Khái quát tình hình hộ sản xuất trên địa bàn huyện Tam Bình

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện tam bình vĩnh long (Trang 31)

- Trên địa bàn huyện có tổng cộng 39.963 hộ trong đó HSX là 32.770 hộ chiếm gần 82%. Tính đến cuối năm 2012 thì trên địa bàn huyện chỉ có khoảng 13.985 HSX đến vay vốn của Agribank Tam Bình để trang trãi chi phí trong quá trình sản xuất và phục vụ cho tiêu dùng.

- Trong sản xuất các hộ chủ yếu sản xuất theo truyền thống, tập quán canh tác nên năng suất chưa cao. Bên cạnh đó trình độ học vấn của các hộ còn thấp nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn.

- Trung bình mỗi hộ có 4 lao động. Do lao động chính là các thành viên trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động có tham gia trực tiếp vào sản xuất nên nguồn lao động dồi dào góp phần vào phát triển kinh tế huyện.

- Do đặc thù sản xuất nông nghiệp nên thời hạn vay vốn là dưới 5 năm. Lượng vốn vay tập trung chủ yếu vào ngắn hạn chiếm trên 80%.

4.1.2. Tình hình sản xuất của hộ sản xuất trên địa bàn huyện * Cây màu:

- Diện tích màu xuống giống 6 tháng đầu năm 2013 được 4.323 ha đạt 96,06% kế hoạch, tăng 10,49% so cùng kỳ.

+ Màu ruộng xuống giống 1.545,3 ha, đạt 96,58% kế hoạch + Màu vườn xuống giống 2.777,7 ha, đạt 95,78% kế hoạch.

- Diện tích trồng nấm rơm thực hiện 450,3 ha, giảm 56,03% so cùng kỳ do thực hiện cơ giới hóa trong khâu thu hoạch (thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp) nên thu hoạch rơm rất hạn chế làm giảm diện tích trồng nấm rơm).

* Cây ăn trái:

- Triển khai thực hiện dự án “ phát triển cây ca cao giai đoạn 2011-2015” thực hiện năm 2013 cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện với quy mô 30 ha. Đến nay, có 5 xã đăng ký với quy mô 11,4 ha, tương đương 4.560 cây.

- Hiện nay diện tích trồng bưởi của huyện khoảng 1.652,6 ha, diện tích bưởi đang cho trái tương đương 1.133,47 ha. Cam sành có 231,12 ha tỷ lệ nhiễm bệnh vùng trồng cam sành, diện tích 7.310 ha ở huyện Tam Bình

- Thực hiện cải tạo vườn cây ăn trái kém hiệu quả được 284,15 ha, tăng 0,26% so với cùng kỳ.

* Trong trồng lúa:

- Theo kế hoạch vụ lúa Đông Xuân 2013 – 2014, huyện Tam Bình xuống giống 15.200 ha. Theo đó, khuyến cáo nông dân sử dụng 2 - 3 nhóm giống chủ lực gồm các giống như: OM 4900, OM 7347, OM 6976…và 3 - 4 nhóm giống triển vọng như: OM 6162, OM 4218, OM 6600…chiếm 90% diện tích trở lên.

- Thực hiện sản xuất nông nghiệp bền vững, đến thời điểm này có 100% diện tích áp dụng phương pháp “3 giảm, 3 tăng” (nghị quyết nêu 95%). Cơ giới hóa khâu làm đất 100% diện tích (nghị quyết nêu 99%). Trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện gồm có: 242 máy cày, 564 máy xới tay, 293 máy GĐLH, 14 máy sấy, 24 máy cắt xếp dãy, 265 phương tiện vận chuyển, 315 dụng cụ xạ hàng.

