Lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 30)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

3.3 Lĩnh vực hoạt động

- Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân.

- Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

- Thực hiện các giao dịch tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng; góp vốn, mua cổ phần.

19

3.4 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là phân tích tình hình thu chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Từ đó mà ngân hàng hạn chế được những khoản chi bất hợp lý và đưa ra các biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Vì trong bất kì hoạt động kinh doanh nào thì vấn đề quan tâm hàng đầu luôn là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Lợi nhuận chính là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Đó là chỉ tiêu cuối cùng và quan trọng nhất.

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm

Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng thu nhập 10.424 37.668 51.374 27.244 261,36 13.706 36,39 Thu nhập lãi 7.355 36.137 48.199 28.782 391,33 12.062 33,38 Thu nhập ngoài lãi 3.069 1.531 3.175 (1.538) (50,11) 1.644 107,38 2. Tổng chi phí 11.032 30.918 42.154 19.886 180,26 11.236 36,34 Chi phí lãi 8.114 24.560 35.122 16.446 202,69 10.562 43,00 Chi phí ngoài lãi 2.918 6.358 7.032 3.440 117,89 674 10,60 3. Lợi nhuận trước

thuế (608) 6.750 9.220 7.358 1.210,20 2.470 36,59

20

Bảng 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng thu nhập 35.025 41.441 6.416 18,32

Thu nhập lãi 33.497 39.233 5.736 17,12

Thu nhập ngoài lãi 1.528 2.208 680 44,50

2. Tổng chi phí 30.991 37.007 6.016 19,41

Chi phí lãi 25.822 33.412 7.590 29,39

Chi phí ngoài lãi 5.169 3.595 (1.574) (30,45)

3. Lợi nhuận trước thuế 4.034 4.434 400 9,92

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

3.4.1 Thu nhập

Thông qua bảng số liệu, có thể nhận thấy thu nhập của MDB – Cần Thơ liên tục tăng, trong đó thu nhập từ lãi luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập (chiếm khoảng 95% tổng thu nhập) và đây cũng là khoản thu chủ yếu giúp tổng thu nhập không ngừng tăng, trong đó:

- Năm 2011: tổng thu nhập của ngân hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, cụ thể thu nhập tăng 261,36% tương đương 27.244 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2011 thu nhập tăng mạnh là do thu nhập lãi tăng đáng kể, trong năm này ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay (doanh số cho vay năm 2011 tăng 918,75% so với năm 2010) và tình hình thu nợ cũng đạt được những kết quả hết sức khả quan (doanh số thu nợ năm 2011 tăng 1.205,93% so với 2010), mà hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập nên tổng thu nhập của ngân hàng tăng cao trong năm 2011. Bên cạnh sự gia tăng của thu nhập lãi thì khoản thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng lại giảm so với năm 2010, nguyên nhân do trong năm 2010 thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng đạt 3.069 triệu đồng là nhờ khoản cho vay Hội sở, trong khi năm 2011 Ngân hàng chủ yếu nhận vốn điều chuyển từ Hội sở chứ không cho vay nên khoản

21

thu nhập ngoài lãi trong năm có được chủ yếu nhờ khoản thu từ các hoạt động dịch vụ.

- Vào năm 2012, thu nhập của Ngân hàng đạt 51.374 triệu đồng, tiếp tục gia tăng với tốc độ 36,39% so với năm 2011, tuy tốc độ tăng này có phần chậm hơn so với năm 2011 nhưng do 2010 Ngân hàng chỉ hoạt động cầm chừng nhằm tìm kiếm thị phần nên thu nhập chỉ đạt ở mức thấp 10.424 triệu đồng, sang đến năm 2011 mới thực chất là năm Ngân hàng bắt đầu kinh doanh nên thu nhập trong năm tăng rất cao so với năm 2010, chính vì vậy tốc độ tăng của năm 2012 tăng chậm so với tốc độ tăng của năm 2011 là điều hoàn toàn hợp lý. Thu nhập trong năm này tăng là do cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi (mà đặc biệt là thu nhập từ các hoạt động dịch vụ) đều có sự gia tăng đáng kể.

- Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng thu nhập của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng (18,32%) so với 6 tháng đầu năm 2012, tương đương 6.416 triệu đồng. Ở thời kỳ này, thu từ lãi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tổng thu nhập tăng, nhưng khoản thu ngoài lãi lại là khoản thu tăng mạnh nhất (44,50%) so với 6 tháng đầu năm 2012 và tăng nhanh hơn cả vẫn là khoản thu từ hoạt động dịch vụ.

3.4.2 Chi phí

Cùng với sự gia tăng của tổng thu nhập, tổng chi phí của MDB – Cần Thơ qua 3 năm cũng không ngừng gia tăng, trong đó chi phí lãi huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí (chiếm trên 80% tổng chi phí) và tỷ trọng này luôn tăng dần qua từng năm, đây là nguyên nhân chính khiến tổng chi phí không ngừng gia tăng.

