanh
13.219 158.607 156.864
3. Vay nông
nghiệp
16.456
59.063
59.982
42.607
258,91
919
1,56
- Trồng trọt
4.114
17.748
18.070
13.634
331,40
322
1,81
- Chăn nuôi
12.342
41.315
41.912
28.973
234,75
597
1,44
Tổng cộng
54.680 320.973 325.806
266.293
487,00
4.833
1,51
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
44
Bảng 4.18: Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm
2013 so với 2012
2012
2013
1.Tiêu dùng
122.355
114.677
(7.678)
(6,28)
2. Sản xuất kinh doanh
176.572
167.113
(9.459)
(5,36)
3. Vay nông nghiệp
71.901
63.441
(8.460)
(11,77)
- Trồng trọt
21.343
19.211
(2.132)
(9,99)
- Chăn nuôi
50.558
44.230
(6.328)
(12,52)
Tổng cộng
370.828
345.231
(25.597)
(6,90)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng cụ thể như sau:
Dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng dư nợ
cá nhân, đối tượng cho vay chủ yếu là cán bộ công nhân viên hưởng lương qua
Ngân sách Nhà nước, thu nhập của đối tượng này là tiền lương hàng tháng, với
nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ nên Ngân hàng rất quan tâm
đến đối tượng khách hàng này. Năm 2011, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng rất
nhanh với tốc độ tăng 313,13% tương đương 78.298 triệu đồng, là do đây là
giai đoạn Ngân hàng không ngừng mở rộng địa bàn cho vay, với rất nhiều
chương trình ưu đãi cho cán bộ nhân viên nên thu hút được rất nhiều đơn vị
tham gia khiến doanh số cho vay trong giai đoạn này tăng cao, trong khi đó
doanh số thu nợ trong năm cũng rất khả quan nhưng do cho vay tiêu dùng chủ
yếu cho vay tín chấp với kỳ hạn từ 36 tháng đến 60 tháng nên dư nợ cho vay
trong năm tăng cao. Sang năm 2012, dư nợ tiêu dùng chỉ tăng nhẹ 5,48% so
với năm 2011 và tiếp đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tiêu dùng lại giảm
6,3% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân chủ yếu khiến dư nợ tiêu
dùng đang có xu hướng giảm là vì sự cạnh tranh của các Ngân hàng hướng
đến đối tượng cán bộ công chức với chính sách hạ lãi suất hàng loạt nên khách
hàng đến tất toán hợp đồng trước hạn rất nhiều. Mặc dù với chủ trương mở
rộng địa bàn hoạt động, Ngân hàng cũng đã tìm được nhiều khách hàng mới,
nhưng số lượng khách hàng cũ mất đi khá nhiều, cùng với tình hình kinh tế
45
khó khăn, người dân ngày càng chi tiêu “thắt lưng buộc bụng” đã làm cho dư
nợ tiêu dùng tăng chậm lại trong thời gian qua.
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
dư nợ vì thế đây cũng là thành phần chủ yếu đóng góp vào sự biến động của
tổng dư nợ cá nhân. Năm 2011, dư nợ cho vay cá nhân phục vụ mục đích sản
xuất kinh doanh tăng vượt bậc đạt tốc độ tăng 1.099,84%, chủ yếu là do trong
năm này doanh số cho vay tăng cao, doanh số thu nợ cũng đạt những kết quả
đáng khích lệ, cho vay sản xuất kinh doanh bao gồm cho vay tiểu thương chợ
và hộ kinh doanh nhưng trong năm này việc xây dựng lô sạp mới buộc các tiểu
thương phải tốn thêm một khoản tiền ký quỹ lô sạp khá lớn, thêm vào đó tình
hình buôn bán ế ẩm, hàng hóa ứ đọng nhiều nên khiến dư nợ tiểu thương tăng
cao, cộng thêm cho vay hộ kinh doanh với kỳ hạn 36 – 60 tháng nên dư nợ sản
xuất kinh doanh cho vay tăng cao là điều dễ hiểu. Bước sang năm 2012, dư nợ
sản xuất kinh doanh bắt đầu giảm nhẹ 1,1% so với năm 2011 và đến 6 tháng
đầu năm 2013 giảm 5,4% so với 6 tháng đầu năm 2012, sự sụt giảm nhẹ và
càng có xu hướng giảm trong thời gian gần đây của dư nợ sản xuất kinh doanh
xuất phát từ sự cạnh tranh của các Ngân hàng lớn, không chỉ lôi kéo khách
hàng là cán bộ công chức, các Ngân hàng này còn đang lôi kéo rất nhiều khách
hàng của MDB – Cần Thơ tại các chợ trong địa bàn thành phố. Với thế mạnh
về vốn, kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay tiểu thương và uy tín của mình,
các Ngân hàng này có chiến lược thu hút khách hàng rất tốt. Vì thế mặc dù mở
rộng địa bàn, nhưng dư nợ cho vay cá nhân của MDB – Cần Thơ vẫn đang có
chiều hướng giảm nhẹ do ngày càng mất dần thị phần ở địa bàn trọng tâm là
Cần Thơ. Nắm bắt được thực trạng đó, Ngân hàng đang tăng cường các
chương trình ưu đãi về lãi suất để giữ chân khách hàng cũ, cũng như thu hút
nhiều khách hàng mới.
Dư nợ cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá cao trong
năm 2011, đạt 59.063 triệu đồng, tốc độ tăng 258,91% so với năm 2010, do
thời tiết trong năm khá thuận lợi, để mở rộng diện tích nuôi trồng cũng như
mua sắm trang thiết bị phục vụ nông nghiệp nên nông dân có nhu cầu vay vốn
nhiều hơn khiến doanh số cho vay nông nghiệp tăng, nhưng vay nông nghiệp
chủ yếu là các khoản vay trung và dài hạn nên dư nợ phục vụ mục đích này
tăng cao trong năm. Sang năm 2012, dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp chỉ
tăng nhẹ 1,56% so với năm 2011, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì dư nợ này chỉ
đạt 63.441triệu đồng, giảm 11,8% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân
là do trong năm 2012, lĩnh vực nông nghiệp chịu nhiều bất ổn, năng suất
không ổn định do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, cùng với sự bấp
bênh về giá thành của nguyên liệu đầu vào...khiến cho vay trong lĩnh vực này
46
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy mà trong năm 2012, mà đặc biệt là 6 tháng
đầu năm 2013, doanh số cho vay phục vụ nông nghiệp giảm, và trong bối cảnh
nông nghiệp chịu nhiều bất ổn như vậy để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất thì
cán bộ tín dụng ngày càng quan tâm hơn đến công tác thu nợ, vì vậy mà dư nợ
cho vay nông nghiệp trong năm 2012 chỉ tăng nhẹ và có xu hướng giảm vào 6
tháng đầu năm 2013.
