Dư nợ cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 54 - 61)

Chương 4 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

4.2.3Dư nợ cá nhân

4.2 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

4.2.3Dư nợ cá nhân

Nếu doanh số cho vay phản ánh hoạt động kinh doanh tín dụng thì dư nợ cho vay phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ là kết quả của quá trình tăng trưởng tín dụng, cho thấy quy mô về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, phản ánh chính xác đầy đủ số vốn mà Ngân hàng cho vay tại một thời điểm nhất định.

Nhìn chung, tổng dư nợ cá nhân qua 3 năm của MDB – Cần Thơ tăng với tốc độ độ tăng có chiều hướng chậm dần, cụ thể tổng dư nợ cá nhân tăng mạnh nhất vào năm 2011 với tốc độ tăng rất cao 487% tương đương 266.293 triệu đồng so với năm 2010, nhưng đến 2012 tốc độ tăng này có phần chậm lại chỉ còn 1,51% tương đương 4.833 triệu đồng so với năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tốc độ này lại giảm 6,9% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sự biến động của doanh số dư nợ tuân theo sự biến động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Để biết được nguyên nhân của sự biến động này, ta đi sâu phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn, theo mục đích sử dụng vốn và theo phương thức đảm bảo .

4.2.3.1 Dư nợ cá nhân theo thời hạn

Bảng 4.15: Dư nợ cá nhân theo thời hạn qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Ngắn hạn 2.434 14.973 69.728 12.539 515,16 54.755 365,69 - Trung và dài hạn 52.246 306.000 256.078 253.754 485,69 (49.922) (16,31) Tổng cộng 54.680 320.973 325.806 266.293 487,00 4.833 1,51

43

Bảng 4.16: Dư nợ cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) - Ngắn hạn 64.584 87.989 23.405 36,24 - Trung và dài hạn 306.244 257.242 (49.002) (16,00) Tổng cộng 370.828 345.231 (25.597) (6,90)

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Qua bảng số liệu, có thể thấy cũng giống như cơ cấu doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ, tuy nhiên tốc độ tăng của khoản dư nợ với kỳ hạn này qua 3 năm là rất cao, cụ thể năm 2011 dư nợ ngắn hạn tăng mạnh nhất với tốc độ tăng 515,16% tương đương 54.755 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu do trong năm Ngân hàng đẩy mạnh cho cho vay kỳ hạn ngắn, mặc dù trong năm này công tác thu nợ cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng nhìn chung dư nợ ngắn hạn trong năm 2011 vẫn tăng cao so với năm 2010. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng tuy nhiên tốc độ tăng tương đối chậm hơn so với năm 2011.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ và vì vậy, tổng dư nợ của Ngân hàng có sự biến động cũng xuất phát từ sự biến động của dư nợ kỳ hạn này. Vào năm 2011, dư nợ trung và dài hạn đạt 306.000 triệu đồng, tăng 253.754 triệu đồng với tốc độ tăng mạnh là 485,69% so với năm 2010 là do trong năm này khách hàng có nhu cầu vay và sữa chữa nhà, Ngân hàng tăng cường sản phẩm cho vay có thời hạn tối đa 10 năm đối với xây nhà và 5 năm đối với sữa chữa. Bên cạnh đó, mua xe trả góp cũng đang tiến triển rất tốt với kỳ hạn 9 tháng - 36 tháng, nhưng khách hàng thường ưu tiên chọn kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng. Tuy nhiên, sang năm 2012 cũng như 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ trung và dài hạn liên tục giảm mặc dù tốc độ giảm không cao, nguyên nhân chính là do sản phẩm cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên thường tập trung ở kỳ hạn từ 36 – 60 tháng, mà trong năm 2012, các Ngân hàng lớn đặc biệt là Sacombank cũng thực hiện cho vay đối tượng này với những ưu đãi hơn MDB như số tiền cho vay tối đa cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn..., điều này đã khiến khách hàng tất nợ và chuyển hẳn sang

44

vay của Sacombank, khiến Ngân hàng mất đi không ít khách hàng. Việc cạnh tranh khiến doanh số cho vay kỳ hạn này sụt giảm, trong khi công tác thu nợ vào năm này khá tốt và một phần cũng là do việc khách hàng tất nợ quá nhiều nên thu nợ tăng cao, chính điều này làm cho dư nợ trung và dài hạn năm 2012 có sự giảm sút.

Mặc dù hầu hết Ngân hàng đều muốn nguồn vốn của mình được thu hồi nhanh chóng, vừa giảm thiểu rủi ro vừa tăng vòng quay vốn nhưng do Ngân hàng thực hiện tính lãi trên dư nợ còn lại, nên Ngân hàng luôn cố gắng duy trì dư nợ cho vay càng lớn càng tốt.

