Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện tam bình vĩnh long (Trang 42)

Thông qua DSTN của ngân hàng ta có thể biết được việc ngân hàng phát vay có hiệu quả không. Trong cơ cấu cho vay thì ngân hàng tập trung cho vay HSX là chủ yếu chiếm trên 90% vậy trong công tác thu hồi nợ thì thu nợ từ đối tượng này là bao nhiêu phần trăm, có thật sự là khoản thu chính trong thu nhập của ngân hàng hay không. Ta tiến hành tìm hiểu cơ cấu thu nợ của ngân hàng qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.8: Cơ cấu doanh số thu nợ tại Agribank huyện Tam bình qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm 2013

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Song song với việc cho vay thì công tác thu hồi nợ của ngân hàng không kém phần quan trọng vì đây là một chỉ tiêu quan trọng để phản ánh hiệu quả HĐTD, đồng thời là nguồn tái đầu tư tín dụng để đảm bảo nguồn vốn hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Do trong cho vay tập

2010 2011 2012 6 tháng 2013 Năm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Hộ sản xuất 428.999 95,41 516.916 92,67 560.663 91,38 283.893 90,78 Khác 20.643 4,59 40.880 7,33 52.904 8,62 22.856 9,22 Tổng 449.642 100 557.796 100 613.567 100 312.735 100

trung chủ yếu vào HSX nên làm cho thu nợ đối với hoạt động này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nợ của ngân hàng. Tỷ trọng của khoản thu nợ này có sự biến động nhưng vẫn chiếm trên 90% tổng DSTN, trở thành yếu tố quyết định đến việc tăng hay giảm tổng DSTN của ngân hàng. Tuy là yếu tố quyết định đến DSTN của ngân hàng nhưng do đối tượng cho vay là HSX nên công tác thu hồi nợ tương đối khó khăn, do đó để có nguồn vốn xoay vòng thì vấn đề thu nợ đối với hoạt động này luôn đạt lên hàng đầu. Sau đây là tình hình thu nợ đối với HSX của ngân hàng.

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng.

Trong kinh doanh không phải cho vay càng nhiều là càng có hiệu quả, càng thu được nhiều lợi nhuận. Mà vấn đề quan trọng là có thu hồi được nợ đầy đủ cả vốn lẫn lãi hay không sau khi khoản tiền vay được giải ngân cho khách hàng? Đồng thời phản ánh việc phát vay của ngân hàng có phù hợp với chu kỳ sản xuất, có đem lại lợi nhuận cho ngân hàng không? Vì vậy, để thấy rõ được thực tế về tình hình tín dụng đối với HSX theo thời hạn tại Agribank Tam Bình, ta sẽ tiến hành nghiên cứu thêm tình hình thu nợ theo thời hạn qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng năm đầu năm 2013.

a) DSTN theo thời hạn tín dụng qua 3 năm (2010- 2012)

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm (2010- 2012) Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Nhìn chung DSTN đối với HSX qua 3 năm (2010- 2012) có xu hướng tăng, đặc biệt trong năm 2011 có chênh lệch tăng và có tốc độ tăng vuợt mức so với năm 2012/2011, việc thu nợ tăng cao góp phần làm tăng thu nhập từ HĐTD trong năm. Do trong những tháng đầu năm 2011 cho vay chủ yếu là ngắn hạn, tình hình sản xuất trên địa bàn huyện tương đối ổn định, các chính sách hỗ trợ của chính phủ trong hoạt động thủy sản đã vực dậy ngành thủy sản của địa phương góp phần đưa DSTN tăng cao.Tuy trong năm thu nợ có tăng nhưng tình hình nợ xấu tăng cao nhất trong 3 năm, cho thấy trong năm công tác thu nợ chưa thật sự phát huy hết tác dụng, công tác dự báo của ngân hàng đối với chu kỳ sản xuất còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó do trong sản xuất còn

Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 383.995 460.570 492.251 76.575 19,94 31.681 6,88 Trung dài hạn 45.004 56.346 68.412 11.342 25,20 12.066 21,41 Tổng 428.999 516.916 560.663 87.917 20,49 43.747 8,46

mang tính tự phát như: Tăng diện tích nuôi thủy sản, trồng ca cao xen dừa nhưng lại không có kĩ thuật chăm sóc, không có đầu ra nên đã đẩy nợ xấu trung dài hạn trong năm lên cao. Sang năm 2012, DSTN tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại. Sở dĩ DSTN tăng chậm do ảnh hưởng của những tháng cuối năm 2011, tình hình sản xuất trên địa bàn huyện mới bước vào ổn định, do cần nguồn vốn để tái sản xuất. Trong năm để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển các mô hình sản xuất trên địa bàn ngân hàng tăng các khoản cho vay trung dài hạn nên chưa đến hạn thu hồi nợ. Tuy tốc độ tăng của thu nợ có giảm nhưng so với năm 2011 thì công tác thu hồi nợ khá tốt, nợ xấu giảm mạnh góp phần đưa thu nhập cho hoạt động tín dụng của ngân hàng lên cao nhất trong năm.

Trong thu nợ đối với HSX thì thu nợ ngắn hạn là chủ yếu chiếm trên 85% trong cơ cấu thu nợ. Sở dĩ thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao do trong cho vay ngân hàng chỉ tập trung cho các khoản vay ngắn hạn nên thu nợ ngắn hạn là điều tất nhiên. Đây là khoản thu chủ yếu nên biến động của chỉ tiêu này quyết định đến biến động của tổng thu nợ đối với HSX. Trong 3 năm thì thu nợ ngắn hạn tăng mạnh năm 2011, đây cũng là nguyên nhân góp phần làm cho tốc độ tăng của thu nợ trong năm tăng cao. Tuy trong năm DSCV của ngân hàng tăng nhẹ nhưng do tình hình sản xuất trong những tháng đầu năm tương đối ổn định, các chính sách của chính phủ trong sản xuất nông nghiệp phát huy tác dụng như trợ giá lúa, hỗ trợ trong chăn nuôi,… Tiến hành rà soát và xử lý dịch bệnh trên địa bàn huyện nhằm hạn chế tổn thất cho người dân. Đối với thu nợ ngắn hạn thì công tác thu hồi nợ tương đối tốt; Tuy nợ xấu có sự biến động trong năm 2011 nhưng không cao, sau đó có xu hướng giảm. Từ đó cho thấy các khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng tương đối tốt, đem lại hiệu quả khá cao, không đem lại nhiều rủi ro.

Ta thấy thế mạnh của Agribank Tam Bình trong cho vay HSX không phải là những món vay trung dài hạn, nhưng các khoản vay này đã góp phần không nhỏ đến tăng DSTN qua 3 năm. Tuy thu nợ trung dài hạn có tăng nhưng đây là khoản thu mà có nợ xấu còn tồn động khá nhiều, Trong năm 2011 nợ xấu đối với trung dài đã góp phần làm cho nợ xấu HSX tăng cao nhất trong 3 năm. Nhưng với tình hình kinh tế biến động qua 3 năm (2010- 2012) thì công tác thu hồi nợ trung dài hạn đạt được thành tựu như vậy là khá ấn tượng. Cho thấy ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định và lựa chọn khách hàng. Qua đó cho thấy phương án cho vay của ngân hàng là rất xác thực nên đã đem lại lợi nhuận khá cao trong năm 2012.

b) DSTN theo thời hạn tín dụng đối với HSX 6 đầu năm 2012 và 2013

Bảng 4.10: Thu nợ theo thời hạn tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh và khí hậu trong những tháng đầu năm nên ngân hàng hạn chế trong cho vay kéo theo thu nợ tương đối thấp so với cả năm 2012. Trong những tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì được sự tăng trưởng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. So với 6 tháng 2012 thì DSTN tiếp tục tăngnhưng chỉ tăng trên dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu của khoản tăng này là do tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nên các khoản vay là ngắn hạn, sản xuất trên địa bàn huyện bước vào kỳ thu hoạch làm cho thu nhập của người dân tăng. Bên cạnh đó các HSX trên địa bàn huyện chủ yếu sản xuất nhỏ lẽ, sản xuất gia đình nên tâm lý kết thúc các khoản nợ của một số hộ trong năm cũ để chuẩn bị tiến hành hoạt động kinh doanh mới trong năm sau đã tạo điều kiện cho công tác thu nợ của ngân hàng tốt hơn.