4.2.3.3 Dư nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm
Bảng 4.19: Dư nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2011 so với
2010
2010
2011
2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
210.371 442,22
3.625
1,41
64.238
55.922 786,75
1.208
1,92
54.680 320.973 325.806
266.293 487,00
4.833
1,51
Số tiền
- Có bảo đảm
- Không có
bảo đảm
Tổng cộng
2012 so với
2011
47.572 257.943 261.568
7.108
63.030
Tỷ lệ
(%)
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.20: Dư nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
- Có bảo đảm
- Không có bảo đảm
Tổng cộng
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
2012
2013
299.322
276.525
(22.797)
(7,62)
71.506
68.706
(2.800)
(3,92)
370.828
345.231
(25.597)
(6,90)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Dư nợ có bảo đảm luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay
cá nhân. Cho vay có bảo đảm bao gồm cho vay hộ kinh doanh, vay nông
nghiệp và vay mua xe trả góp Imotor. Năm 2011, dư nợ cho vay có bảo đảm
tăng 442,22% so với năm 2010, tốc độ tăng mạnh. Do năm 2011, doanh số cho
vay có bảo đảm tăng mạnh, tuy công tác thu nợ trong năm cũng đạt mức cao
47
nhưng dư nợ vào cuối năm 2010 (dư nợ đầu kỳ) của khoản cho vay có bảo
đảm đạt đến 45.752 triệu đồng, đó là lý do khiến dư nợ năm 2011 tăng cao.
Sang năm 2012, dư nợ có bảo đảm chỉ tăng nhẹ 1,41% so với năm 2011 và
đến 6 tháng đầu năm 2013 con số này là 7,6% so với 6 tháng đầu năm 2012,
nguyên nhân do doanh số cho vay có bảo đảm năm 2012 giảm, trong khi công
tác thu nợ đạt được những kết quả đáng khích lệ khiến cho dư nợ có bảo đảm
năm 2012 chỉ tăng nhẹ và chủ yếu đến từ những khoản vay có kỳ hạn dài của
dư nợ đầu kỳ.
Dư nợ cho vay cá nhân theo phương thức không bảo đảm chỉ chiếm một
tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ, tuy nhiên tốc độ tăng qua ba năm luôn cao
hơn tốc độ tăng của dư nợ có bảo đảm, cụ thể năm 2011 tăng 786,75% so với
năm 2010, năm 2012 tăng 1,9% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013
giảm 6,9% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là những khoản cho vay tín
chấp tập trung chủ yếu ở lĩnh vực tiêu dùng. Năm 2011, Ngân hàng đẩy mạnh
cho vay cán bộ công chức, thêm vào đó nhu cầu vay vốn tiêu dùng của cán bộ
công chức và nhu cầu vay kinh doanh của tiểu thương là rất lớn nên doanh số
cho vay theo loại hình tín chấp trong năm tăng cao, cùng với công tác thu nợ
năm 2011 tăng mạnh (tốc độ tăng 552,84%) so với năm 2010. Chính điều này
đã khiến dư nợ cho vay tín chấp trong năm 2011 tăng mạnh. Sang năm 2012,
tình hình kinh tế vẫn còn nhiều biến động, thu nhập không ổn định khiến
người dân ngày càng có xu hướng cắt giảm chi tiêu, dẫn đến cho vay tiêu dùng
mà đặc biệt là cho vay theo phương thức không bảo đảm tăng trưởng chậm lại
trong giai đoạn này, đồng thời công tác thu nợ cũng được Ngân hàng quan tâm
đôn đốc chính vì thế mà dư nợ không đảm bảo tăng trưởng rất nhẹ so với năm
2011.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, cả dư nợ có đảm bảo và không đảm bảo đều
giảm so với cùng kỳ năm trước làm cho dư nợ cá nhân giảm. Lý do là trong
giai đoạn này, nhu cầu vay vốn ở cả hai phương thức đều chỉ tăng nhẹ, bên
cạnh đó kinh tế trong giai đoạn này đã có bước khởi sắc nên tình hình thu nợ
cũng tăng trưởng khá tốt nên dư nợ giai đoạn này có sự giảm sút.
48
4.2.4 Tình hình nợ xấu cá nhân
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, và đây cũng là
hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chính vì vậy việc phát sinh nợ xấu trong
quan hệ tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Các khoản nợ này phát sinh do
nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan và luôn là mối quan tâm chung của
các Ngân hàng thương mại. Nếu nợ xấu phát sinh vượt mức cho phép sẽ làm
tăng rủi ro, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng.
4.2.4.1 Tình hình nợ xấu cá nhân theo nhóm
Bảng 4.21: Nợ xấu cá nhân theo nhóm qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Phân loại
Chênh lệch
2011 so với 2010
2010
2011
2012
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
2012 so với 2011
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
- Nợ nhóm 3
450 1.517 1.902
1.067
237,11
385
25,38
- Nợ nhóm 4
164 2.099 2.085
1.935 1.179,88
(14)
(0,67)
- Nợ nhóm 5
27 1.830 1.010
1.803 6.677,78
(820)
(44,81)
Tổng nợ xấu
641 5.446 4.997
4.805
(449)
(8,24)
749,61
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.22: Nợ xấu cá nhân theo nhóm 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Phân loại
2012
2013
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
- Nợ nhóm 3
1.444
4.122
2.678
185,46
- Nợ nhóm 4
1.669
1.208
(461)
(27,6)
- Nợ nhóm 5
2.054
1.157
(897)
(43,7)
Tổng nợ xấu
5.167
6.487
1.320
25,55
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Tình hình nợ xấu cá nhân của MDB – Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 có
nhiều biến động và có xu hướng giảm vào năm 2012. Năm 2011, nợ xấu tăng
49
rất cao đạt 5.446 triệu đồng với tốc độ tăng 749,61% so với năm 2010. Nợ xấu
trong năm này tăng nhanh chóng chủ yếu xuất phát từ sự gia tăng rất mạnh mẽ
của nợ nhóm 4 (tốc độ tăng 1.179,88% so với năm 2010) và đặc biệt là sự tăng
vọt của nợ nhóm 5 (tốc độ tăng 6.677,78% so với năm 2010). Lý do khiến nợ
xấu trong năm này tăng vượt bậc một phần do Ngân hàng còn chủ quan trong
công tác thu nợ đối với các tiểu thương trong chợ, một phần do cán bộ công
nhân viên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiền lương khi Nhà nước ra quyết
định cắt giảm chi tiêu công nên không có khả năng trả nợ Ngân hàng làm nợ
xấu cá nhân tăng nhanh chóng.
Đến năm 2012, nợ xấu cá nhân đạt 4.997 triệu đồng, đã giảm 449 triệu
đồng với tốc độ giảm 8,2% so với năm 2011, tuy nhiên tốc độ giảm này xem
ra vẫn còn ở mức rất thấp so với sự gia tăng mạnh mẽ của năm 2011. Nợ xấu
cá nhân năm 2012 giảm chủ yếu nhờ sự suy giảm của nợ nhóm 5 (tốc độ giảm
43,7% so với năm 2011). Mặc dù nợ xấu trong năm có giảm nhưng vẫn còn
đứng ở mức khá cao, cho thấy công tác xử lý nợ của Ngân hàng vẫn chưa đạt
nhiều thành quả.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu cá nhân vẫn có xu hướng gia
tăng đạt 6.487 triệu đồng, tốc độ tăng 25,55% tương đương 1.320 triệu đồng
so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do
khoản nợ dưới tiêu chuẩn tăng một cách nhanh chóng với tốc độ tăng 185,46%
tương đương 2.678 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, trong khi nợ
nhóm 4 và nợ nhóm 5 đều có chiều hướng giảm rõ rệt.