4.2.3.2 Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 4.17: Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tiêu dùng 25.005 103.303 108.960 78.298 313,13 5.657 5,48 2. Sản xuất kinh doanh 13.219 158.607 156.864 145.388 1.099,84 (1.743) (1,10) 3. Vay nông nghiệp 16.456 59.063 59.982 42.607 258,91 919 1,56 - Trồng trọt 4.114 17.748 18.070 13.634 331,40 322 1,81 - Chăn nuôi 12.342 41.315 41.912 28.973 234,75 597 1,44 Tổng cộng 54.680 320.973 325.806 266.293 487,00 4.833 1,51

45

Bảng 4.18: Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%)

1.Tiêu dùng 122.355 114.677 (7.678) (6,28)

2. Sản xuất kinh doanh 176.572 167.113 (9.459) (5,36)

3. Vay nông nghiệp 71.901 63.441 (8.460) (11,77)

- Trồng trọt 21.343 19.211 (2.132) (9,99) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chăn nuôi 50.558 44.230 (6.328) (12,52)

Tổng cộng 370.828 345.231 (25.597) (6,90)

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng cụ thể như sau:

Dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng dư nợ cá nhân, đối tượng cho vay chủ yếu là cán bộ công nhân viên hưởng lương qua Ngân sách Nhà nước, thu nhập của đối tượng này là tiền lương hàng tháng, với nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ nên Ngân hàng rất quan tâm đến đối tượng khách hàng này. Năm 2011, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng rất nhanh với tốc độ tăng 313,13% tương đương 78.298 triệu đồng, là do đây là giai đoạn Ngân hàng không ngừng mở rộng địa bàn cho vay, với rất nhiều chương trình ưu đãi cho cán bộ nhân viên nên thu hút được rất nhiều đơn vị tham gia khiến doanh số cho vay trong giai đoạn này tăng cao, trong khi đó doanh số thu nợ trong năm cũng rất khả quan nhưng do cho vay tiêu dùng chủ yếu cho vay tín chấp với kỳ hạn từ 36 tháng đến 60 tháng nên dư nợ cho vay trong năm tăng cao. Sang năm 2012, dư nợ tiêu dùng chỉ tăng nhẹ 5,48% so với năm 2011 và tiếp đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tiêu dùng lại giảm 6,3% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân chủ yếu khiến dư nợ tiêu dùng đang có xu hướng giảm là vì sự cạnh tranh của các Ngân hàng hướng đến đối tượng cán bộ công chức với chính sách hạ lãi suất hàng loạt nên khách hàng đến tất toán hợp đồng trước hạn rất nhiều. Mặc dù với chủ trương mở rộng địa bàn hoạt động, Ngân hàng cũng đã tìm được nhiều khách hàng mới, nhưng số lượng khách hàng cũ mất đi khá nhiều, cùng với tình hình kinh tế

46

khó khăn, người dân ngày càng chi tiêu “thắt lưng buộc bụng” đã làm cho dư nợ tiêu dùng tăng chậm lại trong thời gian qua.

Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ vì thế đây cũng là thành phần chủ yếu đóng góp vào sự biến động của tổng dư nợ cá nhân. Năm 2011, dư nợ cho vay cá nhân phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh tăng vượt bậc đạt tốc độ tăng 1.099,84%, chủ yếu là do trong năm này doanh số cho vay tăng cao, doanh số thu nợ cũng đạt những kết quả đáng khích lệ, cho vay sản xuất kinh doanh bao gồm cho vay tiểu thương chợ và hộ kinh doanh nhưng trong năm này việc xây dựng lô sạp mới buộc các tiểu thương phải tốn thêm một khoản tiền ký quỹ lô sạp khá lớn, thêm vào đó tình hình buôn bán ế ẩm, hàng hóa ứ đọng nhiều nên khiến dư nợ tiểu thương tăng cao, cộng thêm cho vay hộ kinh doanh với kỳ hạn 36 – 60 tháng nên dư nợ sản xuất kinh doanh cho vay tăng cao là điều dễ hiểu. Bước sang năm 2012, dư nợ sản xuất kinh doanh bắt đầu giảm nhẹ 1,1% so với năm 2011 và đến 6 tháng đầu năm 2013 giảm 5,4% so với 6 tháng đầu năm 2012, sự sụt giảm nhẹ và càng có xu hướng giảm trong thời gian gần đây của dư nợ sản xuất kinh doanh xuất phát từ sự cạnh tranh của các Ngân hàng lớn, không chỉ lôi kéo khách hàng là cán bộ công chức, các Ngân hàng này còn đang lôi kéo rất nhiều khách hàng của MDB – Cần Thơ tại các chợ trong địa bàn thành phố. Với thế mạnh về vốn, kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay tiểu thương và uy tín của mình, các Ngân hàng này có chiến lược thu hút khách hàng rất tốt. Vì thế mặc dù mở rộng địa bàn, nhưng dư nợ cho vay cá nhân của MDB – Cần Thơ vẫn đang có chiều hướng giảm nhẹ do ngày càng mất dần thị phần ở địa bàn trọng tâm là Cần Thơ. Nắm bắt được thực trạng đó, Ngân hàng đang tăng cường các chương trình ưu đãi về lãi suất để giữ chân khách hàng cũ, cũng như thu hút nhiều khách hàng mới.

