Chương 4 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
4.2 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
4.2.1 Doanh số cho vay cá nhân
Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời kỳ. Thông qua bảng số liệu về tình hình cho vay cá nhân của MDB – Cần Thơ tính đến 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy doanh số cho vay cá nhân biến động không ngừng, cụ thể tăng mạnh vào năm 2011 với tổng số tiền cho vay là 373.670 triệu đồng, đạt tốc độ tăng lên đến 359,92% tương đương 292.424 triệu đồng so với năm 2010, sở dĩ chênh lệch doanh số cho vay giữa năm 2010 và 2011 khá lớn là do năm 2010 Ngân hàng mới đi vào hoạt động chưa được nhiều khách hàng biết đến, Ngân hàng chưa thể cho vay nhiều khiến cho doanh số cho vay năm 2010 chỉ đạt mức thấp 81.246 triệu đồng, thêm vào đó năm 2011 là năm Ngân hàng bắt đầu mở rộng địa bàn sang các tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Vĩnh Long thu hút được rất nhiều khách hàng, điều này lý giải vì sao doanh số cho vay năm 2011 lại tăng mạnh so với năm 2010. Nhưng đến 2012, doanh số cho vay lại giảm 217.316 triệu đồng với tốc độ giảm 58,16% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay tiếp tục tăng lên 29.809 triệu đồng (tốc độ 25,75%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Để biết được cụ thể hơn về tình hình cho vay cũng như nguyên nhân biến động của nó, ta lần lượt đi vào phân tích doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn, theo mục đích sử dụng vốn và theo phương thức bảo đảm.
4.2.1.1 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn
Bảng 4.3: Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Ngắn hạn 5.000 35.766 71.709 30.766 615,32 35.943 100,49 - Trung và dài hạn 76.246 337.904 84.645 261.658 343,18 (253.259) (74,95) Tổng cộng 81.246 373.670 156.354 292.424 359,92 (217.316) (58,16)
29
Bảng 4.4: Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012 2013 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) - Ngắn hạn 69.573 45.031 (24.542) (35,28) - Trung và dài hạn 46.179 100.530 54.351 117,70 Tổng cộng 115.752 145.561 29.809 25,75
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu, vì đây không chỉ là nguồn hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Đối với MDB – Cần Thơ, cho vay ngắn hạn đa số là cho vay tiểu thương, một phần cho vay mua xe trả góp Imotor và một phần cho vay nông nghiệp để bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời như mua phân bón, thức ăn gia súc,.... Trong giai đoạn 2010 – 2012, tuy tín dụng ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay, nhưng khoản cho vay ở kỳ hạn này vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng rất cao, cao nhất là vào năm 2011 đạt 35.766 triệu đồng với tốc độ tăng 615,32% so với năm 2010, và sang năm 2012 tốc độ tăng có phần chậm lại nhưng vẫn đạt ở mức tương đối cao là 100,49%, tương đương 35.943 triệu đồng so với năm 2011.
Sở dĩ khoản cho vay ngắn hạn trong 2 năm 2011 và 2012 tăng trưởng cao vì trong giai đoạn này Ngân hàng phát triển sản phẩm cho vay đối với tiểu thương có lô sạp tại các chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ, và còn mở rộng sang các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Sóc Trăng, cũng trong giai đoạn này việc cho vay mua xe trả góp Imotor thu hút được khá nhiều khách hàng. Trong giai đoạn này, người dân (đặc biệt là tiểu thương) có nhu cầu đi vay nhiều hơn để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, đa số khách hàng vay kỳ hạn ngắn chủ yếu là các tiểu thương buôn bán tại chợ có nhu cầu vay vốn để nhập hàng về bán, nên họ thường có xu hướng lựa chọn những khoản vay ngắn hạn (kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng) trả góp mỗi ngày để nhanh chóng thanh toán nợ và vay lại ở những đợt nhập hàng tiếp theo. Đến 6 tháng đầu năm 2013, cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm với tốc độ 35,28% tương đương
30
24.542 triệu đồng so với năm 6 tháng đầu năm 2012 do sự cạnh tranh của các ngân hàng lớn, đặc biệt là Sacombank đối với sản phẩm cho vay tiểu thương, cùng với việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ hơn của MDB – Cần Thơ.
Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012, cho vay ngắn hạn ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng. Tuy nhiên, khoản cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay chính là khoản cho vay trung và dài hạn. Cho vay trung và dài hạn thường tập trung nhiều nhất ở cho vay trung hạn cho cá nhân phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Ngân hàng thực hiện hỗ trợ cho vay tín chấp cho cán bộ công chức lên đến 60 tháng nên thu hút được nhiều khách hàng vay vốn. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách cho trung và dài hạn như mở rộng đầu tư cho vay phục vụ nhu cầu xây dựng sửa chữa nhà ở với thời hạn tối đa 10 năm, cho vay phát triển vườn cây ăn trái trong lĩnh vực nông nghiệp thu hút được nhiều khách hàng. Tuy nhiên, khoản cho vay kỳ hạn này lại tăng mạnh vào năm 2011 nhưng lại có chiều hướng giảm vào năm 2012 (với tốc độ giảm khá cao 74,95% so với năm 2011), nguyên nhân là do nền kinh tế năm 2012 còn nhiều khó khăn, mặc dù tình hình lạm phát có giảm so với năm 2011 nhưng người dân vẫn thắt chặt tiêu dùng cá nhân, và nhu cầu vốn mở rộng kinh doanh cũng không nhiều.