50
4.2.4.2 Tình hình nợ xấu theo thời hạn
Bảng 4.23: Nợ xấu cá nhân theo thời hạn qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Phân loại nợ
Chênh lệch
2011 so với 2010
2010
2011
2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
2012 so với 2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
- Ngắn hạn
152
1.469 1.725
1.316
863,58
256,18
17,44
- Trung và
dài hạn
489
3.977 3.272
3.489
714,05
(705)
(17,73)
Tổng nợ xấu
641
5.446 4.997
4.805
749,61
(449)
(8,24)
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.24: Nợ xấu cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Phân loại nợ
2012
2013
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
- Ngắn hạn
1.324
2.390
1.066
80,46
- Trung và dài hạn
3.843
4.097
254
6,62
Tổng nợ xấu
5.167
6.487
1.320
25,55
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Qua số liệu thống kê về tình hình nợ xấu cá nhân theo thời hạn từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, có thể nhận thấy:
- Vào năm 2011, nợ xấu cá nhân ở tất cả các kỳ hạn đều có sự gia tăng rất
nhanh so với năm 2010, cụ thể nợ xấu ngắn hạn đạt 1.469 triệu đồng, tăng
863,58% , nợ xấu trung dài hạn đạt 3.977 triệu đồng tăng 714,05% so với năm
2010 . Vì đây là năm giá cả chi phí sản xuất tăng mạnh, dù việc quản lý nợ
tương đối tốt nhưng ảnh hưởng của tình hình lạm phát ngày một tăng, giá cả
sinh hoạt và chi phí sản xuất gia tăng, kinh doanh không đạt hiệu quả, người
dân không tránh khỏi việc trả nợ chậm hoặc không trả cho Ngân hàng.
51
- So với năm 2011 thì vào năm 2012 nợ xấu ngắn hạn tiếp tục gia tăng
nhưng chỉ tăng nhẹ 17,44%, trong khi đó nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng
giảm với tốc độ giảm 17,73%, tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì khoản nợ xấu ở
kỳ hạn này vẫn đứng ở mức tương đối cao. Sở dĩ nợ xấu năm 2012 tăng chậm
và có xu hướng sụt giảm, nguyên nhân chủ yếu là do công tác thắt chặt việc
quản lý thu hồi nợ của đội ngũ cán bộ... Ngoài ra còn do tác động của nền
kinh tế năm 2012, lạm phát giảm làm giá cả chi phí sản xuất giảm, thu nhập ổn
định hơn nên người dân có thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
- Nợ xấu cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ
năm 2012, trong đó nợ xấu ngắn hạn tiếp tục gia tăng với tốc độ tăng 80,46%,
nợ xấu trung và dài hạn tăng nhẹ 6,62%. Nợ xấu ngắn hạn tăng đáng kể trong
giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 chủ yếu do nợ xấu từ cho vay tiểu thương và
cho vay nông nghiệp bổ sung thiếu hụt vốn tạm thời.
4.2.4.3 Tình hình nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn
Bảng 4.25: Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Phân loại nợ
Chênh lệch
2011 so với 2010
2010
2011
Tỷ lệ
(%)
2012 so với 2011
Tỷ lệ
(%)
2012
Số tiền
1. Tiêu dùng
226 1.628 1.237
1.402
621,85
(391)
(24,02)
2. Sản xuất
kinh doanh
161 2.971 2.797
2.810 1.749,41
(173)
(5,84)
3. Vay nông
nghiệp
255
847
963
593
232,49
116
13,63
- Trồng trọt
65
271
338
206
318,83
67
24,72
- Chăn nuôi
190
576
625
386
203,13
48,55
8,42
Tổng nợ xấu
641 5.446 4.997
4.805
749,61
(449)
(8,24)
Số tiền
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
52
Bảng 4.26: Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Phân loại nợ
2012
2013
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1. Tiêu dùng
1.441
1.524
83
5,74
2. Sản xuất kinh doanh
2.840
3.971
1.130
39,80
3. Vay nông nghiệp
886
993
107
12,07
- Trồng trọt
279
334
55
19,57
- Chăn nuôi
607
659
52
8,59
5.167
6.487
1.320
25,55
Tổng nợ xấu
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Qua báo cáo về tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của MDB
– Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 có thể nhận xét
như sau:
- Nợ xấu năm 2011 tăng mạnh chủ yếu do sự gia tăng của nợ xấu trong
lĩnh vực tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, trong đó tăng cao nhất là lĩnh vực
sản xuất kinh doanh đạt 2.971 triệu đồng, tăng đến 1.749,41% so với năm
2010, lĩnh vực tiêu dùng đạt 1.628 triệu đồng, tăng 621,85% so với năm 2010,
lĩnh vực nông nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể so với năm 2010, tuy nhiên
khoản nợ xấu trong lĩnh vực này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ xấu.
Nguyên nhân khiến nợ xấu tăng cao trong năm này là do tình hình kinh tế khó
khăn, giá cả hàng hóa ngày càng leo thang mà tiền lương không đủ đáp ứng,
trong khi trong năm này người dân có nhu cầu vay vốn rất cao, khi vay ngân
hàng thì người dân phải trả gốc và lãi hàng tháng vì vậy đã phát sinh tình trạng
nợ xấu đối với những khách hàng chủ quan và không có thiện chí trả nợ. Còn
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, việc buôn bán rơi vào tình trạng ảm đạm
khi giá cả hàng hóa không ngừng tăng, hàng hóa tồn đọng cùng với việc quy
hoạch chợ buộc người dân phải ký quỹ lô sạp với số tiền khá lớn khiến khách
hàng không thể trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong nông
nghiệp gia tăng là do trong năm này giá cả vật tư nông nghiệp tăng khiến chi
phí sản xuất tăng, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến
phá sản nên nhiều nông dân không tìm được đầu ra cho sản phẩm, ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ Ngân hàng.
53
- Vào năm 2012 nợ xấu giảm nhẹ so với năm 2011, trong đó nợ xấu
trong lĩnh vực tiêu dùng và sản xuất kinh doanh đều giảm là nhờ Ngân hàng
thắt chặt và quan tâm hơn đến công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong năm này
nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ
tăng khá chậm. Sở dĩ nợ xấu nông nghiệp vẫn còn tăng là do trong năm 2012,
thiên tai và dịch bệnh hoành hành khiến nông dân bị mất mùa, năng suất
giảm… cùng với đó là sự lúng túng xoay quanh việc tìm đầu ra cho sản phẩm
nên nông dân không thể trả nợ đúng hạn.
- Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu có xu hướng tăng nhẹ so với cùng
kỳ năm trước, chủ yếu xuất phát từ tâm lý chủ quan của khách hàng, họ chưa
nhận thức rõ được tầm quan trong của việc thanh toán nợ đúng hạn vì nếu
đóng trễ hạn thì rất khó vay lại ở những khoản vay tiếp theo. Chính vì vậy mà
ở phần phân tích nợ xấu theo nhóm, trong giai đoạn này nợ xấu phần lớn đến
từ sự gia tăng của nợ nhóm 3. Cán bộ tín dụng cần quan tâm đôn đốc, nhắc
nhở khách hàng thanh toán nợ đúng hạn.
