Tình hình nợ xấu cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 61 - 68)

Chương 4 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

4.2 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

4.2.4 Tình hình nợ xấu cá nhân

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, và đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chính vì vậy việc phát sinh nợ xấu trong quan hệ tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Các khoản nợ này phát sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan và luôn là mối quan tâm chung của các Ngân hàng thương mại. Nếu nợ xấu phát sinh vượt mức cho phép sẽ làm tăng rủi ro, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng.

4.2.4.1 Tình hình nợ xấu cá nhân theo nhóm

Bảng 4.21: Nợ xấu cá nhân theo nhóm qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân loại Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Nợ nhóm 3 450 1.517 1.902 1.067 237,11 385 25,38 - Nợ nhóm 4 164 2.099 2.085 1.935 1.179,88 (14) (0,67) - Nợ nhóm 5 27 1.830 1.010 1.803 6.677,78 (820) (44,81) Tổng nợ xấu 641 5.446 4.997 4.805 749,61 (449) (8,24)

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Bảng 4.22: Nợ xấu cá nhân theo nhóm 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân loại

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) - Nợ nhóm 3 1.444 4.122 2.678 185,46 - Nợ nhóm 4 1.669 1.208 (461) (27,6) - Nợ nhóm 5 2.054 1.157 (897) (43,7) Tổng nợ xấu 5.167 6.487 1.320 25,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Tình hình nợ xấu cá nhân của MDB – Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều biến động và có xu hướng giảm vào năm 2012. Năm 2011, nợ xấu tăng

50

rất cao đạt 5.446 triệu đồng với tốc độ tăng 749,61% so với năm 2010. Nợ xấu trong năm này tăng nhanh chóng chủ yếu xuất phát từ sự gia tăng rất mạnh mẽ của nợ nhóm 4 (tốc độ tăng 1.179,88% so với năm 2010) và đặc biệt là sự tăng vọt của nợ nhóm 5 (tốc độ tăng 6.677,78% so với năm 2010). Lý do khiến nợ xấu trong năm này tăng vượt bậc một phần do Ngân hàng còn chủ quan trong công tác thu nợ đối với các tiểu thương trong chợ, một phần do cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiền lương khi Nhà nước ra quyết định cắt giảm chi tiêu công nên không có khả năng trả nợ Ngân hàng làm nợ xấu cá nhân tăng nhanh chóng.

Đến năm 2012, nợ xấu cá nhân đạt 4.997 triệu đồng, đã giảm 449 triệu đồng với tốc độ giảm 8,2% so với năm 2011, tuy nhiên tốc độ giảm này xem ra vẫn còn ở mức rất thấp so với sự gia tăng mạnh mẽ của năm 2011. Nợ xấu cá nhân năm 2012 giảm chủ yếu nhờ sự suy giảm của nợ nhóm 5 (tốc độ giảm 43,7% so với năm 2011). Mặc dù nợ xấu trong năm có giảm nhưng vẫn còn đứng ở mức khá cao, cho thấy công tác xử lý nợ của Ngân hàng vẫn chưa đạt nhiều thành quả.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu cá nhân vẫn có xu hướng gia tăng đạt 6.487 triệu đồng, tốc độ tăng 25,55% tương đương 1.320 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do khoản nợ dưới tiêu chuẩn tăng một cách nhanh chóng với tốc độ tăng 185,46% tương đương 2.678 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, trong khi nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5 đều có chiều hướng giảm rõ rệt.

51

4.2.4.2 Tình hình nợ xấu theo thời hạn

Bảng 4.23: Nợ xấu cá nhân theo thời hạn qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân loại nợ Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) -Ngắn hạn 152 1.469 1.725 1.316 863,58 256,18 17,44 - Trung và dài hạn 489 3.977 3.272 3.489 714,05 (705) (17,73) Tổng nợ xấu 641 5.446 4.997 4.805 749,61 (449) (8,24)

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Bảng 4.24: Nợ xấu cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân loại nợ

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%)

- Ngắn hạn 1.324 2.390 1.066 80,46

- Trung và dài hạn 3.843 4.097 254 6,62

Tổng nợ xấu 5.167 6.487 1.320 25,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Qua số liệu thống kê về tình hình nợ xấu cá nhân theo thời hạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, có thể nhận thấy:

- Vào năm 2011, nợ xấu cá nhân ở tất cả các kỳ hạn đều có sự gia tăng rất nhanh so với năm 2010, cụ thể nợ xấu ngắn hạn đạt 1.469 triệu đồng, tăng 863,58% , nợ xấu trung dài hạn đạt 3.977 triệu đồng tăng 714,05% so với năm 2010 . Vì đây là năm giá cả chi phí sản xuất tăng mạnh, dù việc quản lý nợ tương đối tốt nhưng ảnh hưởng của tình hình lạm phát ngày một tăng, giá cả sinh hoạt và chi phí sản xuất gia tăng, kinh doanh không đạt hiệu quả, người dân không tránh khỏi việc trả nợ chậm hoặc không trả cho Ngân hàng.