Tuy xác định cho vay ngắn hạn là khoản thu chính trong cho vay của ngân hàng nhưng cũng không thể thay thế toàn bộ tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Đây là khoản cho vay nhằm chuyển đổi phương tiện, tăng diện tích cây lâu năm, duy trì hoạt động của các làng nghề,... Trong 6 tháng đầu năm 2013 các mô hình sản xuất tập trung có hiệu quả và đang nhân rộng ở các xã khác trên địa bàn huyện nên nhu cầu vay vốn trung dài hạn tiếp tục tăng. Do thời gian của những món vay là trên một năm nên chưa đến hạn thu hồi nợ nên chỉ tiến hành thu nợ đến hạn và nợ quá hạn của năm trước chuyển sang. Tuy thu nợ trung dài hạn trong nhưng tháng đầu năm giảm nhưng nợ xấu của ngân hàng đối với trung dài hạn không tăng. Qua đó cho thấy việc thu nợ của ngân hàng giảm không phải do công tác thu nợ yếu kém mà chủ yếu là do nợ chưa đến hạn thu hồi, hay chỉ quá hạn trong nhóm 1 và 2. Qua đó kết quả này có thể khẳng định rằng phương án cho vay của Agribank là có hiệu quả, nhất là trong công tác tìm kiếm và lựa chọn khách hàng cho vay, bám sát với tình hình kinh

Chênh lệch 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Năm Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Ngắn hạn 255.960 267.590 11.630 4,54 Trung dài hạn 21.690 16.303 (5.387) (24,84) Tổng cộng 277.650 283.893 6.243 2,25

tế trong và ngoài nước nhằm có sự điều chỉnh tỷ cho vay giữa ngắn hạn và trung dài hạn hợp lý trong từng giai đoạn.

Tóm lại, HĐTD là hoạt động mang lại 80- 90 % lợi nhuận cho các ngân hàng, nhưng phương án phải như thế nào để mang lại lợi nhuận tối ưu, quyết định kết quả ở công tác thu nợ, nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực, có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt trong khâu đầu tiên tiếp cận và phân tích thẩm định khách hàng. Đây là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất quyết định HĐTD có gặp phải rủi ro không. Trong lĩnh vực tín dụng thì công tác thu nợ cả gốc lẫn lãi đúng hạn là mục tiêu cần đạt được của cả hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank Tam Bình nói riêng, và tất nhiên Agribank Tam Bình đã làm được điều này, đây là kết quả của sự thận trọng trong công tác phân tích, kiểm tra và theo dõi tốt quá trình sử dụng vốn từ lúc khách hàng vay cho đến lúc khách hàng đã hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

4.2.2.2. Doanh s thu nợ theo mục đích sử dụng

Thông qua thu nợ của ngân hàng theo mục đích sử dụng, ta có thể thấy được thực trạng cho vay theo mục đích sử dụng đối với HSX có thực sự mang lại hiệu quả không. Từ đó có sự điều chỉnh trở lại cơ cấu cho vay nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.

a) DSTN theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 - 2012)

Bảng 4.11: Thu nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 -2012)

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Nhìn chung các chỉ tiêu trong thu nợ theo mục đích sử dụng vốn đều có xu hướng tăng, trong đó thu từ kinh doanh dịch vụ và kinh tế tổng hợp là chủ

Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 55.689 59.750 69.103 4.061 7,29 9.353 15,65 Chăn nuôi 40.735 46.034 52.839 5.299 13,01 6.805 14,78 Thủy sản 37.859 47.911 50.473 10.052 26,55 2.562 5,35 Kinh doanh dịch vụ 94.190 107.281 124.351 13.091 13,90 17.070 15,91 Kinh tế tổng hợp 188.841 237.102 242.485 48.261 25,56 5.383 2,27