4.2.4.4 Tình hình nợ xấu theo phương thức bảo đảm
Bảng 4.27: Nợ xấu cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Phân loại nợ
Chênh lệch
2011 so với 2010
2010 2011
2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
2012 so với 2011
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
- Có bảo đảm
508 4.115 4.239
3.607 710,15
124
3,01
- Không có
bảo đảm
133 1.331
758
1.198 900,22
(573)
(43,05)
Tổng nợ xấu
641 5.446 4.997
4.805 749,61
(449)
(8,24)
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
54
Bảng 4.28: Nợ xấu cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
6 tháng đầu năm
Phân loại nợ
2012
2013
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
- Có bảo đảm
4.043
5.217
1.174
29,03
- Không bảo đảm
1.124
1.270
146
13,02
Tổng nợ xấu
5.167
6.487
1.320
25,55
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Về tình hình nợ xấu theo phương thức bảo đảm thì nợ xấu năm 2011 tăng
mạnh là do cả nợ xấu có bảo đảm và không bảo đảm đều tăng với tốc độ rất
cao, nợ theo phương thức có bảo đảm trong năm đạt 4.115 triệu đồng, tăng
710,15% so với năm 2010. Điều đáng lưu ý ở đây là nợ xấu không có bảo đảm
còn tăng với tốc độ nhanh hơn (nợ xấu không bảo đảm đạt 1.331 triệu đồng,
tăng 900,22% so với năm 2010). Tuy nợ xấu không bảo đảm chỉ chiếm tỷ
trọng khá nhỏ trong cơ cấu nợ xấu, nhưng đây là những khoản vay theo hình
thức tín chấp, không được bảo đảm bằng tài sản cho nên khi nợ xấu xảy ra thì
Ngân hàng không thể dùng các biện pháp siết nợ hay phát mãi tài sản bảo đảm
mà chỉ có thể đôn đốc khách hàng trả nợ. Vì vậy Ngân hàng cần đặc biệt quan
tâm đến những khoản nợ xấu này, cũng như sàng lọc kỹ đối tượng cho vay để
hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất.
Sang năm 2012, nợ xấu có xu hướng giảm nhẹ (giảm 8,24% so với năm
2011) chủ yếu là do khoản nợ xấu không bảo đảm sụt giảm so với năm trước
đó (giảm 43,05%), đồng thời nợ xấu đối với những khoản vay có bảo đảm chỉ
tăng rất chậm (tốc độ tăng 3,01%). Mặc dù nợ xấu chỉ giảm nhẹ nhưng đây
cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự nổ lực của Ngân hàng trong công tác
thu hồi nợ, mặt khác cũng là do nguyên nhân khách quan của nền kinh tế vào
đầu năm 2012 có những bước tiến triển khá (nhất là lạm phát có xu hướng
giảm còn 6,9%) mặc dù còn chịu ảnh hưởng của kinh tế năm 2011. Nợ có bảo
đảm tăng nhẹ trong năm chủ yếu xuất phát từ các khoản vay phục vụ nông
nghiệp, đây là năm ngành nông nghiệp chịu nhiều bất ổn từ thiên tai dịch bệnh
khiến đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn, nên không thể thanh toán nợ
đúng hạn cho Ngân hàng.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu lại có xu hướng gia tăng so với
cùng kỳ năm trước, nguyên nhân của việc gia tăng này là do cả nợ có bảo đảm
55
và không bảo đảm đều tăng lên. Mặc dù tình hình kinh tế giai đoạn này đã ổn
định hơn, việc kiềm chế lạm phát có bước chuyển biến tích cực nhưng do hệ
lụy từ những năm trước đó khiến nợ xấu trong giai đoạn này vẫn còn gia tăng.
Nhìn chung, tình hình nợ xấu cá nhân của MDB – Cần Thơ giai đoạn
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn còn nhiều biến động. Nguyên nhân là do
từ khi quy hoạch chợ, chuyển từ cấp Ban quản lý chợ sang Công ty cổ phần
quản lý, bắt buộc các tiểu thương phải bỏ tiền đầu tư vào lô sạp mới, thêm vào
đó giá cả hàng hóa leo thang khiến cho việc buôn bán gặp nhiều khó khăn,
hàng hóa tồn đọng nhiều điều này làm cho các tiểu thương không thể trả nợ
đúng hạn. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng còn cho
vay trong lĩnh vực nông nghiệp, mà hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố khách quan như: thời tiết diễn biến phức tạp gây bất lợi cho sản
xuất, giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào tăng làm chi phí sản xuất tăng, dịch
bệnh gia súc gia cầm luôn có nguy cơ bùng phát.... nên người dân gặp nhiều
khó khăn trong việc trả nợ. Việc cho vay cán bộ công chức chủ yếu là cho vay
tiêu dùng với hình thức tín chấp, nên khi đến hạn người vay không thể trả nợ
thì Ngân hàng không thể dùng các biện pháp siết nợ hay phát mãi tài sản bảo
đảm mà chỉ có thể đôn đốc khách hàng trả nợ, điều này làm cho nhiều cán bộ
chủ quan chỉ đóng nợ đúng hạn trong thời gian đầu, về sau càng có nhiều cán
bộ trốn nợ hoặc chuyển công tác khiến việc thu nợ của Ngân hàng gặp rất
nhiều khó khăn làm nợ xấu của Ngân hàng tăng.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI
NHÁNH CẦN THƠ
Phân tích bên trên chỉ là những nhận định khái quát về hoạt động tín
dụng cá nhân của Ngân hàng, để đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng
cá nhân cần phân tích thông qua các chỉ số tài chính. Chỉ số tài chính giúp nhà
phân tích tìm được xu hướng phát triển hiện tại, từ đó có những chiến lược
phù hợp với thực tại nhằm thúc đẩy hoạt động đồng thời giảm thiểu rủi ro.
56
Bảng 4.29: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng cá nhân qua 3 năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2010
2011
2012
1. Vốn huy động
Triệu đồng 167.200 543.500 714.600
2. Dư nợ cá nhân
Triệu đồng
54.680 320.973 325.806
3. Dư nợ cá nhân bình quân
Triệu đồng
27.340 187.827 323.390
4. Doanh số cho vay cá nhân
Triệu đồng
81.246 373.670 156.354
5. Doanh số thu nợ cá nhân
Triệu đồng
26.566 107.377 151.521
6. Nợ xấu cá nhân
Triệu đồng
641
5.446
4.997
Lần
0,33
0,59
0,46
8. Hệ số thu nợ cá nhân
%
32,70
28,74
96,91
9. Tỷ lệ nợ xấu cá nhân
%
1,17
1,70
1,53
Vòng
0,97
0,57
0,47
7. Dư nợ cá nhân/Vốn huy động
10. Vòng quay vốn tín dụng cá nhân
Bảng 4.30: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng cá nhân 6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 tháng đầu năm
2012
2013
1. Vốn huy động
Triệu đồng
440.456
550.734
2. Dư nợ cá nhân
Triệu đồng
370.828
345.231
3. Dư nợ cá nhân bình quân
Triệu đồng
280.493
358.030
4. Doanh số cho vay cá nhân
Triệu đồng
115.752
145.561
5. Doanh số thu nợ cá nhân
Triệu đồng
65.897
126.136
6. Nợ xấu cá nhân
Triệu đồng
5.167
6.487
Lần
0,84
0,63
8. Hệ số thu nợ cá nhân
%
56,93
86,66
9. Tỷ lệ nợ xấu cá nhân
%
1,39
1,88
Vòng
0,23
0,35
7. Dư nợ cá nhân/Vốn huy động
10. Vòng quay vốn tín dụng cá nhân
57
4.3.1 Dư nợ cá nhân/Vốn huy động
Qua bảng số liệu, có thể thấy dư nợ cá nhân trên vốn huy động luôn biến
động không ngừng, cụ thể năm 2010 chỉ số này là 0,33 tức là trong 1 đồng vốn
huy động Ngân hàng cho cá nhân vay được 0,33 đồng; sang năm 2011 thì chỉ
số này tăng lên 0,59 lần, tuy nhiên đến năm 2012 chỉ số này giảm còn 0,46 lần
tức trong 0,46 đồng dư nợ cá nhân thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Tính
đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này chỉ là 0,63 đồng trong khi giai đoạn 6
tháng đầu năm 2012 chỉ số này lên đến 0,84 đồng. Sở dĩ chỉ số dư nợ cá nhân
trên vốn huy động có sự biến động là do sự tăng trưởng không tương đồng
giữa vốn huy động và dư nợ cho vay cá nhân. So với năm 2010, thì năm 2011
vốn huy động tăng 225,06% nhưng dư nợ cho vay cá nhân tăng nhanh hơn
với tốc độ 487%, chính vì vậy mà chỉ số dư nợ cá nhân trên vốn huy động tăng
cao vào năm 2011. Đến năm 2012, vốn huy động của Ngân hàng tăng chậm lại
với tốc độ tăng 31,48% trong khi dư nợ cá nhân chỉ tăng nhẹ 1,51% khiến cho
chỉ số dư nợ cá nhân trên vốn huy động giảm xuống chỉ còn 0,46 lần. Đến 6
tháng đầu năm 2013, chỉ số dư nợ cá nhân trên vốn huy động là 0,63 lần giảm
so với 6 tháng đầu năm 2012 là vì vốn huy động tăng 25,04% nhưng dư nợ cá
nhân lại giảm 6,9%.
