Qua hơn 3 năm đi vào hoạt động, ngân hàng đã huy động được lượng vốn dồi dào, tình hình huy động vốn không ngừng gia tăng. Xét về tỷ trọng dư nợ cá nhân trên vốn huy động, chỉ tiêu này khá thấp luôn nhỏ hơn 1 cho thấy vốn huy động đáp ứng đủ cho nhu cầu vay vốn cá nhân. Nhưng xét
62
tình hình huy động vốn chung, có thể thấy ngân hàng vẫn cần một lượng vốn điều chuyển tương đối lớn, chứng tỏ vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động tín dụng. Vì vậy ngân hàng cần cố gắng thu hút ngày càng nhiều vốn huy động hơn nữa.
Công tác thu hút vốn cần được quan tâm hơn với nhiều sản phẩm tiền gửi, đặc biệt ngân hàng cần tập trung hướng đến khách hàng vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa trong bối cảnh thị trường Cần Thơ đang có sự cạnh tranh vốn rất khốc liệt giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, hiện nay Nhà nước đang có nhiều chủ trương chính sách hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, ứng dụng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại giúp tăng năng suất, đối tượng khách hàng ở nông thôn ngày càng làm ăn có lãi nên cần thu hút vốn từ đối tượng này. Trong khi người nông dân vẫn còn tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng, họ chưa an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng, đa số hộ nông dân thường có thói quen cất giữ tiền mặt, mua vàng tích trữ hoặc số đông thường chơi hụi khi có nhu cầu đầu tư sinh lời. Hàng loạt các vụ vỡ nợ trong thời gian gây đây tập trung ở các huyện xã vùng sâu vùng xa do đa số người dân muốn có lãi cao nên tin vào lời ngon tiếng ngọt của các đối tượng lừa đảo, mà quên đi rủi ro sẽ gặp phải. Chính vì vậy, ngân hàng cần có thêm nhiều chính sách thu hút vốn với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn nữa, một mặt tạo vốn cho ngân hàng hoạt động, đồng thời cũng để tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho người dân khi giao dịch trên thị trường phi chính thức làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Cán bộ tín dụng cần cố gắng tiếp cận khách hàng huy động với thái độ hòa nhã, thân thiện tạo lòng tin tuyệt đối để khách hàng an tâm gửi tiền.
5.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
5.2.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng
Hiện nay, MDB đã triển khai khá nhiều gói sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân, tuy nhiên riêng MDB – Cần Thơ chỉ mới tập trung vào cho vay đối với hai mảng tín dụng chủ lực là cho vay tiêu dùng CBCC, cho vay tiểu thương chợ. Trong khi còn rất nhiều sản phẩm có tiềm năng phát triển nhưng vẫn chưa được chú trọng. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của họ cũng ngày càng mở rộng. Các nhu cầu về du học, khám chữa bệnh, du lịch… đang có xu hướng nở rộ. Bên cạnh đó, đa phần các sản phẩm của ngân hàng hiện nay chưa thật sự nổi bật, các sản phẩm này đều đang được các ngân hàng khác kinh doanh. Vì thế, ngân hàng cần mở rộng thêm nhiều sản phẩm riêng biệt phù hợp hơn với nhu cầu
63
khách hàng, tránh trùng lắp với sản phẩm của các ngân hàng trên cùng địa bàn, giúp tăng lượng khách hàng và tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Thường xuyên mở các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ của cán bộ ngân hàng, cung cấp số điện thoại liên lạc để khách hàng có thể góp ý, phản ánh.
Một vấn đề rất đáng quan tâm là hiện nay, các ngân hàng lớn trên địa bàn mà đặc biệt là Sacombank đang thực hiện giảm lãi suất hàng loạt đối với đối tượng khách hàng là cán bộ viên chức, tiểu thương tại các chợ khiến cho khách hàng của MDB đến tất nợ trước hạn khá nhiều, điều này làm cho ngân hàng mất đi rất nhiều khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng chỉ nhìn vào biểu lãi suất mà đánh giá, chứ không hiểu rõ cách tính lãi của các ngân hàng cũng như như những quyền lợi khi khách hàng vay tại MDB. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp thị sản phẩm cho vay, cần giải thích cặn kẽ cách tính lãi của ngân hàng giúp khách hàng nhận định rõ hơn để có cái nhìn tổng quan hơn về lãi suất cho vay giữa các ngân hàng, đồng thời giới thiệu đến khách hàng những quyền lợi khi vay tại ngân hàng như: khách hàng có thể vay thời hạn đến 5 năm, phí tất toán trước hạn chỉ có 1% trong khi phí này đối với Sacombank là từ 3% đến 5%.
