phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện tam bình vĩnh long

76 228 0
phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện tam bình  vĩnh long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH - VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 8- 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP MSSV: LT11106 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH - VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. THÁI VĂN ĐẠI Tháng 8- 2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho em thực tập và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô đã tận tình giúp đỡ truyền đạt cho em những kiến thức quý báo làm nền tảng cho em hoàn thành chuyên đề. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Thái Văn Đại người trực hướng đã tận tình giúp đỡ cho em trong suốt thời gian làm đề tài và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài nghiệp. Trong quá trình thực tập do thời gian có hạn nên chưa nghiên cứu sâu, mặt khác kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế chưa có nên không tránh khỏi những sai sót. Do đó, để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình của giáo viên hướng dẫn cũng như Ban lãnh đạo Ngân hàng. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô; các chú, các anh, chị trong Agribank huyện Tam Bình dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Ngày ….Tháng ….Năm 2013 Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Ngọc Diệp i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Ngày …. Tháng….năm 2013 Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Nguyễn Thị Ngọc Diệp ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU.............................................................................. 1 1.1 Sự cần thiết của vấn đề........................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 1.3.1 Không gian ............................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian ............................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN....... 3 2.1 Phương pháp luận .................................................................................. 3 2.1.1 Một số vấn đề chung về cho vay hộ sản xuất ...................................... 3 2.1.2 Một số vấn đề chung về hộ sản xuất. ..................................................... 5 2.13 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích cho vay đối với hộ sản xuất ........... 6 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 8 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 8 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG ......................................................................... 9 3.1.1. Vài nét về huyện Tam Bình .................................................................. 9 3.1.2. Tình hình kinh tế huyện Tam Bình ....................................................... 9 3.2. Khái quát về Agribank huyện Tam Bình .......................................... 10 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank huyện Tam Bình ........ 10 3.2.2. Tình hình nhân sự .............................................................................. 10 3.2.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 11 3.2.4. Sơ lược về kết quả kinh doanh ........................................................... 13 3.2.5. Thuận lợi và khó khăn ....................................................................... 19 Chương 4: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG ........... 21 4.1. Tình hình sản xuất của hộ sản xuất trên địa bàn huyện................... 21 4.1.1. Khái quát tình hình hộ sản xuất trên địa bàn huyện Tam Bình .......... 21 4.1.2. Tình hình sản xuất của hộ sản xuất trên huyện Tam Bình .................. 21 iv Trang 4.2. Phân tích thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Agribank huyện Tam Bình .................................................................................................... 23 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay................................................................. 25 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ................................................................... 32 4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ cho vay....................................................... 39 4.2.4. Phân tích về nợ xấu............................................................................. 46 4.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank huyện Tam Bình ........................................................................ 52 4.3.1. Nợ xấu trên DSCV ............................................................................. 53 4.3.2. Hệ số thu nợ ...................................................................................... 54 4.3.3. Nợ xấu trên số lượt hộ vay................................................................. 55 4.3.4. Dư nợ cho vay trên số lượt hộ vay ...................................................... 55 4.3.5 Vòng quay vốn tín dụng...................................................................... 56 4.3.6 Kỳ thu tiền bình quân. ........................................................................ 57 4.3.7 . Nợ xấu/ dư nợ cho vay....................................................................... 57 4.3.8. Nợ nhóm 5/dư nợ bình quân ............................................................... 58 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG ......................................................... 59 5.1. Tóm lược kết quả kinh doanh và hạn chế .......................................... 59 5.1.1. Tóm lượt kết quả kinh doanh .............................................................. 59 5.1.2. Hạn chế .............................................................................................. 60 5.2. Một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank huyện Tam Bình ......................................... 61 5.2.1. Giải pháp đối với lợi nhuận của ngân hàng ........................................ 61 5.2.2. Giải pháp đối với hoạt động cho vay.................................................. 62 5.2.3. Giải pháp đối với công tác thu hồi nợ ................................................. 63 5.2.4. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ....................................................... 63 Chương 6 KẾT LUẬN ............................................................................... 65 Tài liệu tham khảo........................................................................................ 66 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1. Doanh thu tại Agribank qua 3 năm (2010- 2012) .......................... 13 Bảng 3.2: Doanh thu tại Agribank Tam Bình 6 tháng đầu năm 2013 ........... 14 Bảng 3.3: Chi phí tại Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) ............. 15 Bảng 3.4: Chi phí tại Agribank Tam Bình 6 tháng đầu năm 2013 ................. 16 Bảng 3.5: Lợi nhuận tại Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012)......... 17 Bảng 3.6: Lợi nhuận tại Agribank 6 tháng năm 2013................................... 18 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuât tại Agribank huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) .................................................... 23 Bảng 4.2. Kết quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) qua 6 tháng đầu năm 2013.......... 24 Bảng 4.3. Cơ cấu doanh số cho vay tại Agribank huyện Tam Bình............... 25 Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm (2010- 2012) ............. 26 Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 ............... 27 Bảng 4.6: DSCV theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010- 2012) ............... 29 Bảng 4.7: Cho vay theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2013 ................ 31 Bảng 4.8: Cơ cấu doanh số thu nợ tại Agribank huyện Tam bình ................ 32 Bảng 4.9. Doanh số thu nợ theo thời hạn qua 3 năm (2010- 2012).............. 33 Bảng 4.10. Doanh số thu nợ theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013................ 35 Bảng 4.11: Thu nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 -2012) ............. 36 Bảng 4.12: Thu nợ theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2013 ............... 38 Bảng 4.13 : Cơ cấu dư nợ tại Agribank Tam Bình từ 2010 đến 6/2013 ........ 40 Bảng 4.14: Dư nợ cho vaytheo thời hạn qua 3 năm (2010 -2012) ................. 40 Bảng 4.15 : Dự nợ cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu 2013 .......................... 42 Bảng 4.16: Dư nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 - 2012) ............ 43 Bảng 4.17: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2013 ... 45 Bảng 4.18 : Cơ cấu nợ xấu tại Agribank Tam Bình từ 2010 đến 6/2013 ....... 46 Bảng 4.19: Nợ xấu theo thời hạn qua 3năm (2010- 2012)............................ 47 Bảng 4.20: Nợ xấu theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013.............................. 49 Bảng 4.21: Nợ xấu theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 – 2012) ........ 51 Bảng 4.22: Nợ xấu theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2013 ............... 52 Bảng 4.23: Đánh giá kết quả hoạt động cho vay từ năm 2010 đến 6/2013 .... 53 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ cho vay đối với hộ sản xuất.................................................... 4 Hình 3.1 Cơ cấu trình độ nhân sự Agribank huyện Tam Bình....................... 11 Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank huyện Tam Bình .......................... 11 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HSX : Hộ sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ DNCV: Dư nợ cho vay RRTD : Rủi ro tín dụng HĐTD : Hoạt động tín dụng viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, Tam Bình có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 80% tổng diện tích đất của toàn huyện (279,72 km2), có hệ thống sông ngòi chằng chịt, phù sa màu mở,… nên tiềm năng phát triển kinh tế huyện là nông nghiệp. Do tình hình sản xuất trên địa bàn huyện còn nhỏ lẽ, manh mún, thiếu đồng bộ nên muốn phát triển kinh tế huyện thì việc phát triển kinh tế hộ sản xuất (HSX) là tất yếu. Trên thực tế việc phát triển kinh tế đối với HSX còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, đối tượng sản xuất gắn liền với điều kiện thời tiết, nắng mưa bảo lụt, hạn hán nên thu nhập không ổn định,… Với vai trò là ngân hàng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện nên Agribank Tam Bình phải tiến hành song song hai mục tiêu vừa có thể đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn phát triển theo định hướng phát triển kinh tế huyện; Vừa không đặt ngân hàng vào trạng thái rủi ro quá cao đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó để thực hiện tốt mục tiêu đề ra thì hoạt động cho vay của Agribank Tam Bình đối với HSX phải tiến hành như thế nào để đảm bảo an toàn trong cho vay. Xuất phát từ nhu cầu thực tiển trên nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay đối với HSX tại chi nhánh Agribank huyện Tam Bình – Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013 nhằm tìm ra mặt mạnh và yếu trong cho vay của ngân hàng. Từ thực trạng phân tích đề xuất một số giải pháp khắc những hạn chế trong cho vay góp phần nâng cao hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả kinh doanh tại Agribank huyện Tam Bình từ năm 2010 đến tháng 6/2013 - Phân tích doanh số cho vay (DSCV), thu nợ, dư nợ, nợ xấu đối với HSX tại Agribank huyện Tam Bình từ năm 2010 đến tháng 6/2013 - Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong cho vay đối với HSX góp phần nâng cao hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới. 1 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian - Đề tài thực hiện tại Agribank chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long - Địa chỉ: 116/10 đường Võ Tấn Đức - khóm 2 thị trấn Tam Bình huyện Tam Bình - Vĩnh Long 1.3.2. Thời gian. - Thu thập số liệu thứ cấp về tình hình cho vay đối với HSX tại Agribank chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013 - Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 12/08/2013 đến 18/11/2013 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng cho vay đối với HSX tại Agribank chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề chung về cho vay đối với hộ sản xuất 2.1.1.1. Khái niệm cho vay hộ sản xuất Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. (Thái Văn Đại,2012, trang 36) 2.1.1.2. Vai trò của tín dụng đối với hộ sản xuất (1) - Đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế HSX, mở rộng SXKD ngành nghề, khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, nguồn nước,… tăng thu nhập cho người dân, thay đổi bộ mặt nông thôn. - Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài - Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn. - Thúc đẩy kinh tế HSX chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. - Thúc đẩy hộ gia đình tính toán, hoạch toán trong SXKD, tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất, tạo việc làm cho người lao động. - Tạo điều kiện cho HSX áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SXKD, tiếp cận vào cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sản xuất phù hợp với tín hiệu thị trường. - Tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho người lao động 2.1.1.3. Đặc điểm cho vay hộ sản xuất - Cho vay HSX có tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật. - Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. - Chi phí tổ chức cho vay cao. (1) Nguồn: ld.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/tin-dung-ngan-hang-doi-voi-su-phattrien-kinh-te-ho-san-xuat.html. 3 - Do đặc thù kinh doanh của HSX đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. 2.1.3.4. Sơ đồ cho vay đối với hộ sản xuất Hộ sản xuất Thủ quỹ Cán bộ tín dụng Kế toán TP tín dụng Ban kiểm soát Nguồn phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Hình 2.1 Sơ đồ cho vay đối với hộ sản xuất * Chú thích: - Hộ sản xuất: Khi có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng gặp cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn trình bày dự án SXKD của mình và các giấy tờ liên quan như: Chứng minh thư, sổ hộ khẩu và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình. - Cán bộ tín dụng: Phụ trách địa bàn xem xét tính khả thi của dự án và các giấy tờ có liên quan. Sau khi khẳng định dự án có tính khả thi, giấy tờ hợp pháp, hợp lệ theo quy định thì phát hồ sơ cho vay và hướng dẫn khách hàng điền nội dung cần thiết vào hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất các nội dung cần thiết của hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng hoàn chỉnh hồ sơ và chuyển cho Trưởng phòng tín dụng. - Trưởng phòng tín dụng: Có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, tiến hành xem xét tái thẩm (nếu cần thiết). - Giám đốc chi nhánh ngân hàng: Căn cứ vào thẩm định do Trưởng phòng tín dụng trình quyết định cho vay hay không cho vay. - Phòng kế toán: Sau khi giám đốc ký duyệt khi cho vay thì chuyển cho kế toán thực hiện nhiệm vụ hoạch toán kế toán. Phòng kế toán ghi nhận hồ sơ và có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Nếu đảm bảo thì mở hồ sơ cho vay, lưu hồ sơ theo chế độ, làm thủ tục giải ngân. Sau đó chuyển hồ sơ cho thủ quỹ. - Thủ quỹ: Căn cứ hồ sơ chi tiền do kế toán chuyển qua, tiến hành giải ngân cho khách hàng. 4 2.1.2. Một số vấn đề chung về hộ sản xuất. (2) 2.1.2.1. Khái niệm HSX Là những đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất kinh doanh (SXKD) trên lĩnh vực nông nghiệp và một số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ sản xuất - Việc phát triển kinh tế HSX không chỉ có hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn mà còn có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội cũng như sự phát triển chung của đất nước. - Kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành hoàn thiện năm 1988 ruộng đất được giao cho các hộ nông dân canh tác, công việc SXKD hoàn toàn do các hộ tự chịu trách nhiệm, kinh tế hộ trở thành đơn vị kinh tế độc lập và ngày càng đạt hiệu quả, các hợp tác xã chỉ còn chức năng cung cấp các dịch vụ nông nghiệp. - Qua đó cho thấy, kinh tế HSX vừa tạo ra những biến đổi to lớn, đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập cho nông dân, thay đổi bộ mặt nông thôn. Chính vì thế, trong điều kiện kinh tế hiện nay tập trung phát triển kinh tế hộ HSX là điều tất yếu. 2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế của hộ sản xuất - HSX được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa dạng có sức lao động, có điều kiện về đất đai, mặt nước,.... - Thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trường, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp nên SXKD còn mang tính tự cấp, tự túc. Do đó cần có sự hỗ trợ của ngân hàng và các cơ chế chính sách về vốn để chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa. 2.1.2.3. Vai trò của hộ sản xuất đối với trong phát triển kinh tế - HSX đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm và sử dụng tài nguyên ở nông thôn. - HSX còn hoạt động theo cơ chế thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. - HSX hoạt động với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý ngọn nhẹ, năng động nên có thể dễ dàng đáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường mà không sợ tốn kém về mặt chi phí. (2) Nguồn: http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/ho-san-xuat-va-vai-tro-cua-ho-san-xuat-doivoi-voi-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-nong-thon.html 5 2.1.4. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất 2.1.4.1. Một số khái niệm - Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định, bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. - Doanh số thu nợ (DSTN): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về khi đáo hạn vào thời gian nhất định nào đó. - Dư nợ cho vay (DNCV): Đây là tổng số tiền cho vay đối với khách hàng còn phải thu hồi tại một thời điểm nhất định - Nợ xấu: Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN nợ xấu là các khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về chất lượng đầu tư tín dụng. 2.1.4.2. Các hệ số đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank huyện Tam Bình - Nợ xấu/ DSCV Nợ xấu đối với hộ sản xuất Nợ xấu/ DSCV = X 100 Doanh số cho vay hộ sản xuất Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn vay của khách hàng trong sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt. - Nợ xấu/ số lượt hộ vay vốn Nợ xấu đối với hộ sản xuất Nợ xấu/ số lượt hộ vay vốn = Số lượt hộ vay vốn của hộ sản xuất Chỉ tiêu này cho biết 1 lượt hộ vay sẽ tương đương bao nhiêu nợ xấu, nếu chỉ tiêu này lớn có nghĩa là ngân hàng tập trung cho vay chỉ 1 số khách hàng, một ngành ghề nào đó không hiệu quả, do đó nợ xấu phát sinh chủ yếu từ các đối tượng này. - Hệ số thu nợ HSX Doanh số thu nợ hộ sản xuất Hệ số thu nợ = X 100 Doanh số cho vay hộ sản xuất Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả cho vay trong công tác thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với DSCV nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt 6 - Dư nợ cho vay/số lượt hộ vay vốn Dư nợ cho vay hộ sản xuất Dư nợ cho vay/ số lượt hộ vay = Số lượt hộ vay vốn Chỉ tiêu này cho thấy bình quân mỗi lượt vay của HSX tương đương bao nhiêu dư nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này tốt nếu nợ xấu của ngân hàng thấp. - Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất Nợ xấu hộ sản xuất Tỷ lệ nợ xấu = X 100 Dư nợ cho vay hộ sản xuất Chỉ tiêu này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay trong ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định tỷ lệ này không vượt quá 3 %. - Hệ số khả năng mất vốn đối với hộ sản xuất Nợ có khả năng mất vốn Hệ số khả năng mất vốn = X 100 Dư nợ bình quân Nếu tỷ lệ này cao có nghĩa chất lượng tín dụng kém, ngân hàng không những phải gánh chịu rủi ro tín dụng (RRTD) mà còn có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Việc đòi nợ đối với những khoản vay này là rất khó khăn và tổn thất là điều rất có thể xảy ra. Nếu ngân hàng không có biện để xử lý khoản nợ này thì sẽ phải có gánh chịu các tổn thất. - Vòng quay vốn tín dụng của hộ sản xuất Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau (S0 +S4)/2 +S1 + S2 + S3 Dư nợ bình quân = 4 Chú thích: S0 dư nợ cuối quý - Thời gian thu nợ bình quân. Dự nợ bình quân Thời gian thu nợ bình quân = X 360 Doanh số thu nợ 7 Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu nợ là nhanh hay chậm về mặt thời gian. Nếu số ngày càng nhỏ thì tốc độ luân chuyên của vốn nhanh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu chủ yếu thu thập từ phòng tín dụng Agribank chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và nợ xấu đối với HSX 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Trong đề tài sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh tương đối và tuyệt đối các số liệu để đánh giá kết quả hoạt động, tốc độ phát triển,…của hoạt động tín dụng. + So sánh số tương đối: Nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. y1 - yo ∆y = X 100 yo Trong đó: yo : Chỉ tiêu năm trước. y1 : Chỉ tiêu năm sau. ∆y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. + So sánh số tuyệt đối: Nhằm xem xét các chỉ tiêu có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó đề ra biện pháp khắc phục.  y  y1  y 0 Trong đó: y : Là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu y1 : Chỉ tiêu năm sau y0 : Chỉ tiêu năm trước 8 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG 3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUYỆN TAM BÌNH (3) 3.1.1. Vài nét về huyện Tam Bình Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm về phía Nam trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Vĩnh Long 32 km, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh 162 km và trung tâm TP.Cần Thơ 28 km. Diện tích đất tự nhiên là 279,72 km2. Phía Bắc tiếp giáp với huyện Long Hồ, phía Nam giáp huyện Bình Minh. Toàn huyện có 16 xã và một thị trấn. Dân số hơn 162.191 người, mật độ dân số là 562 người/km2. Quan hệ với các địa phương trong địa bàn tỉnh: Là trục của trung tâm thị xã Vĩnh Long – Long Hồ - Mang Thít – Tam Bình – Trà Ôn và huyện Bình Minh thông qua hệ thống giao thông thủy bộ rộng khắp như đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, tỉnh lộ 904, 905, 908 và 15 tuyến lộ cấp 5 và đường thủy có sông Mang Thít là thủy lộ quốc gia, tuyến chính chạy dài suốt ranh giới Đông - Nam và hệ thống kênh rạch chằng chịt được phân bổ đều trên địa bàn huyện. Với lợi thế này đã mang lại khả năng và tạo cho Tam Bình có một vị thế cực kỳ quan trọng trong chiếc lược phát triển chung của tỉnh và nhất là đã tạo điều kiện cho nhân dân, các thành phần kinh tế trong vùng lưu thông và giao lưu trao đổi hàng hóa. 3.1.2. Tình hình kinh tế huyện Tam Bình Với diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu, Tam Bình xác định thế mạnh kinh tế của huyện là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa và cây ăn trái. Toàn huyện đã cải tạo thêm 673 ha vườn kém hiệu quả, xây dựng có hiệu quả 18 mô hình cam sành sạch bệnh với tổng diện tích 10,5 ha. Bình quân giá trị sản xuất trên một ha đất nông nghiêp đạt 59,8 triệu đồng/năm. Huyện còn có khả năng phát triển công nghiệp nhất là chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong toàn huyện có trên 2.000 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 9 làng nghề: đan thảm lục bình, kết cườm, sản xuất bánh tráng giấy, xe bông dây kẽm, tách vỏ hạt điều, may túi da, đan giỏ nylông,… Ngoài ra Tam Bình còn có lợi thế về khoáng sản với trữ lượng đất sét có thể khai thác 26.746.605 m3 để làm nguyên liệu chính đáp ứng cho các cơ sở (3) Nguồn www.htb.vinhlong.gov.vn 9 sản xuất gốm sứ, gạch ngói, gạch xây dựng trên 60 năm. Chính vì vậy nên trong thời gian sắp tới, huyện sẽ quy hoạch và kết gắn khai thác với sản xuất tại địa phương nhằm khai thác có hiệu quả và nâng tầm đúng với giá trị của vùng nguyên liệu này. Hiện huyện đã hoàn thành quy hoạch cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020 với tổng diện tích 600 ha, hiện đang xây dựng dự án kêu gọi đầu tư. 3.2. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK HUYỆN TAM BÌNH 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Tam Bình Agribank huyện Tam Bình là ngân hàng cấp 2 trực thuộc Agribank tỉnh Vĩnh Long, thành lập theo quyết định 400CP ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Là một trong bảy chi nhánh của Agribank tỉnh Vĩnh Long. Ngoài trụ sở chính đạt tại khóm 2 thị trấn Tam Bình, ngân hàng còn mở thêm chi nhánh ở khu vực: Cái Ngang, Song Phú, Hòa Phú, Bình Ninh (chi nhánh cấp 3). Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để phát trển sản xuất đặc biệt là mô hình SXKD nhỏ và vừa. Đồng thời giúp cho việc quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu vốn để SXKD của người dân. Từ khi thành lập đến nay ngân hàng đã qua nhiều lần đổi tên: + Năm 1975 là ngân hàng nhà nước huyện Tam Bình. + Năm 1988 đổi thành ngân hàng Nông Nghiệp huyện Tam Bình. + Năm 1997 đến nay lấy tên là ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn huyện Tam Bình tên tiếng anh là (Agribank). Qua hơn 30 năm hoạt động bằng sự nổ lực hết mình của ngân hàng dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc và chính quyền địa phương, tập thể cán bộ công nhân viên đã tập trung khai thác vốn nhàn rỗi trên địa bàn để tăng cường vốn cho vay, giúp bà con nông dân có vốn sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi góp phần chuyển dịch kinh tế trên địa bàn và từng bước nâng cao đời sống người dân tại địa phương. Qua đó khẳng định vai trò quan trọng của mình trong toàn hệ thống Agribank, xứng đáng là điểm tựa của bà con nông dân trên địa bàn huyện, góp phần vào việc quản lý vĩ mô nền kinh tế. 3.2.2. Tình hình nhân sự Agribank huyện Tam Bình có tổng cộng 54 cán bộ công nhân viên. Trình độ của cán bộ công nhân viên. - Trình độ đại học 36 nhân viên - Cao đẳng 10 nhân viên 10 - Trung cấp 5 nhân viên - Sơ cấp 3 nhân viên Cán bộ nghiệp vụ có 89% trình độ vi tính căn bản 5% 9% 19% Đại học 67% Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Hình 3.1 Cơ cấu trình độ nhân sự Agribank huyện Tam Bình Về tổ chức Đảng, đoàn thể - 1 chi bộ Đảng: Gồm 22 Đảng viên thuộc đảng bộ Tam Bình. - 1 ban chấp hành công đoàn. - 1 chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh gồm 22 thành viên. 3.2.3. Cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán- ngân Phòng tín dụng CN Song Phú CN Mỹ Lộc CN Hòa hiệp CN Bình Ninh Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức Agribank huyện Tam Bình - Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý các phòng ban. Có chức năng điều hành các hoạt động tổ chức kinh doanh theo quyền hạn. Là người quyết định và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh. Thực hiện những công việc có liên quan như: 11 + Quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của phòng tín dụng trình lên. + Ký hợp đồng tín dụng, đảm bảo tiền vay cho khách hàng, giải quyết các hồ sơ, giấy tờ có liên quan của ngân hàng, khách hàng và của các đơn vị khác. + Chỉ đạo, điều hành, quyết định các biện pháp xử lý thu nợ, cho gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn. + Hoạch định chiến lược kinh doanh. + Có trách nhiệm trong những vấn đề về công tác tổ chức cán bộ như: Lập hội đồng khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có thành tích đồng thời kỹ luật các trường hợp vi phạm quy định của ngân hàng và pháp luật. Phó giám đốc: - Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. - Điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của ngân hàng: Phòng tín dụng, Phòng kế toán – ngân quỹ. - Quản lý nhân viên chi nhánh. - Có quyền quyết định một số vấn đề theo quy định của ngân hàng. Phòng kế toán – ngân quỹ. Phòng kế toán: Trực tiếp hoạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ theo quy định của Agribank Việt Nam. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán khoản tiền lương cho nhân viên. Thu thập tổng hợp, xử lý cung cấp và lưu trữ thông tin tại chi nhánh, chấp hành chế độ báo cáo và bảo vệ hoạch toán tài chính hằng năm với ngân hàng cấp trên. Tổ chức thiết kế, lập trình cung ứng thông tin dữ liệu cho các Phòng nghiệp vụ, ban giám đốc phục vụ nhu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin lên ngân hàng cấp trên. Ngân quỹ: Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế thu phát vận chuyển tiền. Phòng tín dụng - Nắm bắt thị trường, định hướng để chọn phương án đầu tư. - Thẩm định hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo. - Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định. - Thường xuyên phân loại nợ. Từ đó, tìm ra nguyên nhân nợ quá hạn và đề xuất giải pháp khắc phục. 12 - Lập kế hoạch kinh doanh theo định kỳ và đề ra phương hướng hoạt động trong tương lai. Phòng giao dịch - Hướng dẫn khách hàng mở và sử dụng tài khoản. - Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan tới tiền gửi. - Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, vàng. 3.2.4. Sơ lược về kết quả kinh doanh 3.2.4.1 Về doanh thu Phân tích thu nhập là phần không thể thiếu mà còn rất quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do thu nhập là một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận ngân hàng cần có biện pháp tăng thu nhập và quản lý chi phí hợp lý. Vì vậy để tìm biện pháp tăng thu thì cần phân tích các khoản thu nhập của năm trước để có thể nhận thấy khoản thu nhập nào có thể phát huy thêm góp phần làm tăng thu nhập chung của ngân hàng a). Doanh thu của ngân hàng qua 3 năm (2010- 2012) Bảng 3.1: Doanh thu tại Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 19.448 37,41 (3.016) (4,22) 93 12,60 63 7,58 Thu HĐTD 51.991 71.439 68.423 Thu dịch vụ 738 831 894 Thu khác 2.358 5.261 11.303 2.093 123,11 6.042 114,85 Tổng thu 55.087 77.531 80.620 22.444 40,74 3.089 3,98 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình * Ghi chú Thu HĐTD: Thu hoạt động tín dụng Qua 3 năm (2010- 2012) doanh thu của ngân hàng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng giảm. Trong thu nhập thì thu từ HĐTD là chủ yếu tuy biến động giảm trong năm 2012 nhưng vẫn chiếm trên 80% tổng thu, đây được xem như trái tim để duy trì thu nhập của ngân hàng, là yếu tố quyết định đến biến động của doanh thu. Trong thu nhập qua 3 năm thì năm 2011 được xem là một cuộc đột phá thành công giúp ngân hàng giữ vững vị thế của mình. Trong năm 2011 nền kinh tế bị ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất liên tục biến động nhưng thu nhập không biến động giảm mà tăng mạnh, tốc độ tăng 13 lên đến 40,74%. Với những ảnh hưởng của nền kinh tế ,trong năm Chính phủ đã có những chính sách ưu đãi kịp thời trong phát triển nông nghiệp như: Gói cứu trợ cho ngành thủy sản, mua lúa gạo dự trữ nhằm thu mua lúa cho nông dân. Kết hợp với chính sách của Nhà nước, địa bàn huyện đưa ra các biện pháp hướng dẫn người dân xuống lúa tránh gầy, sử dụng lúa chất lượng cao, phát triển các mô hình sản xuất theo hướng an toàn… nhằm hạn chế tình trạng thất thu ở nông thôn góp phần tạo nên sự thay đổi trong thu nhập. Bước sang năm 2012 với tình hình khủng hoảng nợ công ở Châu âu chưa kết thúc làm cho tình hình xuất khẩu của nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng nông sản mất đi thị trường tiềm năng này. Do là huyện sản xuất nông nghiệp nên trên địa bàn huyện cũng gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ. Bên cạnh những ảnh hưởng của thị trường, sản xuất trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng của thiên tay, dịch bệnh; Đây là nguyên nhân làm cho thu HĐTD giảm, việc khoản giảm của chỉ tiêu này đã kéo tốc độ tăng của doanh thu trong năm giảm so với năm 2011. Được sự hỗ trợ của Chính phủ góp phần giảm tổn thất trong sản xuất của người dân gián tiếp cải thiện thu nhập ở nông thôn thông qua các chính sách như: Trợ giá lúa, hỗ trợ vốn nhằm tái tạo lại diện tích nhãn bị bệnh đầu rồng, phát triển các mô hình tập trung có ký kết với doanh nghiệp thu mua,... Song song đó ngân hàng có sự điều chỉnh trong cơ cấu thu nhập đưa tỷ trọng thu khác và thu dịch vụ tăng lên. Với thay đổi này đã bù đắp khoản giảm của thu từ HĐTD góp phần tăng thu nhập trong năm 2012, trong đó tăng thu khác là chủ yếu tốc độ tăng lên đến 114,88%; Đây là nguyên nhân làm cho thu từ hoạt động này trở thành yếu tố quyết định trong việc đưa tổng thu tăng lên vượt qua năm 2011. Việc thay đổi trong cơ cấu thu nhập nhằm tạo ra khoản thu mới có rủi ro thấp, thu nhập ổn định trong tương lai. b) Doanh thu của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm của 2012 và 2013 Bảng 3.2: Doanh thu tại Agribank Tam Bình 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền Thu HĐTD 36.477 28.538 Thu dịch vụ 433 525 Thu khác 4.548 Tổng thu 41.458 (7.939) (21,76) 92 21,25 3.831 (717) (15,77) 32.894 (8.564) (20,66) Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình 14 % Do trên địa bàn huyện chủ yếu là trồng cây có muối trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình sâu đục trái trên cây có muối gây thiệt hại khoảng 231,12 ha tỷ lệ nhiễm từ 10 -30%. Bên cạnh đó, người dân còn gánh chịu thiệt hại do nuôi trồng thủy sản có tăng về diện tích, số lượng nhưng không có thị trường tiêu thụ,... nên làm cho khoản thu chính từ HĐTD và thu khác giảm. Do đây hai là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu nên việc hai chỉ tiêu này giảm làm cho tổng thu giảm theo. Tuy các khoản thu này giảm nhưng vẫn chiếm trên 80%, đây vẫn còn là tín hiệu tốt cho thu nhập trong những tháng cuối năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm khoản thu từ hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển, cho thấy trong hoạt động ngoài đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh, phân tán rủi ro, ngân hàng còn phát triển các khoản thu nhằm hạn chế rủi ro, không chịu nhiều ảnh hưởng trong quá trình sản xuất nhằm giảm bớt tổn thất do biến động kinh tế mang lại. Tóm lại trong thu nhập chỉ có biến động giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 nhưng không nhiều, cho thấy trong hoạt động ngân hàng luôn duy trì và tuân thủ theo chiến lược phát triển của ban giám đốc. Suy cho cùng thì thu nhập từ lãi tiền vay xu hướng giảm trong năm 2012 và 6 hai quý đầu năm 2013 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu như vậy có thể kết luận rằng thu nhập chủ yếu của ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay 3.2.4.2 Về chi phí Bên cạnh thu nhập chi phí là khoản mục quan trọng trong kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc bỏ ra chi phí thấp mang lại hiệu quả cao là mong muốn của các ngân hàng nói chung. Trên thực tế thu nhập tăng đồng nghĩa với chi phí tăng. a) Chi phí ngân hàng qua 3 năm (2010- 2012) Bảng 3.3: Chi phí tại Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 13.845 34,73 (4.164) (7,75) 12 3,54 3 0,85 Chi HĐTD 39.865 53.710 49.546 Chi dịch vụ 339 351 354 Chi khác 8.334 18.206 18.123 9.872 118,45 (83) (0,46) Tổng chi 48.538 72.267 68.023 23.729 48,89 (4.244) (5,87) Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Ta thấy chi phí của ngân hàng trong 3 năm (2010- 2012) biến động theo xu hướng tăng sau đó giảm xuống trong năm 2012, đây được coi là tín hiệu tốt 15 cho lợi nhuận của ngân hàng. Nguyên nhân tạo nên sự biến động này do sự tăng vượt của các khoản chi trong năm 2011 đã đẩy tổng chi của ngân hàng tăng cao nhất trong 3 năm đạt 72.267 triệu đồng, chủ yếu là tăng các khoản chi cho HĐTD và chi khác. Đặc biệt là khoản chi khác tốc độ tăng lên đến 118,45% so với năm 2010, sở dĩ khoản chi này tăng cao như vậy do tình hình lạm phát cao, lãi suất biến động nên việc trích lập dự phòng và bảo hiểm tiền gửi đối với các khoản vay tăng. Bên cạnh đó do tình hình kinh tế khó khăn nên các khoản chi cho thu hồi nợ, giới thiệu sản phẩm để thu hút nguồn nhân lực địa phương nâng cao khả nâng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn cũng tăng lên đáng kể. Bước sang năm 2012 sản xuất trên địa bàn huyện tương đối hiệu quả, trong các mô hình sản xuất có sự kết hợp giữa doanh nghiệp và nông dân, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc mở rộng đầu ra cho hàng nông sản đem lại thu nhập cho người dân góp phần làm giảm các khoản trích lập dự phòng. Bên cạnh đó thông qua hình thức cho vay hợp tác xã, hội nông dân để phát triển các mô hình trên địa bàn góp phần giảm bớt cho phí trong HĐTD. Qua đó cho thấy các khoản chi của ngân hàng có bước cải thiện so với năm 2011, chính sách tiết kiệm này tương đối phù hợp, có sự kết hợp trong việc tăng thu giảm chi. b) Chi phí tại Agribank Tam Bình 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 3.4: Chi phí tại Agribank Tam Bình 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % (8.040) (28,67) 41 28,67 Chi HĐTD 28.041 20.001 Chi dịch vụ 143 184 Chi khác 9.336 8.412 (924) (9.87) Tổng chi 37.520 28.597 (8.923) (23,78) Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Trong những tháng đầu năm chi phí của ngân hàng tương đối cao. Nguyên nhân chủ yếu do trong những tháng đầu năm chi phí cho việc trả lương và tiền thưởng tết cho nhân viên làm cho khoản chi khác trong những tháng này tăng cao góp phần đẩy chi phí của ngân hàng lên cao hơn so với những tháng cuối năm. So với 6 tháng năm 2012 thì chi phí của ngân hàng trong 6 tháng năm 2013 có xu hướng giảm, trong đó giảm các chi cho HĐTD là chủ yếu. Nguyên nhân trong dịp nghĩ tết, tình hình sản xuất trên địa bàn 16 bước vào thời kỳ thu hoạch, người dân kết thúc chu trình sản xuất nên chi phí các khoản vay của ngân hàng giảm. Bên cạnh đó trong nhưng tháng đầu năm 2013 tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn nên chi công tác tín dụng giảm mạnh. Tuy chi cho HĐTD và các khoản chi khác giảm nhưng chi cho dịch vụ lại tăng nhẹ lên mức 184 triệu đồng, việc tăng các khoản chi giúp cho hoạt động dịch vụ trở thành khoản thu tăng duy nhất của doanh thu trong những tháng đầu năm 2013. Qua đó cho thấy, hướng đi mới cho thu nhập của ngân hàng trong tương lai, khoản thu này mang lại thu nhập ổn định, không gặp nhiều rủi ro trong hoạt động. Tóm lại ngân hàng đã tốn nhiều chi phí trong hoạt động cho vay khoản chi này luôn chiếm trên 70% như là: Chi phí thẩm định, chi công chứng v.v… ngân hàng nên cân đối hợp lí giữa chi phí và lợi nhuận trong cho vay làm sao cho chi phí là tối thiểu mà lợi nhuận là tối đa. 3.2.4.3 Lợi nhuận Dù là mang mục tiêu phát triển nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn những Agribank vẫn là tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Do đó mục tiêu cuối cùng của ngân hàng vẫn là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nói lên kết quả kinh doanh của ngân hàng, là hiệu suất giữa doanh thu và chi phí. Do đó để đạt được lợi nhuận tối ưu thì phải tiến hành phân tích yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là tốt hay xấu; từ đó khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh góp phần phát triển lợi nhuận theo hướng ngày càng tăng. Cụ thể tình hình lợi nhuận của ngân hàng như sau: a) Lợi nhuận tại Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) Bảng 3.5: Lợi nhuận tại Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng thu 55.087 77.531 80.620 22.444 40,74 3.089 3,98 Tổng chi 48.538 72.267 68.023 23.729 48,89 (4.244) (5,87) 6.549 5.264 12.597 (1.285) (19,62) 7.333 139,30 Lợi nhuận Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Tam Bình ta thấy lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm có sự biến động theo xu hướng của thị trường và đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Có thể nói, kết quả 17 kinh doanh của Agribank đạt được như vậy là khá ấn tượng đối với ngân hàng mà đối tượng cho vay gắn liền với điều kiện tự nhiên là chủ yếu. Trong 3 năm (2010- 2012) ngân hàng hoạt động tương đối hiệu quả, tuy nhiên lợi nhuận không phát triển theo chiều hướng tăng mà biến động giảm trong năm 2011 chỉ đạt 5.264 triệu đồng sau đó tăng lên 12.597 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân tạo nên biến động này do trong những tháng cuối năm tình hình kinh tế khó khăn: Lãi suất liên tục biến động và đạt đỉnh 23,03% (tháng 8/2011) và lạm phát trên mức 18% nên làm cho việc trích lập dự phòng và bảo hiểm tiền gửi tăng cao đẩy chi phí tăng cao nhất trong 3 năm, tốc độ tăng của chi phí tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập. Bước sang năm 2012 bị ảnh hưởng của kinh tế thế giới làm cho thu nhập ngân hàng chỉ tăng nhẹ so với năm 2011. Nhưng trong hoạt động ngân hàng có sự kết hợp khá thành công trong công tác tăng thu giảm chi; Đây là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng cao nhất trong 3 năm. Việc phát triển lợi nhuận của ngân hàng theo xu hướng này là kết quả khá tốt cần duy trì, cải tiến để mang lại hiệu quả cao hơn trong tương lai. b) Lợi nhuận tại Agribank Tam Bình 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 3.6: Lợi nhuận tại Agribank 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % Tổng thu 41.458 32.894 (8.564) (20,66) Tổng chi 37.520 28.597 (8.923) (23,78) 3.938 4.297 359 9,12 Lợi nhuận Nguồn: Phòng tín dụng tại Agribank huyện Tam Bình So với năm 2012 thì lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2012 của ngân hàng là tương đối thấp, do khoản tăng đột biến của tiền lương nên làm cho chi phí của ngân hàng trong những tháng đầu năm tương đối cao. Tuy trong 6 tháng đầu năm 2013, sản xuất trên địa bàn khó khăn đặc biệt là tổn thất do sâu đục trái trên cây có múi, thủy sản không tiêu thụ được làm cho thu nhập của ngân hàng từ hoạt động tín dụng giảm. Nhưng với việc duy trì các chính sách tiết kiệm của năm 2012 làm cho chi phí của ngân hàng giảm mạnh hơn doanh thu kéo theo chênh lệch trong 6 tháng năm 2013 giữa doanh thu và chi phí đạt 4.297 triệu đồng tăng 359 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy lợi nhuận tăng là xu hướng tốt nhưng chỉ tốt trong thời gian ngắn. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải có sự cải thiện trong thu nhập nhằm làm cho lợi nhuận ổn định trong thời gian tới. 18 Qua đó kết quả kinh doanh 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm 2013 cho thấy Agribank Tam Bình hoạt động kinh doanh có hiệu quả và luôn hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Kết quả hoạt động của ngân hàng đang diễn biến theo chiều hướng tốt. Với thương hiệu lâu đời và ý chí vương lên cho thấy toàn thể cán bộ nhân viên Agribank ngày càng chinh phục thêm nhiều khách hàng mới, từng bước nâng cao uy tín, chiếm lòng tin khách hàng. Trong tương lai để lợi nhuận cao và ổn định ngân hàng tiếp tục duy trì và phát huy hai giải pháp tăng thu, giảm chi trong cùng một thời gian. 3.2.5. Thuận lợi và khó khăn 3.2.5.1 Thuận lợi - Agribank huyện Tam Bình là ngân hàng có lịch sử phát triển khá dài, có địa vị và uy tín trên thị trường, có cơ sở vật chất hiện đại, mạng lưới hoạt động của chi nhánh mở rộng đến tận vùng sâu, vùng xa, được sự tin cậy của người dân. - Công tác quy hoạch vay vốn để sản xuất của huyện tùng bước được hoàn thiện, thực hiện mục tiêu đề ra: Phát triển kinh tế xã hội (triển khai từ năm 2010 – 2020). - Hoạt động của ngân hàng đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sản xuất, đời sống xã hội. - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực hơn, kết cấu cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư phát triển. - Có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc kịp thời của ngân hàng cấp trên, sự giúp đỡ của Đảng ủy, Chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể về hoạt động của ngân hàng. - Trình độ nhận thức của người dân tăng. Biết áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, biết học hỏi những mô hình kinh doanh hiệu quả trong và ngoài địa bàn. - Tình hình kinh tế chính trị- xã hội trên địa bàn huyện tương đối ổn định, mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế thúc đẩy sản xuất theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa huyện Tam Bình. 3.2.5.2. Khó khăn - Thiên tay, dịch bệnh hoành hành gây tổn hại lớn cho hoạt động SXKD của người nông dân. - Tình hình SXKD còn nhỏ lẽ, thiếu lao động nông thôn gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 19 - Điều kiện giao thông còn thấp kém, hộ vay cư trú phân tán rải rác trên phạm vi rộng nên chi phí cho cán bộ tín dụng, thẩm định phát sinh nhiều. - Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động: Lạm phát, giá xăng dầu leo thang, thiên tay dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng. - Ý thức trả nợ của một số hộ dân chưa cao nên làm cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. - Bị ảnh hưởng đối thủ cạnh tranh như: Các ngân hàng thương mại Vietcombank, Trustbank,... 20 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG 4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM BÌNH 4.1.1. Khái quát tình hình hộ sản xuất trên địa bàn huyện Tam Bình - Trên địa bàn huyện có tổng cộng 39.963 hộ trong đó HSX là 32.770 hộ chiếm gần 82%. Tính đến cuối năm 2012 thì trên địa bàn huyện chỉ có khoảng 13.985 HSX đến vay vốn của Agribank Tam Bình để trang trãi chi phí trong quá trình sản xuất và phục vụ cho tiêu dùng. - Trong sản xuất các hộ chủ yếu sản xuất theo truyền thống, tập quán canh tác nên năng suất chưa cao. Bên cạnh đó trình độ học vấn của các hộ còn thấp nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. - Trung bình mỗi hộ có 4 lao động. Do lao động chính là các thành viên trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động có tham gia trực tiếp vào sản xuất nên nguồn lao động dồi dào góp phần vào phát triển kinh tế huyện. - Do đặc thù sản xuất nông nghiệp nên thời hạn vay vốn là dưới 5 năm. Lượng vốn vay tập trung chủ yếu vào ngắn hạn chiếm trên 80%. 4.1.2. Tình hình sản xuất của hộ sản xuất trên địa bàn huyện * Cây màu: - Diện tích màu xuống giống 6 tháng đầu năm 2013 được 4.323 ha đạt 96,06% kế hoạch, tăng 10,49% so cùng kỳ. + Màu ruộng xuống giống 1.545,3 ha, đạt 96,58% kế hoạch + Màu vườn xuống giống 2.777,7 ha, đạt 95,78% kế hoạch. - Diện tích trồng nấm rơm thực hiện 450,3 ha, giảm 56,03% so cùng kỳ do thực hiện cơ giới hóa trong khâu thu hoạch (thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp) nên thu hoạch rơm rất hạn chế làm giảm diện tích trồng nấm rơm). * Cây ăn trái: - Triển khai thực hiện dự án “ phát triển cây ca cao giai đoạn 2011-2015” thực hiện năm 2013 cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện với quy mô 30 ha. Đến nay, có 5 xã đăng ký với quy mô 11,4 ha, tương đương 4.560 cây. - Hiện nay diện tích trồng bưởi của huyện khoảng 1.652,6 ha, diện tích bưởi đang cho trái tương đương 1.133,47 ha. Cam sành có 231,12 ha tỷ lệ nhiễm bệnh vùng trồng cam sành, diện tích 7.310 ha ở huyện Tam Bình 21 - Thực hiện cải tạo vườn cây ăn trái kém hiệu quả được 284,15 ha, tăng 0,26% so với cùng kỳ. * Trong trồng lúa: - Theo kế hoạch vụ lúa Đông Xuân 2013 – 2014, huyện Tam Bình xuống giống 15.200 ha. Theo đó, khuyến cáo nông dân sử dụng 2 - 3 nhóm giống chủ lực gồm các giống như: OM 4900, OM 7347, OM 6976…và 3 - 4 nhóm giống triển vọng như: OM 6162, OM 4218, OM 6600…chiếm 90% diện tích trở lên. - Thực hiện sản xuất nông nghiệp bền vững, đến thời điểm này có 100% diện tích áp dụng phương pháp “3 giảm, 3 tăng” (nghị quyết nêu 95%). Cơ giới hóa khâu làm đất 100% diện tích (nghị quyết nêu 99%). Trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện gồm có: 242 máy cày, 564 máy xới tay, 293 máy GĐLH, 14 máy sấy, 24 máy cắt xếp dãy, 265 phương tiện vận chuyển, 315 dụng cụ xạ hàng. * Làng nghề: Toàn huyện Tam Bình hiện có 9 làng nghề được tỉnh công nhận gồm làng nghề bánh tráng giấy và 8 làng nghề đan thảm lục bình, tập trung ở các xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Hậu Lộc,... Các làng nghề này giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động nhàn rỗi với mức thu nhập trung bình từ 1,2 -1,5 triệu đồng/tháng. Đây là một lợi thế đối với địa phương trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt đối với việc thực hiện các tiêu chí như: Thu nhập bình quân đầu người, giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, nâng cao đời sống cho người dân,… * Thủy sản - Đầu tư vùng nuôi tập trung mô hình lươn thương phẩm các hộ nông dân đầu tư thêm vốn mở rộng quy mô từ 150 - 500m 2/hồ nuôi/mô hình, góp phần xã hội hóa công tác giống, nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản. - Thực hiện ước đạt 38.990 tỷ đồng đạt 67,81% (nghị quyết nêu 57,5 tỷ đồng) tăng 2,28% so cùng kỳ. Trong đó nuôi thâm canh cá tra 30 ha ở khu vực cồn Đông Hậu xã Ngãi Tứ, 12 ha nuôi ở xã Hòa Lộc. * Trên lĩnh vực Chăn nuôi: - Đàn heo: 75.230 con, đạt 98,99% kế hoạch, tăng 15,62% so cùng kỳ. - Đàn bò: 11.520 con, đạt 104,73 % kế hoạch, tăng 4,42% so cùng kỳ. - Đàn gia cầm: 1.625.000 con, đạt 90,28% kế hoạch, tăng 2,08% so với cùng kỳ. - Tiêm phòng cúm gia cầm: Tiêm phòng được 278.937 liều = 190.927 con, đạt 13,46% kế hoạch. + Gà 42.269 liều = 42.708 con. 22 + Vịt: 236.668 liều = 140.359 con. - Tiêm phòng gia súc: Lở mồm long móng heo 1.867 liều; Lở mồm long móng trâu, bò 1.796 liều; Dại chó 3.807 liều. - Kiểm Dịch: Thực hiện kiểm dịch Heo 36.771 con; Vịt thịt 98.262 con; Trứng gia cầm 7.184.500 trứng. Kiểm soát giết mổ 6 tháng đầu năm thực hiện: heo 9.628 con; bò 343 con. 4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG Do trong cho vay ngân hàng tập trung chủ yếu vào HSX nên đây là hoạt động tạo thu nhập chủ yếu trong tổng thu từ HĐTD của Agribank chi nhánh huyện Tam Bình. Với sự phát triển của địa phương như hiện nay thì cho vay đối với HSX trên địa bàn huyện sẽ có những ảnh hưởng như thế nào và trong quá trình hoạt động ngân hàng đã đạt được những thành tựu gì. Sau đây là tình hình chung về hoạt động cho vay đối với HSX của chi nhánh Agriank trên địa bàn huyện Tam Bình. Bảng 4.1: Kết quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012). Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 471.440 529.295 612.039 57.855 12,27 82.744 15,63 Doanh số thu nợ 428.999 516.916 560.663 87.917 20,49 43.747 8,46 Dư nợ cho vay 369.986 382.365 433.741 12.379 3,35 51.376 13,44 2.850 22.634 3.231 20.054 777,29 (19.403) (85,73) Nợ xấu Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Qua kết quả hoạt động cho vay đối với HSX tại Agribank huyện Tam Bình trong 3 năm (2010- 2012) cho thấy trong quá trình hoạt động ngân hàng tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí của mình trong phát triển nông nghiệp, trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho các hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện. Do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng Agribank Tam Bình nói riêng nên trong quá trình hoạt động ngân hàng đã gắn chặt nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của mình. Với những nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng đã đem lại kết quả tăng trưởng theo hướng tích cực, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của địa phương, tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận vốn để đầu tư và tái đầu tư phát triển SXKD, giảm dần 23 khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Do ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay nên số lượt bà con nông dân có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng tăng lên từ 12.986 lượt năm 2010 lên 15.159 lượt năm 2012, điều này thể hiện thông qua DSCV đối với HSX liên tục tăng. Không chỉ thực hiện tốt công tác tìm kiếm khách hàng và cấp tín dụng cho người có nhu cầu vay vốn, công tác kiểm tra, thu hồi nợ cũng như thực hiện tương đối tốt DSTN liên tục tăng qua 3 năm. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của chu kỳ làm phát làm cho nợ xấu biến động mạnh năm 2011 sau đó giảm xuống và duy trì ở mức 3.231 triệu đồng năm 2012. Qua đó cho thấy các biện pháp xử lý nợ xấu được Agribank Tam Bình thực hiện một cách hiệu quả. Trong 3 năm dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng đạt mức 433.741 triệu đồng năm 2012, khoản dư nợ này mang lại thu nhập tương đối an toàn cho ngân hàng do nợ xấu này càng giảm. Bảng 4.2: Kết quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank huyện Tam Bình qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013. Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % Doanh số cho vay 302.258 315.219 12.961 4,29 Doanh số thu nợ 277.650 283.893 6.243 2,25 Dư nợ cho vay 406.973 465.067 58.094 14,27 2.648 2.086 (562) (21,22) Nợ xấu Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Tam Bình qua các năm thì thời gian thuận lợi cho quá trình sản xuất chỉ bắt đầu vào cuối tháng 3. Do trong những tháng đầu năm với thời tiết ẩm lạnh và sương muối vào buổi sáng trong không thích hợp cho phát triển nông nghiệp, gây thiệt hại cho diện tích rau màu đã gieo xạ, đồng thời làm cho tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi có xu hướng tăng. Nắm bắt được tình hình sản xuất chung của huyện, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với HSX tương đối thấp so với những tháng cuối năm. So với những tháng đầu năm 2012 thì kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng tiếp tục duy trì và phát huy các mặt tích cực, DSCV đối với HSX tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất trên địa bàn huyện phát triển nông nghiệp theo xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa, áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất theo mô hình tập trung. Song song với việc cho vay thì ngân hàng tiến hành tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn và thu hồi các khoản nợ xấu, hạn chế việc chuyển nhóm nợ góp phần đưa nợ xấu biến động theo chiều hướng giảm, tuy nợ xấu giảm nhưng con số 2.086 triệu đồng cho 24 thấy nợ xấu còn tồn động khác cao, do đó ngân hàng cần có biện pháp thu hồi nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay. Tuy nợ xấu còn tồn động nhiều nhưng do đối tượng cho vay là HSX nên rủi ro cho vay không thể nào đánh giá chính xác; Do đó có thế nói đây là tín hiệu tốt trong hoạt động cho vay của ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2013, đồng thời mở ra con đường mới cho lợi nhuận của ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2013 do dư nợ của ngân hàng tăng cao trong khi nợ xấu giảm. Để biết rõ hơn hoạt động cho vay của ngân hàng đối với HSX ta tiến hành phân tích số liệu cụ trong 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013. 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay đối với hộ sản xuất Cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính của Agribank Tam Bình. Do đó trong quá trình hoạt động thì đồi hỏi ngân hàng phải có cơ cấu cho vay hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất của trên địa bàn. Vậy trong cơ cấu cho vay thì của chi nhánh Agribank Tam Bình tập trung cho vay đối tượng nào là chủ yếu, việc xác định cơ cấu cho vay như vậy được duy trì hay có sự điều chỉnh theo tình hình kinh tế của huyện. Sau đây là cơ cấu cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay tại Agribank huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm 2013 Đvt: Triệu đồng Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Hộ sản xuất 471.440 95,06 529.295 91,77 612.039 92,21 315.219 91,36 24.519 4,94 47.468 8,23 51.719 7,79 24.915 8,64 495.959 100 576.763 100 663.758 100 345.042 100 Khác Tổng Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Với lợi thế của huyện là phát triển nông nghiệp nên các khoản vay chính trên địa bàn huyện chủ yếu là HSX. Việc nhu cầu của các khoản vay này cao nên đã đẩy tỷ trọng cho vay của ngân hàng đối với hoạt động này lên cao nhất trong DSCV. Qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng của chỉ tiêu này tuy có thay đổi nhưng vẫn chiếm trên 90% tổng DSCV của ngân hàng. Đây là khoản vay phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp nên làm cho DSCV của ngân hàng mang tính thời vụ và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên rủi ro của đối tượng này mang lại là rất cao. Do là yếu tố quyết định đến biến động của tổng DSCV nên ảnh hưởng của chỉ tiêu này tác động rất lớn đối với hoạt động của ngân hàng nên trong cho vay đối tượng này, ngân hàng luôn tìm ra các mặt tích cực và hạn chế nhằm đưa ra các giải 25 pháp để tiếp tục duy trì và phát triển khoản vay. Từ đó khi phân tích DSCV đối với HSX trên địa bàn huyện chúng ta sẽ một phần nào thấy được tình hình cho vay chung của ngân hàng. 4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Để duy trì và mở rộng hoạt động thì cho vay phải đảm bảo thu hồi được nợ. Do đó để cho vay có hiệu quả thì ngân hàng phải có sự am hiểu chu kỳ sản xuất trên địa bàn là dài hay ngắn; Từ đó ngân hàng tiến hàng phát vay cho phù, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất của các hộ sản xuất trên địa bàn. Bên cạnh đó thông qua hình thức cho vay này ngân hàng có thể xác định được yếu tố nào đạt ngân hàng vào trạng thái rủi ro, yếu tố nào đưa lợi nhuận lên cao. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng lợi nhuận. Cụ thể tình hình cho vay của ngân hàng theo thời hạn như sau: a) DSCV theo thời hạn tín dụng qua 3 năm (2010- 2012) Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm (2010- 2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Ngắn hạn 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 415.012 476.982 556.717 61.970 14,93 79.735 16,72 Trung dài hạn 56.428 52.313 55.322 (4.115) (7,29) 3.009 5,75 Tổng 471.440 529.295 612.039 57.855 12,27 82.744 15,63 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Tuy tình hình kinh tế qua 3 năm (2010- 2012) diễn biến phức tạp nhưng DSCV đối với HSX có xu hướng ngày càng tăng và tăng mạnh trong năm 2012 đạt mức 612.039 triệu đồng tăng 82.744 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, các mô hình sản xuất tập trung có hiệu quả. Bên cạnh đó các giải pháp của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho SXKD phát huy tác dụng (nghị quyết 13) góp phần giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn trong sản xuất, gián tiếp thúc đẩy công tác thu mua nông sản ở nông thôn hoạt động trở lại, từ đó tạo thu nhập cải thiện đời sống người dân. Trên địa bàn huyện tình hình sản xuất có xu hướng mở rộng: Diện tích cây ăn trái phát triển về quy mô và chất lượng trong đó cam sành đã được đăng ký thương hiệu gắn liền với việc ra đời hợp tác xã cam sành, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tăng về số lượng và chất lượng,... do đó cần nguồn vốn lớn để tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất. 26 Trong cho vay HSX thì cho vay ngắn hạn là chủ yếu chiếm trên 85% DSCV của ngân hàng, trong năm 2012 thì cho vay ngắn hạn tạo ra bước nhảy vượt góp phần đưa DSCV lên cao nhất trong 3 năm về chênh lệch và tốc độ tăng trưởng. Nguyên nhân do chu trình SXKD trong nông nghiệp ngắn, trong quá trình sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhiều bệnh mới xuất hiện chưa có thuốc đặc trị. Do đó để hạn chế rủi ro ngân hàng đã cân đối các khoản vay để đạt được hiệu quả tốt trong hoạt động kinh doanh. Tuy khoản vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong DSCV đối với HSX dưới 12% nhưng đã góp phần mang lại thu nhập khá cao cho ngân hàng. Có thể nói DSCV của khoản mục này biến động theo xu hướng biến động chung của nền kinh tế cụ thể: Cuối năm 2011 bị ảnh hưởng của chu kỳ lạm phát làm cho lãi suất biến động và lạm phát tăng cao, có khoảng 50.000 doanh nghiệp phá sản nên số lượng hàng nông sản được thu mua rất thấp, với đặc điểm của loại hàng nay không thể duy trì quá lâu nên trong năm 2011 mọi tổn thất của biến động đều tập trung chủ yếu vào người sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó tình hình sản xuất trong huyện gặp nhiều khó khăn số lượng đàn bò và heo bị nhiễm bệnh tăng, nên làm cho DSCV trong năm giảm 4.115 triệu đồng so với năm 2010. Bước sang năm 2012, với các chính sách phát triển trên địa bàn huyện làm cho nhu cầu vay vốn trung dài hạn tăng. Nắm bắt được tình hình sản xuất chung trên địa bàn nên ngân hàng tăng cho vay trung dài hạn nhằm tái tạo lại vườn cây, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh doanh có hiệu quả và các mô hình sản xuất mới như: Trồng ca cao xen dừa, mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn, cải tạo lại vườn cây ăn trái kém hiệu quả,... b) DSCV theo thời hạn 6 tháng đầu năm của 2012 và 2013 Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu năm của 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu Ngắn hạn 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % 284.777 292.533 7.756 2,72 Trung dài hạn 17.481 22.686 5.205 29,78 Tổng cộng 302.258 315.219 12.961 4,29 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Nếu so với cả năm 2012 thì DSCV hai quý đầu năm 2012 tương đối thấp. Do tình hình sản xuất chính trên địa bàn huyện là nông nghiệp trong những tháng đầu năm tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời tiết không có thuận lợi cho sản xuất nên ngân hàng hạn chế phát vay đối với HSX trong thời gian 27 này làm cho DSCV thường không cao. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì DSCV đối với HSX trong những tháng đầu năm 2013 có xu hướng tăng. Nguyên nhân do ngoài việc phát triển các khoản vay mới để mở rộng SXKD, ngân hàng đã còn xem xét tiến hành tái cấp vốn nhằm tái sản xuất lại diện tích vườn cây trồng bị thiệt hại trên địa bàn huyện sau dịch bệnh sâu đục trái trên cây có múi góp phần tăng DSCV hộ sản xuất. Chứng minh cho việc này cho thấy trong 6 tháng đầu năm toàn huyện đã cải tạo thêm 673 ha vườn kém hiệu quả, xây dựng có hiệu quả 18 mô hình cam sành sạch bệnh với tổng diện tích 10,5 ha, số lượng đàn bò, heo đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ, góp phần làm tăng thu nhập của người dân trên địa bàn huyện. Do đặc điểm của chu trình sản xuất nông nghiệp nên trong cho vay những tháng đầu năm 2012 và 2013 ngân hàng vẫn tập trung cho vay ngắn hạn là chính chiếm trên 85% tổng DSCV đối với HSX. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì DSCV của ngân hàng biến động theo hướng tăng chiếm 60% tổng tăng của DSCV đối với HSX. Bên cạnh việc phát triển các khoản vay ngắn hạn ngân hàng còn tăng cho vay trung dài hạn nhằm đáp nhu cầu vốn nhằm trang bị máy móc nhằm cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, phát triển diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện. Việc khoản cho vay này tăng đồng nghĩa với lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng có xu hướng tăng. Do đó công tác kiểm tra và theo dõi tình hình sử dụng vốn cho vay phải được tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Nhìn chung ngân hàng có sự điều chỉnh cơ cấu DSCV theo từng giai đoạn phù hợp với tình hình sản xuất trên địa bàn huyện. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giúp người dân an tâm sản xuất. Qua đó còn cho thấy trong cho vay đối với HSX thì cho vay ngắn hạn được quan tâm hàng đầu do có thể giúp ngân hàng tái sử dụng vốn một cách nhanh nhất, đồng thời có thể hạn chế rủi ro trong hoạt động. 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng Ngoài việc đưa vốn đến người dân ngân hàng còn phải xác định mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Để từ xu hướng phát triển chung tiến hành phát vay nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trên địa bàn; Đồng thời từ đó xác định thế mạnh trong cho vay của HSX ở chỉ tiêu nào để phát huy và tìm ra yếu kém ở chỉ tiêu nào để khắc phục. 28 a) DSCV theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 -2012) Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010- 2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 49.403 63.795 78.529 14.392 29,13 14.734 23,10 Chăn nuôi 29.738 44.032 57.878 14.294 48,07 13.846 31,45 Thủy sản 40.543 49.651 54.229 9.108 22,47 4.578 9,22 Kinh doanh dịch vụ 113.628 111.271 139.436 (2.357) (2,07) 28.165 25,31 Kinh tế tổng hợp 203.490 239.010 257.570 35.520 17,46 18.560 7,77 9.498 4.270 15.415 (5.228) (55,04) 11.145 261,01 25.140 17.266 17.061 (7.874) (31,32) (205) (1,19) 471.440 529.295 612.039 57.855 12,27 82.744 15,63 Chuyển đổi phương tiện sản xuất Khác Tổng Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Nhìn chung các chỉ tiêu trong DSCV theo mục đích sử dụng đều có xu hướng tăng trong 3 năm (2010- 2012) trừ kinh doanh dịch vụ, chuyển đổi phương tiện sản xuất và chi khác biến động giảm mạnh trong năm 2011. Việc biến động này làm cho tốc độ tăng trong năm tương đối thấp chỉ đạt 12,27% so với năm 2010. Trong cho vay theo mục đích sử dụng thì cho vay kinh tế tổng hợp, kinh doanh dịch vụ là chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cho vay theo mục đích sử dụng của ngân hàng. Cụ thể tình hình tăng giảm của các khoản mục như sau: Đối với kinh tế tổng hợp và thủy sản: DSCV đối với hai chỉ tiêu này tăng cao trong năm 2011 nhưng bước sang năm 2012 thì DSCV có tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại. Nguyên nhân do các mô hình chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp tăng, các mô hình sản xuất tập trung có xu hướng phát triển nên với tâm lý của người dân tiến hành vay vốn để phát triển theo xu hướng đây là một trong những nguyên nhân đẩy nợ xấu trong năm cao. Bên cạnh đó gói cứu trợ cho phát triển thủy sản năm 2011 đã góp phần vực dậy ngành thủy sản địa phương diện tích nuôi trong năm tăng trở lại,.. làm cho nhu cầu sử dụng vốn tăng, trong khi thu nhập của người dân thì có hạn nên phương án cuối cùng cho nhu cầu tức thời của họ là xem ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu đó. Trong năm 2012, do ảnh hướng của thất bại trong sản xuất tự phát trong năm 2011, trên địa bàn huyện có sự cải tạo phát triển các mô hình sản xuất theo hướng mới có sự liên kết với các doanh nghiệp trong thu mua nông 29 sản nên làm cho nhu cầu vay vốn tăng lên. Do mô hình sản xuất có bước đầu hiệu quả nên một số hộ dân cần có nguồn vốn nhanh và dễ dàng trong vay vốn nên tiến hành vay vốn ở các ngân hàng thương mại hay bên ngoài với lãi suất cao để đầu tư nhanh mà không chấp nhận hưởng ưu đãi của ngân hàng làm cho DSCV của ngân hàng đối với khoản mục này có tăng nhưng tốc độ tăng bị thu hẹp. Kinh doanh dịch vụ, chuyển đổi phương tiện sản xuất: Trái với kinh tế tổng hợp và thủy sản, các khoản cho vay này trong 3 năm biến động không theo chiều tăng mà biến động giảm sau đó mới tăng trở lại vào năm 2012. Nguyên nhân do trong những tháng cuối năm 2011 tình hình kinh tế diễn phức tạp, việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn do trong năm 2011 có trên 50.000 doanh nghiệp bị phá sản, các doanh nghiệp còn lại chỉ sản xuất cầm chừng nên kéo theo hàng hóa không tiêu thụ được làm cho thu nhập của nông dân không ổn định, người dân tiến hành giảm các khoản chi trong mua sắm mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó do sản xuất khó khăn, xăng dầu liên tục tăng giá, mua máy móc để áp dụng vào sản xuất thì chi phí đầu tư mua sắm quá lớn thời gian thu hồi chậm không ổn định. Do đó để hạn chế rủi ro trong năm ngân hàng hạn chế các khoản vay trung dài hạn kéo việc cho vay hoạt động này giảm.Trong năm 2012 nhu cầu chuyển đổi phương tiện sản xuất phục vụ cho các mô hình sản xuất tập trung tăng: Mua máy gặt đập liên hợp, máy xạ hàng, máy, các hoạt động cho thuê các dụng cụ hỗ trợ trong phát triển tại các mô hình sản xuất tập trung tăng: Cho thuê bóng đèn trong trồng thanh long, hoạt động vận chuyển trong thu mua, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương. Do nhu cầu vốn trong mở rộng sản xuất ngày càng tăng nên góp phần tạo nên cho ngân hàng một thị trường cho vay tiềm năng.. Trồng trọt và chăn nuôi: Trong 3 năm (2010- 2012) hai chỉ tiêu này tăng tương đối ổn định chênh lệch tăng qua các năm không cao. Sở dĩ cho vay đối tượng này chủ yếu để sản xuất đáp ứng nhu cầu thiết yếu trên địa bàn huyện: Trồng màu, trồng lúa, chuyển dịch trong cơ cấu đưa rau màu xuống ruộng, chăn nuôi nhỏ lẽ,… nên số vốn vay của từng khoản này không quá cao, chu kỳ sản xuất ngắn hạn là chủ yếu nên khi kinh tế biến động khoản vay này không bị ảnh hưởng nhiều. Từ đó giúp ngân hàng có thể luân chuyển vốn nhanh, góp phần ổn định nguồn vốn trong ngân hàng. Khác: Trong DSCV của ngân hàng thì đây là khoản vay giảm liên tục trong 3 năm từ 25.140 triệu đồng năm 2010 xuống còn 17.061 triệu đồng năm 2012. Việc ngân hàng hạn chế khoản vay này do tình hình kinh tế có nhiều biến động tình trạng thất nghiệp tăng cao, nông sản làm ra không có thị trường tiêu thụ ổn định nên thu nhập của người dân không đảm bảo. Trong khi các khoản vay này không mang lại thu nhập trực tiếp cho người dân chỉ phục vụ 30 cho sinh hoạt hằng ngày là chủ yếu như: Xây nhà, mua sắm,… do đó việc thu hồi vốn đối với khoản vay này gặp khó khăn nên rủi ro mang lại cho ngân hàng là rất cao. b) DSCV theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm của 2012 và 2013. Bảng 4.7: Cho vay theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % Trồng trọt 41.012 42.425 1.413 3,45 Chăn nuôi 25.303 19.346 (5.957) (23,54) Thủy sản 23.469 25.630 2.161 9,21 KDDV 81.408 86.425 5.017 6,16 122.491 128.158 5.667 4,63 Chuyển đổi phương tiện 2.553 4.295 1.742 68,23 Khác 6.022 8.940 2.918 48,46 302.258 315.219 12.961 4,29 Kinh tế tổng hợp Tổng cộng Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình So với 6 tháng đầu năm 2012 thì các chỉ tiêu trong DSCV theo mục đích sử dụng đều có xu hướng tăng trừ cho vay chăn nuôi giảm 5.957 triệu đồng nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số lượng gia cầm, gia súc chết đầu năm tăng cao,.... Nắm bắt tình hình đó ngân hàng tiến hàng giảm các khoản vay này nhằm hạn chế rủi ro. Do hầu hết các chỉ tiêu cho vay đều tăng nên làm cho DSCV theo mục đích sử dụng tăng trong hai quý đầu năm 2013. Cụ thể các khoản tăng của ngân hàng như sau: Kinh tế tổng hợp và kinh doanh dịch vụ: Đây hai chỉ tiêu chủ yếu trong cho vay theo mục đích sử dụng chiếm trên 60% tỷ trọng DSCV đối với HSX Nếu so với năm 2012 thì trong 6 tháng đầu năm của 2012 DSCV của hai chỉ tiêu này đều thấp hơn so với 6 tháng cuối năm. Cho thấy trong hoạt động ngân hàng luôn chú trọng đến vần đề an toàn, và có sự am hiểu trong chu kỳ phát triển của địa phương. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì hai chỉ tiêu này có xu hướng tăng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì và phát triển. Do chi phí đầu tư ban đầu khi tiến hàng thực hiện các mô hình sản xuất tập trung theo chất lượng VietGrap quá lớn nên nhu cầu vay vốn sẽ tăng cao: Phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn, trồng cây ca cao xen dừa, phát triển mô hình trồng thanh long, chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất,...Với xu hướng phát triển trên địa bàn huyện đã mở ra tiềm năng lớn cho ngân hàng trong việc tăng DSCV. 31 Chuyển đổi phương tiện và cho vay khác: Ngoài việc phát duy trì và phát triển các khoản cho vay chủ lực, trong những tháng đầu năm 2013 ngân hàng tiến hành rà soát lại tình hình sản xuất trên địa bàn huyện để tiến hành phân bổ lại các khoản vay cho phù hợp với tình hình chung nhằm phân tán rủi ro trong cho vay, đồng thời tìm ra hướng đi mới trong hoạt động của mình nhằm tạo ra sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện làm cho hai khoản vay này có xu hướng tăng. Việc các khoản vay này tăng góp phần không nhỏ vào tăng DSCV đối với HSX đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn huyện. Trồng trọt và thủy sản: Đây là hai chỉ tiêu chịu ảnh hưởng tự tiếp của biến đổi khí hậu nên chịu nhiều rủi ro nhưng do các khoản vay này tập trung chủ yếu vào ngắn hạn thời gian thu hồi vốn nhanh nên trong 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng tiếp tục duy trì và phát triển cho vay đối với hoạt động này làm cho DSCV của các chỉ tiêu này tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012. Do việc nuôi trồng thủy sản nhỏ lẽ chi phí thức ăn cao, không kiễm soát được dịch bệnh sản phẩm làm ra chỉ tiêu thụ trên địa bàn huyện nên thu nhập không ổn, do đó ngân hàng cần có theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng. 4.2..2. Phân tích doanh số thu nợ Thông qua DSTN của ngân hàng ta có thể biết được việc ngân hàng phát vay có hiệu quả không. Trong cơ cấu cho vay thì ngân hàng tập trung cho vay HSX là chủ yếu chiếm trên 90% vậy trong công tác thu hồi nợ thì thu nợ từ đối tượng này là bao nhiêu phần trăm, có thật sự là khoản thu chính trong thu nhập của ngân hàng hay không. Ta tiến hành tìm hiểu cơ cấu thu nợ của ngân hàng qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 qua bảng số liệu sau: Bảng 4.8: Cơ cấu doanh số thu nợ tại Agribank huyện Tam bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: Triệu đồng Năm 2010 2011 Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu Số tiền Hộ sản xuất 428.999 95,41 Khác Tổng 2012 6 tháng 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 516.916 92,67 560.663 91,38 283.893 90,78 20.643 4,59 40.880 7,33 52.904 8,62 22.856 9,22 449.642 100 557.796 100 613.567 100 312.735 100 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Song song với việc cho vay thì công tác thu hồi nợ của ngân hàng không kém phần quan trọng vì đây là một chỉ tiêu quan trọng để phản ánh hiệu quả HĐTD, đồng thời là nguồn tái đầu tư tín dụng để đảm bảo nguồn vốn hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Do trong cho vay tập 32 trung chủ yếu vào HSX nên làm cho thu nợ đối với hoạt động này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nợ của ngân hàng. Tỷ trọng của khoản thu nợ này có sự biến động nhưng vẫn chiếm trên 90% tổng DSTN, trở thành yếu tố quyết định đến việc tăng hay giảm tổng DSTN của ngân hàng. Tuy là yếu tố quyết định đến DSTN của ngân hàng nhưng do đối tượng cho vay là HSX nên công tác thu hồi nợ tương đối khó khăn, do đó để có nguồn vốn xoay vòng thì vấn đề thu nợ đối với hoạt động này luôn đạt lên hàng đầu. Sau đây là tình hình thu nợ đối với HSX của ngân hàng. 4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng. Trong kinh doanh không phải cho vay càng nhiều là càng có hiệu quả, càng thu được nhiều lợi nhuận. Mà vấn đề quan trọng là có thu hồi được nợ đầy đủ cả vốn lẫn lãi hay không sau khi khoản tiền vay được giải ngân cho khách hàng? Đồng thời phản ánh việc phát vay của ngân hàng có phù hợp với chu kỳ sản xuất, có đem lại lợi nhuận cho ngân hàng không? Vì vậy, để thấy rõ được thực tế về tình hình tín dụng đối với HSX theo thời hạn tại Agribank Tam Bình, ta sẽ tiến hành nghiên cứu thêm tình hình thu nợ theo thời hạn qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm đầu năm 2013. a) DSTN theo thời hạn tín dụng qua 3 năm (2010- 2012) Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm (2010- 2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 383.995 460.570 492.251 76.575 19,94 31.681 6,88 45.004 56.346 68.412 11.342 25,20 12.066 21,41 428.999 516.916 560.663 87.917 20,49 43.747 8,46 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Nhìn chung DSTN đối với HSX qua 3 năm (2010- 2012) có xu hướng tăng, đặc biệt trong năm 2011 có chênh lệch tăng và có tốc độ tăng vuợt mức so với năm 2012/2011, việc thu nợ tăng cao góp phần làm tăng thu nhập từ HĐTD trong năm. Do trong những tháng đầu năm 2011 cho vay chủ yếu là ngắn hạn, tình hình sản xuất trên địa bàn huyện tương đối ổn định, các chính sách hỗ trợ của chính phủ trong hoạt động thủy sản đã vực dậy ngành thủy sản của địa phương góp phần đưa DSTN tăng cao. Tuy trong năm thu nợ có tăng nhưng tình hình nợ xấu tăng cao nhất trong 3 năm, cho thấy trong năm công tác thu nợ chưa thật sự phát huy hết tác dụng, công tác dự báo của ngân hàng đối với chu kỳ sản xuất còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó do trong sản xuất còn 33 mang tính tự phát như: Tăng diện tích nuôi thủy sản, trồng ca cao xen dừa nhưng lại không có kĩ thuật chăm sóc, không có đầu ra nên đã đẩy nợ xấu trung dài hạn trong năm lên cao. Sang năm 2012, DSTN tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại. Sở dĩ DSTN tăng chậm do ảnh hưởng của những tháng cuối năm 2011, tình hình sản xuất trên địa bàn huyện mới bước vào ổn định, do cần nguồn vốn để tái sản xuất. Trong năm để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển các mô hình sản xuất trên địa bàn ngân hàng tăng các khoản cho vay trung dài hạn nên chưa đến hạn thu hồi nợ. Tuy tốc độ tăng của thu nợ có giảm nhưng so với năm 2011 thì công tác thu hồi nợ khá tốt, nợ xấu giảm mạnh góp phần đưa thu nhập cho hoạt động tín dụng của ngân hàng lên cao nhất trong năm. Trong thu nợ đối với HSX thì thu nợ ngắn hạn là chủ yếu chiếm trên 85% trong cơ cấu thu nợ. Sở dĩ thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao do trong cho vay ngân hàng chỉ tập trung cho các khoản vay ngắn hạn nên thu nợ ngắn hạn là điều tất nhiên. Đây là khoản thu chủ yếu nên biến động của chỉ tiêu này quyết định đến biến động của tổng thu nợ đối với HSX. Trong 3 năm thì thu nợ ngắn hạn tăng mạnh năm 2011, đây cũng là nguyên nhân góp phần làm cho tốc độ tăng của thu nợ trong năm tăng cao. Tuy trong năm DSCV của ngân hàng tăng nhẹ nhưng do tình hình sản xuất trong những tháng đầu năm tương đối ổn định, các chính sách của chính phủ trong sản xuất nông nghiệp phát huy tác dụng như trợ giá lúa, hỗ trợ trong chăn nuôi,… Tiến hành rà soát và xử lý dịch bệnh trên địa bàn huyện nhằm hạn chế tổn thất cho người dân. Đối với thu nợ ngắn hạn thì công tác thu hồi nợ tương đối tốt; Tuy nợ xấu có sự biến động trong năm 2011 nhưng không cao, sau đó có xu hướng giảm. Từ đó cho thấy các khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng tương đối tốt, đem lại hiệu quả khá cao, không đem lại nhiều rủi ro. Ta thấy thế mạnh của Agribank Tam Bình trong cho vay HSX không phải là những món vay trung dài hạn, nhưng các khoản vay này đã góp phần không nhỏ đến tăng DSTN qua 3 năm. Tuy thu nợ trung dài hạn có tăng nhưng đây là khoản thu mà có nợ xấu còn tồn động khá nhiều, Trong năm 2011 nợ xấu đối với trung dài đã góp phần làm cho nợ xấu HSX tăng cao nhất trong 3 năm. Nhưng với tình hình kinh tế biến động qua 3 năm (2010- 2012) thì công tác thu hồi nợ trung dài hạn đạt được thành tựu như vậy là khá ấn tượng. Cho thấy ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định và lựa chọn khách hàng. Qua đó cho thấy phương án cho vay của ngân hàng là rất xác thực nên đã đem lại lợi nhuận khá cao trong năm 2012. 