Nhìn chung, phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn có thể thấy doanh số cho vay biến động không ngừng, chủ yếu là do sự biến động của doanh số cho vay trung và dài hạn vì đây là khoản cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số. Thực tế, lợi nhuận thu được của Ngân hàng phần lớn là do hoạt động tín dụng mang lại nên việc cạnh tranh mở rộng thị phần luôn được Ngân hàng quan tâm hàng đầu, tuy nhiên Ngân hàng cần tăng dần tỷ trọng của cho vay ngắn hạn để vừa đạt lợi nhuận vừa phân tán mức độ rủi ro.
4.2.1.2 Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn
Ta thấy rằng sự biến động của doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân qua từng năm được thể hiện qua mức độ biến thiên của các đối tượng vay theo mục đích sử dụng vốn: tiêu dùng, sản xuất kinh doanh, vay nông nghiệp như sau:
31
Bảng 4.5: Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tiêu dùng 36.561 108.364 35.961 71.803 196,39 (72.403) (66,81) 2. Sản xuất kinh doanh 20.312 205.519 90.685 185.207 911,81 (114.834) (55,88) 3. Vay nông nghiệp 24.373 59.787 29.708 35.414 145,30 (30.079) (50,31) - Trồng trọt 6.093 19.132 10.398 13.039 214,00 (8.734) (45,65) - Chăn nuôi 18.280 40.655 19.310 22.375 122,40 (21.345) (52,50) Tổng cộng 81.246 373.670 156.354 292.424 359,92 (217.316) (58,16)
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.6: Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2012 2013 2013 so với 2012
Số tiền Tỷ lệ (%)
1.Tiêu dùng 42.973 32.205 (10.768) (25,06)
2. Sản xuất kinh doanh 46.301 90.976 44.675 96,49
3. Vay nông nghiệp 26.478 22.380 (4.098) (15,48)
- Trồng trọt 7.414 7.385 (29) (0,39)
- Chăn nuôi 19.064 14.995 (4.069) (21,34)
Tổng cộng 115.752 145.561 29.809 25,75
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Qua bảng số liệu phân tích về doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy doanh số cho vay theo mục đích tiêu dùng và nông nghiệp đang có xu hướng giảm, trong
32
khi doanh số cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đang có chiều hướng gia tăng, cụ thể:
- Doanh số cho vay tiêu dùng tăng mạnh vào năm 2011, đạt 108.364 triệu đồng, với tốc độ tăng 196,39% tương đương 71.803 triệu đồng so với năm 2010, mặc dù nền kinh tế trong năm này gặp nhiều khó khăn nhưng phần lớn là khó khăn đối với doanh nghiệp, để giảm thiểu rủi ro Ngân hàng đẩy mạnh cho vay sang lĩnh vực tiêu dùng mà đặc biệt là cho vay đối với cán bộ công chức hưởng lương qua NSNN, đây là đối tượng có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng nên việc thu hồi nợ ít gặp rủi ro hơn. Chính vì nhận thức được đây là mảng tín dụng đầy tiềm năng nên giai đoạn mở rộng địa bàn, tìm kiếm thị phần ngân hàng đã mạnh dạn tăng cường cho vay trong lĩnh vực này. Trong năm 2011, đối tượng cán bộ công chức có nhu cầu vay vốn khá cao để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thiết yếu, một bộ phận cán bộ công chức còn có nhu cầu vay vốn để xây sửa nhà, mua phương tiện đi lại… Những lý do trên lý giải vì sao doanh số cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng tăng cao trong năm 2011. Tuy nhiên sang năm 2012, sự cạnh tranh với các ngân hàng mà chủ yếu là Agribank và Sacombank khiến thị trường tín dụng ngày càng bão hòa, dẫn đến khoản cho vay này giảm xuống chỉ còn 35.961 triệu đồng (thấp nhất trong vòng 3 năm) với tốc độ giảm 66,81% so với năm 2011. Mặt khác, nền kinh tế năm 2012 còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến thu nhập không ổn định khiến người dân có khuynh hướng cắt giảm chi tiêu, dẫn đến doanh số cho vay nhằm mục đích tiêu dùng cũng giảm đi đáng kể. Và đến 6 tháng đầu năm 2013, khoản cho vay theo mục đích tiêu dùng vẫn tiếp tục giảm (tốc độ giảm 25,06% tương đương 10.768 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2012.
