.26 Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 65 - 66)

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân loại nợ

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Tiêu dùng 1.441 1.524 83 5,74

2. Sản xuất kinh doanh 2.840 3.971 1.130 39,80

3. Vay nông nghiệp 886 993 107 12,07

- Trồng trọt 279 334 55 19,57

- Chăn nuôi 607 659 52 8,59

Tổng nợ xấu 5.167 6.487 1.320 25,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Qua báo cáo về tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của MDB – Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 có thể nhận xét như sau:

- Nợ xấu năm 2011 tăng mạnh chủ yếu do sự gia tăng của nợ xấu trong lĩnh vực tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, trong đó tăng cao nhất là lĩnh vực sản xuất kinh doanh đạt 2.971 triệu đồng, tăng đến 1.749,41% so với năm 2010, lĩnh vực tiêu dùng đạt 1.628 triệu đồng, tăng 621,85% so với năm 2010, lĩnh vực nông nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể so với năm 2010, tuy nhiên khoản nợ xấu trong lĩnh vực này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân khiến nợ xấu tăng cao trong năm này là do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả hàng hóa ngày càng leo thang mà tiền lương không đủ đáp ứng, trong khi trong năm này người dân có nhu cầu vay vốn rất cao, khi vay ngân hàng thì người dân phải trả gốc và lãi hàng tháng vì vậy đã phát sinh tình trạng nợ xấu đối với những khách hàng chủ quan và không có thiện chí trả nợ. Còn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, việc buôn bán rơi vào tình trạng ảm đạm khi giá cả hàng hóa không ngừng tăng, hàng hóa tồn đọng cùng với việc quy hoạch chợ buộc người dân phải ký quỹ lô sạp với số tiền khá lớn khiến khách hàng không thể trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong nông nghiệp gia tăng là do trong năm này giá cả vật tư nông nghiệp tăng khiến chi phí sản xuất tăng, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản nên nhiều nông dân không tìm được đầu ra cho sản phẩm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng.

54

-Vào năm 2012 nợ xấu giảm nhẹ so với năm 2011, trong đó nợ xấu trong lĩnh vực tiêu dùng và sản xuất kinh doanh đều giảm là nhờ Ngân hàng thắt chặt và quan tâm hơn đến công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong năm này nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng khá chậm. Sở dĩ nợ xấu nông nghiệp vẫn còn tăng là do trong năm 2012, thiên tai và dịch bệnh hoành hành khiến nông dân bị mất mùa, năng suất giảm… cùng với đó là sự lúng túng xoay quanh việc tìm đầu ra cho sản phẩm nên nông dân không thể trả nợ đúng hạn.

-Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu xuất phát từ tâm lý chủ quan của khách hàng, họ chưa nhận thức rõ được tầm quan trong của việc thanh toán nợ đúng hạn vì nếu đóng trễ hạn thì rất khó vay lại ở những khoản vay tiếp theo. Chính vì vậy mà ở phần phân tích nợ xấu theo nhóm, trong giai đoạn này nợ xấu phần lớn đến từ sự gia tăng của nợ nhóm 3. Cán bộ tín dụng cần quan tâm đôn đốc, nhắc nhở khách hàng thanh toán nợ đúng hạn.

4.2.4.4 Tình hình nợ xấu theo phương thức bảo đảm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 65 - 66)