52

- So với năm 2011 thì vào năm 2012 nợ xấu ngắn hạn tiếp tục gia tăng nhưng chỉ tăng nhẹ 17,44%, trong khi đó nợ xấu trung và dài hạn có xu hướng giảm với tốc độ giảm 17,73%, tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì khoản nợ xấu ở kỳ hạn này vẫn đứng ở mức tương đối cao. Sở dĩ nợ xấu năm 2012 tăng chậm và có xu hướng sụt giảm, nguyên nhân chủ yếu là do công tác thắt chặt việc quản lý thu hồi nợ của đội ngũ cán bộ... Ngoài ra còn do tác động của nền kinh tế năm 2012, lạm phát giảm làm giá cả chi phí sản xuất giảm, thu nhập ổn định hơn nên người dân có thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

- Nợ xấu cá nhân theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012, trong đó nợ xấu ngắn hạn tiếp tục gia tăng với tốc độ tăng 80,46%, nợ xấu trung và dài hạn tăng nhẹ 6,62%. Nợ xấu ngắn hạn tăng đáng kể trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 chủ yếu do nợ xấu từ cho vay tiểu thương và cho vay nông nghiệp bổ sung thiếu hụt vốn tạm thời.

4.2.4.3 Tình hình nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 4.25: Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân loại nợ Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tiêu dùng 226 1.628 1.237 1.402 621,85 (391) (24,02) 2. Sản xuất kinh doanh 161 2.971 2.797 2.810 1.749,41 (173) (5,84) 3. Vay nông nghiệp 255 847 963 593 232,49 116 13,63 - Trồng trọt 65 271 338 206 318,83 67 24,72 - Chăn nuôi 190 576 625 386 203,13 48,55 8,42 Tổng nợ xấu 641 5.446 4.997 4.805 749,61 (449) (8,24)

53

Bảng 4.26: Nợ xấu cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân loại nợ

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Tiêu dùng 1.441 1.524 83 5,74

2. Sản xuất kinh doanh 2.840 3.971 1.130 39,80

3. Vay nông nghiệp 886 993 107 12,07

- Trồng trọt 279 334 55 19,57

- Chăn nuôi 607 659 52 8,59

Tổng nợ xấu 5.167 6.487 1.320 25,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Qua báo cáo về tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của MDB – Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 có thể nhận xét như sau:

- Nợ xấu năm 2011 tăng mạnh chủ yếu do sự gia tăng của nợ xấu trong lĩnh vực tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, trong đó tăng cao nhất là lĩnh vực sản xuất kinh doanh đạt 2.971 triệu đồng, tăng đến 1.749,41% so với năm 2010, lĩnh vực tiêu dùng đạt 1.628 triệu đồng, tăng 621,85% so với năm 2010, lĩnh vực nông nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể so với năm 2010, tuy nhiên khoản nợ xấu trong lĩnh vực này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân khiến nợ xấu tăng cao trong năm này là do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả hàng hóa ngày càng leo thang mà tiền lương không đủ đáp ứng, trong khi trong năm này người dân có nhu cầu vay vốn rất cao, khi vay ngân hàng thì người dân phải trả gốc và lãi hàng tháng vì vậy đã phát sinh tình trạng nợ xấu đối với những khách hàng chủ quan và không có thiện chí trả nợ. Còn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, việc buôn bán rơi vào tình trạng ảm đạm khi giá cả hàng hóa không ngừng tăng, hàng hóa tồn đọng cùng với việc quy hoạch chợ buộc người dân phải ký quỹ lô sạp với số tiền khá lớn khiến khách hàng không thể trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong nông nghiệp gia tăng là do trong năm này giá cả vật tư nông nghiệp tăng khiến chi phí sản xuất tăng, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản nên nhiều nông dân không tìm được đầu ra cho sản phẩm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng.

54

-Vào năm 2012 nợ xấu giảm nhẹ so với năm 2011, trong đó nợ xấu trong lĩnh vực tiêu dùng và sản xuất kinh doanh đều giảm là nhờ Ngân hàng thắt chặt và quan tâm hơn đến công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong năm này nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng khá chậm. Sở dĩ nợ xấu nông nghiệp vẫn còn tăng là do trong năm 2012, thiên tai và dịch bệnh hoành hành khiến nông dân bị mất mùa, năng suất giảm… cùng với đó là sự lúng túng xoay quanh việc tìm đầu ra cho sản phẩm nên nông dân không thể trả nợ đúng hạn.

-Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu xuất phát từ tâm lý chủ quan của khách hàng, họ chưa nhận thức rõ được tầm quan trong của việc thanh toán nợ đúng hạn vì nếu đóng trễ hạn thì rất khó vay lại ở những khoản vay tiếp theo. Chính vì vậy mà ở phần phân tích nợ xấu theo nhóm, trong giai đoạn này nợ xấu phần lớn đến từ sự gia tăng của nợ nhóm 3. Cán bộ tín dụng cần quan tâm đôn đốc, nhắc nhở khách hàng thanh toán nợ đúng hạn.