* Làng nghề: Toàn huyện Tam Bình hiện có 9 làng nghề được tỉnh công nhận gồm làng nghề bánh tráng giấy và 8 làng nghề đan thảm lục bình, tập trung ở các xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Hậu Lộc,... Các làng nghề này giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động nhàn rỗi với mức thu nhập trung bình từ 1,2 -1,5 triệu đồng/tháng. Đây là một lợi thế đối với địa phương trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt đối với việc thực hiện các tiêu chí như: Thu nhập bình quân đầu người, giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, nâng cao đời sống cho người dân,…

* Thủy sản

- Đầu tư vùng nuôi tập trung mô hình lươn thương phẩm các hộ nông dân đầu tư thêm vốn mở rộng quy mô từ 150 - 500m2/hồ nuôi/mô hình, góp phần xã hội hóa công tác giống, nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản.

- Thực hiện ước đạt 38.990 tỷ đồng đạt 67,81% (nghị quyết nêu 57,5 tỷ đồng) tăng 2,28% so cùng kỳ. Trong đó nuôi thâm canh cá tra 30 ha ở khu vực cồn Đông Hậu xã Ngãi Tứ, 12 ha nuôi ở xã Hòa Lộc.

* Trên lĩnh vực Chăn nuôi:

- Đàn heo: 75.230 con, đạt 98,99% kế hoạch, tăng 15,62% so cùng kỳ. - Đàn bò: 11.520 con, đạt 104,73 % kế hoạch, tăng 4,42% so cùng kỳ. - Đàn gia cầm: 1.625.000 con, đạt 90,28% kế hoạch, tăng 2,08% so với cùng kỳ.

- Tiêm phòng cúm gia cầm: Tiêm phòng được 278.937 liều = 190.927 con, đạt 13,46% kế hoạch.

+ Vịt: 236.668 liều = 140.359 con.

- Tiêm phòng gia súc: Lở mồm long móng heo 1.867 liều; Lở mồm long móng trâu, bò 1.796 liều; Dại chó 3.807 liều.

- Kiểm Dịch: Thực hiện kiểm dịch Heo 36.771 con; Vịt thịt 98.262 con; Trứng gia cầm 7.184.500 trứng. Kiểm soát giết mổ 6 tháng đầu năm thực hiện: heo 9.628 con; bò 343 con.

4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG

Do trong cho vay ngân hàng tập trung chủ yếu vào HSX nên đây là hoạt động tạo thu nhập chủ yếu trong tổng thu từ HĐTD của Agribank chi nhánh huyện Tam Bình. Với sự phát triển của địa phương như hiện nay thì cho vay đối với HSX trên địa bàn huyện sẽ có những ảnh hưởng như thế nào và trong quá trình hoạt động ngân hàng đã đạt được những thành tựu gì. Sau đây là tình hình chung về hoạt động cho vay đối với HSX của chi nhánh Agriank trên địa bàn huyện Tam Bình.

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012).

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Qua kết quả hoạt động cho vay đối với HSX tại Agribank huyện Tam Bình trong 3 năm (2010- 2012) cho thấy trong quá trình hoạt động ngân hàng tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí của mình trong phát triển nông nghiệp, trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho các hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện. Do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng Agribank Tam Bình nói riêng nên trong quá trình hoạt động ngân hàng đã gắn chặt nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của mình. Với những nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng đã đem lại kết quả tăng trưởng theo hướng tích cực, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của địa phương, tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận vốn để đầu tư và tái đầu tư phát triển SXKD, giảm dần

Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 471.440 529.295 612.039 57.855 12,27 82.744 15,63