34 b) DSTN theo thời hạn tín dụng đối với HSX 6 đầu năm 2012 và 2013 Bảng 4.10: Thu nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng cộng 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % 255.960 267.590 11.630 4,54 21.690 16.303 (5.387) (24,84) 277.650 283.893 6.243 2,25 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh và khí hậu trong những tháng đầu năm nên ngân hàng hạn chế trong cho vay kéo theo thu nợ tương đối thấp so với cả năm 2012. Trong những tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì được sự tăng trưởng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. So với 6 tháng 2012 thì DSTN tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng trên dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu của khoản tăng này là do tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nên các khoản vay là ngắn hạn, sản xuất trên địa bàn huyện bước vào kỳ thu hoạch làm cho thu nhập của người dân tăng. Bên cạnh đó các HSX trên địa bàn huyện chủ yếu sản xuất nhỏ lẽ, sản xuất gia đình nên tâm lý kết thúc các khoản nợ của một số hộ trong năm cũ để chuẩn bị tiến hành hoạt động kinh doanh mới trong năm sau đã tạo điều kiện cho công tác thu nợ của ngân hàng tốt hơn. Tuy xác định cho vay ngắn hạn là khoản thu chính trong cho vay của ngân hàng nhưng cũng không thể thay thế toàn bộ tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Đây là khoản cho vay nhằm chuyển đổi phương tiện, tăng diện tích cây lâu năm, duy trì hoạt động của các làng nghề,... Trong 6 tháng đầu năm 2013 các mô hình sản xuất tập trung có hiệu quả và đang nhân rộng ở các xã khác trên địa bàn huyện nên nhu cầu vay vốn trung dài hạn tiếp tục tăng. Do thời gian của những món vay là trên một năm nên chưa đến hạn thu hồi nợ nên chỉ tiến hành thu nợ đến hạn và nợ quá hạn của năm trước chuyển sang. Tuy thu nợ trung dài hạn trong nhưng tháng đầu năm giảm nhưng nợ xấu của ngân hàng đối với trung dài hạn không tăng. Qua đó cho thấy việc thu nợ của ngân hàng giảm không phải do công tác thu nợ yếu kém mà chủ yếu là do nợ chưa đến hạn thu hồi, hay chỉ quá hạn trong nhóm 1 và 2. Qua đó kết quả này có thể khẳng định rằng phương án cho vay của Agribank là có hiệu quả, nhất là trong công tác tìm kiếm và lựa chọn khách hàng cho vay, bám sát với tình hình kinh 35 tế trong và ngoài nước nhằm có sự điều chỉnh tỷ cho vay giữa ngắn hạn và trung dài hạn hợp lý trong từng giai đoạn. Tóm lại, HĐTD là hoạt động mang lại 80- 90 % lợi nhuận cho các ngân hàng, nhưng phương án phải như thế nào để mang lại lợi nhuận tối ưu, quyết định kết quả ở công tác thu nợ, nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực, có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt trong khâu đầu tiên tiếp cận và phân tích thẩm định khách hàng. Đây là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất quyết định HĐTD có gặp phải rủi ro không. Trong lĩnh vực tín dụng thì công tác thu nợ cả gốc lẫn lãi đúng hạn là mục tiêu cần đạt được của cả hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank Tam Bình nói riêng, và tất nhiên Agribank Tam Bình đã làm được điều này, đây là kết quả của sự thận trọng trong công tác phân tích, kiểm tra và theo dõi tốt quá trình sử dụng vốn từ lúc khách hàng vay cho đến lúc khách hàng đã hoàn trả cả gốc lẫn lãi. 4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng Thông qua thu nợ của ngân hàng theo mục đích sử dụng, ta có thể thấy được thực trạng cho vay theo mục đích sử dụng đối với HSX có thực sự mang lại hiệu quả không. Từ đó có sự điều chỉnh trở lại cơ cấu cho vay nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. a) DSTN theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 - 2012) Bảng 4.11: Thu nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 -2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 55.689 59.750 69.103 4.061 7,29 9.353 15,65 Chăn nuôi 40.735 46.034 52.839 5.299 13,01 6.805 14,78 Thủy sản 37.859 47.911 50.473 10.052 26,55 2.562 5,35 Kinh doanh dịch vụ 94.190 107.281 124.351 13.091 13,90 17.070 15,91 188.841 237.102 242.485 48.261 25,56 5.383 2,27 750 1.578 1.959 828 110,40 381 24,14 10.935 17.260 19.453 6.325 57,84 2.193 12,71 428.999 516.916 560.663 87.917 20,49 43.747 8,46 Kinh tế tổng hợp Chuyển đổi phương tiện sản xuất Khác Tổng Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Nhìn chung các chỉ tiêu trong thu nợ theo mục đích sử dụng vốn đều có xu hướng tăng, trong đó thu từ kinh doanh dịch vụ và kinh tế tổng hợp là chủ 36 yếu, đây là hai yếu tố này mang tính chất quyết định đến thu nợ qua 3 năm (2010- 2012). Tuy thu nợ đối với HSX có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không duy trì ổn định mà biến động giảm cụ thể như sau: Năm 2011 thu nợ tăng vượt, tốc độ tăng đạt 20,49% trong khi năm 2012 tốc độ tăng chỉ 8,46%. Vậy nguyên nhân nào làm cho tốc độ tăng của thu nợ theo mục đích sử dụng đối với HSX có sự chênh lệch như thế và ảnh hưởng bởi yếu tố nào: Kinh tế tổng hợp, thủy sản, chuyển đổi phương tiện sản xuất và thu khác: Đây là những khoản thu có biến động tăng cao trong năm 2011, sau đó tốc độ tăng của những chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Trong đó giảm mạnh từ thu nợ kinh tế tổng hợp và thủy sản là chủ yếu. Nguyên nhân do trong những tháng đầu năm của 2011 nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, một số hàng nông sản sản xuất theo mô hình VietGrap có mặt tại siêu thị và được người dân ngày càng ưa chuộng. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ của chính phủ trong thủy sản góp phần tạo điều kiện cho người dân có vốn hoàn trả nợ ngân hàng. Nhưng bước sang năm 2012, do ảnh hưởng của những tháng cuối năm 2011 và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu làm cho tình hình sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nên làm cho các doanh nghiệp khó tiêu thụ hàng hoá, tồn kho và nợ động kéo dài nên hạn chế thu mua hàng, các làng nghề bị thiếu nguyên liệu sản xuất, phải tiến hành mua ở nơi khác làm cho chi phí sản xuất tăng đẩy thu nhập của người dân xuống thấp làm cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn. Bên cạnh đó do trong năm nhu cầu vốn nhằm để đáp ứng các mô hình sản xuất tập trung cao, nên cho vay trung dài hạn trong năm ngân hàng không thể thu hồi các khoản nợ này. Kinh doanh dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi: Các chỉ tiêu này có xu hướng tăng góp phần làm tăng DSTN của ngân hàng qua 3 năm. Trái với các khoản thu trên, các khoản thu này đã tạo nên sự đột phá trong công tác thu nợ của ngân hàng trong năm 2012. Sở dĩ thu nợ đối với các hoạt động này có tốc độ tăng như vậy là do trong cho vay ngoài việc phát triển các khoản vay mới, ngân hàng còn tích cực thu hồi nợ qua các năm, nhằm hạn chế phát sinh các khoản nợ quá hạn, người dân có ý thức hơn về tiêm phòng dịch bệnh trong chăn nuôi nên tổn thất do dịch bệnh gây ra tương đối thấp, và các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong chăn nuôi góp phần mang lại thu nhập tương đối cho người dân, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp, đưa cây màu trồng trên đất ruộng phá thế độc canh cây lúa, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Bên cạnh đó việc phát triển các mô hình kinh tế theo hướng tập trung đã gián tiếp cải thiện thu nhập đối với các hộ vay vốn kinh doanh dịch vụ tại các mô hình sản xuất, và các trung tâm thu mua nông sản trên địa bàn huyện 37 Tóm lại yếu tố quyết định chênh lệch của thu nợ chủ yếu do tăng từ hoạt động kinh tế tổng hợp chiếm 54,89% tổng tăng của thu nợ trong năm. Qua 3 năm tuy các chỉ tiêu thu nợ đều có xu hướng nhưng các khoản vay đều còn tồn động nợ xấu nhiều, đặc biệt là hoạt động thủy sản tồn động nợ xấu cao nhất qua 3 năm. Do đó ngân hàng cần chú ý hơn trong cho vay và công tác thu hồi nợ đối với hoạt động này. a) DSTN theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm của 2012 và 2013 Bảng 4.12: Thu nợ theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6 tháng 2012 6 tháng 2013 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % Trồng trọt 34.698 36.793 2.095 6,04 Chăn nuôi 20.571 23.944 3.373 16,40 Thủy sản 26.541 17.839 (8.702) (32,79) Kinh doanh dịch vụ 68.798 71.483 2.685 3,90 118.366 122.867 4.501 3,80 Chuyển đổi phương tiện 1.750 2.694 944 53,94 Khác 6.926 7.273 347 5,01 277.650 283.893 6.243 2,25 Kinh tế tổng hợp Tổng Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Trong 6 tháng đầu năm 2013 công tác thu nợ của ngân hàng tương đối tốt đạt 283.893 triệu đồng vượt qua ngưỡng 6 tháng đầu năm 2012. Trong thu nợ theo mục đích sử dụng các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng trừ thu nợ đối với thủy. Nếu so 6 tháng đầu năm 2012 với cả năm 2012 thì thu nợ của hoạt động tương đối thấp, do nuôi trồng thủy sản trên địa bàn sản xuất nhỏ lẽ, theo tập quán nên việc nuôi trồng chỉ tiến hành sau khi nghĩ tết âm lịch, bước sang khoảng tháng 2 nên cho vay chưa kịp thu hồi nợ. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ hoạt động thủy sản có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012; Nguyên nhân do phần lớn các doanh nghiệp, kinh doanh thuỷ sản khó tiêu thụ hàng hoá, tồn kho và nợ động kéo dài nên không thu mua thuỷ sản nuôi cho dân, trong 6 tháng đầu năm diện tích nuôi trên địa bàn huyện có tăng, do người dân nuôi tự phát là chủ yếu nhưng với chi phí nhân công và thức ăn cao và thị trường tiêu thụ chỉ là trong địa bàn huyện nên nên thu nhập của những đối tượng sản xuất trong hoạt động này không ổn định. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì cơ cấu thu nợ theo mục đích sử dụng không có nhiều thay đổi. Thu nợ đối với kinh doanh dịch vụ và kinh tế tổng 38 hợp vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 60% DSTN đối với HSX. Trong 6 tháng đầu năm hai chỉ tiêu này đã góp phần vào tăng DSTN của HSX 7.186 triệu đồng. Sở dĩ thu nợ đối với chỉ tiêu này tăng cao do trong năm các mô hình sản xuất tập trung trên địa bàn huyện phát triển về quy mô và chất lượng, đồng thời phát triển mô hình mới theo xu hướng thị trường có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, tiến hành trồng nguyên liệu phát triển làng nghề trên địa bàn làm giảm chi phí trong sản xuất. Qua đó cho ta thấy rõ hơn về những thay đổi trong bộ mặt nông thôn góp phần giảm đi sự nghèo nàn này mỗi khi đến mùa thu hoạch, hạn chế được tình trạng bán tháo nông sản để trang trải nợ nần, với chính sách phát triển của huyện thì hạn chế một phần tình trạng thương lái ép giá. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập ở nông thôn, giúp người dân an tâm mở rộng sản xuất. Chăn nuôi, trồng trọt, chuyển đổi phương tiện sản xuất và thu nợ khác: Các hoạt động này góp phần vào tăng thu nợ ngân hàng trong năm. Nguyên do đây là những khoản vay ngắn hạn, khi nền kinh tế biến động các khoản vay này không bị ảnh hưởng quá nhiều nên làm cho thu nợ của ngân hàng trong năm tiếp tục tăng. Bên cạnh đó do phát triển các mô hình có sản xuất có hiệu nên nhu cầu mở rộng các mô hình này tăng làm cho các khoản vay phục vụ cho chuyển đổi phương tiện đem lại thu nhập nên góp phần nâng cao thu nhập của người dân, gián tiếp làm tăng DSTN của ngân hàng. Tóm lại tình hình kinh tế trong những năm qua có chuyển biến phức tạp, song DSTN của ngân hàng đối với HSX có chiều hướng biến đổi theo hướng tích cực, tăng liên tục trong 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013. Qua kết quả này có thể khẳng định rằng phương án cho vay của Agribank Tam Bình là có hiệu quả, nhất là trong công tác tìm kiếm và lựa chọn khách hàng cho vay, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng v.v… 4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ cho vay Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào? Do dư nợ là thu nhập trong tương lai nên việc xác định cơ cấu dư nợ như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng nói chung và Agribank Tam Bình nói riêng. Sau đây là cơ cấu dư nợ của chi nhánh Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013. 39 Bảng 4.13 : Cơ cấu dư nợ cho vay tại Agribank huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: Triệu đồng Năm 2010 2011 Tỷ trọng (%) Chỉ tiêu Số tiền Hộ sản xuất 369.986 93,81 Khác Tổng 2012 6 tháng 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 382.365 92,50 433.741 93,57 465.067 93,79 24.412 6,19 31.000 7,50 29.815 6,43 37.199 6,21 394.398 100 413.365 100 463.556 100 495.863 100 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Có thể nói sự tăng trưởng tín dụng thường dựa vào kết quả dư nợ, thông qua chỉ số dư nợ ta có thể nắm bắt được tốc độ phát triển của ngân hàng qua từng năm. Do điều kiện sản xuất trên địa bàn chủ yếu là nông nghiệp nên trong cho vay ngân hàng chủ yếu tập trung vào HSX nên DNCV của đối tượng này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ tuy có biến động nhưng vẫn duy trì trên mức 90%. Do đây là yếu tố quyết định dư nợ cho vay của ngân hàng biến động theo chiều hướng nào, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập trong tương lai nên đồi hỏi ngân hàng xác định dư nợ thế nào cho hợp lý mà không đạt ngân hàng vào trạng thái rủi ro quá cao. Cụ thể dự nợ của ngân hàng đối với HSX như sau: 4.2.3.1. Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng Để trả lời câu hỏi “Dư nợ cho vay HSX nông nghiệp có tăng qua các năm hay không?” Trước tiên, cần đi sâu tìm hiểu về dư nợ thời hạn tín dụng để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình dư nợ của cho vay hộ sản xuất. Cụ thể tình hình dư nợ của Agribank chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 như sau: a) Dư nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm (2010- 2012) Bảng 4.14: Dư nợ cho vay theo thời hạn qua 3 năm (2010 -2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 256.976 273.388 337.854 16.412 6,39 64.466 23,58 Trung dài hạn 113.010 108.977 95.887 (4.033) (3,57) (13.090) (12,01) Tổng 369.986 382.365 433.741 12.379 3,35 51.376 13,44 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình 40 Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra và nhu cầu phát triển SXKD trên địa bàn huyện ngày càng tăng nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng không giống nhau dẫn đến dư nợ tín dụng cũng khác nhau. Nhìn chung dư nợ biến động theo chiều hướng tăng và đạt đỉnh 433.741 triệu đồng trong năm 2012, trong dư nợ đối với HSX thì dư nợ ngắn hạn là chủ yếu, đây chỉ tiêu duy nhất góp phần làm tăng dư nợ qua 3 năm. Sở dĩ dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao do đối tượng cho vay là HSX nên không thể tính toán được chính xác rủi ro của đối tượng này mang lại là bao nhiêu, do đó cho vay ngắn hạn là lựa chọn tốt nhất đối với ngân hàng vừa phù hợp với mô hình sản xuất mang tính thời vụ của nông nghiệp với đặc thù vay vốn như thế này có thể giúp ngân hàng bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất, vừa có thể đưa rủi ro xuống mức thấp nhất có thể. Tuy dư nợ tăng qua 3 năm liên tục tăng nhưng nợ xấu còn tồn động khá nhiều, đặc biệt trong năm 2011 nợ xấu tăng đột biến. Việc nợ xấu tăng làm cho dư nợ của ngân hàng tăng trong năm 2011, cho thấy trong năm ngân hàng phải gánh chịu nhiều rủi ro; đây là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận trong năm giảm. Trái với năm 2011 dư nợ năm 2012 có xu hướng tăng, nhưng sự góp mặt của nợ xấu vào tổng dư nợ đang biến động giảm. Qua đó cho thấy trong cho vay ngân hàng không ngừng tìm kiếm khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro, đồng thời công tác thu hồi nợ phát huy tác dụng mở ra khoản thu nhập trong tương lai tương đối ổn định, có khả nâng thu hồi vốn cao. Trong 3 năm (2010 -2012) dư nợ ngắn hạn xem như mạch máu để duy trì và phát triển dư nợ của ngân hàng. Việc dự nợ ngắn hạn cao do chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp là ngắn hạn, đối tượng cho vay chịu ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh khó kiểm soát nên tập trung cho vay ngắn hạn là một trong những giải pháp thành công giúp ngân hàng rút ngắn nợ xấu. Có thể nói khoản tăng của dư nợ ngắn hạn là khá tốt do trong 3 năm các khoản nợ xấu ngắn hạn biến động tăng trong năm 2011 sau đó giảm xuống nên dư nợ năm trước chuyển sang sẽ là các khoản nợ chưa đến hạn thu, hay chỉ là các khoản nợ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 nên khả nâng thu hồi nợ cao, không gây áp lực quá lớn cho quá trình hoạt động. Do quá trình sản xuất nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào khí hậu nên các khoản vay trung dài hạn của ngân hàng thường khó thu hồi, nợ xấu đối với khoản vay này cao. Do đó trong 3 năm (2010- 2012) kết hợp với mở rộng hình thức cho vay ngắn hạn ngân hàng đã giảm hình thức cho vay trung dài hạn, tăng cường công tác thu hồi nợ làm cho dư nợ của chỉ tiêu này giảm liên tục trong 3 năm. Trong năm 2011 dự nợ giảm trong khi nợ xấu trung dài hạn tăng cao đạt 19.802 triệu đồng trong đó chủ yếu là nợ nhóm 4 và nhóm 5 đạt 19.789 triệu đồng. Qua đó cho thấy dư nợ đối với chỉ tiêu này không mấy hiệu 41 quả trong năm 2011. Bước sang năm 2012, tuy nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế huyện tăng cao, cho vay các trung dài hạn tăng nhưng dư nợ của chỉ tiêu này có xu hướng tiếp tục giảm. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm cho vay trung dài hạn có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của thu nợ. Điều này thể hiện thông qua nợ xấu trung dài hạn của ngân hàng trong năm 2011 và năm 2012 có sự suy giảm đáng kể, đặc biệt là việc giảm các chỉ tiêu này nhằm giúp ngân hàng hạn chế rủi ro và đảm bảo nhu cầu thanh khoản trong hoạt động vì cho vay thời gian ngắn, thu nợ nhanh, quay vòng vốn nhanh mang lại lợi nhuận ổn định. Đây còn là con đường nhanh chóng giúp Agribank Tam Bình hoàn thành mục tiêu của mình và là biện pháp hạn chế rủi ro của ngân hàng. b) Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu của 2012 và 2013 Bảng 4.15: Dự nợ cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % Ngắn hạn 302.205 362.797 60.592 20,05 Trung dài hạn 104.768 102.270 (2.498) (2,38) Tổng 406.973 465.067 58.094 14,27 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Nhìn chung dư nợ cho vay HSX so với 6 tháng năm 2012 thì có xu hướng tăng, do trong hoạt động ngân hàng xác định khoản thu chính của mình là ngắn hạn nên tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu làm cho dư nợ của ngắn hạn duy trì và phát triển theo xu hướng tăng đạt 465.067 triệu đồng chiếm trên 70% tổng dư nợ HSX. Việc phát triển dư nợ ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm dự nợ trung dài hạn có xu hướng giảm nhưng so với năm 2012 thì chỉ tiêu này đã tăng trở lại. Nguyên nhân chủ yếu do đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất nên cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cần trang bị thêm máy móc thiết bị, áp dụng các mô hình cơ cấu mới vào sản xuất. Việc dự nợ trung dài hạn tăng sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai, đồng thời rủi ro mang lại cũng rất cao, do đòi hỏi cán bộ tín dụng phải giám sát tình hình sử dụng vốn vay trong từng giai đoạn giải ngân, nhằm có thể thu hồi vốn. Dư nợ trong những tháng đầu năm tăng là tín hiệu khá tốt cho lợi nhuận của ngân hàng, do nợ xấu giảm mạnh, nên việc dư nợ tăng chủ yếu là các khoản nợ chưa đến thời gian thu hồi hay chỉ trong khoản nợ nhóm 1 và nhóm 2 nên khả nâng thu hồi nợ cao. 42 Tóm lại, ngân hàng luôn chú trọng vào vấn đề thanh khoản làm sao cho cân xứng giữa nguồn vốn huy động được và DSCV nhằm đảm bảo an toàn, thu hồi nợ nhanh đem lại lợi nhuận là tối đa. Chính vì những lí do trên mà hạn chế cho vay trung dài hạn tương đương DNCV trung và dài hạn nên làm chỉ tiêu này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ. Vì vậy có thể nói rằng thước đo hiệu quả tín dụng chỉ đa phần tập trung ở ngắn hạn. 4.2.3.2 Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng Ngoài việc tìm hiểu dư nợ theo thời hạn tín dụng của Agribank Tam Bình ta tiến hành phân tích dư nợ theo mục đích sử dụng để thấy rõ hơn vai trò của dư nợ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013. a) DNCV theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010- 2012) Bảng 4.16: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 – 2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 22.367 26.412 35.838 4.045 18,08 9.426 35,69 Chăn nuôi 24.342 22.340 27.379 (2.002) (8,22) 5.039 22,56 Thủy sản 26.230 27.970 31.726 1.740 6,63 3.756 13,43 Kinh doanh dịch vụ 58.580 62.570 77.655 3.990 6,81 15.085 24,11 182.806 184.714 199.799 1.908 1,04 15.085 8,17 Chuyển đổi phương tiện sản xuất 37.426 40.118 53.574 2.692 7,19 13.456 33,54 Khác 18.235 18.241 15.849 6 0,03 (2.392) (13,11) 369.986 382.365 433.741 12.379 3,35 51.376 13,44 Kinh tế tổng hợp Tổng Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Nhìn chung các chỉ tiêu trong dư nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm có xu hướng tăng trừ dư nợ đối với lĩnh vực chăn nuôi và dư nợ khác biến động giảm. Đối với dư nợ chăn nuôi biến động giảm trong năm 2011 sau đó tăng trở lại, nguyên nhân của sự biến đổi này do chỉ tiêu dư nợ là kết quả của phép tính chênh lệch giữa DSCV và DSTN; Trong những tháng đầu năm 2011, sản xuất trên địa bàn huyện tương đối ổn định, các món vay của ngân hàng cho chăn nuôi tương đối hiệu quả, đã đẩy thu nợ của ngân hàng lên cao nhất trong 3 năm. Ngoài khoản giảm của chăn nuôi thì trong năm 2012 dư nợ khác có xu hướng giảm, việc khoản dư nợ này giảm không phải theo chiều hướng xấu mà dư nợ này giảm trong năm do cho vay đối với hoạt động tăng thấp hơn thu nợ, 43 bên cạnh khoản nợ xấu đối với hoạt động này biến động giảm sau khi tăng cao trong năm 2011. Tuy dư nợ của hai chỉ tiêu này giảm nhưng không giảm tổng dư nợ đối với HSX, dư nợ tăng liên tục và đạt đỉnh trong năm 2012 tăng 51.376 triệu đồng so với năm 2011. Việc các chỉ tiêu tăng của dư nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm có thật sự mang lại hiệu quả hay mang lại gánh nặng cho ngân hàng. Sau đây là tình hình cụ thể khoản tăng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm. Kinh doanh dịch vụ và kinh tế tổng hợp: Đây là hai khoản tăng chủ yếu trong dư nợ của ngân hàng chiếm trên 50% tổng dư nợ HSX, tính đến năm 2012 dư nợ khoản này đã tăng 30.170 triệu đồng so với 2011. Do trong phân tích DSCV theo mục đích sử dụng, ngân hàng xác định đây là nguồn thu chủ yếu vậy có thể giải thích được việc tại sao dư nợ của đối tượng này lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Agriank Tam Bình. Trong năm 2012 dư nợ của hai chỉ tiêu này tăng cao góp phần đưa dư nợ đối với HSX lên cao nhất trong 3 năm, dự nợ tăng của 2 chỉ tiêu này chiếm 58,72% tổng tăng của dư nợ. Việc hai chỉ tiêu này tăng đã phần nào đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để phát triển sản xuất theo phương pháp mới, nhằm ổn định thì trường tiêu thụ, đồng thời tạo ra khoản thu nhập cao hơn trong tương lai ngân hàng tiến hành tăng cho vay trung dài hạn, do đây là khoản vay không thể thu hồi trong năm nên nó đã góp phần đưa dư nợ của ngân hàng lên cao. Song song với việc tăng dư nợ thì để đảm bảo khoản thu nhập trong tương lai này không mang nhiều gánh nặng thì ngân hàng đã giảm nợ xấu đối với hoạt động cho vay và duy trì ở mức thấp. Chứng minh cho vấn đề này ta thấy trong năm 2011 với xu hướng chung của ngành ngân hàng nợ xấu ở hầu hết các khoản vay điều tăng, nhưng bước sang năm 2012 nợ xấu đối với hoạt động này lại giảm xuống mức thấp. Trồng trọt: Dư nợ của hoạt này góp phần làm tăng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm. Trong dư nợ của hoạt động này thì nợ xấu có biến động tăng trong năm 2011 nhưng tương đối thấp. Nguyên nhân do cho vay hoạt động này ngắn hạn là chính nên khi kinh tế biến động, các khoản vay này không biến động nhiều, đây là một trong những khoản vay mà ngân hàng đầu tư để giúp xoay vòng vốn nhanh và hạn chế rủi ro trong cho vay dài hạn. Thủy sản và chuyển đổi phương tiện sản xuất: Để phân tán rủi ro trong cho vay, đồng thời tìm ra nguồn thu mới phù hợp với xu hướng phát triển của huyện, nâng cao khả nâng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, nên các khoản vay của ngân hàng ngày càng có xu hướng tăng, góp phần làm tăng dư nợ các năm. Đây là hai khoản phát vay có nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ xấu đối với HSX đặc biệt là trong năm 2011 dư nợ của hai chỉ tiêu này chiếm 22,28% tổng dư nợ đối với HSX, qua đó cho thấy trong năm ngân hàng phải gánh chịu rủi ro do nợ xấu mang lại là rất lớn. Bước sang 44 năm 2012 trong dư nợ có bước cải thiện nhưng nợ xấu vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong dư nợ của ngân hàng. Qua đó cho thấy hai chỉ tiêu này có độ rủi ro rất cao, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường nên trong hoạt động ngân hàng cần có các biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ xấu, hạn chế chuyển nhóm nợ, nhằm giảm bớt gánh nặng trong khoản thu nhập trong tương lai của ngân hàng. b) DNCV theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm của 2012 và 2013 Bảng 4.17: Dư nợ theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % Trồng trọt 32.726 41.470 8.744 26,72 Chăn nuôi 24.072 22.781 (1.291) (5,36) Thủy sản 24.898 39.517 14.619 58,72 KDDV 78.180 92.597 14.417 18,44 188.839 205.090 16.251 8,61 Chuyển đổi phương tiện 40.921 55.175 14.254 34,83 Khác 17.337 17.516 179 1,03 406.973 465.067 58.094 14,27 Kinh tế tổng hợp Tổng Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Nhìn chung dư nợ ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 có hướng phát triển tích cực, dư nợ của ngân hàng đạt 465.067 triệu đồng, tăng 58.094 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong hai quý đầu năm 2013, dư nợ đối với hoạt động chăn nuôi giảm do tình hình dịch bệnh có xu hướng tăng, trên địa bàn huyện không kiểm soát được tình trạng vịt chạy đồng vào ban đêm nên làm cho dịch bệnh có xu hướng lan rộng và diễn biến phức tạp nên việc phát vay của ngân hàng đối với hoạt động này giảm, trong thu hoạch lúa tiến hành đưa máy gặt đập liên hợp vào sản xuất nên kéo theo lượng gơm phục vụ cho chăn nuôi bò, trồng nấm giảm. Với việc DSCV đối với hoạt động này giảm nhưng công tác thu hồi nợ được ngân hàng tiếp tục kế thừa và phát huy nên làm cho thu nợ tăng cao. Trong dư nợ ngân hàng có những giải pháp tích cực trong công tác thu hồ nợ, nợ xấu của ngân hàng giảm 562 triệu đồng. Tuy đây là tín hiệu tốt cho dư nợ nhưng ngân hàng cần kiểm tra, giám sát quá trình dụng vốn đối với hoạt động này tránh để nợ xấu tăng cao trở lại. Trong 6 tháng đầu năm 2013, các khoản vay của ngân hàng đều có xu hướng tăng đặc biệt là cho vay ngắn hạn, góp phần làm tăng dư nợ. Bên cạnh 45 đó, ngân hàng còn tăng các khoản vay nhằm duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện nên làm cho các chỉ tiêu cho vay theo mục đích sử dụng đều tăng, nhưng việc tăng dư nợ này chỉ tốt đối với kinh doanh dịch vụ, trồng trọt, kinh tế tổng hợp và chuyển đổi phương tiện do các hoạt động này không mang nhiều gánh nặng về nợ xấu. Đối với dư nợ hoạt động thủy sản tuy có tăng, nợ xấu có giảm nhưng vẫn còn khá cao, thu nợ đối với hoạt động này trong năm lại giảm. Nguyên nhân việc nợ xấu giảm chậm do nguồn nước đang bị ô nhiễm, sản xuất mang tình tự phát còn khá cao, thị trường tiêu thụ của loại hàng này có quy chế kiểm duyệt khắt khe nên việc sản xuất hiện tại của địa bàn không mang lại hiệu quả xuất khẩu. Do đó cán bộ tín dụng cần theo sát tình hình diễn biến của các khoản này để đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tóm lại, ngoài việc lựa chọn khách hàng cho vay, có tình hình tài chính lành mạnh; ngân hàng còn phân tán rủi ro thông qua hình thức đầu tư cho vay vào nhiều mục đích khác nhau và không tập trung cho vay quá lớn một khách hàng. Đây là một định hướng đúng trong cho vay đã đạt được hiệu quả cao. Vì vậy ngân hàng cần duy trì và hoàn thiện hơn. 4.2.4. Phân tích về tình hình nợ xấu Thông qua cơ cấu nợ xấu chúng ta có thể một phần nào thấy được chất lượng tín dụng của ngân hàng, thấy được những khoản vay nào mang lại rủi ro cao. Để từ đó đưa ra các giải pháp hạn nhằm thu hồi khoản nợ này cũng như có sự điều chỉnh trong cơ cấu cho vay đối với từng chỉ tiêu như theo thời hạn, theo thành phần, một cách hợp lý phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn. Vậy trong cơ cấu nợ xấu của Agribank Tam Bình thì nợ xấu của hoạt động nào là chủ yếu và có ảnh hưởng gì đến hoạt động của ngân hàng. Bảng 4.18 : Cơ cấu nợ xấu tại Agribank huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Hộ sản xuất Khác Tổng 2010 Số tiền 2.580 0 2.580 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền 2012 6 tháng 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 100 22.634 94,57 3.231 98,66 2.086 92,75 0 1.300 5,43 44 1,34 163 7,26 100 23.934 100 3.275 100 2.249 100 Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng thương mại nào thì lợi nhuận luôn được quan tâm hàng đầu và kế đến là vấn đề về nợ xấu. Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta xem xét về tỷ lệ nợ xấu, 46 tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng cũng phải được đánh giá từ kinh tế xã hội, xem nó có phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội hay không, có phục vụ lợi ích của người dân hay không. Do trong hoạt động cho vay thì cho vay HSX chiếm tỷ trọng cao, các khoản vay này chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên nợ xấu của ngân hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động này. Điều này thể hiện ở nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trên 90% thậm chí trong năm 2010 là 100% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Do các khoản vay này phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên nên các khoản nợ này luôn biến động. Do đó tiến hành phân tích để biết được nợ xấu của ngân hàng tập trung vào khoản vay nào trong cho vay HSX là chính từ đó có giải pháp khắc phục nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu trong cho vay của ngân hàng nói chung. Cụ thể tình hình biến động của nợ xấu như sau: 4.2.4.1. Nợ xấu theo thời hạn tín dụng Nợ xấu là một vấn đề mà hầu hết các ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích và tìm biện pháp thu hồi, nhằm đưa vốn trở lại vòng quay tín dụng. Thông qua phân tích nợ xấu theo thời hạn tín dụng ta có thể thấy được nợ xấu ngắn hạn hay trung dài hạn là chủ yếu. Nguyên nhân của nào làm cho nợ xấu biến động như vây. a) Nợ xấu theo thời hạn tín dụng qua 3 năm (2010- 2012) Bảng 4.19: Nợ xấu theo thời hạn qua 3 năm (2010 - 2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2011/2010 2012 Chỉ tiêu Ngắn hạn 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1.083 61,92 (1.672) (59,04) 1.749 2.832 1.160 + Nhóm 3 261 218 154 (43) (16,48) (64) (29,36) + Nhóm 4 635 1.145 642 510 80,31 (503) (43,93) + Nhóm 5 853 1.469 364 616 72,22 (1.105) (75,22) Trung dài hạn 831 19.802 2.071 18.971 2.282,91 (17.731) (89,54) + Nhóm 3 53 13 36 (40) (75,47) 23 176,92 + Nhóm 4 233 15.913 7 15.680 6.729,61 (15.906) (99,96) + Nhóm 5 545 3.876 2.028 3.331 611,19 (1.848) (47,68) 2.580 22.634 3.231 20.054 777,29 (19.403) (85,73) Tổng Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Nhìn chung nợ xấu qua 3 năm (2010- 2012) có biến động phức tạp, tăng cao trong năm 2011 sau đó giảm xuống, tốc độ tăng lên đến 777,29%. Với 47 chính sách gối đầu quá nhiều trong hoạt động sản xuất nên trong những tháng cuối năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn người dân không thể thu hồi vốn trong sản xuất làm cho việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn, bên cạnh đó chưa có sự thống nhất trong mô hình chuỗi giá trị liên kết, hợp tác 04 nhà (Nhà nông - Doanh nghiệp - Nhà khoa học - Ngân hàng), giống mới không đem lại hiệu quả cao, nông sản làm ra không có thị trường tiêu thụ, dẫn đến thu nhập trong nông thôn còn bấp bênh không có sự đảm bảo nào cho thu nhập của người dân. Sản xuất còn mang tính tự phát cao, nên các khoản vay trong năm hiệu quả không cao. Bước sang năm 2012, với các chính sách kịp thời và đi đúng hướng đã góp phần làm giảm nợ xấu của ngân hàng trong đó giảm nợ xấu trung dài hạn là chủ yếu. Việc giảm khoản nợ này góp phần mang lại lợi nhuận cao nhất của ngân hàng trong năm 2012. Đối với nợ xấu ngắn hạn biến động tăng trong năm 2011 sau đó giảm xuống. Nguyên nhân do trong những tháng cuối năm 2011, tình hình sản xuất trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ, chi phí sản xuất tăng cao, nên công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do sản xuất mang tính tự phát như: Trồng lúa giá phân bón tăng gấp 4 lần, giá nông dược tăng gấp 2-3 lần... nhưng giá lúa gần như không tăng bao nhiêu, khi thu hoạch nôn nóng bán lúa cho nhanh để trang trải nợ nần, nên bị thương lái ép giá, do trồng lúa không mang lại thu nhập cao người dân tiến hành trồng màu trên ruộng trong khi chưa có kỹ thuật canh tác, giá cả không ổn định, phát triển nuôi các tra dọc trên diện rộng số lượng nuôi trồng tăng chỉ tiêu thụ trong các chợ trên địa bàn,… Với việc thất thu trong sản xuất nên đẩy một số HSX rơi vào tình trạng nợ quá hạn ngân hàng, trong thời gian ngắn việc hoàn trả các khoản nợ này sẽ khó khăn nên việc chuyển nhóm nợ nhiều làm cho nợ xấu của nhóm 4 và nhóm 5 tăng cao. Với sự can thiệp kịp thời của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, hướng dẫn các kỹ thuật trong canh tác đất trồng lúa “ hai vụ lúa một vụ màu”, sử dụng các giống lúa chất lượng cao, hợp đồng với thương lái thu mua tại ruộng nên trong năm 2012 trong nợ xấu các nhóm nợ đều có xướng hướng giảm mạnh. Đối với nợ xấu trung dài hạn biến động tăng trong năm 2011, tốc độ tăng của khoản nợ này trong năm khá cao lên đến 2.282,91%. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình sản xuất khó khăn: Diện tích trồng nhãn bị phát hoang tăng cao, các làng nghề đang có nguy cơ bị thu hẹp do không có doanh nghiệp thu mua, diện tích mô hình trồng ca cao xen dừa trong năm do chưa nắm bắt kỹ thuật nên thiệt hại rất nhiều. Bên cạnh đó do chi phí đầu tư cho các mô hình sản xuất là rất lớn đồi hỏi thời gian dài nên đòi hỏi phải có nguồn vốn thu nhập ngắn hạn để nuôi dài, do chưa thực hiện được yêu cầu này nên các mô hình không sản xuất đến nơi. Nắm bắt những hạn chế trong năm 2011, với chính sách lấy ngắn nuôi dài, xây dựng có mô hình sản xuất tập trung theo từng xã 48 như: Cánh đồng mẫu lớn xã Mỹ Lộc, làng nghề bánh tráng xã Tường Lộc, mô hình ca cao, thanh long xã Hậu Lộc, Ninh Bình,…, Việc phát triển các mô hình này góp phần kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân, nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, giúp ngân hàng đưa vốn trở lại vòng quay tín dụng. Đánh giá cho sự thành công trong công tác thu hồi nợ trong năm 2012 các khoản nợ xấu trung dài hạn giảm mạnh đặc biệt là nợ nhóm 4 và nhóm 5 trừ nợ nhóm 3 có tăng nhưng không đáng kể. Qua đó cho thấy trong cho vay có sự kết hợp giữa ngân hàng và địa phương tiến hàng phát vay hỗ trợ lại sản xuất, đưa máy móc trở lại đồng ruộng, tái cấp vốn để mua máy móc nguyên liệu tiếp tục duy trì và phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện. Việc nợ xấu của ngân hàng giảm giúp giảm bớt gánh nặng trong cho vay, góp phần đưa lợi nhuận của ngân hàng lên cao nhất trong 3 năm. b) Nợ xấu theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013. Bảng 4.20: Nợ xấu theo thời hạn 6 tháng đầu năm của 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu Ngắn hạn 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % 1.134 534 (600) (52,91) + Nhóm 3 336 157 (179) (53,27) + Nhóm 4 565 251 (314) (55,58) + Nhóm 5 233 126 (107) (45,92) 1.514 1.552 38 2,51 + Nhóm 3 26 13 (13) (50,00) + Nhóm 4 86 57 (29) (33,72) + Nhóm 5 1.402 1.482 80 5,71 Tổng 2.648 2.086 (562) (21,22) Trung dài hạn Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình So với năm 2011 thì nợ xấu của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 là khá thấp. Cho thấy ngân hàng luôn có những biện pháp kìm chế việc tăng khoản nợ này. So với 6 tháng đầu năm 2012 và cả năm 2012 thì nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm; Do trong nợ xấu thì nợ xấu trung dài hạn là chủ yếu trong những tháng đầu năm khoản nợ này có xu hướng tăng nhẹ nên làm cho nợ xấu trong năm giảm nhưng tồn động khá nhiều. Nguyên nhân do tình hình kinh tế còn khó khăn nhưng trong sản xuất nông nghiệp có phần ổn định, các mô hình phát triển dưới sự hỗ trợ của nhà nước được bao tiêu sản phẩm, phát triển rau màu theo sổ tay VietGrap ngày càng được ưa 49 chuộng nên đầu ra tương đối ổn định. Tuy nhiên có chính sách nâng cao thu nhập nhưng tình trạng người dân nghèo nàn khi đến mùa thu hoạch vẫn còn duy trì ở nông thôn. Đây là nguyên nhân chính làm cho nợ xấu còn tồn động đối với cho vay HSX trên địa bàn huyện. Trong nợ xấu ngắn hạn thì các nhóm nợ đều giảm đặc biệt là nợ nhóm 5 giảm 107 triệu đồng. Việc giảm khoản nợ này giúp giảm gánh nặng về rủi ro, tiếp tục đưa vốn trở lại vòng quay tín dụng. Qua đó cho thấy ngân hàng không ngừng nâng cao công tác thu hồi nợ tiến hàng toàn diện gồm các khoản nợ đến hạn thu hồi và các khoản nợ quá hạn trước đó làm giảm việc chuyển nhóm nợ. Đối với nợ xấu trung dài hạn trong 6 tháng đầu năm biến động theo chiều hướng tăng đạt mức 1.482 triệu đồng đặc biệt là nợ nhóm 5. Nguyên nhân do tình trạng diện tích cây có múi bị thiệt hại trên diện rộng, ngành thủy sản tuy được vượt dậy trong năm 2011, tiến hành thả nuôi mới nhưng không có thì trường tiêu thụ nên ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ trước. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm tình hình sản xuất tuy ổn định cho phát triển nông nghiệp nhưng để giải quyết khoản nợ xấu của ngân hàng trước đó cho ngân hàng thì đây là vấn đề nan giải trong đời sống người dân, nên làm cho việc chuyển nhóm nợ của ngân hàng tăng cao. Do đó ngân hàng cần chú ý khoản nợ này để tiếp tục thu hồi nợ, hạn chế việc chuyển nhóm nợ để phát sinh nợ mới. Tóm lại, tuy nợ xấu của ngân hàng còn biến động nhưng có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là nợ nhóm 5. Qua đó cho thấy trong công tác thu hồi nợ và giảm phát sinh các khoản nợ mới, ngân hàng đã đưa ra các biện pháp đúng đắn. Bên cạnh các khoản nợ nhóm 5 tuy giảm nhưng vẫn còn cao, do đó ngân hàng cần tiến hành giám sát, theo dõi khoản nợ này để thu hồi. 4.2.4.2 Nợ xấu theo theo mục đích sử dụng Để có thể đưa ra biện pháp thiết thực nhằm hạn chế nợ xấu, chúng ta cần đi sâu hơn về tình hình nợ xấu thông qua mục đích sử dụng vốn. Thông qua phân tích hoạt động này ta có thể thấy được việc đầu tư vốn của ngân hàng đối với chỉ tiêu trong mục đích sử vốn không hiệu quả có nợ xấu chiếm tỷ trọng cao. Đồng thời giúp ngân hàng tìm hiểu nguyên nhân của việc nợ xấu cao từ đó đưa ra giải pháp khắc phục như: Có tiến hành tái cấp vốn để tiếp tục sản xuất hay đưa ra quyết định thu hồi, xử lý nợ xấu. 50 a) Nợ xấu theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010- 2012) Bảng 4.21: Nợ xấu theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 - 2012) Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 89 428 174 339 380,90 (254) (59,35) Chăn nuôi 191 642 213 451 236,13 (429) (66,82) Thủy sản 456 8.579 1.802 8.123 1.781,36 (6.777) (79,00) KDDV 174 753 92 579 332,76 (661) (87,78) Kinh tế tổng hợp 201 893 139 692 344,28 (754) (84,43) Chuyển đổi phương tiện sản xuất 890 6.594 268 5.704 640,90 (6.326) (95,94) Khác 579 4.745 543 4.166 719,52 (4.202) (88,56) 2.580 22.634 3.231 20.054 777,29 (19.403) (85,73) Tổng Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Nhìn chung tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng có sự biến động tăng trong năm 2011, các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng đặc biệt là hoạt động thủy sản, chuyển đổi phương tiện và hoạt động khác. Với ảnh hưởng của chu kỳ khủng hoảng làm lãi suất có nhiều biến động, lạm phát tăng cao các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, các doanh nghiệp còn trụ lại được chỉ sản xuất cầm chừng nên làm cho mô hình liên kết giữa nông dân và người tiêu dùng bị gãy khúc, nông sản không tiêu thụ được, không thể bảo quản lâu nên tổn thất rất lớn trong sản xuất của người dân. Ngoài chịu ảnh hưởng của kinh tế, còn chịu ảnh hưởng của khí hậu trên địa bàn huyện, trong năm thiên tay lũ lụt kéo dài làm thiệt hại rau màu trên diện rộng, tình hình sản xuất trên địa bàn tự phát, không có thị trường tiêu thụ, làm cho việc chuyển nhóm nợ tăng cao. Việc nợ xấu tăng cao trong năm 2011 không phải là tín hiệu quá xấu đối với ngân hàng do tăng theo xu hướng chung trong ngành ngân hàng năm 2011. Bước sang năm 2012 các khoản nợ xấu đồng loạt giảm làm cho tổng nợ xấu đối với HSX giảm. Trong năm nền kinh tế đã từng bước phục hồi sau ảnh hưởng của chu kỳ làm phát (8/2011) các HSX đã vượt qua khó khăn nên khả năng thanh toán các khoản tín dụng ngân hàng ổn định hơn, mặt khác công tác thu hồi nợ trên địa bàn huyện khá tốt, cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc và thu nợ khi đến hạn cũng như sàng lọc quá trình cho vay. Tuy nhiên, trong năm 2012 các khoản nợ xấu đều giảm nhưng nợ xấu đối với hoạt động thủy sản còn tương đối cao 1.802 triệu đồng. Do đó ngân hàng cần phải tăng cường 51 hơn nữa trong công tác thu nợ để có biện pháp kịp thời nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu đến mức thấp nhất tránh ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. b) Nợ xấu theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm của 2012 và 2013 Bảng 4.22: Nợ xấu theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % Trồng trọt 56 48 (8) (14,29) Chăn nuôi 94 72 (22) (23,40) 1.978 1.584 (394) (19,92) 89 86 (3) (3,37) 178 74 (104) (58,43) 116 97 (19) (16,38) 137 125 (12) (8,76) 2.648 2.086 (562) (21,22) Thủy sản KDDV Kinh tế tổng hợp Chuyển đổi phương tiện Khác Tổng Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình So với 6 tháng đầu năm 2012 thì nợ xấu của ngân hàng biến động theo chiều hướng giảm chỉ ở mức 1.940 triệu đồng giảm 3.909 triệu đồng, trong đó chủ yếu là giảm nợ xấu hoạt động thủy sản. Nguyên nợ xấu ngân hàng giảm ở hầu hết các chỉ tiêu do sản phẩm làm ra được doanh nghiệp bao tiêu thu mua sản phẩm, trên địa bàn huyện có các chính sách hạn chế ảnh hưởng dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi như: Xuống giống tránh gầy, lựa chọn giống chất lượng, đưa các giống mới chất lượng cao vào sản xuất, tiến hành tiêm phòng dịch cúm trên gà, vịt trên diện rộng,... Bên cạnh đó ngân hàng còn hạn chế cho vay các khoản vay không có tài sản đảm bảo, tiến hàng cho vay thông qua các tổ chức tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân. Ngoài ngân hàng còn chủ động thực hiện một cách quyết liệt và xuyên suốt các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ xấu. Tuy các khoản nợ xấu theo mục đích sử dụng giảm ở hầu hết các chỉ tiêu nhưng nợ xấu đối với hoạt động thủy sản còn khá cao, do đó ngân hàng cần có biện pháp xử lý tránh để khoản nợ này tăng trở lại. 4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK HUYỆN TAM BÌNH Chất lượng tín dụng phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng. Agribank Tam Bình thực hiện rất nhiều mục tiêu trong hoạt động cho vay như: Nâng cao chất lượng tín dụng; giảm thiểu rủi ro tín dụng, tăng tín thanh khoản cho nguồn vốn;….. nhưng trong đó xem chất 52 lượng tín dụng là yêu cầu hàng đầu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để phản ánh về chất lượng tín dụng, nhìn chung ngân hàng phản ánh qua các chỉ tiêu sau: Bảng 4.23: Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm 2012 và 2012 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Nợ xấu Triệu đồng 2.580 22.634 3.231 2.648 2.086 Doanh số cho vay Triệu đồng 471.440 529.295 612.039 302.258 315.219 Doanh số thu nợ Triệu đồng 428.999 516.916 560.663 277.650 283.893 Dư nợ cho vay Triệu đồng 369.986 382.365 433.741 406.973 465.067 Số lượt hộ vay Lượt 12.986 13.202 15.159 7.385 8.013 Dư nợ bình quân Triệu đồng 346.070 376.284 409.817 396.702 450.659 Nợ nhóm 5 Triệu đồng 1.398 5.345 2.392 1.635 1.608 Nợ xấu/ DSCV % 0,55 4,28 0,53 0,88 0,66 Hệ số thu nợ % 91,00 97,66 91,61 91,86 90,06 Dư nợ/số lượt hộ vay Triệu đồng/ lượt 28,49 29,01 28,61 55,11 58,04 Nợ xấu/số lượt hộ vay Triệu đồng/ lượt 0,19 1,71 0,21 0,36 0,26 Vòng 1,24 1,37 1,39 0,70 0,63 % 0,70 5,92 0,74 0,65 0,45 Ngày 290 263 259 257 286 % 0,40 1,42 0,58 0,41 0,36 Vòng quay vốn tín dụng Tỷ lệ nợ xấu Kỳ thu nợ bình quân Nợ nhóm 5/ dư nợ bình quân 4.3.1. Nợ xấu trên doanh số cho vay Qua 3 năm (2010- 2012) nợ xấu chiếm tỷ lệ rất thấp trong DSCV đối với HSX, cho thấy các khoản đầu tư của ngân hàng đối với tương đối hiệu quả trừ năm 2011. Do nợ xấu mang lại nhiều gánh nặng cho ngân hàng tuy chỉ chiếm 4,28 đồng trong 100 đồng DSCV của năm 2011 nhưng nó là nguyên nhân làm đẩy chi phí trích lập dự phòng lên cao kéo lợi nhuận của ngân hàng xuống mức thấp nhất trong 3 năm. Việc tỷ lệ này tăng trong năm 2011 do trong tình hình kinh tế những tháng cuối năm nhiều biến động sản xuất kinh doanh không thu hồi vốn kịp dẫn đến nợ xấu tăng đột biến. Bước sang năm 2012 với việc hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương làm cho nhu cầu vốn cho các mô hình sản xuất tăng lên, ngân hàng còn có sự kết hợp trong việc tăng DSCV và tăng cường công tác thu hồi nợ làm cho nợ xấu giảm mạnh kéo theo tỷ lệ thấp. Đây là xu hướng phát triển khá tốt của ngân hàng trong cho vay cần duy trì và phát huy. 53 Trong 6 tháng đầu năm 2012 thì nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm trong khi đó DSCV có xu hướng tăng cao làm cho tỷ lệ này giảm mạnh. Tỷ lệ này giảm mạnh cho thấy ngoài việc cải thiện nợ xấu, ngân hàng còn tăng cường tiềm kiếm khách hàng, phát triển các khoản vay. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng lại cao hơn năm 2012. Nguyên nhân do trong những tháng đầu năm cho vay trong sản xuất bị hạn chế nên làm cho DSCV thấp hơn ngưỡng nữa năm 2012 trong khi nợ xấu của ngân hàng mang tính thời điểm trong 6 tháng đầu năm nợ xấu tuy có giảm nhưng còn khá cao nên đẩy hệ số nay tăng cao hơn năm 2012. Tuy nhiên tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tương đối ổn định, nông sản làm ra có các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu, nên thu nhập ngày càng tăng người dân tiến hành hoàn trả các khoản nợ trước để tiến hành vay mới nhằm mở rộng sản xuất nên làm cho nợ xấu giảm mạnh, trong khi đó theo chu kỳ sản xuất trong năm thì nhu cầu vốn trong 6 tháng cuối năm sẽ khá cao nên có xu hướng DSCV tiếp tục tăng, sẽ làm cho hệ số này tiếp tục giảm. 4.3.2. Hệ số thu nợ Qua 3 năm (2010- 2012) ta thấy hoạt động cho vay của ngân hàng tương đối hiệu quả, các khoản vay có khả nâng thu hồi trên 90%. Trong năm 2011 hệ số này có biến động tăng sau đó giảm xuống. Nguyên nhân của việc hệ số này tăng cao trong năm 2011 do chính sách của chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển thủy sản làm cho thủy trên địa bàn phát triển trở lại, các chính sách trợ giá và hỗ trợ của chính phủ đối với các mặt hàng nông sản đưa DSTN tăng cao hơn DSCV. Chứng minh cho điều này ta thấy trong năm 2011 thu nhập của ngân hàng từ HĐTD có tốc độ tăng cao nhất trong 3 năm, các khoản vay trong năm ngân hàng tập trung chủ yếu là ngắn hạn nên thời gian thu hồi vốn nhanh. Một nguyên nhân nữa khiến cho hệ số này luôn giữ ở mức trên 90% do ngân hàng luôn duy trì tốt tổ xử lý và thu hồi nợ nên thường xuyên nhắc nhở khách hàng vay sử dụng đúng mục đích vốn vay đồng thời trả vốn và lãi vay đúng hạn, chính vì vậy mà công tác thu hồi nợ luôn được đảm bảo. Trong 6 tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ của ngân hàng giảm so với 6 tháng cuối năm 2012 nhưng vẫn ở mức trên 90%. Nguyên nhân do ngân hàng tăng các khoản vay trung và dài hạn nên trong năm chưa đến hạn thu hồi làm cho DSCV tăng cao hơn thu nợ trong năm. Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản cho vay gần như đều được thu hồi trong năm điều này cho thấy hiệu quả đầu tư tín dụng của ngân hàng là khá tốt. Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, vận động, đôn đốc thu hồi nợ, bên cạnh đó cũng do thiện chí trả nợ của người dân ngày một cao hơn 54 4.3.3 Nợ xấu trên số lượt hộ vay Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm (2010- 2012) chỉ tiêu này có biến động tăng trong năm 2011 sau đó giảm. Trong năm 2011 bình quân mỗi lượt hộ vay phải gánh chịu 1,71 triệu đồng tiền nợ xấu. Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng cao trong năm do tình hình kinh tế biến động hoạt động làm cho sản xuất trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sản xuất thủy sản các khoản vay của ngân hàng đối với hoạt động này có nợ xấu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu đối với HSX. Bước sang năm 2012 nợ xấu của ngân hàng giảm trong khi số lượt hộ vay tăng làm cho hệ số này giảm. Hệ số này giảm là đây là xu hướng tốt cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Chứng minh cho vấn đề ta thấy doanh số cho vay, thu nợ, dự nợ của ngân hàng điều tăng, nợ xấu giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng tăng cao nhất trong 3 năm. So với năm 2011 thì nợ xấu của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 giảm 19.986 triệu đồng, tuy số lượt hộ vay trong những tháng đầu năm tương đối thấp nhưng do nợ xấu của những giảm mạnh nên kéo hệ số này giảm thấp hơn năm 2011. Qua đó cho thấy ngân hàng có các biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ, đồng thời trong ngân hàng tiến hành phân bổ lại cơ cấu cho vay tránh tập trung vào một khoản vay. Bước sang năm 6 tháng năm 2012 hệ số này có xu hướng giảm so với 6 tháng năm 2012 nhưng lại cao hơn năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do trong những tháng đầu năm số lượt hộ vay tuy có tăng nhưng lại thấp hơn 6 tháng cuối năm, trong khi nợ xấu của ngân hàng so với năm 2012 có giảm những còn tồn động lại khá cao, tập trung chủ yếu vào hoạt động thủy sản là chính. Đây là yếu tố đẩy hệ số này lên cao hơn so với năm 2012 nhưng với xu hướng phát triển chung của huyện thì hệ số này có xu hướng tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm. Nếu ngân hàng vẫn duy trì hệ số này theo xu hướng giảm nợ xấu số lượt hộ vay tăng thì hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ mạng lại thu nhập có hơn. 4.3.4. Dư nợ cho vay trên số lượt hộ vay. Qua chỉ tiêu này cho thấy bình quân mỗi lượt hộ vay vốn sẽ tương ứng với bao nhiêu dư nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này thật sự tốt cho ngân hàng nếu, trong năm dự nợ của ngân hàng tăng nhưng nợ xấu của ngân hàng thấp, số lượt hộ đến vay vốn tăng. Trong 3 năm (2010- 2012) hệ số chi tiêu này có biến động tăng vào năm 2011, sau đó giảm xuống. Trong năm 2011 cứ bình quân một HSX sẽ tương ứng với 29,01 triệu đồng. Là năm có hệ số cao nhất trong 3 năm nhưng do trong năm nợ xấu chiếm tỷ trọng khá cao trong dư nợ của ngân hàng nên nếu trừ đi nợ xấu qua các năm thì chỉ tiêu này trong năm không hiệu quả. Nguyên nhân của sự biến động này do bị ảnh hưởng của chu kỳ khủng hoảng, trong những tháng cuối năm tình hình tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện gặp khó khăn, công tác thu hồi nợ của ngân hàng bị hạn chế nên nợ xấu 55 của ngân hàng tăng khá cao. Bước sang năm 2012 ngân hàng có những chính sách khắc phục hạn chế của năm 2011 dư nợ ngân hàng tăng nhưng nợ xấu có xu hướng giảm, bên cạnh đó số lượt hộ vay tiếp tục tăng. Tuy trong năm bình quân một HSX chỉ tương ứng với 28,61 triệu đồng nhưng có thể nói nó khá tốt so với năm 2011. Do dư nợ ngân hàng mang tính thời điểm mà số lượt hộ vay lại tính thời kỳ, nên làm cho tỷ lệ nữa năm cao hơn so với đầu năm. So với 6 tháng năm 2012 thì chỉ tiêu này có xu hướng tăng và theo chiều hướng tốt cho hoạt động của ngân hàng. Trong nhưng tháng đầu năm dư nợ và số lượt vay của khách hàng đều tăng trong đó dự nợ tăng cao hơn do ngân hàng tăng các khoản vay trung dài hạn, các khoản nợ xấu của ngân hàng trong năm không có xu hướng tiếp tục giảm. Trong 6 tháng đầu năm thì bình quân một lượt hộ vay tướng ứng với 58,04 triệu đồng dư nợ do mức nợ xấu thấp nên dư nợ của ngân hàng chỉ là khoản nợ chưa đến hạn hay chỉ thuộc nợ nhóm 1 và nhóm 2 không gây áp lực lớn đến hoạt động của ngân hàng. Do đó thu nhập của ngân hàng trong trong năm 2013 co xu hướng tăng. 4.3.5. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong 3 năm (2010- 2012) biến động theo một chiều tăng nhưng tốc độ tăng giảm. Trong 3 năm thì vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng biến động theo xu hướng tăng, đặc biêt biến động này tăng mạnh trong năm 2011 từ 1,24 vòng lên 1,37 vòng, tăng 0,13 vòng so với năm 2013. Nguyên nhân của việc tăng này do trong 3 công tác thu hồi nợ của Ngân hàng luôn đảm bảo nên làm cho vòng vay vốn tín dụng cao, giúp hoạt động đưa vốn vào SXKD của Ngân hàng đạt hiệu quả. Bên cạnh đó do các khoản vay của ngân hàng đối với HSX là ngắn hạn nên tốc độ luân chuyển vốn khá nhanh. Tuy nhiên trong năm 2012 vòng quay của ngân hàng có tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại nó phản ánh cho việc cho vay trung dài hạn của ngân hàng tăng nhẹ trong năm 2012. Trong cho vay ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn là chính nhưng trong 6 tháng đầu năm vòng quý vốn của ngân hàng chỉ đạt 0,70 vòng nguyên nhân chủ yếu do dư nợ bình quân của ngân hàng mang tính thời điểm trong khi thu nợ có tăng nhưng do mang tính thời kỳ chưa thu hồi kịp nên làm cho tử số thấp hơn mẫu số kéo theo hệ số này thấp. So với 6 tháng đầu năm 2013 thì hệ số có này biến động theo chiều hướng giảm nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng có xu hướng tăng các khoản cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các mô hình sản xuất, chuyển đổi phương tiện sản xuất trên địa bàn,.. nên ảnh hưởng nên làm cho vòng quay của ngân hàng chậm lại. 56 4.3.6. Kỳ thu tiền bình quân. Trong 3 năm (2010- 2012) do vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng luôn lớn hơn 1 nên cho thấy ngân hàng chú trọng phát triển các khoản vay ngắn hạn làm cho thời gian thu hồi nợ của ngân hàng dưới 360 ngày. Trong 3 năm (2010- 2012) số ngày thu tiền của ngân hàng có xu hướng giảm làm cho vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng lên. Trong năm 2012 ngân hàng tăng cho vay trung dài hạn nên tốc độ tăng của vòng quay chậm lại nó được biểu hiện bằng số ngày giảm của năm 2012 so với 2011 thấp hơn so với số ngày giảm của 2011 so với 2010. Tuy trong 6 tháng đầu năm vòng vay của ngân hàng chỉ đạt 0,63 vòng nhưng trong kỳ thu tiền của ngân hàng vẫn chứng minh được trong DSCV của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 ngắn hạn vẫn là chủ yếu. Trong 6 tháng đầu năm 2013 kỳ thu nợ bình quân của ngân hàng tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân do để đáp ứng nhu cầu cho các mô hình sản xuất, ngân hàng tăng các khoản cho vay trung dài hạn làm cho vòng quay của ngân hàng giảm, kéo theo đó số ngày thu tiền của ngân hàng cũng tăng lên. Trong 6 tháng đầu năm ngoài việc tăng các khoản vay trung dài hạn ngân hàng tiếp tục duy trì và phát triển các khoản vay ngắn hạn làm cho tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn duy trì ở mức trên 80% tổng doanh số cho vay đối với HSX. Chứng minh cho điều này là số ngày thu tiền của ngân hàng vẫn thấp hơn 360 ngày. 4.3.7. Nợ xấu/ dư nợ cho vay Trong 3 năm (2010- 2012) tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng biến động không theo chiều hướng tăng hoặc giảm mà biến động tăng lên trong năm 2011 sau đó giảm xuống. Trong năm tỷ lệ nợ xấu này tăng cao vượt mức an toàn theo quy định của nhà nước. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu làm cho thiên tay lũ lụt kéo dài, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp làm chi phí sản xuất tăng. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ trong những tháng cuối năm gặp khó khăn nông sản làm ra không bán được nên ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Việc tỷ lệ này tăng là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận của ngân là trong năm 2011 giảm xuống. Bước sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm xuống dưới mức cho phép của ngân hàng nhà nước tỷ lệ nợ xấu trong năm chỉ đạt 0,74% giảm 5,18% so với năm 2011. Kết quả này cho thấy ngân hàng đã có những giải pháp hữu hiệu và triệt để thực hiện giải pháp này nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng về mức an toàn. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng không có phát sinh tăng mà biến động giảm chỉ đạt 0,56% giảm 0,92%, không chỉ đối với 6 tháng đầu năm mà đối với năm 2012 tỷ lệ này tương đối thấp và dưới mức cho phép của ngân hàng nhà nước (3%). Qua đó cho thấy trong hoạt động 57 tín dụng các giải pháp nhằm thu hồi nợ xấu, và hạn chế phát sinh khoản nợ này là khá tốt. Từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. 4.3.8 Chỉ số nợ nhóm 5/dư nợ bình quân Trong 3 năm (2010- 2012) hệ số này tăng mạnh trong năm 2011 lên đến 1,42% tăng 0,02%, nhưng còn ở mức thấp, trong giới hạn cho phép của ngân hàng nhà nước. Nguyên nhân biến động tăng trong năm 2011, do tình hình sản xuất trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, một số hộ không có khả nâng hoàn trả nợ cho ngân hàng, đồng thời các khoản nợ quá hạn từ năm trước chuyển sang làm cho nợ xấu tăng cao. Trong năm 2011 tỷ lệ nợ này đã mang lại nhiều gánh nặng cho ngân hàng trong năm, cac khoản trích lập tăng cao làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên làm cho lợi nhuận năm 2011 giảm mạnh. Bước sang năm hệ số này có xu hướng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng giảm so với năm 2011. Nguyên nhân do trong những tháng cuối năm 2012 sản xuất gặp khó khăn nợ đặc biệt là ngành thủy sản nên việc chuyển nhóm nợ này cao làm cho hệ số này tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm không thuận lợi cho sản xuất nên hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những tháng đầu năm tương đối thấp nên nợ xấu của ngân hàng không có phát sinh tăng mà chỉ có xu hướng giảm. Qua đó cho thấy các biện pháp của ngân hàng trong công tác thu hồi các các khoản nợ có nguy có mất vốn khá hiệu quả, giúp ngân hàng giảm rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. 