4.3.2 Hệ số thu nợ cá nhân
Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả
năng trả nợ của khách hàng. Hệ số thu nợ càng cao thể hiện đồng vốn cho vay
của Ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, đồng thời nói lên khả năng thu nợ của cán bộ tín
dụng. Nhìn chung, hệ số thu nợ cá nhân của Ngân hàng có xu hướng ngày
càng tăng cao. Năm 2010, hệ số thu nợ cá nhân là 32,7% và giảm xuống
28,74% vào năm 2011, sau đó tăng nhanh chóng lên đến 96,91% ở năm 2012.
So với 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 56,93% thì sang đến 6 tháng năm 2013
hệ số này tăng lên 86,66%. Trong năm 2010, cứ 1 đồng vốn cho vay đối với
khách hàng thì ngân hàng chỉ thu lại được 0,33 đồng vì trong năm này Ngân
hàng mới đi vào hoạt động, còn nhiều bỡ ngỡ trong việc tiếp cận thị trường
mới nên công tác thu nợ chưa được quan tâm đúng mức. Mặc khác, do doanh
số cho vay của Ngân hàng phần lớn đến từ các khoản vay trung và dài hạn,
nên việc thu nợ phải kéo dài sang năm sau, năm 2010 chủ yếu các khoản vay
đều chưa đến hạn. Sang năm 2011, hệ số thu nợ giảm đột ngột trong 1 đồng
vốn cho vay ra thì Ngân hàng chỉ thu lại được 0,29 đồng, nguyên nhân do
trong năm này Ngân hàng đẩy mạnh mở rộng địa bàn, tăng cường cho vay
khiến tốc độ của doanh số cho vay trong năm tăng đến 359,92% so với năm
58
2010 mà chủ yếu là cho vay trung dài hạn chính vì vậy, doanh số thu nợ trong
năm mặc dù có tăng với tốc cao nhưng chủ yếu là thu nợ từ kỳ hạn năm 2010
chuyển sang. Mặc dù hệ số thu nợ giảm là điều không tốt, nhưng rất mừng là
sang năm 2012 hệ số này tăng rất nhanh chóng đạt 96,94% và sáu tháng đầu
năm 2013 con số này đã đạt 86,66%, cho thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng
ngày càng được cải thiện đáng kể. Hệ số thu nợ ngày càng tăng cao thể hiện
khả năng thẩm định và sàng lọc của khách hàng là khá tốt, đồng thời cũng do
Ngân hàng hướng đến lĩnh vực cho vay có ít rủi ro.
4.3.3 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân
Tỷ lệ này dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ càng
nhỏ chứng tỏ hoạt động tín dụng càng tốt, việc thu hồi nợ đúng hạn giúp hạn
chế được rủi ro tín dụng. Ta thấy tỷ lệ nợ xấu cá nhân của ngân hàng không
ngừng biến động, cụ thể tỷ lệ nợ xấu cá nhân năm 2010 là 1,17%, năm 2011 tỷ
lệ này tăng lên 1,7%, sang năm 2012 giảm xuống còn 1,53%, tính đến sáu
tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này lại tăng lên 1,88%. Tuy vẫn còn ở mức an toàn
so với tỷ lệ cho phép của NHNN là 3%, nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu đang
có xu hướng gia tăng nên ngân hàng cũng cần quan tâm hơn đến tỷ lệ này để
giảm đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động tín dụng cá
nhân nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung.
4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ chu chuyển của vốn cho vay tại ngân hàng,
thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng
thu hồi nợ của Ngân hàng càng nhanh. Nhìn chung vòng quay vốn của ngân
hàng luôn nhỏ hơn 1 và ngày càng có chiều hướng đi xuống. Năm 2010, vòng
quay vốn đạt 0,97 vòng, nhưng sang năm 2011 và 2012, vòng quay liên tục
giảm và sáu tháng đầu năm 2013, vòng quay chỉ đạt 0,35 vòng. Vòng quay
vốn tín dụng ngày càng giảm cho thấy tốc độ tăng của thu nợ nhỏ hơn tốc độ
tăng của dư nợ mà cụ thể là dư nợ bình quân. Vòng quay vốn tín dụng cá nhân
của Ngân hàng luôn đạt ở mức thấp so với ngành, là vì dư nợ và thu nợ của
ngân hàng chủ yếu tập trung ở khoản cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, vòng
quay vốn tín dụng của Ngân hàng giảm không hẳn là hiệu quả đầu tư của
Ngân hàng giảm sút, mà cần xét đến các khoản nợ đáo hạn và chiến lược của
Ngân hàng.
59
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠI
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG
5.1.1 Những thành tựu đạt được
Qua hơn 3 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông –
chi nhánh Cần thơ đã không ngừng hoàn thiện phát triển và bước đầu đạt
được những thành tựu như sau:
- Tình hình vốn huy động ngày càng gia tăng là một lợi thế giúp ngân
hàng có được nguồn vốn dồi dào trong việc hoạch định chính sách, mở rộng
đầu tư đặc biệt là hoạt động tín dụng.
- Nghiệp vụ cho vay cá nhân tại chi nhánh rất đa dạng như cho vay
tiêu dùng để sửa chữa nhà, xây mới nhà, cho vay mua xe trả góp, vay sản
xuất kinh doanh tiểu thương, nông nghiệp... đáp ứng được nhu cầu và mong
muốn của khách hàng.
- Tình hình thu nợ ngày càng đạt nhiều kết quả khả quan cho thấy
được kinh nghiệm và năng lực của cán bộ tín dụng trong công tác thẩm
định, sàng lọc hồ sơ vay cũng như trong công tác thu hồi nợ.
5.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại
Bên cạnh những thành quả đạt được, Ngân hàng còn gặp phải rất
nhiều khó khăn như sau:
- Cơ cấu cho vay chưa đa dạng: Hiện nay MDB triển khai các gói sản
phẩm dành cho khách hàng cá nhân đó là trả góp tiêu dùng, trả góp kinh
doanh, cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay đối với hộ kinh doanh, vay nông
nghiệp và mua xe máy trả góp. Tuy nhiên cơ cấu vay chưa thật sự đa dạng,
hầu hết các khoản vay đều tập trung vào cho vay tiêu dùng cho CBCC và
cho vay trả góp kinh doanh dành cho khách hàng tiểu thương chợ. Đây là 2
mảng kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro do đây là
loại hình cho vay theo hình thức tín chấp, không được đảm bảo bằng tài
sản. Trong khi đó, các sản phẩm tín dụng khác như cho vay du học, cho vay
cầm cố sổ tiết kiệm, vay hộ kinh doanh và vay nông nghiệp... có tiềm năng
lớn để phát triển lại chưa được quan tâm đúng mức.