4.2.4.4 Tình hình nợ xấu theo phương thức bảo đảm

Bảng 4.27: Nợ xấu cá nhân theo phương thức bảo đảm qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân loại nợ Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Có bảo đảm 508 4.115 4.239 3.607 710,15 124 3,01 - Không có bảo đảm 133 1.331 758 1.198 900,22 (573) (43,05) Tổng nợ xấu 641 5.446 4.997 4.805 749,61 (449) (8,24)

55

Bảng 4.28: Nợ xấu cá nhân theo phương thức bảo đảm 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân loại nợ

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2012 2013 2013 so với 2012

Số tiền Tỷ lệ (%)

- Có bảo đảm 4.043 5.217 1.174 29,03

- Không bảo đảm 1.124 1.270 146 13,02

Tổng nợ xấu 5.167 6.487 1.320 25,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – chi nhánh Cần Thơ

Về tình hình nợ xấu theo phương thức bảo đảm thì nợ xấu năm 2011 tăng mạnh là do cả nợ xấu có bảo đảm và không bảo đảm đều tăng với tốc độ rất cao, nợ theo phương thức có bảo đảm trong năm đạt 4.115 triệu đồng, tăng 710,15% so với năm 2010. Điều đáng lưu ý ở đây là nợ xấu không có bảo đảm còn tăng với tốc độ nhanh hơn (nợ xấu không bảo đảm đạt 1.331 triệu đồng, tăng 900,22% so với năm 2010). Tuy nợ xấu không bảo đảm chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nợ xấu, nhưng đây là những khoản vay theo hình thức tín chấp, không được bảo đảm bằng tài sản cho nên khi nợ xấu xảy ra thì Ngân hàng không thể dùng các biện pháp siết nợ hay phát mãi tài sản bảo đảm mà chỉ có thể đôn đốc khách hàng trả nợ. Vì vậy Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến những khoản nợ xấu này, cũng như sàng lọc kỹ đối tượng cho vay để hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất.

Sang năm 2012, nợ xấu có xu hướng giảm nhẹ (giảm 8,24% so với năm 2011) chủ yếu là do khoản nợ xấu không bảo đảm sụt giảm so với năm trước đó (giảm 43,05%), đồng thời nợ xấu đối với những khoản vay có bảo đảm chỉ tăng rất chậm (tốc độ tăng 3,01%). Mặc dù nợ xấu chỉ giảm nhẹ nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự nổ lực của Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, mặt khác cũng là do nguyên nhân khách quan của nền kinh tế vào đầu năm 2012 có những bước tiến triển khá (nhất là lạm phát có xu hướng giảm còn 6,9%) mặc dù còn chịu ảnh hưởng của kinh tế năm 2011. Nợ có bảo đảm tăng nhẹ trong năm chủ yếu xuất phát từ các khoản vay phục vụ nông nghiệp, đây là năm ngành nông nghiệp chịu nhiều bất ổn từ thiên tai dịch bệnh khiến đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn, nên không thể thanh toán nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu lại có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân của việc gia tăng này là do cả nợ có bảo đảm

56

và không bảo đảm đều tăng lên. Mặc dù tình hình kinh tế giai đoạn này đã ổn định hơn, việc kiềm chế lạm phát có bước chuyển biến tích cực nhưng do hệ lụy từ những năm trước đó khiến nợ xấu trong giai đoạn này vẫn còn gia tăng.

Nhìn chung, tình hình nợ xấu cá nhân của MDB – Cần Thơ giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn còn nhiều biến động. Nguyên nhân là do từ khi quy hoạch chợ, chuyển từ cấp Ban quản lý chợ sang Công ty cổ phần quản lý, bắt buộc các tiểu thương phải bỏ tiền đầu tư vào lô sạp mới, thêm vào đó giá cả hàng hóa leo thang khiến cho việc buôn bán gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn đọng nhiều điều này làm cho các tiểu thương không thể trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng còn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, mà hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan như: thời tiết diễn biến phức tạp gây bất lợi cho sản xuất, giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào tăng làm chi phí sản xuất tăng, dịch bệnh gia súc gia cầm luôn có nguy cơ bùng phát.... nên người dân gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Việc cho vay cán bộ công chức chủ yếu là cho vay tiêu dùng với hình thức tín chấp, nên khi đến hạn người vay không thể trả nợ thì Ngân hàng không thể dùng các biện pháp siết nợ hay phát mãi tài sản bảo đảm mà chỉ có thể đôn đốc khách hàng trả nợ, điều này làm cho nhiều cán bộ chủ quan chỉ đóng nợ đúng hạn trong thời gian đầu, về sau càng có nhiều cán bộ trốn nợ hoặc chuyển công tác khiến việc thu nợ của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn làm nợ xấu của Ngân hàng tăng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)