Phân tích tình hình dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện tam bình vĩnh long (Trang 49)

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào? Do dư nợ là thu nhập trong tương lai nên việc xác định cơ cấu dư nợ như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng nói chung và Agribank Tam Bình nói riêng. Sau đây là cơ cấu dư nợ của chi nhánh Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013.

Bảng 4.13 : Cơ cấu dư nợ cho vay tại Agribank huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Có thể nói sự tăng trưởng tín dụng thường dựa vào kết quả dư nợ, thông qua chỉ số dư nợ ta có thể nắm bắt được tốc độ phát triển của ngân hàng qua từng năm. Do điều kiện sản xuất trên địa bàn chủ yếu là nông nghiệp nên trong cho vay ngân hàng chủ yếu tập trung vào HSX nên DNCV của đối tượng này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ tuy có biến động nhưng vẫn duy trì trên mức 90%. Do đây là yếu tố quyết định dư nợ cho vay của ngân hàng biến động theo chiều hướng nào, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập trong tương lai nên đồi hỏi ngân hàng xác định dư nợ thế nào cho hợp lý mà không đạt ngân hàng vào trạng thái rủi ro quá cao. Cụ thể dự nợ của ngân hàng đối với HSX như sau:

4.2.3.1. Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng

Để trả lời câu hỏi “Dư nợ cho vay HSX nông nghiệp có tăng qua các năm hay không?” Trước tiên, cần đi sâu tìm hiểu về dư nợ thời hạn tín dụng để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình dư nợ của cho vay hộ sản xuất. Cụ thể tình hình dư nợ của Agribank chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 như sau:

a) Dư nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm (2010- 2012)

Bảng 4.14: Dư nợ cho vay theo thời hạn qua 3 năm (2010 -2012)

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

2010 2011 2012 6 tháng 2013 Năm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Hộ sản xuất 369.986 93,81 382.365 92,50 433.741 93,57 465.067 93,79 Khác 24.412 6,19 31.000 7,50 29.815 6,43 37.199 6,21 Tổng 394.398 100 413.365 100 463.556 100 495.863 100 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 256.976 273.388 337.854 16.412 6,39 64.466 23,58 Trung dài hạn 113.010 108.977 95.887 (4.033) (3,57) (13.090) (12,01) Tổng 369.986 382.365 433.741 12.379 3,35 51.376 13,44

Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra và nhu cầu phát triển SXKD trên địa bàn huyện ngày càng tăng nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng không giống nhau dẫn đến dư nợ tín dụng cũng khác nhau. Nhìn chung dư nợ biến động theo chiều hướng tăng và đạt đỉnh 433.741 triệu đồng trong năm 2012, trong dư nợ đối với HSX thì dư nợ ngắn hạn là chủ yếu, đây chỉ tiêu duy nhất góp phần làm tăng dư nợ qua 3 năm. Sở dĩ dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao do đối tượng cho vay là HSX nên không thể tính toán được chính xác rủi ro của đối tượng này mang lại là bao nhiêu, do đó cho vay ngắn hạn là lựa chọn tốt nhất đối với ngân hàng vừa phù hợp với mô hình sản xuất mang tính thời vụ của nông nghiệp với đặc thù vay vốn như thế này có thể giúp ngân hàng bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất, vừa có thể đưa rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.Tuy dư nợ tăng qua 3 năm liên tục tăng nhưng nợ xấu còn tồn động khá nhiều, đặc biệt trong năm 2011 nợ xấu tăng đột biến. Việc nợ xấu tăng làm cho dư nợ của ngân hàng tăng trong năm 2011, cho thấy trong năm ngân hàng phải gánh chịu nhiều rủi ro; đây là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận trong năm giảm. Trái với năm 2011 dư nợ năm 2012 có xu hướng tăng, nhưng sự góp mặt của nợ xấu vào tổng dư nợ đang biến động giảm. Qua đó cho thấy trong cho vay ngân hàng không ngừng tìm kiếm khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro, đồng thời công tác thu hồi nợ phát huy tác dụng mở ra khoản thu nhập trong tương lai tương đối ổn định, có khả nâng thu hồi vốn cao.

Trong 3 năm (2010 -2012) dư nợ ngắn hạn xem như mạch máu để duy trì và phát triển dư nợ của ngân hàng. Việc dự nợ ngắn hạn cao do chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp là ngắn hạn, đối tượng cho vay chịu ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh khó kiểm soát nên tập trung cho vay ngắn hạn là một trong những giải pháp thành công giúp ngân hàng rút ngắn nợ xấu. Có thể nói khoản tăng của dư nợ ngắn hạn là khá tốt do trong 3 năm các khoản nợ xấu ngắn hạn biến động tăng trong năm 2011 sau đó giảm xuống nên dư nợ năm trước chuyển sang sẽ là các khoản nợ chưa đến hạn thu, hay chỉ là các khoản nợ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 nên khả nâng thu hồi nợ cao, không gây áp lực quá lớn cho quá trình hoạt động.