60
- MDB – Cần thơ chỉ mới được thành lập hơn 3 năm, mạng lưới hoạt
động còn nhỏ hẹp, nên chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng bạn,
đặc biệt là trong bối cảnh mạng lưới ngân hàng hoạt động dày đặc như hiện
nay:
+ Cho vay cán bộ công chức và cho vay tiểu thương chợ được xem là
mảng cho vay có tiềm năng rất lớn, nhưng hiện nay đang chịu sự cạnh tranh
gay gắt từ các ngân hàng lớn, có nhiều kinh nghiệm hoạt động. Chính điều
này đã gây sức ép tâm lý đối với khách hàng, mặc dù chính sách lãi suất
cũng như thủ tục giao dịch của ngân hàng hết sức ưu đãi, nhưng khách hàng
vẫn cảm thấy an tâm hơn khi giao dịch với ngân hàng lớn, và có thâm niên
hoạt động lâu dài trên địa bàn. Trên thực tế, có rất nhiều khách hàng trong
thời gian qua đang giao dịch với ngân hàng, nhưng hiện nay đến tất toán hồ
sơ trước hạn, điều này chứng tỏ khách hàng đã tìm được nguồn vốn khác
thay thế nên không còn nhu cầu giao dịch với ngân hàng.
+ Cho vay lĩnh vực nông nghiệp được xem là mảng cho vay thế mạnh
của MDB. Tuy nhiên, đối với đơn vị Cần thơ, cho vay trong lĩnh vực này
còn chịu sự cạnh tranh từ ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn. Do
có thâm niên hoạt động, cùng với mạng lưới phủ khắp từ thành thị đến nông
thôn, người nông dân luôn xem Agribank là lựa chọn tốt nhất nên không chỉ
gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong hoạt động cho vay, mà còn là trở
ngại rất lớn cho hoạt động huy động vốn cá nhân trong khu vực nông thôn.
- Tỷ lệ nợ xấu theo đối tượng khách hàng cá nhân của Ngân hàng vẫn
nằm trong mức an toàn nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn có xu hướng gia
tăng, nguyên nhân là do ngoài khoản nợ mới phát sinh thì các khoản nợ cũ
vẫn chưa được giải quyết. Các khoản nợ xấu chưa được xử lý kịp thời trong
thời gian dài đã đẩy nợ xấu tăng lên tính đến sáu tháng đầu năm 2013.
- Vòng quay vốn tín dụng cá nhân khá thấp, luôn nhỏ hơn 1 và ngày
càng có xu hướng giảm cho thấy tốc độ chu chuyển của đồng vốn khi đầu
tư vào hoạt động cá nhân tương đối chậm.
5.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
5.2.1 Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn
Qua hơn 3 năm đi vào hoạt động, ngân hàng đã huy động được lượng
vốn dồi dào, tình hình huy động vốn không ngừng gia tăng. Xét về tỷ trọng
dư nợ cá nhân trên vốn huy động, chỉ tiêu này khá thấp luôn nhỏ hơn 1 cho
thấy vốn huy động đáp ứng đủ cho nhu cầu vay vốn cá nhân. Nhưng xét
61
tình hình huy động vốn chung, có thể thấy ngân hàng vẫn cần một lượng
vốn điều chuyển tương đối lớn, chứng tỏ vốn huy động vẫn chưa đáp ứng
đủ cho nhu cầu hoạt động tín dụng. Vì vậy ngân hàng cần cố gắng thu hút
ngày càng nhiều vốn huy động hơn nữa.
Công tác thu hút vốn cần được quan tâm hơn với nhiều sản phẩm tiền
gửi, đặc biệt ngân hàng cần tập trung hướng đến khách hàng vùng nông
thôn, vùng sâu vùng xa trong bối cảnh thị trường Cần Thơ đang có sự cạnh
tranh vốn rất khốc liệt giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, hiện nay Nhà nước
đang có nhiều chủ trương chính sách hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn,
ứng dụng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại giúp tăng năng suất, đối tượng
khách hàng ở nông thôn ngày càng làm ăn có lãi nên cần thu hút vốn từ đối
tượng này. Trong khi người nông dân vẫn còn tâm lý ngại giao dịch với
ngân hàng, họ chưa an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng, đa số hộ nông dân
thường có thói quen cất giữ tiền mặt, mua vàng tích trữ hoặc số đông
thường chơi hụi khi có nhu cầu đầu tư sinh lời. Hàng loạt các vụ vỡ nợ
trong thời gian gây đây tập trung ở các huyện xã vùng sâu vùng xa do đa số
người dân muốn có lãi cao nên tin vào lời ngon tiếng ngọt của các đối
tượng lừa đảo, mà quên đi rủi ro sẽ gặp phải. Chính vì vậy, ngân hàng cần
có thêm nhiều chính sách thu hút vốn với nhiều chương trình khuyến mãi
hấp dẫn hơn nữa, một mặt tạo vốn cho ngân hàng hoạt động, đồng thời cũng
để tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho người dân khi giao dịch
trên thị trường phi chính thức làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của
nền kinh tế. Cán bộ tín dụng cần cố gắng tiếp cận khách hàng huy động với
thái độ hòa nhã, thân thiện tạo lòng tin tuyệt đối để khách hàng an tâm gửi
tiền.
5.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
5.2.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng
Hiện nay, MDB đã triển khai khá nhiều gói sản phẩm dành cho khách
hàng cá nhân, tuy nhiên riêng MDB – Cần Thơ chỉ mới tập trung vào cho
vay đối với hai mảng tín dụng chủ lực là cho vay tiêu dùng CBCC, cho vay
tiểu thương chợ. Trong khi còn rất nhiều sản phẩm có tiềm năng phát triển
nhưng vẫn chưa được chú trọng. Khi đời sống người dân ngày càng được
nâng cao thì nhu cầu của họ cũng ngày càng mở rộng. Các nhu cầu về du
học, khám chữa bệnh, du lịch… đang có xu hướng nở rộ. Bên cạnh đó, đa
phần các sản phẩm của ngân hàng hiện nay chưa thật sự nổi bật, các sản
phẩm này đều đang được các ngân hàng khác kinh doanh. Vì thế, ngân hàng
cần mở rộng thêm nhiều sản phẩm riêng biệt phù hợp hơn với nhu cầu
62
khách hàng, tránh trùng lắp với sản phẩm của các ngân hàng trên cùng địa
bàn, giúp tăng lượng khách hàng và tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng
khác.
Thường xuyên mở các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến của khách hàng
về sản phẩm dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ của cán bộ ngân hàng,
cung cấp số điện thoại liên lạc để khách hàng có thể góp ý, phản ánh.