Doanh số thu nợ 428.999 516.916 560.663 87.917 20,49 43.747 8,46

Dư nợ cho vay 369.986 382.365 433.741 12.379 3,35 51.376 13,44

khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Do ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay nên số lượt bà con nông dân có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng tăng lên từ 12.986 lượt năm 2010 lên 15.159 lượt năm 2012, điều này thể hiện thông qua DSCV đối với HSX liên tục tăng. Không chỉ thực hiện tốt công tác tìm kiếm khách hàng và cấp tín dụng cho người có nhu cầu vay vốn, công tác kiểm tra, thu hồi nợ cũng như thực hiện tương đối tốt DSTN liên tục tăng qua 3 năm. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của chu kỳ làm phát làm cho nợ xấu biến động mạnh năm 2011 sau đó giảm xuống và duy trì ở mức 3.231 triệu đồng năm 2012. Qua đó cho thấy các biện pháp xử lý nợ xấu được Agribank Tam Bình thực hiện một cách hiệu quả. Trong 3 năm dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng đạt mức 433.741 triệu đồng năm 2012, khoản dư nợ này mang lại thu nhập tương đối an toàn cho ngân hàng do nợ xấu này càng giảm.

Bảng 4.2: Kết quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank huyện Tam Bình qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Tam Bình qua các năm thì thời gian thuận lợi cho quá trình sản xuất chỉ bắt đầu vào cuối tháng 3. Do trong những tháng đầu năm với thời tiếtẩm lạnh và sương muối vào buổi sáng trong không thích hợp cho phát triển nông nghiệp, gây thiệt hại cho diện tích rau màu đã gieo xạ, đồng thời làm cho tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi có xu hướng tăng. Nắm bắt được tình hình sản xuất chung của huyện, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với HSX tương đối thấp so với những tháng cuối năm. So với những tháng đầu năm 2012 thì kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng tiếp tục duy trì và phát huy các mặt tích cực, DSCV đối với HSX tiếp tục phát triểnđáp ứng nhu cầu sản xuất trên địa bàn huyện phát triển nông nghiệp theo xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa, áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất theo mô hình tập trung. Song song với việc cho vay thì ngân hàng tiến hành tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn và thu hồi các khoản nợ xấu, hạn chế việc chuyển nhóm nợ góp phần đưa nợ xấu biến động theo chiều hướng giảm, tuy nợ xấu giảm nhưng con số 2.086 triệu đồng cho

Chênh lệch 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Năm Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền %

Doanh số cho vay 302.258 315.219 12.961 4,29

Doanh số thu nợ 277.650 283.893 6.243 2,25

Dư nợ cho vay 406.973 465.067 58.094 14,27

thấy nợ xấu còn tồn động khác cao, do đó ngân hàng cần có biện pháp thu hồi nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay. Tuy nợ xấu còn tồn động nhiều nhưng do đối tượng cho vay là HSX nên rủi ro cho vay không thể nào đánh giá chính xác; Do đó có thế nói đây là tín hiệu tốt trong hoạt động cho vay của ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2013, đồng thời mở ra con đường mới cho lợi nhuận của ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2013 do dư nợ của ngân hàng tăng cao trong khi nợ xấu giảm.

Để biết rõ hơn hoạt động cho vay của ngân hàng đối với HSX ta tiến hành phân tích số liệu cụ trong 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013.

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay đối với hộ sản xuất

Cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính của Agribank Tam Bình. Do đó trong quá trình hoạt động thì đồi hỏi ngân hàng phải có cơ cấu cho vay hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất của trên địa bàn. Vậy trong cơ cấu cho vay thì của chi nhánh Agribank Tam Bình tập trung cho vay đối tượng nào là chủ yếu, việc xác định cơ cấu cho vay như vậy được duy trì hay có sự điều chỉnh theo tình hình kinh tế của huyện. Sau đây là cơ cấu cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013.

