.28 Nợ xấu cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 67 - 69)

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân loại nợ

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%)

- Có bảo đảm 4.043 5.217 1.174 29,03

- Không bảo đảm 1.124 1.270 146 13,02

Tổng nợ xấu 5.167 6.487 1.320 25,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Về tình hình nợ xấu theo phương thức bảo đảm thì nợ xấu năm 2011 tăng mạnh là do cả nợ xấu có bảo đảm và không bảo đảm đều tăng với tốc độ rất cao, nợ theo phương thức có bảo đảm trong năm đạt 4.115 triệu đồng, tăng 710,15% so với năm 2010. Điều đáng lưu ý ở đây là nợ xấu không có bảo đảm còn tăng với tốc độ nhanh hơn (nợ xấu không bảo đảm đạt 1.331 triệu đồng, tăng 900,22% so với năm 2010). Tuy nợ xấu không bảo đảm chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nợ xấu, nhưng đây là những khoản vay theo hình thức tín chấp, không được bảo đảm bằng tài sản cho nên khi nợ xấu xảy ra thì Ngân hàng không thể dùng các biện pháp siết nợ hay phát mãi tài sản bảo đảm mà chỉ có thể đôn đốc khách hàng trả nợ. Vì vậy Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến những khoản nợ xấu này, cũng như sàng lọc kỹ đối tượng cho vay để hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất.

Sang năm 2012, nợ xấu có xu hướng giảm nhẹ (giảm 8,24% so với năm 2011) chủ yếu là do khoản nợ xấu không bảo đảm sụt giảm so với năm trước đó (giảm 43,05%), đồng thời nợ xấu đối với những khoản vay có bảo đảm chỉ tăng rất chậm (tốc độ tăng 3,01%). Mặc dù nợ xấu chỉ giảm nhẹ nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự nổ lực của Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, mặt khác cũng là do nguyên nhân khách quan của nền kinh tế vào đầu năm 2012 có những bước tiến triển khá (nhất là lạm phát có xu hướng giảm còn 6,9%) mặc dù còn chịu ảnh hưởng của kinh tế năm 2011. Nợ có bảo đảm tăng nhẹ trong năm chủ yếu xuất phát từ các khoản vay phục vụ nông nghiệp, đây là năm ngành nông nghiệp chịu nhiều bất ổn từ thiên tai dịch bệnh khiến đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn, nên không thể thanh toán nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu lại có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân của việc gia tăng này là do cả nợ có bảo đảm

56

và không bảo đảm đều tăng lên. Mặc dù tình hình kinh tế giai đoạn này đã ổn định hơn, việc kiềm chế lạm phát có bước chuyển biến tích cực nhưng do hệ lụy từ những năm trước đó khiến nợ xấu trong giai đoạn này vẫn còn gia tăng.

Nhìn chung, tình hình nợ xấu cá nhân của MDB – Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn còn nhiều biến động. Nguyên nhân là do từ khi quy hoạch chợ, chuyển từ cấp Ban quản lý chợ sang Công ty cổ phần quản lý, bắt buộc các tiểu thương phải bỏ tiền đầu tư vào lô sạp mới, thêm vào đó giá cả hàng hóa leo thang khiến cho việc buôn bán gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn đọng nhiều điều này làm cho các tiểu thương không thể trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng còn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, mà hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan như: thời tiết diễn biến phức tạp gây bất lợi cho sản xuất, giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào tăng làm chi phí sản xuất tăng, dịch bệnh gia súc gia cầm luôn có nguy cơ bùng phát.... nên người dân gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Việc cho vay cán bộ công chức chủ yếu là cho vay tiêu dùng với hình thức tín chấp, nên khi đến hạn người vay không thể trả nợ thì Ngân hàng không thể dùng các biện pháp siết nợ hay phát mãi tài sản bảo đảm mà chỉ có thể đôn đốc khách hàng trả nợ, điều này làm cho nhiều cán bộ chủ quan chỉ đóng nợ đúng hạn trong thời gian đầu, về sau càng có nhiều cán bộ trốn nợ hoặc chuyển công tác khiến việc thu nợ của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn làm nợ xấu của Ngân hàng tăng.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

Phân tích bên trên chỉ là những nhận định khái quát về hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng, để đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân cần phân tích thông qua các chỉ số tài chính. Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích tìm được xu hướng phát triển hiện tại, từ đó có những chiến lược phù hợp với thực tại nhằm thúc đẩy hoạt động đồng thời giảm thiểu rủi ro.

57

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 67 - 69)