- Cho vay sản xuất kinh doanh tăng vào năm 2011 với tốc độ tăng rất mạnh 911,81% tương đương 185.207 triệu đồng. Mặc dù doanh số cho vay sản xuất kinh doanh có giảm vào năm 2012, tốc độ giảm là 55,88% so với cùng kỳ năm trước nhưng xét về số tuyệt đối thì cho vay sản xuất kinh doanh năm 2012 vẫn đạt ở mức cao hơn nhiều so với năm 2010 và sang đến 6 tháng đầu năm 2013 thì khoản cho vay này lại tăng trưởng tương đối cao so với 6 tháng đầu năm 2012. Khi mới đi vào hoạt động, Ngân hàng đã hướng đến cho vay bổ sung vốn kinh doanh cho các tiểu thương tại các chợ và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố, thu hút được nhiều khách hàng vay vốn, nhất là ở chợ Bình Thủy, An Hòa, An Bình nên doanh số cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này tăng cao. Nhu cầu vay để bổ sung vốn kinh doanh là rất lớn, khách hàng đi vay chủ yếu buôn bán mỹ phẩm, quần áo, tạp hóa... những mặt hàng có nhu cầu sử dụng tương đối cao, chạy theo trào lưu nên buộc phải thường xuyên nhập hàng mới về nhằm đáp ứng thị hiếu và sức mua
33
của người tiêu dùng, đây là nguyên nhân khiến nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh rất lớn. Thời gian sau đó, do nhận thấy khách hàng tiểu thương tại chợ là đối tượng kinh doanh có hiệu quả, lãi suất cho vay cao và thời gian thu hồi vốn nhanh nên nhiều Ngân hàng lớn trên cùng địa bàn, với uy tín và năng lực tài chính mạnh hơn đã lôi kéo khiến không ít khách hàng cũ của MDB chuyển sang vay ở các Ngân hàng khác. Nhìn chung, cho vay sản xuất kinh doanh vẫn có xu hướng gia tăng, nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung cho vay đối với những mặt hàng thiết yếu, tập trung các khoản vay nhỏ, cho vay hộ gia đình phục vụ buôn bán nhỏ, buôn bán tại các chợ trên địa bàn thành phố, và mở rộng địa bàn sang các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng... Sang năm 2013, Ngân hàng còn mở rộng địa bàn xuống Hậu Giang, Vị Thanh đẩy mạnh thực hiện cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Đối với hoạt động cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng thực hiện cho vay tập trung chủ yếu tại Ô Môn, Phong Điền, một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long với hoạt động chủ yếu của các hộ trồng lúa, làm vườn cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Doanh số cho vay phục vụ nông nghiệp có sự gia tăng đáng kể vào năm 2011, đạt 59.787 triệu đồng với tốc độ tăng 145,30% so với năm 2010. Năm 2011, cho vay nông nghiệp tăng mạnh chủ yếu do sự tăng lên của khoản cho vay phục vụ trồng trọt. Cho vay trồng trọt năm 2011 tăng 13.039 triệu đồng với tốc độ tăng 214% so với năm 2010, do giai đoạn đầu năm 2011 lúa Đông Xuân được giá nên nông dân có nhu cầu đi vay nhiều hơn để mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau, thêm vào đó thời tiết trong năm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khá thuận lợi nên việc trồng mới cây ăn quả cũng được quan tâm, nhiều nhà vườn đã tìm đến Ngân hàng xin vay vốn giúp cho doanh số cho vay trong lĩnh vực trồng trọt tăng. Nhưng sang năm 2012, vay nông nghiệp chỉ còn 29.708 triệu đồng giảm so với 2011 với tốc độ giảm 50,31% (nhưng xét về số tuyệt đối vẫn cao hơn so với năm 2010). Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay nông nghiệp tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do nghề nông phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, kỹ thuật nuôi trồng... cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai vào năm 2012 nên tình hình sản xuất của nông dân gặp rất nhiều bất ổn, từ đó làm phát sinh nợ quá hạn nhiều khiến Ngân hàng ngại cho vay đối tượng này. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng còn quan tâm nhiều đến đối tượng khách hàng này, vì nông nghiệp nông thôn chính là thế mạnh của Ngân hàng.
34
4.2.1.3Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm
Bảng 4.7: Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Có bảo đảm 70.684 295.199 117.266 224.515 317,63 (177.933) (60,28) - Không bảo đảm 10.562 78.471 39.088 67.909 642,96 (39.383) (50,19) Tổng cộng 81.246 373.670 156.354 292.424 359,92 (217.316) (58,16)
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Bảng 4.8: Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2012 2013 2013 so với 2012
Số tiền Tỷ lệ (%)
- Có bảo đảm 96.074 112.082 16.008 16,66
- Không có bảo đảm 19.678 33.479 13.801 70,13
Tổng cộng 115.752 145.561 29.809 25,75
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ
Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, Ngân hàng hạn chế cho vay đối với những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà doanh số cho vay không có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên, vào năm 2011 doanh số cho vay đối với khoản không đảm bảo lại tăng rất cao với tốc độ tăng 642,96% so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm này Ngân hàng thực hiện cho vay ưu đãi