Khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến sáu tháng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 39)

Chương 4 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

4.1Khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến sáu tháng

2010 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có vốn để hoạt động và duy trì sản xuất kinh doanh. Và ngân hàng cũng không ngoại lệ, vốn không chỉ là cơ sở để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM.

Nguốn vốn của Ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Vốn chi phối toàn bộ hoạt động của Ngân hàng và quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Quy mô vốn càng lớn càng khẳng định được sức mạnh và uy tín của Ngân hàng. Chính vì lẽ đó, hiện nay các Ngân hàng với nhiều chiến lược khác nhau đang ra sức cạnh trạnh để thu hút lượng vốn trên thị trường.

Đây là giai đoạn MDB – Cần Thơ bắt đầu đi vào hoạt động, địa bàn hoạt động còn quá mới mẽ chưa được nhiều khách hàng biết đến. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tăng cường mở rộng quy mô trong hoạt động tín dụng, nên rất cần có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần đảm bảo cân đối nguồn vốn với các hoạt động kinh doanh và hoạt động dịch vụ nhằm thu hút khách hàng đến với Ngân hàng nhiều hơn nữa. Chính vì những lý do trên, mà MDB – Cần Thơ rất tích cực trong công tác huy động vốn, làm cho nguồn vốn của Ngân hàng luôn tăng qua từng năm với tốc độ tăng rất nhanh. Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều chuyển, trong đó vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn và có xu hướng ngày càng gia tăng.

25 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm

Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 167.200 163,75 543.500 90,68 714.600 91,12 376.300 225,06 171.100 31,48 Vốn điều chuyển (65.095) (63,75) 55.846 9,32 69.674 8,88 120.941 185,79 13.828 24,76 Tổng nguồn vốn 102.105 100,00 599.346 100,00 784.274 100,00 497.241 486,99 184.928 30,85

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Vốn huy động 440.456 64,58 550.734 64,37 110.278 25,04

Vốn điều chuyển 241.591 35,42 304.841 35,63 63.250 26,18

Tổng nguồn vốn 682.047 100,00 855.575 100,00 173.528 25,44

26

Thông qua bảng số liệu, ta nhận thấy nguồn vốn của ngân hàng không ngừng gia tăng qua từng năm, cụ thể như sau :

- Năm 2010 là năm MDB – Cần Thơ mới đi vào hoạt động nên nguồn vốn của ngân hàng chỉ đạt 102.105 triệu đồng, trong đó vốn huy động là 167.200 triệu đồng, đa phần vốn huy động đạt được vào năm này là do nhân viên huy động từ người thân, bạn bè. Trong năm này, Ngân hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm quảng bá thương hiệu đến với khách hàng, việc quảng bá hình ảnh đã đạt được kết quả khả quan, điều này có thể thấy rõ ở nguồn vốn huy động vào năm 2011.

- Năm 2011, nguồn vốn của ngân hàng tăng với tốc độ rất nhanh 486,99% tương đương 497.241 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất cao (90,68% trong tổng nguồn vốn) và tăng 225,06% so với năm 2010, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu giúp tổng nguồn vốn không ngừng gia tăng. Vốn huy động tăng trưởng vượt bật là do trong năm 2011, ngân hàng thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để huy động vốn như: “Siêu Lãi Suất Với Tiền Gửi Không Kỳ Hạn 6%”, “Nghinh tân xuân, rước tài lộc”,…điều này làm cho chi phí lãi của ngân hàng tăng nhưng bù lại ngân hàng được biết đến nhiều hơn, huy động được nhiều vốn hơn.

- Năm 2012, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tiếp tục gia tăng 30,85% tương đương 184.928 triệu đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng này có phần chậm hơn tốc độ tăng của năm 2011, mặc dù ngân hàng đã tích cực triển khai các chương trình khuyến mãi như: “Vui hè cùng TOYOTA”, “Gửi tiền trúng liền vàng ròng” nhưng do trong năm này trần lãi suất huy động hạ thấp so với năm 2011 làm vốn huy động tăng chậm lại và chỉ tăng 31,48% tương đương tăng 171.100 triệu đồng so với năm 2011.

- Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn của Ngân hàng cũng tăng lên đáng kể với tốc độ tăng 25,44% so với 6 tháng đầu năm 2012, ở giai đoạn này Ngân hàng đã có được số lượng khách hàng tiềm năng thân thiết, đồng thời không ngừng tiếp thị quảng cáo với nhiều chương trình khuyến mãi để ngày càng thu hút được nguồn vốn huy động dồi dào. Tuy nhiên trong giai đoạn này vốn huy động vẫn tăng chậm do trong khoảng thời gian từ cuối tháng 12/2012 đến tháng 6/2013, NHNN đã 2 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động ngắn hạn xuống còn 7,50%/năm.

Đối với vốn điều chuyển, đây là khoản vốn điều hòa từ cấp trên để bù vào phần thiếu hụt nguồn vốn của ngân hàng. Cũng như nhiều ngân hàng khác, MDB – Cần Thơ nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy

27

động tại chỗ thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên. Trong tổng nguồn vốn ngân hàng, đại đa số là vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất của vốn huy động tại chỗ nên chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra thấp, làm cho chi phí tăng cao, dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm. Do đó, trong những năm qua ngân hàng luôn phấn đấu giảm tỷ trọng nguồn vốn này xuống mức có thể. Mặc dù vốn điều chuyển của Ngân hàng qua 3 năm có sự gia tăng, nhưng xét về khía cạnh tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn, thì tỷ trọng này lại có chiều hướng giảm rõ rệt qua mỗi năm, cụ thể năm 2011 là 9,32% và sang đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 8,88%. Như đã đề cập ở phần vốn huy động, trong năm 2010 đa phần vốn được huy động từ nhân viên, thực tế Chi nhánh vẫn chưa tìm được nhiều khách hàng. Chính vì thế mà Chi nhánh vẫn chưa thể cho vay được nhiều, số vốn huy động được trong năm không được sử dụng hết, còn tồn đọng nên phải chuyển về Hội Sở, điều này lý giải vì sao vốn điều chuyển trong năm mang giá trị âm. Từ năm 2011 trở về sau, Ngân hàng được biết đến nhiều hơn nên việc huy động vốn có phần thuận lợi hơn trước, mặc dù vốn điều chuyển qua mỗi năm đều có tăng, nhưng xét về tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn, thì tỷ trọng của nguồn vốn này vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đang dần giảm xuống. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Chi nhánh ngày càng thuận lợi nên vẫn cần đến vốn điều chuyển và vì vậy nguồn vốn này vẫn giữ một vai trò nhất định trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 36 - 39)