Bảng 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay tại Agribank huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm 2013

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Với lợi thế của huyện là phát triển nông nghiệp nên các khoản vay chính trên địa bàn huyện chủ yếu là HSX. Việc nhu cầu của các khoản vay này cao nên đã đẩy tỷ trọng cho vay của ngân hàng đối với hoạt động này lên cao nhất trong DSCV. Qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng của chỉ tiêu này tuy có thay đổi nhưng vẫn chiếm trên 90% tổng DSCV của ngân hàng. Đây là khoản vay phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp nên làm cho DSCV của ngân hàng mang tính thời vụ và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên rủi ro của đối tượng này mang lại là rất cao. Do là yếu tố quyết định đến biến động của tổng DSCV nên ảnh hưởng của chỉ tiêu này tác động rất lớn đối với hoạt động của ngân hàng nên trong cho vay đối tượng này, ngân hàng luôn tìm ra các mặt tích cực và hạn chế nhằm đưa ra các giải

2010 2011 2012 6 tháng 2013 Năm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Hộ sản xuất 471.440 95,06 529.295 91,77 612.039 92,21 315.219 91,36 Khác 24.519 4,94 47.468 8,23 51.719 7,79 24.915 8,64 Tổng 495.959 100 576.763 100 663.758 100 345.042 100

pháp để tiếp tục duy trì và phát triển khoản vay. Từ đó khi phân tích DSCV đối với HSX trên địa bàn huyện chúng ta sẽ một phần nào thấy được tình hình cho vay chung của ngân hàng.

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Để duy trì và mở rộng hoạt động thì cho vay phải đảm bảo thu hồi được nợ. Do đó để cho vay có hiệu quả thì ngân hàng phải có sự am hiểu chu kỳ sản xuất trên địa bàn là dài hay ngắn; Từ đó ngân hàng tiến hàng phát vay cho phù, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất của các hộ sản xuất trên địa bàn. Bên cạnh đó thông qua hình thức cho vay này ngân hàng có thể xác định được yếu tố nào đạt ngân hàng vào trạng thái rủi ro, yếu tố nào đưa lợi nhuận lên cao. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng lợi nhuận. Cụ thể tình hình cho vay của ngân hàng theo thời hạn như sau:

a) DSCV theo thời hạn tín dụng qua 3 năm (2010- 2012)

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm (2010- 2012)

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Tuy tình hình kinh tế qua 3 năm (2010- 2012) diễn biến phức tạp nhưng DSCV đối với HSX có xu hướng ngày càng tăng và tăng mạnh trong năm 2012 đạt mức 612.039 triệu đồng tăng 82.744 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, các mô hình sản xuất tập trung có hiệu quả. Bên cạnh đó các giải pháp của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho SXKD phát huy tác dụng (nghị quyết 13) góp phần giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn trong sản xuất, gián tiếp thúc đẩy công tác thu mua nông sản ở nông thôn hoạt động trở lại, từ đó tạo thu nhập cải thiện đời sống người dân. Trên địa bàn huyện tình hình sản xuất có xu hướng mở rộng: Diện tích cây ăn trái phát triển về quy mô và chất lượng trong đó cam sành đã được đăng ký thương hiệu gắn liền với việc ra đời hợp tác xã cam sành, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tăng về số lượng và chất lượng,... do đó cần nguồn vốn lớn để tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất. Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 415.012 476.982 556.717 61.970 14,93 79.735 16,72 Trung dài hạn 56.428 52.313 55.322 (4.115) (7,29) 3.009 5,75 Tổng 471.440 529.295 612.039 57.855 12,27 82.744 15,63

Trong cho vay HSX thì cho vay ngắn hạn là chủ yếu chiếm trên 85% DSCV của ngân hàng, trong năm 2012 thì cho vay ngắn hạn tạo ra bước nhảy vượt góp phần đưa DSCV lên cao nhất trong 3 năm về chênh lệch và tốc độ tăng trưởng. Nguyên nhân do chu trình SXKD trong nông nghiệp ngắn, trong quá trình sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhiều bệnh mới xuất hiện chưa có thuốc đặc trị. Do đó để hạn chế rủi ro ngân hàng đã cân đối các khoản vay để đạt được hiệu quả tốt trong hoạt động kinh doanh. Tuy khoản vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong DSCV đối với HSX dưới 12% nhưng đã góp phần mang lại thu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện tam bình vĩnh long (Trang 31)