58 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG 5.1. TÓM LƯỢT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ 5.1.1. Tóm lược kết quả đạt được Mặc dù môi trường cho hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn. Song được sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan và sự nỗ lực của toán bộ nhân viên trong ngân hàng, Agribank trong những năm qua đã đạt được những kết quả sau trong hoạt động tín dụng: - Kết quả kinh doanh của ngân hàng tuy có biến động trong năm 2011 nhưng vẫn mang lại lợi nhuận giúp ngân hàng hoàn thành chỉ tiêu đề ra, có xu hướng tăng trong năm 2013. - DSCV của ngân hàng có xu hướng tiếp tục tăng, và đang phát triển các khoản vay trung dài hạn đây là yếu tố mang lại thu nhập và rủi ro cao hơn cho ngân hàng trong tương lai. - Trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng DSTN tăng liên tục qua 3 năm (2010- 2012) và tăng trong 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng tích cực thu hồi các khoản nợ thuộc nhóm 4 và nhóm 5 làm cho nợ các khoản này giảm. - Đối với dư nợ cho vay của ngân hàng có xu hướng tăng, các khoản tăng này tương đối tốt do không bao gồm quá nhiều các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. - Các khoản nợ xấu có sự biến động tăng cao trong năm 2011 nhưng sau đó duy trì theo xu hướng giảm, nhưng còn tồn động khá cao chủ yếu tập trung vao cho vay thủy sản. - Tỷ lệ nợ xấu có biến động tăng cao trong năm 2011 vượt quá 3% nhưng ngân hàng đã đưa về mức dưới 3%, trở về trạng thái an toàn theo quy định của ngân hàng nhà nước (thông tư 13). - Trong năm ngân hàng thực hiện vòng quay tương đối ổn định, chủ yếu là ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn huyện, đồng thời hạn chế trong rủi ro trong cho vay. - Hệ số thu nợ của ngân hàng trong năm tương đối tốt, cho thấy các khoản vay của ngân hàng phát huy tác dụng đối với sản xuất ở địa bàn huyện. - Trong cho vay ngân hàng thực hiện tương đối tốt quan điểm “ không để trứng cùng một rổ”. Nguồn vốn vay của ngân hàng đáp ứng hầu hết các ngành 59 nghề, đối tượng khách hàng sản xuất trên địa bàn huyện. Đồng thời giúp ngân hàng đưa nợ xấu theo hướng ngày cang giảm. 5.1.2. Hạn chế Agribank chi nhánh Tam Bình là một ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn một số hạn chế. Vì vậy, Agribank Tam Bình cần các biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu đồng thời xử lý những chỉ tiêu hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của mình trong giai đoạn tới. * Trong kết quả kinh doanh tại Agribank Tam Bình - Doanh thu ngân hàng có tăng, nhưng cho phí ngân hàng còn cao làm cho lợi nhuận của ngân hàng chưa cao. - Trong năm 2013 lợi nhuận của ngân hàng có tăng nhưng thu nhập của ngân hàng giảm. * Trong cho vay - Trong cho vay việc định giá tài sản còn nhiều vướng mắc, thiếu cán bộ tín dụng và bị cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng không ổn định. - Cơ cấu cho vay chưa hợp lý, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng chưa đến 20% tổng dư nợ là quá thấp do trên địa bàn huyện hiện đang tập trung phát triển các mô hình kinh tế tập trung đồi hỏi lượng vốn lớn, thời gian dài. - Theo quy định của Agribank thì việc cho vay đối với các đối tượng phải theo hộ khẩu. Khi các nông hộ vay vốn bên cạnh việc sử dụng tài sản để thế chấp thì tài sản thế chấp phải gắn liền với hộ khẩu, nếu các hộ sản xuất có tài sản tại địa bàn này nhưng hộ khẩu tại địa bàn khác thì việc tiếp cận vốn vay của hộ gặp khó khăn. Vì vậy, ngân hàng sẽ mất đi nhóm khách hàng này. - Cho vay đối với hoạt động thủy sản không mang lại hiệu quả cao do trong dư nợ còn tồn động nợ xấu cao. *Trong công tác thu nợ - Thiếu cán bộ tín dụng, còn có cán bộ phụ trách 2 địa bàn nên việc kiểm tra giám sát các khoản vay gặp khó khăn nên công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nợ nhóm 5 còn tồn động nhiều. - Tình trạng giao thông trên địa bàn còn nhiều khó khăn đặc biệt trong mưa lũ nên công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay khó khăn. - Tình hình dịch bệnh trên địa bàn diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định. 60 - Sản xuất còn mang tính tự phát nên thu nhập mang lại trong sản xuất của người dân không có tính ổn định. * Đối với nợ xấu - Do đối tượng cho vay là HSX chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đối khí hạn nên trong tác dự báo rủi ro của ngân hàng gặp khó khăn. - Ngân hàng tăng cho vay trung dài hạn, trong khi các khoản nợ xấu của ngân hàng chủ yếu là trung dài hạn. - Đối với nợ xấu tuy có giảm nhưng khá cao, nợ nhóm 5 còn tồn động khá nhiều, nợ xấu tập trung chủ yếu vào hoạt động thủy sản. - Trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu nhóm 5 của cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng trở lại. 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK TAM BÌNH Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thì buộc các ngân hàng phải nổ lực hết mình để đối mặt với những thách thức và đón nhận những cơ hội đến với mình. Do thu nhập từ cho vay mang lại trên 70% thu nhập nên làm thế nào để khắc phục những hạn chế trong cho vay giúp ngân hàng có những hướng đi đúng đắn để phát triển bền vững và ổn định. Trong giới hạn của bài báo cáo tốt nghiệp em xin đề xuất một số giải pháp sau: 5.2.1. Giải pháp đối với lợi nhuận của ngân hàng Duy trì và thực hiện song song cùng lúc hai mục tiêu tăng thu giảm chi. - Đối với việc tăng thu của ngân hàng. + Tiếp tục tăng cường các khoản thu từ hoạt động tín dụng: Đa dạng hóa sản phảm dịch vụ kinh doanh, phát triển các khoản vay đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của người dân, tăng cho vay trung dài hạn và tiến hành kiểm tra giám sát chặt chẻ khoản vay này. + Tăng các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ mở ra khoản thu ổn định cho ngân hàng: Tư vấn bảo hiểm, dịch vụ chuyển phát tiền, … - Song song đó ngân hàng tiến hành giảm các khoản chi nhằm tiết kiệm chi phí trong hoạt động + Tiến hành kiểm tra giám sát chặt chẻ các khoản vay của ngân hàng nhằm hạn chế khoản chi phí dự phòng. + Lập kho lưu trữ thông tin khách hàng nhằm giảm bớt chi phí trong công tác thẩm định cho vay. 61 5.2.2. Một số giải pháp đối với hoạt động cho vay - Khi phân tích định hướng phát triển của hệ thống Agribank, ta thấy mục tiêu phát triển của ngân hàng là phát triển nông nghiệp thay đổi bộ mặt nông thôn. Vì vậy, đối tượng chủ yếu Agribank huyện Tam Bình là các HSX trong nông nghiệp cho nên đẩy mạnh cho vay HSX cũng góp phần thực hiện các tiêu trí đã đề ra. - Do nhu cầu xản xuất trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Đặc biệt là phát triển các mô hình sản xuất theo hướng tập trung. Vì vậy cho vay phát triển kinh tế tổng hợp là mãng tín dụng đầy tiềm năng và đây cũng là thế mạnh ngân hàng cần phát huy hơn nữa. - Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm giới thiệu sản phẩm ưu đãi của ngân hàng. Đồng thời rút ngắn thời gian làm thủ tục vừa nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho người dân, vừa góp phần tăng khả nâng cạnh tranh. - Trong cho vay ngân hàng thực hiện tương đối tốt quan điểm phân tán rủi ro, tiến hành cho vay theo ngành nghề, theo thời hạn, mục đích sử dụng vốn,… nhằm hạn chế cho vay một khách hàng, một lĩnh vực. Do đó ngân hàng cần duy trì và phát huy hơn nữa. - Do nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng mới, mở rộng trang thiết bị, …Do đó, ngân hàng cần mở rộng hơn nữa đối với cho vay trung dài hạn kết hợp với biện pháp hạn chế nợ xấu phát sinh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội - Cán bộ tín dụng cần có sự am hiểu hơn về chu kỳ sản, tình hình dịch bệnh trên địa bàn để đảm bao cho vay có khả nâng thu hồi nợ. Đồng thời phải có sự kết hợp với tình hình sản xuất chung của cả nước hạn chế tình trạng cho vay phục vụ sản xuất tự phát như năm 2011 làm nợ xấu tăng đột biến. - Do nợ xấu tập trung chủ yếu vào hoạt động thủy sản do đó trong cho vay đối với hoạt động này thì công tác thẩm định của ngân hàng phải tiến hành chặt chẽ, chỉ cho vay trên đối tượng có tài sản thế chấp. Khi phát vay phải tiến hành giám sát việc sử dụng vốn vay vào sản xuất. - Cần rà soát và bổ sung quy trình cho vay, tạo lập thông tin một cách chính xác. Nắm bắt thông tin khách hàng về mục đích sử dụng vốn vay, kế hoạch hoàn trả nợ nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay… Giúp cho ngân hàng tránh được 2 sai lầm: + Cho vay đối với khách hàng không tốt. + Từ chối cho vay đối với khách hàng tốt. 62 - Tiếp tục duy trì và phát huy các khoản vay thông qua các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, cho vay thông qua các mô hình tập trung theo tổ nhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời nhu cầu vốn trong sản xuất. 5.2.3. Giải pháp đối với công tác thu hồi nợ . - Tăng cường thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, không cho gia hạn đối với những khách hàng không có lí do chính đáng để gia hạn, tránh những trường hợp một khách hàng được vay 2 lần khi chưa thanh toán nợ cũ. - Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời xử lý sai phạm nếu khách hàng không sử dụng vào mục đích kinh doanh, nhằm đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng. - Công tác thu hồi nợ của Agribank Tam bình đã làm khá tốt dẫn đến nợ xấu có xu hướng giảm nhanh trong năm 2012, đặc biệt là nợ nhóm 5. Đây được xem là một thành công đáng khích lệ, cần phát huy hơn nữa. - Tiến hành gia hạn nợ đối với những khách hàng nếu ngân hàng xét thấy các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được, hoặc khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời chưa đủ vốn và đang cần vốn thì ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng vay thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có đủ khả năng sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, nhưng số tiền khách hàng được vay phải không được vượt quá chu kỳ sản xuất của họ. - Đối với cộng tác viên tín dụng ở các xã, thị trấn, ấp thì ngân hàng cần phối hợp và kiểm tra chặt chẻ hơn nữa, bên cạnh việc trích hoa hồng ngân hàng cần có những hướng dẫn cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình để họ tích cực hơn trong việc giúp đỡ cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ. - Tuy nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm nhưng vẫn còn tồn động khá cao đặc biệt là nợ xấu đối với hoạt động thủy sản. Do đó ngân hàng cần tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của hoạt động này để có thể thu hồi lại vốn. 5.2.4. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng. - Phân loại, xếp hạng nợ, xây dựng hệ thống kiểm soát nợ có tính chuyên nghiệp, theo dõi tính hình kinh doanh của bên đi vay và tiến độ thanh toán nợ, nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới và việc chuyển nhóm nợ, hạn chế phát triển các khoản nợ nhóm 5. - Ngân hàng cần đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, tránh tập trung cho vay trong một lĩnh vực nào đó và tránh để dự nợ của một lĩnh vực nào đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, nếu không phân tán rủi ro thì lĩnh vực đó gặp khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng 63 - Cần thường xuyên phân loại khách hàng, bởi vì có đánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng trả nợ của họ. Vì vậy trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần chú ý vài điểm về khách hàng như: + Về uy tín khách hàng: Khi tiếp nhận hộ sơ vay vốn cán bộ tín dụng cần xem xét khách hàng có phải là khách hàng thân thuộc hay mới lần đầu quan hệ tín dụng, nếu là khách hàng thân thuộc thì họ có trả nợ đúng hạn hay không hoặc cán bộ tín dụng cần đánh giá qua hồ sơ quá khứ của họ, còn nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu thì cán bộ tín dụng cần làm đúng thủ tục thẩm định rồi mới quyết định cho vay. Vì trong quan hệ tín dụng uy tín là sự trung thực khi thực hiện vay nợ và sẳn sàng trả các khoản vay. + Năng lực vay nợ của khách hàng: Ngân hàng cũng nên xem xét và chắc chắn rằng khách hàng đang giao dịch có đủ thẩm quyền để yêu cầu một khoản vay và tư cách pháp lý, cũng như tư cách thể nhân để ký hợp đồng tín dụng nhằm tránh những rắc rối và tổn thất đáng kể cho ngân hàng. Trường hợp khách hàng bị vấn đề về tinh thần cũng cần phải có chứng minh của các cấp có thẩm quyền, cần xác nhận đúng đắn tư cách pháp nhân của khách hàng. + Cán bộ tín dụng cần quan tâm khi cho vay là vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào dự án dầu tư phải phù hợp với qui định của ngân hàng. Qua mức vốn tự có của khách hàng thì ngân hàng có khả năng đánh giá năng lực tài chính cũng như qui mô hoạt động của khách hàng. + Tăng cường công tác thẩm định tài sản thế chấp của khách hàng trước khi tiến hành phát vay, hạn chế nhận thế chấp tài sản là đất mồ. Tài sản thế chấp phải để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng cần phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách hàng nhằm đảm bảo tính hiệu lực khi cần thiết. - Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nhằm giúp cho các rủi ro của ngân hàng được xử lý nhanh chóng, đúng luật pháp góp phần làm cho hoạt động của ngân hàng được diễn ra liên tục. - Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm kịp thời ngăn chặn, sửa chửa những sai sót. Tăng cường nhân viên kiểm soát nội bộ về chuyên môn nghiệp vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ tự động. 64 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, mặc dù gặp không ít khó như: Biến động của nền kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại về vốn, thị trường hoạt động,... Nhưng Agribank huyện Tam Bình đã phấn đấu vươn lên đạt được những kết quả đáng kể trong nền kinh tế thị trường góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. - Về hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh của của Agribank huyện Tam Bình từ 2010- 6/2013 là tương đối tốt, đặc biệt từ năm 2012 ngân hàng đã có sự kết hợp khá tốt trong công tác tăng thu giảm chi làm cho lợi nhuận của ngân hàng khả thi. Vì vậy cần phải duy trì và phát huy nữa. - Bên cạnh đó ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đối với HSX, làm cho DSCV và dư nợ tăng cao. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác tín dụng luôn được chú trọng; Đồng thời qua đó nâng cao vị thế của ngân hàng, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. - Tuy công tác thu nợ có tăng qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 nhưng chưa cao các khoản nợ nhóm 5 còn tồn tại khá cao. - Về nợ xấu đối với HSX của ngân hàng có sự biến động nhưng có xu hướng giảm và đang nằm trong giới hạn cho phép của ngân hàng Nhà Nước, và được đánh giá là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt. Tóm lại, trong tình hình kinh tế có nhiều biến động, hoạt động tín dụng của Agribank huyện Tam Bình đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trên địa bàn huyện nhằm tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh giúp nông dân tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống; góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế trên địa bàn nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ninh Kiều và cộng sự, 2005. Tiền tệ ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ 2. Nguyễn Đăng Dờn, 2005. Giáo trình tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê. 3. Thái Văn Đại, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách trường Đại học Cần Thơ 4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 5. Trần Tú Anh, 2006. Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại Agribank Sóc Trăng. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ 6. Trương Trần Minh Thi, 2007. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Agribank Long Châu tỉnh Vĩnh Long. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ 66 [...]... làm cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn - Bị ảnh hưởng đối thủ cạnh tranh như: Các ngân hàng thương mại Vietcombank, Trustbank, 20 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG 4.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM BÌNH 4.1.1 Khái quát tình hình hộ sản xuất trên địa bàn huyện Tam Bình - Trên địa bàn huyện. .. nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long - Địa chỉ: 116/10 đường Võ Tấn Đức - khóm 2 thị trấn Tam Bình huyện Tam Bình - Vĩnh Long 1.3.2 Thời gian - Thu thập số liệu thứ cấp về tình hình cho vay đối với HSX tại Agribank chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013 - Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 12/08/2013 đến 18/11/2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng cho vay đối với HSX tại Agribank. .. tại Agribank huyện Tam Bình - Nợ xấu/ DSCV Nợ xấu đối với hộ sản xuất Nợ xấu/ DSCV = X 100 Doanh số cho vay hộ sản xuất Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn vay của khách hàng trong sản xuất kinh doanh Tỷ lệ này càng thấp càng tốt - Nợ xấu/ số lượt hộ vay vốn Nợ xấu đối với hộ sản xuất Nợ xấu/ số lượt hộ vay vốn = Số lượt hộ vay vốn của hộ sản xuất Chỉ tiêu này cho biết 1 lượt hộ vay sẽ tương... năm 2013 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay đối với hộ sản xuất Cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính của Agribank Tam Bình Do đó trong quá trình hoạt động thì đồi hỏi ngân hàng phải có cơ cấu cho vay hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất của trên địa bàn Vậy trong cơ cấu cho vay thì của chi nhánh Agribank Tam Bình tập trung cho vay đối tượng nào là chủ yếu, việc xác định cơ cấu cho vay như vậy... tế huyện; Vừa không đặt ngân hàng vào trạng thái rủi ro quá cao đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Do đó để thực hiện tốt mục tiêu đề ra thì hoạt động cho vay của Agribank Tam Bình đối với HSX phải tiến hành như thế nào để đảm bảo an toàn trong cho vay Xuất phát từ nhu cầu thực tiển trên nên em chọn đề tài Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long ... hiện: heo 9.628 con; bò 343 con 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG Do trong cho vay ngân hàng tập trung chủ yếu vào HSX nên đây là hoạt động tạo thu nhập chủ yếu trong tổng thu từ HĐTD của Agribank chi nhánh huyện Tam Bình Với sự phát triển của địa phương như hiện nay thì cho vay đối với HSX trên địa bàn huyện sẽ có những ảnh hưởng như... nợ cho vay/ số lượt hộ vay vốn Dư nợ cho vay hộ sản xuất Dư nợ cho vay/ số lượt hộ vay = Số lượt hộ vay vốn Chỉ tiêu này cho thấy bình quân mỗi lượt vay của HSX tương đương bao nhiêu dư nợ của ngân hàng Chỉ tiêu này tốt nếu nợ xấu của ngân hàng thấp - Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất Nợ xấu hộ sản xuất Tỷ lệ nợ xấu = X 100 Dư nợ cho vay hộ sản xuất Chỉ tiêu này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay. .. kinh doanh của HSX đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác 2.1.3.4 Sơ đồ cho vay đối với hộ sản xuất Hộ sản xuất Thủ quỹ Cán bộ tín dụng Kế toán TP tín dụng Ban kiểm soát Nguồn phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình Hình 2.1 Sơ đồ cho vay đối với hộ sản xuất * Chú thích: - Hộ sản xuất: Khi có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng gặp cán... TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUYỆN TAM BÌNH (3) 3.1.1 Vài nét về huyện Tam Bình Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm về phía Nam trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Vĩnh Long 32 km, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh 162 km và trung tâm TP.Cần Thơ 28 km Diện tích đất tự nhiên là 279,72 km2 Phía Bắc tiếp giáp với huyện Long Hồ, phía... chung Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay đối với HSX tại chi nhánh Agribank huyện Tam Bình – Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013 nhằm tìm ra mặt mạnh và yếu trong cho vay của ngân hàng Từ thực trạng phân tích đề xuất một số giải pháp khắc những hạn chế trong cho vay góp phần nâng cao hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả kinh doanh tại Agribank

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan