Chương 4 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
4.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân
CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
Phân tích bên trên chỉ là những nhận định khái quát về hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng, để đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân cần phân tích thông qua các chỉ số tài chính. Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích tìm được xu hướng phát triển hiện tại, từ đó có những chiến lược phù hợp với thực tại nhằm thúc đẩy hoạt động đồng thời giảm thiểu rủi ro.
57
Bảng 4.29: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng cá nhân qua 3 năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2010 2011 2012
1. Vốn huy động Triệu đồng 167.200 543.500 714.600 2. Dư nợ cá nhân Triệu đồng 54.680 320.973 325.806 3. Dư nợ cá nhân bình quân Triệu đồng 27.340 187.827 323.390 4. Doanh số cho vay cá nhân Triệu đồng 81.246 373.670 156.354 5. Doanh số thu nợ cá nhân Triệu đồng 26.566 107.377 151.521
6. Nợ xấu cá nhân Triệu đồng 641 5.446 4.997
7. Dư nợ cá nhân/Vốn huy động Lần 0,33 0,59 0,46
8. Hệ số thu nợ cá nhân % 32,70 28,74 96,91
9. Tỷ lệ nợ xấu cá nhân % 1,17 1,70 1,53
10. Vòng quay vốn tín dụng cá nhân Vòng 0,97 0,57 0,47
Bảng 4.30: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng cá nhân 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm
2012 2013
1. Vốn huy động Triệu đồng 440.456 550.734
2. Dư nợ cá nhân Triệu đồng 370.828 345.231
3. Dư nợ cá nhân bình quân Triệu đồng 280.493 358.030 4. Doanh số cho vay cá nhân Triệu đồng 115.752 145.561 5. Doanh số thu nợ cá nhân Triệu đồng 65.897 126.136
6. Nợ xấu cá nhân Triệu đồng 5.167 6.487
7. Dư nợ cá nhân/Vốn huy động Lần 0,84 0,63
8. Hệ số thu nợ cá nhân % 56,93 86,66
9. Tỷ lệ nợ xấu cá nhân % 1,39 1,88
58
4.3.1 Dư nợ cá nhân/Vốn huy động
Qua bảng số liệu, có thể thấy dư nợ cá nhân trên vốn huy động luôn biến động không ngừng, cụ thể năm 2010 chỉ số này là 0,33 tức là trong 1 đồng vốn huy động Ngân hàng cho cá nhân vay được 0,33 đồng; sang năm 2011 thì chỉ số này tăng lên 0,59 lần, tuy nhiên đến năm 2012 chỉ số này giảm còn 0,46 lần tức trong 0,46 đồng dư nợ cá nhân thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này chỉ là 0,63 đồng trong khi giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 chỉ số này lên đến 0,84 đồng. Sở dĩ chỉ số dư nợ cá nhân trên vốn huy động có sự biến động là do sự tăng trưởng không tương đồng giữa vốn huy động và dư nợ cho vay cá nhân. So với năm 2010, thì năm 2011 vốn huy động tăng 225,06% nhưng dư nợ cho vay cá nhân tăng nhanh hơn với tốc độ 487%, chính vì vậy mà chỉ số dư nợ cá nhân trên vốn huy động tăng cao vào năm 2011. Đến năm 2012, vốn huy động của Ngân hàng tăng chậm lại với tốc độ tăng 31,48% trong khi dư nợ cá nhân chỉ tăng nhẹ 1,51% khiến cho chỉ số dư nợ cá nhân trên vốn huy động giảm xuống chỉ còn 0,46 lần. Đến 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số dư nợ cá nhân trên vốn huy động là 0,63 lần giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là vì vốn huy động tăng 25,04% nhưng dư nợ cá nhân lại giảm 6,9%.
4.3.2 Hệ số thu nợ cá nhân
Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số thu nợ càng cao thể hiện đồng vốn cho vay của Ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời nói lên khả năng thu nợ của cán bộ tín dụng. Nhìn chung, hệ số thu nợ cá nhân của Ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng cao. Năm 2010, hệ số thu nợ cá nhân là 32,7% và giảm xuống 28,74% vào năm 2011, sau đó tăng nhanh chóng lên đến 96,91% ở năm 2012. So với 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 56,93% thì sang đến 6 tháng năm 2013 hệ số này tăng lên 86,66%. Trong năm 2010, cứ 1 đồng vốn cho vay đối với khách hàng thì ngân hàng chỉ thu lại được 0,33 đồng vì trong năm này Ngân hàng mới đi vào hoạt động, còn nhiều bỡ ngỡ trong việc tiếp cận thị trường mới nên công tác thu nợ chưa được quan tâm đúng mức. Mặc khác, do doanh số cho vay của Ngân hàng phần lớn đến từ các khoản vay trung và dài hạn, nên việc thu nợ phải kéo dài sang năm sau, năm 2010 chủ yếu các khoản vay đều chưa đến hạn. Sang năm 2011, hệ số thu nợ giảm đột ngột trong 1 đồng vốn cho vay ra thì Ngân hàng chỉ thu lại được 0,29 đồng, nguyên nhân do trong năm này Ngân hàng đẩy mạnh mở rộng địa bàn, tăng cường cho vay khiến tốc độ của doanh số cho vay trong năm tăng đến 359,92% so với năm
59
2010 mà chủ yếu là cho vay trung dài hạn chính vì vậy, doanh số thu nợ trong năm mặc dù có tăng với tốc cao nhưng chủ yếu là thu nợ từ kỳ hạn năm 2010 chuyển sang. Mặc dù hệ số thu nợ giảm là điều không tốt, nhưng rất mừng là sang năm 2012 hệ số này tăng rất nhanh chóng đạt 96,94% và sáu tháng đầu năm 2013 con số này đã đạt 86,66%, cho thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng ngày càng được cải thiện đáng kể. Hệ số thu nợ ngày càng tăng cao thể hiện khả năng thẩm định và sàng lọc của khách hàng là khá tốt, đồng thời cũng do Ngân hàng hướng đến lĩnh vực cho vay có ít rủi ro.
4.3.3 Tỷ lệ nợ xấu cá nhân
Tỷ lệ này dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ càng nhỏ chứng tỏ hoạt động tín dụng càng tốt, việc thu hồi nợ đúng hạn giúp hạn chế được rủi ro tín dụng. Ta thấy tỷ lệ nợ xấu cá nhân của ngân hàng không ngừng biến động, cụ thể tỷ lệ nợ xấu cá nhân năm 2010 là 1,17%, năm 2011 tỷ lệ này tăng lên 1,7%, sang năm 2012 giảm xuống còn 1,53%, tính đến sáu tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này lại tăng lên 1,88%. Tuy vẫn còn ở mức an toàn so với tỷ lệ cho phép của NHNN là 3%, nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng gia tăng nên ngân hàng cũng cần quan tâm hơn đến tỷ lệ này để giảm đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung.
4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ chu chuyển của vốn cho vay tại ngân hàng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng nhanh. Nhìn chung vòng quay vốn của ngân hàng luôn nhỏ hơn 1 và ngày càng có chiều hướng đi xuống. Năm 2010, vòng quay vốn đạt 0,97 vòng, nhưng sang năm 2011 và 2012, vòng quay liên tục giảm và sáu tháng đầu năm 2013, vòng quay chỉ đạt 0,35 vòng. Vòng quay vốn tín dụng ngày càng giảm cho thấy tốc độ tăng của thu nợ nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ mà cụ thể là dư nợ bình quân. Vòng quay vốn tín dụng cá nhân của Ngân hàng luôn đạt ở mức thấp so với ngành, là vì dư nợ và thu nợ của ngân hàng chủ yếu tập trung ở khoản cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng giảm không hẳn là hiệu quả đầu tư của Ngân hàng giảm sút, mà cần xét đến các khoản nợ đáo hạn và chiến lược của Ngân hàng.
60
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