- Năm 2010, chi phí của ngân hàng đạt 11.032 triệu đồng, trong đó chi phí trả lãi là 8.114 triệu đồng và chi ngoài lãi là 2.918 triệu đồng. Trong năm này, ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động nên chi phí hoạt động tăng cao là điều khó tránh khỏi, ngân hàng cần nhiều chi phí cho các hoạt động dịch vụ để thu hút khách hàng, mua sắm bổ sung trang thiết bị cần thiết...

- Năm 2011, tổng chi phí của ngân hàng tăng tương đối cao với tốc độ tăng 180,26% so với năm 2010, nguyên nhân làm cho tổng chi phí tăng là do chi phí trả lãi tăng mạnh (202,69% so với năm 2010). Ngoài ra, chi phí ngoài lãi vào năm này cũng tăng khá cao (tốc độ tăng 117,89% so với năm 2010), đóng góp vào sự gia tăng của tổng chi phí trong năm 2011.

- Vào năm 2012, tổng chi phí tiếp tục gia tăng nhưng tốc độ tăng đạt 36,34%, chậm hơn so với tốc độ tăng của năm 2011. Tổng chi phí tăng chậm

22

lại nguyên nhân là do cả chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi đều có tốc độ tăng chậm. Chi phí trả lãi tăng chậm vì trong năm này lãi suất huy động liên tục giảm. Tuy vậy, nhìn chung chi phí trả lãi tiền gửi không ngừng tăng lên là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sau 3 năm đi vào hoạt động, MDB – Cần Thơ đang ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và tạo được lòng tin nơi khách hàng.

- Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng (với tốc độ tăng 19,41% so với 6 tháng đầu năm 2012), sở dĩ chi phí giai đoạn này tăng chậm là do chi phí trả lãi tăng nhưng chi phí ngoài lãi có sự giảm sút. Điều này cho thấy ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến việc cắt giảm chi phí để tạo ra lợi nhuận.

3.4.3 Lợi nhuận

- Vào năm 2010, lợi nhuận của ngân hàng bị âm 608 triệu đồng do chi phí trong năm tăng cao nhưng thu nhập không đủ bù đắp. Trong năm này, tổng thu nhập chỉ đạt 10.424 triệu đồng, trong khi tổng chi phí lại đạt đến 11.032 triệu đồng. Năm 2010 là năm Ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động cần rất nhiều chi phí cho các hoạt động dịch vụ, tiếp thị, quảng bá sản phẩm nên chi cho hoạt động dịch vụ tăng cao. Bên cạnh đó chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng cao hơn so với thu nhập do hoạt động cho vay mang lại, do đây là năm Ngân hàng hoạt động cầm chừng, chủ yếu là tập trung xây dựng cơ sở vật chất và quảng bá thương hiệu, vì chưa được nhiều khách hàng biết đến nên chưa thể đẩy mạnh hoạt động cho vay, số vốn mà Ngân hàng huy động được chủ yếu là từ người thân bạn bè và bản thân cán bộ Ngân hàng . Chính vì vậy mặc dù thu nhập các hoạt động dịch vụ đạt 3.069 triệu đồng nhưng vẫn không đủ bù đắp khoản chi phí ngoài lãi là 2.918 triệu đồng.

- Năm 2011, lợi nhuận ngân hàng tăng lên một cách nhanh chóng và đạt 6.750 triệu đồng tăng 1.210,2% so với năm 2010, do tốc độ tăng của tổng thu nhập cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng chi phí. Trong năm này, dư nợ cho vay tăng lên rất cao do ngân hàng hoạt động theo chỉ đạo của Hội sở thực hiện cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và tình hình thu nợ rất tốt giúp cho khoản thu từ lãi tăng cao. Cũng trong năm này, ngân hàng đẩy mạnh hợp tác với Imoto tiến hành cho vay mua xe trả góp làm cho thu nhập ngân hàng tăng nhanh. Bên cạnh đó, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã ổn định hơn so với năm đầu mới đi vào hoạt động nên chi phí cho các hoạt động khác đã giảm xuống.

- Trong năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2011, cụ thể tổng lợi nhuận năm

23

2012 đạt 9.220 triệu đồng nhưng chỉ tăng 2.470 triệu đồng với tốc độ tăng 36,59% so với năm 2011, nguyên nhân là do thu nhập và chi phí có tốc độ tăng tương đương nhau. Lợi nhuận Ngân hàng trong năm này tăng chậm lại là do sự cạnh tranh sản xuất kinh doanh, cùng với thiên tai dịch bệnh khiến cho các hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ không thể thanh toán nợ đúng hạn nên thu nhập từ lãi vay có phần tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm trước.