Do quá trình sản xuất nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào khí hậu nên các khoản vay trung dài hạn của ngân hàng thường khó thu hồi, nợ xấu đối với khoản vay này cao. Do đó trong 3 năm (2010- 2012) kết hợp với mở rộng hình thức cho vay ngắn hạn ngân hàng đã giảm hình thức cho vay trung dài hạn, tăng cường công tác thu hồi nợ làm cho dư nợ của chỉ tiêu này giảm liên tục trong 3 năm. Trong năm 2011 dự nợ giảm trong khi nợ xấu trung dài hạn tăng cao đạt 19.802 triệu đồng trong đó chủ yếu là nợ nhóm 4 và nhóm 5 đạt 19.789 triệu đồng. Qua đó cho thấydư nợ đối với chỉ tiêu này không mấy hiệu

quả trong năm 2011. Bước sang năm 2012, tuy nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế huyện tăng cao, cho vay các trung dài hạn tăng nhưng dư nợ của chỉ tiêu này có xu hướng tiếp tục giảm. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm cho vay trung dài hạn có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của thu nợ. Điều này thể hiện thông qua nợ xấu trung dài hạn của ngân hàng trong năm 2011 và năm 2012 có sự suy giảm đáng kể, đặc biệt là việc giảm các chỉ tiêu này nhằm giúp ngân hàng hạn chế rủi ro và đảm bảo nhu cầu thanh khoản trong hoạt động vì cho vay thời gian ngắn, thu nợ nhanh, quay vòng vốn nhanh mang lại lợi nhuận ổn định. Đây còn là con đường nhanh chóng giúp Agribank Tam Bình hoàn thành mục tiêu của mình và là biện pháp hạn chế rủi ro của ngân hàng.

b) Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu của 2012 và 2013

Bảng 4.15: Dự nợ cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Nhìn chung dư nợ cho vay HSX so với 6 tháng năm 2012 thì có xu hướng tăng, do trong hoạt động ngân hàng xác định khoản thu chính của mình là ngắn hạn nên tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu làm cho dư nợ của ngắn hạn duy trì và phát triển theo xu hướng tăng đạt 465.067 triệu đồng chiếm trên 70% tổng dư nợ HSX. Việc phát triển dư nợ ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm dự nợ trung dài hạn có xu hướng giảm nhưng so với năm 2012 thì chỉ tiêu này đã tăng trở lại. Nguyên nhân chủ yếu do đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất nên cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cần trang bị thêm máy móc thiết bị, áp dụng các mô hình cơ cấu mới vào sản xuất. Việc dự nợ trung dài hạn tăng sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai, đồng thời rủi ro mang lại cũng rất cao, do đòi hỏi cán bộ tín dụng phải giám sát tình hình sử dụng vốn vay trong từng giai đoạn giải ngân, nhằm có thể thu hồi vốn. Dư nợ trong những tháng đầu năm tăng là tín hiệu khá tốt cho lợi nhuận của ngân hàng, do nợ xấu giảm mạnh, nên việc dư nợ tăng chủ yếu là các khoản nợ chưa đến thời gian thu hồi hay chỉ trong khoản nợ nhóm 1 và nhóm 2 nên khả nâng thu hồi nợ cao.

Chênh lệch 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Năm Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Ngắn hạn 302.205 362.797 60.592 20,05 Trung dài hạn 104.768 102.270 (2.498) (2,38) Tổng 406.973 465.067 58.094 14,27

Tóm lại, ngân hàng luôn chú trọng vào vấn đề thanh khoản làm sao cho cân xứng giữa nguồn vốn huy động được và DSCV nhằm đảm bảo an toàn, thu hồi nợ nhanh đem lại lợi nhuận là tối đa. Chính vì những lí do trên mà hạn chế cho vay trung dài hạn tương đương DNCV trung và dài hạn nên làm chỉ tiêu này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ. Vì vậy có thể nói rằng thước đo hiệu quả tín dụng chỉ đa phần tập trung ở ngắn hạn.

4.2.3.2 Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng

Ngoài việc tìm hiểu dư nợ theo thời hạn tín dụng của Agribank Tam Bình ta tiến hành phân tích dư nợ theo mục đích sử dụng để thấy rõ hơn vai trò của dư nợ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013.

a) DNCV theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010- 2012)

Bảng 4.16: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 – 2012) Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Nhìn chung các chỉ tiêu trong dư nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm có xu hướng tăng trừ dư nợ đối với lĩnh vực chăn nuôi và dư nợ khác biến động giảm. Đối với dư nợ chăn nuôi biến động giảm trong năm 2011 sau đó tăng trở lại, nguyên nhân của sự biến đổi này do chỉ tiêu dư nợ là kết quả của phép tính chênh lệch giữa DSCV và DSTN; Trong những tháng đầu năm 2011, sản xuất trên địa bàn huyện tương đối ổn định, các món vay của ngân hàng cho chăn nuôi tương đối hiệu quả, đã đẩy thu nợ của ngân hàng lên cao nhất trong 3 năm. Ngoài khoản giảm của chăn nuôi thì trong năm 2012 dư nợ khác có xu hướng giảm, việc khoản dư nợ này giảm không phải theo chiều hướng xấu mà dư nợ này giảm trong năm do cho vay đối với hoạt động tăng thấp hơn thu nợ,

Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 22.367 26.412 35.838 4.045 18,08 9.426 35,69 Chăn nuôi 24.342 22.340 27.379 (2.002) (8,22) 5.039 22,56 Thủy sản 26.230 27.970 31.726 1.740 6,63 3.756 13,43 Kinh doanh dịch vụ 58.580 62.570 77.655 3.990 6,81 15.085 24,11 Kinh tế tổng hợp 182.806 184.714 199.799 1.908 1,04 15.085 8,17

Chuyển đổi phương

tiện sản xuất 37.426 40.118 53.574 2.692 7,19 13.456 33,54

Khác 18.235 18.241 15.849 6 0,03 (2.392) (13,11)

bên cạnh khoản nợ xấu đối với hoạt động này biến động giảm sau khi tăng cao trong năm 2011. Tuy dư nợ của hai chỉ tiêu này giảm nhưng không giảm tổng dư nợ đối với HSX, dư nợ tăng liên tục và đạt đỉnh trong năm 2012 tăng 51.376 triệu đồng so với năm 2011. Việc các chỉ tiêu tăng của dư nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm có thật sự mang lại hiệu quả hay mang lại gánh nặng cho ngân hàng. Sau đây là tình hình cụ thể khoản tăng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm.

Kinh doanh dịch vụ và kinh tế tổng hợp:Đây là hai khoản tăng chủ yếu trong dư nợ của ngân hàng chiếm trên 50% tổng dư nợ HSX, tính đến năm 2012 dư nợ khoản này đã tăng 30.170 triệu đồng so với 2011. Do trong phân tích DSCV theo mục đích sử dụng, ngân hàng xác định đây là nguồn thu chủ yếu vậy có thể giải thích được việc tại sao dư nợ của đối tượng này lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Agriank Tam Bình. Trong năm 2012 dư nợ của hai chỉ tiêu này tăng cao góp phần đưa dư nợ đối với HSX lên cao nhất trong 3 năm, dự nợ tăng của 2 chỉ tiêu này chiếm 58,72% tổng tăng của dư nợ. Việc hai chỉ tiêu này tăng đã phần nào đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để phát triển sản xuất theo phương pháp mới, nhằm ổn định thì trường tiêu thụ, đồng thời tạo ra khoản thu nhập cao hơn trong tương lai ngân hàng tiến hành tăng cho vay trung dài hạn, do đây là khoản vay không thể thu hồi trong năm nên nó đã góp phần đưa dư nợ của ngân hàng lên cao. Song song với việc tăng dư nợ thì để đảm bảo khoản thu nhập trong tương lai này không mang nhiều gánh nặng thì ngân hàng đã giảm nợ xấu đối với hoạt động cho vay và duy trì ở mức thấp. Chứng minh cho vấn đề này ta thấy trong năm 2011 với xu hướng chung của ngành ngân hàng nợ xấu ở hầu hết các khoản vay điều tăng, nhưng bước sang năm 2012 nợ xấu đối với hoạt động này lại giảm xuống mức thấp.

Trồng trọt: Dư nợ của hoạt này góp phần làm tăng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm. Trong dư nợ của hoạt động này thì nợ xấu có biến động tăng trong năm 2011 nhưng tương đối thấp. Nguyên nhân do cho vay hoạt động này ngắn hạn là chính nên khi kinh tế biến động, các khoản vay này không biến động nhiều, đây là một trong những khoản vay mà ngân hàng đầu tư để giúp xoay vòng vốn nhanh và hạn chế rủi ro trong cho vay dài hạn.

Thủy sản và chuyển đổi phương tiện sản xuất: Để phân tán rủi ro trong cho vay, đồng thời tìm ra nguồn thu mới phù hợp với xu hướng phát triển của huyện, nâng cao khả nâng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, nên các khoản vay của ngân hàng ngày càng có xu hướng tăng, góp phần làm tăng dư nợ các năm. Đây là hai khoản phát vay có nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ xấu đối với HSX đặc biệt là trong năm 2011 dư nợ của hai chỉ tiêu này chiếm 22,28% tổng dư nợ đối với HSX, qua đó cho thấy trong năm ngân hàng phải gánh chịu rủi ro do nợ xấu mang lại là rất lớn. Bước sang

năm 2012 trong dư nợ có bước cải thiện nhưng nợ xấu vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong dư nợ của ngân hàng. Qua đó cho thấy hai chỉ tiêu này có độ rủi ro rất cao, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường nên trong hoạt động ngân hàng cần có các biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ xấu, hạn chế chuyển nhóm nợ, nhằm giảm bớt gánh nặng trong khoản thu nhập trong tương lai của ngân hàng.

b) DNCV theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm của 2012 và 2013

Bảng 4.17: Dư nợ theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Nhìn chung dư nợ ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 có hướng phát triển tích cực, dư nợ của ngân hàng đạt 465.067 triệu đồng, tăng 58.094 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong hai quý đầu năm 2013,dư nợ đối với hoạt động chăn nuôi giảm do tình hình dịch bệnh có xu hướng tăng, trên

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện tam bình vĩnh long (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)