Chuyển đổi phương

tiện sản xuất 750 1.578 1.959 828 110,40 381 24,14

Khác 10.935 17.260 19.453 6.325 57,84 2.193 12,71

yếu, đây là hai yếu tố này mang tính chất quyết định đến thu nợ qua 3 năm (2010- 2012). Tuy thu nợ đối với HSX có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không duy trì ổn định mà biến động giảm cụ thể như sau: Năm 2011 thu nợ tăng vượt, tốc độ tăng đạt 20,49% trong khi năm 2012 tốc độ tăng chỉ 8,46%. Vậy nguyên nhân nào làm cho tốc độ tăng của thu nợ theo mục đích sử dụng đối với HSX có sự chênh lệch như thế và ảnh hưởng bởi yếu tố nào:

Kinh tế tổng hợp, thủy sản, chuyển đổi phương tiện sản xuất và thu khác: Đây là những khoản thu có biến động tăng cao trong năm 2011, sau đó tốc độ tăng của những chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Trong đó giảm mạnh từ thu nợ kinh tế tổng hợp và thủy sản là chủ yếu. Nguyên nhân do trong những tháng đầu năm của 2011 nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, một số hàng nông sản sản xuất theo mô hình VietGrap có mặt tại siêu thị và được người dân ngày càng ưa chuộng. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ của chính phủ trong thủy sản góp phần tạo điều kiện cho người dân có vốn hoàn trả nợ ngân hàng. Nhưng bước sang năm 2012, do ảnh hưởng của những tháng cuối năm 2011 và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu làm cho tình hình sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nên làm cho các doanh nghiệp khó tiêu thụ hàng hoá, tồn kho và nợ động kéo dài nên hạn chế thu mua hàng, các làng nghề bị thiếu nguyên liệu sản xuất, phải tiến hành mua ở nơi khác làm cho chi phí sản xuất tăng đẩy thu nhập của người dân xuống thấp làm cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn. Bên cạnh đó do trong năm nhu cầu vốn nhằm để đáp ứng các mô hình sản xuất tập trung cao, nên cho vay trung dài hạn trong năm ngân hàng không thể thu hồi các khoản nợ này.

Kinh doanh dch vụ, trồng trọt, chăn nuôi: Các chỉ tiêu này có xu hướng tăng góp phần làm tăng DSTN của ngân hàng qua 3 năm. Trái với các khoản thu trên, các khoản thu này đã tạo nên sự đột phá trong công tác thu nợ của ngân hàng trong năm 2012. Sở dĩ thu nợ đối với các hoạt động này có tốc độ tăng như vậy là do trong cho vay ngoài việc phát triển các khoản vay mới, ngân hàng còn tích cực thu hồi nợ qua các năm, nhằm hạn chế phát sinh các khoản nợ quá hạn, người dân có ý thức hơn về tiêm phòng dịch bệnh trong chăn nuôi nên tổn thất do dịch bệnh gây ra tương đối thấp, và các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong chăn nuôi góp phần mang lại thu nhập tương đối cho người dân, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp, đưa cây màu trồng trên đất ruộng phá thế độc canh cây lúa, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Bên cạnh đó việc phát triển các mô hình kinh tế theo hướng tập trung đã gián tiếp cải thiện thu nhập đối với các hộ vay vốn kinh doanh dịch vụ tại các mô hình sản xuất, và các trung tâm thu mua nông sản trên địa bàn huyện

Tóm lại yếu tố quyết định chênh lệch của thu nợ chủ yếu do tăng từ hoạt động kinh tế tổng hợp chiếm 54,89% tổng tăng của thu nợ trong năm. Qua 3 năm tuy các chỉ tiêu thu nợ đều có xu hướng nhưng các khoản vay đều còn tồn động nợ xấu nhiều, đặc biệt là hoạt động thủy sản tồn động nợ xấu cao nhất qua 3 năm. Do đó ngân hàng cần chú ý hơn trong cho vay và công tác thu hồi nợ đối với hoạt động này.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện tam bình vĩnh long (Trang 42)