Một vấn đề rất đáng quan tâm là hiện nay, các ngân hàng lớn trên địa
bàn mà đặc biệt là Sacombank đang thực hiện giảm lãi suất hàng loạt đối
với đối tượng khách hàng là cán bộ viên chức, tiểu thương tại các chợ khiến
cho khách hàng của MDB đến tất nợ trước hạn khá nhiều, điều này làm cho
ngân hàng mất đi rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng chỉ nhìn vào
biểu lãi suất mà đánh giá, chứ không hiểu rõ cách tính lãi của các ngân hàng
cũng như như những quyền lợi khi khách hàng vay tại MDB. Chính vì vậy,
cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp thị sản phẩm cho vay, cần giải thích cặn
kẽ cách tính lãi của ngân hàng giúp khách hàng nhận định rõ hơn để có cái
nhìn tổng quan hơn về lãi suất cho vay giữa các ngân hàng, đồng thời giới
thiệu đến khách hàng những quyền lợi khi vay tại ngân hàng như: khách
hàng có thể vay thời hạn đến 5 năm, phí tất toán trước hạn chỉ có 1% trong
khi phí này đối với Sacombank là từ 3% đến 5%.
5.2.2.2 Nâng cao tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
Nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực thế mạnh của MDB trong suốt hơn
20 năm hoạt động. Tuy nhiên, đối với đơn vị Cần Thơ, cho vay nông nghiệp
chưa được quan tâm đúng mức, doanh số cho vay trong lĩnh vực này chiếm
tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay cá nhân, trong khi tỷ trọng
dân số hoạt động trong lĩnh vực này còn khá lớn và có nhu cầu vay vốn rất
đông. Mặc khác, cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh tại chợ đang
chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn. Vì
vậy, chi nhánh Cần Thơ cần tìm cho mình một hướng đi riêng trong bối
cảnh thị trường hoạt động tín dụng ngày càng bão hòa như hiện nay. Và cho
vay nông nghiệp chính là một định hướng đúng đắn vì ngân hàng có thể tận
dụng thế mạnh chung của hệ thống MDB. Hiện nay, hầu hết các khoản cho
vay của ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là vay tiền để đầu tư
sản xuất nhỏ lẻ, vì ngân hàng không muốn hiệu quả của đồng vốn cho vay
bị giảm bởi những rủi ro mà người nông dân thường gặp phải như thời tiết,
mất mùa, mất giá. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ các chương trình tiết
kiệm và tín dụng ở Việt Nam thì người nông dân là những khách hàng có
độ rủi ro tín dụng thấp nhất, nhưng chưa được quan tâm đúng mức do các tổ
63
chức tín dụng không nhiệt tình lắm trong việc cho vay đối với nông dân.
Nhu cầu vay vốn của nông dân dù lớn dù nhỏ đều phải được đáp ứng như
nhau. Chính vì vậy ngân hàng cần quan tâm hơn đến việc đa dạng hóa các
loại hình tín dụng nông thôn. Để nâng cao tính cạnh tranh của hoạt động tín
dụng, đòi hỏi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển
rõ ràng, đặc biệt là chiến lược phục vụ kinh tế nông nghiệp, hướng đến đối
tượng khách hàng vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên thị trường phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong
cơ cấu tín dụng nông thôn. Để cạnh tranh với thị trường này ngân hàng cần
có các điều kiện vay vốn linh hoạt hơn. Thực tế lãi suất vay trên thị trường
phi chính thức cao hơn nhiều so với thị trường chính thức, nhưng người dân
vẫn tìm đến thị trường phi chính thức như một cứu cánh khi đời sống gặp
khó khăn, hoặc có nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh vì tâm lý của
người dân luôn muốn nguồn vốn được đáp ứng một cách nhanh chóng, và
đặc biệt hơn hết họ rất ngại giao dịch với ngân hàng vì sợ thủ tục rườm rà.
Chính vì vậy, cán bộ ngân hàng cần có những biện pháp tiếp cận khách
hàng, tạo mối quan hệ gần gũi thân tình giúp người dân có cái nhìn thiện
cảm hơn về ngân hàng, từ đó an tâm giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó,
Ngân hàng cần đổi mới quy trình tín dụng sao cho vừa an toàn cho Ngân
hàng vừa đảm bảo đơn giản các thủ tục cho vay, thuận lợi cho cán bộ tín
dụng khi xét duyệt cho vay và giải ngân nhanh chóng để giúp người đi vay
chủ động được nguồn vốn phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của mình.
5.2.2.3 Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu
Hiện nay, ngân hàng có nhiều khoản nợ xấu còn tồn đọng đối với đối
tượng khách hàng cá nhân. Tính đến sáu tháng đầu năm 2013, chỉ tính riêng
khách hàng cá nhân thì nợ xấu đã đạt hơn 6 tỷ đồng. Để giảm bớt tình trạng
nợ xấu, ngoài việc thẩm định và sàng lọc kỹ càng đối với hồ sơ vay vốn,
cán bộ tín dụng cần tư vấn cho khách hàng hiểu rõ những bất lợi khi khách
hàng trả nợ không đúng hạn.
Nợ xấu đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng chủ yếu phát sinh từ
các khoản vay của cán bộ công chức và tiểu thương tại chợ. Đối với cán bộ
công chức, vì đây là những khoản vay tín chấp chủ yếu cho mục đích tiêu
dùng với khối lượng khoản vay tương đối nhỏ từ vài chục đến trăm triệu
đồng, nên nhiều cán bộ tỏ ra chủ quan trong việc trả nợ. Hầu hết đều trả nợ
đúng hạn trong thời gian đầu, nhưng càng về sau càng có nhiều đối tượng
trốn nợ hoặc chuyển công tác mà cán bộ tín dụng không hề hay biết, khiến
việc thu nợ của ngân hàng gặp rất nhiều trở ngại. Ngân hàng cần thường
64
xuyên quan tâm, theo dõi khách hàng, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ.
Đặc biệt, nhân viên kinh doanh cần tạo mối quan hệ với lãnh đạo các ban
ngành nhằm đánh vào tâm lý sợ cấp trên của đối tượng này giúp cho công
tác thu hồi nợ được tốt hơn. Đối với tiểu thương kinh doanh tại chợ, việc trả
nợ được thực hiện theo hình thức trả góp, nhân viên kinh doanh đến tận lô
sạp để thu nợ mỗi ngày nhưng việc đóng trễ hạn hoặc trốn nợ vẫn diễn ra
thường xuyên do những xáo trộn trong việc quy hoạch chợ khiến đời sống
của các tiểu thương gặp không ít khó khăn. Trong những trường hợp này,
nhân viên kinh doanh cần gặp gỡ trực tiếp khách hàng, nắm bắt được tâm tư
nguyện vọng và những khó khăn mà khách hàng gặp phải, trình lên Ban
lãnh đạo để có chính sách cơ cấu lại nợ, vừa giúp ngân hàng có khả năng
thu hồi nợ xấu, vừa tạo điều kiện giúp khách hàng tháo gỡ những vướng
mắc do tình hình khách quan gây nên.
Ngoài ra trong thời gian tới, ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với địa
phương để đưa đồng vốn của mình phục vụ tốt nhất cho các chương trình
phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương.
65
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
MDB – Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt chịu sức ép khá lớn từ sự cạnh tranh gay
gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Tín dụng cá nhân là mảng tín dụng
nổi bật nhất trong cơ cấu hoạt động tín dụng của ngân hàng, đây cũng là
mảng tín dụng đang được rất nhiều ngân hàng quan tâm. Tuy nhiên, với sự
nổ lực không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ ngân hàng, qua 3 năm hoạt
động, ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như sau:
- Vốn huy đông ngày càng tăng cao cho thấy năng lực thu hút vốn của
ngân hàng rất tốt, tạo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng nói chug và hoạt
động tín dụng cá nhân nói riêng.