- Sang 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận ngân hàng đạt 4.434 triệu đồng, chỉ tăng 400 triệu đồng (với tốc độ tăng 9,92%) so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân của sự tăng khá chậm như vậy là do ở giai đoạn này, tốc độ tăng của chi phí còn cao hơn cả tốc độ tăng của thu nhập.

Qua phân tích, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của MDB – Cần Thơ tương đối tốt, thu nhập và lợi nhuận luôn tăng qua các năm, trong khi chi phí cũng có sự gia tăng nhưng chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi, đó là nhờ sự nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, Ngân hàng cần chú trọng hơn đến cơ cấu thu nhập, nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Theo đó, ngân hàng cần mở rộng đa dạng hóa các sản phẩm, tăng cường các dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập.

24

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG

CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 2010 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có vốn để hoạt động và duy trì sản xuất kinh doanh. Và ngân hàng cũng không ngoại lệ, vốn không chỉ là cơ sở để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM.

Nguốn vốn của Ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Vốn chi phối toàn bộ hoạt động của Ngân hàng và quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Quy mô vốn càng lớn càng khẳng định được sức mạnh và uy tín của Ngân hàng. Chính vì lẽ đó, hiện nay các Ngân hàng với nhiều chiến lược khác nhau đang ra sức cạnh trạnh để thu hút lượng vốn trên thị trường.

Đây là giai đoạn MDB – Cần Thơ bắt đầu đi vào hoạt động, địa bàn hoạt động còn quá mới mẽ chưa được nhiều khách hàng biết đến. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tăng cường mở rộng quy mô trong hoạt động tín dụng, nên rất cần có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần đảm bảo cân đối nguồn vốn với các hoạt động kinh doanh và hoạt động dịch vụ nhằm thu hút khách hàng đến với Ngân hàng nhiều hơn nữa. Chính vì những lý do trên, mà MDB – Cần Thơ rất tích cực trong công tác huy động vốn, làm cho nguồn vốn của Ngân hàng luôn tăng qua từng năm với tốc độ tăng rất nhanh. Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều chuyển, trong đó vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn và có xu hướng ngày càng gia tăng.

25 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm

Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 167.200 163,75 543.500 90,68 714.600 91,12 376.300 225,06 171.100 31,48 Vốn điều chuyển (65.095) (63,75) 55.846 9,32 69.674 8,88 120.941 185,79 13.828 24,76 Tổng nguồn vốn 102.105 100,00 599.346 100,00 784.274 100,00 497.241 486,99 184.928 30,85

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Vốn huy động 440.456 64,58 550.734 64,37 110.278 25,04

Vốn điều chuyển 241.591 35,42 304.841 35,63 63.250 26,18

Tổng nguồn vốn 682.047 100,00 855.575 100,00 173.528 25,44

26

Thông qua bảng số liệu, ta nhận thấy nguồn vốn của ngân hàng không ngừng gia tăng qua từng năm, cụ thể như sau :

- Năm 2010 là năm MDB – Cần Thơ mới đi vào hoạt động nên nguồn vốn của ngân hàng chỉ đạt 102.105 triệu đồng, trong đó vốn huy động là 167.200 triệu đồng, đa phần vốn huy động đạt được vào năm này là do nhân viên huy động từ người thân, bạn bè. Trong năm này, Ngân hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm quảng bá thương hiệu đến với khách hàng, việc quảng bá hình ảnh đã đạt được kết quả khả quan, điều này có thể thấy rõ ở nguồn vốn huy động vào năm 2011.

- Năm 2011, nguồn vốn của ngân hàng tăng với tốc độ rất nhanh 486,99% tương đương 497.241 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất cao (90,68% trong tổng nguồn vốn) và tăng 225,06% so với năm 2010, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu giúp tổng nguồn vốn không ngừng gia tăng. Vốn huy động tăng trưởng vượt bật là do trong năm 2011, ngân hàng thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để huy động vốn như: “Siêu Lãi Suất Với Tiền Gửi Không Kỳ Hạn 6%”, “Nghinh tân xuân, rước tài lộc”,…điều này làm cho chi phí lãi của ngân hàng tăng nhưng bù lại ngân hàng được biết đến nhiều hơn, huy động được nhiều vốn hơn.

- Năm 2012, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tiếp tục gia tăng 30,85% tương đương 184.928 triệu đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng này có phần chậm hơn tốc độ tăng của năm 2011, mặc dù ngân hàng đã tích cực triển khai các chương trình khuyến mãi như: “Vui hè cùng TOYOTA”, “Gửi tiền trúng liền vàng ròng” nhưng do trong năm này trần lãi suất huy động hạ thấp so với năm 2011 làm vốn huy động tăng chậm lại và chỉ tăng 31,48% tương đương tăng 171.100 triệu đồng so với năm 2011.

- Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn của Ngân hàng cũng tăng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 30)