- Tăng cường thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, không cho gia hạn đối với những khách hàng không có lí do chính đáng để gia hạn, tránh những trường hợp một khách hàng được vay 2 lần khi chưa thanh toán nợ cũ.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời xử lý sai phạm nếu khách hàng không sử dụng vào mục đích kinh doanh, nhằm đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng.
- Công tác thu hồi nợ của Agribank Tam bình đã làm khá tốt dẫn đến nợ xấu có xu hướng giảm nhanh trong năm 2012, đặc biệt là nợ nhóm 5. Đây được xem là một thành công đáng khích lệ, cần phát huy hơn nữa.
- Tiến hành gia hạn nợ đối với những khách hàng nếu ngân hàng xét thấy các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được, hoặc khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời chưa đủ vốn và đang cần vốn thì ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng vay thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có đủ khả năng sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, nhưng số tiền khách hàng được vay phải không được vượt quá chu kỳ sản xuất của họ.
- Đối với cộng tác viên tín dụng ở các xã, thị trấn, ấp thì ngân hàng cần phối hợp và kiểm tra chặt chẻ hơn nữa, bên cạnh việc trích hoa hồng ngân hàng cần có những hướng dẫn cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình để họ tích cực hơn trong việc giúp đỡ cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ.
- Tuy nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm nhưng vẫn còn tồn động khá cao đặc biệt là nợ xấu đối với hoạt động thủy sản. Do đó ngân hàng cần tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của hoạt động này để có thể thu hồi lại vốn.
5.2.4. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng.
- Phân loại, xếp hạng nợ, xây dựng hệ thống kiểm soát nợ có tính chuyên nghiệp, theo dõi tính hình kinh doanh của bên đi vay và tiến độ thanh toán nợ, nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới và việc chuyển nhóm nợ, hạn chế phát triển các khoản nợ nhóm 5.
- Ngân hàng cần đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, tránh tập trung cho vay trong một lĩnh vực nào đó và tránh để dự nợ của một lĩnh vực nào đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, nếu không phân tán rủi ro thì lĩnh vực đó gặp khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng
- Cần thường xuyên phân loại khách hàng, bởi vì có đánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng trả nợ của họ. Vì vậy trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần chú ý vài điểm về khách hàng như:
+ Về uy tín khách hàng: Khi tiếp nhận hộ sơ vay vốn cán bộ tín dụng cần xem xét khách hàng có phải là khách hàng thân thuộc hay mới lần đầu quan hệ tín dụng, nếu là khách hàng thân thuộc thì họ có trả nợ đúng hạn hay không hoặc cán bộ tín dụng cần đánh giá qua hồ sơ quá khứ của họ, còn nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu thì cán bộ tín dụng cần làm đúng thủ tục thẩm định rồi mới quyết định cho vay. Vì trong quan hệ tín dụng uy tín là sự trung thực khi thực hiện vay nợ và sẳn sàng trả các khoản vay.
+ Năng lực vay nợ của khách hàng: Ngân hàng cũng nên xem xét và chắc chắn rằng khách hàng đang giao dịch có đủ thẩm quyền để yêu cầu một khoản vay và tư cách pháp lý, cũng như tư cách thể nhân để ký hợp đồng tín dụng nhằm tránh những rắc rối và tổn thất đáng kể cho ngân hàng. Trường hợp khách hàng bị vấn đề về tinh thần cũng cần phải có chứng minh của các cấp có thẩm quyền, cần xác nhận đúng đắn tư cách pháp nhân của khách hàng.
+ Cán bộ tín dụng cần quan tâm khi cho vay là vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào dự án dầu tư phải phù hợp với qui định của ngân hàng. Qua mức vốn tự có của khách hàng thì ngân hàng có khả năng đánh giá năng lực tài chính cũng như qui mô hoạt động của khách hàng.
+ Tăng cường công tác thẩm định tài sản thế chấp của khách hàng trước khi tiến hành phát vay, hạn chế nhận thế chấp tài sản là đất mồ. Tài sản thế chấp phải để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng cần phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách hàng nhằm đảm bảo tính hiệu lực khi cần thiết.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nhằm giúp cho các rủi ro của ngân hàng được xử lý nhanh chóng, đúng luật pháp góp phần làm cho hoạt động của ngân hàng được diễn ra liên tục.
- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm kịp thời ngăn chặn, sửa chửa những sai sót. Tăng cường nhân viên kiểm soát nội bộ về chuyên môn nghiệp vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ tự động.
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, mặc dù gặp không ít khó như: Biến động của nền kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại về vốn, thị trường hoạt động,... Nhưng Agribank huyện Tam Bình đã phấn đấu vươn lên đạt được những kết quả đáng kể trong nền kinh tế thị trường góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Về hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh của của Agribank huyện Tam Bình từ 2010- 6/2013 là tương đối tốt, đặc biệt từ năm 2012 ngân hàng đã có sự kết hợp khá tốt trong công tác tăng thu giảm chi làm cho lợi nhuận của ngân hàng khả thi. Vì vậy cần phải duy trì và phát huy nữa.
- Bên cạnh đó ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đối với HSX, làm cho DSCV và dư nợ tăng cao. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác tín dụng luôn được chú trọng; Đồng thời qua đó nâng cao vị thế của ngân hàng, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác.
- Tuy công tác thu nợ có tăng qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 nhưng chưa cao các khoản nợ nhóm 5 còn tồn tại khá cao.
- Về nợ xấu đối với HSX của ngân hàng có sự biến động nhưng có xu hướng giảm và đang nằm trong giới hạn cho phép của ngân hàng Nhà Nước, và được đánh giá là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt.
Tóm lại, trong tình hình kinh tế có nhiều biến động, hoạt động tín dụng của Agribank huyện Tam Bình đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trên địa bàn huyện nhằm tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh giúp nông dân tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống; góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế trên địa bàn nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ninh Kiều và cộng sự, 2005. Tiền tệ ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ
2. Nguyễn Đăng Dờn, 2005. Giáo trình tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê.
3. Thái Văn Đại, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách trường Đại học Cần Thơ
4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
5. Trần Tú Anh, 2006. Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại Agribank Sóc Trăng. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ
6. Trương Trần Minh Thi, 2007. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Agribank Long Châu tỉnh Vĩnh Long. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