5.2.2.2 Nâng cao tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
Nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực thế mạnh của MDB trong suốt hơn 20 năm hoạt động. Tuy nhiên, đối với đơn vị Cần Thơ, cho vay nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, doanh số cho vay trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay cá nhân, trong khi tỷ trọng dân số hoạt động trong lĩnh vực này còn khá lớn và có nhu cầu vay vốn rất đông. Mặc khác, cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh tại chợ đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn. Vì vậy, chi nhánh Cần Thơ cần tìm cho mình một hướng đi riêng trong bối cảnh thị trường hoạt động tín dụng ngày càng bão hòa như hiện nay. Và cho vay nông nghiệp chính là một định hướng đúng đắn vì ngân hàng có thể tận dụng thế mạnh chung của hệ thống MDB. Hiện nay, hầu hết các khoản cho vay của ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là vay tiền để đầu tư sản xuất nhỏ lẻ, vì ngân hàng không muốn hiệu quả của đồng vốn cho vay bị giảm bởi những rủi ro mà người nông dân thường gặp phải như thời tiết, mất mùa, mất giá. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ các chương trình tiết kiệm và tín dụng ở Việt Nam thì người nông dân là những khách hàng có độ rủi ro tín dụng thấp nhất, nhưng chưa được quan tâm đúng mức do các tổ
64
chức tín dụng không nhiệt tình lắm trong việc cho vay đối với nông dân. Nhu cầu vay vốn của nông dân dù lớn dù nhỏ đều phải được đáp ứng như nhau. Chính vì vậy ngân hàng cần quan tâm hơn đến việc đa dạng hóa các loại hình tín dụng nông thôn. Để nâng cao tính cạnh tranh của hoạt động tín dụng, đòi hỏi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển rõ ràng, đặc biệt là chiến lược phục vụ kinh tế nông nghiệp, hướng đến đối tượng khách hàng vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên thị trường phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tín dụng nông thôn. Để cạnh tranh với thị trường này ngân hàng cần có các điều kiện vay vốn linh hoạt hơn. Thực tế lãi suất vay trên thị trường phi chính thức cao hơn nhiều so với thị trường chính thức, nhưng người dân vẫn tìm đến thị trường phi chính thức như một cứu cánh khi đời sống gặp khó khăn, hoặc có nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh vì tâm lý của người dân luôn muốn nguồn vốn được đáp ứng một cách nhanh chóng, và đặc biệt hơn hết họ rất ngại giao dịch với ngân hàng vì sợ thủ tục rườm rà. Chính vì vậy, cán bộ ngân hàng cần có những biện pháp tiếp cận khách hàng, tạo mối quan hệ gần gũi thân tình giúp người dân có cái nhìn thiện cảm hơn về ngân hàng, từ đó an tâm giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần đổi mới quy trình tín dụng sao cho vừa an toàn cho Ngân hàng vừa đảm bảo đơn giản các thủ tục cho vay, thuận lợi cho cán bộ tín dụng khi xét duyệt cho vay và giải ngân nhanh chóng để giúp người đi vay chủ động được nguồn vốn phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của mình.
5.2.2.3 Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu
Hiện nay, ngân hàng có nhiều khoản nợ xấu còn tồn đọng đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Tính đến sáu tháng đầu năm 2013, chỉ tính riêng khách hàng cá nhân thì nợ xấu đã đạt hơn 6 tỷ đồng. Để giảm bớt tình trạng nợ xấu, ngoài việc thẩm định và sàng lọc kỹ càng đối với hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng cần tư vấn cho khách hàng hiểu rõ những bất lợi khi khách hàng trả nợ không đúng hạn.
Nợ xấu đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng chủ yếu phát sinh từ các khoản vay của cán bộ công chức và tiểu thương tại chợ. Đối với cán bộ công chức, vì đây là những khoản vay tín chấp chủ yếu cho mục đích tiêu dùng với khối lượng khoản vay tương đối nhỏ từ vài chục đến trăm triệu đồng, nên nhiều cán bộ tỏ ra chủ quan trong việc trả nợ. Hầu hết đều trả nợ đúng hạn trong thời gian đầu, nhưng càng về sau càng có nhiều đối tượng trốn nợ hoặc chuyển công tác mà cán bộ tín dụng không hề hay biết, khiến việc thu nợ của ngân hàng gặp rất nhiều trở ngại. Ngân hàng cần thường
65
xuyên quan tâm, theo dõi khách hàng, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ. Đặc biệt, nhân viên kinh doanh cần tạo mối quan hệ với lãnh đạo các ban ngành nhằm đánh vào tâm lý sợ cấp trên của đối tượng này giúp cho công tác thu hồi nợ được tốt hơn. Đối với tiểu thương kinh doanh tại chợ, việc trả nợ được thực hiện theo hình thức trả góp, nhân viên kinh doanh đến tận lô sạp để thu nợ mỗi ngày nhưng việc đóng trễ hạn hoặc trốn nợ vẫn diễn ra thường xuyên do những xáo trộn trong việc quy hoạch chợ khiến đời sống của các tiểu thương gặp không ít khó khăn. Trong những trường hợp này, nhân viên kinh doanh cần gặp gỡ trực tiếp khách hàng, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và những khó khăn mà khách hàng gặp phải, trình lên Ban lãnh đạo để có chính sách cơ cấu lại nợ, vừa giúp ngân hàng có khả năng thu hồi nợ xấu, vừa tạo điều kiện giúp khách hàng tháo gỡ những vướng mắc do tình hình khách quan gây nên.
Ngoài ra trong thời gian tới, ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với địa phương để đưa đồng vốn của mình phục vụ tốt nhất cho các chương trình phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương.
66
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1KẾT LUẬN
MDB – Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt chịu sức ép khá lớn từ sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Tín dụng cá nhân là mảng tín dụng nổi bật nhất trong cơ cấu hoạt động tín dụng của ngân hàng, đây cũng là mảng tín dụng đang được rất nhiều ngân hàng quan tâm. Tuy nhiên, với sự nổ lực không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ ngân hàng, qua 3 năm hoạt động, ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như sau:
- Vốn huy đông ngày càng tăng cao cho thấy năng lực thu hút vốn của ngân hàng rất tốt, tạo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng nói chug và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng.
- Doanh số cho vay cá nhân có xu hướng giảm vào năm 2012 nhưng sự giảm đi này không đáng kể trước sự gia tăng mạnh mẽ của chỉ tiêu này vào năm 2011, cho nên chung quy doanh số cho vay cá nhân vẫn đạt ở mức khá cao.
- Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm và giám sát của lãnh đạo ngân hàng cùng sự nổ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh với tinh thần trách nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng và hệ số thu nợ luôn đạt ở mức rất cao. Tuy nhiên, vòng quay vốn cá nhân của ngân hàng khá thấp và đang có chiều hướng giảm nên ngân hàng cần quan tâm hơn đến vấn đề nợ xấu.
- Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn ở mức thấp, đặc biệt nợ xấu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và vẫn ở mức an toàn so với quy định của NHNN là 3 %.
Có thể nhận thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao, các sản phẩm dịch vụ mới luôn được giới thiệu và tiếp cận khách hàng, nguồn vốn không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn thực hiện tốt công tác thẩm định, thường xuyên đôn đốc và kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng.
67
6.2KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ, nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được theo chỉ tiêu được giao còn có một số khó khăn, vướng mắc gây hạn chế hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân. Tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn trên như sau:
6.2.1Đối với NHNN và các ban ngành có liên quan
- Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất và các công cụ khác để tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng thương mại có khả năng đảm bảo thanh khoản ở mức cao, điều tiết lãi suất huy động và cho vay của NHTM theo hướng ổn định và hợp lý.
- Đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Trong đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng theo dõi, dự báo và chủ động các biện pháp để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra; chấp hành đúng các quy định về tỷ lệ an toàn; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, chú trọng phân tích, đánh giá, dự báo sát những biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trường có thể gây áp lực lên tỷ giá, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định cung cầu ngoại tệ và ổn định tỷ giá trên thị trường.
- Các cơ quan lập pháp và NHNN có biện pháp ban hành luật và có chế tài hợp lý đối với tài sản thế chấp của khách hàng để tránh tình trạng tài sản cầm cố thế chấp cho ngân hàng bị đem đi tái cầm cố hay bán cho người dân hoặc tổ chức kinh tế khác nhằm tránh gây thiệt hại cho cả ngân hàng và người dân.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu và phân tán rủi ro.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước nên được đổi mới theo hướng cho phép ngân hàng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo phân loại nợ và bị động: đợi đến lúc quá hạn, trở thành nợ xấu mới trích, mà không hề tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.
- Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.
68
6.2.2Đối với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông
- Cần tăng cường hơn nữa các chương trình khuyến mãi, quà tặng để thu hút khách hàng tiền gửi nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn.
- Nên phát triển đa dạng các sản phẩm cho vay cá nhân, đồng thời tăng cường các sản phẩm thế mạnh của Ngân hàng như cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay hộ kinh doanh.
- Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập trung cho vay một loại khách hàng, ngành hay lĩnh vực nào đó mà cần mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.