- Doanh số cho vay cá nhân có xu hướng giảm vào năm 2012 nhưng
sự giảm đi này không đáng kể trước sự gia tăng mạnh mẽ của chỉ tiêu này
vào năm 2011, cho nên chung quy doanh số cho vay cá nhân vẫn đạt ở mức
khá cao.
- Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ vào sự quan
tâm và giám sát của lãnh đạo ngân hàng cùng sự nổ lực của đội ngũ cán bộ
nhân viên của chi nhánh với tinh thần trách nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở
khách hàng trả nợ đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng và hệ số
thu nợ luôn đạt ở mức rất cao. Tuy nhiên, vòng quay vốn cá nhân của ngân
hàng khá thấp và đang có chiều hướng giảm nên ngân hàng cần quan tâm
hơn đến vấn đề nợ xấu.
- Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn ở mức thấp, đặc biệt nợ xấu chỉ
chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và vẫn ở mức an toàn so với quy
định của NHNN là 3 %.
Có thể nhận thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày
càng được nâng cao, các sản phẩm dịch vụ mới luôn được giới thiệu và tiếp
cận khách hàng, nguồn vốn không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó, Ngân hàng
luôn thực hiện tốt công tác thẩm định, thường xuyên đôn đốc và kiểm tra
việc sử dụng vốn của khách hàng.
66
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông –
chi nhánh Cần Thơ, nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được theo chỉ
tiêu được giao còn có một số khó khăn, vướng mắc gây hạn chế hiệu quả
hoạt động cho vay cá nhân. Tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm tháo gỡ
những khó khăn trên như sau:
6.2.1 Đối với NHNN và các ban ngành có liên quan
- Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất và các công cụ
khác để tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng thương mại có khả năng đảm bảo
thanh khoản ở mức cao, điều tiết lãi suất huy động và cho vay của NHTM
theo hướng ổn định và hợp lý.
- Đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín
dụng. Trong đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng theo dõi, dự báo và chủ động
các biện pháp để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra; chấp hành đúng các quy
định về tỷ lệ an toàn; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, chú trọng
phân tích, đánh giá, dự báo sát những biến động về cung cầu ngoại tệ trên
thị trường có thể gây áp lực lên tỷ giá, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn
định cung cầu ngoại tệ và ổn định tỷ giá trên thị trường.
- Các cơ quan lập pháp và NHNN có biện pháp ban hành luật và có
chế tài hợp lý đối với tài sản thế chấp của khách hàng để tránh tình trạng tài
sản cầm cố thế chấp cho ngân hàng bị đem đi tái cầm cố hay bán cho người
dân hoặc tổ chức kinh tế khác nhằm tránh gây thiệt hại cho cả ngân hàng và
người dân.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ, thị
trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu và phân tán rủi ro.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước nên được đổi mới theo hướng cho
phép ngân hàng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và
trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo phân
loại nợ và bị động: đợi đến lúc quá hạn, trở thành nợ xấu mới trích, mà
không hề tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.
- Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ Ngân hàng
trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ giúp cho hoạt
động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.
67
6.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông
- Cần tăng cường hơn nữa các chương trình khuyến mãi, quà tặng để
thu hút khách hàng tiền gửi nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn.
- Nên phát triển đa dạng các sản phẩm cho vay cá nhân, đồng thời tăng
cường các sản phẩm thế mạnh của Ngân hàng như cho vay nông nghiệp
nông thôn, cho vay hộ kinh doanh.
- Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập
trung cho vay một loại khách hàng, ngành hay lĩnh vực nào đó mà cần mở
rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.
- Cần có chính sách hỗ trợ như miễn hay giảm lãi đối với khách hàng
tham gia bảo hiểm nông nghiệp để khuyến khích khách hàng vay vốn tham
gia mua bảo hiểm.
- Đối với bộ phận khách hàng cá nhân, họ không nắm rõ thủ tục vay
cũng như quy định của Ngân hàng như là các doanh nghiệp. Vì vậy Ngân
hàng cần có trách nhiệm hướng dẫn các quy định cụ thể cho khách hàng.
- Nên tổ chức và củng cố lại bộ phận tín dụng theo hướng chuyên môn
hoá các khâu trong quy trình tín dụng, không nên cho một cán bộ chuyên
trách một khoản vay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để giảm thiểu được rủi
ro.
- Cần tăng cường tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kinh doanh, vì hiện
nay số lượng nhân viên kinh doanh chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu mở rộng
địa bàn của chi nhánh.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2007. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Cần
Thơ: Tủ sách Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2008. Quản trị Ngân hàng. Cần
Thơ: Tủ sách Đại học Cần Thơ.
3. TS Vũ Đình Ánh, 2011. Tìm lời giải cho tín dụng nông thôn.
http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1580&cat
id=43&Itemid=90
4. Phạm Việt Diễm Trang, 2009. Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây. Luận văn
đại học, Đại học Cần Thơ
5. Huỳnh Phan Châu Anh, 2009. Phân tích hoạt động huy động vốn và cho
vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Bình Thủy.
Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.
6. Trần Trung Tình, 2009. Phân tích tình hình tín dụng đối với khách hàng
cá nhân tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Cà Mau. Luận văn đại học, Đại
học Cần Thơ.
69
[...]... động tín dụng cá nhân của Ngân hàng 13 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông - Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG - Tên ngắn: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG - Tên viết tắt: MDB - Vốn điều lệ: 3.750 tỉ đồng - Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng. .. SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Rủi ro tín dụng 7 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MDB – Cần Thơ 17 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNH : Ngân hàng Nhà nước NSNN : Ngân sách Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần TMCP : Thương mại cổ phần MDB : Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông MDB – Cần Thơ : Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ MDB – Sa Đéc : Ngân. .. đề tài là tình hình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây” của Phạm Việt Diễm Trang Luận văn đã phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động... tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn của mình 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Đánh giá khái quát tình. .. tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 - Mục tiêu 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 - Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại. .. chung về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính để thấy được tình hình tín dụng tại Ngân hàng, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho Ngân hàng, đặc biệt là tín dụng cá nhân 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ... cuộc sống, Chắp cánh thành công”, luôn đồng hành trên mọi bước đường phát triển của cộng đồng Việt Nam, thành công của MDB được quyết định bởi sự thành 3.1.2 Quá trình phát triển Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ Ngày 10/12/2009, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) được Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký chấp thuận đề nghị mở chi nhánh tại thành phố Cần Thơ, căn cứ theo... hiểu một số tồn tại trong hoạt động tín dụng và huy động của Ngân hàng, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng - Phân tích tình hình tín dụng đối với khách hành cá nhân tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Cà Mau” của Trần Trung Tình Luận văn đã khái quát tình hình huy động vốn, phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu đối với khách hàng cá nhân Luận văn... nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển tín dụng nông nghiệp – nông thôn, đặc biệt là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân Thực tế cho thấy, các khoản cho vay cá nhân chi m một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay Do đó, thành công của Ngân hàng Phát triển Mê Kông có sự đóng góp không nhỏ từ hoạt động tín dụng cá nhân Bên cạnh đó, thị trường tín dụng cá nhân đang là một thị trường đầy... sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục - Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng - Đối với mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng (mục tiêu 1 và mục tiêu ... thương mại cổ phần TMCP : Thương mại cổ phần MDB : Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông MDB – Cần Thơ : Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ MDB – Sa Đéc : Ngân hàng TMCP Phát triển Mê. .. HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH - - PHÙNG HUỲNH BÍCH NGỌC MSSV: LT11057 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH... tín dụng cá nhân Ngân hàng 13 CHƯƠNG GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Phát