Doanh số thu nợ cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 47 - 54)

Chương 4 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

4.2.2Doanh số thu nợ cá nhân

4.2 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

4.2.2Doanh số thu nợ cá nhân

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trước. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các Ngân hàng. Việc thu hồi nợ tốt hay không còn tùy thuộc vào việc Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu

36

nợ còn phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Trong những năm qua, MDB Cần Thơ luôn có những biện pháp để thu hồi nợ, cũng như tạo điều kiện để người vay trả nợ đúng hạn như: gửi giấy báo hoặc nhắc nhở những khách hàng vay sắp đến hạn trả nợ trước 7 đến 15 ngày, và gọi điện nhắc nhở trước 1, 2 ngày đối với khách hàng lựa chọn trả nợ dài. Cán bộ tín dụng thường xuyên quan tâm, xem xét tình hình thu nhập của các hộ vay để có những thông tin hữu ích cho công tác thu nợ. Nhờ có những biện pháp nêu trên mà tốc độ doanh số thu nợ cá nhân luôn đạt ở mức tương đối cao.

Nhìn chung, doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng qua ba năm liên tục tăng, cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ đạt 107.377 triệu đồng, tăng 304,19% so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số thu nợ vẫn có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ tiếp tục gia tăng với tốc độ khá cao 91,41% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sự gia tăng của doanh số thu nợ là một tín hiệu rất khả quan, phản ánh công tác thu nợ của Ngân hàng là khá tốt, đảm bảo được chất lượng của đồng vốn cho vay.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Ngắn hạn 2.566 23.227 16.954 20.661 805,18 (6.273) (27,01) - Trung và dài hạn 24.000 84.150 134.567 60.150 250,63 50.417 59,91 Tổng cộng 26.566 107.377 151.521 80.811 304,19 44.144 41,11

37

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%)

- Ngắn hạn 19.962 26.770 6.808 34,10

- Trung và dài hạn 45.935 99.366 53.431 116,32

Tổng cộng 65.897 126.136 60.239 91,41

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Tương đồng với doanh số cho vay cá nhân, khi tiến hành thu nợ thì doanh số thu nợ cá nhân trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trong tương đối cao, và liên tục tăng dần. Vào năm 2011, tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung và dài hạn là 250,63% so với năm 2010, và doanh số thu nợ ngắn hạn tuy chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhưng trong năm tốc độ tăng của khoản thu nợ ngắn hạn còn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung và dài hạn (tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn là 805,18% so với năm 2010). Đó là do có nhiều khoản vay đáo hạn trong năm và các khoản cho vay từ năm 2010 đến hạn tất toán nên doanh số thu nợ cá nhân vào năm này tăng lên nhanh chóng. Và cũng trong năm 2011, Ngân hàng đẩy mạnh hợp tác với Imotor thực hiện cho vay mua xe trả góp với tài sản thế chấp là chính chiếc xe được mua nên chủ sở hữu xe thực hiện trả nợ rất đúng hạn.

Sang năm 2012, doanh số thu nợ cá nhân ngắn hạn đạt 16.954 triệu đồng, giảm 27% so với năm 2011, thu nợ ngắn hạn giảm chủ yếu xuất phát từ đối tượng vay tiểu thương chợ, trong năm này tình hình lạm phát tuy đã có giảm nhưng người dân vẫn thắt chặt chi tiêu, tiểu thương buôn bán ế ẩm khiến hàng hóa tồn đọng nhiều, thêm vào đó việc quy hoạch chợ khiến tiểu thương phải tốn thêm tiền ký quỹ lô sạp mới, đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn nên công tác thu nợ gặp rất nhiều trở ngại. Doanh số thu nợ trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng của năm 2011, nhưng xét về số tuyệt đối thì mức tăng của dư nợ kỳ hạn này vẫn đạt ở mức khá cao, cho thấy công tác xử lý và thu nợ của cán bộ tín dụng ngày càng hiệu quả.

Đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều có bước tăng trưởng tương đối cao so với 6 tháng đầu năm 2012, đặc biệt là thu nợ cá nhân trung và dài hạn tăng đến 116,32% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình thu nợ cá nhân nói chung cũng tăng trưởng khá tốt đạt

38

126.136 triệu đồng, tăng 91,41% so với 6 tháng đầu năm 2012, do trong giai đoạn này nhiều khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cán bộ Ngân hàng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 4.11: Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tiêu dùng 11.556 30.066 30.304 18.510 160,18 238 0,79 2. Sản xuất kinh doanh 7.093 60.131 92.428 53.038 747,75 32.297 53,71 3. Vay nông nghiệp 7.917 17.180 28.789 9.263 117,00 11.609 67,57 - Trồng trọt 1.979 5.498 10.076 3.519 177,82 4.578 83,27 - Chăn nuôi 5.938 11.682 18.713 5.744 96,73 7.031 60,19 Tổng cộng 26.566 107.377 151.521 80.811 304,19 44.144 41,11

39

Bảng 4.12: Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Tiêu dùng 23.921 26.488 2.567 10,73

2. Sản xuất kinh doanh 28.336 80.727 52.391 184,89

3. Vay nông nghiệp 13.640 18.921 5.281 38,72

- Trồng trọt 3.819 6.244 2.425 63,50

- Chăn nuôi 9.821 12.677 2.856 29,08

Tổng cộng 65.897 126.136 60.239 91,41

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Qua bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ cá nhân của Ngân hàng luôn có bước tăng trưởng tốt, cụ thể như sau:

Doanh số thu nợ tiêu dùng năm 2011 tăng nhanh chóng đạt 30.066 triệu đồng, với tốc độ tăng 160,18% so với năm 2010, thì sang năm 2012 con số này chỉ tăng rất nhẹ 0,79%; đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng 10,73% so với 6 tháng đầu năm 2012. Bởi vì Ngân hàng thực hiện cho vay theo dư nợ giảm dần, dư nợ tập trung chủ yếu ở thời kỳ đáo hạn.Thêm vào đó, vay tiêu dùng thường tập trung với kỳ hạn 36 tháng đến 60 tháng nên năm 2010, doanh số thu nợ chưa cao, sang đến năm 2011 thì con số này mới tăng lên đáng kể. Năm 2012, doanh số thu nợ tăng rất chậm, như đã phân tích ở doanh số cho vay cá nhân, trong năm này doanh số cho vay phục vụ tiêu dùng giảm, khách hàng cũ ngày càng ít đi khiến doanh số thu nợ tăng chậm lại. Tuy vậy, công tác thu nợ trong lĩnh vực tiêu dùng vẫn đạt hiệu quả, do Ngân hàng chủ yếu cho vay công nhân viên chức hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước như trường học, trung tâm y tế huyện xã, các trung tâm chính trị thuộc Nhà nước quản lý nên khách hàng luôn có nguồn thu nhập ổn định.

Doanh số thu nợ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có chiều hướng tăng chậm, sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng của 2 năm 2011 và 2012 còn cao hơn cả sự chênh lệch này ở doanh số thu nợ tiêu dùng, cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ đạt 60.131 triệu đồng, tăng 747,75% so với năm 2010, sang năm 2012 con số này chỉ đạt 53,71% so với năm 2011. Đến 6

40

tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng của doanh số thu nợ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đạt 184,89% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, nhìn chung công tác thu nợ trong lĩnh vực này là tương đối tốt, chỉ trừ năm 2010, còn các năm còn lại thì doanh số thu nợ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số thu nợ cá nhân, đạt được kết quả như vậy là nhờ ngay từ giai đoạn đầu Ngân hàng đã tiến hành sàng lọc khách hàng bằng cách xét hồ sơ vay thông qua Ban quản lý chợ nhằm tìm hiểu rõ về năng lực kinh doanh, cũng như tính cách của mỗi khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh còn đến tận nơi thu tiền nên không làm mất nhiều thời gian của các tiểu thương, mà còn tạo được quan hệ gần gũi thân thiết với khách hàng. Đối với các khách hàng ở xa địa bàn, Ngân hàng còn bố trí các cộng tác viên ở từng nơi nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trong việc trả nợ.

Về thu nợ cá nhân đối với mục đích vay nông nghiệp, doanh số thu nợ tăng mạnh vào năm 2011 với tốc độ tăng 117% so với năm 2010, và tăng chậm vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, do trong giai đoạn này, tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều bất ổn, đặc biệt là đối với những hộ nông dân trồng cây ăn trái như bưởi năm roi, cam... bị thất mùa do thời tiết, sâu bệnh,... Ngoài ra, những hộ nuôi cá tra trên địa bàn Cần Thơ, Vĩnh Long chỉ có lãi vào năm 2011, còn những năm sau đó đều bị lỗ do giá thành không ổn định, điều này cũng là nguyên nhân khiến các doanh số thu nợ trong lĩnh vực nông nghiệp của Ngân hàng tăng chậm, và cụ thể doanh số thu nợ về chăn nuôi giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 29,08% so với 6 tháng đầu năm 2012.

4.2.2.3 Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm

Bảng 4.13: Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Có bảo đảm 23.112 84.828 113.641 61.716 267,03 28.813 33,97 - Không bảo đảm 3.454 22.549 37.880 19.095 552,84 15.331 67,99 Tổng cộng 26.566 107.377 151.521 80.811 304,19 44.144 41,11

41

Bảng 4.14: Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%)

- Có bảo đảm 54.695 97.125 42.430 77,58

- Không có bảo đảm 11.202 29.011 17.809 158,98

Tổng cộng 65.897 126.136 60.239 91,41

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Cũng như doanh số cho vay cá nhân, doanh số thu nợ có tài sản đảm bảo luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số thu nợ cá nhân, tuy tỷ trọng này có giảm qua mỗi năm nhưng sự chênh lệch này là khá thấp. Doanh số thu nợ cá nhân đối với phương thức có đảm bảo tăng mạnh vào năm 2011, tốc độ tăng 267,03% so với năm 2010, chủ yếu là do trong năm này tình hình sản xuất kinh doanh có những bước chuyển biến tích cực làm cho tình hình thu nợ đối với phương thức có đảm bảo đạt được nhiều thuận lợi. Sang năm 2012, tình hình kinh doanh không thuận lợi nên doanh số thu nợ đối với phương thức này có tăng nhưng tăng chậm lại.

Tỷ trọng của doanh số thu nợ đối với các khoản vay không được đảm bảo bằng tài sản sản trong tổng doanh số thu nợ là tương đối thấp, nhưng tăng dần qua mỗi năm do Ngân hàng thực hiện cho vay ưu đãi tín chấp đối với cán bộ công chức hưởng lương qua Ngân sách Nhà nước. Loại hình cho vay này được Ngân hàng thực hiện vào năm 2011, nên doanh số thu nợ trong năm đối với cho vay tín chấp tăng rất mạnh với tốc độ tăng 552,84% so với năm 2010. Thêm vào đó, nhờ Ngân hàng luôn tạo mối quan hệ với chính quyền địa phương, đào tạo công tác viên tại khu vực, nhằm hỗ trợ Ngân hàng đối với khách hàng ở xa và chủ động hơn trong công tác thu hồi nợ. Ngân hàng thực hiện cho vay tạo hiệu ứng nhóm, tiến hành giải ngân theo nhóm cho cán bộ công nhân viên các ban ngành, trường học, vừa giúp Ngân hàng tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu rủi ro do các thành viên trong nhóm đốc thúc nhau trả nợ. Chính vì vậy, mặc dù cho vay tín chấp là hình thức cho vay gặp nhiều rủi ro nhưng bằng những chính sách phù hợp, Ngân hàng vẫn mạnh dạn mở rộng cho vay ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, sang năm 2012, Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu nợ do nhiều cán bộ, giáo viên tìm cách trốn nợ hoặc

42

chuyển công tác làm cho doanh số thu nợ trong năm tăng chậm hơn so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ về cho vay tín chấp đã có bước tăng trưởng trở lại, tăng 158,98% so với 6 tháng đầu năm 2012 chính là nhờ vào công tác thu nợ mềm mỏng, uyển chuyển của cán bộ tín dụng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 47 - 54)