Dư nợ cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá cao trong năm 2011, đạt 59.063 triệu đồng, tốc độ tăng 258,91% so với năm 2010, do thời tiết trong năm khá thuận lợi, để mở rộng diện tích nuôi trồng cũng như mua sắm trang thiết bị phục vụ nông nghiệp nên nông dân có nhu cầu vay vốn nhiều hơn khiến doanh số cho vay nông nghiệp tăng, nhưng vay nông nghiệp chủ yếu là các khoản vay trung và dài hạn nên dư nợ phục vụ mục đích này tăng cao trong năm. Sang năm 2012, dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp chỉ tăng nhẹ 1,56% so với năm 2011, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì dư nợ này chỉ đạt 63.441triệu đồng, giảm 11,8% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do trong năm 2012, lĩnh vực nông nghiệp chịu nhiều bất ổn, năng suất không ổn định do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, cùng với sự bấp bênh về giá thành của nguyên liệu đầu vào...khiến cho vay trong lĩnh vực này

47

tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy mà trong năm 2012, mà đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay phục vụ nông nghiệp giảm, và trong bối cảnh nông nghiệp chịu nhiều bất ổn như vậy để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất thì cán bộ tín dụng ngày càng quan tâm hơn đến công tác thu nợ, vì vậy mà dư nợ cho vay nông nghiệp trong năm 2012 chỉ tăng nhẹ và có xu hướng giảm vào 6 tháng đầu năm 2013.

4.2.3.3 Dư nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm

Bảng 4.19: Dư nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Có bảo đảm 47.572 257.943 261.568 210.371 442,22 3.625 1,41 - Không có bảo đảm 7.108 63.030 64.238 55.922 786,75 1.208 1,92 Tổng cộng 54.680 320.973 325.806 266.293 487,00 4.833 1,51

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Bảng 4.20: Dư nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%)

- Có bảo đảm 299.322 276.525 (22.797) (7,62)

- Không có bảo đảm 71.506 68.706 (2.800) (3,92)

Tổng cộng 370.828 345.231 (25.597) (6,90)

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Dư nợ có bảo đảm luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay cá nhân. Cho vay có bảo đảm bao gồm cho vay hộ kinh doanh, vay nông nghiệp và vay mua xe trả góp Imotor. Năm 2011, dư nợ cho vay có bảo đảm tăng 442,22% so với năm 2010, tốc độ tăng mạnh. Do năm 2011, doanh số cho vay có bảo đảm tăng mạnh, tuy công tác thu nợ trong năm cũng đạt mức cao

48

nhưng dư nợ vào cuối năm 2010 (dư nợ đầu kỳ) của khoản cho vay có bảo đảm đạt đến 45.752 triệu đồng, đó là lý do khiến dư nợ năm 2011 tăng cao. Sang năm 2012, dư nợ có bảo đảm chỉ tăng nhẹ 1,41% so với năm 2011 và đến 6 tháng đầu năm 2013 con số này là 7,6% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân do doanh số cho vay có bảo đảm năm 2012 giảm, trong khi công tác thu nợ đạt được những kết quả đáng khích lệ khiến cho dư nợ có bảo đảm năm 2012 chỉ tăng nhẹ và chủ yếu đến từ những khoản vay có kỳ hạn dài của dư nợ đầu kỳ.

Dư nợ cho vay cá nhân theo phương thức không bảo đảm chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ, tuy nhiên tốc độ tăng qua ba năm luôn cao hơn tốc độ tăng của dư nợ có bảo đảm, cụ thể năm 2011 tăng 786,75% so với năm 2010, năm 2012 tăng 1,9% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 giảm 6,9% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là những khoản cho vay tín chấp tập trung chủ yếu ở lĩnh vực tiêu dùng. Năm 2011, Ngân hàng đẩy mạnh cho vay cán bộ công chức, thêm vào đó nhu cầu vay vốn tiêu dùng của cán bộ công chức và nhu cầu vay kinh doanh của tiểu thương là rất lớn nên doanh số cho vay theo loại hình tín chấp trong năm tăng cao, cùng với công tác thu nợ năm 2011 tăng mạnh (tốc độ tăng 552,84%) so với năm 2010. Chính điều này đã khiến dư nợ cho vay tín chấp trong năm 2011 tăng mạnh. Sang năm 2012, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều biến động, thu nhập không ổn định khiến người dân ngày càng có xu hướng cắt giảm chi tiêu, dẫn đến cho vay tiêu dùng mà đặc biệt là cho vay theo phương thức không bảo đảm tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn này, đồng thời công tác thu nợ cũng được Ngân hàng quan tâm đôn đốc chính vì thế mà dư nợ không đảm bảo tăng trưởng rất nhẹ so với năm 2011.

Đến 6 tháng đầu năm 2013, cả dư nợ có đảm bảo và không đảm bảo đều giảm so với cùng kỳ năm trước làm cho dư nợ cá nhân giảm. Lý do là trong giai đoạn này, nhu cầu vay vốn ở cả hai phương thức đều chỉ tăng nhẹ, bên cạnh đó kinh tế trong giai đoạn này đã có bước khởi sắc nên tình hình thu nợ cũng tăng trưởng khá tốt nên dư nợ giai đoạn này có sự giảm sút.

49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 54 - 61)